Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

một số biện pháp nhằm giảm thiểu và khắc phục những hậu quả do SVNLXH gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.12 KB, 27 trang )

Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

MỞ ĐẦU
Hiện nay, ĐDSH giữ một vai trò quan trọng đối với môi trường, kinh tế, xã
hội của một quốc gia và đang rất được chính phủ các nước quan tâm. Cùng với đó,
mất mát ĐDSH đã và đang là mối lo chung của nhân loại và Việt Nam cũng không
ngoại lệ. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất ĐDSH, các loài SVNLXH được xem
là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất. Hiện nay, ở Việt Nam, SVNLXH
đang rất được xã hội quan tâm bởi những tác hại mà chúng gây ra cho nền kinh tế, xã
hội, môi trường và sức khỏe con người. Trong phạm vi nhỏ của đề tài, em xin trình
bày những hiểu biết của mình về tình hình SVNLXH ở Việt Nam.
MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
_ Chỉ ra những tác hại chung của SVNLXH, giúp mọi người nhận thức rõ
ràng hơn về mức độ nguy hiểm của SVNLXH.
_ Tìm hiểu tình hình SVNLXH ở Việt Nam và những tác động của chúng.
_ Đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu và khắc phục những hậu quả do
SVNLXH gây ra.

SVTH: Đặng Quang Trường

1

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Chương I: TỔNG QUAN VỀ SVNL
1.1 Một số định nghĩa:
Theo Công ước ĐDSH thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất 1992 tại
Rio De Janeiro thì SVNL được định nghĩa:
+ SVNL( Alien species) là một loài, phân loài hay taxon phân loại thấp hơn,
kể cả một bộ phận cơ thể bất kì( giao tử, trứng, chồi, mầm) có khả năng xuất hiện,
sống sót và sinh sản bên ngoài vùng phân bố tự nhiên( trước đây hay hiện nay) và
phạm vi phát tán tự nhiên của chúng.
+ SVNLXH( Invasive Alien Species) là một loài sinh vật lạ đã thích nghi,
phát triển, tăng nhanh số lượng cá thể trong hệ sinh thái hay nơi sống mới và là
nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cấu trúc quần xã, đe dọa đến ĐDSH bản địa.
Theo Bộ luật ĐDSH đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc hội
khóa XII và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2009. Theo đó tại khoản 19, điều 3,
chương 1 định nghĩa:
+ SVNLXH là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hay gây hại đối với các
loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát
triển. SVNLXH có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức
ăn( động vật); ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa
( thực vật) do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc, cạnh tranh tiêu diệt dần
loài bản địa, làm suy thoái hay thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa.
1.2 Quá trình hình thành một loài SVNLXH:
_ Do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số lượng lớn các loài động- thực vật đã
được chuyển tới sống ngoài khu phân bố tự nhiên lâu đời của chúng trước đây. Ở
môi trường sống mới, trong nhiều trường hợp, do điều kiện sống không phù hợp hay
bị cạnh tranh mạnh của loài bản địa, các loài sinh vật mới đến không tồn tại hay phát
triển được.
_ Tuy nhiên, nhiều khi do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở
nơi cũ, lại gặp nhiều điều kiện sống thuận lợi( khí hậu, đất đai…) các loài mới này có
điều kiện sinh sôi rất nhanh và đến một lúc nào đó, chúng phá vỡ cân bằng sinh thái
của môi trường sống mới và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc đó, các loài

này mới trở thành loài xâm hại.
_ Sự phát triển quá mức và khó kiểm soát của chúng gây nên những hậu quả
xấu đối với môi trường và ĐDSH bản địa như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các
loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hoại
mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng đến sức
khỏe con người. Lúc này, các loài nêu trên được gọi là SVNLXH.
1.3 Đặc điểm:
_ Sinh sản rất nhanh( bằng cả vô tính và hữu tính).
_ Biên độ sinh thái rộng, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường.
_ Khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú lớn.
_ Khả năng phát tán nhanh.

SVTH: Đặng Quang Trường

2

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

1.4 Cơ chế gây hại- đời sống:
_ Một số loài động vật xâm hại môi trường là những loài thủy sản, vật nuôi của
con người. Tuy nhiên ngoài khả năng cạnh tranh mạnh mẽ về thức ăn,nước uống…
các loài này còn có bản năng sinh tồn quyết liệt, có khả năng ngụy trang, phòng vệ
tấn công cao đối với sinh vật khác, làm chúng không thể phát triển, sinh tồn theo quy
luật tự nhiên.
_ Đồng thời, môi trường sống hay hệ sinh thái quần thể động- thực vật bị thay

đổi về nguồn thức ăn, phá vỡ nhiều mắt xích cơ bản trong chuỗi thức ăn, làm phá
hủy cân bằng tự nhiên của lưới thức ăn. Từ đó, những sinh vật đóng vai trò nguồn
thức ăn cơ bản trong chuỗi và lưới thức ăn bị tiêu diệt dần, kéo theo sự tiêu diệt của
các sinh vật bậc cao hơn.
_ Hơn nữa, những động vật xâm hại môi trường có vòng đời ngắn, thời gian
trưởng thành nhanh, sinh sản hàng loạt, thích nghi cao.
_ Một số loài có độc có thể tấn công con người dẫn đến tử vong hay gây ngộ
độc thực phẩm. Có thể gây bệnh dịch với quy mô lớn ở cả vật nuôi, cây trồng và con
người.
_ Sự xuất hiện của động vật xâm hại môi trường làm giảm đáng kể ĐDSH trong
môi trường chúng sống. Chúng còn được gọi là SVNLXH vì trong một hệ sinh thái
bền vững với những sinh vật trong đó, nếu có sự xâm nhập từ bên ngoài của
SVNLXH thì hệ sinh thái đó có thể bị hủy diệt.
1.5 Tác hại chung:
_ Khi đã thích nghi với môi trường sống mới, SVNL có thể gây nhiều tác động
khác nhau đến môi trường và ĐDSH tại nơi ở mới, nhưng về cơ bản có thể phân
thành:
+ Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn nơi sống…( động vật)
+ Ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa do
khả năng phát triển nhanh với mật độ dày đặc( thực vật).
+ Lai giống với các loài bản địa, từ đó làm suy giảm nguồn gen.
+ Cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hay thay đổi tiến tới
tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa.
+ Truyền bệnh và kí sinh trùng.
_ Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất về các
giá trị ĐDSH( mất các loài, các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa) mà còn gây tổn
thất không nhỏ về kinh tế, nhiều khi rất tốn kém và mất thời gian.
_ Nhiều loài ngoại lai xâm hại không thể hiện tác hại của chúng ngay khi được
du nhập vào môi trường mới mà thường trải qua một giai đoạn “ tích lũy”. Giai đoạn
này dài hay ngắn tùy thuộc vào từng loài cũng như vào đặc điểm môi trường mà

chúng được du nhập.
_Tuy nhiên, có nhận xét chung là các hệ sinh thái đã bị tác động và biến đổi
thường dễ bị ảnh hưởng hơn các hệ sinh thái nguyên sinh, chưa bị tác động.
_ Cũng cần chú ý là nhiều loài ngoại lai xâm hại không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đối với môi trường và ĐDSH, ảnh hưởng gián tiếp của chúng rất phức tạp và gây
những tổn thất đáng kể cho công tác bảo tồn hay đời sống cộng đồng.

