Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

thực trạng và giải pháp phòng chống tệ nạn ma tuý trong thanh thiếu niên ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.68 KB, 62 trang )

Báo cáo tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới, điều này đã góp phần
làm cho nền kinh tế phát triển và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Sự phát triển đô thị hoá, các khu công nghiệp mọc lên ngày một nhiều dẫn đến di
dân từ nông thôn ra thành thị. Sự giao thương với các nước ngày một thường xuyên
và liên tục. Có thể nói sau hai mươi lăm năm đổi mới đến nay đất nước đã có nhiều
khởi sắc về mọi mặt.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, các khu đô thị ngày càng mọc lên cùng
với vòng xoáy của cơ chế thị trường đã kéo theo nhiều tệ nạn xã hội cũng như
nhiều vấn đề xã hội trở nên nan giải như: ma tuý, mại dâm, thất nghiệp, thiếu vốn,
di dân... Trong đó tệ nạn ma tuý có thể nói là vấn đề hết sức nguy hiểm và phức
tạp.Tệ nạn ma tuý không chỉ làm suy kiệt về kinh tế mà nó còn lấy đi một lực lượng
lao động trẻ, làm suy giảm giống nòi.
Thực trạng vấn đề nghiện ma tuý hiện nay đang gia tăng hàng giờ về số
lượng người nghiện và người tử vong, chủ yếu tập trung ở độ tuổi lao động từ 20-49
tuổi. Trong những năm gần đây, người nghiện ma tuý đang có xu hướng trẻ hoá đây
thực sự trở thành một vấn đề nhức nhối cho toàn xã hội. Trước thực trạng đó, em là
một sinh viên chuyên ngành công tác xã hội sinh ra từ một tỉnh nghèo đó là tỉnh
“Hà Tĩnh” nhưng bị cái chết trắng hành hoành khắp nơi.
Xuất phát từ những yêu cẩu thực tiễn, cần phải có biện pháp can thiệp hiệu
quả và kịp thời, vì vậy khoá luận tốt nghiệp của mình tôi mong muốn tìm ra giải
pháp phòng chống tệ nạn ma tuý để góp phần làm giảm số lượng người nghiện ma
tuý, từ đó xây dựng một xã hội tiến bộ văn minh và an toàn. Từ những lí do trên tôi
đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phòng chống tệ nạn ma tuý trong thanh
thiếu niên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh”.
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng
Thực trạng và giải pháp phòng chông tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên
trên địa bàn huyện Thạch Hà


SVTH: Phạm Văn Lệ

1


Báo cáo tốt nghiệp
2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là Thanh thiếu niên trên địa bàn huyện
Thạch hà bao gồm Thanh thiếu niên nghiện ma túy và thanh thiếu niên không
nghiện ma túy
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Thạch Hà – Hà Tĩnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu tổng quát.
Nghiên cứu giải pháp chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện Thạch Hà nhằm
tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, đời sống tâm tư tình cảm của người nghiện ma
tuý, nghiên cứu các giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu người nghiện, ổn định đời
sống cho người nghiện đồng thời đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
3.2. Mục tiêu cụ thể.
- Tìm hiểu tình hình người nghiện ma tuý trên địa bàn.
- Phân tích tình hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương để
đưa ra chiến lược giải quyết.
- Nghiên cứu vai trò của các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong việc phòng
chống tệ nạn ma tuý.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động các em tránh xa tệ nạn ma tuý
- Đưa ra giải pháp giải quyết nhằm giảm tình trạng nghiện ma tuý trên địa
bàn.
4. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về tệ nạn ma tuý như “hiểm hoạ ma
tuý và cuộc chiến mới” của GS.Ts Nguyễn Xuân Yêm, “phòng chống ma tuý trong

nhà trường”(1977) của Vũ Ngọc Bừng. Thực trạng nghiện và buôn bán ma tuý ngày
càng gia tăng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, xã hội và bản thân
người nghiện. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề phòng,
chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện thực sự đi sâu đi sát vào thực tiễn đời sống
của nguời nghiện ma tuý.

SVTH: Phạm Văn Lệ

2


Báo cáo tốt nghiệp
5.Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2010 đến năm 2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Theo phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải nhìn các
sự vật trong mối quan hệ biện chứng. Nghĩa là phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng
không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối quan hệ tương tác, quyết
định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi sự vật hiện tượng, sự kiện xã
hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế - xã hội đang vận
động, biến đổi trên địa bàn nghiên cứu.
Trong đề tài này, khi tìm hiểu thực trạng và giải pháp phòng chống tệ nạn ma
tuý trong thanh thiếu niên ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, chúng ta phải đặt trong
bối cảnh kinh tế xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội hiện
đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hóa đang tác động lên mọi mặt
của đời sống xã hội, trong đó có thanh thiếu niên.
6.1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên cứu các sự

vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một xã hội nhất định, trên quan điểm thừa
kế và phát triển. Nghiên cứu này được xuất phát từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở
mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó và thực tế lịch sử này được xem xét như cơ
sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm.
Nghiên cứu này đặt thực trạng nhận thức của thanh thiếu niên nghiện ma túy
trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa_ hiện đại hóa.
Nền kinh tế thị trường với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế,
đất nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng và kìm hãm sự phát triển
của đất nước ta như: chăm sóc sức khỏe cho người dân, trẻ em vi phạm pháp luật….
đặc biệt là tình trạng thanh thiếu niên nghiện ma túy ngày càng có xu hướng gia
tăng với tính chất ngày càng nghiêm trọng.
SVTH: Phạm Văn Lệ

3


Báo cáo tốt nghiệp
6.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin
của xã hội học như:
* Phương pháp tiếp cận phỏng vấn cá nhân
Cuộc nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn. Những vấn
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu được soạn thảo chi tiết thành một đề cương để
phỏng vấn sử dụng trong quá trình tiến hành các cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn để
nghiên cứu một cách sâu sắc hơn, có căn cứ và hiểu sâu hơn bản chất nguồn gốc của
vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác các thông tin
như nhận thức và hành vi về thanh thiếu niên nghiện ma túy, thái độ của những
người xung quanh về vấn đề thanh thiếu niên nghiện ma túy.
* Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu

Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua
nguồn tài liệu có sẵn. Những nguồn tài liệu này có trước khi nghiên cứu.
Đề tài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin
phong phú, cá nhân đã khai thác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Phương pháp
phân tích tài liệu là một phương pháp quan trọng trong việc nghiên cứu của đề tài.
Tài liệu thu thập được từ các báo cáo hằng năm về công tác phòng chống ma túy
của công an huyện Thạch Hà. Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của Cục phòng
chống tệ nạn xã hội…. Các thông tin trong tài liệu này được xử lý, phân tích và nêu
ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu.
* Phương pháp quan sát
Mục đích: Nhằm tăng thêm tính xác thực cho phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực
tiếp về huyện Thạch Hà, về thanh thiếu niên nghiện ma túy để có những thông
tin có độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ qua quan sát thấy
được. Những thông tin này được bổ sung làm cho thông tin thu được qua tài liệu
đầy đủ hơn.

