Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng đề tài cây thần kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.72 KB, 38 trang )

Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

Ngô Trúc Phương - 1115434
Lê Kim Thuận
- 1115568
Trần Thị Lệ
- 1115770

CÂY THẦN KỲ

Giảng viên hướng dẫn: TS. DƯƠNG CÔNG KIÊN
Môn học
: Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng
Chuyên ngành
: Vi sinh
Ngành
: Sinh học

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
NAA: acid naphtin acetid
IBA: Acid α-indol butiric
BAP:


GA3: Acid gibberellic
MS: môi trường nuôi cấy cơ bản của Murashige và Skoog, 1962.

1


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mở đầu…………………………………………………………… 3
Chương 1: Tổng quan 4
Chương 2: Giới thiệu cây trồng 5
2.1 Giới thiệu chung
2.2 Phân loại khoa học
2.3 Phân bố địa lí
2.4 lịch sử phát hiện và nghiên cứu
Chương 3 Đặc điểm cấu trúc và thành phần hóa học của cây trồng
3.1 Đặc điểm cấu trúc
3.2 Thành phần hóa học
Chương 4: Kỹ thuật ngân giống cây kỳ diệu
4.1 Phương pháp nhân giống hữu tính
4.2 Phương pháp nhân giống vô tính
4.2.1 Gieo hạt
4.2.2 Giâm cành
4.2.3 Chiết cành
4.2.4 Ghép
4.2.5 Nuôi cấy mô
Chương 5: Kỹ thuật trồng và phòng trừ sâu bệnh
5.1 Kỹ thuật trồng

5.2 Phòng trừ sâu bệnh
Chương 6: Giá trị kinh tế
6.1 Thực phẩm
6.1.1 Quả cây thần kỳ chín dùng để ăn khai vị
6.1.2 Quả thần kỳ dùng làm chất tạo ngọt
6.2 Dược phẩm
6.2.1 Kỳ vọng quả thần kỳ dùng làm thuốc chữa bệnh

2


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

6.2.2 Nguồn nguyên liệu ghép gen
6.3 Kinh doanh thương mại :
6.4 Làm cảnh

………………
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

120
121

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

3


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng


Mở đầu:
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng mà con người đang từng
bước khám phá để phục vụ cho cuộc sống của mình ngày một tốt hơn. Bên
cạnh những loài thực vật có những tính chất như chua, cay, mặn, ngọt…đã
được con người phát hiện và sử dụng như những gia vị tuyệt vời trong ẩm
thực, thì vẫn còn có những loài cây có khả năng “kỳ diệu” và vô cùng thú vị.
Cây kỳ diệu (Synsepalum dulcificum) là một trong những loài thực vật thú vị
ấy. Loài thực vật hoang dã ở châu Phi này đã nhanh chóng được các nhà thám
hiểm phát hiện và nghiên cứu bởi khả năng đánh lừa vị giác của nó. Ngày
nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nghiên cứu về hoạt tính của loài
thực vật này nhằm phục vụ cho công nghiệp thực phẩm, y học cũng như một
loài cây cảnh có giá trị cao…
Tuy mới du nhập vào Việt Nam trong khoảng mười năm nay, nhưng cây kỳ
diệu cũng đã có những chỗ đứng nhất định trong thị trường cây và hoa cảnh
cũng như ngày càng được quan tâm nhiều hơn về hoạt chất miraculin chứa
trong quả của loài thực vật này.
Bài báo cáo “ Kỹ thuật nhân giống cây kỳ diệu Synsepalum dulcificum” của
nhóm thuyết trình sẽ giới thiệu rõ hơn về cách nhân giống, kỹ thuật chăm sóc
loài thực vật còn khá mới mẻ này.

4


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Chương 1 - TỔNG QUAN
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp
của con người cũng ngày càng cao. Việc lựa chọn những thực phẩm nguồn
gốc thiên nhiên tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp như tiểu

đường, ung thư...và giữ gìn một vóc dáng thon gọn được rất nhiều người quan
tâm.
Hợp chất miraculin trong quả cây kỳ diệu đang được rất nhiều sư quan tâm
của người tiêu dùng ở nhiều quốc gia. Hàng loạt những sản phẩm chiết xuất từ
quả loài cây này được đưa ra thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực
đã góp phần cho loại cây trồng này ngày càng tiến sâu và du nhập vào nhiều
quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam.