SVTH: Đặng Quang Trường

3

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Chương II: SỰ XÂM NHẬP CỦA CÁC LOÀI SVNL
2.1 Vị trí xâm nhập:
Sự xâm nhập của các sinh vật lạ thường bắt nguồn từ những vùng dễ nhạy cảm,
những hệ sinh thái kém bền vững như: vùng cửa sông, bãi bồi, các vực nước nội địa,
vùng đảo nhỏ, các hệ sinh thái nông nghiệp độc canh, vùng núi cao với các hệ sinh
thái bản địa thuần loại( thực vật).
2.2 Phương thức xâm nhập:
_ Do tự nhiên: do những đặc tính sinh học như: khả năng phát tán mạnh, hạt
giống, giao tử… có sức nảy chồi tốt các loài SVNL có thể xâm nhập theo các yếu tố
tự nhiên như: dòng nước, gió bão hay các loài sinh vật di chuyển, di cư. Các yếu tố
này đã đem các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác rồi các loài đó thích nghi được
với điều kiện sống mới và trở thành SVNL hay SVNLXH đối với các loài bản địa.

+ Gió: theo chiều gió các hạt giống, bào tử… di chuyển nhanh và xâm nhập
dần.
+ Dòng chảy của nước: hạt giống, bào tử, đoạn thân… theo dòng chảy của
nước biển di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác hay theo dòng chảy của sông,
suối để phát tán.
_ Do con người:
+ Không chủ định: có nhiều loài được con người vận chuyển một cách
không chủ định, thường xảy ra nhất là các hạt cỏ lẫn với các hạt ngũ cốc được đem
bán và được gieo trên những vùng đất mới, hay chuột, các loài côn trùng lẫn trong
hàng hóa khi vận chuyển trên máy bay, tàu thủy. Các vectơ truyền bệnh, các động
vật kí sinh được chuyển cùng với các vật chủ của chúng. Một con đường khác phát
tán SVNL là từ nước dằn tàu ở các tàu thuyền quốc tế.
+ Có chủ định: với mục đích phát triển kinh tế, người ta đã đưa vào Việt
Nam nhiều loài cây trồng như: cà phê, cao su, cọ dầu, nhiều loài thông, cây họ cau,
cây bóng mát… nhiều loài cây này đã và đang được con người sử dụng, tuyển chọn
để trồng trọt hay làm cảnh, rất nhiều loài trong số đó đã thích nghi, phát triển trong
môi trường mới và thâm nhập vào các quần xã bản địa.
2.3 Yếu tố tác động:
_ Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của SVNLXH là sự thay đổi và
xáo trộn cấu trúc quần xã trên phạm vi toàn cầu, sự biến đổi tập tính của loài và các
yếu tố vật lí, hóa học trong các hệ sinh thái.
_ Do không bị cạnh tranh nguồn thức ăn và không có kẻ thù nên các loài SVNL
đã phát triển rất nhanh về số lượng và thiết lập- chiếm giữ một diện tích lớn, lấn át
các loài bản địa.
2.4 Nguyên nhân phát triển:
_ Nơi cư trú mới chưa có các loài thiên địch của chúng như các động vật ăn thịt,
các loài côn trùng và các loài động vật kí sinh, vật gây bệnh.
_ Bản thân vùng sống của chúng được mở rộng trong lục địa do chúng thích
nghi tốt với môi trường bị thay đổi.
_ Đó còn bởi vì các loài này có quan hệ gần gũi với các loài bản địa.

_ Chúng thường bắt đầu xâm nhập vào những vùng nhạy cảm, những hệ sinh
thái kém bền vững.
_ Khi xâm nhập, chúng có thể phát triển đến một số lượng cực lớn và phát tán
trên một diện tích rộng.
SVTH: Đặng Quang Trường

4

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Chương III: NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SVNLXH
3.1 Tiêu cực:
3.1.1 Tác động đến môi trường và hệ sinh thái:
_ Các loài sinh vật lạ xâm lấn có thể chuyển đổi cấu trúc và kết cấu loài của
hệ sinh thái bằng việc ngăn chặn hay loại trừ các loài bản địa, hay trực tiếp cạnh
tranh với chúng, hay gián tiếp làm thay đổi chu trình dinh dưỡng của hệ thống. Sinh
vật lạ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, như khi côn trùng xâm lấn đe dọa đến
loài côn trùng bản địa, chúng cũng có thể ảnh hưởng từng đợt lên chim ăn côn trùng
và thực vật dựa vào côn trùng để thụ phấn và phát tán phấn hoa.
_ Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài SVNLXH làm tuyệt chủng 39% số
loài xuất hiện trên bề mặt Trái đất từ năm 1600, phá hủy 36% các hệ sinh thái.
_ Trên thế giới, một tỉ lệ lớn các loài động vật có vú, chim, bò sát, lưỡng cư
bị đe dọa do sự xâm lấn của các loài SVNL.
_ Trên đất liền, có 20% loài động vật có vú, 5% loài chim, 15% loài bò sát,
33% loài lưỡng cư là những loài đang gặp nguy hiểm. Tính trung bình có khoảng

12% động vật trên cạn bị đe dọa bởi SVNLXH.
3.1.2 Tác động lên nền kinh tế:
_ SVNLXH có nhiều tác động tiêu cực lên lợi ích của con người.
_ Các loài cỏ dại làm giảm mùa màng, tăng chi phí kiểm soát và suy giảm
khả năng cung cấp nước do hệ sinh thái, hệ nước sạch và nguồn dẫn nước trong khu
vực bị suy giảm.
_ Khách du lịch cũng đã đưa các thực vật lạ vào công viên quốc gia, tại đây
chúng làm suy thoái hệ sinh thái bảo vệ và tăng chi phí quản lí.
_ Các loài gây bệnh và loài gây hại đối với mùa màng, các vật nuôi và cây
trồng sẽ phá hủy hoàn toàn các loài thực vật, làm giảm thu hoạch và tăng chi phí
kiểm soát sâu hại.
_ Việc thải đá balat xuống nước( đối với tàu thuyền) dẫn đến có hại với các
thủy sinh vật, bao gồm gây bệnh, vi khuẩn, virus, đến cả hệ sinh thái nước sạch và
thủy sinh, vì vậy làm giảm nghề cá có tầm quan trọng trong thương mại.
_ Vì sự lan rộng của các sinh vật gây bệnh tiếp tục giết hay gây bệnh cho
hàng triệu người mỗi năm, với nhiều ảnh hưởng kinh tế- xã hội.
_ Chương trình sinh vật xâm lấn toàn cầu (GISP) đã không thể ước tính chi
phí kinh tế mất mát do sinh vật xâm lấn toàn cầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu ở Mĩ
cho thấy đã chi 137 tỉ dolla hàng năm để diệt các loài xâm lấn.
_ Chưa thể xác định chắc chắn tổng chi phí kinh tế do các SVNLXH gây ra,
tuy nhiên ước tính tác động kinh tế lên các khu vực riêng biệt đã chỉ ra nhiều vấn đề
nguy hiểm.

