Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất nghiên cứu trường hợp công ty INCONECT luận văn ths kinh doanh và quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.92 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HOA HẠNH

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
TRONG LĨNH VỰC TRANG TRÍ NỘI THẤT
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÔNG TY INCONECT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN THỊ HOA HẠNH

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
TRONG LĨNH VỰC TRANG TRÍ NỘI THẤT
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CÔNG TY INCONECT
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ CHÍ DŨNG

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “ Xây
dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội thất.
Nghiên cứu trường hợp công ty Inconect” đƣợc viết dƣới sự hƣớng dẫn của
TS. Hồ Chí Dũng. Luận văn đƣợc viết trên cơ sở vận dụng lý luận chung về
lựa chọn nhà cung cấp, thực trạng việc lựa chọn nhà cung cấp tại công ty
Inconect.
Khi viết luận văn này, tác giả có tham khảo và kế thừa những nghiên
cứu trong nƣớc và trên thế giới liên quan đến việc lựa chọn nhà cung cấp và
sử dụng những thông tin, số liệu từ các tạp chí, sách, luận văn… theo danh
mục tài liệu đã liệt kê ở luận văn.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
chƣa công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là
những thông tin xác thực, những thông tin tham khảo đều đƣợc trích dẫn
trung thực từ nguồn tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, cô giáo trong
khoa Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo, Trƣờng Đại học Kinh tếĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Hồ Chí Dũng đã tận tình
hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các Phòng, Ban thuộc Công
ty cổ phần Inconect đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ
liệu và thông tin của luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học cũng nhƣ hoàn thành luận văn này.


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .....................................................................................................ii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN5
1.1. Khái quát chung về đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp ......................... 5
1.1.1. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp ........................................................ 5
1.1.2. Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp ............................................. 10
1.2. Khái quát chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ......... 17
1.2.1. Chuỗi cung ứng ............................................................................... 17
1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng ................................................................. 20
1.3. Khái quát chung về Nhà cung cấp ........................................................ 22
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 22
1.3.2. Một số loại hình nhà cung cấp ....................................................... 22
1.3.3. Vai trò của nhà cung cấp ................................................................ 23
1.3.4. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất với nhà cung cấp: ........ 24

1.4. Một số yếu tố tác động tới quyết định lựa chọn nhà cung cấp: ............ 25
1.4.1. Chính sách của Nhà nước: ............................................................. 25
1.4.2. Chiến lược của doanh nghiệp:........................................................ 26
1.4.3. Đối thủ cạnh tranh:......................................................................... 27
1.5. Đặc điểm chung của lĩnh vực trang trí nội thất và ảnh hƣởng tới việc
lựa chọn nhà cung cấp. ................................................................................. 28
1.5.1. Lĩnh vực trang trí nội thất............................................................... 28
1.5.2. Ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà cung cấp .................................... 29


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................31
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 31
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 32
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................ 32
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................... 34
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP TẠI
CÔNG TY INCONECT...................................................................................................35
3.1. Giới thiệu tổng quan ............................................................................. 35
3.1.1. Tình hình tổ chức công ty ............................................................... 35
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực ...................................................................... 38
3.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp......... 39
3.1.4. Dự án trang trí nội thất tiêu biểu: .................................................. 41
3.1.5. Đánh giá chung ............................................................................... 42
3.2. Thực trạng công tác lựa chọn nhà cung cấp tại công ty cổ phần Inconect
...................................................................................................................... 42
3.2.1. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp: .................................................. 42
3.2.2. Tình hình các nhà cung cấp hiện tại của công ty ........................... 44
3.3. Đánh giá chung về công tác lựa chọn nhà cung cấp ............................. 48
3.3.1. Ưu điểm: ......................................................................................... 48
3.3.2. Hạn chế: .......................................................................................... 48

3.4. Kết quả khảo sát: ................................................................................... 49
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ...................................................60
4.1. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với các công ty trong lĩnh vực trang
trí nội thất ..................................................................................................... 60
4.1.1. Bối cảnh: ......................................................................................... 60
4.1.2. Cơ hội và thách thức: ..................................................................... 61


4.2. Định hƣớng chiến lƣợc của công ty Inconect tới 2020......................... 62
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác lựa chọn nhà cung cấp .............. 63
4.3.1. Đề xuất bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp: ................................... 63
4.3.2. Phương án áp dụng bộ tiêu chí ....................................................... 65
4.3.3. Thay đổi mối quan hệ với nhà cung cấp ......................................... 64
4.3.4. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn: ........................................ 66
4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:.................................... 67
4.3.6. Từ phía nhà nước và các cơ quan hữu quan: ................................. 69
KẾT LUẬN........................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................71