SVTH: Phạm Văn Lệ

4


Báo cáo tốt nghiệp
7. Đóng góp của đề tài:
7.1. Về mặt khoa học
Là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội và các
chuyên ngành khác có liên quan .
Là tài liệu nghiên cứu của cán bộ địa phương làm công tác phòng chống
thanh thiếu niên nghiện ma túy cũng như người dân quan tâm đến vấn đề này.
7.2. Về mặt thực tiễn

Việc thực hiện đề tài này sẽ giúp chúng ta thấy được thực trạng, nguyên nhân
hậu quả của nghiện ma túy.
Qua đó góp phần vào quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống tệ nạn
ma túy có hiệu quả nhất ở địa phương.
8. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm 3 phần.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Nội dung của đề tài gồm:
- Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn tệ nạn ma tuý.
- Chương II: Thực trạng tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện Thạch Hà- Hà Tĩnh.
- Chương III: Các giải pháp phòng chống tệ nạn ma tuý trên địa bàn huyện
Thạch Hà- Hà Tĩnh.

SVTH: Phạm Văn Lệ

5


Báo cáo tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm ma tuý
Quan niệm về ma túy có rất phong phú cách nhìn khác nhau về vấn đề này.
Theo gốc Hán - Việt thì ma túy là “Làm mê mẩn”.
Hiện nay có sự thống nhất cao về khái niệm ma túy mà các chuyên gia hàng
đầu Liên Hợp Quốc đưa ra sau đây:
“ Ma túy là chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi thâm nhập
vào cơ thể con người sẽ có tác dụng là thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho
con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và

cộng đồng”. Do vậy, việc vận chuyển mua bán, sử dụng phải được quy định chặt
chẽ trong các văn bản pháp luật và chịu sự kiểm soát của các cơ quan bảo vệ pháp
luật.
1.1.2. Khái niệm nghiện ma tuý
Dùng ma túy lần đầu ( thuốc phiện, Cần sa, Moocphin, Hêrôin...) dưới các
hình dạng tiêm chích, hút, hít, uống... người ta thấy có cảm giác lâng lâng, dễ chịu
và thèm muốn dùng lại.
Ma túy được đưa vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quan cảm thụ, gây ra
trạng thái quen thuộc nếu không dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn, vật vã... thèm
muốn được dùng lại và như vậy là đã bị nghiện ma túy. Do đó hiểu theo nghĩa rộng,
nghiện ma túy là một số người có thói quen dùng các chất ma túy, bất chấp sự ngăn
cấm của pháp luật, sự phê phán của người thân và xã hội, và cố bằng các thủ đoạn
kể cả gây tội ác để có được các chất ma túy sử dụng. Hiểu theo nghĩa hẹp, nghiện
ma túy là sự lệ thuộc của con người cụ thể đối với các chất ma túy, làm cho con
người không thể quên và từ bỏ ma túy.
Hay nói một cách khái quát, nghiện ma túy là trạng thái nhiễm độc chu kỳ
hay mãn tính, có hại cho cá nhân và xã hội, do sử dụng lập lại nhiều lần một chất tự
nhiên hay tổng hợp.
SVTH: Phạm Văn Lệ

6


Báo cáo tốt nghiệp
1.1.3. Khái niệm thanh thiếu niên
Khái niệm tuổi thanh thiếu niên được hiểu khác nhau tùy theo truyền thống
của mỗi dân tộc. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì đó là quãng đời từ 10 tuổi
đến 30 tuổi, tức là những năm tháng nằm ở tuổi nhi đồng và tuổi trưởng thành.
Thiếu niên là từ 10 tuổi - 15 tuổi
Thanh niên là từ 16 tuổi – 30 tuổi (Theo luật thanh niên)

1.1.4. Đặc điểm ma túy
Làm cho người sử dụng quen thuốc có sự ham muốn tiếp tục không kiềm chế
được buộc phải sử dụng bằng mọi giá.
Gây cho người sử dụng có khuynh hướng tăng không ngừng liều dùng dẫn
tới nghiện và làm cho người sử dụng luôn lệ thuộc về tinh thần và thể chất.
Nếu đã nghiện mà ngưng sử dụng thuốc sẽ gây nên những phản ứng sinh lý
thậm chí dẫn đến tử vong đột ngột.
1.1.5. Phân loại ma túy
Ma túy được phân loại theo nhiều cách thức khác nhau nhưng thường dựa
vào các yếu tố sau:
Phân loại ma túy theo nguồn gốc ma túy tự nhiên và ma túy tổng hợp.
Phân loại theo tác dụng tâm sinh lý.
1.1.5.1. Ma túy có nguồn gốc tự nhiên
Là những loại ma túy tồn tại trong tự nhiên, được con người khai thác bằng
những phương pháp thô sơ, các thành phần hóa học ban đầu không bị thay đổi như
cây thuốc phiện, cần sa, coca, cotha…
1.1.5.2. Ma túy có nguồn gốc tổng hợp.
Ma túy tổng hợp là loại ma túy không có nguồn gốc từ ma túy tự nhiên mà
do con người tạo ra từ các chất hay hợp chất có trong tự nhiên. Khi sử dụng ma túy
tổng hợp con người sẽ bị làm mờ mẫn và hưng phấn như khi sử dụng ma túy tự
nhiên nhưng tác động của ma túy tổng hợp lại mạnh mẽ như: Menthenphetamin,
petamin…

SVTH: Phạm Văn Lệ

7


Báo cáo tốt nghiệp
1.1.5.3. Phân loại theo tác dụng tâm sinh lý

Đó là các chất ma tuý, an thần gây mê, các chất kích thích gây ra ảo giác cho
con người khi sử dụng.
1.1.6. Tác hại của ma túy
1.1.6.1. Tác hại đối với bản thân người nghiện.
Lạm dụng ma tuý làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, nhân cách của con
người, ma tuý - khi bị lạm dụng sẽ tàn phá huỷ hoại cơ thể người, gây ra những rối
loạn cho các cơ quan trong cơ thể.
* Gây rối loạn sinh lý.
Rối loạn toàn thân:
Mất ngủ, suy nhược, nên gầy còm, ốm yếu, khi lên cơn nghiện người nghiện
quằn quại đau đớn, rên rỉ, thậm chí co giật, chảy nước miếng, mắt nhắm nghiền, lim
dim... trông thật thảm hại.
Về tiêu hoá:
Nôn (hoặc buồn nôn)
Chán không muốn ăn
Đau bụng
Đi rửa hoặc táo bón xen kẽ
Rối loạn tuần hoàn
Tim bị loạn nhịp
Huyết áp tăng giảm đột ngột.
Rối loạn thần kinh
Khi ma tuý vào cơ thể, nó sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương,
gây nên xung đột kích thích hoặc ức chế lên các trung khu của bán cầu đại não.
Người nghiện ma tuý nặng thì luôn ở trong trạng thái rối loạn các phản xạ thần
kinh, gây ra các trạng thái sau:
Đau đầu, chóng mặt
Chân tay run, co giật
Trí nhớ kém, dẫn tới đần độn, kém thông minh
Mất cảm giác, hay quên
SVTH: Phạm Văn Lệ