SVTH: Đặng Quang Trường

5

1/12/2016



Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

3.1.3 Tác động đến sức khỏe con người:
_ Các loài xâm lấn kết hợp sự thay đổi lượng mưa hàng năm, nhiệt độ, mật
độ dân số, sự biến đổi dân số và sử dụng thuốc trừ sâu, tất cả góp phần tạo nên một
thách thức lớn của loài xâm lấn, mối đe dọa đến sức khỏe con người.
_ Sự phát quang rừng ở vùng nhiệt đới để mở rộng đất nông nghiệp đã làm
tăng khả năng truyền của virus sốt xuất huyết mà bước đầu lan truyền sang các động
vật hoang dã. Sự gia tăng bước đầu này là do tăng các vùng sinh sản của các vectơ
truyền bệnh là muỗi thông qua việc tăng cột nước mở rộng tưới tiêu. Vấn đề này tăng
lên do tồn dư thuốc trừ sâu trong muỗi vì sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
cao và sự qua lại từ nông thôn đến đô thị của con người.
_Các tác nhân của bệnh lây nhiễm thông thường và điển hình là các loài
SVNL. Những loại tác nhân lây nhiễm xa lạ mà con người đưa vào từ việc thuần hóa
các động vật hay tình cờ nhập khẩu bởi khách du lịch có thể tác động phá hủy đến
loài người. Sâu gây hại và các mầm bệnh cũng có thể làm suy giảm việc tạo ra vật
nuôi và lương thực dẫn đến nạn đói.
_ Những ảnh hưởng lên sức khỏe gián tiếp kết hợp cùng với SVNL, bao
gồm việc sử dụng thuốc trừ sâu phân bổ một cách rộng rãi để phòng sâu hại xâm lấn
và cỏ dại. Từ các nhân tố kiểm soát tự nhiên, các sinh vật này thường hướng tới mức
độ bùng nổ từng đợt liên tục để tiếp tục lan rộng ra và phải sử dụng thuốc trừ sâu
thường xuyên. Điều đó càng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
3.2 Tích cực:
_ Môi trường- sinh thái: hấp thụ kim loại nặng, là loài thiên địch của một số
sinh vật.
VD: + Cá chim trắng có khả năng cải tạo môi trường bằng phương pháp sinh
học, đặc biệt đối với những vùng nước thải, ao trong hệ VAC.
+ Bèo tây có thể làm sạch nguồn nước, phân giải chất độc: 1ha mặt

nước thả bèo tây trong 24 giờ hút được: 34kg Na, 22kg Ca, 17kg P, 4kg Mn, 1kg
phenol, 89g Hg, 104g Al, 297g Ni, 321g Stronti… thí nghiệm thả bèo tây trong một
chậu nước chứa 10mg Zn/lit, trong 38 ngày lượng Zn tích lũy trong cơ thể nó cao
hơn thực vật thông thường 133%. Ngoài ra bèo tây còn có khả năng phân giải phenol
và cyanua.
_ Giá trị kinh tế: là nguyên liệu làm đồ thủ công( bèo tây), giá thể trồng nấm
(mai dương), đem lại giá trị kinh tế( tôm he, cá chim trắng)…
_ Giá trị dinh dưỡng: cá chim trắng, tôm he, bèo tây…
_ Giá trị giải trí: cá heo, hải cẩu, hà mã…

SVTH: Đặng Quang Trường

6

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Chương IV: SVNL Ở VIỆT NAM
Nhiều quốc gia đã chi nhiều triệu dolla Mĩ vào việc ngăn chặn và tiêu diệt
những loài lạ xâm nhập gây nguy cơ dịch bệnh, phá hoại sản xuất nông nghiệp, phá
vỡ cơ cấu đất canh tác… ở nước ta, sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những
loài mới còn ở mức độ chưa lớn nhưng tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng
cho sản xuất nông nghiệp: mai dương, bèo tây, ốc bươu vàng, bọ cánh cứng hại lá
dừa…
4.1 Tình hình SVNLXH ở Việt Nam:
_ Tới đầu thế kỉ XX, do thiếu thông tin, Việt Nam chưa chú ý đến các loài

ngoại lai xâm hại cũng như chưa biết đến tác hại của chúng.
_ Vào những năm đầu thập kỉ 30 của thế kỉ XX, nhiều nơi mới chú ý đến một
loài cỏ dại phát triển rất mạnh ở miền Trung Việt Nam. Đó là cỏ Lào (Eupatorium
odoralum) một loài cây thân cỏ, họ cúc( Asteraceae) gốc Trung Mĩ, có tên cỏ lào vì
nhầm tưởng loài này nhập từ Lào.
_ Loài ngoại lai xâm hại thứ hai được biết đến ở Việt Nam là bèo Nhật Bản
(Eichhornia crassipes) gốc Brasil, nhập vào Việt Nam đầu tiên năm 1902 qua đường
Nhật Bản để làm cảnh, sau đã lan tràn khắp cả nước như một loài hoang dại. 20 năm
gần đây, nhiều loài ngoại lai như ốc bươu vàng, mai dương, chuột hải ly, bèo Nhật
Bản, rùa tai đỏ đã gây sự chú ý của đông đảo dư luận quần chúng, các nhà khoa học,
nhà quản lí.
_ Hiện nay chúng vẫn tồn tại phát triển song song với loài bản địa mặc dù đã có
nhiều biện pháp khống chế, tiêu diệt nhưng để diệt tận gốc vẫn là một vấn đề nan
giải.
4.2 Các loài SVNL:
4.2.1 Các loài thực vật lạ:
_ Qua thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 92 loài thực vật có nguồn gốc ngoại
lai thuộc 31 họ khác nhau. Trong đó có những họ lớn có nhiều loài như họ thầu dầu
(4 loài), họ đậu( 6 loài), họ cúc( 7 loài), họ cói( 8 loài), họ hòa thảo( 13 loài) và cây
lá kim( 12 loài).
_ Các loài thực vật ngoại lai hiện chiếm 0.77% so với tổng số loài thực vật
(12.000 loài) tìm thấy ở Việt Nam. Trong đó có 12 loài được coi là có nguy cơ xâm
hại gây ảnh hưởng đến môi trường và ĐDSH.( Bảng 1)

SVTH: Đặng Quang Trường

7

1/12/2016



Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Bảng 1: Danh mục các loài thực vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam
TT

Tên loài

Tên khoa học

1

Dền gai

Amaranthus spinosus L

Tên họ
Amaran

Nguồn gốc
Châu Mỹ

huaceae
2

Cỏ cứt lợn

Ageratum conyzoiotes L


Asteraceae

Châu Mỹ

(cỏ hôi)
3

Cỏ gấu

Cyperus rotandus

Cyperaceae

Ấn Độ

4

Cỏ lào
Mai Dương

Chromolaena odorata

Asteraceae

Châu Mỹ

Minosa pigra L

Mimosaceae


Trung Mỹ

5

Trinh nữ gai
6

Bạch đàn nâu

Eucaliptus urophylla

7

Cỏ lông tây

8

Cỏ lồng vực

Brachiaria mutica
Echinochloa crusglli (L)

Myrtaceae
Poaceae

Châu Mỹ

Poaceae


Châu Âu

Imperatas cylindrica

Poaceae

Indonesia

Eichhornia crassipes

Pontederiaceae

Nam Mỹ

Pistia stratioles L

Aracaceae

Nam Mỹ

Lantana camara L

Verbenacac

Nam Mỹ

Pers
9

Cỏ tranh


10 Bèo Nhật Bản
11
12

Bèo cái
Hoa ngũ sắc
(bông ổi)