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

1

Bảng 1.1


2

Bảng 1.2

3

Bảng 1.3

4

Bảng 1.4

5

Bảng 3.1

6

Bảng 3.2

Nội dung
Thống kê tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
Thống kê các tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng
trong các nghiên cứu
Một số phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng để lựa
chọn nhà cung cấp
Một số lĩnh vực cung cấp
Các hạng mục thi công hoàn thiện công trình
nội thất
Danh sách các nhà cung cấp hiện tại


i

Trang
7
8

11
23
39
43


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 1.1

2

Hình 3.1

Nội dung
Mô hình chuỗi cung ứng điển hình trong sản
xuất

Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty

Trang
19
38

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
1

Biểu đồ

Nội dung

Biểu đồ 2.1 Khung logic nghiên cứu

ii

Trang
32


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1982, thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng đã hình thành và đƣợc sử
dụng rộng rãi trên các tạp chí kinh doanh của thế giới. Trải qua nhiều thập kỷ, đến
nay, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quản trị chuỗi cung
ứng đã trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng và đƣợc doanh nghiệp bỏ nhiều
công sức để xây dựng và thực hiện. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các liên kết từ

nhà cung cấp đến khách hàng: các nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, nhà kho,
trung tâm phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng cuối cùng.
Trình độ phát triển của nền kinh tế ngày càng cao thì xu hƣớng chuyên
môn hóa ngày càng phát triển và đó là một xu thế tất yếu. Ngày nay những
doanh nghiệp lớn, sở hữu những thƣơng hiệu nổi tiếng không có nghĩa là họ
sở hữu những cơ sở sản xuất hay những nhà máy lớn mà trên thực tế để hình
thành nên sản phẩm của các thƣơng hiệu nổi tiếng cần có sự tham gia của hệ
thống các nhà cung cấp và các nhà thầu phụ rộng lớn. Bởi lẽ đó hiện nay các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần duy trì hiệu quả hệ thống nhà cung
cấp. Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp đang trở thành một vấn đề chiến lƣợc
cho các công ty trong chuỗi cung ứng.
Có thể thấy rằng hiện nay các tổ chức sản xuất kinh doanh đang phải
đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu thị trƣờng và cạnh tranh
toàn cầu khốc liệt. Chi phí nguyên vật liệu và các cấu phần có thể chiếm tới
60% - 70% giá thành sản phẩm (Li và các cộng sự, 2008) và khách hàng
yêu cầu các công ty sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hơn với chất lƣợng cao,
chi phí thấp, giao hàng nhanh chóng và dịch vụ hoàn hảo. Trong hoàn cảnh
nhƣ vậy vấn đề lựa chọn nhà cung cấp ngày càng có vai trò quan trọng đối
với các tổ chức sản xuất.
1


Lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp là quá trình tìm kiếm các nhà cung
cấp cho các tổ chức sản xuất, mà các nhà cung cấp này có thể cung cấp cho
ngƣời mua những sản phẩm đúng chất lƣợng, dịch vụ với giá hợp lý, tại mức
sản lƣợng phù hợp và vào đúng thời điểm (Mandal và Deshmukh, 1994). Lựa
chọn nhà cung cấp từ một số lƣợng lớn các lựa chọn thay thế tiềm năng với sự
khác nhau về khả năng và tiềm năng là một công việc khó khăn. Đánh giá và
lựa chọn nhà cung cấp là một trong những hoạt động thiết yếu nhất đƣợc thực
hiện bởi các tổ chức, bởi vì hoạt động của nhà cung cấp ảnh hƣởng trực tiếp

tới mức giá, chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ, và trong việc đạt đƣợc các mục
tiêu của chuỗi cung ứng (Patil, 2014). Do tính phức tạp và tầm quan trọng của
việc lựa chọn nhà cung cấp, quá trình này thƣờng đƣợc thực hiện bởi nhiều
chuyên gia của phòng ban chức năng liên quan trong tổ chức sản xuất, bao
gồm các chuyên gia về kiểm soát chất lƣợng, quản lý tài chính, quản lý chuỗi
cung ứng. Vấn đề lựa chọn nhà cung cấp đang trở thành vấn đề đƣợc các học
giả trên thế giới quan tâm. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu đƣa ra các tiêu
chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Tuy nhiên, tại Việt
Nam số lƣợng các nghiên cứu nhƣ vậy rất hạn chế.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đã ý thức rất rõ về tầm quan
trọng của nhà cung cấp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể
đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc hiệu quả, cũng nhƣ cách đánh giá và lựa chọn
nhà cung cấp bài bản. Công ty cổ phần Inconect đƣợc thành lập từ năm 2009,
hoạt động trong lĩnh vực:Tƣ vấn thiết kế, giám sát thi công, xây dựng. Đặc
biệt, Inconect là một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực tƣ vấn, thiết kế thi
công nội thất, sản xuất thi công đồ gỗ cao cấp. Công ty tập hợp các kiến trúc
sƣ, kỹ sƣ, design năng động và chuyên nghiệp cùng đội ngũ nghệ nhân đầy
kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Công ty hiện đã và đang thực hiện nhiều dự
án lớn và vì thế, vị thế của công ty đang ngày một nâng cao. Với lĩnh vực
2


