Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

An toàn lao động tại các mỏ đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.03 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ KHU VỰC MIỀN TRUNG
NCV Lê Đức Anh, Phân viện Bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, nhu cầu về nguồn cung ứng vật liệu xây dựng cơ sở
hạ tầng tăng lên khiến các hoạt động khai thác đá phát triển mạnh. Các mỏ khai thác
đá đã góp phần nhất định cho việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, nhất là các
nông thôn ở thời điểm nông nhàn. Mặc dù vậy vấn đề lớn đặt ra đối với các mỏ khai
thác đá là an toàn vệ sinh lao động đối với người trực tiếp làm việc trong các mỏ đá.
Bài viết này sẽ điểm qua thực trạng an toàn vệ sinh lao động trong các mỏ khai thác
đá.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khai thác đá trong các năm vừa qua đáp ứng phần lớn nhu cầu xây dựng cơ sở
hạ tầng, góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong cả
nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại còn một số vấn đề quan trọng đó là
công tác quản lý mỏ đá sao cho đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho người lao
động khi tham gia khai thác, sản xuất, chế biến đá và bảo vệ môi trường.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự
quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp khai thác mỏ đá,
nên tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với các lao động có chiều hướng giảm.
Tuy nhiên trong lĩnh vực khai thác mỏ đá vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm. Nhất là
tai nạn do khai thác như sạt lở đá, cháy nổ các vật liệu nổ, bụi silic, đổ máy móc thiết
bị. Các nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động như
bụi, bụi silic, tư thế lao động gò bó, say nắng, say nóng…thường xuyên de dọa đến
tính mạng và sức khỏe người lao động.
Người lao động trong các mỏ đá làm việc thường xuyên ngoài trời, làm việc
quanh năm kể cả mùa khô và mùa mưa. Mùa khô là mùa các ngành xây dựng tăng
cường đẩy mạnh công tác thi công nên các mỏ đá hoạt động hết công suất để đáp ứng
nhu cầu của thị trường. Tại khu vực các tỉnh miền Trung có thời điểm nhiệt độ trong
ngày đạt 41 - 43oC. Trong điều kiện lao động nóng bức, cơ thể người lao động thường


ra nhiều mồ hôi dẫn đến cơ thể mất nước nên người lao động thường mệt mỏi sau cuối
ca làm việc. Mùa mưa tại các tỉnh khu vực miền Trung nhiệt độ thấp và độ ẩm tăng
cao. Mùa mưa thường gây nên lũ lụt, sạt lở đất đá rất nguy hiểm cho người lao động
khai thác mỏ đá.


Tại các công đoạn trong khai thác và chế biến đá đều phát sinh một lượng bụi
cao do tính chất đặc thù của ngành. Mức độ ô nhiễm bụi phụ thuộc vào công nghệ,
thiết bị chế biến đá, địa hình và thành phần vật chất khoáng sản đặc trưng tại các mỏ
đá. Bên cạnh đó nguồn lao động của các mỏ khai thác đá tại các tỉnh khu vực miền
Trung đa số là các nông dân tranh thủ lúc nông nhàn kiếm thêm việc làm tăng thu
nhập, thường không được đào tạo về chuyên môn và các trang thiết bị bảo hộ lao
động.
2. MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Điều kiện làm việc của người lao động trong các mỏ khai thác đá vẫn còn mang
tính thủ công, không có nhiều chuyển biến tích cực cải thiện công nghệ, điều kiện sản
xuất để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
Người lao động trong các mỏ khai thác đá khu vực miền Trung thường xuyên
lam việc trong môi trương ô nhiễm do bụi, tiếng ồn, rung động… Do các hoạt động
khai thác, chế biến đá phần nhiều chỉ quan tâm đến vấn đề tăng sản lượng, còn ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm bụi, vẫn đang diễn ra thường xuyên. Để đánh
giá sơ bộ mức ô nhiễm bụi, theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) trung bình 1 tấn đá thành
phẩm sẽ phát sinh 1,7 kg bụi. Như vậy ứng với các mỏ có công suất từ 5.000 –
120.000 tấn/năm sẽ phát sinh lượng bụi từ 6,4 – 153,0 tấn/năm. Thông qua số liệu
khảo sát và hồi cứu số liệu, người lao động làm việc trong các mỏ khai thác đá tại một
số tỉnh khu vực miền Trung cho thấy:
Hầu hết các cơ sở khai
thác đá đều có tiếng ồn tại
khu vực lao động vượt
ngưỡng cho phép (tiêu chuẩn

