Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

BÁO cáo kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG vô TÍNH cây TRỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
VÔ TÍNH CÂY TRỒNG
Giảng viên: Dương Công Kiên

CÂY CHÙM NGÂY
Moringa oleifera
Nhóm thực hiện:
Trần Thị Mỹ Tuyên 1115682
Hà Thị Thanh Tâm 1115494

TP HCM,8/10/2014


MỤC LỤC
MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
GIỚI THIỆU CHUNG
A. TỔNG QUAN
I. PHÂN LOẠI-TÊN GỌI
II. PHÂN BỐ
III.

GIỚI THIỆU CÂY GIỐNG

IV.

PHÂN LOẠI THỰC VẬT


B. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
I. Nhân giống hữu tính:
1. Gieo hạt:
a. Chuẩn bị hạt giống:
b. Kỹ thuật gieo ươm:
II. Nhân giống vô tính:
1. Giâm cành:
2. Nuôi cấy mô:
a.Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào:
b. Các bước nuôi cấy invitro ở Chùm Ngây
3. Hom gốc, rễ:
C. KỸ THUẬT TRỒNG-CHĂM SÓC
I.Yêu cầu đối với ườn ươm:
II.Chăm sóc cây con ở vườn ươm
III.Trồng cây
1.Thời vụ trồng
2.Đất trồng:
3.Chuẩn bị hố trồng cây
4.Mật độ, khoảng cách trồng và bố trí cây trồng
5. Trồng cây
6. Chăm sóc:
a. Phân bón


b. Nước tưới
7. Tạo tán
8. Làm cỏ
D. SÂU BỆNH
I. Sâu hại
II.Bệnh hại

E. GIÁ TRỊ KINH TẾ
I. Giá trị thực phẩm:
II. Giá trị dược liệu:
III.

Giá trị mỹ phẩm:

Những nghiên cứu khoa học về giá trị của cây Chùm Ngây:
Công dụng của Chùm Ngây trên thế giới:
Một số nghiên cứu khác về Cây Chùm Ngây:
1. Nghiên cứu về khả năng sử dụng Chùm Ngây để chiết suất nhiên liệu sinh
học và khí Biogas:
2. Về ứng dụng công nghiệp:
3. Khả năng phòng hộ:
KẾT LUẬN


Cây Chùm Ngây-Moringa oleifer

MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Chùm Ngây có giá trị hết sức to lớn về dinh dưỡng và chữa bệnh lại là cây dễ
trồng, rẻ tiền, dễ sử dụng nên Tổ chức Lương –Nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đã gọi Chùm Ngây là cứu tinh của loài người trong thế kỉ 21, cây của
thế giới thứ ba, cây của người nghèo trên toàn thế giới. Tiến sĩ Albert Sanchez nhà khoa học Mỹ có nhiều đóng góp trong việc chữa trị ung thư bằng các sản phẩm
tự nhiên, đồng thời là nhà sáng lập tổ chức Cứu hành tinh (Saving the Planet
Foudation) hết sức tin tưởng vào cây Chùm Ngây.[3]
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, những hiểu biết về cây Chùm Ngây dần
dần đã được mở rộng trong giới nghiên cứu khoa học, kinh tế, nông thôn. Tuy
nhiên vẫn chưa có dự án nào có quy mô rộng lớn đầu tư cho bảo tồn và khai thác
tiềm năng kinh tế của cây Chùm Ngây.[3]

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi tiêu thụ rau lớn nhất cả nước
nhưng hiện tại sự phổ biến của rau Chùm Ngây hầu như vẫn chưa được rộng rãi.
Chùm Ngây gần như chỉ xuất hiện ở các hệ thống siêu thị lớn như Big C,
Coopmart, Cửa hang rau sạch với giá thành khá đắt (10000-15000đ/100 gr) nên
không nhận được nhiều sự quan tâm từ phía người tiêu dùng.[3]
Từ các lý do kể trên, bài viết này nhằm mục đích giới thiệu rộng rãi, nâng cao sự
hiểu biết của mọi người về các giá trị dinh dưỡng cũng như dược học quý giá của
cây Chùm Ngây. Đồng thời giới thiệu một số kỹ thuật nhân giống, Kỹ thuật trồngchăm sóc làm tiền đề cho các hướng nghiên cứu, bảo tồn, phát triển phổ biến cây
Chùm Ngây.[7]