4.2.2 Các loài động vật thủy sinh lạ:
_ Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay, số lượng động vật thủy sinh
lạ đang sống ở Việt Nam có 41 loài( Lê Khiết Bình, 2005). Các loài này khi nhập
vào đều có mục đích xác định. Một số loài đã thích nghi, phát triển, đã tự sinh sản ở
các thủy vực tự nhiên. Số còn lại không thể sinh sản trong ao hồ nhỏ mà phải cho
sinh sản nhân tạo, ươm nuôi con giống…
_ Dựa trên tiêu chí và nguyên tắc sắp xếp của Wittenberg và cộng tác viên,
Shine và cộng tác viên, Lê Khiết Bình( 2005) đã nghiên cứu đánh giá và sắp xếp 41
loài động vật thủy sinh lạ ở Việt Nam vào các danh mục( xem phụ lục 1):
+ Số lượng loài thuộc danh mục trắng: 9 loài, 22% tổng số loài.
+ Số lượng loài thuộc danh mục xám: 18 loài, 44% tổng số loài.
+ Số lượng loài thuộc danh mục đen: 14 loài, 34% tổng số loài.
SVTH: Đặng Quang Trường

8

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam


GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

_ Có 5 loài trong 41 loài đã từng có ở Việt Nam nhưng đã bị loại bỏ hay tiêu
diệt là: ếch bò Cuba, chuột hải ly, cá tiểu bạc, hay chưa rõ tung tích như cá vược Mĩ
miệng bé, cá học.
4.3 Các tác động của SVNLXH ở Việt Nam:
4.3.1 Tổn thất trong nông nghiệp:
_ Ốc bươu vàng( Pomacea canaliculata): đã gây thiệt hại đáng kể cho sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh
Nam Trung Bộ.
+ Diện tích nhiễm tăng rất nhanh:
. Tháng 4/1995 là 15.305ha trong đó có 8.602ha lúa, 590ha rau
muống, 6.356ha ao hồ và hàng trăm km sông ngòi, kênh mương trên toàn quốc.
. Năm 1998 có 57 trên 64 tỉnh thành và 309 trên 534 huyện trong cả
nước bị nhiễm với 109.000ha lúa; 3,5 nghìn ha rau muống; 15 km 2 ao hồ; 4km2 kênh
rạch.
+ Chi phí cho việc diệt trừ lên đến hàng chục tỉ đồng trích từ ngân sách
nhà nước và các địa phương. Riêng số tiền hỗ trợ khẩn cấp của FAO là 250 nghìn
USD.
_ Bọ cánh cứng hại lá dừa( Brontispa longissima):
+ Bùng phát năm 2000- 2003 ở đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung
Bộ. Gây thiệt hại đến 35 triệu USD đối với ngành công nghiệp dừa của Việt Nam
(Wilco, 2005).
+ Theo báo cáo của chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố, cuối
tháng 6/2002 đã có 5.665.340 cây dừa và 12.857 cây cau cảnh họ dừa và thiên tuế bị
nhiễm.
4.3.2 Tổn thất trong thủy sản:
Theo Phạm Anh Tuấn(2003) SVNLXH ở Việt Nam đã gây ra một số tác
động:
+ Mất đi những đặc tính tốt: cá rô phi đen( Oreochrmis mossambicus) khi

du nhập vào nước ta thích nghi nhanh, sinh sản sớm( 3- 4 tháng tuổi) đẻ nhiều lứa
trong năm nhưng trọng lượng cơ thể lại quá thấp.
+ Mang theo nguồn bệnh: Bùi Quang Tề( 2001) đã phát hiện 3 loài sán lá
đơn chủ của cá rô phi vằn nuôi ở 2 miền Nam và Bắc là Cichlidogyrus sclerosus,
C. tilapiae và Gyrodactylus niloticus là những loài kí sinh chuyên tính( đặc hữu) của
cá rô phi vằn và chưa có ở Việt Nam tại thời điểm trước khi du nhập nó vào Việt
Nam.
+ Sự lai tạp với các loài bản địa: du nhập cá trê phi( C. gariepinus) tạo cá
trê lai có tốc độ sinh trưởng nhanh, nâng cao năng suất. Nhưng do con lai thất thoát
ra ngoài tự nhiên và lai tạp với loài cá trê bản địa, gây khó khăn cho việc bảo tồn quỹ
gen cá bản địa.

SVTH: Đặng Quang Trường

9

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

4.3.3 Tác động đến môi trường và hệ sinh thái:
_ Làm xáo trộn, biến đổi nơi ở của các loài bản địa: cây mai dương xâm lấn
nhanh chiếm lĩnh vùng đồng cỏ ở Tràm Chim là nơi ở của sếu đầu đỏ và ô tác.
_ Phá hủy chuỗi và lưới thức ăn theo 3 cách:
+ Loài nhập nội làm mồi cho loài bản địa.
+ Loài nhập nội cạnh tranh loài bản địa cùng phổ thức ăn.
+ Loài bản địa làm mồi cho loài nhập nội.

_ Thay đổi nơi phân bổ của loài bản địa.
_ Du nhập kí sinh trùng, mầm bệnh.
_ Sự thoái hóa di truyền qua lai tạp.
4.3.4 Tác động đến đời sống xã hội:
Đến nay, gần như chưa có nghiên cứu nào cụ thể về tổn thất do SVNLXH
lên đời sống xã hội Việt Nam. Nhưng những tác động xấu đối với đời sống xã hội thể
hiện qua những vấn đề:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân vùng bị tác
động.
+ Nhà nước phải đầu tư kinh phí cho việc diệt trừ, ngăn chặn, kiểm soát.
+ Tốn công lao động của người tham gia diệt trừ.
+ Nhà nước phải tăng đầu tư ngân sách cho việc tập huấn phòng trừ, hay
kĩ thuật mới để chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
+ Nhà nước phải tăng chi phí cho các chương trình điều tra giám sát.
+ Gây tâm lí hoang mang, bất ổn đối với nông dân khi tiếp nhận 1 giống
cây trồng, vật nuôi mới.

SVTH: Đặng Quang Trường

10

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Chương V: MỘT SỐ LOÀI SVNLXH Ở VIỆT NAM
5.1 Cây mai dương( Mimosa pigra):

5.1.1 Đặc tính chung:
_ Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mĩ. Là loài cây bụi, mọc dày đặc và
rất nhiều gai cứng. Là loài cỏ dại nguy hiểm nhất đối với vùng đất ngập nước vùng
nhiệt đới.
_ Thuộc họ cây bụi, đa niên, mọc nơi trống, đất ẩm ướt vùng nhiệt đới.
_ Thân có thể cao 6m, phân thành nhiều nhánh, thân và nhánh có nhiều gai
(dài 6mm). Lá có dạng lá kép lông chim 2 lần, mỗi lá chét có 20- 42 cặp lá chét con,
co lại khi bị tác động nhưng chậm hơn các loài mắc cỡ khác.
_ Từ lúc nẩy mầm đến khi ra hoa khoảng 6- 8 tháng, hoa có màu vàng hay
hồng, mỗi chùm có khoảng 100 hoa, được thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng hay nhờ
gió.

Hình 5.1: Hoa mai dương
_ Trái có màu nâu, dài 3- 8cm, thân trái có nhiều lông và có từ 14- 26 đốt.
Mỗi đốt có 1 hạt, khi chín có màu nâu hoặc xanh oliu và dài 4- 6mm. Mỗi cây có thể
sản sinh được đến 9.000 hạt. Từ khi cây ra hoa đến lúc trái chín kéo dài khoảng 5
tuần, đốt trái rất nhẹ, có lông nên rất dễ phát tán, hạt có sức nẩy mầm rất tốt và vẫn
có khả năng nẩy mầm sau 23 năm.
_ Ở vùng ngập nước, mai dương sinh sản quanh năm.