kinh doanh của mình, công ty cần nhiều nhà cung cấp về nguyên vật liệu cho
sản xuất trực tiếp và các thiết bị nội thất liên quan. Hiện nay công tác đánh giá
và lựa chọn nhà cung cấp luôn đƣợc công ty quan tâm chú ý, tuy nhiên so với
nhu cầu thực tế, công tác này tại công ty vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Đề
tài “ Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực trang trí nội
thất. Nghiên cứu trƣờng hợp công ty Inconect ’’ sẽ đi sâu vào phân tích, tìm
hiểu và đƣa ra bộ tiêu chí nhằm giải quyết bài toán này cho công ty.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu :Xây dựng bộ tiêu chí nhằm giúp cho quá trình lựa
chọn nhà cung cấp tại công ty cổ phần Inconect đạt đƣợc hiệu quả.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiêu chuẩn và mô hình đánh giá, lựa chọn nhà
cung cấp.
- Phân tích hiện trạng lựa chọn nhà cung cấp tại công ty cổ phần Inconect.
- Xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cho công ty cổ phần Inconect.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu là bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Trong phạm vi từ năm 2009- 2015
+ Không gian: Công ty cổ phần Inconect
+ Nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào xác định bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung
cấp tại công ty Inconect mà không đi sâu vào mô hình đánh giá.
4. Những đóng góp của luận văn:
Về mặt lý luận: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các tiêu chuẩn liên
quan đến việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Thực tế hiện nay các
nghiên cứu liên quan đến bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp tại Việt Nam là
rất ít, đặc biệt chƣa có nghiên cứu về vấn đề này trong lĩnh vực trang trí nội
3


thất. Do đó nghiên cứu này là một tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu
trong tƣơng lai khi tìm hiểu về vấn đề bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp các thông tin hữu ích cho lãnh đạo
công ty Inconect về bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Đồng thời cung cấp
các kết quả khảo sát thực tế thông qua phỏng vấn tại chính doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất các giải pháp cho công ty trong việc áp
dụng bộ tiêu chí đƣa ra.
5. Kết cấu của luận văn:

Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác lựa chọn nhà cung cấp tại công ty
INCONECT.
Chƣơng 4: Đề xuất giải pháp, kiến nghị

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát chung về đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Trong nhiều năm, các phƣơng pháp tiếp cận truyền thống để lựa chọn
nhà cung cấp đã xếp hạng và lựa chọn dựa theo tiêu chí duy nhất về giá
(James và cộng sự,2014). Tuy nhiên các tổ chức đã nhận ra rằng sự nhấn
mạnh duy nhất về giá cả nhƣ là tiêu chí duy nhất để lựa chọn nhà cung cấp là
không hiệu quả và do đó cần tập trung vào các tiêu chí khác để lựa chọn nhà
cung cấp. Vấn đề lựa chọn nhà cung cấp là vấn đề ra quyết định đa tiêu chí và
quyết định này có tầm quan trọng chiến lƣợc đối với tổ chức (Arjit và cộng
sự, 2010). Gần đây, các tiêu chí này ngày càng tăng tính phức tạp, có thêm
các yếu tố nhƣ: sự liên quan của môi trƣờng, xã hội, chính trị, và sự hài lòng
của khách hàng bên cạnh các yếu tố truyền thống là chất lƣợng, phân phối, chi
phí và dịch vụ. Ngoài giảm chi phí mua hàng, viêc lựa chọn nhà cung cấp phù
hợp còn phát huy đƣợc tính cạnh tranh của công ty (Mehtap

và cộng

sự,2013). Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp có thể thay đổi tùy thuộc vào loại
sản phầm và nó bao gồm nhiều yếu tố định tính thêm vào các yếu tố định

lƣợng. Sự phức tạp trong quyết định lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp thúc
đẩy các nhà nghiên cứu phát triển các mô hình để giúp các nhà sản xuất ra
quyết định. Trong phần tổng quan tài liệu này, tôi tập trung vào các tiêu chí
lựa chọn nhà cung cấp và mô hình hỗ trợ việc ra quyết định lựa chọn nhà
cung cấp.
1.1.1. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
Một trong những khía cạnh quan trọng của chức năng mua hàng đó là
tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp. Việc phân tích các tiêu chí lựa chọn và đo
lƣờng hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp là vấn đề trọng tâm của nhiều
5