Quả cây kỳ diệu

5


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Chương 2 – GIỚI THIỆU CÂY TRỒNG
2.1. Giới thiệu chung
- Tên gọi khác: cây kỳ diệu, cây phép lạ, cây thần kì.
- Tên tiếng Anh: Miracle fruit, Miracle berry, Miraculous berry, sweet berry.
- Tên khoa học: Synsepalum dulcificum (Schumach. & Thonn.) Daniell.
- Tên đồng nghĩa:
Sideroxylon dulcificum (Schumach. & Thonn.) A.DC.
Bakeriella dulcifica (Schumach. & Thonn.) Dubard.
Bumelia dulcifica Schumach. & Thonn.
Pouteria dulcifica (Schumach. & Thonn.) Baehni.
Richardella dulcifica (Schumach.&Thonn.)Baehni.
- Các loài tương cận:
Cây Bully Gum (S. lanuginosum) ở vùng nhiệt đới Bắc Mỹ.
Cây Gỗ sữa trắng “Milkwood White” (S. inerme) ở Nam Phi.
Cây Hắc mai Bully (S. lycioides), ở các khu vực cận nhiệt đới của Bắc Mỹ.

- Tên thông thường của loài này bao gồm quả nạt:
Miracle baie,
Baie miraculeuse,
Sweet berry
Và ở Tây Phi, nơi nguồn gốc của loài gọi là :
Agbayun
Taami
Asaa
Ledidi.
Ở Việt Nam sau khi du nhập tên được gọi do dịch nghĩa Fruit Miracle :
Trái Huyền diệu

6


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Trái Kỳ diệu
Trái Thần kỳ

2.2 Phân loại khoa học
Giới (regnum)
Ngành (phylum)
Phân ngành (subphylum)

Thực vật (Plantae)
Thực vật có hoa (Angiospermae)
Thực vật hai lá mầm thực sự

Lớp (class)

Bộ (ordo)
Họ (familia)
Chi (genus)
Loài (species)

(Eudicots)
Cúc (Asterids)
Thạch nam (Ericales)
Hồng xiêm (Sapotaceae)
Synsepalum (Sideroxylon)
Synsepalum dulcificum

2.3 Phân bố địa lí
Chi Synsepalum

là một chi thực vật có hoa trong Họ Hồng xiêm

(Sapotaceae). Chi này có khoảng 36 loài cây bụi hoặc cây gổ nhỏ phân bố ở
vùng đất thấp nhiệt đới Châu Phi.
Ngoài ra người ta còn phát hiện một số loài của Chi này như cây Bully Gum
(S. lanuginosum), cây S. Tenax và cây Hắc mai Bully (S. lycioides), ở các khu
vực cận nhiệt đới của Bắc Mỹ.
Loài cây Thần kỳ “Miracle berry” có tên khoa học là Synsepalum dulcificum
có nguồn gốc ở Tây Phi (cây phát triển tự nhiên ở nước Cộng hòa Ghana) với
các tên gọi địa phương là: agbayun, taami, asaa và ledidi.
Tên cây được gọi là thần kỳ hay kỳ diệu, vì quả của nó khi nếm sẽ làm cho
các vị chua, đắng , cay đều biến đổi thành vị ngọt.

7



Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Trong thời gian gần đây cây thần kỳ đang được trồng ở Ghana, Puerto Rico,
Đài Loan, và South Florida.
Ở Việt Nam cây thần kỳ được nhập và trồng sau năm 2000 ở Thành phố Hồ
Chí Minh và hiện nay là loài cây cảnh lạ đặc biệt đang phát triển trong phạm
vi cả nước.

Hình 1: Vùng phân bố nguyên bản cây thần kỳ ở Tây Phi (màu xanh lá cây).