Page 4 /61


Cây Chùm Ngây-Moringa oleifer
GIỚI THIỆU CHUNG
Chùm Ngây-loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong chi Chùm ngây với danh
pháp khoa học Moringa oleifera.Đây là một loài cây quý được biết đến nhiều nơi
trên thế giới. Nó có xuất sứ từ vùng sơn cước Hy Mã Lạp Sơn tây bắc Ấn Độ với
lịch sử phát hiện và sử dụng hơn 4000 năm nay bởi các giá trị thực phẩm và dược
học vô cùng quý giá của nó.[5]
Ở Việt Nam, cây Chùm ngây đã được phát hiện và mọc hoang từ lâu đời nhưng
mãi cho đến năm 1989,ông Jaap T. Brand (người Hà Lan)-điều phối viên của Ủy
ban Hợp tác Khoa học Kỹ thuật Hà Lan-Việt Nam khi ấy đang hợp tác với Viện
Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam nghiên cứu về cây khoai tây và thử
nghiệm một số giống rau, sau chuyến đi Philipin đã mang về một giống rau có tên
gọi kalamonga (tên gọi khác của cây Chùm ngây). Ông đã tặng ông Trương Văn
Hộ-kĩ sư của Viện 9 hạt kèm theo cả vỏ cây rau đó để trồng thử nghiệm. Và qua
các cuộc nghiên cứu sau đó thì các giá trị kinh tế to lớn của cây Chùm ngây mới
được phát hiện và phát triển ở Việt Nam.[6]
Cây Chùm Ngây được Tổ chức WHO đánh giá là một loại cây hữu dụng bậc nhất

thế giới. Bộ Y tế Việt Nam ngày 28/4/2011 đã có công bố trên cổng thông tin điện
tử và đánh giá “Chùm ngây là một loại cây “thần diệu” sẽ là cứu tinh của loài
người thế kỷ 21”. Cây Chùm Ngây có rất nhiều công dụng thực tế qua kết quả
nghiên cứu của lương y Nguyễn Công Đức(Đại học Y dược-2006) và một số nhà
khoa học như Lockett(2000), Fuglie LJ(1999). Chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh
dưỡng tổng hợp với nhiều giá trị thực phẩm và dược học khác nhau.[3]
Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện nay hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng, phát triển
nguồn gen và giống cây này vẫn chưa được phổ biến. Do vậy, bài viết sau đây
nhằm giới thiệu rộng rãi loài cây quý đến với đông đảo mọi người cũng như cung
cấp một số thông tin khoa học cần thiết cho các tiền đề nghiên cứu xa hơn, chủ yếu
Page 5 /61


Cây Chùm Ngây-Moringa oleifer
gồm các phần: Phân bố, giới thiệu cây giống, phân loại khoa học, kỹ thuật nhân
giống (hữu tính và vô tính), kỹ thuật chăm sóc, các sâu bệnh hại thường gặp ở cây
Chùm ngây cũng như giá trị kinh tế của loài này.
A. TỔNG QUAN
I. PHÂN LOẠI-TÊN GỌI
Giới

Plantae

Ngành

Magnoliophyta

Lớp

Magnoliopsida


Bộ

Brassicales

Họ

Moringaceae

Chi

Moringa

Loài

Moringa oleifera

Tên thông thường:
Africa

Niger: Zôgla gandi

Benin: Patima, Ewé ilé

Nigeria: Ewe ile, Bagaruwar maka

Burkina Faso: Argentiga

Senegal: Neverday, Sap-Sap


Cameroon: Paizlava, Djihiré
Chad: Kag n’dongue

Asia

Ethiopia: Aleko, Haleko

Cambodia: Ben ailé

Ghana: Yevu-ti, Zingerindende

India: Sahjan, Murunga, Moonga

Kenya: Mronge

Philippines: Mulangai

Malawi: Cham’mwanba

Sri Lanka: Murunga

Mali: Névrédé

Taiwan: La Mu
Page 6 /61


Cây Chùm Ngây-Moringa oleifer
Thailand: Marum


Brazil: Cedro
Colombia: Angela

South and Central America,

Costa Rica: Marango

Caribean

Page 7 /61


English: Drumstick tree, (Horse) radish tree, Mother’s best friend, West Indian
ben
Spanish: Ben, Árbol del ben, Morango, Moringa
French: Bèn ailé, Benzolive, Moringa
Riêng ở Việt Nam: Chùm Ngây
Nhà Phật gọi là cây Độ Sinh (Tree of Life )
Các nhà dược học, các nhà khoa học nghiên cứu thực vật học, dựa vào hàm lượng
dinh dưỡng và nguồn dược liệu quí hiếm được kiểm nghiệm, đã không ngần ngại
đặt tên cho nó là cây Thần Diệu ( Miracle Tree) [3]
II.