SVTH: Đặng Quang Trường

11

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan


Hình 5.2: Trái mai dương
5.1.2 Sự xâm hại và phát triển:
_ Xuất hiện ở Việt Nam giữa thế kỉ XX. Đầu thập kỉ 80, xuất hiện lác đác
dọc sông một số tỉnh miền Tây Nam bộ, ven bờ hồ Trị An( Đồng Nai) và hồ Đồng
Mô( Hà Tây). Đầu những năm 90, mai dương bắt đầu bùng phát mạnh và gây hại ở
nhiều nơi.
_ Ở vườn quốc gia Tràm Chim( Đồng Tháp), cây mai dương bắt đầu xuất
hiện vào năm 1984- 1985, đến năm 1999, diện tích bị nhiễm chiếm 150ha. Năm
2000, diện tích bị xâm nhiễm lên đến 490ha( theo bản đồ phân bố của Bộ môn thực
vật- sinh môi, thuộc trường ĐH Khoa học- Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh) và
hiện nay đã lên đến con số 1000ha.

Hình 5.3: Mai dương xâm lấn mạnh vườn quốc gia Tràm Chim
_ Kể từ thời điểm xuất hiện, nó đã có mặt ở khắp nơi trên cả nước, đặc biệt
xâm lấn mạnh vào Tràm Chim, khu bảo tồn nổi tiếng cả nước. Chúng mọc thành
từng đám rộng và rậm rạp, lấn át dần các bãi cỏ năn( Eleocharis spp) là nguồn thức
ăn quan trọng của sếu đầu đỏ( Grus antigone sharpii), một loài chim quý hiếm đã
được đưa vào sách đỏ thế giới.
_ Cây mai dương được xem là mối đe dọa chính của sếu đầu đỏ ở Tràm
Chim. Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp Autralia: Nếu không tiến hành diệt trừ một
SVTH: Đặng Quang Trường

12

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam


GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

cách có hiệu quả, trong một vài năm tới, nó sẽ bao phủ toàn bộ vườn quốc gia Tràm
Chim.
_ Hiện nay mai dương cũng đang xâm lấn mạnh vùng trung và hạ lưu sông
Đồng Nai. Ở Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng có một cánh đồng rộng 100ha bị xâm
lấn mạnh.
_ Tại vườn quốc gia Cát Tiên, nó đã xâm nhập vào vườn và bao phủ 100ha
của Bàu Chim. Từ đây, nó lan sang Bàu Cá và nhiều khả năng lan sang Bàu Sấu, là
một điểm du lịch của vườn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Mỗi năm
vườn đã chi 50- 100 triệu đồng cho công tác phòng trừ nhưng vẫn không đạt được
hiệu quả cao.

5.1.3 Tác hại:
_ Tác hại chính của mai dương là làm thay đổi thảm thực vật, gây tác hại
đến hệ động vật ở những vùng nó xâm lấn.
_ Có rất ít loài thực vật khác có thể mọc bên dưới tán mai dương và hầu như
không có loài động vật nào ăn được nó.
_ Các bụi mai dương dày đặc làm cản trở việc đi lại của con người, động vật
mà đặc biệt là gia súc, nó còn phủ kín các hồ nước cạn, tuy không sinh sản vô tính
nhưng lại nẩy tược rất mạnh từ gốc đã chặt ngang thân.
_ Nơi nó phát triển thì mật độ chim, bò sát, thực vật thân thảo… giảm đi rất
nhiều so với thảm thực vật bản địa.
_ Mai dương còn cạnh tranh rất mạnh với những đồng cỏ, ảnh hưởng lớn đối
với chăn nuôi và dòng chảy của sông.
_ Đặc biệt, lá cây mai dương có chứa độc tố mimosine( là một loại acid
amin), với hàm lượng 0.2% so với trọng lượng khô của lá, có thể gây nguy hiểm cho
động vật bản địa.
5.1.4 Lợi ích:
Ngoài những tác hại rõ ràng vừa nêu, cây mai dương cũng mang lại những

lợi ích nhất định như:
_ Thân mai dương đã qua xử lí được dùng làm giá thể để trồng các loại
nấm như linh chi, bào ngư…
_ Lá và đọt non có thể dùng làm thức ăn cho dê.
5.1.5 Biện pháp phòng trừ:
_ Đối với mai dương, rất khó khăn và tốn kém để diệt trừ vì chúng mọc rất
khỏe, không kén đất, sinh sản và phát triển rất mạnh sau khi bị cháy, nảy chồi mạnh
trên các gốc đã bị chặt.
_ Hiện nay, người ta áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng và diệt trừ
mai dương:
+ Phương pháp vật lí- cơ học: nhổ bằng tay hoặc dùng các công cụ thô sơ
hay máy móc.
+ Phương pháp sinh thái:
. Dùng lửa: biện pháp này có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt cây con
và làm giảm một lượng hạt đáng kể.
SVTH: Đặng Quang Trường

13

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

. Dùng đồng cỏ cạnh tranh: cây non rất dễ bị lấn át bởi các loài cỏ.
Các loài cỏ cạnh tranh hiệu quả là Calopo( Calopogonium mucunoides), Koronivia
(Brachiaria humidicola), Hymenachne và Oryza australiensis. Một số cây họ đậu
cũng có khả năng cạnh tranh tốt với mai dương.

+ Phương pháp sinh học: biện pháp này sử dụng các loài thiên địch đối
với mai dương để tiêu diệt và kiểm soát mai dương như một số loài côn trùng, động
vật chân đốt…( phần này sẽ được giới thiệu rõ hơn ở mục 2, chương VI).
+ Phương pháp hóa học: dùng các hóa chất diệt cỏ rải vào đất, phun vào
cây đã lột vỏ hay phun trên lá cây.
+ Phương pháp phòng trừ tổng hợp: kết hợp tất cả các phương pháp trên,
biện pháp này đạt hiệu quả tốt nhất nhưng chi phí để thực hiện lại rất tốn kém nên
không thể áp dụng rộng rãi.
5.2 Ốc bươu vàng( Pomacea sp.):
5.2.1 Đặc tính chung:
_ Có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ
_ Ốc trưởng thành cỡ lớn, mập tròn. Đầu có hai đôi xúc tu ( 1 đôi dài, 1đôi
ngắn), chân rộng hình đĩa, mặt lưng của chân có vỏ.

Hình 5.4: Ốc bươu vàng
_ Ốc bươu vàng là sinh vật đơn tính, tuy nhiên có thể xảy ra sự thay đổi giới
tính mà không cần qua giai đoạn ngủ nghỉ( theo Keawjam, 1987).
_ Thụ tinh trong, con cái có khả năng giữ tinh trùng trong vài tháng nên vẫn
có khả năng đẻ trứng hữu thụ trong thời gian này mà không cần giao phối.
_ Ốc thường đẻ vào lúc chiều tối, đẻ trên giá thể cao trên mặt nước, trứng
bám thành chùm, màu hồng.

SVTH: Đặng Quang Trường

14

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam


GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Hình 5.5: Trứng của ốc bươu vàng
_ Mỗi lần ốc có thể đẻ từ 120- 500 trứng, bắt đầu nở sau 12- 15 ngày và nở
hết sau 2-7 ngày từ lúc bắt đầu nở. Tỉ lệ nở khoảng 70%, tỉ lệ sống sót của con non
sau 10 ngày tuổi là 80%, và có thể sống từ 2- 3 năm.
_ Trong quần đàn, tỉ lệ ốc đực: ốc cái là 1: 4.
_ Là đối tượng hại lúa mà đặc biệt là mạ dưới 3 tuần có thể bị ăn hết 100%.
5.2.2 Sự xâm nhập và tác hại:
_ Được đưa vào Việt Nam bằng nhiều đường không chính thức, thông qua
kiểm dịch từ Mĩ, Pháp, Ấn Độ… lúc đầu, ốc được nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, sau
bắt đầu được nuôi với quy mô lớn ở Kiên Giang và Củ Chi.
_ Khi phát triển với mật độ cao, nó ăn và tàn phá rất mạnh các ruộng lúa non
giai đoạn từ mới cấy đến lúc đẻ nhánh.

