Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chính sách bảo hộ thương mại của hoa kỳ đối với các mặt hàng thủy sản và một số gợi ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-----------------------

PHẠM THẢO LY

CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƢƠNG MẠI CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN VÀ
MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội - Năm 2015


CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của
cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn
Xuân Thiên.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tác giả xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Phạm Thảo Ly




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS.
Nguyễn Xuân Thiên cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo,
các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.

Học viên
Phạm Thảo Ly


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƢƠNG MẠI ..........................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chính sách bảo hộ thƣơng mại .........6
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước..................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................7
1.2. Cơ sở lý luận về Chính sách bảo hộ thƣơng mại .....................................9
1.2.1. Chính sách bảo hộ thương mại.............................................................9
1.2.1.1. Khái niệm chính sách bảo hộ thương mại ..................................9
1.2.1.2. Đặc điểm của chính sách bảo hộ thương mại ...........................12
1.2.1.3. Vai trò của chính sách bảo hộ thương mại................................14

1.2.1.4. Các công cụ của chính sách bảo hộ thương mại ......................14
1.2.1.5. Sự cần thiết phải vượt qua các chính sách bảo hộ thương mại và
ý nghĩa của việc vượt qua các chính sách đó ........................................20
1.2.2. Các chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ ................................23
1.2.2.1. Chính sách thuế quan của thị trường Hoa Kỳ ..........................26
1.2.2.2. Chính sách phi thuế quan của thị trường Hoa Kỳ ....................28
1.2.3. Quy định của WTO về các biện pháp bảo hộ thương mại .................35
1.2.3.1. Biện pháp thuế quan .................................................................35
1.2.3.2. Biện pháp phi thuế quan ...........................................................37
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về việc vƣợt qua các chính sách bảo
hộ trong thƣơng mại quốc tế ...........................................................................39
1.3.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ....................................................................40
1.3.2. Kinh nghiệm của Ecuador ..................................................................42


1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan.................................................................43
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ..46
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu .........................................................................46
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ...............................................................................46
2.1.2. Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng ....................................46
2.2. Khung khổ phân tích ................................................................................46
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................47
2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ......................................................47
2.3.2. Phương pháp thống kê .......................................................................49
2.3.3. Phương pháp so sánh .........................................................................50
2.3.4. Phương pháp kế thừa .........................................................................52
2.3.5. Phương pháp case- study ...................................................................52
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƢƠNG MẠI
ĐỐI VỚI CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ ...........................................................................53

3.1. Tổng quan về ngành Thủy sản Việt Nam ...............................................53
3.1.1. Sản xuất thủy sản của Việt Nam ........................................................53
3.1.2. Chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam .......................................56
3.1.3. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ......................................................58
3.2. Nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam .....................60
3.2.1. Quy chế quản lý nhập khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ ............60
3.2.2. Các chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy
sản nhập khẩu từ Việt Nam ..........................................................................61
3.2.2.1. Tình hình nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt
Nam .......................................................................................................61
3.2.2.2. Các công cụ của chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối
với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam .....................................................63
3.2.2.3. Một số trường hợp điển hình thủy sản Việt Nam gặp phải các
chính sách bảo hộ thương mại khi xuất khẩu sang Mỹ .........................69


3.3. Đánh giá tác động của chính sách bảo hộ thƣơng mại của Hoa Kỳ đối
với mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay...74
3.3.1. Tác động của quy tắc xuất xứ hàng hóa .............................................77
3.3.2. Tác động của ưu đãi thuế quan trong TPP .........................................78
3.3.3. Tác động của các hàng rào tại biên giới.............................................80
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐỐI
PHÓ VỚI CHÍNH SÁCH BẢO HỘ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƢỜNG MỸ ...................................................83
4.1. Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam khi
xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ ..................................................................83
4.1.1. Cơ hội .................................................................................................84
4.1.2. Thách thức ..........................................................................................87
4.2. Một số gợi ý giúp các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các chính
sách bảo hộ thƣơng mại của Hoa Kỳ .............................................................95

KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................101


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

ATTP

An toàn thực phẩm

2

BHTM

Bảo hộ thương mại

3

CBPG

Chống bán phá giá


5

CSBHTM

Chính sách bảo hộ thương mại

6

CSTMQT

Chính sách Thương mại Quốc
tế

7

DN

Doanh nghiệp

8

DOC

United States Department of
Commerce

Bộ Thương mại Hoa Kỳ

9


DSB

Dispute Settle Body

Cơ quan giải quyết tranh chấp
của WTO

10

ĐBSCL

11

FAO

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

12

FDA

Food and Drug Administration Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ

13

GATT


General Agreement on Tariffs
and Trade

14

GTGT

15

HACCP

Hazard Analysis and Critical
Control Points

Phân tích mối nguy và điểm
kiểm soát tới hạn

16

ITC

International Trade

Ủy ban Thương Mại quốc tế

Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Liên Hiệp Quốc


Hiệp ước chung về thuế quan
và mậu dịch
Giá trị gia tăng

i


Commission

Hoa Kỳ

17

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

18

MFN

Most Favoured Nation

Nguyên tắc tối huệ quốc

19

MPEDA

The Marine Product Export

Development Authority

Cục Xúc tiến Xuất khẩu thủy
sản Ấn Độ

20

NK

21

NMFS

22

NN&PTNT

23

OECD

Organization for Economic
Co-operation and
Development

24

PECC

Pacific Economic Cooperation Hội nghị hợp tác kinh tế Thái

Conference
Bình Dương

25

POR

Period of review

Giai đoạn đánh giá

26

SEAI

The Seafoods Exporters
Association of India

Hiệp hội các nhà xuất khẩu
hải sản của Ấn Độ

27

SPS

Sanitary and Phytosanitary
Measure

Biện pháp kiểm dịch động
thực vật


28

TBT

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại

29

TMQT

30

TTP

Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement

Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình
Dương

31

USITC


United States International

Ủy ban thương mại quốc tế

Nhập khẩu
National Marine Fisheries
Service

Dịch vụ Thủy sản Quốc gia

Nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế

Thương mại Quốc tế

ii


Trade Commission

Mỹ

32

VASEP

Vietnam Association of
Seafood Exporters and

Producers

Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thủy sản Việt Nam

33

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

34

XK

Xuất khẩu

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 1.1


2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

Nội dung

Trang

Các chất Mỹ cấm sử dụng so với quy định
hiện hành của Việt Nam, Nhật, EU, Canađa
Sản lượng thủy sản Việt Nam năm
2013/2014
Cơ sở chế biến thủy sản XK theo loại hình
doanh nghiệp và loại sản phẩm chế biến
năm 2012
Biểu thuế đối với một số mặt hàng thủy sản
nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT


Hình

1

Hình 3.1

2

Hình 3.2

Nội dung
Sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm
1995 – 2013
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam qua các
năm 1993-2013

iv

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình ngày càng mở rộng quan hệ thương mại và hội nhập

sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị
thế cao trên thị trường thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như
thủy sản, lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, hạt điều… Đặc biệt, nhóm hàng
nông lâm thủy sản hàng năm luôn xuất siêu và ngày càng tăng, đạt gần 30 tỷ
USD.

