Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng và giải pháp pháttriển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.74 KB, 27 trang )

Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành
công nghệ thông tin và sự ra đời của internet, thương mại điện tử cũng (TMĐT)
đã phát triển nhanh chúng trờn toàn thế giới. Tại các nước phát triển như
Canada, Mỹ, liên minh Châu Âu (EU), TMĐT đã phát triển mạnh mẽ và mang
lại nhiều lợi Ých cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. ở các nước này,
khách hàng sẽ không cần phải đến các cửa hàng bán lẻ để mua hàng hoá mà việc
mua bán có thể diễn ra ngay tại nhà. Bên chiếc máy vi tính nối mạng bạn có thể
tiến hành giao dịch với bất kỳ cửa hàng nào trên thế giới và bất kỳ thời gian nào.
Các cửa hàng trên mạng không bao giê đóng cửa và có thể đáp ứng tối đa nhu
cầu của bạn. Còn đối với các donh nghiệp, TMĐT giúp họ tiếp cận trực tiếp với
khách hàng trên toàn thế giới, mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu .... hơn thế
nữa, TMĐT còn là công cụ quan trọng giỳp cỏc nước đang triển từng bước rút
ngắn khoảng cách kinh tế với các nước phát triển.
Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta đã sớm nhậm thức được tầm quan trọng
của thương mại điện tử. Với chủ chương đi trước đón đầu (công nghiệp hoá gắn
với hiện đại hoá) TMĐT cũng đang từng bước được triển khai. Tuy đến nay,
mới chỉ có một số doanh nghiệp mạnh rạn đi đầu trong việc thành lập các cửa
hàng và siêu thị ảo, số còn lại còn chưa quan tâm hoặc mới chỉ dừng lại ở việc
thành lập các Website để quảng cáo về sản phẩm và thương hiệu. Với mục đích
đưa ra một cách nhìn tổng quát về sự phát triển của TMĐT giữa doanh nghiệp
và khách hàng, tôi chọn đề tài đề án môn học là: "Thực trạng và giải pháp phát
triển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam".
Nội dung đề án bao gồm ba chương:
Chương I. Tổng quan về thương mại điện tử B2C
Chương II. Thực trạng của thương mại điện tử B2C ở Việt Nam

Chương III. Giải pháp phát triển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam.

1



Để hoàn thành đề án này em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của
Ths. Trương Đức lực cùng sự giúp đỡ của một số bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn
đến thầy cựng cỏc bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

2


Chương I -Tổng quan về thương mại điện tử b2c
I. Thương mại điện tử là gì?
1. Khái niệm thương mại điện tử
TMĐT tiếng Anh là Electronic Commerce hay thường viết tắt là
eCommerce. Khi nói đến TMĐT là người ta hay nghĩ đến việc sử dụng internet
để giúp cho việc kinh doanh trên thực tế thỡ thỡ TMĐT có vai trò quan trọng
hơn nhiều.
Vậy chóng ta phải hiểu TMĐT như thế nào ?
Có một số ý kiến cho rằng TMĐT là mọi hình thức giao dịch được hỗ trợ
bằng phương tiện điện tử. Nói như vậy có nghĩa là tất cả mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp hiện nay đều là TMĐT vì đều sử dụng phương tiện điện
tử như: điện thoại, fax, ... mà phương tiện chủ yếu là mạng internet.
• Trên thực tế thì, thuật ngữ TMĐT chỉ được sử dụng khi có một số người
sử dụng việc mua bán hàng hoá qua mạng internet và dùng một loại tiền
đã được mó hoỏ để thanh toán. Vậy TMĐT chỉ có thể thực hiện được qua
mạng internet hay hệ thống máy tính được nối mạng. Các ứng dụng trên
mạng internet được chia làm 4 mức độ khác nhau:
• Brochureware: Quảng cáo trên internet, đưa thông tin lên mạng dưới một
website giới thiệu công ty, sản phẩm ... hầu hết các ứng dụng internet Việt
Nam đều ở dạng này;
• eCommere: TMĐT, là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa người mua và

người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoàn
toàn trên mạng;
• eBusiness: Kinh doanh điện tử, là các ứng dụng cho phép thực hiện giao
dịch giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và với khách hàng của
doanh nghiệp đó;
• eEterprise: Doanh nghiệp điện tử, đó là một số doanh nghiệp ứng dụng cả
B2C và B2B.
Vậy TMĐT và kinh doanh điện tử là hoàn toàn khác nhau, doanh nghiệp
Việt Nam nên bắt đầu từ B2C hay TMĐT. Trước tiên chúng ta cầm thiết lập

3


quan hệ với khách hàng trên mạng internet, bán hàng qua internet, hỗ trợ khách
hàng, quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng qua internet để từng bước tham gia vào
TMĐT.
2. Đặc điểm của thương mại điện tử
Giao dịch TMĐT được thực hiện trên cơ sở của giao dịch truyền thống, như
vậy giao dịch TMĐT có liên quan đến thương mại truyền thống. Khác với giao
dịch truyền thống được tiến hành trên giấy, qua phương tiện thông tin, bằng xe
tải máy bay hay các phương tiện khỏc. Cỏc giao dịch điện tử được tiến hành
trờn cỏc phương tiện điện tử mà chủ yếu là mạng internet.
Để tiến hành giao dịch TMĐT cần có một số chương trình mỏy tính cài đặt ở
điểm cuối của giao dịch hoặc quan hệ thương mại.
TMĐT là một hệ thống bao gồm nhiều giao dịch thương mại. Các giao dịch
này không chỉ tập trung vào việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ trực tiếp tạo ra thu
nhập cho doanh nghiệp, mà còn bao gồm các giao dịch hỗ trợ tạo ra lợi nhuận
như kích thích gợi mở nhu cầu đối với hàng hoá, dịch vụ, hỗ trợ chào bán tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin liên lạc giữa doanh nghiệp với khách
hàng.

