Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG TRONG DẠY PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.71 KB, 17 trang )

TÊN ĐỀ TÀI :

TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
TRONG DẠY PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Ở trường THCS hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy học, rèn kĩ năng
cho người học là vấn đề quan trọng và cần thiết . Cũng như bao nhiêu môn học khác,
Ngữ văn đóng vai trò quan trọng giúp rèn luyện đạo đức, tình cảm, lối sống . Châm
ngôn có câu “ Văn học là nhân học”, vì trong sự phát triển của tư duy con người,
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, đóng vai trò khá quan
trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phong cách ứng xử của học
sinh. Tuy nhiên, mục tiêu của bộ môn Ngữ văn trong thời đại mới không chỉ là “bồi
dưỡng tâm hồn” mà quan trọng hơn đó là môn “công cụ ” giúp học sinh có thể vận dụng
các kiến thức, kĩ năng đã học để ứng dụng vào thực tế đời sống xã hội hàng ngày và công
việc của mình.
Nhận thức đúng đắn mục tiêu của bộ môn Ngữ Văn ở thời đại mới, hiện nay
trong chương trình SGK cải cách đã đưa thêm một nội dung mới đó là phần các văn bản
nhật dụng ngay từ chương trình học lớp 6 . Mặc dù thời lượng dành cho phần văn bản
nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 6 còn rất ít, chỉ có ba bài, nhưng mang nội dung
gần gũi với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện nay. Đó là những
văn bản được lựa chọn theo đề tài gắn với những vấn đề rất thời sự và cập nhật với đời
sống hiện tại như: môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh, các tệ nạn
xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động, trẻ em, các vấn đề tương lai nhân loại như bảo vệ
hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, trẻ em, vấn đề hội nhập và giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc… Chính vì thế trong các văn bản nhật dụng này có tính lâu
dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản
1


văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá… đều là những


vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng cũng không thể giải quyết triệt để trong ngày một
ngày hai mà cần có một quá trình rất lâu dài với nhiều tầng lớp
Tuy nhiên, để dạy sao cho học sinh hiểu, vận dụng kĩ năng sống phong phú, phù hợp
tâm lí ở lứa tuổi mới vào cấp THCS là vấn đề nan giải mà giáo viên buộc phải
thực hiện thành công. Đồng thời là vấn đề mang tính cập nhật, luôn gắn kết với đời
sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, diễn ra hằng ngày, vừa mang
tình lâu dài, cũng là điều mà các giáo viên và học sinh quan tâm đến .
Xuất phát từ những nhìn nhận trên, bản thân tối cũng đã được trực tiếp giảng
dạy phần văn bản nhật dụng ở 2 khối lớp 6 và 7, với yêu cầu học sinh hiểu, nghiên cứu
sâu hơn về vấn đề để rèn và giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả, nên tôi quyết chọn
đề tài : “ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy phần văn bản nhật dụng môn Ngữ
văn lớp 6”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Theo xu hướng tích cực hóa hoạt động dạy học của học sinh cấp THCS, thì
mục tiêu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn là góp phần hình thành những con người có
trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị nền tảng cho học sinh được tiếp tục lên
bậc cao hơn. Thông qua việc cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức văn học, văn
hóa, rèn luyện các kĩ năng trong ứng xử giao tiếp, giáo dục tình cảm, bồi dưỡng thẩm
mỹ cho học sinh. Giúp học sinh có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương tôn trọng, quan
tâm bạn bè và những người xung quanh, có lòng yêu nước, yêu quê hương, luôn
hướng tới tình cảm cao đẹp, lòng nhân ái, biết trân trọng cái đẹp và lẽ phải.
Chính vì mục tiêu trên của bộ môn Ngữ văn mà phần văn bản nhật dụng
càng có vai trò quan trọng và cần thiết phải được dạy kĩ, dạy đủ và dạy đúng với mục
đích của phần văn học này. Một đặc trưng riêng của phần văn bản nhật dụng đó là nếu
2