2.4 Lịch sử phát hiện và nghiên cứu

8


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Loài cây Thần kỳ (Synsepalum dulcificum) là loài cây bản địa ở Tây Phi,
người dân địa phương đã biết trồng và sử dụng quả của loài cây này từ lâu
đời.
Cho đến nửa cuối thế kỷ thứ 18 người Châu Âu mới biết đến loài cây này lần
đầu tiên.
Các thư tịch cổ của Pháp ghi lại rằng vào năm 1725 nhà thám hiểm người
Pháp Des Marchais khi thám hiểm vùng tây Châu Phi, đã viết về tập tục kỳ lạ
của thổ dân vùng này. Theo quan sát của ông ta thì: “Các thức ăn của thổ dân
Tây Phi đều rất chua và không hề có đường, nhưng sau khi nhai một loại trái
cây màu đỏ thì các vị chua này đã trở thành ngọt”.
Theo "Pharmaceutical Journal", chương IX, (1852), Tiến sĩ W.F. Daniel đã
nghiên cứu về đặc tính cây này và phát hiện ra rằng, thành phần chính của cây

là miraculin, cây được định danh là Synsepalum dulcificum, Họ Hồng xiêm
(Sapotaceae) và ông đặt tên là "cây kỳ diệu" (Miraculous berry).
Tên gọi cây thần kỳ theo tiếng Anh “miracle fruit/miracle berry” ngoài loài
cây thần kỳ Synsepalum dulcificum nêu trên ở Tây Phi, còn có hai loài khác
mà quả chín hay củ của nó cũng có tính năng tương tự, đó là (quả) cây
Gymnema sylvestre R. Br., thuộc Bộ Gentianales, Họ Asclepiadaceae, Chi
Gymnema là cây thuốc có nguồn gốc từ miền Nam và miền Trung Ấn Độ. Và
(củ) cây Thaumatococcus daniellii (Benn.) Benth., thuộc Bộ Gừng
(Zingiberales), Họ Marantaceae, Chi Thaumatococcus, là loài cây mọc hoang
tìm thấy ở rừng mưa nhiệt đới thuộc nước Cộng hòa Ghana và một số nước
lân cận ở Châu Phi và phía Bắc của Australia.

9


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CÂY TRỒNG
3.1 Đặc điểm cấu trúc
Cây tiểu mộc bụi, hoặc cây nhỏ, vùng nhiệt đới, tuổi thọ có thể đến vài chục
năm.
- Thân: Cây phát triển rất chậm và có thể cao từ 1,2 – 1,5m nếu trồng trong
chậu, cao 3 – 4,5m nếu trồng ngoài tự nhiên. Khoảng 10 năm cây mới cao
được 1,2 – 1,5m. Tán cây tạo thành hình chóp. Có một thân chính, 4 – 5
nhánh phụ. Cây phân nhiều cành ngang.
- Vỏ cây có cấu trúc mịn và màu sắc thay đổi từ màu xám nhạt đến nâu trung
bình.
- Rễ: Rễ Synsepalum dulcificum thuộc loại rễ ăn nông, có rễ cái, đại bộ phận

tập trung ở vùng 0 – 40 cm, độ vươn xa của rễ khá rộng nếu được trồng ngoài
tự nhiên, thường cách gốc khoảng từ 0 – 100 cm, có nhiều rễ tơ. Sự phân bố
của rễ còn phụ thuộc vào đất trồng.
- Lá: hình xoan, thuôn dài, bìa lá nguyên đều, bóng láng không lông sậm, có
dạng ellip, với phần dưới hình cái nêm cunéiforme, dài khoảng 5 đến 10 cm
và rộng 2 – 3 cm mượt dài, mép nguyên, dày, dài, mọc so le hay tạo thành
chùm ở đầu các ngọn nhánh phụ, lá non màu xanh nhạt và đậm dần khi già.
Lá xanh hàng năm, quanh năm không rụng lá và chỉ thường lá già mới rụng.
- Chồi: khoảng 1-2 cm dài với phần bên dưới màu nâu và màu kem trắng màu
của cánh hoa.