Giao dịch TMĐT được xây dựng dựa trờn những ưu điểm và cấu trúc của
thương mại truyền thống, cùng với sự linh hoạt mềm dẻo của mạng điện tử. Từ
đó cho phép loại bỏ những trở ngại, những cản trở vật lý khi thực hiện giao dịch.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng được thực hiên 24/24 h và 7 ngày một tuần các đơn
đặt hàng đối với hàng hoá của doanh nghiệp cũng có thể được chấp nhận bất cứ
lúc nào, bất nơi đâu.
Hoạt động TMĐT được thực hiện trên cơ sở các nguồn thông tin dưới dạng
số hoá của mạng điện tử. Nó cho phép hình thành các cách thức kinh doanh mới.
Chẳng hạn Công ty thương mại Amazon.com kinh doanh rất nhiều mặt hàng
như đồ điện tử, băng đĩa nhạc ... và chủ yếu là các loại sách. Công ty có đặt trụ
sở tại Seattle, Washington nhưng không có bất kỳ một cửa hàng thực nào. Việc
bỏn sỏch của công ty thực hiên trực tiếp qua mạng internet, hoạt động cung ứng
được thực hiện trên cơ sở phối hợp trực tiếp giữa công ty và nhà suất bản, vì vậy

4


không cần bất kỳ một hình thức kiểm kê nào. Đây là một ví dụ cho mô hình kinh
doanh mới được thực hiện hoàn toàn dựa trờn ứng dụng của internet.
TMĐT phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công nghệ thông tin vì TMĐT
điện tử là hoạt động mua bán và trao đổi qua mạng internet vì vậy muốn thực
hiện giao dịch TMĐT trước hết phải có máy vi tính và các máy vi tính phải được
nối với nhau thông qua mạng viễn thông. Vì vậy CNTT là điều kiện quan trọng
trong phát triển TMĐT.
II. Thương mại điện tử B2C
1.Khái niệm thương mại điện tử B2C
Thuật ngữ TMĐT bao gồn tất cả các giao dịch tuyến còn B2C chỉ bao
gồm giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng bao gồm: bán hàng trực tuyến,
ngân hàng trực tuyến, đấu giá trực tuyến, du lịch trực tuyến. Nhưng hoạt động
chính quan trọng nhất vẫn là bán hàng trực tuyến đó là động bán hàng hoá của

các doanh nghiệp trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua mạng
internet.
Vậy bán hàng trực tuyến đã tạo ra một cách thức mới trong phân phối
hàng hoá của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bán hàng hoá một cách trực
tiếp cho khách hàng của mình mà không cần bất kỳ cửa hàng vật lý
nào( Amazon, một công ty bỏn sỏch trực tuyến, mở trang web từ năm 1995 và
nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ nổi tiếng trên khắp thế giới). Nhờ đó giảm bớt
chi phí tiờu thụ như chi phí cho các cửa hàng thực, các đại lý, tối thiểu hoá chi
phí bảo quản hàng tồn kho. TMĐT cũn giỳp cho khoảng cách giữa người sản
xuất và người tiêu dùng được thu hẹp, giúp họ có thể trao đổi trực tiếp với nhau.
Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nhỏ, các
doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận với người tiêu dùng toàn cầu thông qua mạng
internet. Do TMĐT cho phép khách hàng và doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với
nhau từ đó tạo điều kiện cho người sản xuất nắm bắt tốt hơn những thông tin từ
người tiêu dùng, để có những cải tiến và sửa đổi kịp thời, đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Người tiêu dùng thỡ cú thể đưa ra yêu cầu về sản phẩm trực tiếp với
nhà sản xuất. Hơn nữa công cụ tìm tin trực tuyến cũn giỳp khách hàng nhanh

5


chóng tìm được mặt hàng mong muốn và có được sự lùa chọn nhà cung cấp trên
phạm vi toàn cầu. Qua đó giúp họ tiết kiệm thời gian mua sắm để có nhiều thời
gian cho các hoạt động khác.
2. Giao dịch thương mại điện tử
2.1 Phân biệt các loại giao dịch trong thương mại điện tử
Giao dịch TMĐT gồm có 2 loại là TMĐT B2B (giao dịch giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp) và B2C.Vậy sự khác biệt giữa B2B và B2C là gì?
Thứ nhất, sự khác nhau về khách hàng, khách hàng của giao dịch B2B là các
công ty, còn khách hàng của B2C là các cá nhân. Xét về tổng thể thỡ cỏc giao

dịch B2B phức tạp và đòi hỏi tính an toàn cao hơn.
Thứ hai, vấn đề đàm phán, giao dịch
Việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) phải bao gồm cả các yếu tè như
đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng hoá và xác nhận quy cách, các đặc tính
kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết
phải bao gồm các yếu tè như vậy.
Thứ ba, Vấn đề tích hợp
Các công ty bán lẻ trong TMĐT B2C không phải tích hợp hệ thống với hệ
thống của khách hàng. Trái lại, các công ty bán hàng cho doanh nghiệp (B2B)
cần phải đảm bảo rằng các hệ thông của họ phải giao tiếp được với nhau mà
không cần sự can thiệp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thông
của công ty bán hàng và công ty mua hàng.
2.2 Sự khác nhau giữa giao dịch TMĐT và giao dịch truyền thống
Giao dịch TMĐT được hình thành dựa trờn giao dịch thương mại truyền
thống tuy nhiên giữa chúng lại có một số điểm khác nhau cơ bản. Để hiểu rõ sự
khác biệt này chúng ta hãy xem xét một chu trình mua một sản phẩm cụ thể ở
bảng sau:
1. Tìm kiếm thông tin về

Quảng cáo trên ti vi, báo

sản phẩm
2. Đưa ra yêu cầu mua

cáo, tờ rơi
Đến các cửa hàng và tạp

sản phẩm
3. Lập đơn đặt hàng


chí bán lẻ
Theo mẫu in sẵn

Trang web

Gửi thư điện tử
Thư điện tử, trang web
6


4. Kiểm tra hàng
5. Lập hoá đơn
6. Phân phối sản phẩm
7. Thanh toán

Trực tiếp
Theo mẫu in sẵn
Trực tiếp
Tiền mặt, thẻ tín dụng

Qua CSDL trực tuyến,
trang web
CSDL trực tuyến
Nhà vân chuyển, các
mạng thông tin
Thẻ khấu trừ, thẻ từ ..

Bảng 1: Phương thức cũ và mới thực hiện mua bán sản phẩm
Qua bảng 1 ta thấy mua hàng qua mạng và mua hàng truyền thống có nhiều
bước giống nhau nhưng cách thức mà thống tin được nhận và truyền tải lại khác

nhau. Từ đó nảy sinh ra những vấn đề mới trong giao dịch TMĐT như phương
tiện thanh toán, an toàn, bảo mật thông tin ....
3. Đặc điểm của một số sản phẩm bán qua mạng
Như phần trên đã phân tích thỡ bỏn hàng qua mạng và bán hàng tuyền thống
có những điểm khác nhau cơ bản về cách thức thực hiên giao dịch. Giao dịch
trên mạng có một số hạn chế so với giao dịch truyền thống nên không phải mọi
sản phẩm đều có thể bán được trên mangjmaf sản phẩm bán qua mạng phải đảm
bảo có một số yêu cầu sau:


Sản phẩm bán qua mạng phải có mức giá cạnh tranh. Mạng internet cho
phép khách hàng so sánh giá của những mặt hàng giống nhau, mặt hàng
có giá thấp sẽ bán chạy nhất. Ngoài ra giá của các cửa hàng được bỏn trờn
mạng thường cần phải thấp hơn giá trưng bày tại các cửa hàng để khuyến
khích khách hàng bỏ qua các mặc cảm thiếu tin tưởng vào cách thức bán
lẻ qua mạng do không được trực tiếp giao dịch cá nhân trước khi mua
hàng;



