Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Phân tích quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty BMT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.55 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Công ty Cổ phần Đầu tư và kinh doanh Vật liệu xây dựng BMT là một trong những
công ty hàng đầu tại Việt Nam trong ngành vật liệu xây dựng. Công ty xuất khẩu
nhiều mặt hàng sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Việc xuất khẩu là một
nguồn thu ngoại tệ quan trọng của công ty vì vậy trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện
nay quy trình xuất khẩu cần phải được thực hiện một cách thuận tiện và mau lẹ. Đó
là lý do em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích quy trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu tại công ty BMT”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về quy trình xuất khẩu và phân tích tình hình
xuất khẩu và qua đó đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu tại công
ty BMT.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu từ sách vở, internet...
Thu thập tài liệu, số liệu do Phòng Xuất nhập khẩu công ty BMT cung cấp.
Phỏng vấn, tham khảo các nhân viên công ty, ý kiến thầy cô.
4. Bố cục của chuyên đề
Lời mở đầu
Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty BMT-FICO
Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty BMTFICO
Chương 3: Phân tích SWOT- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty
BMT-FICO.
Kết luận.

1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BMTFICO JSC
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN


BMT – FICO JSC.
1.1.1 Sơ lược về công ty:
Tên Công Ty :Công ty cổ phần Vật tư và Xuất Nhập Khẩu Vật Liệu Xây Dựng.
Tên giao dịch đối ngoại: Materials Trading and Building Materials Import-Export
Company.
Tên viết tắt: BMT – FICO JSC
Trụ sở chính :26B Nguyễn Thái Bình - Quận 1- Tp.Hồ Chí Minh
Tel : (08)8218021-8218285-9140351
Fax: (08)9140350
Website:
Email:

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty BMT-FICO JSC:
 Giai đoạn 1: Từ 1984 – 1989:
Công ty hình thành và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 13/10/1984 theo
quyết định số 1388/BXD-TCLD với tên ban đầu là xí nghiệp cung ứng vật tư trực
thuộc Liên hiệp xí nghiệp vật tư số 1. Vì Công ty có ưu thế ở trung tâm thương mại
nên có thể phát huy mọi khả năng và điều kiện có sẵn của quận trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh để phục vụ tốt hơn cho việc xuất nhập khẩu của Thành
phố.
Tuy nhiên, nhưng do cơ chế thời bao cấp chính sách đóng cửa của Nhà nước
nên BMT-FICO JSC còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình.
 Giai đoạn 2: Từ 1989-1993
Sau khi luật đầu tư ban hành, đất nước hòa nhập nền kinh tế thế giới. Ngày
5/1/1989, BMT-FICO JSC được giao thêm chức năng xuất nhập khẩu theo công

2



văn số 753/BXD-TCLD của Bộ trưởng Bộ xây dựng.Theo quyết định này Công ty
mở rộng phạm vi hoạt động của mình, được phép xuất khẩu và phân bổ hạn ngạch
theo các ngành kinh doanh.
 Giai đoạn 3: Từ 1993-1997
Đầu năm 1993, Xí nghiệp được phép thành lập lại lấy tên là công ty Kinh
Doanh Vật Tư và Xuất Nhập Khẩu Vật Liệu Xây Dựng BMT theo thông báo số
03/TB ngày 7/1/1993 của văn phòng chính phủ và theo quyết định thành lập doanh
nghiệp nhà nước số 038A-BXD-TCLD ngày 12/2/1993 của Bộ xây dựng. BMT
hoạt động với giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 102402 ngày 12/3/1993 do
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM cấp và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số
4131002 – giấy phép do Bộ thương mại cấp ngày 23/3/1993. Từ đó công ty tiếp tục
mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
 Giai đoạn 4:Từ 1997 cho đến nay:
Trong điều kiện mở rộng nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh của các
công ty có cùng chức năng ngày càng quyết liệt hơn. Trước tình hình đó vào đầu
năm 2000 công ty đã có những bước chuyển đổi đáng kể. Công ty đã lập hai dự án
đó là nhà máy gạch Terazzo Sài Gòn và nhà máy nghiền xi măng trắng. Nhà máy
gạch Terazzo đã đi vào hoạt động cuối năm 2000, còn nhà máy xi măng trắng đi
vào hoạt động quý 3 năm 2000.
Ngày 17/1/2005, BMT thực hiện cổ phần hóa đổi tên thành công ty cổ phần đầu tư
và kinh doanh Vật liệu xây dựng BMT như hiện nay. Sau 23 năm hoạt động BMT
đã phát triển vượt bậc với một hệ thống gồm 4 nhà máy xí nghiệp sản xuất, 7 phòng
ban chuyên môn, 6 cửa hàng kinh doanh trực thuộc với tổng cộng 500 nhân viên.
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.
1.2.1 Đặc điểm
Công ty BMT là một doanh nghiệp Cổ phần với nhà nước, có hình thức sở
hữu vốn là do ngân sách nhà nước cấp.

3



Công ty BMT tổ chức kinh doanh và hoạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, có quyền lợi và nghĩa vụ như tất cả công ty khác trên lãnh
thổ Việt Nam.
Được mở các tài khoản riêng tại các ngân hàng ngoại thương .
1.2.2 Chức năng hoạt động của công ty BMT
Kinh doanh sản phẩm vật liệu xây dựng và cơ khí xây dựng.
Nhận thầu cung cấp các vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cho các công
trình dân dụng, công trình công nghiệp trong thành phố và cả tỉnh thành ở phía
Nam.
Xuất khẩu các loại nguyên vật liệu và sản phẩm xây dựng.
Nhập khẩu các loại vật tư, hóa chất, thiết bị vệ sinh, vật liệu trang trí nội
thất, máy móc thiết bị công nghệ phục vụ cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Tổ chức khai thác các loại nguyên vật liệu cho sản xuất và xuất khẩu như:
cát, thủy tinh, cao lanh... thi công xây lắp mặt bằng và vận tải giao nhận hàng hóa
theo yêu cầu của khách hàng.
Sẵn sàng hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế nước ngoài trong lĩnh
vực sản xuất vật liệu xây dựng.
Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn khu nghỉ dưỡng.
Đầu tư kinh doanh nhà, dịch vụ môi giới kinh doanh bất động sản.
Xây dựng trạm trộn, kinh doanh bê tông.
Xuất nhập khẩu các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất gạch lát và xi măng trắng.
1.2.3 Nhiệm vụ:
Đối với nhà nước:

Sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật, đảm bảo sử dụng vốn theo đúng
chức năng.
Tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng thủ tục quy trình, thực hiện chế
độ quản lý, kiểm tra tài sản, tài chính, lao động tiền lương.

Hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế đúng hạn, đúng lượng.
 Đối với công ty:
Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty giao.
Nộp báo cáo tài chính kế toán, kết quả kinh doanh theo đúng định kỳ.
 Đối với nhân viên:

4


Không ngừng quan tâm đào tạo bồi dưỡng văn hóa nghiệp vụ, chăm lo đời
sống tinh thần cũng như vật chất cho cán bộ công nhân viên. Áp dụng cho phương
thức trả lương gắn với năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho tập
thể cán bộ công nhân viên, hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ cán bộ công nhân viên hợp
đồng lao động theo đúng Thông tư 4320.
 Đối với khách hàng:
Đảm bảo uy tín chất lượng hàng hóa trong mối quan hệ thương mại.
Luôn cải tiến phát triển mặt hàng cũ, nghiên cứu tạo ra mặt hàng mới lạ, độc
đáo, tạo điều kiện tốt nhất khách hàng trung thành với công ty.
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
1.3.1 Phương pháp quản lý:
Công ty sử dụng phương pháp trực tuyến chức năng để quản lý. Phương
pháp này có thể tận dụng các chức năng của các phòng ban vừa thu hút các bộ phận
có trình độ chuyên môn cao, tăng cường sự lãnh đạo của Gíam Đốc. Như vậy việc
quản lý sẽ chặt chẽ hơn, nhân viên trong công ty dễ tiếp thu được công việc được
công việc được giao và thể hiện cách quản lý có hiệu quả.
Mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò riêng biệt nhưng nó sẽ có một mối
quan hệ mật thiết với nhau.

1.3.2 Sơ đồ tổ chức:

Công ty có cơ cấu tổ chức khá hợp lý, các phòng ban được tổ chức tốt phục
vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh. Với cơ cấu nhân sự này, công ty có thể
tận dụng hết khả năng các phòng ban. Các phòng ban cũng dễ dàng liên lạc hỗ trợ
lẫn nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của công ty.

5


1.3.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:
Tổng giám đốc:
Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt
động của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh đối với
6


công ty. Có quyền bổ nhiệm, khen thưởng, cách thức hay kỷ luật nhân sự tại công
ty.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám
Đốc trong việc quản lý điều hành gồm:
Ban kiểm soát
Thực hiện nhiệm vụ do Hội Đồng Quản Trị giao về việc kiểm tra giám sát
hoạt động điều hành của Ban Giám Đốc, giúp các đơn vị thành viên trong công ty
về hoạt động tài chính, chấp nhận pháp luật, điều hành bộ máy của các đơn vị.
Phòng xuất nhập khẩu
Phối hợp các bộ phận khác lập kế hoạch và phương án kinh doanh ngắn
hạn và dài hạn, lập các kế hoạch hàng năm, tiêu thụ hàng hóa kinh doanh dự phòng,
xuất nhập vật tư thiết bị.
Trực tiếp tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh tế trong
và ngoài nước, tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Tính toán hợp đồng kinh tế một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo tối đa lợi

nhuận cho công ty.
Luôn theo dõi tình trạng tồn động hàng hóa để tìm ra giải pháp tiêu thụ hợp
lý nhằm đảm bảo quá trình thu hồi vốn nhanh chóng trong kinh doanh để cho quá
trình được tiếp tục phát triển. Kiểm soát giá mua vào và bán ra của hàng hóa, luôn
kiểm tra số liệu sổ sách một cách một cách trung thực.
Luôn tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường, giữ vững mối quan hệ với
các đối tác nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến kinh doanh, thu nhập,
nguồn hàng và lập bảng kế hoạch kinh doanh.
Chịu trách nhiệm về kinh doanh trong nước, cụ thể là giám sát các cửa hàng
trực thuộc do công ty trực tiếp quản lý và đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể cho
từng mặt hàng.
Phòng tổ chức hành chánh
7


Tổ chức quản lý cán bộ công nhân viên, phát hàng và lưu trữ thông tin.
Quản lý hành chính, lễ tân, phòng chữa cháy.
Quản lý tài sản thiết bị cho kinh doanh, dịch vụ của toàn công ty như: mua
sắm và phân phối tài sản.
Giải quyết chính sách và bảo hiểm xã hội cho người lao động làm hồ sơ và
các thủ tục hợp đồng để trình Ban Gíam Đốc ký tuyển dụng hoặc cho thôi việc.
Đề bạc khen thưởng cho các nhân viên trong công ty, ngoài ra còn tham gia
vào các phong trào, công việc lập kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch khác
Phòng tài chính kế toán
Tổ chức thực hiện ghi chép lập chứng từ sổ sách theo chế độ kế toán Nhà
nước quy định.
Giám sát theo dõi hoạt động tài chính, quản lý thu chi và thanh toán.
Tổng hợp quyết toán kết quả kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm,