Hình 5.6: Ốc bươu vàng đang hại lúa
_ Ốc ăn rất khỏe, và ăn liên tục ngày đêm nên nên rất khó để khắc phục khi
đã bị nhiễm. Một vụ mùa có thể mất trắng chỉ sau một đêm.
_ Ngoài lúa, ốc bươu vàng còn hại cả tảo, rau muống, khoai sọ, trứng… gần
đây, nó còn chuyển sang gặm cả vỏ cây tràm gây chết cây ở nhiều vùng.
_ Ốc bươu vàng còn có thể gây dịch hại ở lúa và khoai môn, ảnh hưởng đến
năng suất thu hoạch, gây thiệt hại về kinh tế, cạnh tranh và có khả năng tiêu diệt các
loài ốc bươu bản địa, dẫn đến việc xáo trộn môi trường và gây suy giảm ĐDSH.
SVTH: Đặng Quang Trường

15

1/12/2016



Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

5.2.3 Lợi ích:
Ốc bươu vàng cũng có rất nhiều lợi ích như:
_ Thịt ốc được nghiền ra và nấu lên dùng làm thức ăn bổ sung giàu đạm,
sử dụng tốt cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản…
_ Thịt cũng có thể được ủ hoai, làm phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
_ Ốc bươu vàng cũng có thể được chế biến thành những món ăn ngon và
bổ dưỡng cho con người.

Hình 5.7: Một món ăn chế biến từ ốc bươu vàng
5.2.4 Biện pháp phòng trừ:
Cũng như mai dương, công tác phòng và diệt trừ ốc bươu vàng gặp rất nhiều
khó khăn và tốn kém do khả năng sinh sản rất mạnh của loài ốc này. Nhưng khác
mai dương ở chỗ, hiện nay nó đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, tỉ lệ nhiễm
ốc trên cả nước đã giảm đáng kể. Những biện pháp được áp dụng ở đây là:
_ Biện pháp canh tác: biện pháp này sử dụng việc điều khiển nước, luân
phiên tháo cạn nước và luân canh lúa với các loại cây trồng cạn như: ngô, lạc…
_ Biện pháp thủ công: bắt bằng tay,đặc biệt có một phương pháp được
nông dân Malaysia sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả là dùng vỏ xơ mít làm bẫy để
dụ ốc.
_ Biện pháp sinh học: kết hợp nuôi cá chép, cá trắm cỏ ở nơi ruộng trũng
để chúng ăn ốc mới nở hay còn nhỏ.
_ Biện pháp dùng thuốc hóa học: phun thuốc chọn lọc ở những nơi có
mật độ ốc cao, biện pháp này cần kết hợp với điều tiết nước để có hiệu quả lâu dài.
_ Biện pháp dùng thuốc thảo mộc: dùng thuốc CE- O2, an toàn và thân
thiện với môi trường, thuốc phân hủy nhanh nhưng hiệu quả chậm và nhanh giảm

hiệu lực.
Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, sử dụng
hàng rào bao quanh khu vực trồng lúa, khoai môn để hạn chế sự di chuyển và lây lan
của ốc. Chủ động tìm bắt ốc và trứng ốc trên diện tích canh tác của mình là biện pháp
hiệu quả nhất.
5.3 Bèo tây( Eichhornia crassipes):
5.3.1 Đặc tính chung:
_ Thân mọc cao khoảng 30cm.

SVTH: Đặng Quang Trường

16

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Hình 5.8: Cây bèo tây

_ Lá có hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào như cánh
hoa, cuống lá nở phình ra như bong bóng, ruột xốp giúp cây nổi trên mặt nước.
_ Rễ như lông vũ, có màu đen rũ xuống nước, rễ có thể dài đến 1m.
_ Mùa hè bèo bắt đầu nở hoa, hoa bèo tây có màu tím nhạt, điểm nhiều
chấm màu lam, cánh hoa trên có một đốt vàng, hoa có 6 nhụy( 3 nhụy dài và 3 nhụy
ngắn).

a)


b)
Hình 5.9a, b: Hoa bèo tây

5.3.2 Tác hại:

SVTH: Đặng Quang Trường

17

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

_ Bèo tây sinh sản rất nhanh và mạnh nên dễ làm nghẽn ao, hồ, kênh rạch…
gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, sinh sống cũng như đánh bắt thủy sản của
người dân sống lệ thuộc vào các nguồn lợi của sông ngòi.

Hình 5.10: Sự khó khăn trong đi lại khi bèo tây phát triển mạnh

_ Một cây mẹ có thể sản sinh cây con với số lượng tăng gấp 2 mỗi 2 tuần.
_ Mật độ bèo quá nhiều sẽ xuất hiện hiện tượng bèo chết số lượng lớn gây ô
nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng xấu đến hệ động- thực vật trên sông.

a)

b)


Hình 5.11a, b: Bèo tây phát triển với mật độ cao trên sông
5.3.3 Lợi ích:
Bèo tây tuy là loài SVNLXH nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho các
ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y học, môi trường…

SVTH: Đặng Quang Trường

18

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

_ Toàn bộ cây bèo tây bao gồm cả rễ, thân, lá đều có công dụng trong y
học, dùng để bào chế nhiều loại thuốc quý.
_ Ở dạng tự nhiên, bèo tây có tác dụng hấp thụ những kim loại nặng như:
chì, thủy ngân, stronti… ( xem lại mục 3.2, chương III).
_ Được dùng làm thức ăn cho gia súc, phân bón, ủ nấm rơm…
_ Dùng trong thủ công nghiệp.
_ Được dùng để chế biến nhiều món ăn rất ngon và bổ dưỡng.

Hình 5.12: Hoa bèo tây tạo nên một cảnh quan rất đẹp
5.3.4 Biện pháp phòng trừ:
_ Mặc dù giá trị kinh tế mà bèo tây mang lại là rất lớn nhưng việc trồng và
quản lí sự phát triển của cây bèo như thế nào để hạn chế những tác hại là nhiệm vụ
quan trọng nhưng vẫn chưa có câu trả lời thích đáng. Vì vậy cần có sự quản lí chặt

chẽ hơn của các cơ quan có thẩm quyền.
_ Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa sự lây lan và gia tăng về số lượng của bèo
tây cần quản lí chặt chẽ khu vực nước đầu nguồn, hạn chế sự xâm nhập quá mức của
các chất dinh dưỡng vào trong ao hồ, đặc biệt là photpho và nitơ. Đó là hai chất điển
hình làm gia tăng sự phát triển của các thực vật bậc thấp, trong đó có bèo tây, gây
nên hiện tượng được gọi là phú dưỡng hóa.
_ Ngoài ra, chúng ta có thể diệt trừ bèo bằng một số phương pháp thủ công
như tách chúng khỏi mặt nước, sau vài ngày bèo sẽ chết. Hoặc có thể phun một vài
loại thuốc diệt cỏ, nhưng biện pháp này ít được sử dụng vì có thể gây ô nhiễm nguồn
nước.