PHÂN BỐ

Cây có khả năng phân bố rộng từ cận nhiệt đới khô ẩm đến vùng rừng ẩm.Bản địa
của cây Chùm ngây là ở vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn ở Tây bắc Ấn Độ nhưng
ngày nay được trồng rộng rãi ở Châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Đông Nam Á
(Campuchia, Malaysia, Indonesia).


Bản đồ phân bố cây Chùm Ngây trên thế giới


Cây Chùm ngây (Moringa oleifera) có ở Việt Nam ta từ lâu đời (mọc hoang nhiều
nhất ở vùng đất cát khô ven biển Khánh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú
Quốc,..) nhưng cách đây vài chục năm khi hạt giống Chùm ngây được mang về
Việt Nam gieo trồng có mục đích và sau các cuộc nghiên cứu thì các giá trị kinh tế
của nó mới được phát hiện. [4]

Bản đồ phân bố cây Chùm ngây ở Việt Nam
III.

GIỚI THIỆU CÂY GIỐNG

Là loài cây thân gỗ, sinh trưởng nhanh, có khả năng tái sinh chồi và hạt mạnh.Có
dạng sống là cây phân cành thấp, cao từ 10-12m. Cây thích hợp với nhiều loại đất
từ chua nhẹ đến trung tính, sinh trưởng tốt nhất trên đất pha cát, có thể chịu được
đất sét, có khả năng chịu khô hạn tốt, chịu lượng mưa 480-4000 mm/năm, nhiệt độ
18,7-28,5oC và pH 4,5-8.
Rễ: Hệ thống rễ phát triển mạnh, nếu được trồng từ hạt, rễ cái phình to như củ,
màu trắng với hệ thống những rễ bên thưa, dài, đâm sâu, lan rộng. Nếu trồng bằng
cách giâm cành, hệ thống rễ sẽ không được như vậy.


Thân: Có vỏ màu trắng xám, dày mềm, sần sùi, nứt nẻ, gỗ mềm và nhẹ. Khi bị
thương tổn thân rỉ ra nhựa màu trắng, sau chuyển dần thành màu nâu.
Lá: Lá kép lông chim 3 lần, lá trưởng thành có thể dài đến 45 cm, rộng 20-30 cm,
các lá phụ dài khoảng 1.2-2.5 cm, rộng 0.6-1 cm.
Hoa: Hoa màu trắng hơi ngả vàng mùi thơm, to, cuống hoa dài 1-2cm, lá bắc hình
sợi. Hoa có 5 lá đài nhỏ màu xanh, hình tam giác, 5 cánh hoa màu trắng, gần bằng

nhau, lõm vào trong giống hình 1 cái muỗng, dài 1,5cm, rộng khoảng 0,5cm. Bộ
nhị:gồm5 nhị thụ màu vàng xen với 5 nhị lép, nhị thụ nằm đối diện với cánh hoa,
nhị lép nằm xen kẽ cánh hoa; bao phấn 2 ô, hướng ngoài. Bộ nhụy: 3 lá noãn dính
với nhau tạo thành 1 ô, đính phôi trắc mô; bầu noãn thượng.
Quả: Quả nang treo, dài 25-30 cm (có khi đến 55 cm), màu xanh hơi gồ lên ở chỗ
có hạt, ngang 2-3 cm, có hình dáng giống quả đậu Cô ve, có 3 mảnh, dọc theo quả
có khía rãnh.
Hạt: Khoảng 26 hạt/1 trái, Quả cho nhiều hạt tròn, màu nâu đen, đường kính
khoảng 1 cm, mỗi hạt có 3 gốc cạnh với những cánh mỏng màu hơi trắng, trọng
lượng mỗi hạt khác nhau, trung bình khoảng 3000-9000 hạt/kg.
Ở Việt Nam cây trổ hoa vào tháng 1-3.Cây ra hoa rất sớm, thường ra ngay trong
năm đầu tiên sau khoảng 6-8 tháng trồng và cho quả từ thân và nhánh.Cây khoảng
12 năm tuổi cho hạt tốt nhất. Quả chín, hạt giống phát tán khắp nơi theo gió và
nước, hoặc được mang đi bởi những động vật ăn hạt. Trong điều kiện thuận lợi,
cây sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể tăng trưởng chiều cao từ 1-2 m/năm
trong vòng 3-4 năm đầu. Tuy nhiên trong một thử nghiệm ở Tanzania cây có thể
cao 4,1 m trong năm đầu tiên.[3]


Dạng sống



Chùm hoa

Hoa

Hạt

Quả



Hoa đồ:

Các bộ phận của một hoa Chùm Ngây
IV.