Yếu tố cảm quan, khách hàng muốn sê thấy sản phẩm, gửi thử hàng hoặc
nói chuyện với ai đấy trước khi mua hàng. Người bán cũng cần có nhiều
hàng bày ở các cửa hàng bán lẻ hoặc một số địa điểm trưng bày để khách
hàng cú sờ thấy mặt hàng trước khi chúng được bán qua mạng;



Sự đồng đều về sản phẩm, hàng hoá sản xuất hoặc chế tạo hàng loạt dễ
bán hơn so với những mặt hàng chế tạo bằng tay hoặc theo phương pháp


7


truyền thống. Do tính ổ định về các đặc điểm của chỳng,chi phớ sản xuất
xác định và thường đã được khách hàng biết đến;


Những hàng hoỏ bỏn theo phương thức này thường là những hàng hoá
không mang tính cấp thiết, không cần dùng ngay so với các mặt hàng mà
họ cần dùng ngay lập tức. Các nhà sản xuất có thể thể xây dựng kế hoạch
sản xuất, vận chuyển hoặc giao hàng theo đơn đặt hàng trên internet;



Do những yêu cầu trờn nên những sản phẩm bỏn trờn mạng phổ biến là:
đĩa CD, sách, dụng cụ nấu nướng, những vật dụng lưu niệm về thể thao),
phần mềm máy tính.... Trong đó đĩa CD vẫn là mặt hàng được mua phổ
biến nhất trên mạng trong 3 năm liên tiếp. Tuy nhiên, vào năm 2001, tỷ lệ
người sử dụng mua mặt hàng này giảm đi nếu so với năm trước đó. Việc
đặt vé máy bay đi du lịch chiếm 11% số người mua hàng trực tuyến.
Người Hàn Quốc và Mỹ mua quần áo nhiều nhất trên mạng, 25% số
người mua hàng trên mạng.

III. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển thương mại điện tử
1. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, với cơ sở hạ
tầng phát triển đã tạo điều kiện quan trọng để nước này nhanh chóng chuyển
sang TMĐT. Hiện nay Hoa Kỳ là nước đi tiên phong trong TMĐT. Tính tới
7/1997 số lĩnh vực kinh doanh của mỹ có sử dụng TMĐT đó nờn tới hàng nghìn,
cho đến năm 2002 doanh số TMĐT của Mỹ chiếm 50% doanh số TMĐT toàn

thế giới (chủ yếu là trong nội địa toàn nước Mỹ). Dự báo thị trường bán lẻ của
Mỹ năm 2004 sẽ đạt 65 tỉ USD và tăng trưởng 17% trong 5 năm tới đạt 117 tỉ
USD vào năm 2008. Để đạt được những thành công trên chính phủ Mỹ đã đưa
ra 5 nguyên tắc lớn để chỉ đạo việc áp dụng TMĐT là:


Internet phải là vũ đài do thị trường chi phối, trong đó khu vực tư nhân
giữ vai trò tiên phong;



Chính phủ cần chỏnh cỏc hạn chế không cần thiết đối với TMĐT;



Nếu chính phủ phải tham gia thì công việc của chính phủ là tạo môi
trường pháp lý giản dị nhất quán cho TMĐT mà không phải điều tiết nó;

8




Chính phủ công nhận các tính chất đặc thù của internet, mà không cho
rằng internet phải theo các khuôn khổ xác lập cho liên lạc, truyền thanh,
truyền hình;



TMĐT trên internet phải mang tính toàn cầu không phân biệt đối sử với

những người những quốc gia khác nhau.

2. Các nước ASEAN
Bắt đầu cú các hoạt động tập thể về TMĐT năm 1997, với cơ sở hạ tầng
CNTT, pháp lý yếu kém, sự dè dặt nhất định trước các rủi ro, tổn thất có thể xảy
ra. Khi buộc phải tham gia trong lúc môi trường thích hợp chưa được tạo dựng
và giữa các nước chưa có khả năng liờn thông, liờn tỏc. Bản các nguyên tắc chỉ
đạo của ASEAN cho thấy các đánh giá đúng mức của tổ chức này. Các nguyên
tắc chỉ đạo đó là:


Chính phủ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo môi trường cho sự phát
triển TMĐT;



Các doanh nghiệp chấp nhận và áp dụng TMĐT theo các cam kết trong
khu vực doanh nghiệp phải đảm bảo tính cạnh tranh;



Thiết lập một cơ sở hạ tầng CNTT dễ tiếp cận, chi phí thấp;



Đảm bảo ròng thông tin và tôn trọng sự tự định đoạt của từng cá nhân
song song với việc đảm bảo các nguyên tắc quốc gia về văn hoá xã hội và
sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia;




Thừa nhận bảo vệ sở hữu trí tuệ;



Tạo môi trường tại các quốc gia thành viên ASEAN nhằm đảm bảo an
ninh cho TMĐT, với khu vực tư nhân đi đầu về công nghệ, khuyến khích
sử dụng công nghệ chứng thực và mó hoỏ;



Tạo môi trường tin cậy cho và an toàn cho lưu thông dữ liệu xuyên biên
giới để giúp cho TMĐT quốc tế;



Hỗ trợ cho việc hình thành và áp dụng bộ mã thương mại thống nhất và
làm hài hoà các qui tắc và thủ tục trên bình diện quốc tế, có tính đến chính
sách quốc gia;

9




Chủ động tham gia phát triển hệ thống thanh toán điện tử phục vụ cho
TMĐT trong nước, trong khu vực và thế giới, các quốc gia phải đảm bảo
tính an toàn và đáng tin cậy của hệ thống này;




Liên tục kiểm nghiệm các phản ánh của TMĐT vào hệ thống thuế và hợp
tác chặt chẽ để đảm bảo tính toàn vẹn của của hệ thống thuế.

Tóm lại tuy mỗi nước có một cách tiếp cận TMĐT khác nhau song đều gồm
7 bước sau:
Hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo về TMĐT;


Phổ cập kiến thức về TMĐT tới các doanh nghiệp và từng cá nhân;



Xác định các cản trở hiện hữu trên đất nước mình, trong khu vực và thế
giới;



Xác định chiến lược từng bước tiếp cận TMĐT;



Các bước tiến hành gồm: xây dựng một chương trình tổng thể, xây dựng
chương trình hoạt động từng bước, triển khai thực hiện;



Hoạt động TMĐT chủ yếu do các doanh nghiệp tiến hành, chính phủ chỉ
tạo môi trường và xúc tiến;




Nhanh chóng đào tạo đội ngò nhân lực có khả năng.
Chương II - thực trạng của thương mại điện tử b2c ở
việt nam

I. Cơ sở cho phát triển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT ) gồm có hai phần là công nghệ
tính toán và tuyền thông. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT ) gồm có
hai phần là công nghệ tính toán và tuyền thông.
Đầu những năm 80 máy vi tính bắt đầu đầu được nhập khẩu vào Việt Nam,
mở đầu thời kì phát triển nhanh chóng của tin học ở nước ta. Đến năm 11/1997
nước ta chính thức nối mạng internet. Đến năm 1999 mới có khoảng 20.000 thuê
bao, sau đó số thuê bao liên tục tăng lên.