phân tích kết quả kinh doanh từ đó làm cơ sở cho kế hoạch hoạt động kinh doanh
trong năm mới.
Giải quyết mối quan hệ tài chính hình thành và luân chuyển vốn, dự toán
tình hình thị trường, giúp Ban Giám Đốc đề ra những biện pháp quản lý nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Phòng kế hoạch – đầu tư bất động sản.
Có chức năng tham mưa cho Giám Đốc về định hướng xây dựng và phát
triển kế hoạch trong công ty và các đơn vị cơ sở theo dõi kiểm tra.
Đánh giá quá trình của công ty nhằm điều chỉnh cho các hoạt động đi đúng
hướng và đạt mục tiêu quy định.
Kinh doanh, đầu tư bất động sản.
1.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM QUA
Trong hoạt động kinh doanh, hầu hết mục tiêu của các doanh nghiệp là làm
sao đạt được lợi nhuận cao và duy trì hoạt động lâu dài cho công ty. Mọi hoạt động
của công ty BMT-FICO cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, trong những năm qua
8


công ty cũng đã cố gắng rất nhiều nhằm duy trì tốc độ phát triển để đạt mức lợi
nhuận cao nhất. Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả mà công ty BMT đạt
được trong những năm qua, ta tiến hành phân tích bảng kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty như sau:
Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị tính: USD
Chỉ tiêu
Lợi nhuận
trước thuế (1)
Doanh thu(2)
Tỉ suất lợi


Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Chênh lệch

Chênh

lệch

2006/2005

2007/2006

632.635.056

1.424.583.222

4.463.119.603

791.948.166

3.038.536.381

233.179.517.667
0,27%


317.949.247.343
0,45%

317.233.067.921
0,96%

84.769.729.676
0,18%

-716.179.422
0,51%

nhuận (1)/(2)

(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
Qua bảng phân tích trên cho ta thấy rằng lợi nhuận của công ty tăng đều qua các
năm. Trong năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của công ty tăng
0,18% so với năm 2005, năm 2007 tăng 0,51% so với năm 2006. Mặc dù năm 2007
doanh thu không tăng so với năm 2006 nhưng lợi nhuận đều gia tăng, đây là kết quả
hoạt động kinh doanh rất đáng phấn khởi và tự hào của công ty trong ngành.
Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
Vốn chủ sở hữu (VNĐ)
Tỷ suất lợi nhuận/VCSH

Năm 2006
1.247.445.406,00
10.273.662.109,00
12,14%


Năm 2007
4.192.291.697,00
11.277.113.413,00
37,17%

Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty đã duy trì tốc độ tăng trưởng của mình. Năm
2006 tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 1.247.445.406,00VNĐ đến năm 2007
đã tăng lên 4.192.291.697,00 VNĐ và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng
25,03% cho thấy sự nổ lực của công ty trong vấn đề duy trì mức tăng trưởng không
cho suy giảm làm cho vòng quay tài sản có khuynh hướng thấp. Với tốc độ tăng
trưởng này công ty sẽ sử dụng dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh và
nguồn vốn mới huy động thêm để đầu tư mở rộng kinh doanh.

9


1.4.1 Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu theo thị trường
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG
Đơn vị tính:USD
Các nước
xuất khẩu
Anh
Bỉ
Campuchia
Mỹ
Hàn Quốc
Nhật
Singapore
Malaysia

TỔNG CỘNG

Năm 2005
Kim ngạch
279,192.42
11,079.94
241,770.00
1,951.08
40,400.00
68,069.00
161.60
642,624.04

Tỉ trọng
43.45%
1.72%
37.62%
0.30%
6.29%
10.59%
0.03%
100%

Năm 2006
Kim ngạch
257,716.08
365,940.00
4,254.70
40,062.89
56,208.00

724,181.67

Tỉ trọng
35.59%
50.53%
5.53%
7,76%
99.41%

Năm 2007
Kim ngạch
343,621.56
355,230.00
83,376.00
782,227.56

Tỉ trọng
43.93%
45.41%
10.66%
100.0%

(Nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
Qua bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty cho thấy giá trị
xuất khẩu sang các nước không cân đối. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là
Campuchia; Singapore và Anh Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia năm 2007 là 355,230.00USD với tỷ
trọng 45,41% so với năm 2006 có sự giảm nhẹ. Nguyên nhân do năm 2006 thiếu
nguồn nguyên liệu sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu nên công ty đã có một số
thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy, trong năm nay công ty hầu như

không xuất khẩu sang các thị trường Hà Lan, Canada, Mỹ, Úc ,Bỉ mặc dù đó cũng
là những thị trường có tiềm năng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, công ty luôn quyết tâm
giữ vững và đẩy mạnh xuất khẩu nên đã tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới
cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Anh Quốc. Kết quả trong năm 2005, công
ty đã mở rộng thị trường sang một số nước mới như Hàn Quốc, Nhật, Singapore.
Chỉ mới bước đầu hợp tác làm ăn mà công ty đã xuất sang Singapore 68,069.00
USD ứng với tỷ trọng 10.59% năm 2005 và đến nay đã tăng lên 83,376.00 với tỷ
trọng là 10,66% , Nhật 40,062.89 với tỷ trọng 5,53%. Tuy kim ngạch xuất khẩu

10


sang các thị trường này không lớn nhưng cũng góp phần ổn định kim ngạch xuất
khẩu trong năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều theo các năm chứng tỏ công ty đang
ngày càng phát triển trong việc mở rộng và đẩy mạnh thị trường xuất khẩu. Nguyên
nhân chính là do nước này đang trong giai đoạn phát triển các ngành công nghiệp,
nhu cầu sử dụng của người dân nước này rất cao. Hơn nữa trình độ công nghệ ở đây
còn thấp so với Việt Nam, giá cả sản phẩm xi măng trắng của Trung Quốc tại
Campuchia lại cạnh tranh hơn so với các loại xi măng trắng của Việt Nam nên
Campuchia có thể được đánh giá là một bạn hàng thân thiết và lâu dài của BMT.
1.4.2 Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu theo mặt hàng.
Để cho kinh doanh đạt hiệu quả, tránh rơi vào tình trạng bị động các công ty
thường đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của mình. Mặt hàng kinh doanh đa dạng
chứng tỏ công ty linh động, nhạy bén nắm bắt được nhu cẩu thông tin để đáp ứng
kịp thời bằng những mặt hàng phù hợp. Thông qua cơ cấu mặt hàng ta có thể đánh
giá sơ lược quy mô trình độ và kết quả kinh doanh của công ty.