các kiểu văn bản trong chương trình đọc văn hoặc là kết quả của sự phân loại dựa trên
phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết mình..) hoặc dựa trên đặc điểm

thể loại (trữ tình, tự sự, kịch..) thì riêng văn bản nhật dụng lại là sản phẩm của việc
phân loại dựa vào tính chất nội dung. Sở dĩ nó goi là văn bản nhật dụng vì nội dung của
nó đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự, nóng hồi mà nhiệm vụ của mỗi công
dân trong xã hội cần phải quan tâm và giải quyết. Tuy nhiên, mặt khác các văn bản
nhật dụng vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả, kể chuyện, thuyết minh,
nghị luận,… nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
Khi dạy văn bản nhật dụng không nhất thiết phải phân tích kĩ nghệ thuật và nội
dung câu chữ như các kiểu văn bản khác mà mục đích chính của dạy văn bản nhật dụng
đó là phải làm sao để học sinh năm được tính thời sự của vấn đề mà văn bản đặt ra.
Học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng những hiểu biết mang tính
toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp các em hoà nhập
với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. Đối với học
sinh lớp 6 dạy phần văn bản nhật dụng cũng có những phần tương đối khó vì các em là
học sinh đầu cấp, tư duy của các em về các vấn đề mang tính xã hội còn nhiều hạn chế
trong khi đó nội dung bài học còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong
một tiết học 45 phút không đủ để truyền tải... Và những kiến thức trong sách giáo khoa
được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiện sửa đổi, cắt đi
điều này cũng khiến giáo viên ứng phó thụ động khi lên lớp. Vì vậy giáo viên cần nắm
sơ một số lưu ý cốt yếu khi dạy thể loại này, thường được tồn tại dưới nhiều kiểu văn
bản khác nhau, như mang tính chất thuyết minh như tác phẩm Cầu Long Biên chứng
nhân lịch sử hay Động Phong Nha, dạng thư - kí - biểu cảm như tác phẩm Bức thư của
thủ lĩnh da đỏ.Trong đó tôi chọn bài mẫu để làm đề tài là văn bản “ Bức thư của thủ
lĩnh da đỏ” được xem là văn bản nổi tiếng và hay nhất về môi trường, nêu được
những vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống xã hội trong hoàn cảnh
hiện nay.
3


2 / THỰC TRẠNG :
Thực tế dạy học trong những năm qua, đối với kiểu văn bản nhật dụng

quá trình dạy học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tích hợp và giáo dục kĩ năng
sống như ( kĩ năng tìm hiểu, thâm nhập thực tế, tư duy vấn đề, nêu cảm nghĩ, dẫn
chứng hay minh họa) vào bài học của mình. Do vậy việc cần thiết là đòi hỏi cả học
sinh lẫn giáo viên là cần phải có sự phối hợp đồng bộ trong toàn bộ quá trình dạy –
học sao cho hiệu quả nhất.

2.1/ Về phía giáo viên :
- Có thể nói rằng đây là một loại văn bản hoàn toàn rất mới mà hầu hết đội ngũ
giáo viên cũng mới được tiếp cận trong khoảng một thời gian ngắn trở lại đây. Bởi vậy
phương pháp dạy, cảm thụ văn bản ở dạng này còn nhiều hạn chế.
- Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn chiếm 10% nhưng tác
giả của SGK chỉ hướng dẫn giáo viên trong SGV những chỉ dẫn quan trọng để nhận
diện văn bản nhật dụng. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm
sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp giảng
dạy, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi khi đáp ứng yêu cầu
dạy học có hiệu quả.
- Các văn bản này đa phần là những văn bản dài, dung lượng kiến thức lớn, nội
dung khó, đa dạng nhưng thời lượng dành cho mỗi bài chỉ có 45 hoặc 90 phút. Trong
một khoảng thời gian như vậy khó có thể truyền đạt được toàn bộ phần kiến thức.
- Đối với giáo viên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp kĩ năng sống trong dạy
văn bản nhật dụng còn gặp khó khăn, do trình độ học sinh lớp 6 chưa ngang nhau,
mà việc phân loại đối tượng học sinh còn chưa được chú trọng.
- Giáo viên còn chú trọng văn bản này về mặt thể loại. Như trong tác phẩm
“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” thông thường giáo viên dạy chỉ quan tâm tác phẩm ở mặt
thể loại bút kí, bởi vậy chỉ chú ý khai thác và bình luận trên phương diện nghệ thuật

