Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

1 số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty sản xuất và XNK tổng hợp Hà Nội - Haprosimex Group.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.75 KB, 64 trang )

CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế các, quốc gia đang tích
cực tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc tế. Mỗi một quốc gia đang trở
thành một mắt xích của nền kinh tế thế giới; không một quốc gia nào dù mạnh
đến đâu đi ngược với xu thế trên lại có thể phát triển. Trong điều kiện này
thương mại quốc tế mở rộng cánh cửa để nền kinh tế các nước hướng ra thị
trường bên ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất mỗi nước đều dựa vào
những tiềm năng như tài nguyên, vị trí địa lý, lao động.
Nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Các doanh nghiệp ngày càng chủ động sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu, kể cả danh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, ngày càng nhiều
các công ty tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế. Trong trong q trình
bn bán quốc tế nhiều công ty, tổ chức... đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy
nhiên vẫn khơng tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Cụ thể là do trình độ
nghiệp vụ ngoại thương còn non kém, cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu chưa
được đào tạo một cách có hệ thống, chưa am hiểu về tập quán thương mại, luật
buôn bán quốc tế v.v... Đặc biệt là trong công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex
Group) là một trong những con chim đầu đàn của ngành thương mại thủ đô.
Hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty.
Cơng ty ln ln phấn đấu vượt mọi khó khăn hồn thành tốt mục tiêu nhiệm
vụ của mình. Song bên cạnh đó do khi chúng ta mở cửa nền kinh tế, khả năng,
trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh tế của công ty vẫn
chưa đạt mức cao nhất.
Qua thời gian thực tập ở công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà
Nội, em thấy công ty Haprosimex Group vẫn cịn tồn tại những hạn chế trong
cơng tác nghiệp vụ, đặc biệt là trong công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Trong khi xuất khẩu lại là lĩnh vực hoạt động chính của cơng ty. Chính vì vậy
mà em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng


tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
tổng hợp Hà Nội (Haprosimex Group)" với mong muốn góp phần nhỏ bé của

1


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

mình vào việc hồn thiện việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh ở công ty.
Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu: Chuyên đề đi vào phân tích thực
trạng cơng tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của cơng ty Haprosimex Group. Từ
đó đề xuất một số giải pháp đối với công ty cũng như kiến nghị đối với Nhà
nước nhằm giúp công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại cơng ty ngày càng
hồn thiện hơn.
Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề sẽ sử dụng phương pháp duy vật
lịch sử, duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp khác để so sánh, phân
tích trên cơ sở các số liệu về tình hình cơng tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại
công ty trong giai đoạn 2004 – 2006.
Nội dung gồm các phần sau:
Chương I: MỘT SỐ VÂN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
VÀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HAPROSIMEX GROUP
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY
HAPROSIMEX GROUP TRONG THỜI GIAN TỚI
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thời gian nghiên cứu và khả năng
lý luận của em còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những

thiếu xót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cơ để bổ
sung và hồn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Chương I: MỘT SỐ VÂN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
VÀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU
I. Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu
1. Khái niệm và nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu
1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế từ lâu đã đóng góp một vai trị vơ cùng quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đó là các hoạt động thương mại
vượt qua biên giới của một quốc gia, tạo thành một hệ thống thương mại mang
tính tồn cầu. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản của thương mại
quốc tế và mỗi hoạt động đó lại đóng góp một vai trị khác nhau đối với sự phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong đó, hoạt động xuất khẩu có thể mang lại
nguồn ngoại tệ lớn cho các quốc gia làm tiền đề cho hoạt động nhập khẩu. Xuất
khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân
công lao động và tận dụng nguồn lực bên ngoài làm giàu cho đất nước. Do đó,
các chính sách thương mại của các quốc gia thường hướng vào xuất khẩu, đẩy
mạnh xuất khẩu. Thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu là một trong ba mục tiêu mà
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Theo nghĩa thơng dụng nhất thì xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa
giữa các nước thơng qua mua bán nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Trong luật thương mại Việt Nam định nghĩa: “Xuất khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa ra ngồi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc

biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật”.
Các hình thức xuất khẩu gồm có: trực tiếp; gián tiếp; nghị định thư; xuất
khẩu tại chỗ; gia công chế biến; buôn bán đối lưu; tạm xuất, tái nhập; tạm nhập,
tái xuất.
1.2. Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, bắt đầu từ
khi xác định hàng hóa xuất khẩu cho đến khi kết thúc hoạt động xuất khẩu nhằm
3

Tổ chức sản xuất,
thu mua tạo nguồn
hàng


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

đem lại hiệu quả kinh tế. Tùy thuộc vào mặt hàng và thị trường xuất khẩu thì
doanh nghiệp phải thực hiện theo các bước khác nhau, thông thường nội dung
của hoạt động xuất khẩu gồm các khâu cơ bản sau:
Nghiên cứu thị
trường