Hiện nay, mặt hàng thủy sản Việt Nam đang tiếp cận hàng trăm quốc gia;
các nước Đông Nam Á, Châu Á, Châu Mỹ... Trong đó, Hoa Kỳ vẫn duy trì
được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm
18,62% tổng giá trị xuất khẩu. Trong 2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy
sản sang thị trường này đạt 159,05 triệu USD, giảm 40,22% so với cùng kỳ
năm 2014. xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể với mức giảm là
11,73%. Xuất khẩu tăng trưởng ở các thị trường như Trung Quốc (tăng
47,3%), Mehico (tăng 42,81%), Thái Lan (tăng 8,73%), Hàn Quốc (tăng
1,91%) [26].
Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng song các mặt hàng thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật
và tranh chấp thương mại. Những sự việc, những tranh chấp thương mại điển
hình như các vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh, cá basa với Hoa Kỳ,
và hàng loạt biện pháp kỹ thuật bảo hộ hàng hóa ngày càng gia tăng từ thị
trường này đã cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều bài học quý về tính chủ
động khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp.
Trên thực tế, thuỷ sản nhập vào thị trường Mỹ không quản lý bằng hạn

1


ngạch mà quản lý bằng hai biện pháp chủ yếu: Thuế nhập khẩu thuỷ sản và
kiểm soát chặt chẽ bằng các biện pháp kỹ thuật: vệ sinh an toàn thực phẩm và
môi trường đánh bắt và nuôi trồng. Những năm gần đây, tiêu chuẩn kỹ thuật
thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ ngày càng khắt khe khiến cho ngư dân Việt
Nam nhiều phen điêu đứng. Trong tất cả các quốc gia trên thế giới, thị trường
Mỹ được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhất, không chỉ bởi
người tiêu dùng rất khắt khe, mà còn vì các luật lệ, các quy định kỹ thuật đặt
ra đối với hàng hoá nhập khẩu rất cao. Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định
rằng: "Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế

nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để
đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn".
Trước tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa hàng thủy sản nội địa Mỹ và
hàng nhập khẩu từ Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài "Chính sách bảo hộ
thương mại của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng thủy sản và một số gợi ý cho
Việt Nam" được cho là cần thiết. Đề tài dự định sẽ tập trung phân tích thực
trạng và đánh giá tác động của các chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ
đối với mặt hàng thủy sản để từ đó đưa ra một số gợi ý cho các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam đối phó với các biện pháp bảo hộ nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Dựa trên việc phân tích và đánh giá tác động của các chính sách bảo hộ
thương mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam để đưa một số
gợi ý đối phó với các chính sách này nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang
thị trường Hoa Kỳ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đưa ra lý luận khoa học về Chính sách bảo hộ thương mại.
2


+ Phân tích, đánh giá tác động của Chính sách bảo hộ thương mại của
Hoa Kỳ đối với việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.
+ Trên cơ sở đó, nhận diện cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam
và đưa ra một số gợi ý về giải pháp giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
vượt qua các chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ, nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này.
- Các câu hỏi nghiên cứu:
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến chính sách bảo hộ thương
mại quốc tế là gì?
+ Hoa Kỳ đã áp dụng những chính sách bảo hộ thương mại nào đối với
mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam? Đặc điểm, công cụ và nội dung
của những chính sách này là gì?
+ Việc áp dụng những chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ tác
động như thế nào đến việc xuất khẩu mặt hàng thủy sản của các doanh nghiệp
Việt Nam sang thị trường này?
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần phải làm gì
để có thể vượt qua các chính sách bảo hộ thương mại nhằm duy trì, nâng
cao vị thế và mở rộng thị phần của mình tại thị trường Hoa Kỳ thời gian tới?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Là các chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy
sản nhập khẩu từ Việt Nam và tác động của nó đến việc xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên
3


quan đến Chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy
sản xuất khẩu của Việt Nam để từ đó nêu ra một số gợi ý giúp các doanh
nghiệp Việt Nam vượt qua các chính sách bảo hộ để đẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường Hoa Kỳ.
+ Phạm vi thời gian: phân tích thực trạng về chính sách bảo hộ thương
mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ năm
2001 đến nay.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về các chính sách bảo

hộ trong thương mại Quốc tế và đi sâu phân tích các chính sách bảo hộ
thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
- Luận văn cũng chỉ ra được những cơ hội và thách thức của Thuỷ sản
Việt Nam thời gian qua trong việc khắc phục các chính sách bảo hộ thương
mại để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Và điều quan trọng là trên cơ sở đó
đưa ra một số gợi ý nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam có thể vượt qua được các chính sách bảo hộ thương mại này tại thị
trường Hoa Kỳ.
- Hơn nữa, luận văn còn mang đến điểm mới về tác động của việc tham
gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của
Hoa Kỳ và Việt Nam đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy sản và những động
thái chính sách bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối với mặt hàng này.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương lớn như sau:

4


Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của Chính
sách bảo hộ thương mại
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3. Thực trạng về Chính sách bảo hộ thương mại đối với các mặt
hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 4. Một số gợi ý giúp các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với
Chính sách bảo hộ thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị
trường Mỹ

5



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH
BẢO HỘ THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chính sách bảo hộ thƣơng mại
Trong bối cảnh thương mại quốc tế đang là mối quan tâm lớn đối với các
quốc gia trên thế giới, vấn đề tự do hoá thương mại và các chính sách bảo hộ
trong thương mại quốc tế cũng như biện pháp vượt qua các chính sách bảo hộ
thương mại quốc tế được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và đề
cập. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các biện
pháp ứng phó với các vụ kiện thương mại quốc tế hàng xuất khẩu. Kết quả
nghiên cứu trong lĩnh vực này xảy ra theo hai hướng: ủng hộ việc áp dụng các
chính sách bảo hộ thương mại và phản đối chính sách bảo hộ thương mại trên
bình diện chung (chứ không phải cho một quốc gia). Thứ hai là nghiên cứu
tình hình thực hiện các chính sách bảo hộ thương mại của các nước cụ thể,
chủ yếu tập trung trên phương diện kỹ thuật trong việc điều tra và áp dụng
biện pháp bảo hộ thương mại.
Dưới đây là tóm lược một số nghiên cứu chính ở Việt Nam và trên thế
giới trong một số lượng rất lớn các nghiên cứu về các chính sách bảo hộ
thương mại mà tác giả nhận thấy có liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
của luận văn.
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc
- Aradha Aggarwal (2007), “Antidumping Agreement and Developing
Countries” (Hiệp định chống bán phá giá và các nước đang phát triển) [29]:
nghiên cứu này phân tích nội dung của Hiệp định Chống bán phá giá của
6


WTO và chỉ ra những bất lợi cho các nước đang phát triển trong việc tuân thủ
Hiệp định. Nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng sử dụng chính sách chống bán

phá giá ở các nước đang phát triển, trong đó có phân tích đến nội dung pháp
luật và khả năng thực thi chống bán phá giá của cơ quan Nhà nước.
- Reem Raslan (2009), “Antidumping: A Developing Country
perspective” (Chống bán phá giá: Quan điểm của một nước đang phát triển)
[36]: Nghiên cứu này nhìn nhận yếu tố kinh tế chính trị của pháp luật chống
bán phá giá trên cơ sở đánh giá tổng thể về cả khía cạnh lý thuyết và thực tiễn
áp dụng chính sách chống bán phá giá ở các nước và cho rằng nước đang phát
triển đang bị đối xử không công bằng nếu như các nước tăng cường áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu có đề cập và phân tích về khái niệm rào
cản phi thuế quan cũng như lý thuyết tính toán và đo lường mức độ tác động
của nó như nghiên cứu của Baldwin, Robert E. (1970), “Nontariff Distortions
of International Trade” (Sự biến dạng phi thuế quan trong Thương mại quốc
tế) [30], hay của Philippa Dee (2005), “Quantitative Methods for Assessing
the Effects of Non-Tariff Measures and Trade Facilitation” (Các phương pháp
định lượng để đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan và thúc
đẩy thương mại) [32].
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc
- TS. Trần Văn Nam (2005) với bài nghiên cứu “Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại của Mỹ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam” [25] đã nhận
dạng các loại rào cản kỹ thuật với các sản phẩm thủy sản do Mỹ đang áp
dụng, đã cố gắng tìm hiểu những biểu hiện, tác động của hàng rào kỹ thuật
trong thương mại của Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

7


Việt Nam và những đối tượng khác có liên quan. Các đề xuất từ bài viết cũng
góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giữ vững thị phần và tiếp tục mở
rộng xuất khẩu vào thị trường quan trọng này.