nhà nghiên cứu từ những năm 1960. Đầu năm 1960 Dickson đã nêu ra 23 tiêu
chí đƣợc xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp. Dickson nhận diện đƣợc 23 tiêu
chí thông qua bảng khảo sát đƣợc gửi đến 273 đại lý mua hàng và các nhà quản
lý từ Mỹ và Canada. Trong số 23 tiêu chí đƣợc cân nhắc, Dickson đƣa ra kết
luận chất lƣợng, phân phối, và lịch sử phát triển là ba tiêu chí quan trọng nhất.
Evans đề xuất rằng giá, chất lƣợng và phân phối là những tiêu chí then
chốt để đánh giá nhà cung ứng trên thị trƣờng công nghiệp (Evansvà cộng sự,
2011). Lehman và O’Shaughnessy thì đƣa ra năm tiêu chí gồm quá trình phát
triển, kinh tế, tình trạng đầy đủ, hợp đồng và các chuẩn mực xã hội(Paulo etal,
2012). Shipley cho rằng lựa chọn nhà cung cấp liên quan đến ba tiêu chí lần
lƣợt là chất lƣợng, giá cả và phân phối (Shipley, 2011). Caddick and Dale năm
2012 quy cho yếu tố chất lƣợng, lịch sử phát triển, giá cả là các tiêu chí quan
trọng. Ellaram năm 1990 cho rằng trong quá trình lƣa chọn nhà cung cấp công
ty phải xem xét liệu chất lƣợng sản phẩm, giá chào bán, thời gian cung cấp và
chất lƣợng dịch vụ tổng thể có đáp ứng đƣợc nhu cầu của tổ chức hay không.
Trong quản lý chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả hoạt động của các nhà
cung cấp đƣợc đánh giá dựa trên nhiều tiêu chuẩn chứ không chỉ sử dụng tiêu
chuẩn chi phí nhƣ trong các phƣơng pháp truyền thống trƣớc đây (Jassbi và

cộng sự, 2014). Bên cạnh các yếu tố về chất lƣợng, thời gian giao hàng, chi
phí, và dịch vụ, một số tiêu chuẩn có tính phức tạp và không rõ ràng nhƣ là
các tiêu chuẩn liên quan tới môi trƣờng, vấn đề xã hội, chính trị, và sự thỏa
mãn của khách hàng, cũng đƣợc sử dụng để đánh giá và lựa chọn nhà cung
cấp (Patil, 2014).
Gần đây, Abdolshah (2013) và Patil (2014) đã tổng hợp 48 tiêu chuẩn
đã đƣợc các nghiên cứu sử dụng để đánh giá nhà cung cấp. Trong các tiêu chí
này, các tiêu chuẩn đƣợc sử dụng phổ biến gồm có: giá, chất lƣợng sản phẩm,
thời gian giao hàng, các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, hỗ trợ kỹ thuật, vị trí tài
6


chính, quản lý và tổ chức, khả năng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi
trƣờng, danh tiếng và vị trí trong ngành, mối liên hệ đã có với công ty.
Bảng 1.1. Thống kê tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp
Tiêu chí
1. Giá
13. Tổ chức và quản lý 25. Kiểm soát thực hiện
2. Chất lƣợng sản phẩm 14. Quan hệ lao động 26. Dễ dàng sử dụng
3. Chất lƣợng dịch
15. Đáp ứng yêu cầu 27. hồi Số lƣợng doanh
vụ tổng thể
của khách hàng
nghiệp quá khứ
4. Sự bảo đảm &
16. Thái độ
28. Khả năng phụ hồi
bồi hoàn
5. Dịch vụ sau bán hàng 17. Hệ thống truyền thông 29. Lịch sử phát triển
6. Hỗ trợ kỹ thuật

7. Hỗ trợ đào tạo
8. Năng lực giải
quyết vấn đề/xung
đột
9. Phân phối
10. Danh tiếng & vị
thế trong ngành
công nghiệp
11. Tình hình tài chính
12. Vị trí địa lý

37. Độ tin cậy
38. Động lực
39. Phƣơng thức
thanh toán
40. Tính linh hoạt

41. Áp dụng sản
xuất thích hợp
18. Mối quan hệ gần gũi 30. Thỏa thuận hỗ trợ 42. Thách thức sản xuất
19. Năng lực sản xuất 31. Ấn tƣợng
43. Năng suất
20. Năng lực & Tính 32. Kỹ thuật danh mục hóa 44. Phù hợp thời
năng sản phẩm
gian chở hàng
21.Khả năng JIT
22. Năng lực thƣơng
mại điện tử

33. Quy mô

34. Sản phẩm thân
thiện môi trƣờng

A. Dickson (1966)
B. Wind(1968)

23. Năng lực kỹ thuật 35. Hình thức sản phẩm
24. Khả năng đóng gói 36. Nỗ lực kinh doanh
Tác giả (1966-2012)
H. Ellram(1990)
O. Pi and Low(2005)
I. Weber(1991)
P. Pi and Low(2006)

C. Lehmann (1974)
D. Perraault (1976)
E. Evans(1980)
F. Shipley (1985)
G. Abratt(1986)

J. Billesbach(1991)
K. Segev(1998)
L. Min and Galle(1999)
M. Stavropolous (2000)
N. Tam Tummala(2001)

Q. Chen ( 2006)
R. Lin and Chang(2008)
S. Teervarprug (2008)
T. Sanayei (2008)

U. Wang(2009)

45. Năng lực nhân sự
46. Đƣợc định
hƣớng giải pháp
47. Yếu tố toàn cầu
48. Rủi ro môi trƣờng
V. Betul(2011)
W. Tektas
andAytekin(2011)
X. Parthiben (2012)
Y. Bilsik(2012)
Z. Peng (2012)
AA.Mehralin (2012)