8


Báo cáo tốt nghiệp
Thẫn thờ, chậm chạp, u sầu, ngại vận động
Dễ bị kích động dẫn tới tội ác
Mất đi cái cảm giác khó chịu bình thường (không thấy rằng mình bẩn nên
ngại tắm vì sợ nước, sợ gió).
Rối loạn sinh sản con cái
Ma tuý làm ảnh hưởng đến hệ thống hooc môn sinh sản.
Làm giảm hoạt năng sinh dục.
Làm suy yếu nòi giống
Ma tuý vào người mẹ đang mang thai gây sẩy thai, đẻ non hoặc gây suy dinh
dưỡng, chậm lớn ở trẻ sơ sinh.
Ngoài các rối loạn trên, theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì
những người thường xuyên sử dụng ma tuý dễ mắc các bệnh gan và thận. Trong cơ
thể người, gan và thận là cơ quan vô cùng quan trọng, làm chức năng bài tiết chất
độc và thải ra ngoài. Khi bị các chất ma tuý (đặc biệt là Herôin) làm rối loạn các
chức năng này, gan và thận sẽ giảm sút bài tiết chất độc. Các chất độc này sẽ bị tích
lũy và đọng lại trong cơ thể, làm suy yếu gan, dẫn đến áp xe gan và suy thận làm
cho người bị phù, nhiễm độc và cả 2 bệnh đều dẫn đến tử vong.
* Gây rối loạn tâm lý.
Do lạm dụng ma tuý mà dẫn đến nghiện, nên người nghiện luôn luôn có nhu
cầu đưa ma tuý vào cơ thể tiếp tục để giảm bớt cơn đau đớn về thể xác hoặc để thoả
mãn cảm giác đặc biệt về mặt sinh lý. Vì vậy, nó là nhu cầu lớn nhất bức bách nhất
chi phối mọi nhu cầu khác của con người như: ăn uống, văn hoá, tình dục... hoặc
thờ ơ tình cảm với người ruột thịt, người thân thiết của mình, thích cô độc, u sầu, lãnh
đạm hoặc cau có.
Khi lên cơn mà không có thuốc để dùng, người nghiện sẽ đau đớn, vật vã,

nói năng không tự chủ được và thường hung hãn hoặc bi quan, chán nản, gây ra
xung đột với các thành viên trong gia đình, làm nảy sinh những mâu thuẫn về lối
sống, dẫn đến gia đình tan nát (ly hôn) và kinh tế suy kiệt.

SVTH: Phạm Văn Lệ

9


Báo cáo tốt nghiệp
Vì bị lệ thuộc vào ma tuý, để có tiền mua thuốc, người nghiện sẵn sàng làm
bất cứ điều gì như nói dối, lừa gạt, trộm cắp, cướp giật...thậm chí cả giết người, do
đó làm giảm sút nhân cách và suy thoái về đạo đức.
* Gây tai biến khi tiêm chích.
Khi tiêm chích, do không chú trọng vấn đề vô trùng dụng cụ, nên đã đưa tới
nhiễm trùng máu, viêm gan, viêm loét tĩnh mạch, đặc biệt là nguyên nhân lây nhiễm
HIV và căn bệnh AIDS mà hiện nay chưa có cách cứu chữa.
* Gây nhiễm khuẩn.
Vì rối loạn cảm giác bình thường, không cảm thấy mình sống bẩn, do đó
người nghiện ma tuý ngại tắm, sợ nước, sợ gió, người hôi hám, nên sinh ra các bệnh
ngoài da như: ghẻ lở, hắc lào...
Ma túy làm khoảng 70% người nghiện mất khả năng lao động trong đó 35%
mất sức lao động hoàn toàn. Sự lạm dụng ma tuý ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập
và mức sống của người nghiện, làm giảm cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp từ đó
ảnh hưởng đến thu nhập mặt khác người nghiện phải chi phí rất nhiều để mua ma
tuý (mỗi người nghiện ma tuý chi phí ít nhất từ 25 - 30.000đ/ngày).
1.1.6.2. Tác hại đối với gia đình người nghiện.
Bên cạnh những tác hại, tàn phá to lớn do ma tuý mang lại đối với bản thân
người nghiện ma tuý còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng về đời sống kinh tế, tâm lý,
tình cảm đối với gia đình có những người nghiện hút ma tuý. Thực tế đã có biết bao

nhiều gia đình rơi vào tình trạng đói nghèo, mâu thuẫn, chia ly. Nhiều nghiên cứu
cho thấy những gia đình có người nghiện thường có tỷ lệ trẻ em vị thành niên
nghiện hút ma tuý, phạm pháp, lang thang cao hơn nhiều so với các gia đình bình
thường khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy trong số các cặp vợ chồng ly hôn
năm 2003 có khoảng 40 - 42% là xuất phát từ những xung đột, bất đồng liên quan
tới ma tuý. Khoảng 70% con cái của các cặp vợ chồng ly dị, ly thân đã trở thành
con nghiện, lang lang, bụi đời, trộm cắp...
Sự bất hoà thường xuyên xảy ra giữa những người nghiện và các thành viên
trong gia đình do mâu thuẫn về lối sống, thái độ cư xử túng quẫn về kinh tế, làm
cho tình cảm gia đình tổn thất, hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, vợ chồng ly hôn, thanh
SVTH: Phạm Văn Lệ

10


Báo cáo tốt nghiệp
danh gia đình bị hoen ố. Nhiều người nghiện bán dần tài sản trong nhà, đất đai để
thoả mãn cơn nghiện.
1.1.6.3. Ma tuý ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế đất nước.
Tình hình ma tuý ở nước ta hiện nay đã có tác động về chính trị tuy nhiên
không đến mức nghiêm trọng nhưng đòi hỏi chúng ta luôn cảnh giác. Các thế lực thù
địch với chủ nghĩa xã hội lợi dụng những khó khăn và tồn tại của chúng ta trong việc
giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc nhằm âm mưu phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc,
chống lại chính quyền của nhân dân, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Nạn ma tuý là nguồn gốc, là điều kiện phát sinh các tệ nạn xã hội khác như:
buôn lậu, cướp giật, trộm cắp (2/3 tổng số các vi phạm trật tự công cộng và nền trật
tự xã hội nói chung là do những đối tượng nghiện ma tuý hoặc có liên quan tới ma
tuý) và là nguồn lây nhiễm HIV/AIDS. Căn bệnh nguy hiểm mà y học hiện đại vẫn
chưa tìm ra phương thuốc chữa trị. Số liệu gần đây cho thấy khoảng gần 70% người
bị bệnh AIDS là những người nghiện hút và tiêm chích ma tuý.