vệ sinh lao động được ban
hành theo quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT). Tiếng
ồn trong khu vực làm việc
của người lao động chủ yếu
do các máy đập, nghiền đá.
Theo khảo sát tại một số mỏ
Hình 1
đá tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Đồ thị biểu diễn tiếng ồn tại một số mỏ đá năm 2013
và Đà Nẵng thì có 7/9 cơ sở
có tiếng ồn tại môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép (cường độ tiếng ồn lớn
hơn 85 dBA, theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động được ban hành theo quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT).


Ô nhiễm bụi phát sinh ở các mỏ khai thác đá chủ yếu từ quá trình nghiền sàng,
vận chuyển… Tại các mỏ khai thác đá thì bụi là yếu tố truyền thống gây ô nhiễm môi
trường, mặc dù qua các năm vừa qua các mỏ khai thác đá đã sử dụng hệ thống tưới
phun sương để dập bụi nhưng nồng độ bụi trong không khí tại môi trường lao động
vẫn còn khá cao. Qua khảo
sát và hồi cứu số liệu tại một
số mỏ đá năm 2013 cho thấy:
Các cơ sở khai thác
chế biến đá có hàm lượng bụi
rất cao. Người lao động tại
các vị trí nghiền sàng đá phải
tiếp xúc với bụi thường
xuyên. Do các mỏ khai thác
Hình2

đá đã áp dụng hệ thống phun
Đồ thị biểu diễn bụi tại một số mỏ đá năm 2013
sương dập bụi nên hàm lượng
bụi trong các mỏ đá hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép (hàm lượng bụi nhỏ hơn 8 µg/m 3,
theo tiêu chuẩn vệ sinh lao động được ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐBYT).
Tuy nhiên tại các tỉnh khu vực miền Trung có nhiệt độ cao và tốc độ gió trung
bình đạt 2-3m/s vào mùa hè
nên hiệu quả phun sương dập
bụi chỉ có ý nghĩa nhất định
trong thời gian ngắn. Bụi
trong các cơ sở khai thác đá
là những bụi vô cơ. Các bụi
này với đường kính nhỏ hơn
5 µm sẽ đi thẳng vào các mao
mạch phổi của người lao
động và tích tụ lại đó. Qua
thời gian dài làm việc các
Hình 3: Hình ảnh tại một mỏ đá – KV chế biến
hạt bụi làm việc các hạt bụi
này dần lấp đầy các mao mạch dẫn đến suy giảm khả năng hô hấp của người lao động.
3. TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Tính đến thời điểm này, có hàng trăm doanh nghiệp đang tham gia khai thác,
sản xuất, chế biến đá xây dựng tại các tỉnh khu vực miền trung với hàng nghìn công


nhân, người lao động. So với những năm trước đây, hiện nay một số doanh nghiệp đã
chú trọng đến việc cải thiện môi trường làm việc và sức khỏe của người tham gia lao
động.
Tuy vậy, thực tế tại một số cơ sở khai thác, chế biến đá, người lao động đang
làm việc trong môi trường nguy hiểm nhưng thiếu các phương tiện bảo hộ rất thô sơ,