PHÂN LOẠI THỰC VẬT

Họ chùm ngây (Moringaceae R. Br. Ex Dumort.) chỉ có duy nhất một chi Moringa
gồm 13 loài được chia thành 3 nhóm dựa vào hình dạng và nơi phân bố.
Nhóm 1:
Đặc điểm: Cây lớn thân phình giống bình chứa nước, hoa nhỏ đối xứng tỏa tròn.


Gồm:
- Moringa drouhardii, Moringa hildebrandtii phân bố ở Madagascar
- Moringa ovalifolia phâm bố ở Namibia và vùng cực Tây Nam Angola
- Moringa Stenopetala phân bố ở Kenya và Ethiopia
Nhóm 2:
Đặc điểm: Cây có thân mảnh mai, hoa màu sang, đối xứng song phương.

Gồm:
- Moringa concanensis, Moringa oleifera: Phân bố ở Ấn Độ.
- Moringa peregrina: Phân bố ở Hồng Hải, Ả rập, Horn of Africa.
Nhóm 3:
Đặc điểm:Cây bụi, cây cỏ, hoa đối xứng song phương nhiều màu sắc.


Gồm:

- Moringa arborea: phân bố ở Tây Bắc Kenya.
- Moringa borziana: phân bố ở Kenya and Somali.
- Moringa longituba phân bố ở Kenya, Ethiopia, Somali. Moringa pygmaea: phân
bố ở Bắc Somalia
- Moringa rivae:phân bố ở Kenya and Ethiopia
- Moringa ruspoliana: phân bố ở Kenya, Ethiopia, Somali.
Trong đó 2 loài phổ biến nhất là: Moringa oleifera và Moringa stenoptala.
Chùm Ngây tên khoa học Moringa oleifera Lamk thuộc chi Moringa, họ
Moringaceae. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng
Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu)
và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn.
(pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterygospermin cũng từ đây mà có),
Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small


B. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
I. Nhân giống hữu tính:
1. Gieo hạt:
a. Chuẩn bị hạt giống:
Kỹ thuật thu hái hạt giống:
Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ tháng 02 hằng năm thì thu hái
trái để làm giống. Nên lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06 tuổi trở
lên.
Lưu ý trong thu hái, chọn trái đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh
sang màu thẩm mốc, không lấy những trái đã nứt, hoặc có sâu đục hoặc bị bệnh
nấm, không bẻ cả cành mà nên có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu
và giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.
Xử lí hạt sau thu hái:
Quả sau khi mang về phải phân loại, loại bỏ những quả nhỏ cùng tạp vật, phơi khô
dưới nắng nhẹ 2-3 ngày.Khi thấy trái có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng

mát.Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì hạt có dầu sẽ giảm tỉ lệ nảy mầm. Sau khi
hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt để đưa vào
dụng cụ bảo quản.


Một số thông số cơ bản:

+ Trọng lượng 1000 hạt: 137,75 gram
+ Độ ẩm ban đầu: 12,37 %
+ Độ thuần: 99%
+ Tỷ lệ nảy mầm: 92%


+ Hàm lượng nước sau chế biến: 8%
Bảo quản hạt giống (nếu cần):
- Bảo quản thường: đựng hạt vào thùng gỗ hoặc đựng trong các hộp nhựa có nắp
hoặc túi PE hàn kín, bảo quản trong điều kiện môi trường bình thường có thể kéo
dài sức sống của hạt đến 6 tháng, nhưng tỷ lệ nảy mầm giảm đến 20%.
- Bảo quản ở nhiệt độ khô mát (10 độ C), ẩm độ của hạt khi đưa vào bảo quản từ
8-9% có thể duy trì sức sống của hạt đến 1 năm. Tỷ lệ nảy mầm >75%, nhưng để
sang nằm thì tỉ lệ nảy mầm còn 20-30%.
b. Kỹ thuật gieo ươm:
Kiểm nghiệm hạt giống:
- Ngâm trong nước ấm 45oC để nguội dần trong 10-12 giờ.
- Nền kiểm nghiệm: trên giấy thấm hoặc trên cát
- Nhiệt độ : 25 – 30 oC
- Ánh sáng tự nhiên, hoặc ánh sáng điện
- Thời gian nẩy mầm sớm nhất: 3 ngày sau khi gieo
- Thời gian kết thúc nẩy mầm: 7 ngày sau khi gieo
Phương pháp xác định nhanh sức sống của hạt: mổ hạt những hạt chắc và nội nhũ

màu trắng là những hạt còn sống, những hạt nội nhũ màu vàng hoặc xám là những
hạt đã chết.
Ươm hạt:
Có nhiều phương pháp ươm hạt khác nhau trong đó ta nên làm theo phương pháp
này, nếu hạt giống đạt tiêu chuẩn, tỉ lệ nảy mầm là: 96/100
- Rửa sạch, ngâm hạt trong dung dịch KMnO4 0.05 % trong 3 phút sau đó rửa
sạch


- Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) + 20 ml T2 – chế phẩm từ tỏi để diệt
trừ nấm bệnh, trong 24h.
- Sau 24h, vớt hạt ra, rửa sạch chất nhờn, cho vào vải ẩm để ủ, đặt túi hạt trong
bóng tối, nếu mùa đông ở miền Bắc cần thắp bóng điện 100w để làm tăng tỉ lệ
nảy mầm của hạt.
- Hàng ngày nhúng nước cho đạt độ ẩm.
- Sau khi ủ 2 ngày cần kiểm tra và đảo hạt, đảo nhẹ nhàng cẩn thận tránh gãy
mầm. Lựa chọn hạt nứt nanh, rễ nhú ra khỏi vỏ hạt đem gieo vào bầu.
- Các hạt chưa nứt, đem rửa lại với nước ấm cho sạch nhớt, tiếp tục ủ. Thông
thường sau 5 ngày thì hạt sẽ nẩy mầm hết.


Lưu ý: Nhiệt độ nẩy mầm tối ưu từ 30 độ C đến 35 độ C.

Cho hạt đã nảy mầm vào bầu:
- Công thức trộn bầu 1: 70/100 đất bột + 20/100 trấu hun + 10/100 phân chuồng
hoại mục. (có thể thay thế phân chuồng hoại mục bằng: 30g phân hữu cơ vi sinh,
hoặc 150g phân giun quế cho 1 bầu )
- Giá thể gieo hạt phải được xử lý sát trùng, diệt trừ nấm hại: pha 200ml T2 +
500ML chế phẩm EM5 trong bình 10 lít nước phun cho bầu đất, phun định kỳ 710 ngày phun một lần.
- Bầu gieo hạt: kích thước 14 x 16 là phù hợp,

- Hạt đặt vào bầu đất, rễ nằm ngang, phủ một lớp đất bột mỏng 1-2 cm lên phía
trên.
Hoặc có thể ươm trực tiếp hạt vào bầu. Vùi hạt vào bầu đã chuẩn bị với độ sâu
khoảng 2-3 cm, ém đất nhè nhẹ, tưới nước cầm chừng, giữ ẩm và tuyệt đối không
để ướt sũng.[8]




Ưu nhược điểm:

Ưu điểm:
- Phương pháp dễ dàng
- Cây có bộ rễ khá phát triển
- Cây mọc khỏe, có khả năng thích nghi rộng nhất là trồngở các vùng khô hạn,
thiếu nước trong mùa khô.
Nhược điểm:
- Chậm ra hoa kết quả, thông thường phải 4-5 năm
- Biến dị lớn
- Cây không giữ được đặc tính tốt từ cây mẹ.

Các bước phát triển của hạt giống Chùm Ngây


II. Nhân giống vô tính:
1 Giâm cành:
Chọn cành giâm: Chọn các nhánh từ cành chính trên những cây khỏe mạnh, lấy
đoạn từ gốc đến hết phần bánh tẻ, không lấy phần ngọn. Gốc cành được ngâm
trong nước tránh cho cành mất nước.
Cắt cành giâm: Chọn các đoạn thân cành có đường kính từ 2-3cm, cành được cắt

với chiều với chiều dài từ 10-15cm, mang 2-3 cặp lá, cắt bớt phiến lá. Các vết cắt
nên cắt xéo, tránh bầm dập.
Ngâm cành giâm vào thuốc trị nấm: Sau khi cách ra từng đoạn cành nhúng cành
giâm vào thuốc trị nấm như: Rovral…theo liều lượng ghi trên bao bì của thuốc,
thời gian ngâm 20-30 phút.
Nhúng gốc cành vào thuốc kích thích ra rễ như: IBA, NAA, NAA+IBA(tỷ lệ 1:1),
nồng độ kích thích tố thích hợp từ 2.000-3.000pm, và giâm ngay vào bầu ươm đã
soi lỗ.
Cắm cành giâm vào bầu đất: Hỗn hợp gồm tro trấu (25%), cát sông (75%), hạt
cát khô, hỗn hợp được trộn đều và cho vào bầu. Bầu đất cần được đặt trong nhà
polyetylen có hệ thống phun sương không liên tục, 1 giờ phun 2 phút trong 2 tuần
đầu, sau 15 ngày tưới 5-6 lần/ ngày đảm bảo ẩm độ thường xuyên trên 80% trong
tuần lễ đầu, sau 45 ngày có thể cho cây ra trồng trong chậu hoặc thay bầu đất nuôi
cây.
Chăm sóc cành giâm: Trước khi chuyển cây ra bầu đất nên tưới nước ướt đẫm,
xới nhẹ, xé bỏ vỏ bầu đất cũ đưa cành giâm vào bầu đất mới. Thành phần bầu đất
gồm: tro trấu, đất mặt, phân chuồng. Bầu đất cần được tưới đủ ẩm trước khi cắm
cành giâm đã có rễ vào bầu, líp đặt bầu ươm cành giâm cần được che nắng trong
thời gian đầu, dần dần cho cành giâm tiếp xúc với nắng nhẹ, sau đó tăng dần
lượng chiếu sang để cành giâm ra rễ mạnh hơn và đưa dần cành giâm ra ánh sáng