- Nguyễn Thị Bạch Tuyết có bài “Giải pháp vượt rào cản chống bán phá
giá hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp
thủy sản Việt Nam” [18] đăng trên Tạp chí Khoa học Đào tạo đã nêu được
thực trạng vượt rào cản chống bán phá giá hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam; từ đó đề xuất các
nhóm giải pháp từ phía chính phủ và từ phía các doanh nghiệp nhằm nâng cao
hơn nữa sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
- Bài viết “Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu
của Việt Nam” của nhóm tác giả Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Sơn,
Chu Thị Kim Loan (2014) [16], đăng trên Tạp chí Khoa học và Phát triển
2014, tập 2, số 6, trang 869-876, phân tích các rào cản kỹ thuật đối với tôm và
cá da trơn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đánh giá thực trạng xuất khẩu tôm và
cá da trơn Việt Nam vào thị trường này; đề xuất một số giải pháp nhằm vượt
qua rào cản kỹ thuật đẩy mạnh xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường
Mỹ.
- Cuốn sách "Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp
tại Hoa Kỳ" do Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang chủ biên (2010) [20] là cuốn
sách đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu một cách tương đối đầy đủ những quy
định hiện hành cũng như những bài học kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho
các doanh nghiệp và hiệp hội xuất khẩu để kháng kiện trong các vụ điều tra
chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, còn một số sách và công trình nghiên cứu tập trung phân tích,
đánh giá các chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ đối với mặt hàng thủy sản

8


của Việt Nam và các khía cạnh có liên quan tiêu biểu như: TS. Phan Minh
Ngọc, “Những giải pháp giảm nguy cơ chống bán phá giá hàng xuất khẩu của
Việt Nam ở nước ngoài”; TS. Đào Bích Hòa, “Những giải pháp cơ bản chống

bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế”; PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, “Việt Nam với những bài
toán chống bán phá giá trong thời kỳ WTO”; Đào Ngọc Chương, “Hàng rào
kỹ thuật trong thương mại và những tác động”, Tạp chí Thương mại, số 38,
2004, trang 5; Đoàn Tất Thắng, “Những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt
Nam đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá”, Tạp chí Thương mại, số 10,
2005; Vũ Kim Dũng, “Bán phá giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 94, 2005...
Tuy nhiên, nhìn chung những công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên
cứu tới một khía cạnh nào đó của chính sách bảo hộ thương mại như hàng rào
chống bán phá giá hay các rào cản kỹ thuật v.v... chứ chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về các chính sách bảo hộ thương mại
của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về Chính sách bảo hộ thƣơng mại
1.2.1. Chính sách bảo hộ thƣơng mại
1.2.1.1. Khái niệm chính sách bảo hộ thƣơng mại


Chính sách thương mại quốc tế
Chính sách TMQT là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc

và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều tiết và quản
lý các hoạt động TMQT của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm
đạt được những định hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược

9


phát triển KT-XH của quốc gia đó. [28]
Mỗi một quốc gia có chính sách TMQT khác nhau, tuy nhiên chúng đều

vận động theo những quy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ
bản sau: Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch. Hai
xu hướng này không bao giờ được thực hiện một cách triệt để hoàn toàn, mà
thường được kết hợp với nhau trong quá trình xây dựng các chính sách
TMQT của các quốc gia trong đó xu hướng bảo hộ mậu dịch được điều chỉnh
theo hướng giảm dần đồng thời xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng
được các quốc gia tăng cường trong đó các công cụ biện pháp bảo hộ mậu
dịch từng bước được chuyển dần từ những biện pháp truyền thống như thuế
quan, hạn ngạch sang các biện pháp hiện đại hơn như các rào cản về kỹ thuật,
chính sách chống bán phá giá, chính sách đảm bảo cạnh tranh và chống độc
quyền, biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.