4


như : Sự kiện, nhân vật, cách kể, ngôi kể mà thực chất là cần quan tâm hơn vấn đề mà

xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh.
- Quá nhấn mạnh nội dung văn bản, mà nên chú ý yêu cầu gắn kết tri thức
trong văn bản với đời sống xã hội, với thực tiễn cuộc sống rõ ràng hơn. Giáo viên
còn hạn chế mở rộng, liên hệ với thực thế xã hội như giai đoạn hiện nay theo nghị
định cấp cao của Liên hiệp quốc về vấn đề phát triển nguồn tài nguyên đất, tài nguyên
sinh thái để duy trì sự phát tiển của nhân loại….
- Các phương tiện dạy học như tranh ảnh, la bàn, mô hình di tích lịch sử còn ít
hoặc chưa có.

2.2/ Về phía học sinh :
- Đối với học sinh lớp 6, các em chưa có tư duy logic, sự hiểu biết còn mập
mờ , vì đa số mới bước vào làm quen chương trình cấp II. Bởi vậy khả năng vận dụng,
cảm thụ mỗi em cũng khác có em rất tinh và nhạy, có em thì lơ là chưa đọc viết
được rành.
- Học sinh thường xác định bài học chỉ là lời nhắn giử qua bức thư, đơn thuần
chỉ là nội dung thông báo (Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ), hoặc là lời giới thiệu
về cầu Long Biên (Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử)…….. mà không hiểu được
nội dung chủ yếu muốn truyền tải đến các em là những vấn đề mang tính thời sự, cấp
thiết trong đời sống.
- Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi còn hiếu động, ham chơi nên học sinh còn thiên về
ý thức là học qua loa để biết, chứ chưa có ý thức tự tìm tòi học hỏi và kĩ năng vận dụng
vào thực tiễn là như thế nào.
3 / GIẢI PHÁP :
Qua tìm hiểu tìm hiểu thực trạng dạy kiểu bài văn bản nhật dụng, để vận dụng
sao cho tốt “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy phần văn bản nhật dụng môn
Ngữ văn lớp 6” nên tôi xin đưa ra một số giải pháp sau :
3.1/ Sự chuẩn bị của giáo viên :
5



