Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.02 KB, 105 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
========
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Ngọc Lân
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Vũ Lệ
Lớp : Công nghệ Môi Trường K48 – QN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

THIẾT KẾ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN QUẢNG NGÃI
Hà Nội, Tháng 6/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
----***---- -------------------


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên : Ngô Thị Vũ Lệ Số hiệu sinh viên: 20036219
Lớp : Công nghệ Môi Trường Khoá : 48
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường
Ngành: Công nghệ Môi Trường
1. Đầu đề thiết kế


Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng
Ngãi
2. Các số liệu ban đầu
Số liệu tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi, các thông số COD, BOD,
pH, SS, tổng Nitơ, tổng phốtpho.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
- Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn
- Hiện tr
ạng môi trường quá trình sản xuất tinh bột sắn
- Các phương pháp xử lý nước thải ngành tinh bột sắn
- Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước
- Tính toán chi phí xây dựng và vận hành hệ thống
4. Các bản vẽ (ghi rõ các loại bản vẽ và kích thước các loại bản vẽ):
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ công nghệ, các bản vẽ chi tiết thiết bị chính
- 5 bản vẽ A
3

5. Cán bộ hướng dẫn
PGS. TS Nguyễn Ngọc Lân
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
7. Ngày hoàn thành đồ án:
Ngày tháng năm 2008
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)


Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm 2008
Người duyệt
(Ký, ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Lân đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Viện Khoa Học Và Công
Nghệ Môi Trường đã cung cấp những kiến thức hết sức qúy báu trong thời gian
qua.
Ngoài ra em cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng kỹ thuật nhà máy chế
biến tinh bột sắn Quảng Ngãi đã giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập.
Bên cạnh đó em cũng gửi lời đến bạn bè gia đình đã giúp đỡ, động viên và
đóng góp ý kiến cho em rất nhiều trong quá trình làm đồ án.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, Ngày 16 tháng 07 năm 2005
Sinh Viên


Ngô Thị Vũ Lệ
















KÍ HIỆU VIẾT TẮT


BOD: Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầuọoxi sinh hoá, mg/l
COD: Chemical Oxygen Đeman – Nhu cầu ôxi hoá học, m/l
SS : Suspended Solid - Chất rắn lơ lửng, mg/l
DO : Dissolved Oxygen – Oxi hoà tan, mgO
2
/l
UASB: Upflow Anaerobic Susdge Blanket - Xử lý yếm khí ngược dòng có
lớp bùn lơ lửng
FAO: Tổ chức lương thực Thế giới
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TBS: Tinh bột sắn











Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 1 -



MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, môi trường
là vấn đề bất cập không chỉ riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Phát triển
kinh tế xã hội là nhu cầu của mỗi quốc gia nhưng cần phải có sự phát triển bề vững,
phát triển luôn cân bằng giữa ba yếu tố: Kinh tế - môi trường – xã hội.
Trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất n
ước, tinh bột sắn là một
ngành kinh tế đang được sự chú trọng và thu hút đầu tư của các nhà sản xuất và nền
công nghiệp này ngày càng phát triển. Đây cũng là ngành sản xuất sử dụng nước
tương đối lớn, nước thải từ quá trình chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm nguồn tiếp
nhận chất hữu cơ, dòng thải bị phân huỷ sinh ra mùi hôi thối và một số chất khí làm

nh hưởng đến môi trường không khí.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi đã tạo công ăn việc làm cho người
dân và đã góp phần vào việc đóng góp ngân sách nhà nước, nhà máy ngày càng
được mở rộng và công suất ngày càng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của
nhà máy kèm theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết, vấn đề môi trường của
nhà máy cần được quan tâm, trong đó nước thải là được nhà máy đặt lên hàng đầu.
Để

hạn chế những tác động đến con người và môi trường từ hoạt động của nhà
máy, đặc biệt là ô nhiễm nước thải gây ra. Việc thiết kế một hệ thống xử lý nước
thải phù hợp, xử lý hiệu quả và đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho nhà máy chế biến
tinh bột sắn Quảng Ngãi là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy đồ án tố
t
nghiệp em chọn đề tài: “Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy
chế biến tinh bột sắn Quãng Ngãi ”.













Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 2 -

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
TINH BỘT SẮN
I.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

I.1.1. Tình hình sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và khu vực Châu Á
Sắn được sử dụng khá phổ biến để sản xuất tinh bột, đây là nguồn nguyên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp dệt, thực phẩm, may mặc, bánh kẹo,
sản xuất lên men cồ
n, sản xuất acid hữu cơ,...
Sắn là loại cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Sắn có xuất xứ
từ Trung – Nam Mỹ. Sau đó phát triển sang Châu Phi, Châu Á, Cùng với sự phát
triển của nhiều ngành công nghiệp cây sắn ngày càng trở nên có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay sắn được trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng
18,96 triệu ha. Năm 2006 sản lượng sắ
n thế giới đạt 211,26 triệu tấn củ tươi, nhưng
đến năm 2007 sản lượng sắn trên thế giới đạt 226,34 triệu tấn. Như vậy, sản lượng
sắn thế giới tăng 15,08 triệu tấn [2].
Khi phân chia sản lượng sắn theo các lục địa, tổ chức lương thực thế giới (FAO)
ước tính sản lượng sắn ở Châu Phi năm 2000 là 92,7 triệu tấn tăng không đáng k