Xu hướng bảo hộ mậu dịch
Xu hướng bảo hộ mậu dịch là quá trình chính phủ các nước tiến hành

xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp thích hợp trong chính sách
TMQT nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
- Mục tiêu: Bảo hộ hàng hóa trong nước và nền sản xuất trong nước
trước sự cạnh tranh của các quốc gia khác, đặc biệt là những ngành sản xuất
hàng hóa thay thế nhập khẩu.
- Cơ sở:
+ Xuất phát từ sự khác nhau về khả năng và điều kiện tái sản xuất giữa
các nước nên cần phải áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với sản xuất trong
nước trước áp lực cạnh tranh với các mặt hàng sản xuất nước ngoài nhằm đảm
bảo chủ quyền kinh tế cho quốc gia, tránh sự lệ thuộc với các quốc gia khác
trong quá trình phát triển kinh tế.
+ Xuất phát từ nguyên nhân mặt lịch sự trong quan hệ hợp tác kinh tế nói
10



chung và trong quan hệ giữa các nước nói riêng.
+ Một số lý do cụ thể khác như tạo công ăn việc làm cho lao động trong
nước, tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp non trẻ phát triển...
- Nội dung:
Chính phủ và các bộ ngành thực hiện xây dựng và hoàn thiện hệ thống
các biện pháp công cụ chính sách phù hợp với xu thế biến động của môi
trường kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu, điều kiện phát triển trong nước để
bảo vệ cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh với hàng hóa nước
ngoài.
- Các biện pháp:
Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu vừa đảm bảo cho lợi ích sản
xuất trong nước đồng thời đảm bảo lợi ích cho các quốc gia bạn hàng dựa trên
nguyên tắc có đi có lại cũng như chế độ quan hệ bình thường. Ngoài ra chính
phủ cần xây dựng mục tiêu và lựa chọn các ngành sản xuất để bảo hộ nhằm
nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực trong nước.


Chính sách bảo hộ thương mại
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập dựa trên cơ sở Hiệp

định Marakesh năm 1994, chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995 sau kết
quả của vòng đàm phán Uruguay. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong
việc thành lập và hoạt động của tổ chức này là đảm bảo cho tự do hóa thương
mại được diễn ra một cách thuận lợi. Lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương
mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán trao đổi hàng hóa
quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong thương mại quốc
tế, thường xảy ra những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc áp dụng
chính sách phân biệt đối xử. Để bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước các
hiện tượng này, các quy tắc chung của WTO đưa ra những ngoại lệ cho phép

các quốc gia thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình khi bị
11


tác động bởi chính sách tự do hóa thương mại. Đó chính là các biện pháp bảo
vệ thương mại trong thương mại quốc tế. Các biện pháp này lần đầu tiên được
quy định trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 (GATT
1947).
Biện pháp bảo hộ thương mại là công cụ chính sách thương mại cho
phép các quốc gia chống lại tình trạng hàng hóa nhập khẩu gây ra thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa đó trong nước. Biện pháp bảo vệ
thương mại thực chất là hình thức bảo hộ sản xuất nội địa mà việc sử dụng
chúng không trái với những quy định của WTO. Những biện pháp bảo vệ
thương mại dùng để chỉ những khoản thuế bổ sung hay những quy định nhập
khẩu được áp đặt khi một nước đang phải đối mặt với hiện tượng tăng đột
biến về mặt hàng nhập khẩu hay sự giảm sút bất thường trong giá cả nhập
khẩu làm tổn thương hay đe dọa gây tổn hại đến các ngành sản xuất hàng
nhập khẩu thay thế nội địa.
Như vậy, các chính sách bảo hộ thương mại là những biện pháp mà trong
đó chính phủ áp dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo hộ và
tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng
hóa nhập khẩu, đối phó với hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh hoặc tình
trạng tăng nhanh của hàng hóa nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước (như việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn
thuộc các lĩnh vực như chất lượng vệ sinh, an toàn lao động, môi trường, xuất
xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng
nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch
vụ) trong một quốc gia nào đó. [28]
1.2.1.2. Đặc điểm của chính sách bảo hộ thƣơng mại
Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế: thuế quan, hệ