SVTH: Đặng Quang Trường

19

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Hình 5.13: Thu gom bèo tây trên sông bằng tàu chuyên dụng

Chương VI: NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
6.1 Ban hành các chính sách và luật ĐDSH:
6.1.1 Các chính sách:
_ Thành lập một trung tâm nghiên cứu và quản lí SVNLXH để giúp chính
phủ về các hoạt động có liên quan đến SVNLXH ở Việt Nam.
_ Có biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế ngăn chặn việc cố ý nhập các loài

SVNL có khả năng xâm hại.
_ Có quy chế kiểm dịch để hạn chế nguy cơ du nhập không chủ định các
loài sinh vật có khả năng xâm hại qua những con đường như nước dằn tàu.
_ Các quy định yêu cầu huy động toàn bộ các nỗ lực thích hợp để diệt trừ
hay khi không thể diệt trừ phải cô lập và kiểm soát các loài ngoại lai đã xâm nhập có
thể phá vỡ các hệ sinh thái.
_ Áp dụng nguyên tắc “ Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Cần có các điều
khoản về xử phạt hành chính, quy trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân hay tập
SVTH: Đặng Quang Trường

20

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

thể chịu trách nhiệm với việc cố ý hay thiếu trách nhiệm làm du nhập các loài
SVNLXH tương ứng chi phí cho các biện pháp loại trừ hay kiểm soát chúng.
_ Hợp tác về mặt thông tin khoa học với các tổ chức, quốc gia có liên quan.
_ Nâng cao năng lực các cán bộ chuyên môn.
6.1.2 Luật ĐDSH:
_ Công ước ĐDSH: Việt Nam là thành viên của công ước từ năm 1994. Việt
Nam cam kết “ngăn chặn việc du nhập, kiểm soát hoặc tiêu hủy các loài SVNL đe
dọa đến các hệ sinh thái, các sinh cảnh và các loài” ( điều 8). Ngoài ra, Việt Nam
cũng cam kết có các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các loài SVNLXH với các
trọng tâm là kiểm soát biên giới, các biện pháp kiểm dịch, trao đổi thông tin và xây
dựng năng lực( các biện pháp ít tốn kém và hiệu quả nhất) theo Nghị quyết VI/23,

Nghị quyết VII/13 và Nghị quyết VIII/27.
_ Công ước Ramsar là cam kết thứ 3 mà Việt Nam đã tham gia. Công ước
Ramsar cung cấp một khuôn khổ cho các hành động quốc gia về việc hợp tác quốc tế
để bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước lưu thông các loài ngoại
lai. Việt Nam đã cam kết: “… đưa ra khung pháp chế và các chương trình để ngăn
chặn việc du nhập các loài ngoại lai mới nguy hiểm đối với môi trường và việc di
chuyển và lưu thông các loài này”. “Xây dựng năng lực để xác định các loài ngoại lai
mới nguy hiểm đối với môi trường” và “nâng cao nhận thức để xác định và kiểm soát
các loài ngoại lai mới nguy hiểm với môi trường”.
_ Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật: các bên kí kết công nhận sự cần thiết
của hợp tác quốc tế trong việc phòng trừ dịch hại thực vật và sản phẩm thực vật,
ngăn chặn sự lây lan của chúng giữa các nước, đặc biệt là sự xâm nhập của chúng
giữa các nước, đặc biệt là sự xâm nhập của chúng vào vùng bị đe dọa nguy hiểm.

6.2 Tiến hành các nghiên cứu:
_ Ở nước ta, do việc nhận thức các mối nguy hại của SVNLXH là khá muộn so
với các nước khác, nên chúng ta chưa có được những chương trình phù hợp cũng
như những công trình nghiên cứu kĩ lưỡng về SVNL. Để có thể đưa ra những biện
pháp, những hướng giải quyết tích cực cho vấn đề SVNLXH ở Việt Nam cần có sự
nỗ lực hơn nữa của các đơn vị có liên quan.
_ Một hướng giải quyết cho vấn đề này hiện nay ở nước ta là tiếp thu những
kinh nghiệm của các nước bạn, những nghiên cứu mà họ đồng ý chuyển giao cho ta,
sau đó chọn lọc những biện pháp có hiệu quả và phù hợp với điều kiện sinh thái cũng
như môi trường Việt Nam.
_ Một số ví dụ cụ thể:
+ Năm 1983, Acanthoscelides puniceus và A. quadridentatus là hai loài côn
trùng thiên địch của mai dương, đã được Thái Lan sử dụng để diệt mai dương ở nước
này.

SVTH: Đặng Quang Trường


21

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

Tại Australia, một nghiên cứu đã được tiến hành suốt 14 năm bằng việc
đánh giá và quan sát các loài thiên địch tự nhiên của cây thuộc họ Mimosacae.
Nghiên cứu này đã tìm ra 441 loài động vật chân đốt ăn thực vật, gồm 61 họ chủ yếu
là Coleoptera (59%), Hemiptera (23%), Lepidoptera (17%), 28 loài côn trùng (6,3%)
có thể kiểm soát mai dương.
6.3 Hợp tác quốc tế:
Chúng ta cần tăng cường hợp tác xuyên quốc gia, học hỏi, trao đổi với các nước
có kinh nghiệm trong vấn đề SVNL cả về kinh nghiệm quản lý, phòng chống và tiêu
diệt SVNL. Theo đó, nguyên tắc chung trong quản lý SVNLXH là “ Phòng còn hơn
chống”. Tác động tiêu cực của các loài SVNL có thể xuất hiện ngay khi loài xâm
nhập hoặc phải mất một thời gian tương đối lâu sau đó. Bởi vậy, thay vì đợi những
tác động tiêu cực rõ nét của chúng, mỗi quốc gia cần phải có những biện pháp kiểm
soát con đường xâm nhập.
_ IUCN đã đưa ra 6 hành động cần thiết nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tác
hại của các loài sinh vật lạ xâm lấn:
+ Nâng cao nhận thức về tác hại của sinh vật lạ xâm lấn đối với đa dạng
sinh học, sức khoẻ con người và kinh tế xã hội ở các nước phát triển và đang phát
triển.
+ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài sinh vật lạ xâm
lấn ở quy mô quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

+ Giảm thiểu sự du nhập vô tình hoặc nhập lậu các loài sinh vật lạ xâm
lấn.
+ Đánh giá cẩn thận các tác động của một loài sinh vật lạ có thể gây ra,
trước khi quyết định cho phép nhập chúng.
+ Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài
sinh vật lạ xâm lấn cũng như từng bước nâng cao hiệu quả của các biện pháp đã có.
+ Tăng cường khung pháp luật cũng như hợp tác quốc tế trong việc
phòng ngừa việc du nhập, kiểm soát và tiêu diệt các loài sinh vật lạ xâm lấn.
+

_ Theo GISP, các bước trong quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn bao gồm:
+ Phòng ngừa. (Prevention)
+ Phát hiện sớm. (Early Detection)
+ Chiến lược quản lý. (Strategies)
+ Đánh giá. (Assessment)
+ Phương pháp kiểm soát. (Control methods)
+ Quan trắc. (Monitoring)
6.4 Một số kinh nghiệm trong quản lý SVNLXH trên thế giới:
_ Về cơ sở pháp lí, ở hầu hết các quốc gia, các luật liên quan đến các loài
ngoại lai đã xuất hiện rải rác trong các văn bản pháp quy về bảo tồn thiên nhiên,
nguồn nước, nông lâm nghiệp, đánh bắt thủy sản, kiểm dịch.
_ Một số các điều khoản liên quan còn có thể thấy trong các quy chế về săn
bắn động vật hoang dã và đánh bắt thủy sản, trong đó đề cặp đến việc du nhập hoặc
phóng thích các loài với mục đích tái tạo quần thể.
SVTH: Đặng Quang Trường