hoàn toàn. Khi cành giâm đã phát triển mạnh có thể bón phân pha loãng để giúp
cây sinh trưởng tốt hơn. [4]


Ưu nhược điểm:
Ưu điểm:
- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.
- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.
- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.
Nhược điểm.
Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương
pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được
điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm.
2. Nuôi cấy mô:
a.Tổng quan về nuôi cấy mô tế bào:
i. Cơ sở của phương pháp nuôi cấy mô – tế bào:
Cơ sở của sự phân hóa và phản phân hóa tế bào là tính toàn năng của tế bào.
Mỗi tế bào đã chuyên hóa đều chứa một lượng thông tin di truyền (bộ nhiễm sắc
thể) giống với toàn bộ các tế bào khác trong một cơ thể trưởng thành và giống tế
bào hợp tử. Nếu những tế bào đã chuyên hóa để trong điều kiện nhất định tế bào
đó có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh.Đặc tính đó của tế bào gọi là tính
toàn năng của tế bào. Như vậy bất cứ một tế bào nào cũng có thể phát triển thành
một cây hoàn chỉnh và đó cũng là cơ sở của phương pháp nuôi cấy in vitro.Về mặt
di truyền phân tử có thể nói rằng toàn bộ quá trình phát triển cá thể của cây từ hợp
tử cho đến khi cây chết ở tuổi tối đa đã được mã hóa trong cấu trúc của phân tử
ADN đặc trưng cho loài. Đời sống của cây là quá trình thực hiện dần dần chương
trình di truyền đó .


Cơ sở thứ hai của phương pháp nuôi cấy mô - tế bào là sự biệt hóa và phản
biệt hóa của tế bào. Sự biệt hóa tế bào là quá trình tế bào chuyển từ giai đoạn sinh
trưởng tế bào sang giai đoạn chuyên hóa chức năng. Các tế bào trong giai đoạn
này đã có các đặc trưng khác nhau về cấu trúc và chức năng. Sự phản phân hóa tế
bào là quá trình diễn ra ngược lại, các tế bào đã biệt hóa trong các mô chức năng
không mất đi khả năng phân chia mà trong những điều kiện nhất định chúng có
thể quay trở lại đóng vai trò như mô phân sinh và có khả năng phân chia để cho ra
các tế bào mới.[5]

ii.

Quy trình nhân giống In vitro:

Nhân giống in vitro là phương pháp sản xuất hàng loạt cây con từ các bộ phận
của cây (các cơ quan, mô, tế bào) bằng cách nuôi cấy chúng trong ống nghiệm ở
điều kiện vô trùng có môi trường thích hợp và được kiểm soát.
Một quy trình nhân giống in vitro bao gồm 5 giai đoạn nối tiếp, mỗi giai đoạn
đều có vai trò rất quan trọng vì nếu thất bại ở một giai đoạn nào đó thì sẽ dẫn đến
thất bại cả quy trình. Các giai đoạn chính trong quy trình nhân giống in vitro:
Giai đoạn 1: Tạo mẫu sạch in vitro:
Trong giai đoạn này người ta thường sử dụng các loại hóa chất như: HgCl2,
NaClO, Ca(OCl)2, H2O2… để khử trùng mẫu cấy nhằm loại bỏ các nguồn nấm,
vi khuẩn và tạo sự chủ động về nguồn mẫu cấy. Nguồn mẫu ban đầu có thể là
chồi, hạt hoặc các bộ phận khác của cây. Mục đích của giai đoạn này là tạo ra
nguồn vật liệu sạch để đưa vào nuôi cấy ở các giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy
-Mục tiêu để tạo ra các chồi mới từ mô nuôi cấy, về nguyên tắc thì tất cả các bộ
phận của cây như thân, rễ, lá, hoa đều có khả năng nuôi cấy để tái sinh thành cây.