Ma tuý ngoài những tác hại to lớn kể trên còn kéo theo sự tổn phí về kinh tế
rất nghiêm trọng. Theo thống kê hiện nay cả nước có hơn 170.000 người nghiện ma
tuý thì con số này quả thực đáng lo ngại. Tính riêng mỗi con nghiện 1 ngày tiêu hết
từ 20.000 - 30.000đồng. Nếu là nghiện heroin thì số tiền tiêu tốn cho hút chích phải
lên tới 200.000 - 300.000 đồng, tính bình quân một ngày một người hút 1 liều
heroin giá 100.000đ thì một ngày cả nước tiêu phí hết 17 tỷ đồng, một tháng tiêu
phí hết số tiền không nhỏ. Nếu đem số tiền này xây dựng trường học thì ít nhất mỗi
năm cũng xây thêm được 100 trường học khang trang, hiện đại đó là chưa kể tới số
tiền lớn nhà nước và nhân dân, gia đình phải chi phí cho việc chạy chữa, cai nghiện
cũng như thiệt hại về của cải công dân, tài sản nhà nước bị ăn cắp cướp giật, phá
hoại do các đối tượng nghiện ma tuý gây ra. Bên cạnh đó là sự lãng phí một lực
lượng lao động rất lớn, trở thành những "kẻ ăm bám" đang từng ngày từng giờ tiêu
tốn tiền của, gây thiệt hại về kinh tế to lớn, đồng thời làm mất trật tự an toàn xã hội.
Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2002, ở trung tâm cai
nghiện Hải Phòng cũng có tới 75- 80% người nghiện có tiền án tiền sự. Có thể nói

SVTH: Phạm Văn Lệ

11


Báo cáo tốt nghiệp
tệ nạn nghiện hút ma tuý đã gây nên những ảnh hưởng về nhiều mặt đối với sự phát
triển của các quốc gia nói chung và của nước ta nói riêng.
Như vậy, ma tuý thực sự là "tệ nạn xã hội" vì:
Ma tuý cuốn hút số thanh niên đi vào con đường nghiện ngập ngày càng tăng.
Ma tuý là con đường ngắn nhất dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS.
Ma tuý là bạn đồng hành với việc gia tăng tội phạm.
Một số nghiên cứu mới cho thấy:
65 - 70% tổng số gái mại dâm nghiện hút và sử dụng thường xuyên các chất

ma tuý.
80% những người tham gia đua xe phân khối lớn là những con nghiện ma tuý.
Ma tuý làm suy kiệt sức khoẻ, trí tuệ, suy thoái giống nòi dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, việc giải quyết các tệ nạn xã hội đã trở thành những
vấn đề nóng bỏng trong chiến lược phát triển đất nước. Mỗi con người, mỗi gia đình,
cộng đồng đều phải tự trang bị cho mình những kiến thức và biện pháp hữu hiệu để
chống lại sự tấn công của các tệ nạn xã hội đồng thời đòi hỏi có sự kết hợp giải quyết
đồng bộ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả của toàn xã hội, chính quyền.
1.1.7. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Thời kỳ từ 10 đến 15 tuổi:
Các em ở giai đoạn này đặc biệt phát triển về chiều cao. Các em có những
biến động về sinh thái, đặc biệt là giới tính, con trai có ria mép, xuất tinh, con gái có
kinh nguyệt, biến đổi nhanh về hình dáng, nét mặt, giọng nói… làm các em có cảm
giác xa lạ về thân thể của mình. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng và
phức tạp, đây là thời kỳ chuyển đổi từ thơ ấu đến trưởng thành . Sự chuyển tiếp đó
tạo nên sự khác biệt đặc thù về mọi mặt so với các em ở thời kỳ lứa tuổi khác. Biểu
hiện ở sự phát triển mạnh mẽ nhưng mất cân đối về cơ thể, xuất hiện sự phát dục và
hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ và đạo đức… Sự xuất hiện những yếu tố
mới của sự trưởng thành là do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức, của
các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè. Đây là thời kỳ tồn tại song song “vừa
tính trẻ con vừa tính người lớn”.

SVTH: Phạm Văn Lệ

12


Báo cáo tốt nghiệp
Thời kỳ từ 15 đến 18 tuổi:
Quan hệ xã hội của các em lúc này chủ yếu là quan hệ với bạn bè cùng lứa

tuổi, cùng giới có tổ chức, có quy ước. Tuyển chọn những người bạn thân cho mình,
xây dựng những hình mẫu lý tưởng của riêng mình. Đối với gia đình, các em có xu
hướng thoát ly bố mẹ, không muốn chịu sự kèm cặp, chỉ bảo thẩm chí còn có những
cách nhìn nhận, đánh giá với bố mẹ và đối lập với gia đình. Bởi vậy đòi hỏi bố mẹ
cần định hướng trẻ một cách tế nhị, không áp đặt ý muốn chủ quan. Bố mẹ lúc này
không chỉ đóng vai là người cha, người mẹ với đầy đủ uy quyền mà còn là người
bạn chia sẻ và đồng cảm với những xung đột tâm lý xã hội mà các em đang gặp
phải. Về mặt trí tuệ, khả năng vận động, cảm giác và tri giác đó trở nên thành thục
và chính xác, tư duy trừu tượng tương đối hoàn chỉnh tiến tới khả năng tư duy lôgic,
tư duy khoa học thực nghiệm hình thành. Về cuối giai đoạn, trẻ có khả năng nắm
được quy luật các phạm trù nhân quả, triết lý nhân văn.
Lứa tuổi từ 19 đến 30 tuổi
Đây là lứa tuổi nhạy bén với các vấn đề xã hội và sự phát triển của khoa học
kỹ thuật. Họ đã qua thời kỳ khủng hoảng, không còn tính trẻ con mà chín chắn hơn
trong cách nghĩ và ứng xử với mọi người. Nhìn chung ở giai đoạn này, họ có tính
sôi nổi nhiệt tình và cởi mở. Khi đánh giá về bản thân, họ đánh giá về cái “tôi lý
tưởng ” do đó dẫn đến tự kiêu, tự đại. Ở lứa tuổi này, xuất hiện nhu cầu sống tự lập,
tính tự lập được thể hiện ở ba mặt: Tự lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về
đạo đức giá trị. Đồng thời đây là thời kì mà mỗi người xuất hiện nhu cầu việc làm
nên việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với họ đó là cách họ khẳng định mình, vì
vậy nếu không có việc làm họ trở nên chán nản, bi quan… Đây là nguyên nhân tâm
lý xã hội tạo điều kiện cho tệ nạn xã hội nảy sinh như: Ma túy, mại dâm, cờ bạc,
trộm cắp…
1.1.8. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng chống ma tuý ở độ tuổi thanh
thiếu niên
Phòng chống ma tuý từ nhiều năm nay được coi là một cuộc đấu tranh gian
khổ, phức tạp, lâu dài chống lại một hiểm họa dễ lây lan. Trong trận chiến này,
nhiều nước có những nỗ lực đáng ghi nhận. Song như nhiều đại biểu đã nêu trong
SVTH: Phạm Văn Lệ


