Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự trên địa bàn huyện châu thành đên năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.91 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh
tế, Đảng và Nhà nước ta phấn đấu xây dựng đến năm 2020 sẽ trở thành nước công
nghiệp, có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực. Trước những chuyển biến mạnh
mẻ của nền kinh tế hội nhập cùng sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và thế
giới đã đem lại những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta từ nước nghèo có nền kinh tế
kém phát triển trở thành nước có nền kinh tế đang phát triển, có mức thu nhập trung
bình. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học - kỹ thuật công nghệ, văn hóa, xã
hội…đem lại những lợi ích thiết thực phục vụ nâng cao đời sống nhân dân trong
nước. Bên cạnh sự phát triển đã đạt được là kèm theo những mặt tiêu cực về quá trình
hội nhập như tạo cơ hội cho các tổ chức lưu vong phản động trong và ngoài nước có
điều kiện thâm nhập phát triển, các loại tội phạm xuyên quốc gia, sự du nhập của văn
hóa phẩm đồi trụy, bạo lực kém lành mạnh không kiểm soát đã ảnh hưởng đến sự gia
tăng tội phạm cùng với phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày càng tinh
vi xảo quyệt hơn và phức tạp hơn trên phạm vi cả nước.
Cùng với sự gia tăng và diễn biến chung về tình hình tội phạm hình sự của cả
nước thì trên tỉnh An Giang hiện nay các loại tội phạm không ngừng gia tăng về số
lượng, số vụ và số người phạm tội. Trọng án không ngừng gia tăng qua từng năm, hậu
quả tăng về số người thiệt mạng, bị xâm hại sức khỏe và tài sản thiệt hại ngày càng
lớn, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước về công cuộc giữ
gìn an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội.
Riêng đối với địa bàn huyện Châu Thành từ năm 2010 đến nay, tình hình tội
phạm không ngừng gia tăng qua từng năm, tội phạm hình sự hoạt động ngày càng tinh
vi và xảo quyệt hơn, phương thức thủ đoạn ngày càng trắng trợn nham hiểm và có sự
chuẩn bị đối phó với lực lượng công an gây ảnh hưởng rất lớn đối với công tác giữ
gìn và bảo vệ TTATXH trên địa bàn, gây khó khăn cho công tác điều tra khám phá xử
lý án và công tác phòng ngừa tội phạm; ngày càng suy giảm lòng tin của quần chúng

Trang 1



nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ ANTT và TTATXH của Ngành Công an cũng như
niềm tin của người dân đối với Đảng và chính quyền.
Trước tình hình trên, cùng với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, của
Tỉnh Ủy, UBND tỉnh An Giang và Công an tỉnh An Giang thì Đảng bộ huyện Châu
Thành và Công an huyện Châu Thành luôn chú trọng đến công tác đấu tranh phòng
chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành.
Trãi qua những thực tiễn từ công tác điều tra đấu tranh tội phạm, ngăn ngừa và
và phòng chống các loại tội phạm, trước tình hình diễn biến phức tạp của các loại tội
phạm, tôi xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra đấu
tranh phòng chống tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm
2020” làm tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận hành chính và cũng để nhằm làm
rõ diễn biến tình hình của các loại tội phạm để góp phần nhỏ vào công tác chung của
ngành Công an huyện Châu Thành trong lĩnh vực công tác điều tra đấu tranh phòng
chống tội phạm trên địa bàn huyện Châu Thành trong những năm tới nhằm mục đích
đấu tranh có hiệu quả và thiết thực hơn công tác giữ gìn ANTTXH trên địa bàn.

Trang 2


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM HÌNH SỰ

1. Những lý luận chung về công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội
phạm hình sự.
1.1. Khái niệm tội phạm hình sự:
- Khái niệm: Tội phạm hình sự là tội phạm xâm phạm chế độ kinh tế, trật tự an
toàn công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tín mạng, sức
khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,

xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà không có
mục đích chống chính quyền nhân dân.
Tội phạm hình sự được quy định từ chương XII đến chương XXII của Bộ luật
hình sự.
1.2. Nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm:
Khái niệm: Nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh tội phạm hình sự là tổng hợp
các hiện tượng xã hội tiêu cực và những sơ hở thiếu sót bộc lộ trong quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội làm nảy sinh tội phạm hình sự.
1.2.1. Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan làm nảy sinh tội phạm hình sự ở nước ta là những
hiện tượng xã hội tiêu cực xuất hiện độc lập với ý thức chủ quan của những người có
trách nhiệm trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, làm nảy sinh tội phạm.
Nguyên nhân khách quan bao gồm:
- Tâm lý tư hữu ở một bộ phận dân cư.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường.
- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, tư tưởng làm
giàu, đạt lợi nhuận tối đa bằng con đường bất hợp pháp và cạnh tranh thiếu lành
mạnh.
- Đạo đức xã hội của một bộ phận dân cư bị thoái hóa và xuống cấp.

Trang 3


- Do sự xuất khẩu tội phạm của nước ngoài vào nước ta.
- Do âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch.
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan làm nảy sinh tội phạm hình sự ở nước ta là những sơ hở
thiếu sót bộc lộ trong quá trình quản lý, xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
của những người có trách nhiệm trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội làm nảy
sinh tội phạm.

- Những sơ hở thiếu sót, nhược điểm trong công tác quản lý kinh tế, quản lý
nhà nước và quản lý xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.
- Những thiếu sót, non kém trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và các
văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống tội phạm nói riêng.
- Những thiếu sót khuyết điểm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,
xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
1.3. Hậu quả và tác hại của của tội phạm hình sự:
Tội phạm hình sự để lại những hậu quả nặng nề như thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tinh thần và danh dự nhân phẩm của con người, thiệt hại về tài sản, xâm phạm
đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm đến quan hệ pháp luật được
nhà nước bảo vệ; làm đạo đức của con người bị thoái hóa, biến chất; làm truyền thống
thuần phong mỹ tục tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam bị mai một đi;
làm suy giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền, làm mất tín kỷ cương của
pháp luật, làm mất công bằng xã hội, gia đình bị ly tán, gây tâm lý hoan mang lo sợ,
dư luận xấu không tốt trong quần chúng nhân dân về nền an ninh trật tự và trật tự an
toàn xã hội của nước nhà. Đặc biệt nguy hiểm hơn cả là làm suy giảm niềm tin của
nhân dân đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam .
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác điều tra đấu tranh
phòng chống tội phạm hình sự.

