BÀI TIỂU LUẬN SINH THÁI NHÂN VĂN
“MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ TRỒNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.ĐỖ THỊ THANH LOAN(532248)
2.LÊ THÀNH NAM(532255)
3.NGUYÊN VĂN BÌNH(532204)
4.HOÀNG THỊ NGÂN HÀ (532218)
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
Phần II: Thân bài
1.Hiện trạng
2. Nguyên nhân
3. Giải pháp
3.1. Đề xuất của cá nhân người viết
3.2. Những giải pháp của nhà nước (khái quát về dự án trồng mới 5
triệu hecta rừng)
3.3. Vài nét phân tích và đánh giá về dự án Trồng mới 5 triệu hecta
rừng của nhóm thực hiện đề tài
3.4. Đánh giá chung về dự án Trồng mới 5 triệu hecta rừng
Phần III. Kết luận
Phần I : MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong số mười nước trồng rừng nhiều nhất thế giới. Cùng với tài
nguyên đất, nước, thực vật và động vật rừng là loại tài nguyên có khả năng tái sinh và có
vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của con người.
Có thể kể đến ngay nguồn cung cấp oxy cho khí quyển chính là từ rừng, nhân tố
này đặc biệt quan trọng cho sự tồn tại của sinh vật. Kế đến, thực thể sinh học này là màng
lọc không khí trong lành như: cản khói bụi, hạn chế nhiều loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn gây
hại cho người và các động vật. Rừng còn là nhân tố quan trọng trong điều hoà khí hậu quả
đất hay chính là lá phổi xanh của trái đất. Đây còn là nguồn cung cấp nguyên liệu, hợp chất
hoá học, lương thực, thực phẩm cho con người…Ngoài ra rừng có mối quan hệ mật thiết
với đất, tham gia vào các quá trình hình thành phát triển đất, ngược lại đất là cơ sở duy trì
sự tồn tại và phat triển của rừng. Hệ thống đất- rừng đảm nhiệm chức năng quan trọng là
yếu tố tối cần thiết cho sự sống con người và các động vật khác.
Với nhiều vai trò quan trọng như vậy, nhưng hiện nay cùng với quá trình công
nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, một số lượng đất rừng đã bị chuyển đổi mục đích sử
dụng, nghiêm trọng hơn là việc khai thác quá mức dẫn đến những hậu quả khó lường. Từ
đó có thể thấy trồng rừng là một quyết sách cấp thiết của chính phủ, và nhiều dự án,
chương trình hành động đã được đưa ra. Tuy nhiên những biện pháp ấy đã dược cụ thẻ hoá
bằng hành động như thế nào? Đã có ý nghĩa thiết thực gì để làm tăng diện tích rừng của
Việt Nam?
Trong bài tiểu luận nhỏ này, chúng tôi xin đưa ra một số nhận xét dưới góc độ
khách quan về một trong số những dự án trên, cụ thể là:” Dự án trồng mới 5 triệu hecta
rừng” được Quốc Hội thông qua tháng 08/1997.. Thêm vào đó là một số ý kiến đóng góp
về việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng :Rừng
Phần II: THÂN BÀI
1. Hiện trạng
Trong thời kỳ đầu của đất nước, rừng đã từng che phủ khắp lãnh thổ. Đến thời kỳ
thuộc Pháp, rừng đã bị chặt để trồng caosu, chè, cà phê,… nhưng độ che phủ vẫn còn
khoảng 14,29 triệu ha, chiếm 43,8% (1943)
1
; năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha
(chiếm 29% diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%) đến năm 1989 chỉ còn
6, 5 triệu ha (19,7%) (Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, 1989).
Hình: Bản đồ mô tả rừng che phủ ở Việt Nam qua các thời kỳ
VN có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà
các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được:
- Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật,
nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Hộ, 1991- 1993), trong đó có khoảng
10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được
dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc.
1
Theo Maurand (1945) diện tích đất rừng là 14.325.000 ha, chiếm 48,3% tổng diện tích của cả nước
(32.804.000 ha)
- Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có
những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ, Mã
Lai, Miến Ðiện. Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò
sát, 80 loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển.
* Sự tàn phá rừng ở Việt Nam
Năm 1945 diện tích rừng ở Việt Nam là 14 triệu ha đến hiện nay chỉ còn lại khoảng
6,5 triệu ha, như vậy trung bình mỗi năm rừng Việt Nam bị thu hẹp từ 160 - 200 ngàn ha.
Nguồn tài nguyên động vật đa dạng của rừng Việt Nam cũng bị giảm sút nghiêm
trọng
Trong những năm gần đây, do lợi ích trước mắt của nguồn lợi thủy hải sản, dẫn đến
sự tàn phá các rừng ngập mặn để lấy chất đốt và làm vuông nuôi các loài thủy hải sản có
giá trị kinh tế ; điều này xảy ra nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng
và một số các tỉnh ven biển và hậu quả của nó là phá vở sự cân bằng hệ sinh thái rừng ngập
mặn, làm mất đi nơi sinh sản của một số loài tôm cá nước ngọt và biển, đồng thời gây nên
hiện tượng xói mòn bờ biển do sóng và do gió.
Dựa vào mục đích sử dụng, đất rừng ở Việt Nam được chia thành 3 loại chính:
(1) Rừng sản xuất chiếm 52% tổng diện tích đất lâm nghiệp
(2) Rừng phòng hộ chiếm 38% tổng diện tích đât lâm nghiệp;
(3) Rừng đặc dụng (khu bảo vệ) chiếm 10% tổng diện tích đất lâm
nghiệp
Tính đến năm 2005, cùng với sự ưu tiên của chính phủ và sự giúp đỡ của quốc tế,
tổng số 128 khu bảo vệ với tổng diện tích 2.395.200 ha được thành lập (con số này không
bao gồm khu bảo vệ biển và khu đất ngập nước).
.