10


Các dịch vụ internet cũng được mở rộng, các báo điện tử xuất hiện ngày
càng nhiều, đầu tiên là báo tiếng nói Việt Nam và truyền hình Việt Nam. Các
dịch vụ internet xuất hiện ngày càng nhiều và một trong những ứng dụng quan
trọng nhất của internet đó là TMĐT.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy Việt Nam dù xuất phát
chậm song tiến rất nhanh và vượt nhiều nước trong khu vực. Tiến sĩ Trần Minh
Tiến, Viện trưởng Viện trưởng Viện chiến lược và CNTT (Bé BCVT) dẫn một
công trình nghiên cứu của viện nghiên cứu Harvard (Mỹ) cho thấy năm 2002,
Việt Nam đứng thứ 74/75 về trình độ CNTT, bị Indonesia và Philipines bá xa.
Tuy nhiên chỉ trong vòng một năm, trình độ CNTT của ta đã vươn lên hàng thứ
68/102 vượt hai nước nói trên. Theo mục tiêu chiến lược đến năm 2002, CNTT

&TT sẽ làm nòng cốt để Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước dẫn đầu
ASEAN về xã hội CNTT và ứng dụng CNTT & TT. Cụ thể là đến năm
2010,giao dịch TMĐT sẽ chiếm 25-30% tổng số các giao dịch của các ngành
kinh tế . Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành CNTT sẽ là 25-30% ,mật độ
điện thoại sẽ là 26-27 máy /100 dân (ở hai thành phố lớn la Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh sẽ đạt 35-40 mỏy/100 dõn). Mật độ bình quân thuê bao internet là
8,4 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng). Tỷ lệ dân số sử
dụng internet khoảng 40%, mật độ bình quân máy tính cá nhân ước tính đạt 10
mỏy/100 dõn, ...
2. Cơ sở nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Để mua bán trên mạng có thể thực hiện được, không chỉ cần đến cơ sở hạ
tầng công nghệ thông tin mà còn cần có đội ngò chuyên gia về tin học và cộng
đồng sử dụng internet (người tiêu dùng).
Đội ngò chuyên gia về tin học sẽ thiết kế các phần mền và quản lý cỏc kờnh
bán hàng trực tuyến. Trước năm 1980 nước ta chưa có khoa công nghệ thông tin
trong các trường đại học, chưa có một hệ thống đào tạo nào cho chuyên nghành
khoa học mới mẻ này. Sau năm 1980 nhiều trường đại học đã thành lập khoa
công nghệ thông tin. Số cử nhân công nghệ thông tin được đào tạo ngày càng
nhiều với chất lượng cao ở cả trong và ngoài nước. Các chuyên gia tin học của

11


nước ta chủ yếu là các chuyên gia phần mềm, nhưng chưa có đủ năng lực để xây
dựng các phần mềm có qui mô toàn cục (ở mức quốc gia và quốc tế);
Cộng đồng sử dụng internet: Trình độ phổ cập tin học ở nước ta ngày càng
tăng nên đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo số liệu thống kê, năm 1999 số
người sử dụng internet/ web trên 1000 dân là 0.02 (chỉ bằng 1/10 ở Brunõy), cả
nước chỉ có VDC là công ty duy nhất đầu vào mạng (IAP) và 4 nhà cung cấp
dịch vụ (ISD) kể cả VDC ( so với 16 ở Thái Lan và 120 ở Philipin). Nhưng chỉ

sau 5 năm con số này đã tăng nên đáng kể, năm 2003 số người sử dụng internet
là 0.2%, trình độ phổ cập về tin học cũng tăng lên đáng kể.
3. Cơ sở kinh tế và pháp lý
Về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn còn chưa phát triển. Thu nhập quốc
dân bình quân đầu người chỉ đạt 450 USD/ năm, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế ở mức
7%, tỉ lệ thất nghiệp khoảng 7%. Với dân số 80 triệu đây thực sự là một thị
trường lớn, song phần lớn dân cư sống ở nông thôn nơi mà cơ sở hạ tầng còn
chưa phát triển, thu nhập trung bình của dân cư còn ở mức thấp. Người
daannoong thôn chưa có điều kiện để tiếp cận với TMĐT. Chỉ có một bộ phận
nhỏ dân cư thành thị nơi có cơ sở hạ tầng CNTT tương đối phát triển và thu
nhập của người dân tương đối cao (đặc biệt là ở khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh). Đây cũng là những nơi mà các sàn giao dịch TMĐT và của hàng trực
tuyến đã hình thành và đi vào hoạt động như sàn giao dịch TMĐT Hà Nội
(Ecommerce), Vnemart, siêu thị VDC.....Thờm vào đó là môi trường pháp lý
của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, dự thảo luật giao dịch điện tử còn đang được
Bộ thương mại soạn thảo để trình Chính phủ phê duyệt vào năm 2005. Mặc dù,
bộ luật thương mại năm 1997 qui định hợp đồng thương mại có thể dưới dạng
“nói, viết hoặc hành vi cụ thể”, bộ luật cũng qui định “điện tín, điện báo, fax,
email và các hình thức liên lạc điện tử khác được coi là dưới dạng văn bản”. Văn
bản pháp luật này đã thừa nhận tính chất pháp lý của văn bản điện tử song đến
nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào qui định về chữ ký điện tử, giao dịch
điện tử và chứng thực điện tử ... Đây là rào cản rất lớn đối với sự phát triển của
TMĐT ở Việt Nam. Vỡ cỏc doanh nghiệp ở trong và ngoài nước khó có thể