- Để có tiết dạy đạt hiệu quả về tích hợp kĩ năng sống trong dạy phần văn bản
nhật dụng môn Ngữ văn lớp 6 thì giáo viên cần có sự chuẩn bị từ khâu giáo án cho
đến khâu giảng dạy. Để làm được điều này thì trước tiên giáo viên phải có sự định hướng
dạy học rõ ràng.Giáo viên cần xác định được mục tiêu bài dạy đối với mỗi văn bản cụ
thể. Vậy đâu là mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng? Có 2 mục tiêu quan
trọng là trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thái độ. Với nội dung kiến
thưc, bài học văn bản nhật dụng giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội mà chủ yếu là ý nghĩa
thời sự cập nhật gần gũi qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập tới trong văn bản. Đối với
một tác phẩm văn chương thông thường, hoạt động đọc - hiểu là việc đọc nghiền ngẫm,
phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó hiểu được những ý
nghĩa và những dụng ý riêng mà tác giả hướng tới người đọc. Nghĩa là người đọc tự
mình khám phá và rung động về ý nghĩa đời sống và giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Đó
chính là mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nghệ thuật thông thường. Còn đối với
văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn mạnh vào nội dung tư
tưởng của văn bản, tức là nắm bắt những vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang tính thời
sự hơn là đi sâu vào khám phá giá trị hình thức của văn bản.Như vậy, việc xác định mục
tiêu kiến thức của bài học văn bản nhật dụng phải bắt đầu từ sự rõ ràng trong phân loại
văn bản.
- Vì mục đích chính của dạy văn bản nhật dụng đó là phải làm sao để học sinh
nắm được vẫn đề mang tính thời sự mà văn bản phản ánh và có sự nhìn nhận đúng đắn
về vấn đề đó. Bởi vậy khi dạy văn bản nhật dụng giáo viên nhất thiết phải có sự nghiên
cứu liên hệ tới sách báo, tài liệu để làm phong phú cho bài học. Giáo viên có thể tìm hiểu
về những vấn đề này trên các phương tiện truyền thông, qua sách báo, mạng internet hay
trong các Nghị định, Nghị quyết của nhà nước. Giáo viên có thể tìm những câu chuyện
thực tế lien quan đến bài học để kích thích hứng thú học tập của học sinh và giúp học
sinh nhớ bài học lâu hơn.

6



- Ngoài việc giúp cho học sinh hiểu rõ nội dung, giáo viên cũng cần chú ý phân
tích các biện pháp nghệ thuật với lối diễn đạt tình cảm, lí luận sâu sắc, đặc biệt là phép
điệp từ, điệp ngữ, phép đối, so sánh. Giáo viên cần luyện kĩ năng, giáo dục lối sống
thông qua tích hợp, liên hệ môi trường, đặt ra một số câu hỏi đơn giản nhưng có vận
dụng tư duy, động não, ví dụ ( Vì sao bài văn này thuộc văn bản nhật dụng ? Vậy tương
lai bài văn này có giá trị như thế nào, vì sao? Để duy trì sự phát triển của thiên nhiên,
của môi trường sinh thái như hiện nay thì nhà nước ta cần có chủ trương gì ? Vậy theo
em thì chủ trương đó cần được ục thể hóa như thế nào ? ) Với học sinh yếu – kém thì
câu hỏi chỉ mang tính phát vấn và đơn giản hơn nhiều ví dụ ( Bài văn cho em hiểu được
gì ? Em có tham gia bảo vệ môi trường bao giờ chưa, như ở đâu ? Em sẽ làm những gì ?
)…
3.2 / Quá trình lên lớp :
- Để phục vụ tốt tiết học thì giáo viên cần có thời gian nghiên cứu giáo án,
tham khảo sách báo, kênh truyền hình để hiểu biết thêm những vấn đề môi trường hiện
nay, cần nắm vững trọng tâm kiến thức của bài để đảm bảo tiến trình bài dạy diễn ra đạt
kết quả cao nhất.
- Bước đầu tiên là phải giúp học sinh nhận diện loại văn bản nhật dụng. Giáo
viên cần giải thích rõ tính giá trị thông tin, tuyên truyền, phổ biến cập nhật một số
vấn đề như thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, các tệ nạn xã hội
…. mới chính là điều cốt yêu mà nhật dụng luôn đề cập.
- Xác định cho học sinh nội dung kiến thức đối với mỗi văn bản cụ thể. Ví dụ
đổi với văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”:
+ Hiểu được văn bản vừa là bản trích, vừa mang tính chất bức thư, nắm được
cách lập luận và một số luận điểm chính của đoạn
+ Hiểu được thái độ kiên quyết, giọng văn lôi cuốn, cứng cỏi, sự gắn bó
sâu sắc, thiêng liêng đối với quê hương, đối với đất nước.