10


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Hình 3.1
- Hoa: Chùm hoa ngắn ở nách lá, hoa nhỏ, trắng kem, khuynh hướng chĩa
xuống phía dưới, màu trắng nâu bên dưới, màu trắng kem bên trên của cánh
hoa, mùi rất thơm, có lông tơ ở mặt ngoài, đường kính khi nở khoảng 0,3 –
0,5mm. Cuống nhỏ dài 0,2 – 0,3 mm. Đầu tiên ở nách lá xuất hiện mầm hoa,
dần dần lớn lên thành nụ, trên một cành thường có 15 – 20 nụ ở nách lá, sau
này nở thành hoa. Hoa mọc tập trung hay đơn độc từ nách lá ở gần ngọn
nhánh. Hoa có cánh dính liền ở đáy. Cánh hoa chia thành 5 thùy, dính nhau ở
đáy tạo thành hình ống. Hoa có 5 tiểu nhị thấp hơn rất nhiều với nuốm nhị cái,
tiểu nhị dính chính diện với cánh hoa, bộ nhụy cái gồm bầu noãn, có một chỉ
nhụy và một nướm mọc dài ra khỏi bao hoa, sau khi thụ tinh, chỉ nhị không bị
tiêu biến đi mà tồn tại song song với sự phát triển của quả. Những hoa nở mở
ra một phần, để lộ nướm và nhụy hoa, đây là đặc tính của họ Sapotaceae. Như
tuổi của hoa và bầu noản trưởng thành, cánh hoa trở nên màu đỏ xẫm và mở

rộng hơn để lộ những bộ phận bên trong.

11


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

- Quả: Chiều dài trung bình của quả khoảng từ 2 – 3.5cm. Đường kính của
quả khoảng từ 1 – 1,8cm. Trọng lượng quả khoảng từ 1 – 2g. Vỏ quả mỏng,
có một lớp phấn trắng trên bề mặt. Quả phì hình xoan, chín màu đỏ tươi, vị
chua ngọt, ăn được. Quả khi chín có màu đỏ, dài 2 cm. Quả mau hỏng dù
được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Mỗi quả chứa một hạt.
Tuổi thọ của quả tươi chỉ có 2-3 ngày. Chất miraculin bị làm biến tính khi
nung nóng, quả được bảo quản ở dạng bột trong thương mại. Bột đông khô ở
dạng hạt hoặc dạng viên, và có thời gian sử dụng 10 đến 18 tháng.
-Hạt: Mỗi quả chỉ có một hạt, hạt có dạng hình elip, Hạt có kích thước cở hạt
cà phê, khoảng từ 1 – 1,5cm. Vỏ hạt cứng và gồm có 2 mặt, mặt trên trơn, mặt
dưới nhám có đường xẻ dọc. Bên trong vỏ, hạt gồm 2 tử diệp có màu xanh và
áp sáp, dính nhau ở cán phôi.

Hình 3.2

12


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

3.2 Thành phần hóa học
Theo quyển "Science", chương 161, (1968) thì Giáo sư Kenzo Kurihara và
Tiến sĩ Lloyd Beidler (đại học Florida) đã phân tích chất Miraculin vào năm

1968. Tính chất của miraculin được miêu tả rõ vào năm 1989.
Theo đó Miraculin là một glycoprotein có PM ~ 44.000 dalton với hai phân tử
đường kết nối với 1 chuỗi protein gồm 191 axít amin. Miraculin là một bazơ
lưỡng tính tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ; không bền trong
môi trường axít hay bazơ mạnh. Trong dung dịch axít yếu và nhiệt độ 4 °C,
miraculin có thể bền trong khoảng 1 tháng.