so với năm 1999, mặc dù ở Châu lục này sắn được trồng ở 39 quốc gia song có tới
70% sản lượng sắn được trồng ở Nigeria, công gô, Tanzania.
Khu vực Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê: Theo ước tính sản lượng sắn của
vùng chiếm 20% sản lượng sắn toàn cầu. Năm 2000 toàn khu vực có sản lượng sắn
32,1 triệu tấn, tăng 10% so với năm 1999 có được chủ yếu do sự mở rộng thêm diện
tích trồ
ng sắn và áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quá trình tưới tiêu. Trong đó phải
kể đến sự đóng góp không nhỏ của Brazil nước chiếm 70% tổng sản lượng sắn toàn
khu vực đã tăng thêm 12% tổng diện tích trồng sắn trong năm 2000. Giá sắn tăng
cao đã khuyến khích người dân sản xuất mở rộng qui mô và diện tích trồng sắn.
Sắn được trồng nhiều nhất tại Châu phi khoảng 11,82 triệu ha (chi
ếm 57% diện tích
sắn toàn cầu), tiếp theo là Châu Á 3,78 triệu ha (chiếm 25%), Châu Mỹ La Tinh 2,7
triệu ha (chiếm 18%). Nước có sản lượng sắn lớn nhất thế giới là Nigeria 45,72%

triệu tấn, tiếp theo là Thái Lan: 22,58 triệu tấn, Inđonesia: 19,92 triệu tấn. Nước có
năng suất cao nhất thế giới là Ấn Độ: 31,43 tấn củ/ha, tiếp theo là Thái Lan 21,09
tấn/ha, so với năng suất bình quân của thế giới là 12,15 tấn/ha [2]
Thái Lan là nước mà toàn bộ sắ
n thu hoạch đều được sử dụng trong công nghiệp
với các sản phẩm chính là sắn lát, sắn viên và tinh bột sắn. Trên 55% sản lượng sắn
của Thái Lan được sử dụng dưới dạng sắn lát phơi khô làm thức ăn cho.

Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 3 -

gia súc. Trong đó 99% trực tiếp được xuất khẩu sang châu Á, chỉ có 10% tiêu thụ
trong nội địa, mặc dù sản lượng sắn củ tươi chỉ chiếm khoảng 18 triệu tấn trên sản
lượng toàn cầu là 175 triệu tấn [1].
Bảng I.1. Bảng sản lượng sắn củ tươi năm 2001 trên thế giới [1].
STT Nước Sản lượng (Tấn/ha)
1 Nigeria 33854000
2 Brazil 24481356
3 Thái Lan 18283000
4 Congo 15959000
5 Indonesia 15800000
6 Ghana 7845440
7 Tanzania 5757968
8 Âna Độ 5800000
9 Mozambique 5361974
10 Trung Quốc 3750900

11 Các nước khác 38723751
12 Tổng cộng 175617389

Khả năng thu lợi cao từ việc xuất khẩu tinh bột sắn khiến các nước xuất khẩu
chủ yếu, sẽ thay đổi các giống sắn truyền thống bằng các giống sắn mới cho năng
suất cao, hàm lượng tinh bột lớn thích hợp với chế biến công nghiệp. Có như vậy
mới đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như ngoài nước đang gia tăng.
I.1.2. Tình hình sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam
Việt Nam hiện đang sản xuất hằng năm hơn 2 triệu tấn sắn củ tươi, đứng thứ 11
trên thế giới về sản lượng sắn, nhưng lại là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ ba
trên thế giới sau Thái Lan và Indonesia. Trong chiến lược toàn cầu cây sắn đang
được xem là một loại cây lương thực dễ
trồng, thích hợp với những vùng đất cằn
cỗi, đây cũng là cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh với nhiều loại
cây trồng khác.
Ở nước ta, cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng đóng vai trò là cây công
nghiệp. Sự hội nhập đang mở rộng thị trường sắn, tạo nên những cơ hội chế biến
tinh bột, tinh bột biến tính bằng hoá chất và Enzim, sản xu
ất sắn lát, sắn viên để
xuất khẩu và sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, trong sản xuất thức ăn gia súc
và làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần vào sự phát triển

Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 4 -

kinh tế của đất nước.

Tinh bột sắn ở Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có
triển vọng được chính phủ và các địa phương quan tâm. Hiện nay cả nước có 53 nhà
máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động và 7 nhà máy đang được xây dựng.
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam được thể hiện dưới bảng sau.
B
ảng I.2. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn Việt Nam [4].
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Diện tích
(1000ha)
227 235 250 337 372 384 426 475
Năng suất
(tấn/ha)
7,9 8,6 8,3 13,2 14,3 14,5 15,8 16,2
Sản lượng
(triệu tấn)
1,8 2,0 2,0 4,4 5,3 5,6 6,7 7,7

I.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN
I.2.1. Giới thiệu công nghệ sản xuất tinh bột sắn trên thế giới và Việt Nam
+ Sản xuất tinh bột sắn ở các hộ gia đình:
Công việc sản xuất hoàn toàn bằng các dụng cụ thủ công thô sơ. Trong sắn,
ngoài tinh bột còn có thành phần chất khô khác như: Chất xơ, chất hòa tan, chất tạo
màu...Vì vậy nhiệm vụ củ
a quá trình sản xuất tinh bột sắn là lấy tinh bột tới mức tối
đa bằng cách phá vỡ tế bào giải phóng tinh bột và tách tinh bột ra khỏi các chất hoà
tan cũng như các chất không hoà tan khác. Phương pháp thủ công này áp dụng ở
quy mô hộ gia đình, phương pháp này cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm
kém. Kỹ thuật sản xuất đơn giản và gián đoạn.
+ Sản xuất ở quy mô nhỏ bằng các thi
ết bị bán cơ giới:

Phương pháp này ưu việt hơn so với phương pháp thủ công. Ở phương pháp
này sử dụng máng lắng lớn nên khó đạt năng suất cao, kết hợp với công đoạn tách
xơ, đạm muối vô cơ ra khỏi tinh bột trên máng lắng nên chất lượng sản phẩm không
đạt hiệu quả, hiệu suất thu hồi tinh bột thấp, lao động vất vã khó đảm bảo vệ sinh
công nghiệp.
+ Sản xuất tinh bột sắn bằng phương pháp trích ly:
Đây là phương pháp dùng thiết bị ly tâm để thực hiện quá trình tách, phương
pháp này cho chất lượng sản phẩm cao, năng suất lớn, quá trình sản xuất được tự
động hoá, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Hiện nay phương pháp này được sử dụng ở

Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 5 -

nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam,...
 Giới thiệu các quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn của Thái Lan, Trung Quốc
và Việt Nam.
+ Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu tinh bột sắn. Do đó quy trình
công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở Thái Lan cũng rất phát triển, có rất nhiều công ty
s
ản xuất về công nghệ này (Hình I.1).
+ Trung Quốc không phải là nước trồng nhiều sắn, nhưng do nhu cầu sử dụng
tinh bột sắn ngày càng cao nhất là trong những năm gần đây. Do đó Trung Quốc
phải nhập các sản phẩm từ sắn, nhất là sắn lát khô, chính vì vậy nên công nghệ chế
biến tinh bột sắn ở Trung Quốc cũng phát triển. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn của
Trung Quốc (Hình I.2).

Đặc điểm của công nghệ chế biến tinh bột sắn Trung Quốc so với các công nghệ
khác là trong khâu tẩy trắng không dùng SO
2
( hoặc sử dụng với số lượng không
đáng kể).
I.2.1.1. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở Thái Lan.
Ưu điểm chính của công nghệ Thái Lan: Công đoạn trích ly chiết suất được thực
hiện qua nhiều giai đoạn, kết hợp với xử lý bột bằng SO
2
. Do đó quy trình công
nghệ của Thái Lan cho tỷ lệ thu hồi hồ tinh bột cao, lượng tinh bột tạo ra theo bã có
thể hạn chế tới mức thấp nhất.















Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551



- 6 -

Sắn củ
Băm nhỏ
Rửa củ
Bóc vỏ, tách tạp chất
Nghiền nhỏ
Trích ly, tách xơ
Phân ly
Ly tâm tách nước
Sấy khô
Sàng đóng bao
Sản phẩm
Bã sắn
Nén ép
Bã khô
Nước
Nước thải
Vỏ sắn, tạp chất
Khí thải
Khí nóng
Nước tuần hoàn
Nước sạch
Nước tái sử dụng
Hình I.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn kèm theo
dòng thải cuả Thái Lan [5]
H
2

SO
4










Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 7 -

I.2.1.2. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở Trung Quốc

Tách tạp chất
Bóc vỏ, rửa củ
Nghiền lần I
Sàng lọc
Tẩy trắng
Nghiền lần II
Trích ly (chiiết xuất)
Ly tâm tách nước
Sàng bột

Sấy khô
Đóng gói
Sản phẩm
Bã sắnÉp bã Bã khô
Nước thải
Tách tạp chất
Lò đốt lưu
huỳnh
Lưu huỳnh
Sắn củ tươi
Nước sạch
Sắn lát khô
Vỏ, tạp chất
Nước thải
Hình I.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn kèm theo dòng thải của
Trung Quốc [5]
SO
2



Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 8 -

I.2.1.3. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam
1. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở quy mô công nghiệp

Nhà máy sản xuất tinh bột sắn được sản xuất với công nghệ và thiết bị hiện đại
cho năng suất thu hồi tinh bột cao và định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu thấp.
Công nghệ sản xuất tinh bột sắn thường nhập từ nước ngoài. Một số nhà máy áp
dụ
ng công nghệ sản xuất tinh bột sắn ở Thái lan như: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn
Đaklak, Quảng Ngãi, Việt Nam tapioca (Tây ninh)…; Áp dụng công nghệ của
Trung Quốc như: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Thừa Thiên Huế …
2. Công nghệ sản xuất tinh bột sắn tại các làng nghề
Sản xuất tinh bột sắn bằng thủ công được thực hiện ở các công đoạn hết sức đơn
giản ch
ỉ cần phá vở cấu trúc tế bào và thu hồi tinh bột. Quy trình sản xuất gián đoạn
, thiết bị củ kỹ, lạc hậu, thô sơ không đồng bộ nên mức độ cơ giới hoá thấp. Vì vậy
hiệu quả thu hồi tinh bột không cao.
Sơ dồ quy trình công nghệ:

Hình I.3. Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn thủ công ở Việt Nam

Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 9 -

I.2.2. Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Quy trình sản xuất tinh bột sắn có thể được chia thành các công đoạn cơ bản sau:
1. Công đoạn rửa củ và bóc vỏ
Sắn củ tươi sau khi thu mua phải được chế biến ngay, sắn từ khi thu hoạch cho
đến khi chế biến khoảng hai ngày. sắn được đưa vào phểu phân phối nhằm cung cấp
cho dây chuyền sau một cách từ từ. Sắn đượ

c băng chuyền xích đưa vào thùng quay
hình trụ, nằm ngang. Tại đây dưới sự va đập của các củ sắn với nhau và củ sắn va
đập vào thành lồng, vỏ lụa, đất cát được loại bỏ, đồng thời nước được phun vào để
rửa củ. Công đoạn này càng làm sạch càng tốt để tránh ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
2. Công đoạn nghiền
Tại đ
ây sắn được chặt nhỏ và nghiền để phá vở cấu trúc tế bào nhằm giải phóng
tinh bột thành các hạt riêng biệt và không bị hư hại ra khỏi các thành phần không
tan khác. Quá trình nghiền càng mịn thì hiệu suất thu hồi tinh bột càng hiệu quả và
ngược lại. tuy nhiên cũng không nên nghiền quá mịn sẽ tốn năng lượng và chất xơ
trở nên quá mịn dẫn đến khó tách chúng ra khỏi tinh bột. Sắn củ tươi sau khi bóc vỏ
và rửa củ được băng chuyền đưa đến máy nghiền hoặc máy băm và mài có lắp các
răng cưa, tại đây sắn được làm tơi kết hợp với nước được bơm vào tạo thành hỗn
hợp bã - nước - bột, hỗn hợp này được đưa đến hồ chứa.
Sau khi nghiền hay mài củ sắn gồm các alkaloid, các cyanide được giải phóng.
Hydrogen cyanide có khả năng bay hơi ở nhiệt độ 27
o
C, phần còn lại nằm trong
khối bột nhão. Khi cấu trúc tế bào bị phá vở chúng phản ứng ngay với oxy ngoài
không khí tạo ra các hợp chất có màu và có khả năng bám chặc vào tinh bột làm
giảm chất lượng sản phẩm. Do vậy người ta thêm dung dịch NaSO
3
, H
2
SO
3
hoặc
sục khí SO
2

vào để khử các hợp chất màu nhờ vào thế khử của các hợp chất sunfua.
Ngoài ra SO
2
còn hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
3. Công đoạn tách chiết xuất
Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định tỷ lệ thu hồi và chất lượng của tinh
bột, công đoạn này thường được tiến hành qua nhiều công đoạn.
a. Công đoạn 1: Tách bã thô
Hỗn hợp bã - nước - bột từ bể chứa được bơm qua thiết bị tách bã thô. Đây là
thiế
t bị ly tâm kiểu nón đứng, hỗn hợp được tách làm hai phần.
+ Phần không bị lọt lưới gồm xơ lớn, mảnh vụn được tách riêng và thu gom vào
máng dẫn đưa đến hệ thống tách tinh bột tận dụng.


Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 10 -

+ Phần tinh bột tự do và xơ mịn lọt lỗ lưới qua ống dẫn vào thùng chứa sau đó
được tách dịch bào.
b. Công đoạn 2: Tách dịch bào
Đây là công đoạn nhằm tách dịch bào lẫn trong dịch sữa tinh bột, nhằm ngăn
chặn quá trình tạo màu và giữ được màu trắng tự nhiên của bột thành phẩm.
Để tách dịch bào người ta dùng máy ly tâm. Dịch sữa tinh bột sau khi tách bã
thô được bơm đến máy ly tâm, dị
ch tinh bột được phân riêng qua ống dẫn xuống

thùng chứa và bơm qua công đoạn tiếp theo.
c. Công đoạn 3: Tách bã mịn
Sau khi tách xác lần cuối dịch sữa bột chảy xuống thùng chứa và bơm đến thiết
bị tách bã mịn để tách dịch bã còn lại.
Lượng bã thô tinh và mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng dịch sữa thu
được ở đây có nồng độ tinh bột thấp
được bơm về công đoạn nghiền để làm nhỏ và
quay trở lại các thiết bị tách chiết suất để tận thu tinh bột.
Bã thu được từ công đoạn tách chiết suất có hàm lượng nước rất cao (70 – 75%)
và còn chứa 12 – 14% tinh bột. Do vậy phần lớn các nhà máy sản xuất tinh bột sắn
đều dùng bã sắn để sản xuất cồn hoặc làm thức ăn cho gia súc.
4. Ly tâm tách nước
Mục đích của công
đoạn này là tách bớt nước trong dịch sữa bột ra để giúp cho
công đoạn sấy khô được nhanh hơn. Phần nước dịch lọt qua vãi và lưới lọc của máy
ly tâm có hàm lượng tinh bột thấp và được đưa vào máy mài để thu hồi lượng tinh
bột và tiết kiệm được nguồn nước.Tinh bột thu được sau ly tâm có độ ẩm 31 – 34%.
5. Công đoạn sấy khô
Bột nhão ướt thu được ở công đoạn tách nước chuy
ển sang sấy nhanh theo
nguyên lý sấy phun, ở đây dưới tác dụng của dòng khí nóng với vận tốc 15 – 20 m/s
tinh bột sẽ được xé tơi và làm khô rất nhanh (2 – 3 giây), sấy ở nhiệt độ 45 – 50
o
C
do vậy tinh bột không bị hào hóa. Sau khi được làm khô tại đây hỗn hợp tinh bột và
khí nóng được đưa qua cyclone. Ở đây tinh bột được tách ra khỏi tác nhân sấy - khí
nóng.
6. Sàng, phân loại, đóng bao
Để nâng cao tính đồng nhất của sản phẩm, tinh bột thu được sau công đoạn sấy
được đưa vào sàng phân loại. Ở đây những hạt nhỏ mịn, đạt tiêu chuẩn được đưa tới

thùng chứa để đóng bao, nh
ững hạt to được đưa qua máy nghiền nhỏ, sau đó lại
được đưa quay trở lại sàng để phân loại tiếp.


Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 11 -

CHUƠNG II: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
TINH BỘT SẮN
Chất thải từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và ngành công
nghiệp sản xuất tinh bột sắn nói riêng luôn là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia,
không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, gây mất mỹ quan khu
vực xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng. Công
nghệ sản xuất tinh bột sắn làm phát sinh cả ba dạng chất thải: Khí thải, nước thải,
chất thải rắn.
II.1. KHÍ THẢI
Khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất tinh bột sắn không lớn. Tuy nhiên
cũng có thể kể đến các loại khí sau:
+ Trong sản xuất tinh bột sắn, hợp chất cyanegenic glucozit thuỷ phân giải
phóng HCN, đây là acid dễ bay hơi, chúng phát tán vào không khí gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người và gia súc.
+ Sản xu
ất tinh bột sắn ở quy mô công nghiệp thường có lò cấp nhiệt cho quá
trình sấy khô sản phẩm, quá trình chạy máy phát điện. Do vậy khí ô nhiễm có thể
phát sinh do quá trình đốt dầu, thành phần chính của các loại khí này: NO

2
, NO
x
,
SO
x
, bụi,...
+ Để tẩy trắng tinh bột ở qui mô sản xuất lớn có thể đốt lưu huỳnh tạo sunfua-
đioxit, quá trình này phát sinh SO
2
. Ngoài ra SO
2
còn phát sinh từ khu vực nghiền
bột trong trường hợp định lượng quá nhiều SO
2
vào dung dịch sữa bột.
+ Ô nhiễm khí còn phát sinh từ quá trình thuỷ phân các hợp chất hữu cơ trong bã
thải rắn hoặc trong nước thải từ các hồ sinh học như: H
2
S, NH
3
, Indol, xeton...Có
khả năng gây các bệnh về đường hô hấp, ung thư, nguy hiểm cho con người.
+ Không khí còn bị ô nhiễm bởi bụi của quá trình vận chuyển nguyên liệu về bãi
chứa của nhà máy, bụi trong quá trình sàng, sấy khô và đóng bao sản phẩm.
+ Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn từ các máy rữa, máy nghiền, máy ly tâm...
II.2. NƯỚC THẢI
II.2.1. Nguồn phát sinh và đặc trưng của nước thải sản xuất tinh bột sắn
Quá trình sản xuất tinh bột sắ
n là một quy trình công nghệ có nhu cầu sử



Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 12 -

dụng nước khá lớn khoảng 25 – 40 m
3
/tấn sản phẩm, tuỳ thuộc vào công nghệ khác
nhau. Lượng nước thải từ quá trình này chiếm 80 – 90% tổng lượng nước sử dụng.
Nước thải từ công đoạn rửa củ và tinh chế bột là hai nguồn gây ô nhiễm chính trong
công nghệ chế biến tinh bột sắn.
+ Nước thải từ công đoạn rửa củ và bóc vỏ chiếm khoảng 30% tổng lượng nước
sử dụng ch
ứa chủ yếu là: cát, sạn, hàm lượng hữu cơ không cao, pH ít biến động
khoảng 6,5 – 6,8.
+ Nước thải từ công đoạn tinh chế bột có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao
(COD: 10000 – 13000mg/l; BOD: 4000 – 9000mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng, cặn
khó chuyển hoá lớn (gồm xơ mịn, pectin và các cặn không tan khác), pH = 5,7 – 6;
lượng nước này chiếm khoảng 60%
+ Ngoài hai nguồn ô nhiễm trên còn có khoảng 10% nước thải từ quá trình rửa
sàng, thiết bị, nướ
c từ phòng thí nghiệm, từ sinh hoạt...Nước thải loại này có COD
khoảng 2000 – 2500 mg/l; BOD khoảng 400 – 500mg/l.
Bảng II.1. Đặc trưng nước thải sản xuất tinh bốt sắn [8].
Thành phần Rửa củ Nước thải tinh chế bột TCVN 5945-2005,B
pH 6,5 - 6,8 5,7- 6 5,5 - 9

COD(mg/l) 1500 - 2000 1000 - 15000 80
BOD(mg/l) 500 - 1000 4000 - 9000 50
SS(mg/l) 1150 - 2000 1360 - 5000 100
CN
-
(mg/l) 11 32 0,1

N
(mg/l)
122 - 270 30

P
(mg/l)
24 - 31 6

Nhận xét các chỉ tiêu nước thải như sau: Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải ở các công đoạn chính đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN5945 - 2005)
rất nhiều lần.
+ Nước thải rửa củ có pH gần như trung tính, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao từ
1150 – 2000 mg/l; BOD = 500 – 1000 mg/l; COD = 1500 – 2000. Vượt quá tiêu
chuẩn cho phép đối với SS gấp 15 lần; BOD gấp 20 lần; COD gấp 25 lần.
+ Nước thải tinh chế bột có pH = 5,7 - 6
SS = 1360 - 5000 mg/l (g
ấp khoảng 14 - 50lần so với TCCP);
BOD = 4000 – 9000 mg/l (gấp khoảng 87 lần so với TCCP);

Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551



- 13 -

COD = 10000 – 15000 mg/l (gấp 140 lần TCCP).
Với đặc trưng của nước thải sản xuất tinh bột sắn như trên cho thấy nếu nước thải
không được xử lý trước khi thải vào môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và tác động xấu tới sức khoẻ con người:
+ Nước thải chế biến tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm oxy
hoà tan trong nước, thúc đẩy quá trình phân hủy yếm khí các vi sinh v
ật trong nước
phát sinh mùi hôi thối ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường và gây
mất mỹ quan.
+ Bên cạnh đó, quá trình chuyển hoá tinh bột thành acid hữu cơ làm cho pH
trong nước thải giảm, pH thấp trong nước thải có tác dụng xấu tới các động vật thủy
sinh, đặc biệt các loài vốn ưa môi trường kiềm, làm chết tảo, cá di chuyển nơi sống,
làm chua đất.
+ Hàm lượng SS trong nước thải cao là nguyên nhân gây lắng đọng và thu h
ẹp
diện tích các mương dẫn và các dòng tiếp nhận nước thải.
Như vây có thể khẳng định trong chế biến tinh bột sắn nước thải là vấn đề đặc biệt
được quan tâm.
II.2.2. Hiện trạng xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn
Hiện nay vấn đề xử lý nước thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn được quan
tâm nhiều ở các làng nghề thủ công. Nước th
ải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn
nhất là tại các làng nghề cùng với nước thải sinh hoạt và chăn nuôi đã được xử lý
bằng hầm Biogas ở một số hộ gia đình. Tuy nhiên số hộ gia đình sử dụng phương
pháp này rất ít, chủ yếu nước thải vẫn thải thẳng ra mương dẫn chung mà không qua
bất kỳ quá trình xử lý sơ bộ nào, dẫn đến tình trạng ách tắc mươ
ng dẫn, gây mùi hôi

thối, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và gây mất mỹ quan.
Đối với các cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp: Tình trạng ô nhiễm môi trường
trong chế biến tinh bột sắn đang ở mức báo động, một số nhà máy đã có hệ thống
xử lý nhưng hoạt động không hiệu quả hay chưa có hệ thống xử lý. Các cơ sở sản
xuất mặ
c nhiên để nước thải chảy ra suối, hoặc xử lý sơ bộ bằng các ao hồ sinh học
nhưng phần lớn chỉ để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
II.3. CHẤT THẢI RẮN
II.3.1. Nguồn phát sinh và đặc trưng của chất thải rắn



Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 14 -

Trong sản xuất tinh bột sắn từ củ tươi, chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các
công đoạn rửa củ, bóc vỏ và các công đoạn lọc. Chất thải rắn từ khâu rửa củ bao
gồm đất, cát, lớp vỏ lụa và một phần thịt củ bị vỡ do va chạm mạnh hoặc do sắn
nguyên liệu bị dập, thối, lượng chất th
ải này chiếm khoảng 5% sắn nguyên liệu.
Trong công đoạn tách bã, phần còn lại là nguồn phát sinh chất thải rắn vô cùng lớn,
chiếm khoảng 40% sắn nguyên liệu [15]
Có thể mô tả cân bằng vật chất trong quá trình sản xuất tinh bột sắn như sau.















Hình II.1. Sơ đồ cân bằng vật chất trong quá trình sản xuất tinh bột sắn
[
15
]

Kết hợp cân bằng vật chất trên và số liệu thống kê với khoảng 60% sản lượng
sắn cả nước, 7700 triệu tấn (năm 2006) được làm nguyên liệu thì lượng tạp chất
chiếm 383 triệu tấn, lượng bã thải là 3218 triệu tấn, lượng tinh bột chiếm 3659 triệu
tấn
Bảng II.2. Thành phần trong bã thải rắn [5]








Thông số Bã rắn

pH
Hàm ẩm %
Chất khô %
Tinh bột %
6,5
80 – 90
11,1 – 15
5,09 – 7

Sắn củ triệu tấn
(100%)
Vỏ tạp chất
0,05 tấn (5%)
Nước thải từ
rửa củ 0,05 tấn
(5%)
Bột nghiền 0,95
tấn (95%)
Bã rắn 0,4 tấn
(40%)
Tinh bột 0,5 tấn
(50%)
Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 15 -