Lập phương án
kinh doanh

Tổ chức sản xuất
thu mua tạo nguồn
hàng


Đánh giá kết quả
hoạt động xuất
khẩu

Tổ chức thực
hiện hợp đồng

Giao dịch đàm
phán, ký kết hợp
đồng

1.2.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Ở giai đoạn này doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin về
thị trường, về mặt hàng cung cấp, xác định đối tác, bạn hàng… Qua đó tiến hành
xác định phương thức kinh doanh như thế nào, xây dựng phương án kinh doanh
ra sao…
Các thông tin phải thu thập bao gồm:
* Thông tin sơ cấp và thứ cấp về hàng hóa, bao gồm:
- Thương phẩm của hàng hóa : thông tin này giúp doanh nghiệp
thấy được giá trị, công dụng và tính chất của hàng hóa.
- u cầu của thị trường đối với hàng hóa như: quy cách, chủng
loại,chất lượng, bao bì.
- Phạm vi lưu thơng của hàng hóa.
- Tình hình sản xuất mặt hàng như: yếu tố thời vụ, năng lực sản
xuất của doanh nghiệp.
- Chu kỳ sống của sản phẩm.
- Một số chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả kinh doanh mặt hàng như: tỷ
suất ngoại tệ xuất khẩu, được tính bằng tổng số nội tệ chi ra là bao nhiêu
để khi xuất khẩu sẽ thu được một đơn vị ngoại tệ, sau đó so sánh với tỷ
giá hối đoái để biết được hiệu quả xuất khẩu.

4


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

* Thông tin về thị trường:
- Thông tin về đất nước, con người, tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội…
- Thông tin kinh tế cơ bản của thị trường như GDP, GNP, tỷ giá
hối đối…
- Thơng tin về chính sách thương mại.
- Thông tin về cơ sở hạ tầng.
- Thông tin về hệ thống ngân hàng.
- Thông tin về khách hàng, bạn hàng như: năng lực tài chính, khả
năng thực hiện hợp đồng.
- Thông tin về giá quốc tế của mặt hàng xuất khẩu.
1.2.2. Lập phương án kinh doanh
Lập phương án kinh doanh nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp tính
được hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp phải xác định mục tiêu của hoạt động xuất khẩu như vì lợi
nhuận, vì quan hệ, vì khai thơng thị trường; phải ước tính được các chỉ tiêu về
kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…để đưa ra các
phương án kinh doanh có tính khả thi nhất.
Doanh nghiệp phải đưa ra nhiều phương án kinh doanh khác nhau để lựa
chọn sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng của mình nhất. Tất cả các phương
án đưa ra đều phải đảm bảo tính cụ thể, tính khả thi, tính linh hoạt, tính nhất
quán, tính hợp lý.
1.2.3. Tổ chức thu mua, sản xuất tạo nguồn hàng
Trước khi xuất khẩu doanh nghiệp phải xác định cho được nguồn hàng.
Với các mặt hàng khác nhau thì có những đòi hỏi khác nhau về chất lượng, kiểu

dáng, mẫu mã,…nên doanh nghiệp cần sản xuất thu mua cho phù hợp nếu không
sẽ bỏ lỡ thời cơ, làm mất thị trường xuất khẩu.

5


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

1.2.4. Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng
Trên cơ sở đã xác định những thông tin về thị trường, lựa chọn được bạn
hàng, thu mua và sản xuất hàng hóa doanh nghiệp tiến hành xác định thời gian,
địa điểm tiến hành đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nội dung
giao dịch đàm phán bao gồm:
- Tên và chủng loại hàng hóa giao dịch mua bán.
- Giao dịch về chất lượng hàng hóa.
- Giao dịch về số lượng.
- Giao dịch về kiểu dáng bao bì.
- Giao dịch về giá cả.
- Giao dịch về địa điểm và thời gian giao hàng.
- Thanh toán và kết thúc hợp đồng.
Theo quy định của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả
bằng lời nói. Riêng Luật thương mại Việt Nam (năm 2005) quy định hình thức
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là văn bản hoặc các hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương.
1.2.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Khi hợp đồng đã được ký kết, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện hợp
đồng. Để thực hiện hợp đồng, thông thường doanh nghiệp xuất khẩu phải thực
hiện các công việc sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu

- Chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
- Thuê tàu hoặc lưu cước
- Mua bảo hiểm
- Làm thủ tục hải quan
- Giao hàng xuất khẩu
- Thực hiện các thủ tục thanh toán
6


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu
Sau khi kết thúc quá trình thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp tiến hành
đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu dựa trên một số chỉ tiêu như: tỷ suất ngoại
tệ xuất khẩu, lợi nhuận, doanh lợi, hiệu qua kinh doanh tương đối, hiệu quả sử
dụng vốn, chi phí thực hiện hợp đồng, mức độ rủi do. Từ đó hạch tốn lãi lỗ để
lập phương án kinh doanh cho kỳ tới một cách kịp thời nhất.
2. Khái niệm và sự cần thiết của hợp đồng xuất khẩu
2.1 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu là sự
thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định
bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán
tiền hàng.
Ở Việt Nam, điều 80 Luật Thương mại được Quốc hội khóa IX, kỳ họp
thứ 11 thơng qua ngày 10/5/1997, quy định về hợp đồng ngoại thương như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi là hợp đồng mua bán
hàng hóa được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là

thương nhân nước ngoài”.
Trong các văn bản quy chế khác của Bộ Thương mại Việt Nam thì hợp
đồng ngoại thương thường có đặc điểm sau:
- Đặc điểm 1: Hàng hóa
Hàng hóa là đối tượng mua bán của hợp đồng, được chuyển ra khỏi đất
nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh tốn có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc
đối với cả hai bên.
- Đặc điểm 3: Chủ thể của hợp đồng