12


tham gia TMĐT khi chưa được đảm bảo rằng hệ thống pháp luật Việt Nam hỗ
trợ và công nhận hoạt động kinh doanh ứng dụng CNTT. Thêm vào đó là môi
trường pháp lý của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, dự thảo luật giao dịch điện tử

còn đang được Bộ thương mại soạn thảo để trình Chính phủ phê duyệt vào năm
2005. Mặc dù, bộ luật thương mại năm 1997 qui định hợp đồng thương mại có
thể dưới dạng “nói, viết hoặc hành vi cụ thể”, bộ luật cũng qui định “điện tín,
điện báo, fax, email và các hình thức liên lạc điện tử khác được coi là dưới dạng
văn bản”. Văn bản pháp luật này đã thừa nhận tính chất pháp lý của văn bản
điện tử song đến nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào qui định về chữ ký
điện tử, giao dịch điện tử và chứng thực điện tử ... Đây là rào cản rất lớn đối với
sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam. Vì các doanh nghiệp ở trong và ngoài
nước khó có thể tham gia TMĐT khi chưa được đảm bảo rằng hệ thống pháp
luật Việt Nam hỗ trợ và công nhận hoạt động kinh doanh ứng dụng CNTT.
4. Các hoạt động liên quan
Từ cuối năm 1997 cùng với sự xuất hiện của internet, TMĐT cũng bắt
đầu được biết đến nhưng còn rất xa lạ ở Việt Nam. Sau khi ra nhập ASEAN
(10/97) và APEC (14/11/98), Việt Nam đã tham gia hội nghị ASEAN về
TMĐT, sau đó tham gia vào chương trình hành động về TMĐT của Apec. Đến
cuối năm 1998 một số tổ chức chuyên trách về TMĐT được thành lập như Ban
TMĐT thuộc Bộ thương mại ( thành lập 12/1998), mở cỏc lớp tập huấn về
TMĐT cho các doanh nghiệp . Sau một số siêu thị, cửa hàng trực tuyến và các
sàn giao dịch điện tử cũng nhanh chóng xuất hiện và đi vào hoạt động như siêu
thị VDC, sàn giao dịch Vnemart....

II. Quá trình triển khai thương mại điện tử B2C ở Việt Nam
1. Một số doanh nghiệp đã áp dụng TMĐT ở Việt Nam hiện nay
TMĐT đã khởi động được hơn 5 năm ở Việt Nam, nhưng có thể nói hiện
nay TMĐT ở Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. ở Việt Nam hiện nay
mới chỉ có 2% doanh nghiệp có Website, 8% doanh nghiệp bắt đầu sử dụng

13



internet, 90% doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc(1). Người tiêu dùng đã biết đến
phương thức bán hàng này song còn chưa mấy quan tâm do chưa hiểu rõ về cách
thức giao dịch và những lợi Ých mà TMĐT mang lại. Nhận thức được lợi Ých
to lớn của TMĐT một số doanh nghiệp mạnh rạn đi đầu và đã bước đầu thu
được một số thành công là:
1.1 Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC)
Vào thời điểm cuối năm 2001, công ty điện toán và truyền số liệu -VDC đã
cho

ra

đời

web

site

bỏn

sỏch

qua

mạng



địa

chỉ




Website này đã thu được một số thành công
bước đầu. Với nhiều đơn hàng có giá trị (300-500 USD) đã được phục vụ theo
đúng nhu cầu. Mới đây VDC tiếp tục cho ra dịch vụ cung cấp hàng tiêu dùng
qua mạng hay còn gọi là VDC siêu thị với tên miền là />hay đây có thể coi là một trung tâm TMĐT trên
mạng với qui mô lớn từ trước tới nay. Hàng hoá bao gồn rất nhiều loại từ nhiều
hãng có tên tuổi ở Việt Nam và trên thế giới như: LG, Samsung, Electrolux,
Phillips, Kodak,Vinamilk... Hàng hoỏ bỏn trờn mạng được chia ra làm 4 loại
hàng chính:
- Thực phẩm - đồ uống: bao gồm sữa, trà...
- Rượu: rượu mạnh, rượu vang
- Đồ dùng cá nhân: mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm...
- Đồ điện tử gia dông: tivi, tủ lạnh, máy giặt....
Siờu thị VDC có thể thu được một số thành công đáng kể trên là do hàng
được bỏn trờn siêu thị giá thấp hơn bán tại cửa hàng thực và hàng được chuyển
đến tậm nhà, có nhiều phương thức thanh toán linh hoạt cho khách hàng lùa
chọn: thanh toán bằng tiền mặt chuyển khoản, chuyển tiền qua bưu điện. Điều
này rất phù hợp với những người thường xuyên phải đi công tác xa hoặc xa quê
muốn gửi quà cho người thân. Cách thức mua hàng cũng rất thuận lợi. Trên mỗi
sản phẩm đều có ảnh và mô tả chi tiết về tính năng, công dụng, tiêu chuẩn kỹ
Http://www.Vnexpress.com.vn/
Tin nhanh ViÖt Nam, ngµy 23/7/2004
(1)

14


thuật, hướng dẫn sử dụng kèm theo giá cả. Sau khi xem xét mọi thông tin, khách

hàng đồng ý mua sản phẩm, có thể kích chuột vào nót chọn mua. Sau đó sẽ có
hướng dẫn cụ thể trong quá trình mua hàng.
Với những lợi Ých mà siêu thị VDC mang lại cho khách hàng, VDC siêu
thị đã thực sự trở thành chiếc cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng
trên toàn quốc và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị thường thế
giới.
1.2 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngày 26/3/2003, Vietcombank đã khai trương “Vietcombank Cyber Bill
Payment”(V-CBP). Dịch vụ này cho phép khách hàng thực hiện nhiều giao dịch
như: chuyển tiền thanh toán cước điện thoại, điện, nước, internet, bảo hiểm...
Hệ thống thanh toán của Vietcombank được kết nối trực tuyến với hệ
thống của nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi thực hiện giao
dịch trực tuyến an toàn, chính xác. Hơn nữa khi sử dụng người tiêu dùng không
phải trả phí giao dịch và đăng ký sử dụng. Hiện nay đó cú khoảng 10000 chủ tài
khoản đã tham gia dịch vụ internet-branking.
1.3 Sự xuất hiện của một số sàn giao dịch điện tử.
Cùng với sự xuất hiện của một số siêu thị và cửa hàng điện tử là các sàn giao
dịch TMĐT như Vnemart, Ecommerce (sàn giao dịch TMĐT Hà Nội)...
Các sàn giao dịch TMĐT ra đời tuy muộn mằn so với thế giới nhưng đã mở
ra cơ hội giao thương lớn cho doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá,
tìm kiếm đối tác và bạn hàng trên thị trường thế giới. Với vai trò là cầu nối giao
thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và thị trường nước ngoài, sàn giao dịch
thương mại Việt Nam có 5 chức năng chính là:
-

Trung tâm tuyên truyền giới thiệu, quảng bá hàng hoá, dịch vụ Việt Nam
với

-


các đối tác và bạn hàng quốc tế;

Trung tâm giao dịch thương mại, thông qua sàn giao dịch các doanh
nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, bạn hàng, và tiến hành đàm phán hợp đồng
thương mại;

15


Trung tõm thụng tin h tr doanh nghip, vi 40.000 trang ti liu v th

-

trng, phỏp lut v tp quỏn thng mi, cỏc doanh nghip s c tip cn
vi ngun thụng tin phong phú;
Trung tõm h tr doanh nghip, thụng qua cỏc sn giao dch, cỏc doanh