Từ bảng II.2 cho thấy bã sắn với hàm lượng tinh bột chiếm 5,09 – 7 % trọng lượng

bã, ước tính mỗi năm ngành sản xuất tinh bột từ củ sắn bị thất thoát khoảng 50,8 –
69,8 nghìn tấn bột sắn. Nếu không xử lý kịp thời các chất hữu cơ trong bã thải sẽ
phân hủy gây mùi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người. Ngoài ra hàm lượng nước trong bã cao, hàm lượng chấ
t khô thấp
gây khó khăn trong bảo quản và sử dụng bã thải.
II.3.2. Hiện trạng xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn cũng là mối quan tâm về vấn đề môi trường, trong ngành chế biến
tinh bột sắn không chỉ riêng tại các làng nghề mà ngay cả nhà máy trong nước và
trên thế giới.
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất tinh bột sắn gồm các loại sau:
+ Vỏ củ và tạp chấ
t (đất, đá.. ) ở công đoạn rửa củ và bóc vỏ.
+ Bả sắn từ công đoạn trích ly, chiết xuất.
+ Bùn từ công đoạn xử lý nước thải.
Đối với các nhà máy lớn thì vấn đề xử lý chất thải rắn tương đối thuận lợi do từ khi
hình thành nhà máy chất thải rắn đã có phương án xử lý. Vỏ cùi và các tạp chất ở
công đoạn rửa c
ủ, bóc vỏ được thiết kế khu chôn lấp riêng trong khuôn viên nhà
máy. Bã sắn từ công đoạn trích ly chiết suất hầu hết các nhà máy đều ký kết với các
cơ sở sản xuất thức ăn gia súc và hằng ngày bã sắn được chở đi liên tục, do đó giảm
đáng kể về môi trường.
Đối với các làng nghề, vấn đề xử lý bã thải gặp rất nhiều khó khăn. Mặt dù đã có
nh
ững biện pháp tích cực trong giải quyết vấn đề chất thải rắn nhưng ý thức của
người dân chưa cao dẫn đến ô nhiễm môi trường do bã thải là đáng kể. Bã thải chất
đống trên đường đi, thậm chí nhiều khi còn thải thẳng cùng với nước thải. Nếu
không được chuyển kịp thời, nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ lên cao các chất hữu
cơ trong nước thải bị phân hủy gây mùi khó ch
ịu, làm ô nhiễm môi trường không

khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Còn về mùa mưa, cùng với đất cát và
phương tiện giao thông bã thải góp phần làm cho đường xá lầy lội, gây khó khăn
trong việc đi lại và lưu thông hàng hoá. Sự yếu kém trong việc quy hoạch bãi chôn
lấp và ý thức của người dân còn làm mất mỹ quan làng xã bên cạnh những yếu kém
còn tồn tại, hiện nay tại một số làng nghề (Dương liễu) cũng có nh
ững hình thức xử
lý chất thải rắn khá hiệu quả: Bả sắn được sử dụng làm thức ăn trong chăn nuôi, vỏ
được tận dụng làm phân hữu cơ. Đây là cách tận dụng tốt nhất, vừa đảm bảo kinh tế
vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.


Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 16 -

II.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT
SẮN QUẢNG NGÃI
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Quãng Ngãi là một trong những cơ sở chế biến
tinh bột sắn qui mô lớn ở Miền Trung. Nhà máy từ khi xây dựng và hoạt động cho
đến nay đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giải quyết đầu ra của
cây sắn.
Công suất ban đầu của nhà máy là 50 tấn sản phẩm/ngày nh
ưng hiện nay nhà
máy đã hoạt động với công suất 200 tấn sản phẩm/ngày. Hoạt động của nhà máy đã
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi, tạo việc làm cho một bộ phận lao
động tại tỉnh và góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc...Bên cạnh những lợi ích về
kinh tế, xã hội do nhà máy mang lại thì hoạt động sản xuất của nhà máy cũng không

tránh khỏ
i gây ô nhiễm môi trường. Chất thải của nhà máy gồm các dạng: Chất thải
rắn; Nước thải: Khí thải. Những dạng chất thải này cần được qua tâm và có biện
pháp xử lý. Trong đó nước thải là vấn đề rất cấp thiết nhà máy cần phải có biện
pháp xử lý.
II.4.1. Khí thải
Khí thải của nhà máy tinh bột sắn phát sinh từ các nguồn:
+ Khí thải từ lò đốt dầu tạo khí nóng để sấy khô s
ản phẩm. Nhà máy dùng dầu FO
để đốt lò tạo không khí nóng cho quá trình sấy khô thành phẩm.
+ Bụi phát sinh cho hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy,
trong quá trình xe chạy và bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm cũng gây ô nhiễm bụi cho
khu vực xung quanh nhà máy.
+ Bụi phát sinh từ khu vực tập kết nguyên liệu và đóng bao thành phẩm lượng tinh
bột này thu lại để tái sử dụng.
+ Các khí phát sinh do quá trình phân huỷ sinh học từ các hồ sinh học, các chất
thải rắn thườ
ng chứa các thành phần H
2
S, CH
4
, mecaptan...Tạo mùi hôi thối khó
chịu. Tuy nhiên lượng khí thải này phát sinh không lớn và phạm vi ảnh hưởng hẹp.
II.4.2. Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau:
+ Vỏ củ và tạp chất (đất, cát...) ở công đoạn rửa và bóc vỏ, lượng chất thải này nhà
máy xử lý bằng chôn lấp.
+ Bã sắn từ công đoạn tách, trích ly chiết suất. Bã này dùng làm thức ăn gia súc,
hoặc phân bón hữu cơ vi sinh. Nhà máy ký kết bán bã sắ
n với một số công ty chế



Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 17 -

biến thức ăn cho gia súc.
+ Bùn từ công đoạn xử lý nước thải hiện nay chưa được xử lý, mà chủ yếu thải ra
suối gần nhà máy và nạo vét bỏ tại bờ các hồ sinh học.
II.4.3. Nước thải
Cùng với khí thải và chất thải rắn, nước thải là vấn đề cần xử lý quan trọng nhất
đối với nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi hiện nay.
Nhà máy s
ản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi có công suất 200 tấn sản phẩm/ ngày
theo công nghệ của Thái Lan. Đây là công nghệ có quy trình sử dụng nước khá hợp
lý.
Định mức vật tư, nhiên liệu sản xuất tinh bột sắn Quãng Ngãi được thể hiện
dưới bảng sau.
Bảng II.3. Định mức vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu (cho một tấn sản phẩm) [8].
Tên vật tư Đơn vị Định mức tiêu hao
Sắn củ tươi
Nước
Dầu FO
Điện
Bao bì

tấn

m
3
l
kw/h
cái
3,4 – 3,7
32
39
175
20

Với định mức 32m
3
nước/tấn sản phẩm, nước được sử dụng chủ yếu trong quá trình
phân ly tách dịch một phần lượng nước này được tái sử dụng cho công đoạn rửa củ,
bóc vỏ.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn kèm theo dòng thải thể hiện ở hình
II.2 [8].









Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551



- 18 -

Sắn củ tươi
Bóc vỏ, tách tạp chất
Rửa củ
Băm nhỏ và mài
Tách bã thô
Tách dịch bào
Tách bã tinh
Phân ly
Ly tâm tách nước
Sấy khô
Đóng bao
Sản phẩm
Nước thải rửa củ
Vỏ lụa, tạp chất
Bã tươi dùng làm
làm thức ăn cho
gia súc
Nước sạch
Nước thải
Hình II.2.Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn kèm theo dòng thải tại nhà máy
chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi




Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -

Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 19 -

Nước thải từ nhà máy được phân làm hai luồng: nước thải rửa củ và nước thải
tinh chế bột.
+ Nước rửa củ có COD khoảng 1500mg/l; SS khoảng 1200mg/l; BOD khoảng
800mg/l
+ Nước thải tinh chế bột có COD khoảng 10000mg/l; BOD khoảng 7000mg/l; SS
khoảng 3000 mg/l. Nói chung nước thải sản xuất tinh bột sắn có độ ô nhiễm cao
vượt quá TCCP. Vì vậy nhà máy chế bến tinh bột sắn cần thiết phải xử lý trước khi
thải ra ngu
ồn tiếp nhận.
 Nhìn chung hệ thống xử lý nước thải hiện tại của nhà máy chế biến tinh bột sắn
Quảng Ngãi không đạt hiệu quả trong quá trình xử lý. Công nghệ xử lý chưa phù
hợp, hệ thống xử lý không đáp ứng được khả năng xử lý của nước thải như hiện
nay. Do đó tình trạng ô nhiễm về môi trường tại khu vực nhà máy và các khu vực
xung quanh nhà máy rất nghiêm trọ
ng chủ yếu là do nguồn nước thải gây ra. Nên
vấn đề xử lý nước thải hiện nay của nhà máy rất cấp thiết.























Thiết kế hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột sắn Quảng Ngãi – Ngô Thị Vũ Lệ -
Lớp CNMT-K48.Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi Trường (INEST) ĐHBKHN -Tel(84.4) 8681686 – Fax(84.4) 8693551


- 20 -

CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG TRONG
NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN
III.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
III.1.1 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do bụi
a. Đối với ô nhiễm bụi tại công đoạn đóng bao thành phẩm
Công đoạn chứa bột thành phẩm từ silô chứa bột và bao bì sẽ được thực hiện với
các thiết bị có bố trí hệ thống chụ
p kín ngay tại đầu ống rút bột, tạo áp suất âm để
thu hồi bột tại thiết bị xử lý. Thiết bị xử lý được dùng hầu hết các nhà máy chế biến

tinh bột sắn là thiết bị lọc túi vải (được bố trí bên ngoài phòng đóng bao thành
phẩm).
Dòng khí chứa bụi bột khi đi qua thiết bị lọc bụi túi vải, bụi sẽ được giữ lại và
thu hồi để tái sử
dụng, không khí sạch được thải ra ngoài môi trường qua màng thải
trên cao của thiết bị.
Bụi bột chỉ giới hạn trong phòng đóng bao sản phẩm, nên không ảnh hưởng đến
môi trường không khí ở các khu vực lân cận. Bụi bột có khả năng thoát ra môi
trường bên ngoài chỉ xãy ra khi có người ra vào phòng. Do đó việc hạn chế ra vào
đối với những người không có nhiện vụ cũng là một biện pháp hạn chế ảnh hưởng
của nguồn ô nhiễm này.
b. Đối với ô nhiễm bụi do hoạt động giao thông và khu vực thu mua nguyên vật liệu
Bụi phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào nhà máy, bụi
từ các khu vực tập trung nguyên liệu và vận chuyển sản phẩm. Do đây là nguồn ô
nhiễm phân tán nên thường dùng biện pháp phun nước tại khu vực bãi nguyên liệu
và khu vực có hoạt động giao thông để khống chế nguồn ô nhiễm này.
III.1.2. Giảm thiểu ô nhiễ
m khí thải từ lò cấp nhiệt sấy tinh bột
Hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến tinh bột sắn dùng nhiên liệu dầu FO tạo
hơi nóng cấp nhiệt để sấy khô tinh bột. Khí thải từ quá trình đốt dầu phát sinh khí ô
nhiễm như bụi, SO
2
, NO
x
, ...Tuy nhiên biện pháp giảm thiểu hữu hiệu nhất có thể
giảm thiểu ô nhiễm khí độc là thay thế nhiên liệu này bằng các nhiên liệu sạch như
gas, năng lượng mặt trời ... Năng lượng này có thể thu hồi từ khí Biogas sinh ra
trong quá trình xử lý nước thải yếm khí thu hồi biogas.
III.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm mùi từ bãi chứa chất thải rắn và nước thải




×