7



+ Sử dụng tranh ảnh minh họa về các vấn đề môi trường để phân tích thêm,
minh họa rõ ràng hơn phục vụ cho tiết học .
- Kết hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học. Đặc biệt nên dùng phương
pháp thảo luận nhóm, trao đổi theo nhóm để học sinh có thể phát huy tính tích cực
học tập của các em.
- Để vận dụng được đề tài “ Tích hợp kĩ năng sống trong văn bản nhật
dụng” cần liên hệ, mở rộng thêm kiến thức về môi trường hiện nay của thế kỉ
XXI ( Môi trường sinh thái toàn trái đất đang bị xâm hại, ô nhiễm, nạn khái thác
rừng …)
- Ở nhật dụng có thể tích hợp liên môn phần tập làm văn về thể miêu tả,
biểu cảm trong chương trình Ngữ văn 6 này, lồng ghép ở một số đoạn văn hay
của bài.
- Rèn học sinh thêm những kĩ năng phân tích, vận dụng linh hoạt vấn đề
trong văn bản đặt ra, từ đó tự hướng về tác dụng của thiên nhiên, môi trường.
Dưới đây là bài giảng mẫu được tôi áp dụng các phương pháp nêu trên:

TIẾT 126:

BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (Tiết 2)
(Xi - át - tơn)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Thấy được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã
nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay. Bảo vệ và
giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên và môi trường.
2. Kĩ năng : Bước đàu rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung
chính luận

8



3. Thái độ : Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với
việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp
và thủ pháp đối lập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (5p)
Câu hỏi 1: Văn bản nhật dụng là gì ?. Nêu xuất xứ tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da
đỏ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu I. Đọc – Hiểu chú thích:
chung về tác giả và tác phẩm.

1. Tác giả.
2. Tác phẩm.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Đọc – II. Đọc – Hiêu văn bản:
Hiểu văn bản.

1. Mối quan hệ giữa người và thiên nhiên
nơi họ sinh sống.

GV Chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu 4 nội 2. Cách đối xử với thiên nhiên.
dung:

- Sự khác biệt trong cách sống, trong thái độ


?. Chỉ ra sự đối lập trong cách sống, thái đối với đất đai, thiên nhiên giữa người da
độ đối với thiên nhiên giữa người da trắng trắng và người da đỏ
và người da đỏ về đất đai, cảnh vật, không

Nội dung

khí và muông thú ?

Người da đỏ

Người

da

trắng
Là những Cư xử như
người

- Đại diện nhóm trình bày
Đất đai

-> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận

anh vật

mua

em


được,

tước

Là bà mẹ

đoạt

được,

bán đi…
9


Thiên

Say sưa với: Chẳng có nơi

nhiên

Tiếng lá cây nào yên tĩnh

cảnh vật

lay động âm Chỉ là những
thanh êm ái tiếng ồn ào
của cơn gió lăng mạ
thoảng

Không


Quý giá, là Chẳng để ý gì

khí

của chung

Muông

Chỉ giết để Bắn chết cả

thú

duy

trì

sự ngàn con

sống

-> Nghệ thuật so sánh, đối lập, nhân hóa,
điệp ngữ.
? Tác giả sử dụng những nghệ thuật gì?
tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này
?
- HS: So sánh, nhân hoá, lặp , phép đối:
* Sự khác biệt trong cách sống của người
da trắng và người da đỏ.
* Thái độ bảo vệ thiên nhiên, đất đai, môi

trường.
* Bộc lộ những lo âu của người da đỏ khi
đất đai, thiên nhiên, môi trường thuộc về

-> Tôn trọng sự hoà hợp với thiên nhiên,

yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi trường, tự
10


người da trắng.

nhiên như mạng sống của mình.

? Qua đó, những lo âu về đất đai, môi 3. Những kiến nghị.
trường tự nhiên bị xâm hại cho em hiểu gì Kiến nghị:
về cách sống của người da đỏ ?