-

nghip s c cung cp thụng tin v cỏc vn bn chớnh sỏch, cỏc quy nh
v tp quỏn thng mi quc t, t vn cho cỏc doanh nghip tham gia vo
TMT;
Din m cho cỏc doanh nghip, sn giao dch l din m cho cỏc doanh

-

nghip cú iu kin trao i, hc hi kinh nghim, hi ỏp nhng vn
quan tõm.
Trong giai on th nghim bt u t thỏng 4/2003, sn giao dch s h tr
giao dch, m phỏn kớ hp ng thc hin giao dch trc tuyn (B2B), tin hnh

tuyờn truyn qung bỏ rng rói trong v ngoi nc, nõng cp c s h tng k
thut. Trong giai on tip theo khi cỏc iu kin ó tng i hon thin, sn
giao dch s tip tc m rng quy mụ, s lng doanh nghip thnh vin, sn
phm dch, phỏt trin mụ hỡnh B2Cvaf một chu trỡnh TMT hon trnh Vit
Nam.
2. H thng mua bỏn hng trờn mng Vneshop
H thng Vneshop c thit k v xõy dng theo mụ hỡnh B2C, mụ hỡnh
thng c xõy dựng trong cỏc siờu th cỏc site bỏn l hng. Vic xõy dng h
thng bao gm cỏc cụng vic: xõy dng h thng thc hin vic ng ký, gii
thiu, qung bỏ loi sn phm ca doanh nghip, qun lý kinh doanh hng hoỏ
v thc hin mua bỏn sn phm hng hoỏ.
Máy tính khách

Tìm kiếm
chọn
hàngmua
hàng hỏi
thông tin

Máy tính chủ của doanh
nghiệp (siêu thị)

Trao đổi thêm
thông tin khác

Thông báo về
thanh toán giao
hàng...

Đơn hàng

yêu cầu,
dữ liệu

Máy chủ tại trung
tâm thông tin
Bộ thơng mại

Thông
tin xác
nhận
đơn
hàng
cách
thức
giao
hàng

16


Hình 2 Mô hình hệ thống bán hàng qua mạng
Đây là một mô hình hệ thống được lùa chọn. Theo thiết kế, trung tâm thông
tin Bộ thương mại sẽ đóng vai trò trung tâm giao dịch. Tại đây sẽ xây dựng một
website mua bán hàng hoỏ. Cỏc siêu thị sẽ cung cấp thông tin về danh mục mặt
hàng và về doanh nghiệp. Thông qua website khách hàng có thể tìm kiếm đặt,
chọn hàng,đặt mua hàng,... Các thông tin này sẽ được kiểm tra và xây dựng
thành các đơn hàng và được chuyển về các siêu thị tương ứng. Khi nhận được
đơn hàng các chủ siêu thị sẽ kiểm tra và gửi thông tin xác nhận đơn hàng cùng
phương thức thanh toán và giao hàng. Trong công việc thanh toán, người sử
dụng có thể sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua ngân hàng.

Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt khách hàng có thể thanh toán tại nhà
hoặc một văn phòng đại diện.Trong trường hợp thanh toán qua ngân hàng hệ
thống sẽ liên kết đến hệ thống thanh toán qua ngân hàng công thương Việt Nam.
Mô hình này giúp cho nhiều doanh nghiệp có thể tham gia vào hệ thống
TMĐT với chi phí thấp. Khi mét doanh nghiệp muốn đăng ký chỉ cần thông qua
trang web của Bộ thương mại. Đối với doanh nghiệp vừa và nhá có thể cập nhật
thong tin thông qua thư điện tử hay kết nối modem qua đường điện thoại thông
thường. Đối với người sử dụng đây là mô hình giao dịch một cửa, mô hình giúp
người sủ dụng có nhiều thông tin so sánh, lùa chọn, đặt hàng tại nhiều công ty
trong cùng một giao dịch, điều này rất thuận tiện cho khách hàng khi hàng hoá
của nhiều doanh nghiệp (khách hàng không phải thực hiện riêng từng giao dịch,
lập đơn hàng thanh toán với từng doanh nghiệp).

17


III. Những cản trở trên con đường phát triển thương mại điện tử ở Việt
Nam
1.Cơ sở hạ tầng
Như đã nói ở phần trên, cơ sở hạ tầng cho hoạt động TMĐT nói chung và
bán hàng trực tuyến nói riêng ở Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu. Do
thiếu vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT và cũng do đó cước phí truy
cập internet (20 đồng/ phút) cũn khá cao so với các nước khác trong khu vực
(gấp 3 lần) và cao hơn nhiều thu nhập của dân chúng
2. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Mặc dù trình độ tin học của Việt Nam đó cú những bước phát triển nhanh
chóng, nhiều chuyên gia tin học đã được đào tạo có trình độ cao nhưng nhìn
chung số chuyên gia được đào tạo cao thiếu so với nhu cầu. Cộng đồng sử dụng
internet còn khiêm tốn nên chưa thể phát triển rộng rãi mạng lưới bán lẻ qua
mạng.

3. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện pháp lệnh TMĐT và
giao dịch điện tử còn đang trong quá trình soạn thảo. Chưa có một văn bản pháp
lý nào công nhận chữ ký điện tử, chứng thực điện tử .... Chưa có hành lang pháp
lý điều trỉnh hoạt động TMĐT khi có mâu thuẫn phát sinh.
4. Phương tiện thanh toán
Phương tiện thanh toán trong các giao dịch TMĐT điện tử ở Việt Nam hiện
nay chủ yếu là thẻ tín dụng, tiền mặt. Những phương tiện thanh toán thường chỉ
được dùng trong thị trường bán lẻ hàng hoá thông thường. Con các phương tiện
thanh toán điện tử như thẻ ghi nợ, thẻ khấu trừ ... còn chưa được sử dông.
5.Thị trường bán lẻ còn khiêm tốn
Bán lẻ trong TMĐT ở Việt Nam cũn khỏ khiêm tốn và chỉ có ở một số
thành phố lớn là Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Nguyên nhân là do trình độ tin học trong dân cư còn thấp, Ýt có cơ hội tiếp cận
với phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy vi tính và thãi quen tiêu dùng. Người

18


dân đã quen với việc đến các cửa hàng các siêu thị để mua sắm hàng hoá, họ coi
đó là một thãi quen và cũng là một hình thức giải trí.