13


Báo cáo tốt nghiệp
kỳ họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại hội Liên hiệp quốc từ ngày 8 - 10 đến tháng 6
năm 1998 tại New York (Mỹ) về phòng chống ma tuý là: "ma tuý là vấn đề không
biên giới, không một nước nào có thể tự giải quyết thành công vấn đề xã hội vô
cùng phức tạp này. Hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống ma tuý trở thành
nhu cầu bức xúc đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới".
Là thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng không tránh khỏi
việc phải đối mặt với những thách thức và thảm hoạ của tệ nạn nghiện hút ma tuý
và buôn lậu ma tuý.
Cách đây nhiều năm về trước, vấn đề nghiện hút ma tuý chưa phức tạp như
những năm gần đây. Lúc đó việc buôn bán và nghiện hút còn ở mức phạm vi hẹp, lẻ
tẻ, chủ yếu là ở những người cao tuổi và hút thuốc phiện là chính, hơn nữa lại tập
trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu - nơi trồng nhiều cây thuốc phiện.
Trong những năm trở lại đây, nạn buôn bán và tệ nạn nghiện hút ma tuý đã
lan rộng khắp cả nước từ thành thị đến nông thôn, thậm chí đã len lỏi tới các hang
cùng ngõ hẻm, các lũy tre làng với mức độ ngày càng gia tăng.
Khi đất nước bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, mặt trái của
nền kinh tế thị trường đã có tác động đến sự phát triển của tệ nạn xã hội, để phòng
chống và khắc phục có hiệu quả tệ nạn ma tuý. Đảng và nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản để phối hợp các ban ngành sớm ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xoá bỏ tệ
nạn ma tuý ở Việt Nam. Vì vậy ngay trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI,
Đảng ta xác định rõ chủ trương chính là "phát động phong trào toàn dân tham gia
phòng ngừa và đấu tranh với các tệ nạn xã hội".
Quan điểm của Đảng về phòng chống tệ nạn xã hội trong đó tệ nạn nghiện
hút ma tuý được thể hiện xuyên suốt qua các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng,
cho thấy quyết tâm của Đảng trong việc đẩy lùi các loại tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ
nạn ma tuý ra khỏi cộng đồng. Đến đại hội IX một lần nữa Đảng chỉ rõ vấn đề mấu

chốt là phải "ngăn chặn và bài trừ tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mại dâm, ma tuý và
lây nhiễm HIV/AIDS".
Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước luôn có chủ trương nhất quán, đồng bộ trong
chương trình hành động. Chính phủ có chủ trương kiểm soát nghiêm ngặt việc sản
SVTH: Phạm Văn Lệ

14


Báo cáo tốt nghiệp
xuất, vận chuyển, buôn bán, lưu thông các chất ma tuý trên toàn lãnh thổ, trước hết
là vùng trồng cây thuốc phiện, cần sa, vùng biên giới, các cửa khẩu, hải cảng, sân
bay quốc tế; tiêu huỷ các sản phẩm là thuốc phiện và các chất ma tuý khác thu
được. Song thực tế cho thấy, tuy lượng thuốc phiện sản xuất trong nước giảm,
nhưng trữ lượng thuốc phiện và các chất ma tuý khác như: herôin... trôi nổi qua vận
chuyển, buôn bán tàng trữ trái phép có chiều hướng gia tăng.
Đứng trước tình hình như vậy (đặc biệt từ năm 1993 trở lại đây) nhà nước đã
đặt vấn đề phải xây dựng chương trình quốc gia phòng chống và kiểm soát ma tuý
để chỉ đạo công tác này.
Ngày 29/1/1993 Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Nghị quyết số 06 - NQ/CP về "tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và
kiểm soát ma tuý" đồng thời khẳng định rõ: cần phải đấu tranh kiên quyết chống các
tệ nạn này bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, kinh tế, xử lý bằng
hành chính và hình sự" xác định đối tượng quan tâm hàng đầu là thanh thiếu niên.
- Quyết định số 743 ngày 14/11/1995 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế
hoạch cụ thể hoá chương trình hành động phòng chống, kiểm soát ma tuý giai đoạn
1996 - 2000.
- Chỉ thị 60/CT - TW ngày 30/11/1996 của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam
về "Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý".
- Quyết định số 686/TTg ngày 25/8/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc

thành lập uỷ ban quốc gia phòng chống ma tuý do Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm
làm Chủ tịch, các phó chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ lao động
thương binh - xã hội.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản đề phòng, ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ
hoạt động buôn bán vận chuyển, tàng trữ, rủ rê, lôi kéo, hút hít, tiêm chích ma tuý
với nhiều biện pháp đồng bộ về kinh tế, giáo dục, hành chính... nhà nước còn sử
dụng luật pháp để xử lý.
Tội phạm về ma tuý được ghi trong điều 61 của Hiến pháp nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi rõ "Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển,
buôn bán tàng trữ, sử dụng trái phép thuốc phiện và các chất ma tuý khác. Đối với
SVTH: Phạm Văn Lệ

15


Báo cáo tốt nghiệp
những người nghiện hoặc mắc các bệnh xã hội. Nhà nước quy định chế độ cai
nghiện và chữa các bệnh đó".
- Nghị định số 20/CP ngày 13/4/1996 của Chính phủ ban hành quy chế về cơ
sở chữa bệnh cho người nghiện ma tuý, mại dâm. Trong đó quy định rõ đối tượng,
thủ tục cai nghiện, chế độ chính sách đối với người được đưa vào cơ sở chữa bệnh
(cai nghiện).
Điều 185 trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được
Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 10/5/1999 đã quy định rõ
tội sản xuất, tàng trữ vận chuyển mua bán trái phép các chất ma tuý.
- Ngày 22/5/1999 Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký
lệnh công bố Luật hình sự trong đó quy định các tội phạm về ma tuý, thêm 1
chương riêng gồm 10 tội với khung hình phạt rất nghiêm khắc, người nào sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép từ 5kg thuốc phiện, 100g heroin trở lên sẽ
bị tử hình.

- Nhà nước đã ban hành luật phòng chống ma tuý năm 2001.
- Ngày 1/9/1997 Chủ tịch nước ra quyết định tham gia cả 3 công ước quốc tế
về kiểm soát ma tuý.
Chỉ thị 21/CT-TW của Bộ chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo
phòng chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
Nghị quyết số 06/CP về tăng cường chỉ đạo phòng chống và kiểm soát ma túy.
Trên thực tế có rất nhiều văn bản, chỉ thị của Đảng và Nhà nước có liên quan
đến tệ nạn nghiện hút ma tuý. Cho thấy sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo sát sao và kiên
quyết đấu tranh xóa bỏ các tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạn ma tuý. Thanh thiếu niên
là đối tượng ưu tiên cần được giáo dục tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.
1.1.9 Công tác xã hội với người nghiện ma túy.
Công tác xã hội với người nghiện ma túy là vấn đề mới mẻ và phức tạp.
Người nghiện ma túy là những đối tượng đang rất cần sự giúp đỡ và hổ trợ đặc biệt
của mọi người. Công tác xã hội với người nghiện ma túy muốn đạt được hiệu quả
tốt cần có sự tham gia tích cực và đồng bộ của nhiều ban ngành như ngành lao động
thương binh và xã hội, ngành công an,ngành kiểm soát, ngành tòa án, các cơ sở giáo
SVTH: Phạm Văn Lệ