Trang 4


2.1. Quan điểm của Đảng.
Công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự luôn được Đảng xác
định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ XI tiếp tục khẳng định nêu những những nội dung cơ bản về tăng cường Quốc
phòng – An ninh bảo vệ vững chắc tổ quốc trong giai đoạn hiện nay là “Phát huy
mạnh mẻ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt

mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới vùng trời, bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội, chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch và sẳn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Đảng ta có nhiều Chủ trương, Chính sách, Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo công tác
điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự như:
- Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/04/1994 của Trung ương Đảng về lãnh đạo
phòng, chống các tệ nạn xã hội.
- Chỉ thị số 48/CT-BCT ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới”.
- Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 30/11/1996 của Trung ương Đảng về tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
- Kết luận số: 86/KL-BCT ngày 5/11/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới.
2.2. Quan điểm của Nhà nước.
- Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định tại điều 45: “ Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an

Trang 5


toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng
toàn dân xây dựng đất nước”; tại điều 47: “Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt
cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm
sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài

sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội
phạm” và tại điều 74: “ Mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”.
- Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
- Luật phòng chống ma túy năm 2001.
- Luật Công an nhân dân năm 2005.
- Luật giao thông đường bộ năm 2008.
- Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.
- Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2004.
- Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 8/7/2010 quy định về phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Chỉ thị số 135/CT ngày 14/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng
cường công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
- Nghị quyết số: 1546/1999/NQLT ngày 26/11/1999 về phối hợp tuyên truyền
thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm của Chính phủ.
- Kế hoạch số: 01/138/BCĐ-CP ngày 10/02/1999 về việc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ và chương trình quốc
gia phòng, chống tội phạm.

Trang 6


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH

1. Thực trạng công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa

bàn huyện Châu Thành.
1.1. Khái quát về địa bàn huyện Châu Thành.
- Vị trí địa lý: Châu Thành là địa bàn giáp ranh với thành phố Long Xuyên,
huyện Chợ Mới, huyện Thoại Sơn, huyện Châu Phú và huyện Tri Tôn có diện tích tự
nhiên là 35.506,21 hecta. Địa hình huyện Châu Thành bằng phẳng, cò dòng sông Hậu
chảy qua, có cồn Bà Hòa (Cồn xã Bình Thạnh), có nhiều sông rạch chằng chịt. Huyện
Châu Thành có tuyến Quốc lộ 91 chạy qua và có một tuyến Tỉnh lộ 941. Với đặc
điểm chung của địa hình là đồng bằng và sông nước nên kinh tế của nhân dân chủ yếu
là làm lúa, trồng rẫy và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, người dân Châu Thành luôn
chất phát và sống hài hòa với thiên nhiên. Do có tuyến Quốc lộ 91 và Tỉnh lộ 941 là
điều kiện để nảy sinh các loại tội phạm hình sự từ khu vực Thành phố Long Xuyên
thâm nhập và tội phạm từ tuyến biên giới đổ về. Hiện nay sự phát triển nhanh chóng
của ngành nuôi trồng thủy sản cũng là điều kiện nảy sinh phát triển tội phạm về môi
trường.
- Đặc điểm tự nhiên: Huyện Châu Thành có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã
và 1 thị trấn An Châu, dân số tính đến năm 2010 là 170.588 người, mật độ dân số là
480 người/1km2 , số người trong độ tuổi lao động là 110.683 người. Châu Thành có 4
dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, Chăm, Khơ Me và Hoa. Có các tôn giáo như: Đạo
Phật, Phật giáo hòa hảo, Cao đài, Thiên chúa, Tin lành, Bửu Sơn kỳ hương, đạo
Nguyễn Long Châu và Tứ Ân hiếu nghĩa…và đây cũng là điều kiện để các phần tử
cực đoan, các tổ chức phản cách mạng lợi dụng để chống phá Đảng, chính quyền và
nhà nước ta.

Trang 7


1.2. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn.
Trong những năm qua tình hình tội phạm và phạm pháp hình sự xảy ra trên
địa bàn diễn biến phức tạp và gia tăng qua từng năm; tội phạm có dấu hiệu có tổ chức,
băng nhóm và các loại tội phạm mới như: Cưỡng đoạt tài sản, đánh nhau có tổ chức,

thuê băng nhóm xã hội đen đánh nhau, đòi nợ thuê, tàng trữ công cụ hổ trợ và vũ khí
trái phép…xuất hiện. Bên cạnh các loại tội phạm của các năm trước như: Cố ý gây
thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản, tội phạm giết người, hiếp dâm và giao cấu với trẻ em…không ngừng gia
tăng. Các loại tệ nạn xã hội như đá gà, đánh bài, lắc bầu cua có tổ chức, karaoke trá
hình hoạt động mại dâm, massage không lành mạnh biến tướng mại dâm diễn ra phức
tạp. Tình hình tai nạn giao thông xảy ra qua từng năm không ngừng gia tăng về số vụ,
số người chết, đa số trường hợp vi phạm là tham gia giao thông trong tình trạng say
rượu, không chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn giao thông
chết người. Nhận thấy được tác hại và hậu quả to lớn của tội phạm trên địa bàn nên
cùng với sự quyết tâm chung của cả hệ thống trị của huyện Châu Thành trong đó lực
lượng nòng cốt là Công an huyện Châu Thành đã không ngừng phấn đấu ra sức điều
tra đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hình sự đã làm tốt được nhiệm vụ mà
Đảng và Nhà nước giao cho, đã kiềm hãm được sự gia tăng của tội phạm ở mức độ
thấp nhất, luôn xử lý vụ việc, đối tượng phạm tội đúng người, đúng pháp luật, không
làm oan sai người vô tội, đem lại sự bình yên, trong sạch địa bàn.
1.3. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự trên địa bàn.
1.3.1. Công tác triển khai thực hiện.
Nhận thức được tầm quan trọng và vị trí vai trò chủ lực của công tác điều tra
đấu tranh phòng ngừa tội phạm hình sự nên hàng năm lực lượng Công an huyện Châu
thành luôn triển khai công tác thực hiện điều tra đấu tranh phòng ngừa với loại tội
phạm này và đưa ra mục tiêu của từng năm để phấn đấu đạt được. Công an huyện
Châu Thành đã vận dụng đồng bộ các biện pháp nhằm điều tra để đạt hiệu quả cao,

Trang 8


từng bước đẩy lùi và tiến tới loại bỏ dần các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội
phạm bằng các biện pháp, tổng hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó lực
lượng công an là nòng cốt.