+ Đất đai:

Người da đỏ yêu mảnh đất quê hương như - Phải biết kính trọng đất đai
máu thịt nên thủ lĩnh Xi-át- tơn đã kiến - Hãy khuyên bảo: Đất là mẹ.
nghị với người da trắng trong phần cuối + Không khí:
bức thư.

- Vô cùng quý giá.

? Thủ lĩnh Xi- át- tơn đã kiến nghị những - Phải giữ gìn và làm cho nó trở thành một
gì với người da trắng ?


nơi thiêng liêng.

? Về đất đai ?

+ Với loài vật: Phải đối xử với muông thú

? Về không khí ?

như anh em.

? Về loài vật ?
? Em hiểu thế nào về câu nói " Đất là
mẹ"?
- Đây là những mệnh đề chứa đựng ý
nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu
sắc. Ở đoạn văn cuối, giọng vừa thống
thiết, vừa đanh thép, hùng hồn. Khẳng
định đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là
nguồn sống của muôn loài và khẳng định
sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi
trường sống, dạy cho người da trắng biết
cách cư xử đúng đắn với đất đai và môi
trường.
- Đưa ta lời cảnh báo: Nếu không như vậy
thì ngay cuộc sống của người da trắng
11


cũng bị tổn hại vì "Đất là mẹ", là mẹ của
cả loài người. "Điều gì xảy ra với đất đai

tức là xảy ra với những đứa con của đất",
cái gì con người làm cho đất đai là làm
cho ruột thịt của mình..
Đất là mẹ là tư tưởng nổi bật trong đoạn
văn.
?. Vì sao 1 bức thư nói về việc mua bán
đất ở thế kỷ XIV nhưng đến nay lại được
coi là 1 trong những VB hay nhất về thiên
nhiên và môi trường?
- Thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến vấn
đề đất mà còn nói tới tất cả những hiện
tượng liên quan tới đất... đó là tự nhiên,
môi trường sống của con người trong
những năm đầu của thể kỷ XXI, vấn đề
môi trường sinh thái toàn trái đất đang bị
xâm hại, ô nhiễm nặng nề thì bức thư trở
thành thông điệp có giá trị...
- Bức thư được viết bằng tình yêu quê
hương đất nước thiết tha sâu nặng...
=> trở thành 1 trong những văn bản có giá
trị nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi
trường. Đến mức, ở nước Anh, trong vài
chục năm lại đây thanh niên rất thích mặc III. Tổng kết:
quần áo may bằng loại vải trên có in bức 1 Nội dung
thư này.

- Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của
12



Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.

chính mình, con người cần phải biết bảo vệ

? Văn bản đã thể hiện sự quan tâm và thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
khẳng định điều quan trọng nào trong
cuộc sống của con người ?
GV : Tich hợp và mở rộng
Ngày 21/2 tại Hà Nội, Tổng cục Biển và
Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi
trường) họp Hội đồng thẩm định Dự án
“Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường
một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng
phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển
và bảo vệ chủ quyền lãnh hải” Mục tiêu
của Dự án, tập trung điều tra tổng hợp về
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
môi trường và kinh tế - xã hội của một số
đảo/cụm đảo quan trọng, nhằm tạo cơ sở
khoa học cho việc xây dựng cơ chế, chính
sách khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường phục vụ
phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ
chủ quyền quốc gia trên biển và hải đảo.
10 đảo, cụm đảo được lựa chọn để tiến
hành điều tra cơ bản là các khu vực quan
trọng trong việc quy hoạch khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường phục vụ phát triển kinh tế biển và
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và hải

13


đảo. 10 đảo cụm đảo là Cô Tô - Vĩnh
Thực, Vân Đồn, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ,
Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, quần đảo 2 Nghệ thuật
Trường Sa, Hòn Khoai, Thổ Chu

- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối
lập...

? Văn bản thành công nhờ những biện - Ngôn ngữ biểu cảm...
pháp nghệ thuật nào ?