7


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng
ngoại thương là người mua và người bán phải có cơ sở kinh doanh đăng ký tại
hai quốc gia khác nhau.
2.2 Sự cần thiết của hợp đồng xuất khẩu
Ngày nay sự phát triển kinh tế của một quốc gia không thể tách rời với
các quốc gia khác trên thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng các quốc gia không
thể tồn tại tách biệt với thế giới bên ngồi mà có thể đảm bảo đầy đủ điều kiện
vật chất và có thể phát triển. Vì thế cần phải phát triển thương mại quốc tế để
phát triển đất nước.
Tuy nhiên, trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh thương mại
quốc tế nói riêng cũng rất nhiều phức tạp. Mặc dù, đã được bàn bạc, thoả thuận
kỹ nhưng nếu khơng có hợp đồng thì nhiều khi vẫn có thể bị huỷ bỏ. Điều này
dễ xảy ra nếu thực tế sẽ khơng có lợi cho một bên nào đó.
Trên thực tế giao dịch bằng miệng nhiều khi vẫn có hiệu lực và bị ràng

buộc. Nhưng nếu có tranh chấp sẽ khơng có chứng cứ cụ thể để giải quyết.
Trường hợp giao kết bằng điện thoại, telex thông thường phải lưu giữ những nội
dung chào hàng xác định và các thơng báo gửi tin ưng thuận, nếu có tranh chấp
thì đó là chứng cứ. Tuy nhiên nếu có tranh chấp xảy ra khơng có hợp đồng là rất
khó xử. Vì thế trong kinh doanh thương mại quốc tế hợp đồng là rất cần thiết vì:
- Trong kinh doanh thương mại quốc tế giữa các nước với nhau, nếu có
sự khác nhau về chủ thể ngơn ngữ, chính trị, luật pháp, tơn giáo, tập qn. Đồng
thời có sự hiểu nhầm về thuật ngữ thống nhất đã dùng trong bản hợp đồng. Vì
thế khi có hợp đồng và các điều khoản qui định trong hợp đồng thì các bên có
thể hiểu một cách thống nhất với nhau.
- Hợp đồng là văn bản bằng chứng ghi rõ những điều khoản trên giấy
trắng mực đen và chữ ký của 2 bên tham gia hợp đồng. Vì thế sẽ là căn cứ pháp
lý ràng buộc các bên thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận.
Đồng thời nó là cơ sở để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của
doanh nghiệp đã ký kết.
- Hợp đồng sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp xảy ra nếu như
các bên không thực hiện đúng và đầy đủ trong hợp đồng. Nhằm đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của các bên.

8


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

II. Nội dung của công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Tùy thuộc vào các yếu tố có liên quan mà nội dung công tác thực hiện
mỗi hợp đồng xuất khẩu sẽ khác nhau, tuy nhiên đa số các hợp đồng xuất khẩu
đều có nội dung thực hiện như sau:
1. Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý

công tác xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy ngay sau khi ký kết
hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải ngay lập tức chuẩn bị các giấy tờ cần
thiết để xin giấy phép xuất khẩu (nếu hàng hóa đó thuộc diện phải xin giấy
phép) để thực hiện hợp đồng đó.
Giấy phép xuất khẩu ở đây được hiểu là tất cả các giấy phép mà doanh
nghiệp cần phải có để có thể xuất khẩu loại hàng hóa mà doanh nghiệp đã ký kết
trong hợp đồng xuất khẩu.
Thông thường, để xin giấy phép các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ
sơ xin giấy phép xuất khẩu bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Đơn xin giấy phép xuất khẩu
+ Hợp đồng xuất khẩu.
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu.
+ Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu và chứng minh năng lực xuất khẩu, các
bản thanh quyết toán của giấy phép cũ, bộ chứng từ chứng minh chất lượng
hàng hóa xuất khẩu.
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, công ty xuất khẩu phải
tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp
đồng đã ký với nước ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh tốn bằng
L/C).
Cơng việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom
tập trung làm thành lơ hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng
xuất khẩu.
9


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

2.1. Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn.

Trong khi đó sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất
manh mún, phân tán, vì vậy, trong rất nhiều trường hợp muốn làm thành lô hàng
xuất khẩu, công ty xuất khẩu phải tiến hành thu gom từ rất nhiều cơ sở sản xuất.
Cơ sở pháp lý để làm việc đó ký kết hợp đồng kinh tế giữa cơng ty xuất khẩu
với các cơ sở sản xuất.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng
mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng….
2.2. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu
Trong bn bán quốc tế, tuy khơng ít mặt hàng để trần hoặc để rời,
nhưng đại bộ phận hàng hóa địi hỏi phải được đóng gói bao bì trong q trình
vận chuyển và bảo quản. Muốn làm tốt được cơng việc đóng gói bao bì, một mặt
cần phải nắm vững loại bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần
nắm được những yêu cầu cụ thể của việc bao gói để lựa chọn bao gói thích hợp.
2.2.1. Loại bao bì
Trong bn bán quốc tế, người ta dùng rất nhiều loại bao bì. Các loại
thơng thường là:
- Hịm (case, box): Dùng cho những hàng có giá trị tương đối cao hoặc
dễ hỏng, dễ vỡ.
- Bao (bag): Dùng cho các sản phẩm nơng nghiệp và ngun liệu hóa
chất.
- Kiện hay bì (bale): Tất cả các loại hàng hóa có thể ép gọn mà phẩm
chất khơng bị hỏng thì đều có thể đóng thành kiện.
- Thùng (barrel, drum): Các loại hàng lỏng,chất bột và nhiều loại hàng
khác nữa phải đóng vào thùng.
Ngồi mấy loại bao bì thường dùng trên đây, cịn có một số loại khác
như: sọt, chai lọ, chum…