(Nguồn: Thống kê của Amol Nayakappa Patil, 2014)
Nhƣ vậy có thể thấy thực tế các nghiên cứu liên quan đến tiêu chuẩn
lựa chọn nhà cung cấp nhƣ đã trình bày ở phần trên bao gồm rất nhiều tiêu
7


chuẩn. Quá trình lựa chọn nhà cung cấp đƣợc xem nhƣ quá trình ra quyết định
đa tiêu chuẩn. Tuy nhiên các nghiên cứu chƣa có nghiên cứu nào phân loại rõ
ràng rằng tiêu chí nào sẽ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hay
trang trí nội thất. Tuy nhiên có thể thống kê các tiêu chí lựa chọn nhà cung
cấp thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu, theo bảng sau:
Bảng 1.2. Thống kê các tiêu chí thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu

C1


Tiêu chí

Tiêu chí cụ thể

Nguồn

Bảo đảm

Độ chính xác về số lƣợng

Mohammad Hashemian và

giao hàng

Độ chính xác về thời gian

các cộng sự (2014); Alireza
Alinezad và các cộng sự
(2013); Chan (2010)

Chất

Đáp ứng yêu cầu về chất

Mohammad Hashemian và

lƣợng

lƣợng


các cộng sự (2014); Alireza

Hệ thống quản lý chất Alinezad và các cộng sự

C2

lƣợng theo tiêu chuẩn (2013);Wei Ning Pi, Chinyao
quốc tế

(2004) ; Jafar Razmi và các
cộng sự (2008); Chan (2010)

Chiến

Tần suất cải tiến hệ thống

Mohammad Hashemian và

lƣợc và độ Cam kết trong quản lí và các cộng sự (2014); Chan
tín nhiệm

phát triển trong tƣơng lai

(2010)

Lịch sử giao dịch và danh

C3

tiếng của nhà cung cấp

trên thị trƣờng
C4

Dịch vụ

Chính sách bảo hành

Mohammad Hashemian và

khách

Khuyến mãi

các cộng sự (2014); Chan

hàng

(2010)

8


Công nghệ Khả năng hiện tại

Mohammad Hashemian và

Khả năng ứng dụng công các cộng sự (2014); Chan

C5


nghệ mới

(2010)

Độ linh

Tính linh hoạt trong đáp Mohammad Hashemian và

hoạt

ứng sự thay đổi của yêu các cộng sự (2014); Jafar
cầu

C6

Razmi và các cộng sự (2008);
Chan (2010)

Tài chính

Giá bán

Mohammad Hashemian và

và Giá cả

Hình thức thanh toán

các cộng sự (2014); Alireza


Phí tăng giá trị

Alinezad và các cộng sự

Phí vận chuyển

(2013); Wei Ning Pi ,Chinyao

C7

2004); Jafar Razmi và các
cộng sự (2008); Chan (2010)
Giao hàng Rào cản thƣơng mại
C8

Mohammad Hashemian và các

Thời gian chờ

cộng sự (2014); Wei Ning Pi,

Vị trí địa lí

Chinyao (2004); Chan (2010)

Khắc phục Khả năng giải quyết các Mohammad Hashemian và các
C9

sự cố


vấn đề, thiệt hại xẩy ra cộng sự (2014); Chan (2010)
khi có sự cố

C10

Yếu tố rủi Hệ thống luật pháp
ro

Mohammad Hashemian và các

Lực lƣợng lao động ổn cộng sự (2014); Chan (2010)
định
Sự ổn định trong chính trị
và chính sách

9


1.1.2. Phương pháp lựa chọn nhà cung cấp
Chen và các cộng sự (2014) đã tổng quan các phƣơng pháp đƣợc sử
dụng để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, bao gồm các phƣơng pháp ứng
dụng toán mờ và các phƣơng pháp phi toán mờ.
Mohammad Arabzad cùng các cộng sự (2014) đã sử dụng phƣơng pháp
TOPSIS mờ và SWOT để lựa chọn nhà cung cấp và các vấn đề phân bổ trật
tự. Bài nghiên cứu giới thiệu về: logic mờ, phƣơng pháp TOPSIS (với cụ thể
từng bƣớc) đƣợc ứng dụng cho công ty Gassouran Company (Iran). Các tiêu
chí đƣợc đƣa ra để lựa chọn gồm 9 tiêu chí: giá cả (1), chất lƣợng (2), giao
hàng (3), dịch vụ sau bán hàng (4), vị thế và uy tín của nhà cung cấp trên thị
trƣờng (5), khả năng thiết kế (6), sự ổn định tài chính và khả năng tín dụng (7),
thiết bị và năng lực (8), vịt trí địa lí (9).