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG
Đơn vị tính:USD

Mặt hàng

Năm 2005

Năm 2006
Tỉ trọng Kim ngạch

Năm 2007
Tỉ trọng Kim ngạch

Tỉ trọng

43.75%

257,716.08

35,59%

343,621.56

43,93%

Xi măng trắng

0
310,000.6

48,24%

422,148.00


58,29%

438,606.00

56,07%

Thanh đối trọng
Đá mẻ, đá băm
Kaolin
TỔNG CỘNG

0
40,400.00
11,079.94
642,624.0

6,29%
1,72%
100%

40,062.89
4,254.70
724,181.67

5,53%
0,59%
100%

782,227.56


100%

Kim
ngạch
Đá Marble

281,143.5

4
11


(nguồn: phòng xuất nhập khẩu)
Công ty BMT chủ yếu kinh doanh vật liệu xây dựng, vì thế công ty sử dụng triệt để
các loại vật liệu để xuất sang các nước đang phát triển khác. Cơ cấu của các loại vật
liệu xây dựng trong ba năm qua mà công ty đã xuất khẩu là: Năm 2005 tổng kim
ngạch của mặt hàng xuất khẩu là 642,624.04USD và đến năm 2007 tổng kim ngạch
đã tăng lên 782,227.56USD ứng với tỷ lệ tăng 22%, nguyên nhân chính do kim
ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng chiến lược của công ty là xi măng trắng

đạt

438,606.00 ứng với tỷ lệ tăng 26,6% và đá Marble đạt 343,6221.56 ứng với tỷ lệ
tăng 22% so với năm 2005. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu đá mẻ, đá băm
,thanh đối trọng ...cũng tăng nhẹ góp phần vào kim ngạch xuất khẩu. Có được kết
quả như vậy là do công ty đã đẩy mạnh tập trung xuất khẩu vào các mặt hàng thế
mạnh của mình. Mặt khác, công ty cũng tìm kiếm nhiều mặt hàng khác đồng thời
cải tiến chất lượng cho sản phẩm cũ như: thanh đối trọng, đá tẩy khô, kaolin... nhằm
tạo ra một sức mạnh tổng hợp cho chiến lược phát triển các sản phẩm của công ty

sau này.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY BMT-FICO JSC
2.1 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT
KHẨU TẠI CÔNG TY BMT-FICO
2.1.1 Xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu.
Theo NĐ 12/2006/NĐ/CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ, các mặt hàng
kinh doanh xuất khẩu của công ty BMT-FICO thì không cần xin giấy phép xuất
khẩu nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính.
2.1.2 Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán.
Thanh toán là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ qu1 trình thực hiện tổ chức
thực hiện hợp dồng xuất nhập khẩu. Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C
thì trước khi đến thời hạn thỏa thuận thì nhân viên công ty phải nhắc nhở đôn dốc
người mua mở L/C đúng hạn, bằng nhiều cách: điên thoại, fax, email. Người mua
mở L/C xong chuyển cho ngân hàng Vietcombank, và ngân hàng này đứng ra tiếp
nhận L/C và thông báo cho BMT. Sau đó ngân hàng kiểm tra mã sốL/C, nếu mã số
12


đúng ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm tra loại L/C, ngày giao hàng cuối cùng, địa diểm và
thời hạn hiệu lực của L/C. Khi kiểm tra L/C nếu có sai sót thì ngân hàng sẽ báo cho
BMT-FICO để yêu cầu đối tác sửa chữa.
Bên cạnh đó, BMT cũng phải kiểm tra giá trị của L/C có đúng với giá trị
trong hợp đồng không. Nếu không đúng thì cần tiến để yêu cầu khách hàng điều
chỉnh. Ngoài ra BMT cũng phải kiểm tra tên hàng, quy cách, chất lượng thời hạn
giao hàng và chứng từ cần thiết liên quan đến L/C. Kiểm ta L/C là một việc làm rất
quan trọng, vì vậy nhân viên công ty phải kiểm tra rất kỹ lưỡng nếu có thấy gì sai
sót thì phải báo cho ngân hàng và đối tác điều chỉnh cho đến khi phù hợp thì mới
giao hàng.

Chính vì khó khăn và phức tạp như vậy nên công ty đã thay đổi phương thức
thanh toán L/C sang thanh toán T/T từ đầu năm 2007 đối với mặt hàng đá Marble
và đá Granite. Còn mặt hàng xi măng trắng được công ty áp dụng từ năm 2004. Vì
lúc đầu giao dịch với nhựng khách hàng mới nên thanh toán bằng L/C cho an toàn
nhưng sau đó khách hàng đã quen biết và là những khách hàng lớn nên áp dụng
thanh toán T/T cho thận tiện và nhanh chóng.
Khi thanh toán bằng T/T thì công ty chỉ cần nhắc nhở người mua chuyển đủ tiền và
đúng hạn bằng phương tiện như: điện thoại, fax, email. Chờ đến khi ngân hàng báo
khách hàng đã chuyển tiền vào trong tài khoản thì công ty mới tiến hành giao hàng.
Thường thì khách hàng chuyển tiền trước hạn giao hàng nên nhân viên công ty chỉ
lo giao hàng đúng sản phẩm, mẫu mã, quy cách trong hợp đồng.
2.1.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết với đối tác nước ngoài, công ty
sẽ tiến hành công việc này như sau:
Đối với mặt hàng đá thì công ty sẽ thực hiện công việc này qua hai bước sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị có hàng xuất khẩu trong nước:
Công ty BMT tập hợp nguồn hàng bằng cách ký kết hợp đồng kinh tế với các đơn
vị trong nước để huy động hàng xuất khẩu. Hợp đồng kinh tế mà công ty thường sử
dụng để huy động hàng xuất khẩu là hợp đồng đại lý thu mua. Trong hợp đồng công
13