12


thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ
thuật... để hạn chế hàng hóa nhập khẩu. Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất
nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi
tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu...để họ dễ dàng bành trướng ra thị
trường nước ngoài.


Ưu điểm:
- Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
- Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường

sức mạnh trên thị trường nội địa.
- Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường
nước ngoài.
- Giúp điều tiết cán cân thanh toán của quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn
ngoại tệ thanh toán của mỗi nước.


Nhược điểm: Nếu bảo hộ thị trường nội địa quá chặt chẽ sẽ:
- Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô

lập kinh tế của một nước đi ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là quốc tế
hóa đời sống kinh tế toàn cầu.
- Tạo điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh
doanh nội địa, kết quả là mức bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức
cạnh tranh của các ngành không còn linh hoạt, hoạt động kinh doanh và đầu

tư không mang lại hiệu quả. Đây sẽ là nguy cơ cho sự phá sản trong tương lai
của các ngành sản xuất trong nước nếu quốc gia này phải chịu áp lực cạnh
tranh trên thị trường thế giới và yêu cầu giảm hàng rào thuế quan khi gia nhập
WTO hoặc các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới.
- Người tiêu dùng bị thiệt hại như hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu
dáng, chất lượng hàng hóa kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt....

13


1.2.1.3. Vai trò của chính sách bảo hộ thƣơng mại
Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không
đồng đều giữa các nước, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm
bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất
nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu xa dẫn đến
việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ
cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng.
Việt Nam sử dụng biện pháp quản lí giá cả của các sản phẩm được nhập
khẩu nhằm mục đích:
+ Giữ vững giá trong nước của các sản phẩm nhất định khi giá nhập
khẩu thấp hơn giá được duy trì.
+ Thiết lập giá trong nước của các sản phẩm nhất định vì sự giao động
giá cả trong thị trường nội địa hoặc sự không ổn định giá cả trên thị trường
nước ngoài.
+ Chống lại sự thiệt hại do việc áp dụng các hoạt động không công bằng
của thương mại nước ngoài.
Đứng trước xu hướng tất yếu của tự do hoá thương mại và quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, nếu không có chiến lược bảo hộ đúng đắn thì nhiều
ngành sản xuất trong nước sẽ không thể đứng vững trước sức ép cạnh tranh
gay gắt của hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn và
phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa hội nhập và bảo hộ về mặt thời
gian và “độ trưởng thành” một cách chủ động.
1.2.1.4. Các công cụ của chính sách bảo hộ thƣơng mại
a. Chính sách thuế quan
Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa

14


đi qua khu vực hải quan của một nước. Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng
rào thuế quan.


Nhân tố cấu thành hàng rào thuế quan
Trong các loại thuế do chính phủ Việt Nam ban hành, có 2 loại thuế được

xem như là hàng rào thuế quan. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế
nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế
đánh vào hàng hóa xuất khẩu.


Vai trò của hàng rào thuế quan
- Thuế nhập khẩu có thể được dùng như công cụ bảo hộ mậu dịch:
+ Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các

mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân
thương mại.
+ Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của

mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
+ Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác
đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến
tranh thương mại.
+ Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp
giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện
trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
+ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững
mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Thuế xuất khẩu có thể được dùng để:
Giảm xuất khẩu do nhà nước không khuyến khích xuất khẩu các mặt
hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt

15


×