Chen và các cộng sự (2012) đã lựa chọn nhà cung cấp sử dụng bộ tiên đề
về tập mờ và phƣơng pháp TOPSIS trong quản lí chuỗi cung ứng. Bài nghiên
cứu đã khái quát một cách cơ bản lí thuyết và ứng dụng về AFS, FAHP và
TOPSIS. Tác giả cũng đƣa ra quan điểm của mình khi đánh giá nhà cung cấp
dựa trên các tiêu chí: chất lƣợng (1), sự linh hoạt trong dịch vụ (2), khả năng
sinh lợi nhuận từ nhà cung cấp (3), giao hàng đầy đủ và sự linh hoạt trong quy
trình sản xuất cũng nhƣ sản phẩm (4). Hơn nữa, bài nghiên cứu có so sánh giữa
các phƣơng pháp lựa chọn nhà cung cấp và chỉ ra với mỗi mục đích đánh giá
thì mỗi phƣơng pháp lại có những lợi thế riêng. Trong đó, kĩ thuật TOPSIS là
một phƣơng pháp hiệu quả khi muốn xếp hạng các nhà cung cấp.
Trƣớc đó, đơn giản hóa hơn, Daiwen (2011) đƣa ra hai phƣơng pháp để
lựa chọn nhà cung cấp là (1) Đánh giá theo tiêu chí đơn giản “categorical
method”. Phƣơng pháp này đƣa ra các tiêu chí đánh giá về chất lƣợng, dịch vụ
và khả năng phân phối, sau đó đánh giá từng nhà cung cấp Tốt (+),Xấu (-),
hoặc Trung bình (o). Tổng hợp kết quả đánh giá các nhà cung cấp theo tiêu
10


chí đơn giản sẽ lựa chọn nhà cung cấp có nhiều tiêu chí đƣợc đánh giá tốt; (2)
Đánh giá tiêu chí theo trọng số “weighted criterial method”. Phƣơng pháp này
khắc phục nhƣợc điểm của phƣơng pháp trên, các tiêu chí đƣợc xếp hạng với
sự điều chỉnh trọng số cho từng tiêu chí. Giá trị trọng số phản ánh tầm quan
trọng tƣơng đối của một tiêu chí.
Nhƣ vậy có thể thấy về mặt phƣơng pháp đánh giá và lựa chọn nhà
cung cấp, thì từ trƣớc đến nay có rất nhiều nghiên cứu đƣa ra các phƣơng
pháp khác nhau. Sau đây là bảng thống kê một số phƣơng pháp đã đƣợc sử
dụng để phân tích các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp.
Bảng 1.3. Một số phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng để lựa chọn nhà cung cấp
Phƣơng
pháp


ANOV
A

Phi
toán
mờ

DCA

Giải thích tóm tắt

Tác giả đã sử dụng

Dùng để kiểm định giả thuyết có nhiều
nhóm. Kỹ thuật này chia phƣơng sai
của 1 quan sát thành 2 phần: phƣơng
sai giữa các nhóm và phƣơng sai nội
nhóm. Việc phân tích phƣơng sai giúp
so sánh các số trung bình dễ dàng hơn.

Rachel Duffy and
Andrew Fearne
(2004); Kumar A,
Jain V, Kumar S
(2014)

Là phân tích lựa chọn rời rạc, xem xét
các tình huống trong đó các kết quả
tiềm năng là rời rạc. Các bƣớc tiến

hành gồm: xác định các thuộc tính
quyết định, đặc điểm các thuộc tính, Verma and Pullman
thực nghiệm thiết kế, trình bày các lựa
(1998)
chọn thay thế để trả lời và ƣớc tính các
mô hình lựa chọn. Kết quả dự đoán thị
trƣờng của phƣơng pháp này là tƣơng
đối chính xác.
Phân tích đa phƣơng sai là một thủ tục
11

Gregory Carey,


kiểm định thống kê để so sánh đa biến của
1998
một số nhóm. Nó đƣợc sử dụng khi có hai
MANOV hay nhiều biến phụ thuộc. Nó giúp trả lời
cho các câu hỏi: Liệu thay đổi trong các
A
biến độc lập (s) có ảnh hƣởng đáng kể đến
các biến phụ thuộc? Các mối quan hệ giữa
các biến phụ thuộc là gì? Các mối quan hệ
giữa các biến độc lập là gì?
Là một dạng tổng quát hơn của quy trình
phân tích phân cấp (AHP) đƣợc sử dụng
trong phân tích đƣa ra quyết định với
Hill and Nydick
nhiều tiêu chí. Nếu AHP cấu trúc một vấn
(1992); Narasimhan

đề đƣa ra quyết định thành một hệ thống
(1983); Sarkis and
Toán
với một mục tiêu, tiêu chí quyết định và
Talluri (2002);
lựa chọn thay thế, thì các ANP cấu trúc
mờ
ANP
Bayazit (2006);
vấn đề nhƣ một mạng. Cả hai sau đó sử
Gencer and
dụng một hệ thống so sánh cặp để đo
Gurpinar (2007)
trọng số của các thành phần cấu trúc và
cuối cùng để xếp hạng các phƣơng án
trong quyết định.
Là một phƣơng pháp phi tham số trong
hoạt động nghiên cứu và các hoạt động
kinh tế đối với việc ƣớc lƣợng sản
lƣợng biên. Nó đƣợc sử dụng để đo
lƣờng thực nghiệm độ hiệu quả của các
đơn vị ra quyết định (DMU). DEA có
Mehdi Toloo (2014)
liên kết chặt chẽ với lý thuyết kinh tế
trong sản xuất, công cụ này cũng đƣợc
sử dụng trong cho điểm chuẩn trong hoạt
DEA
động quản lý, nơi một loạt các biện pháp
đƣợc lựa chọn để đánh giá khả năng sản
xuất và hoạt động dịch vụ.