Hình 3.3 Trái kỳ diệu

Hình 3.4

Thành phần hóa học và dược chất :
Thành phần hoạt chất : Phân tử hoạt động là một :

13

Phân tử miraculine


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

- glycoprotéine, với một chuỗi carbohydrates, gọi là Miraculine.
▪ Những chất béo lipides của nạt trái kỳ diệu Miracle bao gồm :
- 10,15 % của trọng lượng khô.
▪ Những chất béo trung tính :
- phospholipides.
- glycolipides.
đã được phân lập bởi phương pháp phân tích sắc ký chromatographie trên
acide silicique và thành phần acides béo của mỗi phần đoạn đã được xác định.
▪ Những chất béo không xà phòng hóa saponifiables, chiếm đến 1,6% của chất

béo lipides trung tính đã được phân lập ra nhiều phần đoạn bởi phương pháp
phân tích sắc ký trên lớp mỏng và những thành phần của mỗi phân tích do kết
hợp phương pháp sắc ký hơi - khối lượng quang phổ kế ( gas
chromatography-mas spectrometry ).
▪ Phần đoạn của hydrocarbures có chứa chuổi n-alcanes từ C17 đến C32 với
những C29 và C31, những thành viên hiện diện với số lượng tương đối lớn.
● Chất miraculine là một glycoprotéine, ly trích từ cây trái Huyền diệu “fruit
miracle”, một cây tiểu mộc có nguồn gốc ở Afrique de l'Ouest (Synsepalum
dulcificum ou Richadella dulcifica).
Chất miraculine tự nó không có ngọt sucrée, nhưng vào lưỡi của con người,
một khi lưỡi tiếp xúc với miraculine, cảm nhận hương vị của những thực
phẩm chua bình thường, như là những trái cây của họ cam quýt, chuyển biến
thành hương vị rất ngọt dịu cho đến 2 giờ sau đó.
Trái huyền diệu miracle này đã được sử dụng ở Tây Phi để cải thiện hương vị
của những thức ăn chua .
« Như trái cây tự nó không có hương vị, chức năng có thể thay đổi của trái
này đã được xem như một huyền diệu ».
Hoạt chất, đã được phân lập bởi Giáo sư Kenzo Kurihara ( 栗 原 堅 三 ,
Kurihara Kenzo?), một nghiên cứu gia Nhật Bản, đã đặc tên chất này là

14


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

miraculine theo tính năng của “ Trái Huyền diệu ” “ fruit miracle ”, khi ông
xuất bản công trình nghiên cứu của ông trên tạp chí Khoa học vào năm 1968.
Đặc tính trị liệu :
● Cơ chế hoạt động của Miraculine :
Trái nạt Miracle, tự nó chứa hàm lượng đường thấp và hương vị ngọt nhẹ.

● Trái chứa những phân tử glycoprotéine, với một chuổi đuôi glucidiques theo
sau, gọi là Miraculine.
Khi phần nạt của trái được ăn vào, những phân tử này liên kết với những thụ
thể vị giác của lưỡi, gây ra sự biến đổi, trung hòa tính acide của các loại thực
phẩm có vị chua thành vị ngọt.
● Trong khi nguyên nhân chính xác của sự thay đổi này không được rõ.
▪ Có giả thuyết giải thích :
- Ở pH trung tính, miraculine liên kết và ức chế những thụ thể vị giác.
- nhưng ở pH thấp ( do kết quả của sự tiêu hóa thức ăn acide ), miraculine liên
kết với những hạt hạ nguyên tử (subatomique ) proton và trở nên có khả năng
kích hoạt những “ thụ thể ngọt ” trên lưỡi, dẫn đến nhận thức một hương vị
ngọt ngào.
Hiệu ứng này kéo dài cho đến khi chất đạm protéine được rữa sạch bằng nước
bọt ( có khi lên đến 60 phút ).
▪ Giả thuyết khác cho rằng đây là hiệu quả có thể là nguyên nhân do chức
năng của miraculine bằng cách bóp méo dạng các thụ thể của hương vị ngọt “
để mà nó trở thành nhạy cảm với hương vị chua acide, thay thế chổ của đường
và những đồ ngọt khác ”. Hiệu quả này có thể kéo dài trong khoảng 15 đến 30
phút.
▪ Sau thời gian tác dụng này, các thụ thể trở lại chức năng bình thường để lại
cho người dùng một hương vị hơi đắng do những chất còn lại không được
chuyển hóa.