10



CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Các loại bao bì trên đây là bao bì bên ngồi (outer packing). Ngồi ra
cịn có bao bì bên trong (inner packing), bao bì trực tiếp (immediate packing).
2.2.2. Những nhân tố cần được xét đến khi đóng gói
Yêu cầu chung về đóng gói bao bì ngoại thương là an tồn, rẻ tiền và
thẩm mỹ. Điều đó có nghĩa là: Bao bì phải đảm bảo sự nguyên vẹn về chất
lượng, về chất lượng hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, phải đảm
bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời phải đảm bảo thu hút sự chú ý của
người tiêu thụ. Khi lựa chọn loại bao bì, công ty xuất khẩu phải xét đến những
điều đã thảo thuận trong hợp đồng, thứ đến phải xét đến tính chất của hàng hóa.
Ngồi ra cần xét đến những nhân tố dưới đây:
+ Điều kiện vận tải: khi lựa chọn bao bì người ta phải xét đến đoạn
đường dài hay ngắn, phương pháp và thời gian của việc vận chuyển, sự chung
đụng với hàng hóa khác.
+ Điều kiện khí hậu: Đối với những hàng hóa giao cho các nước có độ
ẩm khơng khí cao (tới 90%) và nhiệt độ trung bình tới 30 – 40 độ C, hoặc hàng
hóa đi qua những nước có khí hậu như vậy thì bao bì phải là những loại đặc biệt
bền vững. Thường thường đó là những hịm gỗ hoặc kim khí được hàn hoặc gắn
kín.
+ Điều kiện về luật pháp hoặc thuế quan: ở một số nước, luật pháp cấm
nhập khẩu những hàng hóa có bao bì làm từ những loại ngun liệu nhất định,
một số nước khác lại cho phép nếu có giấy tờ chứng nhận rằng nguyên liệu sản
xuất bao bì đã được khử trùng. Bên cạnh đó, ở một số nước thuộc khối liên hiệp
Anh, hải quan đòi hỏi phải xuất trình những chứng từ về xuất xứ của bao bì để
áp dụng các mức thuế suất khác nhau.
+ Điều kiện chi phí vận chuyển: Cước phí thường được tính theo trọng
lượng cả bao bì hoặc thể tích của hàng hóa. Vì vậy rút bớt trọng lượng bao bì
hoặc thu hẹp thể tích của hàng hóa sẽ tiết kiêm được chi phí vận chuyển.


11


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

2.3. Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được
ghi bên ngồi các bao bì nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao
nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.
Việc ký mã hiệu cần phải đạt được yêu cầu sau: sáng sủa, dễ đọc, không
phai màu, không thấm nước, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa.
3. Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
Trước khi giao hàng, công ty xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng
về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì (tức kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng
hóa xuất khẩu là động vật hoặc thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh
(tức kiểm dịch động thực vật).
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở
cửa khẩu. Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở có vai trị quyết định nhất. Cịn việc
kiểm tra hàng hóa ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở cơ sở
và thực hiện thủ tục quốc tế.
Việc kiểm nghiệm ở cơ sở là do tổ chức “kiểm tra chất lượng sản phẩm”
(KCS) tiến hành. Tuy nhiên thủ trưởng đơn vị vẫn là người chịu trách nhiệm
chính về phẩm chất hàng hóa.
Việc kiểm dịch thực vật ở cơ sở là do phòng bảo vệ thực vật (của huyện,
quận hoặc ở nông trường) tiến hành. Việc kiểm dịch động vật ở cơ sở là phòng
(trạm) thú y (của huyện, quận hoặc ở nông trường) tiến hành.
4.Thuê tàu hoặc lưu cước
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, việc thuê tàu chở hàng
được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng mua bán
ngoại thương; đặc điểm của hàng hóa được mua bán; và điều kiện vận tải.

Khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện CIF hoặc C
and F (cảng đến) thì doanh nghiệp phải tiến hành việc thuê phương tiện vận tải.
Tùy vào đặc điểm hàng hóa, tính chất kinh doanh…mà doanh nghiệp có
thể lựa chọn một trong các hình thức vận tải sau đây: Vận tải đường biển, vận tải
12