ty thỏa thuận với các đơn vị kinh tế trong nước hoặc tư nhân tiến hành thu mua trên
một địa bàn nhất định và các đại lý thu mua sẽ nhận được một khoản hoa hồng đại
lý tr6en cơ sở thỏa thuận của hai bên.
Bước 2: Tiếp nhận hàng xuất khẩu:
Công ty chuẩn bị kho chứa, các công cụ, dụng cụ cần thiết để kiểm tra, đo
đếm, phân loại hàng hóa sau đó nhân viên tiếp nhận và nghiệm thu hàng. Công việc
nhận hàng có thể căn cứ vào nhận theo chất lượnghay số lượng mà tiến hành như
sau:

 Nhận theo số lượng: đối chiếu số lượng thực nhận với số lượng ghi trên
phiếu giao hàng, hóa đơn.
 Nhận theo chất lượng: kiểm tra hàng có đúng phẩm chất, quy cách đã thỏa
thuận hay không.
Đối với mặt hàng xi măng trắng:
Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết,công ty sẽ tiến hàng sản xuất tại
xưởng của mình theo yêu cầu trong hợp đồng. Thông thường công ty luôn dự trữ
một số lượng hàng hóa (30-35% lượng tồn kho) để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trong quá trình sản xuất nhân viên công ty luôn kiểm tra chất lượng, số lượng, tiêu
chuẩn như yêu cầu trong hợp đồng. Khi sản xuất xong, sản phẩm được gắn mã code
bao bì các ký hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế, tập trung hàng vào kho rồi chờ ngày
xuất. Việc tập trung hàng đa số là dùng xe tải, xe nâng. Nhân viên chỉ kiểm tra theo
dõi và xử lý những tình huống xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn.
2.1.4 Kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu.
Tổ chức kiểm tra là khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa. Vì thế,
trước khi xuất hàng thì nhân viên công ty đến Hải quan Thành phố xin rút hồ sơ
kiểm hóa. Nhân viên Hải quan mở hồ sơ theo dõi và chuyển bộ hồ sơ gồm hai tờ
khai và phiếu đóng gói cho đội trưởng đội Kiểm hóa, đồng thời phân công nhân
viên Kiểm hóa.
Công ty căn cứ vào các điều khoản quy định trong hợp đồng mà tiến hành
kiểm tra và lập các chứng từ phù hợp với yêu cầu của đối tác nước ngoài. Ví dụ: đối
14


với đá Granite thì nhân viên công ty đem mẫu đến Cục Địa Chất Miền Nam để
kiểm nghiệm, còn đối với đá Marble thì theo yêu cầu của đối tác công ty thường
mời SGS kiểm nghiệm và công ty khử trùng Việt Nam đến khử trùng cho lô hàng
tại kho trước khi xuất khẩu.
Nếu kiểm hóa tại kho riêng , nhân viên công ty phải làm thủ tục cần thiết với
đại lý hãng tàu và hải quan kho bãi để kéo container về kho hàng, chờ nhân viên hải

quan đến kiểm hóa. Sau khi kiểm tra hàng hóa xong thì công ty tiế hành đóng gói
bao bì, kí mã hiệu hàng hóa cho phù hợp với quy định trong hợp đồng mua bán
ngoại thương. Thường thì khâu này công ty thuê bên ngoài làm theo yêu cầu của
mình. Còn đối với sản phẩm xi măng trắng thì công ty cử nhân viên kiểm định đến
kho công ty kiểm tra chất lượng hàng hóa và sang ngày hôm sau công ty sẽ nhận
được giấy chứng nhận chất lượng.
Nếu kiểm hóa tại cảng thì nhân viên công ty tiến hành chở hàng ra cảng để
hải quan kiểm hóa hàng. Hàng sẽ được kiểm theo phương pháp đại diện, khi kiểm
hóa nhân viên kiểm hóa sẽ đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu với bảng nguyên phụ liệu
thực tế.
Nếu hàng xuất khẩu đúng với khai báo thì nhân viên kiểm hóa sẽ ghi lại kết
quả kiểm hóa, phương pháp kiểm hóa, ký tên vào tờ khai và trả lại một bộ có đóng
dấu “chủ hàng” cho công ty. Nhân viên công ty trình cho Hải quan giám sát kho bãi
tờ khai để đóng dấu hạ bãi và tiến hành xếp hàng và container dưới sự giám sát Hải
quan cảng, kẹp seal do hãng tàu cấp. Hải quan sẽ niêm phong, sau đó trình Hải quan
cổng đóng dấu thanh lý tờ khai để chứng tỏ hàng đã thực xuất.
2.1.5 Làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa.

15


16


Đây là một khâu rất quan trọng vì nếu làm sai quy tắc sẽ mất nhiều thời gian,
chi phí thậm chí bị phạt khi không khai đúng sự thật. Khi khai báo hoàn thành thì
hàng hóa mới được thông quan, công ty mới được phép xuất khẩu. Muốn cho công
việc làm thủ tục hải quan thuận lợi nhanh chóng thì nhân viên xuất nhập khẩu phải
nắm vững quy trình làm thủ tục hải quan.
Thời gian khai báo chậm nhất là trước hai giờ ( trước giờ phương tiện vận tải

chuyên chở hàng xuất khẩu khởi hành) công ty phải làm xong thủ tục hải quan.
Địa điểm làm thủ tục hải quan: thường thì công ty làm thủ tục hải quan tại
Cảng Cát Lái, Cảng Phước Long và Cảng Hải Phòng.
Sau đó bàn giao bộ hồ sơ cho nhân viên xuất nhập khẩu đại diện doanh
nghiệp để chuyển đến hải quan của khâu làm thủ tục xuất hàng(thanh lý hải quan
cảng) tức giao hàng cho cảng chờ ngày hãng tàu dỡ hàng để vân chuyển.
Hồ sơ khai báo bao gồm:
Tờ khai hải quan: (Entry-Carnet-Custom Declaration) gồm hai tờ khai,
một bản lưu người khai hải quan, một bản lưu hải quan. Nếu nhiều mặt hàng thì trên
tờ khai chỉ thể hiện nhóm mặt hàng còn chi tiết sẽ thể hiện trên tờ phụ lục tờ khai và