15


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

▪ Theo những nhà nghiên cứu giải thích rằng, một chất đạm protéine đặc biệt
của quả nạt trái Miracle, chất miraculine, tập trung vào những thụ thể vị giác

và gia tăng sự cảm nhận hương vị ngọt được tìm thấy trên lưỡi.
▪ Khi được kết hợp với thực phẩm chua ( acide ), khả năng liên kết của chất
miraculine với các thụ thể sẻ cao hơn khoảng 1 triệu lần hơn so với aspartame
và 100 triệu lần cao hơn so với đường.
▪ Như một thành phần thực phẩm, trái Miracle này, hiệu quả hơn nếu được kết
hợp với những thực phẩm rất chua có nghĩa là có tính acide cao, nhưng nó
không thể thay thế đường hay aspartame, theo những nhà nghiên cứu.

16


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Chương 4
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY KỲ DIỆU
4.1 Nhân giống hữu tính
Phương pháp đơn giản nhất là gieo hạt.
Bước 1.Chọn trái lấy hạt
Chọn trái thần kỳ to tròn nở nang có tỷ lệ nẩy mầm cao, không chọn trái nhỏ
ốm dài do cây thiếu dinh dưỡng .
Bước 2. Chọn đất và cách gieo hạt
Chọn đất để gieo hạt có độ tơi xốp thoát nước tốt, có thể dùng đất trồng cây
hay giá thể có tỷ lệ tro trấu kha khá, sau đó lấy trái thần kỳ vừa hái còn đỏ
tươi vùi vào đất sâu 1-2 cm, phủ nhẹ một lớp đất bên trên.
Để chậu gieo nơi mát có lưới che hay dưới bóng cây, tưới nhẹ nước bằng vòi
phun sương vừa đủ ẩm ngày 2 lần ( sáng và chiều mát), không tưới bằng vòi
nước mạnh.
Bước 3. Sang chậu cây con
Sau 15 – 20 ngày trái thần kỳ sẽ nẩy mầm với tỷ lệ 60-70 phần trăm, lá non có
màu nâu sậm, Khi thấy cây con ra được hai cặp lá (thời gian khá lâu khoảng 3

tháng) thì bứng cây con ra nhớ giữ nguyên bộ rễ và trồng vào chậu mới có
kích thước chậu 18-20 cm, để chậu cây con trong mát dưới lưới che hay bóng
cây. Khoảng 6 tháng sau có thể sang tiếp qua chậu lớn hơn để cây mau lớn.
4.2 Nhân giống vô tính
4.2.1 Giâm cành
+ Chọn những cành chồi vượt cắt thành từng đoạn dài 10 – 15cm, đường kính
gốc 2 – 3cm cắt thành từng đoạn.
+ Đem đoạn hom nhúng vào nước có pha thuốc trị nấm Rovral hoặc một số
loại thuốc nấm thông thường khác, pha thuốc kích thích tố NAA hoặc AIB

17


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

nồng độ từ 2.000ppm – 2.500ppm tức 2.000- 2.500 phần triệu, hỗn hợp trên
được trộn với bột đá, lấy cành giâm nhúng vào hỗn hợp bột đá và kích thích
tố.
+ Sau đó đem cắm vào khay đất đựng cành giâm, hỗn hợp đất trong khay
thường là 50% cát và 50% tro trấu.
+Thường xuyên tưới giữ ẩm khay với ẩm độ 100% trong suốt một tuần (tức là
tưới hàng ngày), sau đó giảm dần ẩm độ xuống 80% (tưới cách ngày) trong 2
tuần kế tiếp cho đến khi cây ra rễ và chuyển ra bầu ươm cây.

4.2.2 Chiết cành
Lý thuyết của việc chiết cây
Khi tầng tế bào sinh mô và đường tải nhựa luyện từ lá xuống dưới bị cắt đứt,
nhựa luyện bị ứ lại sẽ kích thích bật rễ ra để lấy nhựa nguyên.