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

đường không, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đa phương thức hoặc
một số hình thức đặc thù khác.
Hiện nay trên thế giới phương tiện vận tải được sử dụng phổ biến nhất là
vận tải đường biển, nó thường chiếm khoảng 60 – 70% lưu lượng hàng hóa được
mua bán trên thế giới. Tiếp đó là vận tải đường không và vận tải đa phương
thức.
Đối với phương thức vận tải đường biển, doanh nghiệp có thể lựa chọn
các hình thức : thuê tàu chuyến, thuê tàu chợ, thuê bao tàu, hoặc vận chuyển
bằng container. Việc lựa chọn hình thức nào là tùy thuộc vào điều kiện giao
hàng, khối lượng hàng xuất khẩu.
Việc thuê tàu lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thơng tin về
tình hình thị trường th tàu và tinh thơng các điều kiện th tàu. Vì vậy trong
nhiều trường hợp, cơng ty xuất khẩu thường ủy thác việc thuê tàu, lưu cước cho
một công ty hàng hải : công ty thuê tàu và môi giới hàng hải, công ty đại lý tàu
biển…
Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên ủy thác thuê tàu với bên
nhận ủy thác thuê tàu là hợp đồng ủy thác. Có hai loại hợp đồng ủy thác thuê
tàu:
+ Hợp đồng ủy thác thuê tàu cả năm
+ Hợp đồng ủy thác thuê tàu chuyến
Công ty xuất khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hóa để lựa

chọn loại hình hợp đồng thích hợp.
5. Mua bảo hiểm
Hàng hóa chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế
bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại
thương. Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa khi họ ký
kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo điều kiện CIF hoặc CIP và điều kiện của
nhóm D.

13


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Để mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, doanh
nghiệp xuất khẩu cần thực hiện một số công việc sau:
+ Liên hệ với các công ty bảo hiểm để lấy hồ sơ quảng cáo các sản phẩm
bảo hiểm.
+ Lựa chọn công ty bảo hiểm,sản phẩm bảo hiểm và loại hình bảo hiểm.
+ Nghiên cứu điều kiện bảo hiểm cần mua (A,B,C).
Việc lựa chọn điều kiện bảo hiểm phải dựa vào 4 căn cứ sau:
- Các điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương
- Tính chất của hàng hóa
- Tính chất bao bì và phương thức xếp hàng
- Loại tàu chuyên chở
+ Đến công ty bảo hiểm làm giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hóa
chuyên chở và ký kết hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản.
+ Thanh tốn phí bảo hiểm cho cơng ty bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm
hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú ý tới
một số vấn đề cơ bản sau:

Trị giá bảo hiểm: Trị giá bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu được tính
theo cơng thức sau:
(C+F)
V= 110%CIF = --------- x (a +1)
(1-R)
Trong đó: V là giá trị bảo hiểm; F là cước phí vận tải; C là giá FOB của
hàng hóa; R là tỷ lệ phí bảo hiểm; a là tỷ lệ lời dự tính ( theo thơng lệ của quốc
tế: a= 10%).
Tỷ lệ phí bảo hiểm: Đây là chỉ số % dùng để tính phí bảo hiểm cho
hàng hóa xuất khẩu, tỷ lệ này thường dao động từ 2/1000 (hai phần ngàn) đến
2/100 (hai phần trăm) tùy thuộc vào các yếu tố sau:
(1) Đặc điểm tính chất của hàng hóa chuyên chở;
14


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

(2) Tuổi của tàu, cấp tàu,quốc tịch tàu, chủ tàu…;
(3) Điều kiện bốc và dỡ hàng ở cảng đi và đến, hành trình của tàu…;
(4) Loại bao bì của hàng được bảo hiểm: hàng rời, bao kiện hay
container…;
(5) Sự lựa chọn điều kiện bảo hiểm: A; B; hay C.
Hiện nay, tỷ lệ phí bảo hiểm bình qn theo thơng lệ quốc tế là 8/1000
(tám phần ngàn).
Phí bảo hiểm: Là khoản tiền mà nhà xuất khẩu phải trả cho công
ty bảo hiểm khi mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu để được bồi thường khi
có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển.
Phí bảo hiểm sẽ được tính theo cơng thức sau:
(C + F)
I = CIF x R = ------------ x (a + 1) x R

(1 – R)
Trong trường hợp tàu già ( trên 15 năm ) thì:
I = CIF x R` (với R` = R + R1 + R2)
Trong đó : I là phí bảo hiểm; C là giá FOR của hàng hóa; F là cước phí
vận tải; R là tỷ lệ phí bảo hiểm; R1 là tỷ lệ phụ phí; R2 là tỷ lệ phí tàu già; a là tỷ
lệ lời dự tính.
6. Làm thủ tục hải quan
Theo khoản 9 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải
quan được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 thì thủ tục hai quan
khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa bao gồm 3 bước sau:
(1) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ
hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải
quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống sử lý dữ liệu điện tử
của hải quan.
(2) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho
việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
15


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

(3) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Địa điểm làm thủ tục hải quan: Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật hải quan nêu rõ:
Ðịa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Hải quan cửa khẩu, trụ sở Hải
quan ngoài cửa khẩu.
Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử
lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.

Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy
định.
Hồ sơ hải quan: Khi làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, doanh
nghiệp xuất khẩu phải lập bộ hồ sơ hải quan cho hàng hóa xuất khẩu trước khi
thơng quan. Hồ sơ hải quan gồm có:
a) Tờ khai hải quan;
b) Hóa đơn thương mại;
c) Hợp đồng mua bán hàng hóa;
d) Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng
mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.
Hồ sơ hải quan là hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử. Hồ sơ hải quan điện tử
phải bảo đảm tính tồn vẹn và khn dạng theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở Hải
quan. Trong trường hợp có lý do chính đáng, được thủ trưởng cơ quan hải quan
nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan đồng ý, người khai hải quan được gia hạn thời gian
phải nộp, xuất trình một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; bổ sung, sửa chữa
16


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

thay thế tờ khai hải quan đã đăng ký đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng
hóa, phương tiện vận tải hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
nộp tờ khai hải quan và hồn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định; khai một lần
để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định.
Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan: Khoản 11 Điều 1 Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan nêu rõ:”Hàng hóa xuất khẩu
được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ
khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
đăng ký”.
Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: theo quy định thì hàng hóa
xuất khẩu có thể được kiểm tra hải quan tại một trong ba địa điểm sau đây: Tại
cửa khẩu, tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, tại địa điểm khác do
Tổng cục hải quan quy định trong trường hợp cần thiết.
Tiến hành việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu có thể được tiến hành theo
một trong ba phương thức sau: Miễn kiểm tra thực tế, Kiểm tra xác suất thực tê,
Kiểm tra thực tế toàn bộ.
Nghĩa vụ kê khai và nộp thuế: Doanh nghiệp xuất khẩu tự kê khai thuế
trong tờ khai hải quan và phải tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày đăng ký tờ khai, nếu phát hiện có sự
nhầm lẫn trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế thì phải báo cho cơ quan hải
quan nơi làm thủ tục để điều chỉnh số tiền thuế phải nộp.
7. Giao hàng xuất khẩu
Hàng xuất khẩu của ta được giao về cơ bản bằng đường biển và đường
sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các công
việc sau:
+ Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên
chở cho người vận tải (đại diện hàng hải hoặc thuyền trưởng hoặc công ty đại lý
tàu biển) để đổi lấy sơ đồ xếp hàng (Stowage plan).
+ Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
17


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

+ Bố trí phương tiện vận tải đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.

+ Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy
vận đơn đường biển.
Vận đơn đường biển phải là vận đơn nhập khẩu hoàn hảo, đã bốc hàng
(Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được (Negotiable).
Nếu hàng hóa được giao bằng container khi chiếm đủ một container
(FCL), chủ hàng phải đăng ký thuê container, đóng hàng vào container và lập
bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết
một container (LCL), chủ hàng phải lập “bản đăng ký hàng chuyên chở” (cargo
list). Sau khi đăng ký được chấp thuận, chủ hàng giao hàng đến ga container cho
người vận tải.
Nếu hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng
ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và
khối lượng hàng hóa. Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng,
niêm phong cặp chì làm các chứng từ vận tài, trong đó chủ yếu là vận đơn
đường sắt.
8. Thực hiện các thủ tục thanh tốn
a)Thanh tốn bằng thư tín dụng
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh tốn bằng thư tín dụng,
đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngồi mở thư tín
dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả năng
thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C khơng đáp ứng
được các u cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng.
Khi lập bộ chứng tử thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán
triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hơp với những yêu cầu của L/C cả về nội
dung lẫn hình thức.
b) Thanh tốn bằng phương thức nhờ thu
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh tốn tiền hàng bằng phương
thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải
18



CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

hồn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác cho ngân
hàng việc thu đòi tiền.
Chứng từ thanh tốn cần được lập hợp lệ, chính xác và nhanh chóng giao
cho Ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại
địi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét
yêu cầu của khách hàng (đơn vị nhập khẩu ). Việc giải quyết khiếu nại phải khẩn
trương, kịp thời, có tình, có lý.
Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể
giải quyết bằng một trong những phương pháp sau:
+ Giao hàng thiếu.
+ Sửa chữa hàng hỏng.
+ Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng.
+ Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hóa giao
vào thời gian sau đó.
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện
nhau tại hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hoặc tại tào án.
III. Các nhân tố chủ yếu tác động tới công tác thực hiện hợp đồng xuất
khẩu
1. Các nhân tố chủ quan
1.1. Mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp sẽ quyết định tồn bộ q trình hoạt động
của doanh nghiệp nói chung cũng như cơng tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu
nói riêng.
Tùy theo mục tiêu của doang nghiệp trong mỗi thương vụ kinh doanh là
vì lợi nhuận, vì quan hệ hay vì mở rộng thị trường… mà cơng tác thực hiện hợp

đồng xuất khẩu sẽ được thúc đẩy nhanh hay chậm.
19


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

1.2. Khả năng vốn của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố hàng đầu quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp nói
chung và của cơng tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng.
Vốn là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thuê lao động,
đầu tư sản xuất, thu mua tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu. Vốn là yếu tố
cần thiết để doanh nghiệp hiện đại hóa nhằm đáp ứng tốt hơn cho hoạt động của
doanh nghiệp.
1.3. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp thể hiện ở cả hai mặt là số lượng và
chất lượng cán bộ công nhân viên trong cơng ty. Một doanh nghiệp có đủ đội
ngũ lao động có tay nghề, trình độ chun mơn nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu
cầu kinh doanh trong điều kiện mới là yếu tố quan trọng góp phần quyết định
đến thắng lợi của doanh nghiệp.
Với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm thì
cơng tác thực hiện hợp đồng sẽ được đảm bảo cả về mặt thời gian và chất lượng
nâng cao uy tín của cơng ty với các bạn hàng.
1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và công nghệ
Để công tác thực hiện hợp đồng diễn ra một cách nhanh chóng và kịp
thời thì khơng chỉ cần có đội ngũ nhân viên có trình độ chun mơn và giàu kinh
nghiệm mà cịn phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại phục
vụ cho công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật là hệ thống kho tàng, mặt bằng sản
xuất, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển… đáp ứng nhu cầu của hoạt
động xuất khẩu. Ngoài ra cũng cần phải trang bị các sản phẩm ứng dụng công

nghệ hiện đại như máy tính, internet, phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho
công tác thực hiện hợp đồng; tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả của cơng tác
thực hiện hợp đồng.