- Công tác điều tra khám phá án:
Đây là công tác chủ đạo của ngành công an, liên quan đến vấn đề quyền con
người, xác định có tội hay không có tội, quyền công dân bị tước đi khi có đầy đủ cơ
sở chứng cứ pháp lý nên Công an huyện luôn quan tâm và đưa đi đào tạo nghiệp vụ
lực lượng làm công tác này, bố trí lực lượng cán bộ, đội ngũ điều tra viên có trình độ
nghiệp vụ, kinh nghiệm làm công tác điều tra khám phá án. Phải tuân thủ tuyệt đối
quy trình điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, đảm bảo không bắt oan,
sai người vô tội cũng như bỏ loạt soát tội phạm.
- Công tác đấu tranh phòng ngừa:
Triển khai nội dung nắm tình hình:
+ Nắm tình hình về địa bàn, tuyến, lĩnh vực: nắm tình hình chung có liên quan
đến công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tình hình hoạt động của các loại tội phạm
và các vi phạm pháp luật khác trong từng thời gian và những chủ trương, kế hoạch
công tác của cấp Ủy Đảng, chính quyền, lực lượng Công an xã – thị trấn về giải quyết
tình hình trật tự trên địa bàn, tuyến, lĩnh vực đó.
+ Nắm tình hình về con người: về căn cước, lai lịch, về quan hệ gia đình, về
quan hệ xã hội, lịch sử bản thân và thái độ chính trị của đối tượng.
+ Nắm tình hình về sự việc, hiện tượng bao gồm những việc gì, xảy ra ở đâu,
lức nào, diễn biến của sự việc đó, tác hại của nó, người phát hiện sự việc, ai đưa ra sự
việc, ai là người bắt giữ đối tượng, dư luận quần chúng về sự việc đó như thế nào,
chính quyền và Công an sở tại đã giải quyết sự việc hiện tượng đó như thế nào.
Triển khai biện pháp nắm tình hình:
+ Nắm tình hình thông qua công tác vận động quần chúng.
+ Nắm tình hình thông qua hoạt động trinh sát.

Trang 9


+ Nắm tình hình thông qua việc điều tra xử lý các vụ việc phạm tội vi phạm
pháp luật hành chính.

+ Nắm tình hình thông qua hoạt động tuần tra, kiểm tra việc chấp hành các quy
định của pháp luật có liên quan đến giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Sử dụng sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong phòng ngừa phát hiện và
ngăn chặn tội phạm.
- Tiến hành một số biện pháp nghiệp vụ trinh sát:
+ Công tác sưu tra đối tượng hình sự, kinh tế và ma túy.
+ Công tác xác minh hiềm nghi.
+ Xây dựng và sử dụng cơ sở bí mật để phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn tội
phạm.
+ Sử dụng và áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn không để tội
phạm xảy ra như: Tuần tra kiểm soát, quản lý giáo dục phạm nhân, những người đang
ở trong các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
+ Quản lý các đối tượng còn có khả năng phạm tội.
+ Bài trừ tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy…
+ Tiến hành công tác quản lý hành chính.
+ Phát hiện điều tra, xử lý nghiêm minh kịp thời mọi hành vi phạm tội và vi
phạm hành chính về an ninh trật tự.
1.3.2. Kết quả đạt được.
- Năm 2010 số vụ phạm pháp hình sự xảy ra 25 vụ, đã đấu tranh làm rõ 23 vụ,
bắt xử lý 33 đối tượng, đạt tỷ lệ 92%, trong đó trọng án khám phá đạt tỷ lệ 100% (5/5
vụ), thường án đạt tỷ lệ: 90% (18/20 vụ).
- Năm 2011 số vụ phạm pháp hình sự xảy ra 33 vụ, tăng 8 vụ so với năm
2010, đã đấu tranh làm rõ 29 vụ, bắt xử lý 58 đối tượng, đạt tỷ lệ 87,88%, trong đó
trọng án khám phá đạt 75% (6/8 vụ), thường án đạt tỷ lệ 92% (23/25 vụ).

Trang 10


- Năm 2012 số vụ phạm pháp hình sự xảy ra 37 vụ, tăng 04 vụ so với năm
2011, đã đấu tranh làm rõ 36 vụ, bắt 54 đối tượng, đạt tỷ lệ 94,73% (36/37 vụ), trong

đó trọng án khám phá đạt 100% (8/8 vụ), thường án đạt 96,55% (28/29 vụ).
- Năm 2013 số vụ phạm pháp hình sự xảy ra 43 vụ, tăng 6 vụ so với năm
2012, đã đấu tranh làm rõ 40 vụ, bắt 63 đối tượng, đạt tỷ lệ 93,02% (40/43 vụ), trong
đó trọng án khám phá đạt 100% (8/8 vụ), thường án đạt 91,42% (32/35 vụ).
* Về thiệt hại người và tài sản:
- Năm 2010:
+ Về người: 03 người chết, 03 người bị thương.
+ Thiệt hại về tài sản: 04 xe mô tô, 88 điện thoại di động, 01 máy Kia 25, 4
chỉ vàng 9999; 4,2 chỉ vàng 18 kr, 04 chiếc ghe, 01 xe đạp, 507 kg sắt, tiền Việt Nam
106.015.000đ.
- Năm 2011:
+ Về người: 05 người chết, 09 người bị thương.
+ Thiệt hại về tài sản: 05 xe mô tô, 07 điện thoại di động, 01 máy Camera, 14
đồng hồ nước, 1,9 chỉ vàng 18kr, 01 chiếc ghe, 2 bồn đựng dầu loại 5.000 lít, 01 máy
xăng hiệu Honda loại 5.5 mã lực, 01 bình máy xịt lúa, 01 cây mai vàng, 301 kg sắt,
tiền Việt Nam 369.225.000đ.
- Năm 2012:
+ Về người: 02 người chết, 08 người bị thương.
+ Thiệt hại về tài sản: 04 xe mô tô, 02 xe đạp, 05 bộ lư đồng, 04 điện thoại di
động, 01 bình Ắc quy, 135 kg sắt, 10 thùng bia các loại, 04 mô tưa và tài sản có giá trị
liên quan khác. Tổng thiệt hại khoảng 97.500.000đ.
- Năm 2013:
+ Về người: 01 người chết, 05 người bị thương.
+ Thiệt hại về tài sản: 11 xe mô tô, 06 xe đạp, 07 điện thoại di động, 01 máy
dầu loại F5, 01 vỏ tắc ráng, 01 máy hàn điện 02 sợi dây hàn, 01 láptop, 2 bộ lư đồng,