17


nó cũng được lậo thành hai bản: một bản lưu hải quan và một bản lưu người khai
hải quan.
Phiếu đóng gói: (Packing list) ghi rõ tên khách hàng nhận tên phương tiện
vận tải, cảng đi, cảng đến, hợp đồng số, ngày ký, tên hàng hóa, mã hàng hóa, số
kiện, số lượng, đơn vị tính, khối lượng trên kiện, mô tả hàng hóa theo đơn đặt hàng.
Hợp đồng ngoại thương: (Purchase Contract) nội dung bao gồm: số hợp
đồng trong năm, ngày ký, bên bán, bên mua và bảy điều kiện sau:
Article 1: Commodity-Quantity-Price-Total Amount.
Article 2: Specification
Article 3: Packing and Marking
Article 4: Shipment
Article 5: Payment
Article 6: Appropriate law
Article 7: General condition
Hợp đồng do người bán thực hiện nên công ty phải đóng dấu tên công ty, tên và
chữ ký người đại diện công ty, còn người mua thường là người nước ngoài nên chỉ

có tên và chữ ký trên hợp đồng (không có dấu vì theo phong tục người nước ngoài
rất coi trọng chự ký của họ hơn con dấu)
Hai biên bản bàn giao
Giấy giới thiệu của doanh nghiệp với nội dung là cử nhân viên xuất nhập khẩu
của công ty đến làm thủ tục hải quan.
Bản đăng kí định mức nguyên phụ liệu.
Các chứng từ nộp xong thì nhân viên hải quan sẽ đóng dấu vào phiếu theo dõi
hàng hóa xuất khẩu “Đã tiếp nhận tờ khai”. Công ty nhận lại phiếu theo dõi hàng
hóa xuất khẩu, tại đây công ty sẽ chuẩn bị đầy đủ điều kiện để hải quan kiểm tra
giám sát.
Sau khi kiểm hóa xong thì đại diện của hải quan sẽ ký tên vào tờ khai xác
nhận, hải quan sẽ đóng dấu vào tờ khai và xác nhận “được phép xuất khẩu” vào tờ
khai về lô hàng, ký tên, đóng dấu cuối cùng là thực hiện nộp thuế theo như thông
18


báo của hải quan tại nơi khai báo. Mức thuế mà công ty phải nộp cho mặt hàng đá
và xi măng là 0%. Do Nhà nước quy định số công văn 149/2005/NĐCP ngày
08/12/2005 quy định thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1.6 Thuê phương tiện vận tải
Công ty xuất hàng chủ yếu theo điều kiện FOB, nên người mua chịu chi phí
vận chuyển, việc thuê tàu thuộc trách nhiệm của người mua. Nhiệm vụ của công ty
lúc này là liên hệ với người mua để biết tên tàu, thời gian tàu đến và lập bảng đăng
kí hàng chuyên chở để đăng kí với tàu. Tuy nhiên, đôi khi các đối tác của công ty
nhờ công ty thuê tàu hộ. Khi tiến hành thuê tàu, công ty thường chọn các hãng tàu
có uy tín, cước phí phải chăng, đồng thời hàng hóa được chuyên chở an toàn. Các
hãng tàu mà công ty thường thuê giúp là Wan Hai, Hoàng Long, NYK ,
Vinatrans...Vì người mua nhờ công ty thuê tàu hộ nên cước phí thuê tàu do người
mua chịu và trên hợp đồng thường thỏa thuận “cước phí trả cảng đến” (Frieght Paid
at Destination)

2.1.7 Giao hàng cho người vận tải
Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất thì công ty tiến hành giao hàng. Khi nhận
được thông báo của người mua hay hãng tàu (thường là đại lý của hãng tàu thông
báo) là tàu đã được người mua cử đi thì lập tức công ty thông báo cho bộ phận
chuẩn bị để thông báo cho người cung ứng trong nước lo phương tiện vận chuyển.
Hàng xuất khẩu của công ty thường được chuyên chở bằng đường biển nên
công ty sẽ căn cứ vào hàng xuất khẩu, lập bảng kê hàng chuyên chở gồm các mục
chủ yếu: Consignee, mark, B/L number, description of cargo, number of package,
gross weight, measurement...Trên cơ sở đó hãng tàu sẽ lập S/O (shipping order) và
lên sơ đồ xếp hàng lên trên tàu (Cargo plan or stowage plan), thông thường thì các
Cargo plan không giao trực tiếp cho công ty nhưng công ty sẽ yêu cầu tàu cho xem
Cargo plan để biết hàng mình ở đâu, nếu thấy vị trí bất lợi thì yêu cầu thay đổi.
Công ty phải trả chi phí cho hãng tàu về việc giao hàng và xuất hàng. Đồng thời cử
nhân viên của mình đến cảng để xem xét việc xếp hàng xuống tàu. Nắm bắt số
lượng xếp hàng lên tàu một cách chính xác để tránh những phát sinh trong quá trình
19