Tuy nhiên, một số các yếu tố như tuổi sinh lý của mô, thời điểm thu mẫu, mẫu non
hay già đều có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả là:
Tỉ lệ mẫu nhiễm thấp, tỉ lệ mẫu tái sinh cao, chồi sinh trưởng tốt.
Giai đoạn 3: Nhân nhanh:
Nhóm các chất điều hoà sinh trưởng như: Auxin, Cytokinin, Gibberellin,… và
các chất phụ gia khác như nước dừa, chuối, khoai tây,… có vai trò rất quan trọng,
vì chúng thúc đẩy sự phân hoá cơ quan, đặc biệt là chồi. Mục tiêu của giai đoạn
này là tạo ra số lượng chồi, chồi sinh trưởng và phát triển tốt nhất để chủ động sản
xuất lượng lớn cây giống cung cấp cho thị trường.

Giai đoạn 4: Tạo cây con hoàn chỉnh
Khi các chồi đạt kích thước nhất định từ môi trường nhân nhanh được cấy chuyển
sang môi trường tạo rễ. Thông thường, trong môi trường tạo rễ hàm lượng
Cytokinin giảm xuống, ngược lại tăng hàm lượng Auxin. Các chất ĐHST như: α NAA, IBA, IAA ở nồng độ 0,1 - 5,0 mg/l thường được sử dụng để tạo rễ cho hầu
hết các loài cây trồng. Ở giai đoạn này, cây mô rất nhạy cảm với độ ẩm, ánh sáng
và dễ nhiễm bệnh do hoạt động của lá và rễ mới sinh ra vì vậy phải lưu ý đến yếu
tố môi trường trong nuôi cấy.
Giai đoạn 5: Đưa cây ra ngoài vườn ươm
Ở giai đoạn này, cây được huấn luyện cho thích nghi dần dần với môi trường bên
ngoài. Chú ý đảm bảo độ ẩm, chế độ ánh sáng (tránh ánh sáng trực xạ cho cây con
trong 2 - 3 tuần đầu), những ngày sau chế độ chăm sóc như cây hom hoặc cây
ươm từ hạt ngoài vườn ươm.


iii.

Các yếu tố ảnh hưởng:

Môi trường nuôi cấy: Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng
trưởng và phát sinh hình thái của tế bào và mô thực vật trong nuôi cấy. Thành
phầnn này thay đổi tuỳ theo loài và bộ phận nuôi cấy. Đối với cùng một mẫu cấy
nhưng tùy theo mục đích thí nghiệm mà thành phần môi trường cũng thay đổi.
Môi trường còn thay đổi tùy theo giai đoạn phân hóa của mẫu cấy. Tuy nhiên, tất
cả các môi trường nuôi cấy đều bao gồm năm thành phần: khoáng đa lượng,
khoáng vi lượng, vitamin, đường (nguồn carbon) và các chất điều hòa sinh trưởng
thực vật chúng quyết định đến sự thành bại của quy trình nhân giống in vitro.
Do vậy, khi tiến hành nuôi cấy phải lựa chọn được môi trường thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển tối ưu ở từng giai đoạn của quá trình nuôi cấy và với
từng đối tượng nuôi cấy cụ thể:
-


Nhóm các nguyên tố đa lượng: Nguyên tố đa lượng là những nguyên tố
muối khoáng như: N, P, K, S, Mg và Ca, được sử dụng ở nồng độ trên 30
ppm. Các nguyên tố này có chức năng tham gia vào quá trình trao đổi chất
giữa các tế bào thực vật với môi trường và xây dựng nên thành tế bào.Môi
trường nhiều Nitơ thích hợp cho việc hình thành chồi, với môi trường

-

nhiều Kali sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
Nhóm các nguyên tố vi lượng: Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố
khoáng được sử dụng ở nồng độ dưới 30 ppm, gồm có: Fe, Cu, Zn, Mo, Co,
Mn, Bo,…Tuy chỉ cần một lượng nhỏ trong môi trường nuôi cấy, nhưng
chúng là thành phần không thể thiếu cho sự sinh trưởng và phát triển của
mô.Nếu thiếu Fe quá trình phân chia của tế bào bị rối loạn, thiếu Bo mô
nuôi cấy phát triển mô sẹo rất nhanh, nhưng có hiệu suất tái sinh thấp. Hàm


lượng của các nguyên tố đa lượng và các nguyên tố vi lượng phụ thuộc vào
-

từng môi trường nuôi cấy và từng đối tượng nuôi cấy.
Nguồn cacbon: Mặc dù mẫu cấy vẫn có khả năng quang hợp, nhưng rất
yếu, vì vậy buộc phải bổ sung nguồn cacbon để mẫu nuôi cấy có thể tổng
hợp được các chất hữu cơ giúp tế bào phân chia. Thông thường nguồn