chưa được trang bị về kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn lao động và phòng chống
cháy nổ. Trong số các lao động ở mỏ đá, có khá nhiều nông dân đến làm theo thời vụ,
được trả công cho mỗi khối lượng đất đá cụ thể. Không ai có thể đưa ra được con số
thống kê chính xác về lực lượng lao động thời vụ đã và đang mưu sinh tại các mỏ đá.
Chỉ biết rằng, họ là những người thường xuyên phải đối diện với những rủi ro do quá
trình lao động thiếu an toàn mang lại.
Hoạt động khai thác tại các mỏ đá vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đời sống và
điều kiện làm việc của người lao động trong các cơ sở sản xuất, chế biến này so với
các ngành nghề khác vẫn còn khó khăn và chưa được cải thiện đáng kể. Trong những
năm qua, trên khắp địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung đã xảy ra nhiều vụ tai nạn
thương tâm, gây hư hại tới tài sản và gây thương vong cho người lao động, mà nguyên
nhân chủ yếu có thể do con người gây nên. Có thể nêu lên một số vụ tai nạn điển hình
trong thời gian qua như:
Ngày 13 tháng 4 năm 2010, tại mỏ đá Minh Tân (TX Hồng Lĩnh), do sơ xuất
trong quá trình tra kíp làm mìn phát nổ khiến cho chị Nguyễn Thị Nhiệm (42 tuổi) và
chị Trần Thị Tuyến (31 tuổi) đang làm việc phía dưới tử nạn, 3 người khác bị thương
nặng.
Ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại mỏ đá Lèn Hung Cày xã Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch đã xảy ra xụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác đá thiệt mạng. Nạn
nhân là anh Trần Văn Thuận (22 tuổi, quê ở xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam). Trong khi leo lên lèn đá cao hơn 100m để khai thác nhưng anh Thuận không
đeo dây bảo hiểm nên khi bị trượt chân đã rơi xuống vách đá tử vong.
Chiều ngày 26 tháng 2 năm 2011 tại khu vực lèn Cây Trổ đã xảy ra một vụ nổ
minh khai thác đá sai quy trình gây thiệt hại lớn về kinh tế nhưng rất may không có
thiệt hại về người. Lèn Cây Trổ có ba mỏ đá nhưng chỉ mới có hai đơn vị là công ty cổ
phần Cosevco 1.5 và công ty TNHH Mai Thanh khai thác. Vào thời điểm trên, Công ty
Cổ phần Cosevco đã cho nổ một quả mìn để phá đá ngay trên đỉnh lèn. Một lượng đất
đá văng tung tóe, gây thiệt hại cho khu vực xung quanh, đặc biệt là công ty TNHH
Mai Thanh. Các khối đá lớn lăn xuống gây hư hỏng toàn bộ hệ thống búa đập, một số
băng tải của máy xay đá, gãy đổ một số đường dây điện phục vụ khai thác đá. Tổng

thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 1 tỷ đồng. Thời gian nổ mìn quy định là từ 11h đến