Trang 11


01 amply, 01 bình phung sơn, 01 mô tưa, 300kg gạo, 10 can nhựa dầu loại 30 lít, 205

gói và 66 chai thuốc bảo vệ thực vật các loại, 36 thẻ card điện thoại mệnh giá
100.000đ, 50 sim số mạng Viettel, 03 sợi dây chuyền vàng 18kr trọng lượng 1,9
lượng, 01 nhẫn vàng 1,5 chỉ, 11 chỉ vàng 24 kra, tiền Việt Nam là 217.400.000đ và
nhiều tài sản có giá trị liên quan khác. Tổng thiệt hại khoảng 618.199.000đ.
* Tài sản đã thu hồi trao trả cho người bị hại:
- Năm 2010: 04 xe mô tô, 2 điện thoại di động, 01 máy Kia 25, 04 chỉ vàng
9999, 4,2 chỉ vàng 18 kra, 04 chiếc ghe, 01 xe đạp, 507 kg sắt và tiền Việt Nam
79.715.000đ.
- Năm 2011: 03 xe mô tô, 06 điện thoại di động, 01 máy xăng hiệu Honda
loại 5.5 mã lực, 01 bình máy xịt lúa, 01 cây mai vàng, 555kg sắt, 01 ghe tam bản
trọng tải 8 tấn, 02 bồn đựng dầu loại 5.000 lít, tiền Việt Nam 11.9000.000đ. Tổng giá
trị thu hồi khoảng 105.371.000đ.
- Năm 2012: 11 xe mô tô, 01 xe gắn máy, 01 chỉ vàng 24kra, 6,14 chỉ vàng
18kra, 20 chai thuốc bảo vệ thực vật, 188 mét dây điện, 06 con hạc bằng đồng, 2 bộ lư
đồng, 04 mô tưa, 01 chiếc xuồng, tiền Việt Nam 26.795.000đ. Tổng tài sản thu hồi
khoảng 136.147.000đ.
- Năm 2013: 07 xe mô tô, 07 xe đạp, 09 điện thoại di động, 01 máy dầu, 01
máy xăng, 01 vỏ tắc ráng, 01 máy hàn điện 02 sợi dây hàn, 01 láp top, 01 tivi, 01 máy
hát đĩa, 02 bộ lư đồng, 01 bình phung sơn, 01 mô tưa, 300kg gạo, 10 can nhựa dầu
loại 30 lít, 205 gói và 66 chai thuốc bảo vệ thực vật các loại, 36 thẻ card điện thoại
mệnh giá 100.000đ, 50 sim số mạng Viettel, 03 sợi dây chuyền vàng 18kr trọng lượng
1,9 lượng, 01 nhẫn vàng 1,5 chỉ, 1 chỉ vàng 24 kra, tiền Việt Nam là 17.400.000đ và
nhiều tài sản có giá trị liên quan khác. Tổng tài sản thiệt hại thu hồi 172.930.000đ.
* Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm:
- Đối tượng lợi dụng đêm khuya, sơ hở mất cảnh giác của người dân trong
việc quản lý tài sản đã cắt khóa, cắt mái và vách tole đột nhập vào nhà, vào cơ quan

Trang 12



lấy trộm tài sản. Đa số đối tượng là có tiền án, tiền sự, từng nhiều lần ra vào trại giam
và đối tượng tệ nạn ma túy không tiền hút chích sau khi chấp hành xong án phạt tù
tiếp tục tái phạm.
- Đối tượng lợi dụng sự thiếu quan tâm, sơ hở trong việc quản lý của người
lớn đối với trẻ em nhất là trẻ em nữ để thực hiện hành vi phạm tội.
- Tội phạm giết người và Cố ý gây thương tích nguyên nhân chủ yếu là mâu
thuẩn bộc phát nhất thời trong xã hội, đối tượng có trình độ học vấn thấp, ít hiểu biết
pháp luật, đối tượng say rượu, có chuẩn bị mang theo sẳn hung khí như dao, mã tấu
cất giấu trong người nên khi mâu thuẩn có hành vi côn đồ hung hãn, sẳn sàn đánh
nhau gây án.
- Tội phạm cướp và cướp giật tài sản có sử dụng hung khí rất táo tợn, manh
động, lợi dụng đêm khuya, nơi vắng vẻ, khống chế uy hiếp để thực hiện hành vi phạm
tội. Đối tượng thường sử dụng xe phân khối lớn để thực hiện hành vi phạm tội và đa
số người phạm tội là thanh thiếu niên thiếu sự giáo dục từ nhà trường và gia đình sa
vào con đường nghiện ma túy, lười biếng lao động, ăn chơi đua đòi xa vào con đường
phạm tội.
- Tội phạm vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đa số
người phạm tội là vi phạm trong tình trạng có sử dụng rượu bia, say rượu trong lúc
tham gia điều khiển phương tiện, không chấp hành luật giao thông gây hậu quả chết
một hoặc nhiều người.
2. Nguyên nhân tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn.
2.1. Nguyên nhân của kết quả công tác đạt được.
- Trong những năm qua do sự quan tâm kịp thời và sâu sắc của cả hệ thống
chính trị của toàn huyện nên đã làm tốt được các mặt công tác như toàn dân tham gia
bảo vệ tổ quốc, quần chúng tham gia tốt giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, hòm
thư tố giác tội phạm, trường học nói không với ma túy và tuyên truyền vận động học
sinh tham gia cam kết nói không với ma túy và tệ nạn xã hội, gia đình văn hóa, xã -