20


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

1.5. Cơ cấu tổ chức và chính sách đãi ngộ nhân sự của công ty
Tổ chức bộ máy của doanh nhgiệp có phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề
ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới, thúc đẩy kinh doanh phát
triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu qua kinh tế. Nếu bộ máy của cơng ty
được bố trí hợp lý thì các cấp lãnh đạo sẽ dễ dàng chỉ đạo cấp dưới trong công
tác nghiệp vụ. Nếu bộ máy quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp cồng kềnh
kém hiệu lực, bảo thủ trì trệ, khơng đáp ứng được những địi hỏi mới trên thị
trường, làm cản trở công tác thực hiện hợp đồng hoặc bỏ lỡ thời cơ kinh doanh
thì sẽ gây ra hậu quả trên nhiều mặt: tâm lý, tinh thần, chính trị và đặc biệt là
suy giảm về kinh tế.
Trong q trình điều hành doanh nghiệp, nhiều cơng ty nổi tiếng trên thế
giới cũng nhận thấy rằng, nhiệm vụ kinh doanh sẽ khơng hồn thành nếu khơng
có những con người hết lịng vì doanh nghiệp. Trong q trình thực hiện hợp
đồng xuất khẩu cũng vậy, cơng ty cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý như
khen thưởng, động viên, khích lệ…khi cơng việc được hồn thành thuận lợi
hoặc vượt trên dự kiến. Việc làm đó tạo ra bầu khơng khí thân mật gắn bó trong
đơn vị, cùng lao động và cùng hưởng thụ theo sự cống hiến của từng người.
2. Các nhân tố khách quan
2.1. Khách hàng
Khách hàng là nhân tố được xem xét đến hàng đầu. Theo quan điểm của
marketing hiện đại thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải xuất phát từ

khách hàng và nhằm hướng tới khách hàng. Trong kinh doanh nói chung cũng
như trong cơng tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng thì sự am hiểu về
khách hàng là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động.
2.2. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh được coi là nhân tố có tác động lớn đối với hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp; và do đó cũng ảnh hưởng tới công tác thực
hiện hợp đồng.

21


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Sự biến động của môi trường kinh doanh sẽ tác động thuận chiều hay
nghịch chiều là phụ thuộc vào khả năng thích ứng, sự chuẩn bị của mỗi doanh
nghiệp.
2.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Các chính sách về thuế quan, hạn ngạch, tỷ giá hối đoái …sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới cơng tác thực hiện hợp đồng. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng tới
hoạt động của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường song nó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.4 Luật pháp quốc tế
Hiện nay, khi các nền kinh tế tiến lại ngày càng gần nhau hơn thì để có
thể điều chỉnh các quan hệ đó mà khơng có bên nào phải chịu bất lợi thì sự ra
đời của các văn bản pháp lý mang tính quốc tế là cần thiết.
Luật pháp quốc tế ở đây được hiểu là hệ thống pháp luật được áp dụng
khi điều chỉnh quan hệ của hai chủ thể có quốc tịch hay trụ sở khác nhau. Chúng
có thể là: Điều ước quốc tế, Tập quán quốc tế, Tiền tệ pháp hoặc Luật quốc gia.
Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu thì tức là họ đã tham
gia vào hoạt động thương mại quốc tế, chính vì vậy họ khơng thể đứng ngồi sự

điều chỉnh của các văn bản trên.
2.5 Các nhân tố hỗ trợ khác
Sự phát triển của ngành vận tải, của ngành bảo hiểm và của hệ thống
ngân hàng sẽ là các nhân tố thúc đẩy công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu
được thuận tiện và nhanh chóng.
Ngành vận tải giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian
cho cơng việc vận chuyển hàng hóa. Ngành bảo hiểm giúp cho doanh nghiệp
hạn chế được các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu nói chung cũng như cơng tác
thực hiện hợp đồng nói riêng. Hệ thống ngân hàng giúp cho việc thanh tốn diễn
ra một cách thuận lợi, họ cịn đưa ra các cảnh báo hữu ích cho doanh nghiệp khi
tiến hành các giao dịch với các cơng ty nước ngồi.

22


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HAPROSIMEX GROUP
I. Giới thiệu chung về cơng ty Haprosimex Group
1. Q trình hình thành và phát triển
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Haprosimex
Group) được thành lập theo quyết định số 528/UBND-QĐ ngày 29/01/1993 của
UBND TP. Hà Nội với số vốn điều lệ là 200 tỷ. Đây là loại hình doanh nghiệp
100 % vốn Nhà Nước chịu sự quản lý của UBND TP.Hà Nội, lĩnh vực hoạt
động chính là sản xuất và xuất nhập khẩu.
Haprosimex là công ty hàng đầu chuyên sản xuất và xuất nhập khẩu một
loạt các mặt hàng như: sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, hàng nơng
lâm sản …
Haprosimex có quan hệ kinh doanh với khoảng 60 nước và vùng lãnh