-

cacbon bổ sung là đường Sucrose và glucose.
Vitamin: thông thường thực vật tổng hợp các vitamin cfn thiết cho sự tăng

trưởng và phát triển của chúng. Chúng cfn vitamin để xúc tác các quá trình
biến dưỡng khác nhau.Khi tế bào và mô được nuôi cấy in vitro thì một vài
vitamin trởthành yếu tố giới hạn cho sự phát triển của chúng. Các vitamin
thường được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cấy mô là: thiamine (B1), acid

-

nicotinic, pyridoxine (B6) và myo-inositol.
Các chất điều hòa sinh trưởng: có 5 nhóm chất điều hoà quan trọng trong
nuôi cấy mô thực vật: auxin, gibberellin, cytokinin, abscisic acid và ethylen.
Miller là người đfu tiên nhận thấy tỉ lệ auxin/cytokinin xác định dạng phân
hoá cơ quan của tế bào thực vật nuôi cấy. Cả auxin và cytokinin đều được
bổ sung vào môi trường nuôi cấy để kích thích sự phát sinh hình thái và tỷ
lệ hormone sử dụng để kích thích sự tạo chồi hay tạo rễ không giống nhau.
[5]

b. Các bước nuôi cấy invitro ở Chùm Ngây
i. Nguyên liệu thực vật và khử trùng:
Hạt giống được khử trùng bằng cách ngâm trong 0,1% thủy ngân clorua (w/v) 2
phút và 20% trong NaOCl (v/v) trong 5 phút, sau đó rửa lại 3 lần bằng nước cất
vô trùng. Khử trùng bề mặt một lần nữa bằng cách ngâm trong 20% NaOCl(v/v)
trong vòng 2 phút, sau đó rửa lại 3 lần bằng nước cất vô trùng.


Giống được trồng vô trùng trong môi trường MS cơ bản.Giống sau khi cấy xong
được nuôi trong vùng tối ở nhiệt độ 26±20C trong vòng 15 ngày. Sau khi nảy
mầm cây con được chiếu ánh sáng liên tục ở 2,500 lux bằng đèn huỳnh quang.
Môi trường nuôi cấy: MS cơ bản gồm hữu cơ, muối vô cơ, vitamin. Chất điều hòa
sinh trưởng với những nồng độ mong muốn bằng cách hòa tan chúng với 1N
NaOH và tạo ra thể tích cần thiết với nước cất và bảo quản ở 4 0C trong tủ lạnh để

sử dụng trong tương lai.
Tái sinh gián tiếp: Lấy từ cây con qua hạt giống phát triển với những bộ phận
khác nhau như lá, trụ trên lá mầm, trụ dưới lá mầm, và lá mầm được sử dụng để
cảm ứng mô sẹo.
Cảm ứng mô sẹo: Các mẫu cấy tạo mô sẹo được nuôi cấy trong môi trường MS
được làm giàu với các mức độ khác nhau (0, 0.5, 1.0, 1.5 và 2.0mg/L) 2,4-D,
TDZ, IAA, NAA. Môi trường MS phụ với sự điều hòa sinh trưởng khác nhau
được sử dụng kết hợp tương ứng với liều lượng 2.0±0.5 và 2.5±1mg/l như
IAA+BAP, 2,4-D+Kinetin và NAA+Kinetin, cũng như 0,1 g/l myoinositol được
thêm vào mỗi môi trường. Để tăng nhanh hơn nữa quá trình tạo mô sẹo thì sau 3-4
tuần nuôi trong môi trường mới giống như trên. Quan sát sau 1 tuần.
Quá trình nuôi ủ trong vòng 4 tuần trên trong phòng mát dưới ánh sáng huỳnh
quang trong 16h ở nhiệt độ 26±20C. Và sau 3-4 tuần chuyển sang nuôi trong môi
trường mới giống trên lần thứ 2.
Sự phát sinh phôi soma và chồi:
Chất điều hòa sinh trưởng với nồng độ khác nhau được sử dụng để tạo phôi soma
và tái sinh chồi. Nuôi trong môi trường MS bổ sung riêng lẻ với BA, Kinetin và
NAA ở các mức độ khác nhau(0.5, 1.5, 2.0 và 2.5mg/l) và cũng như môi trường


×