16


Báo cáo tốt nghiệp
dưỡng, các trung tâm bảo trợ xã hội, các tổ chức xã hội, đoàn thể cộng đồng, gia
đình,…
Công tác xã hội với người nghiện ma túy là sử dụng những kỹ năng chuyên
nghiệp nhằm giúp đỡ các những người nghiện tái hòa nhập cộng đồng và được phát
triển về cả thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó đây là ngành trợ giúp đối tượng
nghiện ma túy ở mức độ khác nhau có thể chấn chỉnh hành vi của mình theo tiêu
chuẩn đạo đức xã hội. Mục đích chính của Công tác xã hội với người nghiện ma túy
là: Giúp người nghiện hiểu rõ tác hại của ma túy giúp cung cấp thông tin hiểu biết

pháp luật, giúp các em có những kiến thức về cách sống và môi trường sống
1.1.10. Trách nhiệm vai trò của nhân viên Công tác xã hội đối với trẻ em vi phạm
pháp luật
Công tác xã hội với người nghiện ma túy là một lĩnh vực hoạt động xã hội
chuyên nghiệp. Người cán bộ làm công tác xã hội với người nghiện ma túy nói
chung và thanh thiếu niên nghiện ma túy nói riêng, muốn thực hiện tốt chức năng
nhiệm vụ của mình cần phải được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức về các vấn đề
xã hội. Đối với thanh thiếu niên nghiện ma túy, nhân viên công tác xã hội cần thực
hiện trách nhiệm của mình như sau: Lấy người nghiện làm mối quan tâm hàng đầu,
nhân viên xã hội phải phục vụ hết khả năng của mình, phải quan tâm đến quyền lợi
thiết thực của đối tượng, trong những trường hợp cụ thể phải cân nhắc các nhu cầu
của người nghiện cho phù hợp. Bên cạnh đó nhân viên công tác xã hội cần phát huy
tối đa khả năng tự quyết của đối tượng là thanh thiếu niên nghiện ma túy, giúp đỡ
đối tượng đưa ra các giải pháp đúng đắn và lựa chọn giải pháp có hiệu quả, tôn
trọng và chấp nhận những quyết định của đối tượng. Ngoài ra nhân viên xã hội cần
đảm bảo bí mật riêng tư của đối tượng, cần tôn trọng những bí mật của đối tượng và
những thông tin thu thập được trong quá trình làm việc. Nếu trường hợp những
thông tin đó cần chia sẽ để hiểu thêm nguyên nhân của vấn đề cần tham khảo ý kiến
của người nghiện.
Công tác xã hội với thanh thiếu niên nghiện hút ma túy đóng vai trò rất quan
trọng. Bởi đây là lứa tuổi dễ bị sa ngã vào các con đường xấu, lệch chuẩn. Vì vậy
nhân viên công tác xã hội phải có trách nhiệm giúp đỡ họ vượt qua lổi lầm, nhận ra
SVTH: Phạm Văn Lệ

17


Báo cáo tốt nghiệp
cái sai của mình để còn kịp khắc phục sửa chửa lổi lầm đó, tiếp tục hòa nhập cộng
đồng. Nhân viên công tác xã hội cần xác định nguồn lực vốn có của thân chủ cũng

như những thiếu thốn cần bổ sung khắc phục ở thân chủ để có sự điều trị hợp lý
nhất. Bên cạnh đó là những hệ thống xã hội được khai thác triệt để nhất nhằm tác
động vào thân chủ. Tuy nhiên người nghiện không phải là đối tượng dễ nói chuyện
và tiếp cận vì vậy đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải kiên trì và có lòng vị tha.
Ngoài những quy định chung về vai trò, trách nhiệm của người làm công tác
xã hội với thanh thiếu niên nghiện ma túy cần có những phẩm chất và trách nhiệm
cụ thể sau:
Nhà tâm lý trị liệu hữu hiệu cho thanh thiếu niên rối nhiểu về hành vi, người
lệch lạc chuẩn mực đạo đức, những người bị khủng hoảng về tinh thần, rơi vào tệ
nạn xã hội.
Nhà biện hộ sắc sảo bênh vực cho quyền của thanh thiếu niên trong những
tình huống họ cần sự giúp đỡ.
Nhà giáo dục, người đỡ đầu hổ trợ những thanh thiếu niên bị thiệt thòi, lệch
lạc chuẩn mực…
Nhà tư vấn về mọi lĩnh vực xung quanh các quyền của thanh thiếu niên trong
luật quốc gia, quốc tế.
Người chăm sóc,bảo vệ, nuôi dưỡng, che chở cho thanh thiếu niên tại các
trung tâm xã hội, các mái ấm tình thương, các trại giáo dưỡng, các trung tâm cai
nghiện…
Người cán bộ quản lý lưu trữ,theo dõi chặt chẽ hồ sơ của các đối tượng là
thanh thiếu niên nghiện hút ma túy thuộc khu vực mình hoạt động công tác xã hội.
Người cung cấp các dịch vụ xã hội hữu hiệu cho thanh thiếu niên tại cộng
đồng và gia đình thanh thiếu niên nghiện ma túy.
Người tổ chức, xây dựng các dự án, phát triển cộng đồng đáp ứng mục tiêu
vì thanh thiếu niên.
Người trung gian kết nối các tổ chức, ban ngành đoàn thể, hợp lực hỗ trợ về
nguồn lực cho thanh thiếu niên có vấn đề.

SVTH: Phạm Văn Lệ


18


Báo cáo tốt nghiệp
Người cán bộ đào tạo cung cấp kiến thức,kỹ năng cho đồng nghiệp và cho
chính thanh thiếu niên để hỗ trợ họ trong cuộc sống.
Thanh thiếu niên là những người chủ của đất nươc. Chính vì vậy chăm lo,
đào tạo thanh thiếu niên cũng như giúp thanh thiếu niên tránh xa các tệ nạn xã hội
trong đó có tệ nạn ma túy được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Để tạo cho
thanh thiếu niên mọt môi trường sống lành mạnh, giành cho họ những điều tốt đẹp
nhất với những giá trị nhân văn, nhân đạo. Để làm được điều đó cần dựa vào sức
mạnh tổng hợp của những nhân viên CTXH nói riêng và toàn thể cộng đồng xã hội
nói chung.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về địa bàn huyện Thạch Hà
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thạch Hà là một huyện duyên hải nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, Việt
Nam. Phía tây bắc giáp huyện Can Lộc, phía bắc giáp huyện Lộc Hà, phía nam giáp
huyện Cẩm Xuyên và thành phố Hà Tĩnh, phía tây giáp huyện Hương Khê, phía
đông giáp biển Đông. Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia
huyện thành 2 nửa bên phía tây và bên phía đông của thành phố. Huyện lỵ là thị
trấn Thạch Hà nằm trên quốc lộ 1A ngay cửa ngõ vào thành phố Hà Tĩnh, cách thủ
đô Hà Nội 340 km, cách thành phố Vinh 40 km, cách thành phố Hà Tĩnh 7 km.
1.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Thạch Hà có xu hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông, bị
chia cắt thành bởi 3 hệ thống sông: Nghèn, Rào Cái và sông Cày nên hình thành ba
vùng địa hình khá rõ rệt: vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng ven biển.
Vùng đồi núi bán sơn địa nằm ở phía Tây của huyện, gồm các xã: Nam
Hương, Bắc Sơn, Thạch Xuân, Thạch Điền, Thạch Ngọc.
Vùng đồng bằng nằm ở trung tâm huyện gồm phần lớn các xã trong huyện,

địa hình cũng thấp dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, độ cao trung bình 1-5m
so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, rải rác có những quả đồi thấp nhô
lên giữa vùng đồng bằng.