Chương III - giải pháp phát triển thương mại điện tử B2C ở Việt Nam
Có thể nói TMĐT là con dao hai lưỡi đối với các nước đang phát triển: nếu
được triển khai ở giai đoạn đầu với sự tham gia đông đảo của cộng đồng kinh
doanh , TMĐT có thể thúc đẩy sự phát triển chung, thậm chí đối với cả những
doanh nghiệp không liên quan trực tiếp đến TMĐT. Mặt khác nếu tham gia

19



muộn với quy mô hẹp sẽ có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế, khi đó thị
trường thế giới đã bị các nước khác chiếm giữ.
Đảng và Chính Phủ Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT
đối với sự phát triển của đất nước.Với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế, Việt
Nam đang nghiên cứu để chuẩn bị trống đỡ những thách thức mới, Chính Phủ
Việt Nam cho rằng đến năm 2005, mọi yếu tố về luật pháp và cơ sở hạ tầng sẽ
cần phải sẵn sàng để tiến hành TMĐT. Như đã giải thích ở trên, thời điểm đó có
thể là quá muộn vì nhiều nước trong khu vực đã tiến hành TMĐT sớm hơn. Trên
thực tế, người ta chẳng cần có một luật lệ nào để bắt đầu TMĐT, chúng ta chỉ
cần điều chỉnh một số quy định hiện hành để gỡ bỏ một vài cản trở lớn trong
ngành ngân hàng và bưu điện, cần đưa ra một số luật lệ để hỗ trợ. Vì vậy trách
nhiệm phát triển TMĐT không chỉ thuộc về nhà nước mà cũn cũn cần đến sự nỗ
lực của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp và nhà nước cần phải làm gì để đẩy
nhanh tốc độ phát triển của TMĐT.
1. Doanh nghiệp cần phải chủ động trong phát triển thương mại trực
tuyến
TMĐT tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, thiết lập
được một kênh phân phối mới hiệu quả và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.Vỡ vậy
doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội chuẩn bị cho mình
nhưng điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường này ngay khi có cơ hội.
Kinh nghiệm của một số nước đi trước đã cho thấy các doanh nghiệp có thể triển
khai hoạt động TMĐT ngay cả khi các qui định về luật pháp chưa hoàn trỉnh.
Kinh nghiện ở Đức đã cho thấy điều đó, một công ty sử dụng cách đặt hàng qua
thư được thành lập vào những năm 20, công ty bán hàng hoá qua catalog. Việc
giao hàng được tiến hành qua bưu điện với phương thức “giao hàng khi nhận
tiền mặt” (cash on delivery). Từ giữa những năm 60, công ty bắt đầu chấp nhận
hình thức đặt hàng qua điện thoại. Bắt đầu từ khi catalog của công ty được đưa
lên CD-ROM, cho đến nay, mọi hoạt động bán hàng của công ty đều dược thực
hiện qua mạng. Người mua và người bán không bao giê gặp nhau. Chào hàng

,đặt hàng ,giao hàng và thanh toán đều được thực hiện từ xa.

20


TMĐT với công ty vào cuối năm 1995 khi họ được đưa catalog lên internet.
Ngay sau đó công ty đã có thể nhận đơn hàng qua email hoặc đặt hàng và thanh
toán trực tuyến qua web. Như vậy, việc áp dụng TMĐT tương đương với việc
đưa ra một kênh liên lạc mới : Chào hàng thông qua web, đặt hàng qua web
hoặc email, cung cấp thông tin về thẻ tín dụng qua web.
Mãi tới tháng 7/97, luật về chữ kí điện tử ở Đức mới được thông qua và cho
tới nay vẫn chưa có văn bản pháp luật rõ ràng về việc mó hoỏ thông tin được
ban hành ở Đức.
Vì bán hàng qua mạng hoàn toàn khác với bán hàn truyền thống doanh
nghiệp không phải thông qua các đại lý mà trực tiếp bán hàng tới người tiêu
dùng. Để làm được việc đó trước hết doanh nghiệp cần làm gì?
1.1 Tăng cường khả năng công ngệ thông tin
Bán hàng qua mạng là một kênh phân phối mới cao cấp nó đòi hỏi một đội
ngò nhân lực phù hợp. Doanh nghiệp nờn cú thờm bộ phận chuyên trách quản lý
vấn đề này (phòng bán hàng qua mạng thuộc phòng bán hàng), nhân viên của
phòng này phải là những người am hiểu về internet và phương thức bán hàng
qua mạng . Cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp cũng cần được nâng cấp để
đáp ứng yêu cầu mới.
1.2 Cải tiến bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý thông thương không thích hợp với doanh nghiệp khi
tham gia TMĐT. TMĐT đặt ra một yêu cầu rất cao về tốc độ xử lý đơn đặt
hàng, giao hàng, dịch vụ hậu mãi. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần có
một số vị trí nhân sự mới và cơ cấu tổ chức mới phân biệt rõ ràng phục vụ cho
kênh bán hàng.
1.3 Thay đổi văn hoá doanh nghiệp

Chỉ những công ty trú trọng vào dịch vụ khách hàng mới có thể thành công
trong TMĐT. Chuyển trọng tâm sang khách hàng yêu cầu những thay đổi đáng
kể về văn hoá của doanh nghiệp nhất là đối với những doanh nghiệp mang tính
chuyên môn hơn là dịch vụ. Nhòng tập quán mới được xây dựng thống qua một
hệ thống thưởng phạt hơn là động viên chung chung.

21


2.Tăng cường vai trò của nhà nước
Trong trường hợp cần có sự tham gia của nhà nước thì vai trò của nhà nước
là:
2.1 Giúp doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của internet và bán
hàng qua mạng
TMĐT đang phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới và gặt hái được
nhiều thành công lớn. Các cửa hàng, siêu thị trực tuyến đang dần thay thế các
cửa hàng thực đó là một xu hướng tất yếu trong tương lai. Trong khi đó ở Việt
Nam , các doanh nghiệp của ta còn chưa mấy quan tâm tới kênh phân phối mới
này, cho rằng đấy là kênh phân phối của xã hội hiện đại, xã hội mạng chứ không
phải của Việt Nam. Vì vậy chính phủ cần phải có các biện pháp để giỳp cỏc
doanh nghiệp hiểu rõ hơn về TMĐT, phương thức bán hàng qua mạng. Thông
qua các buổi hội thảo, các cuộc nói chuyện ... về TMĐT về khả năng áp dụng
TMĐT ở Việt Nam mà trước hết là việc tổ chức cỏc kênh bán hàng trực tuyến sẽ
giỳp cỏc doanh nghiệp hiểu bán hàng qua mạng không phỉ là kênh phân phối
của riêng các nước phát triển hay của các doanh nghiệp lớn. Mà bán hàng qua
mạng tạo nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ hoàn toàn có thể đưa hàng nên mạng chào bán, qua đó doanh nghiệp có
thể mở rộng thị trường, củng cố thương hiệu, cạnh tranh bình đẳng với các công
ty lớn. Và trong tương lai không xa chắc chắn bán lẻ qua mạng sẽ là một kênh
phân phối chính của các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh kênh phân phối

truyền thống.
2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào thương mại
điện tử
Trong giai đoạn Việt Nam bắt đầu bước vào TMĐT chính phủ cần có các
biện pháp
*Khuyến kích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia TMĐT
Giảm cước phí internet truy cập internet cho các doanh nghiệp khi bắt đầu tham
gia TMĐT, lập ra các tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp về vấn đề TMĐT.

