Tải bản đầy đủ (.pptx) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI TRONG BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.03 KB, 54 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA SINH VẬT
NGOẠI LAI TRONG BẢO TỒN
ĐA DẠNG SINH HỌC
TS. NGUYỄN THỊ LAN THI

Bộ môn Sinh thái – Sinh học tiến hóa


NỘI DUNG






Giới thiệu
Ảnh hưởng bất lợi
Ảnh hưởng có lợi
Một số loài thực vật ngoại lai xâm lấn
Một số loài động vật ngoại lai xâm lấn


GIỚI THIỆU






Sinh vật ngoại lai là gì?
Thành phần của các loài sinh vật ngoại lai


Các yếu tố giúp loài ngoại lai thành công
Các con đường lây lan sinh vật ngoại lai
Một số biện pháp kiểm soát


Sinh vật ngoại lai
• Sinh vật ngoại lai = sinh vật nhập nội: là
loài sinh vật được mang đến một vùng
nằm ngoài vùng phân bố địa lý tự nhiên
của chúng.
• Sinh vật ngoại lai xâm lấn = sinh vật
ngoại lai xâm hại: sau khi xâm nhập vào
môi trường mới, loài này mở rộng phạm vi
phân bố vào vùng địa lý mới và trở thành
loài xâm lấn.


Sinh vật ngoại lai
• Loài ngoại lai = Loài nhập nội: là loài không
có nguồn gốc bản địa, hoặc là loài sinh vật
xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không
phải là môi trường sống tự nhiên của chúng.
• Loài ngoại lai xâm lấn: là loài ngoại lai lấn
chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các
loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh
thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.


Sinh vật ngoại lai
• Cỏ dại môi trường (Environmental

weeds): Trong các khu bảo tồn, tất cả các
loài cây có nguồn gốc ngoại lai là các loài
cỏ dại môi trường.
• Trên thế giới, 75% tổng số loài nhập nội
tình cờ có phạm vi phân bố hẹp không trở
thành loài xâm lấn, 25% còn lại là loài phân
bố rộng và cỏ dại.


Sinh vật ngoại lai
• Tất cả các khu bảo tồn ở vùng nhiệt đới được
khảo sát đều có loài nhập nội, phần lớn các
loài nhập nội này là loài xâm lấn.
• Các vùng đòa lý cách ly như trên đảo, trong
hồ, trên núi cao thường dễ bò xâm lấn hơn.
• Các khu bảo tồn nhiệt đới trên đảo có nhiều
loài nhập nội hơn các khu bảo tồn nhiệt đới
trong đất liền.


Sinh vật ngoại lai
• Hiện chỉ có 21 loài thực vật thân gỗ là loài
xâm lấn trên toàn thế giới, nhưng thực vật thân
thảo xâm lấn thì rất nhiều.
• Vùng phía đông Bắc Mỹ có 62% loài cỏ dại là
loài nhập nội.
• Tiểu lục đòa Ấn Độ có 40% số loài thực vật là
loài ngoại lai.



Sinh vật ngoại lai
• Mỗi năm có 11 loài thực vật ngoại lai được nhập
nội vào Úc và 18% số loài thực vật của Úc là
loài ngoại lai. Nhưng con số này vẫn còn thấp
hơn so với New Zealand 51%, Anh 32%, Hawaii
40%.
• Toàn thế giới có khoảng 26.000 loài cỏ dại xâm
lấn tiềm ẩn, hiện đã biết được 10.000 loài,
khoảng 4.000 loài này đang lây lan ở các nước.
Người ta đã trao đổi qua lại chỉ 15% loài xâm
lấn từ vốn 26.000 loài xâm lấn toàn cầu, và 85%
còn lại hứa hẹn khả năng xâm lấn rất mạnh.