SVTH: Phạm Văn Lệ

19


Báo cáo tốt nghiệp
Vùng ven biển bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch
Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải và Thạch Bàn.
1.2.1.3. Khí hậu
Thạch Hà là một huyện có khí hậu đặc trưng của khu vực nhiệt đới gió mùa,
chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của loại khí hậu giao thoa, chuyển tiếp giữa hai miền
Bắc – Nam, có gió mùa Tây Nam vào mùa khô và gió mùa Đông Bắc về mùa mưa.
Do vậy, khí hậu có một số đặc điểm như sau:
Nhiệt độ: Trung bình cả năm khoảng 23,5-25 0C, chênh lệch nhiệt độ giữa
mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 29-380C; mùa đông từ 13-160C)
nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 và 2
của năm sau.
Lượng mưa:Tập trung nhiều vào các tháng 9, 10, 11; chiếm tỷ lệ từ 40 – 60%
lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố khá đồng đều giữa các vùng trong các mùa,
tuy nhiên lại không đồng đều giữa các mùa nên dễ gây hạn hán về mùa khô và gây
ngập úng về mùa mưa. Số ngày mưa trong năm khoảng từ 150-160 ngày, lượng
nước bốc hơi bình quân hàng năm đạt 900mm.
Thủy văn: Nguồn nước của huyện khá phong phú bởi hệ thống hồ đập thủy
lợi, hệ thống sông suối qua địa bàn huyện (các sông chính là sông Cày, sông Rào
Cái, sông Nghèn), ao hồ và hệ thống kênh mương tưới tiêu nhỏ khác. Hệ thống sông
Cày, sông Nghèn đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn

huyện chảy theo hệ thống hai sông này và thoát ra Biển Đông tại cửa Sót
1.2.1.4. Các tài nguyên khác
Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện gồm có: Emênit ở Thạch Hội,
Thạch Văn với trữ lượng 365.000 tấn; cát thạch anh ở Việt Xuyên, Thạch Vĩnh;
quặng Mangan phân bố ở các xã: Bắc Sơn, Thạch Xuân và Ngọc Sơn. Đặc biệt có
mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn. Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực
Đông Nam Á, hiện đang được tổ chức khai thác và sẽ đi vào hoạt động trong những
năm tới.

SVTH: Phạm Văn Lệ

20


Báo cáo tốt nghiệp
Tài nguyên rừng
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là 9.683 ha, chiếm 27,25% đất tự
nhiên trong đó đất có rừng là 5.930 ha, đạt độ che phủ là 46% tổng diện tích đất có
rừng. Trên địa bàn huyện có 4.690,78 ha đất rừng trồng và có 59,65 ha diện tích đất
ươm cây giống, chiếm 1,26% với trữ lượng gỗ tính khoảng 980.000m 3.
Tài nguyên biển
Thạch Hà có bờ biển dài khoảng 24km, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt
khoảng 4.000 – 5.000 tấn. Diện tích đất làm muối khoảng 35 ha với sản lượng hàng
năm đạt 3.000 tấn - 4.000 tấn. Bờ biển là những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích
hợp với phát triển du lịch biển.
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.2.1. Dân cư và lực lượng lao động
Dân số của huyện là 129.364 người. Huyện Thạch Hà là huyện có dân số
tương đối trẻ lực lượng lao động tương đối dồi dào.

1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Trên địa bàn Thạch Hà ngoài loại hình vận tải chính là đường bộ còn có hệ
thống đường sông và giao thông ven biển.
Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua, với
tổng chiều dài 23,31 km bao gồm Quốc lộ 1A và đường tránh thành phố Hà Tĩnh đi
qua địa bàn huyện.
Thạch Hà có 07 tuyến tỉnh lộ đi qua địa bàn, đó là: tỉnh lộ 2, 3, 7, 17, 21, và
tỉnh lộ 19/5 với tổng chiều dài là 80,15km.
Hệ thống thủy lợi
Trong giai đoạn vừa qua, huyện đã quan tâm đầu tư nâng cấp và cải tạo 15
trạm bơm, cải tạo 18 hồ chứa nhỏ. Đến nay toàn huyện đã kiên cố hóa được trên
20% số km kênh, mương cần phải kiên cố hóa và nâng cấp được 13 km đê trên địa
bàn. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của huyện cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản
xuất và phục vụ nước tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện.

SVTH: Phạm Văn Lệ

21


Báo cáo tốt nghiệp
Hệ thống điện
Huyện Thạch Hà nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung nằm trong vùng thuận
lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia.
Nguồn điện của Thạch Hà được sử dụng từ nguồn điện chung của tỉnh, các
đường dây 220kV và 110kV đi qua và đến huyện được vận hành tốt, ổn định.
Đường dây và trạm 110 kV Thạch Kênh công suất 2x63MVA (đã cơ bản xây dựng
xong đường dây).
1.2.2.3. Văn hóa xã hội

Đời sống văn hóa
Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về “Xây dựng và phát huy nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện đã có những bước thực
hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đối với các xã, thị trấn. Thể chế và thiết chế văn
hóa ngày càng được chú trọng. Đến nay toàn huyện có 327 xóm, khối phố trong đó
có 310 xóm có câu lạc bộ (Hội quán), đạt tỷ lệ 94,5%.
Huyện đã tích cực triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở. Đến năm 2010, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 78%, 114 làng đạt danh
hiệu văn hóa (đạt 34,86%).
Giáo dục và đào tạo
Mạng lưới giáo dục và hệ thống cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục trên
địa bàn huyện như sau:
Khối các trường mầm non: Đến năm học 2010-2011, toàn huyện có 32
trường mầm non.
Khối các trường tiểu học: Toàn huyện có 32 trường tiểu học, với 401 lớp học
Khối các trường THCS: hiện nay có 16 trường, trong đó có 9 trường đạt
chuẩn Quốc gia.
Số giáo viên, học sinh giỏi các cấp đều tăng từng năm học và xếp ở trong
nhóm các huyện đứng đầu của tỉnh, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH đạt khá so với mức
chung của toàn tỉnh, có 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Hàng năm có từ 30-45% số học sinh thi đỗ
vào các trường cao đẳng, đại học.