22


* Chớnh phủ các nước cần phải trỏnh cỏc hạn chế không cần thiết đối với
thương mại điện tử
Các bên tham gia TMĐT cần phải thông qua internet mà đạt được các thoả
thuận pháp lý về mua bán sản phẩm, dịch vụ mà sự can thiệt của chính phủ là tối
thiểu. Chính phủ các nước nên tránh áp đặt các qui định mới không cần thiết và
các thủ tục quan liêu hoặc thuế suất với giao dịch qua mạng internet. Hiểu được
sự cần thiết phải khởi động TMĐT ở Việt Nam.
Hiểu rằng không cần thiết phải điều tiết tất cả mọi thứ trước khi TMĐT có
thể được tiến hành. Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, TMĐT ra đời trước
khi bất cứ đạo luật liên quan nào được ban hành. Chính phủ không nên can thiệp
quỏ sõu vào hoạt động TMĐT, mà chỉ cần gỡ bỏ một số cản trở nhỏ trong ngân
hàng, bưu điện là có thể tiến hành TMĐT.
4. Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin
Cần khẩn trương kiện toàn và thống nhất hệ thống chỉ đạo triển khai các
trương trình, đề án ứng dụng phát triển CNTT- Viễn thông, đảm bảo nội dung và
phương pháp tiến hành, sự hài hoà giữa liên kết và kinh phí.
Nghiên cứu và đề xuất cơ chế cụ thể liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu
khoa học, cơ quan đào tạo với doanh nghiệp CNTT-Viễn thụngvà quản lý nhà

nước giúp ngành CNTT có khả năng phát triển nhanh, bền vững.
Bộ giáo dục và đào tạo liên kết với các tỉnh, thành phố lớn triển khai trương
trình đào tạo đón đầu về nguồn nhân lực CNTT. Đảm bảo sẵn sàng về số lượng
và chất lượng, cần liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài để có thể nhanh
chóng tiếp cận với nền kinh tế số hoá và TMĐT. Cùng với việc năng cao trình
độ tin học cần tiến hành chương trình đào tạo tiếng Anh, kiến thức thương mại
và giao dịch cho ngành CNTT-Viễn thông Việt Nam và cán bộ quản lý trong
các doanh nghiệp.
5. Nhanh chóng ban hành pháp lệnh về thương mại điện tử
Pháp lệnh TMĐT là cơ sở quan trọng, làm cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt
động liên quan đến TMĐT ở Việt Nam. Theo Nghị quyết số 12/2002/ QHH về
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiện kỳ năm 2002-2007 và

23


chỉ thị của Quốc hội về việc giao cho Bộ thương mại làm đầu mối xây dựng
pháp lệnh TMĐT, tháng 3/2002 Bộ thương mại đã quyết định thành lập Ban
soạn thảo dự án pháp lệnh về TMĐT để xây dựng và từng bước trình Chính Phủ
phê duyệt văn bản pháp lý quan trọng này.
Trong giai đoạn hiện nay với ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của TMĐT nếu sớm được ban hành sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia vào hình thức kinh doanh này. Còn khi pháp lệnh này
chưa hoàn thiện một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã mạnh rạn đi đầu trong
lĩnh vực bán lẻ trên mạng như VDC, song nếu lúc này có tranh chấp xảy ra thì
chua có cơ sở pháp luật nào để giải quyết. Pháp lệnh TMĐT ban hành sẽ tạo cơ
sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp, giúp doanh nghiệp và người tiêu
dùng yên tâm hơn khí tham gia TMĐT ( tiến hành mua bán qua mạng). Pháp
lệnh TMĐT ra đời thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với phát triển TMĐT,
tuy nhiên trong qua trình làm luật khó có thể tránh được cú cỏc thiếu sót do đây

là một vấn đề mới nhiều khía cạnh mà các nước trên thế giới vẫn đang nghiên
cứu tìm hiểu,do đó chúng ta cần phải có thời gian để hoàn thiện dần dần.
Vì internet là một không gian thị trường toàn cầu nên khuôn khổ pháp lý cho
hoạt động của nó phải có tính nhất quán trên thị trường toàn cầu. Do đó khi tiến
hành xây dựng hành lang pháp lý cho cho hoạt động TMĐT cần tham khảo các
quy định về TMĐT trên thế giới và các quốc gia khác. Pháp lệnh TMĐT cần
phải tạo môi trường pháp lý đơn giản nhất quán, tối thiểu các cản trở cho việc
tham gia TMĐT của các doanh nghiệp. Đảm bảo cạnh tranh, bảo vệ sở hữu trí
tuệ và bí mật riờng tư, ngăn ngõa gian lận, nâng cao tính công khai. Chính phủ
các nước cần phải thừa nhận các đặc thù của internet, tạo lập những qui định cho
sự phát triển của nó.

Kết luận

24


TMĐT đang là một chủ đề mới được nhiều người quan tâm, song vẫn còn
tương đối xa lạ với doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Bỏn hàng trên
mạng internet dường như còn chưa dành được sự quan tâm xứng đáng của
doanh nghiệp còng như người tiêu dùng. Doanh nghiệp còn thờ ơ trước TMĐT,
do họ cho rằng bán lẻ qua mạng là một kênh bán hàng chỉ thích hợp ở các nước
phát triển như Mỹ, Canada ... và của các doanh nghiệp lớn. Nhưng thực tế họ đã
nhầm vì ngay cả ở nước ta cũng đó cú một số doanh nghiệp đi đầu trong phát
triển TMĐT và đã thu được một số thành công đáng kể như VDC, VCCI, các
làng nghề thủ công mỹ nghệ. TMĐT đã mở ra một cơ hội mới đầy hấp dẫn, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp
lớn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế, tiếp cận
với thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp và nhà
nước cần có các biện pháp để nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

Còn đối với người tiêu dùng mua bán qua mạng sẽ giúp họ tiếp cận được với
phương thức mua bán hiện đại, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho
việc mua sắm, giành nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội khác. TMĐT góp
phần giải phóng người phụ nữ, tạo sự bình đẳng về giới. TMĐT có thể đem lại
nhiều lợi Ých cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng nên chắc chắn trong một
tương lai không xa cùng với sự nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp, TMĐT
sẽ phát triển nhanh chóng và trở thành một kênh phân phối đem lại nhiều lợi
Ých cho doanh nghiệp. Cũn riờng với bản thân tôi, với tư cách là một nhà kinh
doanh trong tương lai những kiến thức về TMĐT sẽ là một hành trang quý báu
trong quản lý kinh tế và thiết lập kênh bán hàng hiệu quả.

25


×