Trang 13



thị trấn nói không với tệ nạn xã hội nên đã bước đầu đạt được những kết quả khá khả
quan làm tình hình tội phạm đã trùng lắng, suy giảm.
- Về đội ngũ lực lượng làm công tác chuyên trách đấu tranh với tội phạm và
tệ nạn xã hội đã được tăng cường biên chế, đáp ứng giải quyết cơ bản về lực lượng
chuyên môn làm công tác này.
- Lực lượng làm công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm không
ngừng chịu khó học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, có kế hoạch chi tiết và cụ thể để
kịp thời đối phó xử lý trước những loại tội phạm mới phát sinh.
- Chính quyền địa phương không ngừng nêu cao công tác tuyên truyền, phối
hợp vận động với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền vận động nhân dân không vi
phạm pháp luật.
- Công tác điều tra xử lý tội phạm luôn được quan tâm xử lý kịp thời của ba
ngành tư pháp cấp huyện: Công an, Viện kiểm sát và Tòa án để kịp thời xử lý các vụ
án phức tạp, vướng mắc trên địa bàn cũng như làm tốt công tác điều tra, kiểm sát, xử
lý án, đúng người, đúng tội và nghiêm minh đảm bảo tính răn đe giáo dục cho quần
chúng nhân dân địa phương.
- Lực lượng công an huyện làm tốt công tác tuần tra kiểm soát, thường xuyên
kiểm tra đôn đốc lực lượng công an xã – thị trấn tăng cường công tác tuần tra đêm,
đội đặc nhiệm công an huyện luôn làm tốt vai trò tuần tra giữ gìn an ninh trật tự trên
địa bàn để hạn chế và ngăn ngừa tội phạm xảy ra.
- Lãnh đạo công an huyện chỉ đạo tốt công tác nắm tình hình, phân công cán
bộ xuống địa bàn nắm tình hình diễn biến, phương thức hoạt động của các loại tội
phạm nên đã kịp thời đưa ra các chủ trương, biện pháp và kế hoạch thích hợp làm hạn
chế tối đa sự hoạt động của các loại tội phạm.
2.2. Hạn chế:
Bên cạnh kết quả công tác đã đạt được còn những tồn tại hạn chế như:

Trang 14



- Sự tham gia hợp tác của quần chúng nhân dân trong công tác tố giác tội
phạm chưa được tích cực.
- Ở một số địa phương xã – thị trấn về cấp ủy Đảng và chính quyền chưa quan
tâm đến công tác điều tra đấu tranh ngăn ngừa phòng chống tội phạm.
- Công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và
phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội của một số cơ quan ban ngành, tổ chức
đoàn thể còn mang tính hình thức, chưa sâu sát thực tế, chưa đi sâu về nội dung tuyên
truyền.
- Chưa chủ động trong công tác phòng ngừa, còn mang tính hình thức.
- Sự tiếp cận thông tin, nắm bắt về tình hình hoạt động của các loại tội phạm
mới hạn chế.
- Chưa áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật vào công tác điều tra.
- Hiệu quả công việc thấp, tỷ lệ điều tra khám phá án chưa cao.
Nguyên nhân của sự hạn chế, yếu kém:
- Do sự quan tâm thiếu đồng bộ của lãnh đạo các cấp về công tác điều tra tố
tụng và công tác nghiệp vụ cơ bản, lo chạy theo vụ việc nên đặt nặng nhẹ điều tra và
trinh sát phòng ngừa, từ khi thực hiện pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004
nên không tập trung được lực lượng chuyên môn làm công tác phòng ngừa nên khi vụ
việc xảy ra chưa chủ động trong công tác điều tra khám phá án, rà soát đối tượng nên
hiệu quả chưa cao.
- Hiện tại cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện chưa được trang bị đầy đủ về
phương tiện kỹ thuật, thiếu phương tiện hiện đại như ghi hình ngụy trang, phương tiện
để theo dõi đối tượng, phương tiện thông tin liên lạc, phần mềm quản lý đối tượng:
Vân tay, ADN, nhóm máu chưa có để phục vụ công tác điều tra theo dõi đối tượng,
các tụ điểm tệ nạn xã hội và không đối chiếu được dấu vết của đối tượng để lại để xác
định người phạm tội.

Trang 15



- Do sự du nhập tràn lan của các loại phim ảnh đồi trụy, bạo lực, kích dục
kém lành mạnh và các công cụ hổ trợ từ bên ngoài nên tội phạm ngày càng tăng về số
lượng, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi xảo quyệt khó đối phó. Lực lượng làm
công tác lo tập chung giải quyết những công việc cấp bách và số lượng vụ việc bình
quân trên mỗi cán bộ cao nên hiệu quả khám phá án thấp.
- Sự quản lý đối tượng của cán bộ làm công tác chuyên trách chưa chặt chẻ,
do không được phân công trực tiếp xuống địa bàn, lo chạy theo vụ việc nên công tác
phòng ngừa mang tính đối phó, chưa sâu sát địa bàn nên khi vụ việc phạm pháp hình
sự xảy ra công tác sàn lọc đối tượng gặp khó khăn, bị động.
- Lực lượng công tác làm công tác này còn thiếu, trình độ nghiệp vụ hạn chế,
chưa được tập huấn chuyên sâu và kịp thời về diễn biến, phương thức mới của các
loại tội phạm nên chưa bắt nhịp công tác chuyên môn, mang tính thụ động.
- Các văn bản pháp luật hiện nay quy định chưa chặt chẻ, hình phạt nhẹ chưa
có tính ổn định lâu dài làm suy giảm tín răn đe, kỷ cương chung của pháp luật, các
loại tội phạm tái phạm sau khi ra trại cải tạo về ngày càng cao, có đối tượng tái phạm
5 đến 8 lần như tội phạm trộm, lừa đảo…
- Phong trào vận động quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm chưa
được phát huy rộng rãi, một bộ phận nhân dân chưa mạnh dạn tố giác tội phạm do sợ
bị trù dập, trả thù và công tác bảo vệ bí mật người báo tin chưa được đảm bảo, công
tác khen thưởng mang tính hình thức.
3. Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiển công tác điều tra đấu tranh
phòng chống tội phạm.
Trãi qua thực tiễn từ công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm đã để
lại những kinh nghiệm quý giá, thiết thực như:
- Việc sử dụng lực lượng làm công tác chuyên trách phải có lòng yêu nghề,
đam mê với nghề nghiệp, phải biết chịu khó mài mò học hỏi kinh nghiệm, phải linh