12


AHP

Là một kỹ thuật có cấu trúc để tổ chức
và phân tích các quyết định phức tạp,
dựa trên toán học và tâm lý học. AHP
là một phƣơng pháp nổi tiếng trong
việc xác định mức độ quan trọng của
từng tiêu chí. AHP có thể kết hợp với
các phƣơng pháp khác một cách dễ
dàng để tận dụng đƣợc lợi thế của mỗi
phƣơng pháp trong giải quyết vấn đề.
AHP có thể kiểm tra tính nhất quán trong
cách đánh giá của ngƣời ra quyết định.
Quy trình phân tích theo thứ bậc dễ hiểu,
xem xét nhiều tiêu chí nhỏ và phân tích
cả yếu tố định tính lẫn định lƣợng.

Nydick and Hill
(1992); Mohanty and
Deshmukh (1993);
Barbarosoglu and
Yazgac (1997);
Cheng et al. (1996)
Akakarte et al.
(2001); Lee et al.
2001 Muralidharan et
al. (2002); Chan and

Chan (2004); Liu and
Hai (2005); Chan et
al. (2007); Hou and
Su (2007); Guler
(2008); Dagdeviren
et al. (2009

Các phƣơng pháp ra quyết định đa tiêu
chuẩn sử dụng toán mờ. Trong đó, Sanayei A, Mousavi
những thông tin về các tiêu chuẩn
SF, Yazdankhah
FMCD
đƣợc chuẩn hóa và tính toán dựa trên
(2010)
M
các phƣơng pháp về số mờ.
Là kĩ thuật cung cấp thứ tự ƣu tiên của Boran FE, Genc S,
các lựa chọn thay thế tƣơng đƣơng với
Kurt M, Akay D
giải pháp lí tƣởng. Tính toán mô hình
(2009) ; Iraj
sẽ cho ra 2 điểm gọi là: giải pháp lí
Mahdavi
Fuzzy tƣởng tích cực (PIS) và giải pháp lí
&Armaghan
TOPSIS tƣởng tiêu cực (NIS). Sau đó, tính
Heidarzade &
khoảng cách của từng giải pháp từ 2
Bahram
điểm cố định trên. Sự lựa chọn tốt nhất Sadeghpour-Gildeh

là sự lựa chọn có khoảng cách ngắn & Nezam Mahdavinhất với PIS và xa nhất với NIS.
Amiri (2009)
13


Thay vì chỉ ra một quyết định "đúng",
phƣơng pháp Promethee và Gaia giúp
các nhà sản xuất quyết định tìm sự
thay thế phù hợp nhất với mục tiêu của Seyed Mohammad
họ và sự hiểu biết của họ về các vấn
Hashemian & Majid
đề. Nó cung cấp một khuôn khổ toàn
Behzadian & Reza
PROME
diện và hợp lý cho cấu trúc vấn đề đƣa
Samizadeh &
THEE
ra quyết định, xác định và định lƣợng
Joshua
các cuộc xung đột và hiệp lực của
Ignatius(2014)
mình, các cụm hành động, và làm nổi
bật các lựa chọn thay thế chính và các
lý luận cấu trúc phía sau.
( Nguồn: Thống kê của nhóm nghiên cứu toán mờ và các mô hình định lượng,
Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế,2014)
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trực tiếp về công tác lựa chọn nhà cung
cấp là khá hạn chế.
Trần Thị Bích Đào, trong luận văn thạc sĩ “Quản lý cung ứng nguyên
vật liệu tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng” đã tổng quan những lý luận cơ

bản về cung ứng và cung ứng nguyên vật liệu. Trong đó, tác giả phân tích
việc lựa chọn nhà cung cấp, đánh giá nhà cung cấp tiềm năng, quá trình lựa
chọn nhà cung cấp và chính sách phát triển nhà cung cấp. Và cuối cùng, đã
đƣa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng.
Trong luận văn tốt nghiệp “Ứng dụng AHP để đánh giá và lựa chọn nhà
cung cấp tại Saigon Co.op”, tác giả Vũ Trịnh Thế Quân, Trƣờng Đại học Bách
Khoa, đã có những khái quát về một số mô hình dùng để đánh giá và lựa chọn
nhà cung cấp cũng nhƣ một số mô hình ra quyết định. Luận văn cung cấp một
hình ảnh tổng thể đầy đủ về phƣơng pháp phân tích cấp bậc và mô tả chi tiết
quá trình ứng dụng nó vào doanh nghiệp. Cũng nhƣ kỳ vọng có thể thúc đẩy sự
14