giao hàng. Sau đó thuyền phó sẽ cấp cho công ty biên lai, thuyền phó xác nhận hàng
đã nhận xong. Trên cơ sở đó nhân viên giao hàng của công ty sẽ liên hệ với hãng
tàu đổi lấy B/L sạch coi như việc giao hàng đã hoàn tất.
Hầu hết hàng hóa trong công ty đều được chuyên chở bằng container, cách thức gửi
hàng của công ty theo hình thức là FCL(Full Container Load): theo thuật ngữ này
hàng được xếp trong một container. Thủ tục bao gồm:
 Container do người chuyên chở cung cấp hoặc do công ty thuê của công ty
cho thuê container, được công ty đóng hàng tại kho, sau khi được kiểm tra thì
container được hải quan bấm seal.
Sau đó, công ty sẽ đưa những container đã bấm seal về bãi container hoặc
cảng do người chuyên chở chỉ định để bốc hàng lên tàu.
Trách nhiệm của công ty là đưa container rỗng về nơi đóng hàng, để đóng

hàng vào. Mọi chi phí do công ty chịu.
Trách nhiệm của người chuyên chở là người chuyên chở chịu trách nhiệm
với container kể từ khi nhận container đã bấm seal từ bãi container hoặc bến
container của cảng.
2.1.8 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Vì hàng hóa của công ty chủ yếu xuất hàng bằng điều kiện FOB(incoterm
2000) nên công ty không mua bảo hiểm mà do người mua lo.
2.1.9 Lập bộ chứng từ thanh toán
Sau khi giao hàng xong, công ty tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo
yêu cầu của hợp đồng, trình cho ngân hàng để lấy tiền.
Thanh toán theo phương thức L/C:
Thanh toán theo phương thức này thì bộ chứng từ phải phù hợp với L/C cả
nội dung lẫn hình thức. Thông thường bộ chứng từ thanh toán bao gồm các loại
giấy tờ sau:
+ Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange)
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
20


+ Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
+ Phiếu đóng gói (Packing list)
+ Những chứng từ khác nếu cần
Thanh toán theo phương thức TT:
Thanh toán theo phương thức này thì công ty chỉ áp dụng đối với những
khách hàng quen thuộc, trong trường hợp này bộ chứng từ chỉ cần:
+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
+ Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
+ giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

+ Phiếu đóng gói (Packing list)

 Hợp đồng thương mại
Tại công ty, hợp đồng thương mại được công ty lập theo 3 mẫu sẵn, nhân
viên công ty chỉ điền vào những chi tiết cho phù hợp. Sau đó, đưa cho Tổng Gíam
Đốc ký và đóng dấu. Hợp đồng thương mại được lập thành nhiều bản tùy theo yêu
cầu của nhà nhập khẩu. Trong trường hợp bộ chứng từ không có hối phiếu (Draff)
thì hóa đơn thương mại có tác dụng thay thế hối phiếu là cơ sở cho việc đòi tiền.
Hóa đơn thương mại ngoài việc dùng để đòi tiền nhà nhập khẩu, còn được
dùng trong việc khai báo Hải quan. Nó nói lên giá trị của hàng hóa và bằng chứng
của việc mua bán. Trên cơ sở đó, Hải quan tiến trình kiểm tra . Số tiền ghi trên hóa
đơn phải khớp với tờ khai hải quan.

 Phiếu đóng gói: (Packing list)
Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói
trong từng kiện hàng(thùng hàng, container) và toàn bộ lô hàng được giao. Phiếu
đóng gói do công ty lập ra khi đóng gói hàng hóa. Phiếu thường lập thành 3 bản:
Nội dung của phiếu đóng gói:
Số hiệu của hóa đơn (For Invoice No)
Số hợp đồng (Contract No)
Tên người bán
21


Tên người mua
Cách thức đóng gói
Số thứ tự của kiện hàng
Loại hàng, số lượng hàng đóng trong từng kiện hàng, trọng lượng tịnh,
trọng lượng bao bì.


 Vận đơn:
Sau khi hàng hóa được giao nhận xong cho phương tiện vận tải, nhân viên
công ty sẽ liên hệ đại lý hãng tàu để lấy vận đơn. Điều quan trọng là phải lấy được
B/L sạch, có như vậy ngân hàng mới chịu thanh toán. Bộ chứng từ trên vận đơn gốc
phải có dấu “Original”.

 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
C/O có nhiều loại như: Form A, Form B, Form T, Form C, Form D... nhưng
công ty thường sử dụng 2 loại form chính đó là Form A, Form B.
Form A(màu xanh): là loại C/O dùng cho các mặt hàng được xuất sang các
nước thuộc hệ thống GSP (Generalized System Preferance – chế độ thuế quan ưu
đãi)
Form B (màu hồng): là loại C/O dùng cho các mặt hàng được xuất sang các
nước thuộc Châu Á.
Bộ chứng từ cần xuất trình khi cấp C/O:
Đơn đề nghị cấp C/O (theo mẫu)
Giấy chứng nhận xuất xứ (1 bản chính, 3 bản sao)
Hợp đồng thương mại(1 bản chính)
Tờ khai hàng hóa xuất khẩu: (1 bản sao)
Tùy thuộc vào thị trường và từng mặt hàng mà công ty sử dụng Form A hay
Form B. Trên cả 2 Form thì đều có dấu của Tổng Gíam Đốc và cơ quan cấp C/O.
Khi nhận chứng từ cấpp C/O, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra dựa trên tờ khai
xuất khẩu(bản chính) mà nhân viên giao nhận mang theo. Sau đó, họ ghi vào ngày
tháng hết giá trị của tờ khai hàng hóa xuất khẩu (bản chính) trong việc xin cấp C/O.
Qua ngày hôm qua, nhân viên giao nhận của công ty trở lại đóng phí và nhận C/O