18



Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Cách chiết cây
Lưu ý cần cạo sạch tầng sinh mô, tức là màng mỏng sát lớp vỏ cây khi bóc ra.
Nếu tầng sinh mô vẫn còn nó sẽ tự sinh ra vỏ cây để nối lại đường vận chuyển
nhựa -> không phát rễ.
Lưu ý chung:
+Chọn cành bánh tẻ(không non không già) chiết là dễ nhất.
+Để nhiều lá nhất có thể, lá nhiều thì nhựa luyện sẽ nhiều, nhanh phát rễ.
+Đối với tất cả các loại cây, bạn đừng vặt lá khi chiết.
+Không được bó bầu kín mít.
+Không chiết cành khi lá còn non.
+Khoanh

vỏ



bề

rộng

>

đường

kính


cành

một

chút.

+Nên đợi vài ngày cho vết cắt khô nhựa rồi mới bó bầu, tránh vết thương
nhiễm khuẩn.
4.2.3 Ghép
Nhằm mục đích tăng tính chống chịu cũng như năng suất của cây, một số nhà
sản xuất giống đã sử dụng phương pháp ghép. Dùng gốc ghép là những cây
cùng họ có quan hệ gần gũi với cây kỳ diệu như các loài hồng xiêm bản địa có
khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu Việt Nam. Một số kết quả bước
đầu cho thấy năng suất trái có tăng, tuy nhiên phương pháp này chưa được sử
dụng rộng rãi.

19


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

mắt ghép và cành ghép( minh họa)
4.2.4 Nuôi cấy mô
Dựa vào tính toàn năng và sự phân hóa hay phản phân hóa của tế bào thực vật.
Nó là kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật phân lập hay mảnh mô thực vật tách
rời trên môi trường dinh dưỡng trong điều kiện vô trùng. Sau đó, các mô cấy
được cho tái sinh thành cây hoàn chỉnh.
Tạp chí Công nghệ sinh học châu Phi Vol. 7 (3), tr. 244-248, 05 Tháng 2 năm
2008 có bài “vitro propagation of miracle berry (Synsepalum dulcificum
Daniel) through embryo and nodal cultures”.

+ Phôi được tái sinh trong môi trường MS bổ sung 0,1 mg / l NAA + 0,2 mg /
l BAP.
Bên nụ phổ biến vũ khí đã gây ra trên phôi nảy mầm với 0,6-3,0 mg / l BAP +
0,1-0,2 mg / l NAA, trong đó 3,0 mg / l BAP + 0,1 mg / l NAA sản xuất số
lượng cao nhất của chồi.
+Rễ của cây con tái sinh phôi đã đạt được với 1,0 - 2,0 mg / l IBA + 0,1 mg / l
BAP.
+Rất thấp (5-10%) và thiết bị đầu cuối chồi nách hình đã đạt được từ nền văn
hóa nút.

20


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

+ Rất ít trong số các mẫu cấy nút hình thành chồi với 0,1-0,8 mg / l NAA +
0,2-1,0 mg / l BAP + 0,02 mg / l GA3 0,8 mg / l NAA + 0,2 mg / l BAP tạo ra
kết quả tốt nhất.

21


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Chương 5
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
5.1 Kỹ thuật trồng
- Đất: cây kỳ diệu thích hợp trồng ở các loại đất có độ tơi xốp cao, thoáng khí,
pH hơi acid ( từ 4.8-5.5).
-Độ ẩm: tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây mà nhu cầu nước cũng thay