11h30 phút và 17h – 17h30 phút. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Cosevco đã cho nổ
mình khoảng 13 giờ, khối lượng mìn xác định khoảng 34,8 kg.
Ngày 01 tháng 4 năm 2011. Tại mỏ đá Lèn Cờ ở xã Nam Thành, huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An đã xảy ra vụ sập mỏ đá đã gây hậu quả hết sức nặng nề. 18 người
chết và 6 người bị thương nặng và mang thương tật suốt đời. Nguyên nhân xảy ra tai
nạn là do đơn vị khai thác thiếu quy hoạch, khai thác theo kiểu hàm ếch dẫn đến tai
nạn thương tâm trên.
Ngày 07 tháng 06 năm 2013 đã xảy ra vụ sập mỏ đá nghiêm trọng tại núi Vức,
xã Đông Quan, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Theo những người có mặt tại hiện
trường, vào thời điểm trên các nạn nhân đang kéo dây hơi chuẩn bị cho việc khai thác
đá thì bất ngờ mỏ đá bị sập. Ngay lúc đó có 3 người bị tử vong tại chổ và 1 người bị
thương nặng.
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư đáng kể cho hệ thống dây
chuyền, công nghệ sản xuất. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, việc cơ giới hóa cũng
chưa thay thế được yếu tố thủ công của con người. Chính vì vậy nhằm giúp cho người
lao động yên tâm trong hoạt động khai thác, hạn chế tai nạn, không chỉ là trách nhiệm
của chủ doanh nghiệp, người lao động mà cần có sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan
chức năng, đặc biệt trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức, hướng dẫn cho người lao
động trong các mỏ khai thác đá thực hiện tốt các biện pháp an toàn.
4. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Theo kết quả hồi cứu số liệu khám bệnh nghề nghiệp của trung tâm Y tế dự
phòng thành phố Đà Nẵng năm 2009 ở các mỏ đá của công ty Cổ phần đá xây dựng
Hòa Phát – Đà Nẵng cho thấy có 26/50 người lao động bị mắc bệnh phổi silic. Trong
các loại bệnh ở các mỏ khai thác đá có loại bệnh nghề rất đáng quan tâm đó là bệnh
bụi phổi silic do tiếp xúc với bụi có hàm lượng SiO2 cao.
Môi trường làm việc tại các mỏ đá thường xuyên phải làm việc trong môi
trường có hàm lượng bụi vô cơ cao, làm việc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của

người lao động.
Người lao động trong các mỏ khai thác đá làm việc trong môi trường ô nhiễm
tiếng ồn. Kết quả hổi cứu số liệu tiếng ồn cho thấy rằng 7/9 đơn vị khảo sát cho thấy
cường độ tiếng ồn lớn hơn 85 dBA. Với môi trường làm việc như vậy sẽ gây giảm sức
nghe dạng điếc nghề nghiệp.
Người lao động trong các mỏ khai thác đá thường xuyên làm việc ngoài trời
vào mùa nắng nóng. Nhiệt độ ngoài trời và nhiệt bức xạ từ mặt trời tạo nên môi
trường làm việc khắc nghiệt đối với người lao động. Làm việc trong môi trường nhiệt


độ cao, người lao động thường mất lượng nước tự do trong cơ thể. Do vậy đến cuối ca
làm việc người lao động thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải…
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Các mỏ khai thác đá đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
như môi trường làm việc ô nhiễm, công nghệ vẫn còn thô sơ, nguy cơ mất an toàn cao.
Bên cạnh đó người lao động làm việc trong các mỏ khai thác đá chưa được tiếp cận
đầy đủ với dịch vụ y tế lao động cơ bản.
Do vậy trong thời gian tới cần tăng cường nhân lực và các trang thiết bị bảo hộ
đối với người lao động nhằm giảm nhẹ các ảnh hưởng do môi trường lên sức khỏe
người lao động.
Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc lập kế hoạch, giám sát thực hiện
thanh kiểm tra về An toàn vệ sinh lao động tại các cơ sở khai thác đá. Hoàn thiện các
tài liệu hướng dẫn kèm theo cách thức thực hiện cụ thể phổ biến tới các cơ sở khai thác
mỏ đá về các nội dung chăm sóc sức khỏe người lao động nói chung và dịch vụ y tế
lao động cơ bản. Nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, cán bộ làm công tác vệ sinh an
toàn lao động. Xây dựng và hoàn chỉnh mô hình chăm sóc sức khỏe người lao động.
Xây dựng hồ sơ dữ liệu ngành khai thác đá để triển khai các nghiên cứu sâu hơn về các
nguy cơ ngành khai thác đá đối với sức khỏe người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]
[2]
[3]

Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường tại một số mỏ đá – Phân viện bảo hộ
lao động và Bảo vệ môi trường miền Trung, năm 2013.
Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đánh giá và nhận diện các yếu tố ô nhiễm môi
trường và tác hại nghề nghiệp một số cơ sở sản xuất khu vực miền Trung – Tây
Nguyên, TS Vương Nam Đàn và cộng sự.



×