22


chính thức. Phiếu C/O này có giá trị thanh toán trình ngân hàng. Bộ chứng từ thanh

toán lúc này đã hoàn tất.
Nếu thanh toán theo phương thức L/C thì công ty gởi bộ chứng từ đến ngân
hàng Vietcombank, nếu thấy bất hợp lệ thì ngân hàng sẽ trả lại để công ty tiến hành
sữa chữa ngay trong thời hạn còn hiệu lực của L/C. Còn đối với bộ chứng tù hợp lệ
thì lúc này ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản của công ty.
2.1.10 Giải quyết khiếu nại (nếu có):
Đa số khách hàng của công ty đều là khách hàng truyền thông, đã hiểu rõ về
nhau nên ít có trường hợp khiếu nại. Tuy nhiên khi xảy ra khiếu nại hoặc tranh
chấp, công ty luôn tìm cách giải quyết thỏa đáng và có trách nhiệm. Công ty luôn
đặt chữ tín hàng đầu khi giải quyết khiếu nại với khách hàng.
2.2 PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG THỰC TẾ TẠI BMT-FICO JSC
Nội dung hợp đồng ngoại thương:
 Phần đầu:
Tiêu đề ghi chữ “Hợp đồng”
Số hợp đồng
Ngày tháng năm ký kết hợp đồng
Bên bán (tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại, telex,fax, họ tên-chức vụ người đại
diện)
Bên mua (tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại, telex, fax, họ tên-chức vụ người
đại diện)
 Phần nội dung các điều khoản hợp đồng gồm có:
Những điều khoản chủ yếu bắt buộc phải có trong hợp đồng
Những điều khoản do 2 bên tự thỏa thuận, không bắt buộc phải có trong
hợp đồng.
 Phần cuối hợp đồng gồm có:
Ngôn ngữ tạo lập hợp đồng
Số lượng bản hợp đồng địa điểm ký kết hợp đồng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Chữ ký của 2 bên


23


Nhìn chung hợp đồng công ty lập ra dựa trên thỏa thuận giữa 2 bên có 7 điều khoản
chính và tùy theo kết quả đàm phán mà có thêm các điều khoản hoặc quy định nhỏ.
Ngôn ngữ tạo lập hợp đồng là tiếng Anh.
Tên hàng-Quy cách –Số lượng-Giá cả(Commodity-Specification-Quantity-Price)
Tên hàng được ghi bằng tiếng Anh kết hợp mô tả sản phẩm bằng chất
lượng và màu sắc và bảng vẽ kèm theo nếu sản phẩm. Ví dụ như:
+Elevator balance weight – grey cast iron – 100kgs/bar (Thanh đối trọng-sắt
đúc màu xám-100kgs/thanh)
+Lemon yellow marble tiles (Đá ốp lát màu vàng chanh)
+White horse brand white cement (Xi măng trắng)
Số lượng có thể tính theo nhiều đơn vị tùy theo sản phẩm và thỏa thuận của
2 bên. Có thể là số lượng sản phẩm hoặc số lượng thùng carton, pallets...
Quy cách sản phẩm: vì là vật liệu dùng trong xây dựng nên được quy định
rất khắc khe về độ chính xác trong kích thước, mức sai lệch cho phép là vô cùng
nhỏ.
Về giá bán công ty thường bán theo giá CIF và FOB, đồng tiền tính giá là
USD hoặc đồng tiền của nước người mua. Điều này thể hiện sự linh động để có thể
đem lợi ích nhiều nhất về cho công ty.
Điều khoản giao hàng (Delivery - Shipment): được quy định rõ ràng trong hợp
đồng
Cảng đi – cảng đến – thời hạn giao hàng – giao hàng nhiều đợt
Nghĩa vụ thông báo cho người mua thời gian giao hàng
Các chứng từ cần giao cho khách hàng: Bill of Lading, Comercial Invoice,
Packing list, C/O, Certificate of quality and quantity. Mỗi loại là 3 bản.
 Điều khoản thanh toán (Payment term):
Công ty thường thanh toán theo hình thức L/C (thư tín dụng) và T/T (trả
trước), với hình thức thanh toán này đảm bảo cho công ty thu được tiền khách hàng

và làm cho vòng vốn của công ty quay nhanh hơn sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh
tăng.
 Giải quyết các bất đồng (Settlement of disputes):
Cách thức giải quyết tranh chấp được ghi rõ nếu có xảy ra bất cứ tranh chấp
hay bất đồng nào cũng nên hòa giải dựa trên lợi ích thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu
24


không đi đến điểm thống nhất thì tranh chấp này sẽ được giải quyết theo luật của
Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc
Uỷ ban trọng tài thương mại Việt Nam tại Hà Nội, tùy theo thỏa thuận của 2 bên ghi
trong hợp đồng.
 Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force Majeure)
Trong trường hợp thiên tai, hòa hoạn, chiến tranh... thời gian thực hiện hợp
đồng sẽ được kéo dài cho đến khi kết thúc khó khăn. Nhưng nếu sau 1 tháng, một 2
bên có quyền từ chối tiếp tục thực hiện các giao ước bằng văn bản cho bên kia mà
không phải bồi thường bất cứ thiệt hại nào. Và cần phải có giấy chứng nhận của Bộ
thương mại về diễn biến của sự kiện.
 Điều kiện chung (General Condition)
Thời gian hiệu lực hợp đồng bắt đầu và kết thúc.
Thông báo những thay đổi và phải được sự đồng ý của bên kia khi sự việc
phát sinh trong thời gian thực hiện hợp đồng.
Thời gian thông báo sự việc phát sinh cho bên kia.
Ngôn ngữ tạo lập hợp đồng
Toàn bộ chương 2 là phân tích tình hình hoạt động của công ty cụng như tiến trình
thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty và một số nhận xét về tình hình thực hiện
hợp đồng xuất khẩu của công ty. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói
chung và tiến trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng bên cạnh có những
thuận lợi và khó khăn còn tồn tại như đã phân tích. Nếu công ty phát huy những ưu
điểm của mình, đồng thời xây dựng những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại

hiện có thì chắc chắn rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty sẽ đạt
hiệu quả cao, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho công ty, cho đất nước góp phần nâng
cao đời sống vật chất cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty.

25


×