Trang 16



hoạt sáng tạo trong công tác để nhạy bén xử lý tình huống đấu tranh với các loại tội
phạm, với những tình tiết phức tạp của vụ việc xảy ra.
- Lực lượng làm công tác phải sâu sát với quần chúng nhân dân, vận dụng sức
mạnh của nhân dân là chính trong công tác đấu tranh phòng chống với các loại tội
phạm.
- Chú trọng quan tâm công tác phòng ngừa nghiệp vụ trinh sát vì đây là công
tác dập tắt tội phạm khi vừa mới nảy mầm, làm tốt công tác này sẽ giảm thiểu nguy cơ
hậu quả xảy ra.
- Lực lượng làm công tác này phải có kiến thức sâu rộng về xã hội cũng như
có trình độ nghiệp vụ cao để kịp thời nắm bắt diễn biến phương thức thủ đoạn hoạt
động mới của tội phạm.
- Những vụ việc phức tạp xảy ra cần phải có sự quan tâm sâu sát của các cấp
lãnh đạo để huy động lực lượng, con người phục vụ công tác kịp thời, sử dụng đồng
bộ các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công tác.
- Tuyên truyền, giáo dục ngăn ngừa là chính yếu, cơ bản của công tác này sẽ
hạn chế tối đa tội phạm xảy ra, làm giảm gánh nặng cho công tác điều tra.
- Công tác khen thưởng quần chúng tốt cung cấp tin báo tố giác tội phạm,
công tác mua tin phải xứng tầm để phát huy tính hiệu quả của công tác này phục vụ
quá trình điều tra đấu tranh tội phạm.

Trang 17


CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM HÌNH SỰ ĐẾN NĂM 2020

1. Đánh giá về tình hình công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội
phạm hình sự đến năm 2020.

Hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển hội nhập kinh tế thế giới
theo xu hướng của thời đại. Toàn cầu hóa hội nhập nền kinh tế thế giới sẽ đem lại
những kết quả tích cực về kinh tế, phát triển mạnh mẻ về khoa học, kỹ thuật và công
nghệ. Bên cạnh đó sẽ ảnh hưởng tác động đến nền chính trị, văn hóa và xã hội, đặc
biệt là những hiện tượng tiêu cực xã hội của thời kỳ hội nhập là những thách thức cho
việc bảo vệ nền an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội của nước nhà.
Đảng và Nhà nước ta phấn đấu xây dựng đất nước ta đến năm 2020 sẽ trở
thành nước công nghiệp. Trong những năm đến nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến
mạnh mẻ và rõ rệt về xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Riêng
trên địa bàn huyện Châu Thành sẽ phát triển thị trấn Vĩnh Bình (năm 2015) và thị trấn
Cần Đăng (năm 2020), khu công nghiệp Bình Hòa cùng cảng khu công nghiệp phát
triển sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và người lao động đến làm sẽ là điều
kiện nảy sinh phức tạp thêm tệ nạn xã hội và tội phạm xảy ra. Sự phát triển nhanh
của thành phố Long Xuyên giáp ranh sẽ kéo theo sự xâm nhập tội phạm liên địa bàn
cũng như cửa khẩu biên giới phát triển cho sự xuất nhập hàng hóa của vùng Tây Nam
Bộ mà Châu Thành có tuyến quốc lộ 91 chạy qua là điều kiện để tội phạm nhập khẩu
vào nước ta. Cho nên tình hình tội phạm trong những năm đến sẽ diễn biến phức tạp,
tăng về quy mô, số lượng và phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
2. Mục tiêu:
- Nhằm đem lại những hiệu quả thiết thực và chuyển biến mạnh mẻ trong
công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, giảm thiểu tối đa tội phạm
xảy ra trên địa bàn, lập lại nền trật tự có kỷ cương trên địa bàn huyện Châu Thành, thể
hiện được tính răn đe chung của pháp luật, tạo ra một môi trường xã hội – văn hóa
Trang 18


lành mạnh tiên tiến, xây dựng thói quen chung cho người dân chấp hành Hiến pháp và
pháp luật, tạo được lòng tin của người dân đối với chính quyền góp phần vào sự
nghiệp chung bảo vệ an nhinh trật tự và trật tự an toàn xã hội của nước nhà.
- Trong thời gian trước mắt đến năm 2015 sẽ làm tốt công tác phòng ngừa

làm giảm thiểu về các loại tội phạm như Trộm cắp tài sản, Cố ý gây thương tích, lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc, giao cấu với trẻ em, vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hạn chế thấp tội
phạm Cưỡng đoạt tài sản, thuê mướn gây thương tích, đòi nợ thuê, tội phạm ma túy
.v.v…cũng như tội phạm tổ chức mại dâm và mua dâm trên địa bàn.
Đối với tình trạng tai nạn giao thông sẽ phấn đấu làm giảm số vụ tai nạn,
giảm về số người chết, số người bị thương và số tài sản thiệt hại.
Xây dựng và hoàn thiện giải pháp kế hoạch có tính đột phá như tăng cường
công tác tuần tra của lực lượng Công an huyện, Công an xã, đề ra chủ trương khắc
phục yếu kém của công tác nghiệp vụ cơ bản, làm tốt công tác tuyên truyền vận động
quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc.
- Đến năm 2020 tiếp tục nâng cao vai trò nhận thức của người dân về pháp
luật và ý thức chấp hành pháp luật, làm giảm thiểu tối đa đến mức thấp nhất các loại
tội phạm lỗi vô ý như: Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ, xử lý triệt để và phòng ngừa hạn chế thấp nhất xảy ra đối với các loại tội phạm Cố
ý gây thương tích, tội phạm giết người, hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, tội phạm về ma túy, tội phạm về môi trường, tội phạm đánh bạc, tội
phạm về mua bán dâm… Nắm và điều tra có hiệu quả đối với các loại tội phạm mới
như: Lừa đảo qua mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm Iternet…
- Xây dựng kế hoạch chi tiết của từng năm để tăng cường thực hiện có hiệu
quả công tác phòng ngừa như công tác nghiệp vụ cơ bản, sưu tra tuyến địa bàn và
công tác trinh sát. Đảm bảo khi vụ việc xảy ra tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên
90%. Làm tốt vai trò tuyên truyền vận động quần chúng tốt tham gia bảo vệ an ninh