Sinh vật ngoại lai
• Các thủy vực nước ngọt vùng nhiệt đới thường bò
xâm lấn bởi một số cỏ dại thủy sinh gốc Nam
Mỹ như Eichhornia crassipes (xâm lấn toàn vùng
nhiệt đới), Salvinia molesta (xâm lấn Úc, Ấn
Độ), Alternanthera philoxeroides, Ipomoea
fistulosa (xâm lấn Ấn Độ), Melaleuca
quinquenervia (gốc châu Úc xâm lấn vùng phía
nam Florida, Mỹ).



THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CỎ DẠI
• Cỏ dại môi trường hiện diện ở tất cả các
nhóm của thực vật bậc cao.
• Thực vật trên cạn

• Thực vật thủy sinh
• Thực vật thân gỗ
• Thực vật thân thảo
Phượng vĩ Delonix regia
• Thực vật một năm,
nhiều năm
Bèo cái Pistia stratiotes


CÁC YẾU TỐ GIÚP LỒI
XÂM LẤN THÀNH CƠNG
• Các yếu tố mơi trường:
Sự giống nhau về khí hậu và thổ nhưỡng giữa xứ
bản đòa và nơi nhập nội của loài ngoại lai là yếu tố
quan trọng nhất giúp cho loài ngoại lai xâm lấn
thành công.
Loài xâm lấn dễ dàng bành trướng ở nơi đã giảm
sự cạnh tranh khác loài do môi trường bò xáo trộn
nhiều.
Cỏ dại thường xâm lấn các ổ sinh thái trống hoặc
bò chiếm cứ không đầy đủ.


CÁC YẾU TỐ GIÚP LỒI
XÂM LẤN THÀNH CƠNG
• Bản thân loài ngoại lai:
Có khả năng cùng tồn tại với loài bản đòa,
Hấp thu tốt chất dinh dưỡng,
Tăng trưởng và phát tán nhanh chóng,
Có biên độ sinh thái rộng,

Có độc tố áp chế loài bản đòa,
Không có loài thiên đòch
mà trở thành loài xâm lấn mạnh.


CÁC YẾU TỐ GIÚP LỒI
XÂM LẤN THÀNH CƠNG
Các loài cỏ dại có thể có một hoặc nhiều các đặc
điểm sau đây :
• là loài phát triển mạnh ở những nơi bò xáo trộn.
• là loài cạnh tranh mạnh về ánh sáng, nước,
không gian và chất dinh dưỡng.
• là loài kháng lửa hoặc thúc đẩy lửa, chòu đựng
được thay đổi của môi trường như lũ lụt, hạn
hán.


CÁC YẾU TỐ GIÚP LỒI
XÂM LẤN THÀNH CƠNG
• là loài có nhu cầu dinh dưỡng thấp, có khả năng tự
thụ phấn.
• tạo ra độc chất ở rễ ức chế sự sinh trưởng của các cây
khác.
• có khả năng sinh sản bằng hạt, nảy tược khi bò chặt,
bằng thân bò với các đặc điểm thích nghi (trôi nổi
trong nước, có cánh, có gai, móc ; hấp dẫn chim và
động vật) giúp chúng phát tán dễ dàng, có ngân hàng
hạt sống rất lâu.



CÁC YẾU TỐ GIÚP LOÀI CỎ DẠI
THÀNH CÔNG
• Khả năng của chính loài cỏ dại:
- Có khả năng sinh sản, nhân giống và duy trì giống cao. Ví
dụ: mai dương Mimosa pigra, cúc liên chi dại Parthenium
hysterophorus, cỏ cú Cyperus rotundus. Hạt cỏ dại nhỏ,
nhẹ hơn hạt giống cây trồng. Số mầm ngủ/1m chiều dày
thân của khoai lang là 20-30, của cỏ gà Cynodon dactylon
>50, của cỏ tranh >100.
- Có tính dễ rụng và có nhiều hình thức phát tán. Quả và hạt
thường có nhiều bộ phận phụ như lông, râu, móc, cánh
giúp dễ phát tán. Ví dụ: cỏ cứt lợn, cỏ mực, cỏ xước. Hạt
chín không đều làm cỏ dại kéo dài thời gian phóng thích
hạt.