phát triển việc áp dụng phƣơng pháp này trong các nghiên cứu về khoa học
quản lý và vận dụng vào thực tế ra quyết định của mọi loại hình doanh nghiệp
trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ bó hẹp trong ngành hàng bán lẻ.
Trong một lĩnh vực khác, lĩnh vực dầu khí, bài báo “ phương pháp
đánh giá xếp hạng tiêu chí theo tiêu chí trọng số để lựa chọn nhà cung cấp
LNG” đăng trên tạp chí Khoa học của Viện dầu khí Việt Nam, đăng ngày
10/3/2015, Nhóm tác giả Nguyễn Vũ Thắng, Hà Thanh Hoa, Nguyễn Thu Hà
cho biết việc lựa chọn nhà cung cấp xuất phát từ nhu cầu và đƣợc thể hiện qua
việc đặt hàng với nhà cung ứng đã lựa chọn. Vai trò của chức năng cung ứng
là cung cấp hàng hóa cho khách hàng: vào thời điểm mong muốn, chất lƣợng
mong muốn, với số lƣợng mong muốn với chi phí ít nhất. Hiện nay thị trƣờng
khí thiên nhiên hóa lỏng(Liquefied Natural Gas- LNG) tăng trƣởng mạnh.
Ngoài các nƣớc truyền thống còn có thêm nhiều quốc gia mới tham gia vào
thị trƣờng này khiến nguồn cung cấp ngày càng đa dạng. Dẫn đến việc lựa
chọn nhà cung cấp gặp nhiều khó khan do sự thay đổi nguồn cung, công thức
giá, năng lực của các nhà cung cấp và các điều kiện khác.

Nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng, tác giả Phạm Hồng Luân, Lê Thị
Thanh Tâm có bài báo “ sử dụng kết hợp AHP, VIKOR,TOPSIS trong công tác
chọn thầu xây dựng”. Bài báo cho biết việc lựa chọn nhà thầy xây dựng thích
hợp làm tăng khả năng thành công của dự án xây dựng. Nhà thầu phải đảm bảo
đƣợc chi phí, tiến độ và chất lƣợng của công trình. Trong những năm gần đây,
việc lựa chọn nhà thầu chỉ dựa trên đánh giá không còn là phƣơng án tối ƣu. Để
đem lại hiệu quả tốt hơn về chi phí, tiến độ và chất lƣợng công trình thì chủ đầu
tƣ phải đƣa ra nhiều tiêu chí khác nhau tùy vào quy mô dự án và kinh nghiệm
của các chuyên gia đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây dựng phù hợp.
Trong tập bài giảng môn Logistic, Vũ Đình Nghiêm Hùng, Trƣờng Đại
học Bách Khoa Hà Nội, cũng nhấn mạnh đến việc đánh giá và lựa chọn nhà
15


cung cấp nhƣ là một phần việc vô cùng quan trọng giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Việc đánh giá các nhà
cung cấp phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đƣa ra chứ
không thể dựa trên một chỉ tiêu duy nhất. Có nhà cung cấp có thế mạnh ở tiêu
chuẩn này nhƣng lại kém thế ở tiêu chuẩn khác vì vậy doanh nghiệp cần lựa
chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với điều kiện của mình. Việc lựa chọn nhà
cung cấp cũng đƣợc tác giả mô tả là qua 7 bƣớc rất cụ thể.
Tạp chí Khoa học 2012 của Trƣờng Đại học Cần Thơ đăng tải bài báo “
Tổng quan về ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi
cung ứng” của tác giả Trần Thị Mỹ Dung. Qua việc tổng quan 24 bài báo liên
quan tới lĩnh vực này, tác giả chỉ ra rằng có 4 nhóm vấn đề AHP có thể giải
quyết đƣợc là xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp; phân bổ đơn đặt hàng
tối ƣu; quản lý nhà cung cấp; phát triển mô hình đánh giá nhà cung ứng.
Nhóm xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp tập trung vào phân tích các
tiêu chuẩn để chọn ra nhà cung ứng tốt nhất. Ngoài ra các chỉ tiêu thông dụng
nhƣ giá, chất lƣợng, thời gian giao hàng, độ linh hoạt còn có các yếu tố cần

xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp nhƣ các yếu tố môi trƣờng, rủi ro khi chọn
nhà cung ứng quốc tế.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng tại Việt Nam số lƣợng các nghiên cứu liên
quan đến tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp là không nhiều và phần đa các
nghiên cứu tập trung vào mô hình đánh giá nhà cung cấp.
Gần đây nhất, Viện Tiêu chuẩn Anh( BSI) giới thiệu tiêu chuẩn PAS
7000: 2014 về Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng- Đánh giá nhà cung ứng. Trong
các cuộc khảo sát của mình, BSI đánh giá rằng phần lớn các tổ chức chỉ có
thông tin đầy đủ về 15% nhà cung cấp hàng đầu. Điều này ngụ ý rằng họ
không có đầy đủ thông tin về 85% nhà cung cấp còn lại và cũng không có
nhiều hoặc là không có kiến thức về nhà máy, con ngƣời, máy móc tạo ra sản
16


×