Trang 19


trật tự và trật tự an toàn xã hội tại địa phương, tăng số tin báo có hiệu quả phục vụ
công tác từ quần chúng nhân dân. Xây dựng được chương trình giải pháp đấu tranh có
hiệu quả với từng loại đối tượng, nắm được diễn biến phương thức thủ đoạn của các

băng, ổ nhóm và đối tượng phạm tội. Xây dựng được đội ngũ lực lượng cảnh sát điều
tra trong sạch, đủ số lượng quy định, giỏi về nghiệp vụ.
3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra đấu tranh
phòng chống tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Châu Thành đến năm 2020:
- Giải pháp đối với Đảng:
+ Đảng bộ huyện Châu Thành tăng cường công tác lãnh đạo về đường lối,
quan tâm kịp thời và đề ra chủ trương phù hợp qua từng giai đoạn để thực hiện có
hiệu quả công tác này. Tuyên truyền giáo dục Đảng viên, quần chúng chấp hành pháp
luật và vận động người thân không vi phạm pháp luật. Thường xuyên kiểm tra các
chương trình, kế hoạch, chỉ thị đối với công tác này.
+ Nâng cao vai trò của cấp ủy, quan tâm và thường xuyên kiểm tra đối với
cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về công tác điều tra đấu tranh phòng chống
tội phạm. Thường xuyên phối hợp chặt chẻ với các tổ chức quần chúng để nắm được
những khó khăn, vướng mắc, trở ngại trong công tác này để tháo gở, khắc phục .
+ Quy định trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu cấp ủy Đảng địa
phương về tình trạng, diễn biến tội phạm xảy ra trên địa bàn.
+ Xử lý kiên quyết đối với cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật. Không bao
che dung túng tội phạm hoặc đối với cán bộ, đảng viên có biểu hiện tiêu cực liên quan
đến tội phạm và tệ nạn xã hội.
+ Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với công tác
này và vận động gia đình người thân tham gia thực hiện tốt công tác tố giác tội phạm
cũng như không vi phạm pháp luật.

Trang 20


- Giải pháp đối với Nhà nước:
+ UNND Huyện Châu Thành chỉ đạo các đoàn thể, cơ quan ban ngành liên
quan, phòng giáo dục, các trường học trên địa bàn huyện tuyên truyền, giáo dục, vận
động quần chúng nhân dân, học sinh chấp hành pháp luật, không sử dụng ma túy,

chấp hành tốt luật an toàn giao thông đường bộ.
+ Có chính sách hổ trợ nghề thích hợp cho người chấp hành xong án phạt tù
tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm cũng như thanh thiếu niên trong độ tuổi lao
động không có việc làm.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật về công tác
điều tra đấu tranh phòng chống tội phạm hoàn chỉnh và đủ mạnh, tăng cường công tác
cải cách hành chính để cải thiện những bất hợp lý, những quy định chung chưa áp
dụng được thực tiển. Có hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết rõ ràng đối với công tác
này.
+ Tăng cường trách nhiệm và hiệu quả của ban chỉ đạo 138/CP về chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm của huyện Châu Thành, thường xuyên kiểm tra
đối với công tác này.
+ Đổi mới về nội dung phương thức tuyên truyền đối với công tác vận động
quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm, giáo dục pháp luật, pháp luật về an
toàn giao thông đường bộ và hậu quả tác hại của tội phạm và tệ nạn ma túy, tệ nạn xã
hội.
+ Tăng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước để hoạt động của
công tác này ngày có hiệu quả.
- Giải pháp đối với cơ quan ban ngành, tổ chức, đoàn thể:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật,
chấp hành đường lối chính sách của địa phương. Triển khai công tác vận động học
sinh, sinh viên nói không với ma túy, tệ nạn xã hội, chấp hành luật an toàn giao thông

Trang 21


đường bộ và tuyên truyền pháp luật trong nhà trường để học sinh, sinh viên nắm và
không vi phạm pháp luật.
+ Đổi mới về nội dung và phương pháp tuyên truyền để hoạt động tuyên
truyền phong phú về nội dung và hình thức nhằm thu hút được sự quan tâm, chú ý từ

quần chúng nhân dân, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu và thiết thực.
+ Thông qua phương tiện thông tin truyền thống để nêu gương điển hình quần
chúng tốt, phê phán những lối sống truyền thống lạc hậu, những hành vi tiêu cực vi
phạm pháp luật.
+ Phối kết hợp tốt với chính quyền cơ sở thành lập các hội, các tổ chức hợp
tác tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, không để
có điều kiện nảy sinh tội phạm.
+ Thường xuyên quan tâm và hổ trợ, có chính sách giải quyết việc làm đối
với các thanh thiếu niên thất nghiệp, những người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở
giáo dục, trường giáo dưỡng và trung tâm phục hồi danh dự nhân phẩm.
- Giải pháp đối với chính quyền cơ sở:
+ Cấp ủy Đảng và chính quyền xã – thị trấn phải tăng cường vai trò công tác
tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự và trật tự an toàn
xã hội, giáo dục pháp luật cho người dân, tăng cường các điểm sinh hoạt giải trí, thể
thao, văn hóa lành mạnh.
+ Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ làm công tác tuyên truyền
để phát huy tính hiệu quả của công tác này.
+ Công an xã – thị trấn thực hiện tốt, thường xuyên công tác tuần tra giao
thông, tuần tra đêm để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông và tội phạm xảy ra tại địa
phương mình. Kịp thời nắm bắt và xử lý triệt để các tụ điểm tệ nạn xã hội khi vừa mới
phát sinh.
+ Đưa đi đào tạo về trình độ nghiệp vụ và pháp luật đối với lực lượng công an
xã – thị trấn để nâng cao hiệu quả công tác.