thổ ở hầu hết các khu vực trên toàn thế giới như: Châu Á, Đông Âu, EU, Châu
Phi, Bắc Mỹ và Úc.
Khẩu hiệu và phương châm của cơng ty là “TẤT CẢ VÌ KHÁCH
HÀNG”, do đó cơng ty ln đánh giá cao tất cả ý kiến đóng góp của khách hàng
dựa trên sự hợp tác các bên cùng có lợi. Cơng ty sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu
cầu của khách hàng với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh, số lượng và thời
gian giao hàng đảm bảo.
Trên thực tế, từ nhiều năm nay, Công ty Sản xuất- xuất nhập khẩu tổng
hợp Hà Nội (Haprosimex) hiện là công ty mẹ của Haprosimex Group đã thí
điểm hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - con và đã đạt được những kết quả
khả quan. Các đơn vị thành viên của Haprosimex với chức năng sản xuất đa
ngành nghề, trong đó chủ yếu là sản xuất hàng dệt, may mặc, dệt len, chế biến
nông lâm sản để xuất khẩu … đã luôn chủ động đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ, máy chuyên dùng,
nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tạo thế chủ động trong sản xuất.

23


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Với phương châm phát triển lâu dài, bền vững, Haprosimex luôn là đơn vị đi
đầu trong việc đầu tư những dự án sản xuất hàng xuất khẩu của TP. Hà Nội.
Xí nghiệp mũ xuất khẩu của cơng ty với những loại mũ thêu cao cấp đã
đứng vững ở thị trường rất khó tính như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, kim ngạch xuất
khẩu ngày càng tăng. Hai đơn vị sản xuất hàng may mặc của Haprosimex
Group là Xí nghiệp may Thanh Trì và Liên doanh MSA- Hapro đã đi đầu trong
việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại được đánh giá là cao cấp trong khu
vực Đông Nam Á như công nghệ may khơng chỉ, với những máy móc đặc
chủng, mỗi chiếc giá hơn 20.000 USD, sản xuất được những mặt hàng cao cấp

đang được thế giới rất ưa chuộng. Theo ông Nguyễn Cự Tẩm- Tổng Giám đốc
Haprosimex Group - cho biết, hiện nay những sản phẩm may giá rẻ rất khó cạnh
tranh vì q nhiều đơn vị làm, Haprosimex Group đi theo hướng đầu tư làm
hàng cao cấp, như vậy sẽ tạo được ấn tượng hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Do chịu khó đầu tư nên Haprosimex Group là một trong số ít những đơn vị được
hãng NIKE chọn làm đối tác với những đơn hàng rất lớn.
Công tác xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu được Haprosimex
Group đặc biệt coi trọng. Haprosimex Group là doanh nghiệp đầu tiên của Việt
Nam thành lập chi nhánh và mở showroom diện tích 1.200m2, giới thiệu và bán
sản phẩm tại Nam Phi. Đây sẽ là “bàn đạp” để thâm nhập vào thị trường Nam và
Trung Phi. Việc mở thành công showroom này của Haprosimex Group bước đầu
đã có tín hiệu tốt, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Haprosimex Group sang
thị trường này tăng trưởng cao. Đồng thời, showroom này không chỉ là nơi giới
thiệu và chào bán những sản phẩm của Haprosimex Group mà tương lai sẽ là nơi
giới thiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng với thị
trường Nam Phi.
Ngồi ra, cán bộ thị trường của Haprosimex Group còn nghiên cứu thị
trường thế giới để tìm cách khai thác thị trường ngách mà các công ty khác
không để ý. Đầu năm 2007, Haprosimex Group đã xuất khẩu loại giấy
photocopy sang thị trường Nhật Bản, mở ra triển vọng xuất khẩu lâu dài.
24


CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688

Nhờ những nỗ lực tìm tịi, kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng
trưởng cao. Những năm qua, Haprosimex ln là doanh nghiệp có kim ngạch
xuất khẩu dẫn đầu Thủ đơ và liên tục được Nhà nước, Chính phủ, và UBND
TP. Hà Nội khen thưởng trên các lĩnh vực hoạt động.
+ Một vài thông tin chủ yếu:

- Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
tổng hợp Hà Nội
- Tên giao dịch quốc tế: HANOI GENERAL PRODUCTION AND
IMPORT - EXPORT COMPANY
- Tên viết tắt: Haprosimex group
- Giám đốc: Nguyễn Cự Tẩm
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà Nước
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và xuất nhập khẩu
- Địa chỉ: 22 Hàng Lược, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
- Điện thoại: (84)-4-8267708
- Fax: (84)-4-8264014
- Website: rosimex .com.vn
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty :
2.1 Chức năng
Haprosimex thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước của
tổng công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Hà Nội, đồng thời chịu trách nhiệm
trước UBND TP. Hà Nội về việc bảo toàn số vốn được giao.
Haprosimex giữ vai trò chủ đạo tập trung chi phối và liên kết các hoạt
động của công ty con theo chiến lược phát triển ngành thương mại thủ đô trong
từng giai đoạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty mẹ - tổng công ty
sản xuất và xuất nhập khẩu hà nội và các công ty được UBND thành phố giao.
Haprosimex kiểm tra giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực
hiện các chế độ chính sách, phương thức hoạt động kinh doanh của các công ty

25


×