IV. Luyện tập:
1. Đọc kĩ và đánh dấu vào ý trả lời đúng
của những câu hỏi sau:

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.

1. Bức thư đã phê phán gay gắt những hành

GV nêu yêu cầu bài tập.

động và thái độ gì của người da trắng thời

HS suy nghĩ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

đó?


GV chốt đáp án

A.Tàn sát những người da đỏ;
B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ;
C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và
môi trường sống;
D.Xâm lược các dân tộc khác.
2. Việc sử dụng yếu tố trùng điệp trong
bài văn có ý nghĩa gì?
A. Nhấn mạnh ý cần diễn tả;
B. Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người
viết;
C. Tạo cho câu văn giàu nhịp điệu, giàu sức
thuyết phục;
D. Gồm cả 3 ý (A, B, C).
3. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân
loại đặt ra trong bức thư này là gì?
14


A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường;
B. Bảo vệ di sản văn hóa;
C. Phát triển dân số;
D. Chống chiến tranh.

E. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Làm phần luyện tập.
- Sưu tầm bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
*Rút kinh nghiệm:

............................................................................................................................................
....................................................................................................................................
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Phần lớn học sinh đều có thái độ học tập tích cực, hứng thú với bài học, tham
gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Cụ thể ở lớp 6A1: 70% HS thường xuyên phát biểu
ý kiến xây dựng bài.Lớp 6A2: 90%; Lớp 6A4: 75%.
- Chủ động trong quá trình học tập do có hoạt động nhóm. Cụ thể: lớp 6A1 –
6A2 – 6A4 100% HS tham gia thảo luận nhóm.
- Học sinh nắm bài, hiểu được nội dung cốt lõi và vấn đề thời sự đặt ra là vấn đề
môi trường, hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra tại lớp 6A1: 90% HS
nắm bài, hiểu bài.
III/ KẾT LUẬN
Từ kết quả thu được trong quá trình vận dụng “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống
trong dạy phần văn bản nhật dụng môn Ngữ văn lớp 6” . Tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau :
15


- Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, luôn tự học và tự rèn, thực hiện linh hoạt
các phương pháp dạy học.
- Giáo viên cần có sự cải tiến trong cách soạn giáo án. Luôn đầu tư suy nghĩ trong
quá trình thiết kế bài giảng, cần luôn sáng tạo linh hoạt kết hợp các phương pháp dạy để
giờ lên lớp đạt hiệu quả cao nhất. Cần có chiều sâu trong giảng dạy, kích thích sự ham
học của các học sinh bằng phương pháp tích cực như thảo luận nhóm, đưa ra các câu hỏi
có tính chất gợi mở, thực tế. Khuyến khích các em tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện nội dung
kiến thức.
- Giới thiệu them cho học sinh một số địa danh có quang cảnh thiên nhiên, môi
trường làm tư liệu cho những tiết học.
- Giáo viên cần định hướng cho học sinh những nội dung chuẩn bị ở nhà, sau đó
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- Cần quan tâm đến việc phân loại đối tượng học sinh yếu, học sinh kém. Có
thái độ tuyên dương hay động viên kịp thời đối với những học sinh làm tốt, học tập tích
cực là tiền đề để giúp các em yêu thích bộ môn học .
- Dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, yêu cầu người giáo viên phải
biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắc sâu
kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần phải áp dụng
chuyên đề một cách cứng nhắc. Nếu sử dụng không đúng cách, không đúng chỗ sẽ làm
giảm chất lượng bài giảng, mất thời gian. Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ
thuật sư phạm trong giảng dạy, từ đó biết phân tích,nhận xét,có kĩ năng tốt .
Qua kết quả giảng dạy đã đạt được tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài vào quá
trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục trong trường học.
Trên đây là những vấn đề mà tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ
văn. Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến chỉnh sửa của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn Ngữ văn ở rường THCS.
16


17



×