Trang 22


+ Kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban chỉ đạo 138/CP ở xã – thị trấn để nâng
cao hiệu quả vai trò của Ban chỉ đạo về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.
+ Tăng cường và duy trì tốt vai trò của lực lượng dân phòng xã, dân phòng

ấp, lực lượng dân quân tự vệ về công tác tuần tra đêm để ngăn ngừa tội phạm. Hổ trợ
và tăng cường kinh phí đối với lực lượng làm công tác này.
- Giải pháp đối với ngành Công an:
+ Phải tăng cường và làm tốt có hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản, phải
xem phòng là chính, là triệt để và hữu hiệu, phải bổ sung lực lượng chuyên trách làm
công tác này, có tâm huyết với chuyên môn, phải làm tốt công tác sưu tra tuyến, địa
bàn, lĩnh vực trọng điểm, phải nắm được đặc điểm địa bàn, băng ổ nhóm và phương
thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm để chủ động trong công tác phòng ngừa.
+ Phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác điều tra, nhận thức được
công tác này là quan trọng liên quan đến quyền con người cho nên việc bố trí lực
lượng này phải được tuyển chọn những người giỏi về trình độ nghiệp vụ để công tác
điều tra xử lý đúng người, đúng tội, không làm oan sai người vô tội. Tăng cường công
tác đào tạo xây dựng lực lượng làm công tác này.
+ Lực lượng cảnh sát điều tra kết hợp chặt chẻ với các đội nghiệp vụ Công an
huyện và lực lượng công an xã – thị trấn làm tốt công tác tuần tra kiểm soát ngăn
ngừa tội phạm hình sự và kịp thời phát hiện đấu tranh xử lý.
+ Tăng cường vai trò của tổ đặc nhiệm, thành lập đội đặc nhiệm xem đây là
đội nghiệp vụ trong công tác phòng ngừa với các loại tội phạm.
+ Làm tốt và tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các đội
nghiệp vụ và tổ chức đoàn thể, các trường học để tuyên truyền vận động nhân dân,
học sinh nói không với tệ nạn, tội phạm và ma túy. Tuyên truyền về phương thức thủ
đoạn của các loại tội phạm mới phát sinh để người dân nhận thức và phòng ngừa.
Tuyên truyền về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về giá trị đạo đức, lòng

Trang 23


tương thân tương ái, giúp đỡ, xóa bỏ những hủ tục mê tín dị đoan, tránh xa văn hóa,
lối sống không phù hợp của phương tây.
+ Phát huy tính hiệu quả của công tác vận động quần chúng, xem đây là công

tác nghiệp vụ của ngành Công an trong công tác phát hiện điều tra xử lý tội phạm.
+ Xây dựng chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với lực lượng công an xã –
thị trấn để nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ công tác.
+ Phải làm tốt công tác đảm bảo bí mật và bảo vệ đối với người cung cấp tin,
tố giác tội phạm.
+ Phải thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để phát hiện ra những
sơ hở, thiếu sót để kịp thời tham mưu, đề xuất chấn chỉnh, khắc phục sữa chữa rút
kinh nghiệm đề ra những biện pháp, giải pháp thích hợp hơn.
- Giải pháp đối với cơ quan tư pháp:
+ Ba ngành pháp luật huyện Châu Thành phải thể hiện tính nhất quán kịp thời
xử lý các vụ việc phức tạp, khó khăn kéo dài.
+ Kịp thời nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử lưu động, xử án điểm các vụ án
diễn biến phức tạp dư luận xấu trên địa bàn để giáo dục phòng ngừa, trấn an dư luận.
+ Tòa án xét xử nghiêm minh đối với các vụ án xảy ra.
Ngoài ra phải có chế độ chính sách, trợ cấp phù hợp đối với lực lượng làm
công tác này như chế độ làm ngoài giờ, chế độ tuần tra đêm và khen thưởng thỏa đáng
với tin báo cung cấp tố giác tội phạm, kỷ luật nghiêm đối với những hành vi vi phạm,
xử lý nghiêm minh với từng loại tội phạm.

Trang 24


PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:

1. Kiến nghị:
Để thực hiện có hiệu quả công tác điều tra, đấu tranh phòng chống tội phạm
hình sự, tôi có những kiến nghị sau:
- Huyện ủy Châu Thành phải quan tâm sâu sát và chỉ đạo tổ chức cơ sở Đảng,
các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời đường lối, có chủ
trương phù hợp trong từng thời kỳ.

- UBND huyện tăng cường kinh phí hoạt động, đầu tư phương tiện, trang thiết
bị, công cụ hổ trợ cho lực lượng công an xã – thị trấn. Cải thiện mức sống cho lực
lượng này yên tâm làm công tác. Chỉ đạo chính quyền địa phương phải luôn bám sát
tình hình diễn biến của tội phạm trên địa bàn để có kế hoạch đấu tranh, phòng ngừa.
Có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác tuyên truyền.
- Công an huyện Châu Thành tăng cường lực lượng có trình độ nghiệp vụ,
đưa đi đào tạo nghiệp vụ để phục vụ công tác điều tra đấu tranh phòng chống tội
phạm và tiếp tục tăng làm tốt công tác tuyên truyền, tuần tra.
- Công an huyện và công an Tỉnh tăng cường mua sắm trang thiết bị, phương
tiện nghiệp vụ cho lực lượng Cảnh sát điều tra để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Lãnh đạo Công an huyện chú trọng, quan tâm công tác phòng ngừa nghiệp
vụ cơ bản.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn, rà
soát các văn bản hướng dẫn chồng chéo để loại bỏ tránh gây khó khăn cho công tác
xử lý tội phạm.
- Xây dựng tốt phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, có chế
độ khen thưởng xứng đáng đối với quần chúng tốt.
- Có chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho người sau khi chấp hành án
phạt tù, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, trung tâm cai nghiện và trung tâm phục
hồi nhân phẩm để họ hoàn lương tái hòa nhập với cộng đồng.

Trang 25


×