đổi. Cây thần kỳ cần tưới nước đầy đủ không nên để cây khô héo, lá sẽ dễ bị
rụng làm giảm sức sống của cây.
-Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp để trồng loại cây này là 20-32 0C, nhiệt độ giới
hạn là 70C và 400C.
-Điều kiện chiếu sáng: Cây thần kỳ lúc còn nhỏ trong năm đầu có chế độ ánh
sáng từ 60- 70 phần trăm ánh sáng, đến khi cây được hai tuổi có thể đưa ra nơi
có ánh sáng đầy đủ để cây mau phát triển hoàn chỉnh bộ khung thân và cây có
đủ ánh sáng cho hoa cho trái.
-Bón phân: Cây thần kỳ rất thích hợp với phân hữu cơ hoai mục nhất là phần
bò hoai, phân dơi hay bánh dầu thủy phân nên bón phân hữu cơ vào mặt chậu
một lớp 1-2 cm và chan thêm nước ngâm bánh dầu, hàng tháng nên bón bổ
sung luân phiên thêm NPK 16.16.8,DAP hay phân trùn nguyên chất để giúp
nhánh cây mau phát triển, lá xanh hơn.
-Cây thần kỳ có thể cho hoa lúc cây được hai tuổi và vài trái lưa thưa nhưng
để có thể ra trái hàng loạt thì cây phải đạt 4 – 5 năm tuổi thì cây mới đủ sức
cho nhiều trái. Để đảm bảo cây tập trung sức ra trái cần phải tỉa bỏ những
cành nhánh bên trong thân hay phía dưới tán cây ( cành không có tác dụng
sinh trưởng) làm thông thoáng khung tàn để lá cây dễ dàng quang hợp.
Chính vì cây thần kỳ chậm lớn cần nhiều phân bón nước tưới và lâu ra trái
nên giá thành cây thần kỳ khá cao.

22


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

5.2 Phòng trừ sâu bệnh
Kỳ diệu được xem là loại cây ít sâu bệnh, nhưng để bảo đảm cho cây sinh
trưởng tốt, ra hoa đậu quả được nhiều cần chú ý các loại sâu bệnh sau:
+Rệp hại: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng

Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.
+Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng
1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt
trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha
đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.
+ Lá bị tấn công ấu trùng của các loài sâu bướm Họ Cánh vảy. Phòng trừ:
dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc
hoa nở.
+ Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc
gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có
thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.
+ Các loài nấm Rigidoporus và Microporus Has.

Ruồi đục quả

23


Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Sâu đục thân
Chương 6
GIÁ TRỊ KINH TẾ
6.1 Thực phẩm
6.1.1 Quả cây thần kỳ chín dùng để ăn khai vị
Tại Tây Phi, nơi nguyên sản của cây thần kỳ, quả thần kỳ chín được người
dân dùng để ăn khai vị trước khi ăn các loại quả hoặc thực phẩm có vị chua,
cay và vị đắng khác. Sau khi ăn quả thần kỳ, các vị chua, cay, đắng từ các loại
quả khác đều có vị ngọt.
Cách dùng này của người dân Tây Phi đã có từ lâu đời, khi thế giới biết đến

cũng ít nhất từ cuối thế kỷ 18).
6.1.2 Quả thần kỳ dùng làm chất tạo ngọt
-Ở vùng nhiệt đới Tây Phi, nơi loài cây này phát xuất, bột trái cây thần kỳ
được sử dụng để làm ngọt rượu cọ. Trong lịch sử, nó cũng được sử dụng để
cải thiện hương vị của bánh mì ngô bị chua.
-Tại Nhật Bản, trái cây thần kỳ tươi được nhập và dùng phổ biến trong số các
bệnh nhân tiểu đường và người ăn kiêng, giảm cân, dưới dạng nước sinh tố,
nước ép vô chai, đóng hộp và viên miraculin.
Tại Tokyo có nhiều quán cà phê phục vụ món "cà phê miraculin". Khách uống
không cần dùng đường hoặc chất tạo ngọt tổng hợp khác mà dùng trái cây
thần kỳ do hãng "Namco" cung cấp.
-Tại Mỹ, từ năm 1970, các nghiên cứu ở Mỹ đã thành công trong việc đưa ra
thương mại hóa mặt hàng trái cây Thần kỳ như một loại trái cây để chuyển
thực phẩm không ngọt thành thực phẩm ngọt mà không có năng lượng, nhưng
bị thất bại vì FDA (Cơ quan kiểm soát thực - dược phẩm Mỹ) xếp mặt hàng
này vào nhóm phụ gia thực phẩm và vì sợ ảnh hưởng đến nền công nghiệp

24


×