Cỏ lào Eupatorium odoratum

Cỏ cứt lợn
Ageratum conyzoides

Cúc liên chi dại
Parthenium hysterophorus

Cỏ xước Achyranthes aspera

Mikania micrantha

Cỏ gà Cynodon dactylon


Mai dương Mimosa pigra


CÁC YẾU TỐ GIÚP LOÀI CỎ DẠI
THÀNH CÔNG
• Có khả năng lan rộng rất nhanh để ổn định
quần thể. Ví dụ: Cỏ lào Eupatorium odoratum,
Mikania micrantha (tạo lượng hạt rất lớn, sinh
sản sinh dưỡng từ thân dù đã bị chặt và đốt
nhiều lần).
• Có hiện tượng nảy mầm không đều và giữ sức
nảy mầm rất lâu trong nước, đất, phân. Ví dụ:
hạt mai dương có thể sống trong đất đến 23
năm.


CÁC YẾU TỐ GIÚP LOÀI CỎ DẠI
THÀNH CÔNG
- Có khả năng chống chịu ngoại cảnh cao, có biên độ sinh
thái rộng. Ví dụ: cỏ tranh Imperata cylindrica có thể chịu
hạn rất tốt, Lantana camara nhờ thường biến kiểu hình
mà bao phủ phạm vi phân bố rất rộng từ đồng bằng đến
cao độ 2000m.
- Có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính rất mạnh.
Ví dụ: mai dương, Lantana camara.
- Có độc tố áp chế sự sinh trưởng của các loài cây khác. Ví
dụ: Lantana camara, cúc liên chi dại.


PHƯƠNG THỨC LÂY LAN

• Sinh vật ngoại lai có thể đi theo con đường tự
nhiên như theo gió, dòng biển và bám theo
các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do
hoạt động của con người.
• Cùng với sự phát triển của giao thông vận tải
và hoạt động thông thương, con người đã
mang theo, một cách vô tình hay hữu ý, các
loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác thậm chí
đến những vùng rất xa quê hương của chúng.


PHƯƠNG THỨC LÂY LAN
• Việc kiểm soát sự du nhập của các loài sinh vật
ngoại lai là rất khó, đặc biệt là đối với các trường
hợp du nhập một cách vô thức.
• Các loài này có thể trà trộn trong hàng hoá, sống
trong nước dằn tàu, bám vào các phương tiện vận
tải như tàu thuyền và nhờ đó được mang đến đến
môi trường sống mới.
• Nhiều loài được du nhập một cách có chủ ý cho
các mục đích kinh tế, giải trí, khoa học nhưng do
không được kiểm tra và kiểm soát tốt đã bùng phát
số lượng.


PHƯƠNG THỨC LÂY LAN
CỦA CỎ DẠI
• Con đường tự nhiên:
Hạt cỏ dại di chuyển nhờ dòng chảy của
nước, nhờ gió, nhờ các loài động vật di cư.

• Con đường nhân tạo:
- Hạt cỏ dại lẫn trong hạt giống.
- Hạt cỏ dại lây lan nhờ dính vào gia súc, các
loài động vật khác và con người.
- Cỏ dại được nhập khẩu làm cây cảnh, sau
đó thoát ra môi trường tự nhiên.


CÁC PHƯƠNG PHÁP
KIỂM SOÁT CỎ DẠI






Phương pháp cơ học
Phương pháp hóa học
Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh thái
Phương pháp tổng hợp


Ảnh hưởng bất lợi
• Trong nhiều ngun nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, sự
xâm lấn của các lồi sinh vật ngoại lai xâm hại được xem là
ngun nhân lớn thứ hai gây nên.
• Tác hại của loài xâm hại tại nhiều vùng là rất nghiêm
trọng, đôi khi ngấm ngầm, và trong nhiều trường hợp tác
hại của chúng là không khôi phục được.

• Chúng chẳng những làm mất hoặc suy thoái trú quán, mà
còn hủy hoại các hệ sinh thái và các loài bản đòa ở qui mô
toàn cầu.
• Chi phí kiểm soát sự xâm lấn thường rất lớn.


×