22

1/12/2016



Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

_ Để quản lý SVNL, một số quốc gia đã xây dựng các chiến lược và kế hoạch
hành động:
+ Dự thảo chiến lược ĐDSH của Argentina đã đề xuất việc lập cơ sở dữ
liệu về các loài sinh vật bản địa và ngoại lai, bao gồm cả thông tin cũ và các số liệu
hiện có về các tác động gây hại, để xây dựng các biện pháp phòng chống.
+ Ở Australia, Đạo luật bảo tồn ĐDSH và Bảo vệ môi trường 1999 đã tiến
một bước xa hơn khi chính thức đưa ra các yêu cầu về xác định và giám sát ĐDSH,
liên kết với Phụ chương I của công ước ĐDSH. Các yêu cầu về quy hoạch và quản
lý cụ thể áp dụng với các hoạt động được xác định là đe dọa sự tồn tại, sự phong
phú hay quá trình tiến hóa của một loài bản địa hay một quần xã sinh thái.
+ Tập hợp các quần đảo gần Hawaii đã thiết lập một lực lượng đặc nhiệm
quốc gia về sinh vật lạ năm 2003. Bước đầu tiên và quan trọng nhất là thỏa thuận
giữa những người quản lý Phòng nông nghiệp và Phòng tài nguyên động vật hoang
dã và thủy sinh để tạo nên lực lượng tham gia. Chương trình thông thường để giải
quyết tất cả các sinh vật lạ ( những sinh vật xâm hại tiềm năng và đã được biết,
cũng như những sinh vật chưa xâm hại) đi vào lãnh thổ và được tiến hành bởi Ban
kiểm dịch của Phòng nông nghiệp. Xây dựng chương trình và chiến lược quản lý
sinh vật lạ với những ưu tiên:
. Ngăn chặn sự du nhập của SVNLXH và các SVNL có tiềm năng xâm
hại; đánh giá thông suốt các loài lạ hiện đang có trên lãnh thổ.
. Nâng cao, giáo dục nhận thức của cộng đồng.

6.5 Ý kiến đề xuất:
_ Nâng cao nhận thức về tác hại của SVNLXH đối với ĐDSH, sức khỏe con
người và kinh tế- xã hội ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.

_ Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài SVNL ở quy mô cấp
quốc gia.
_ Giảm thiểu sự du nhập vô tình- nhập lậu SVNL.
_ Xem xét kĩ các tác động của một loài sinh vật trước khi nhập.
_ Khi nhập cần nuôi trồng thử nghiệm hạn chế, có kiểm soát để đánh giá.
_ Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài
SVNLXH cũng như nâng cao hiệu quả của các biện pháp.

SVTH: Đặng Quang Trường

23

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

_ Khi xuất hiện những đặc tính không mong muốn và có nguy cơ phát triển
nhanh, cần nhanh chóng khoanh vùng và tiêu diệt sớm để tránh tốn kém và kéo dài
thời gian xử lí.
_ Tăng cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc tế trong việc phòng ngừa,
kiểm soát và tiêu diệt các loài SVNLXH.
Kết luận: thông qua những vấn đề đã được đề cập trong báo cáo, chúng ta
cũng có thể nhận ra được mức độ nguy hại mà các SVNLXH có thể gây ra đối với
môi trường, ĐDSH, kinh tế- xã hội- đời sống của con người. Bên cạnh đó, cũng
không thể phủ nhận một số lợi ích mà SVNL mang lại cho chúng ta. Vấn đề của
chúng ta hiện nay là làm thế nào để có thể khai thác được những lợi ích đó đồng
thời có những biện pháp quản lý, kiểm soát một cách có hiệu quả SVNL. Đây là

một bài toán khó nhưng rất cần lời giải.
Em xin cảm ơn cô vì đã cho chúng em có cơ hội trình bày những hiểu biết của
mình về các vấn đề có liên quan đến môn học. Em xin cảm ơn!

PHỤ LỤC 1: Phân loại khả năng xâm lấn
( Theo Wittenberg and Cock. 2001, Shine et at. 2000)
_ Danh lục đen: các loài đã biết là SVNLXH , có nguy cơ cao.
Các loài trong các danh lục này có thể gây ra những mối đe dọa nghiêm
trọng đến hệ sinh thái, các sinh cảnh hay các loài. Việc du nhập có chủ định đối với
các loài này cần tuyệt đối nghiêm cấm. Các danh lục đen rất có ích cho việc kiểm
soát vá giám sát cửa khẩu, biên giới. Nhưng chúng chỉ chỉ mang ý nghĩa đáp ứng hay
quản lí hậu quả- chỉ liệt kê được loài khi chúng đã thể hiện là sinh vật xâm hại
(Mooney.1999, Shine et at. 2000). Những danh lục kiểu này thường không bao giờ
tuyệt đối chính xác và đầy đủ.
SVTH: Đặng Quang Trường

24

1/12/2016


Tiểu luận: SVNL ở Việt Nam

GVHD: Ths. Lê Thị Vu Lan

_ Danh lục trắng: các loài được đánh giá là không gây hại, thậm chí có lợi,
nguy cơ thấp.
Các danh lục này khá hữu hiệu cho các nhóm sinh vật có ít loài, ví dụ như
động vật có xương sống. Tuy nhiên, không thể xây dựng các danh lục kiểu này đối
với hầu hết các nhóm động- thực vật không xương sống và vi sinh vật. Khi một loài

được đánh giá là không gây hại hay có lợi và được cấp phép nhập, nó sẽ được đưa
vào một danh lục trắng để giúp đơn giản hóa các đánh giá sau đó. Tuy nhiên, các yêu
cầu đối với việc xác định danh lục trắng phải rất chặt chẽ và cho dù như vậy cũng
vẫn có thể xuất hiện những sai lầm.
_ Danh lục xám:
Các danh lục này giúp cho việc đánh giá các nguy cơ từ các loài được đề
xuất du nhập. Các loài này ( nếu hiện chưa được xếp vào danh lục đen hay trắng) có
thể nhóm lại thành: các loài biết đã xâm lấn ở đâu đó( nguy cơ cao); các loài chưa
biết có xâm lấn hay không, nhưng có lý do để tin là chúng có thể xâm nhập vào lãnh
thổ quốc gia( nguy cơ trung bình); các loài mà nguy cơ xâm lấn chưa biết và loài
hoàn toàn không có vẻ sẽ xâm nhập vào quốc gia( nguy cơ thấp).

PHỤ LỤC 2: Một số khái niệm về SVNLXH
_ Loài bản địa( Indigenous species):
+ Là loài mới xuất hiện hay đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử một cách tự
nhiên trong biên giới quốc gia ngoại trừ các loài đã được nhập bởi con người.(Luật
ĐDSH- Nam Phi)
+ Các loài xuất hiện tự nhiên trong một hệ sinh thái nhất định( Luật bảo tồn
thiên nhiên- Slovenia).
_ Loài ngoại lai( Alien species):
+ Là các loài động- thực vật hay vi sinh vật mà khu vực sống tự nhiên của
chúng không nằm trong lãnh thổ một quốc gia nhưng lại được tìm thấy trong một
SVTH: Đặng Quang Trường

25

1/12/2016



×