SVTH: Phạm Văn Lệ

22


Báo cáo tốt nghiệp
1.2.2.4. Kinh tế

1.2.2.4.1. Nông – lâm - ngư nghiệp
* Trồng trọt:
Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành năm 2010 đạt 748478.4
triệu đồng. Trong đó:
Cây lương thực: Trong cơ cấu trồng trọt, cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng
lớn, chiếm trên 80% diện tích trồng trọt và khoảng trên 60% giá trị sản xuất. Trong
sản xuất lương thực thì lúa là cây lương thực chủ lực của huyện, diện tích trồng cây
lương thực tập trung phần lớn tại các xã Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương,
Thạch Xuân, Thạch Đài, Thạch Vĩnh, Thạch Kênh, Thạch Liên, Thạch Hội, Thạch
Ngọc… là những xã thuộc vùng đồng bằng có diện tích đất phù sa màu mỡ thích
hợp cho việc trồng lúa. Sản lượng lúa năm 2010 đạt 60503 tấn, năng suất 40.37
tạ/ha.
Ngoài lúa là cây lương thực chủ đạo huyện cũng trồng và phát triển nhiều
loại cây lương thực khác như khoai 1051 ha, ngô 180 ha, đậu 233.6ha…
Cây thực phẩm: Trong những năm gần đây, cây rau, củ, quả thực phẩm đang
là một trong những mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng lớn và
ngày càng trở thành một hướng sản xuất chiến lược của nhiều địa phương trên địa
bàn huyện với các loại cây trồng chủ yếu là rau xanh, năm 2010, diện tích là 1177.4
ha (tập trung ở Tượng Sơn, Thạch Liên…), đạt sản lượng rau xanh 6811.8 tấn.
Cây công nghiệp hàng năm: Các loại cây công nghiệp chủ yếu là lạc, đậu,
những cây này thuộc loại có giá trị kinh tế cao đồng thời có thị trường trong và
ngoài nước. Năm 2010, diện tích trồng lạc khoảng 2327 ha (chủ yếu ở các xã Thạch
Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Xuân, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Thắng),
sản lượng 5645.5 tấn, đậu 233.6 ha, sản lượng 122.4 tấn.
* Chăn nuôi
Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong những năm qua,
huyện đã tích cực triển khai một số dự án về chăn nuôi như dự án cải tạo và nâng
cao chất lượng giống đàn bò thịt, dự án cải tạo và chăn nuôi lợn hướng nạc, xây
dựng hệ thống thú y cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đối với chăn nuôi đại gia súc
SVTH: Phạm Văn Lệ


23


Báo cáo tốt nghiệp
(trâu, bò), các xã đồng bằng chưa phát triển bởi diện tích đồng cỏ chăn thả ít, đất bãi
cằn cỗi và khả năng mở rộng hạn chế, các xã có nhiều diện tích đất gò đồi (Thạch
Xuân, Thạch Điền, Bắc Sơn, Nam Hương, Ngọc Sơn…) có điều kiện thuận lợi hơn
cho phát triển loại hình chăn nuôi này. Đến năm 2010 tổng đàn trâu bò là 22.224
con; lợn 55.919 con
* Dịch vụ nông nghiệp
Các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp như công tác thú y, bảo vệ thực vật,
cung ứng phân bón, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được
nhu cầu sản xuất của ngành nông nghiệp. Hoạt động khuyến nông được kiện toàn
về tổ chức và nâng cao chất lượng góp phần chuyển giao tích cực, kịp thời các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất cho nông dân.
* Lâm nghiệp
Dưới sự chỉ đạo và đầu tư của ngành nông nghiệp cũng như sự hỗ trợ của các
tổ chức quốc tế thông qua các chương trình, dự án (chương trình 4304, 327, dự án
661, 147 và dự án trồng rừng của các tổ chức như Hội chữ thập đỏ, Oxfam Anh…)
cùng với sự đầu tư bằng nguồn vốn tự có của các tổ chức, hộ gia đình đã đưa lâm
nghiệp Thạch Hà có những bước phát triển nhất định.
Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có của toàn huyện là 8.315.39
ha; diện tích đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã Thạch Xuân, Thạch Điền,
Bắc Sơn, Nam Hương, Ngọc Sơn và phân bố rải rác ở một số xã Thạch Hải, Thạch
Ngọc, Thạch Hội, Thạch Văn…chủ yếu là rừng trồng, rừng phòng hộ che chắn cát
ven biển.
* Thủy sản
Giá trị sản xuất theo giá cố định của ngành thủy sản đóng góp vào cơ cấu
kinh tế của huyện năm 2005 là 107.239 triệu đồng, năm 2010 đạt 51.203,6 triệu

đồng. Trong thời gian qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có nhiều biến
động, năm 2005 là 1.211 ha, đến năm 2010 giảm xuống còn 969 ha (do thay đổi địa
giới hành chính). Tuy nhiên, sản lượng thủy sản vẫn ổn định, tăng lên qua các năm
từ 4774.8 tấn năm 2008 lên 5009.55 tấn 2010.

SVTH: Phạm Văn Lệ

24


Báo cáo tốt nghiệp
Sản phẩm thủy sản nuôi trồng bao gồm cá, tôm và các loại thủy sản khác,
năm 2010, sản lượng cá 3.333,2 tấn; tôm 276.02 tấn và thủy sản khác là 1400.25
tấn. Sản phẩm thủy sản đánh bắt chủ yếu có cá, tôm, mực… Ngoài ra còn có sản
phẩm chế biến từ hải sản như nước mắm, ruốc mặn, sản phẩm khô…
1.2.2.4.2. Tiểu thủ công nghiệp
Năm 2010, khu vực công nghiệp – điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh
tế của huyện (24.82%,) do có sự tham gia của khu công nghiệp sắt Thạch Khê.
Phần lớn các sản phẩm công nghiệp – TTCN trên địa bàn vẫn là các sản
phẩm thông dụng (chế biến thực phẩm, đồ uống, may mặc, chế biến sản phẩm từ tre
nứa...) hay sản xuất các sản phẩm từ kim loại phần lớn dựa vào chế tác các nguyên
liệu thô sơ và tiêu tốn khá nhiều năng lượng và nguyên liệu. Bên cạnh đó đã xuất
hiện một số sản phẩm công nghiệp trên địa bàn như: gạch tuy nen, ngói nung, ….
1.2.2.4.3. Thương mại dịch vụ
Năm 2010, trên địa bàn huyện chưa có trung tâm thương mại. Hầu hết nhu
cầu trao đổi hàng hóa được diễn ra ở các chợ đầu mối khu vực: thị trấn Thạch Hà và
có 24 chợ nông thôn trong đó có 15 chợ cấp xã (chợ loại III) do nguồn vốn IFAD hỗ
trợ cho tỉnh.
1.2.2.5. An ninh quốc phòng
Các cấp các ngành đã chú trọng tăng cường công tác bảo vệ an ninh trật tự,

đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nắm chắc diễn biến tình
hình cơ sở, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn ma túy; phong trào
toàn dân tham gia quản lý, giáo dục giúp đỡ người lầm lỗi trên địa bàn thu được kết
quả tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác đảm bảo an toàn giao thông được duy trì thường xuyên, tai nạn
giao thông giảm đáng kể về số vụ, số người chết và bị thương.
Đã thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập và thực hiện phương án
phòng thủ khu vực. Đã kết hợp tốt nhiệm vụ kinh tế với quốc phòng. Công tác đăng
ký quân dự bị động viên, dân quân tự vệ được tăng cường và củng cố. Hàng năm
thực hiện tốt chỉ tiêu gọi thanh niên nhập ngũ, đảm bảo cả về số lượng và chất
lượng, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn của
SVTH: Phạm Văn Lệ

25


×