Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.96 KB, 81 trang )

Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”

MỤC LỤC
PHẦN 1: HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG......................................................................................5
I.
Tổng quan về xã Sơn Lư..............................................................................5
1.
Điều kiện tự nhiên..............................................................................................5
1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................................5
1.2. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................5
2.
Đặc điểm kin tế - xã hội.....................................................................................6
2.1. Đặc điểm kinh tế........................................................................................................6
2.1.1. Tốc độ tăng trưởng..................................................................................................6
2.1.2. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng...................................................8
2.1.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hôi tiếp tục được tăng cường.....................................9
2.2. Đặc điểm xã hội.........................................................................................................9
2.3. An ninh – quốc phòng..............................................................................................13
2.4. Hoạt động của chính quyền.....................................................................................14
2.4.1. Hoạt động của hội đồng nhân dân........................................................................14
2.4.2. Công tác quản lý, điều hành của UBND và công tác cải cách hành chính..........14
2.4.3. Công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể...................................16
2.4.4. Công tác xây dựng Đảng......................................................................................17
3. Những yếu kém, khuyết điểm.....................................................................................19
3.1. Về kinh tế.................................................................................................................19
3.2. An ninh trật tự - an toàn xã hội................................................................................20
3.3. Về văn hóa – xã hội.................................................................................................20
3.4. Về công tác xây dựng chính quyền.........................................................................20
3.5. Về công tác dân vận nhân dân, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể..................21
3.6. Về công tác xây dựng Đảng.....................................................................................21


4. Bài học kinh nghiệm...................................................................................................22
5. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 – 2015......................................22
5.1. Phương hướng và một số mục tiêu chủ yếu............................................................22
5.1.1. Phương hướng chung............................................................................................22
5.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu.......................................................................................23
5.2. Phương hướng và nhiệm vụ năm 2011....................................................................23
5.2.1. Về kinh tế..............................................................................................................23
Nhóm "Bản Păng”

1 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
5.2.2. Về văn hóa – xã hội..............................................................................................24
5.2.3. Về quốc phòng – an ninh......................................................................................24
5.3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015..........................................25
5.3.1. Các nhiệm vụ chủ yếu...........................................................................................25
5.3.2. Các giải pháp chủ yếu...........................................................................................27
II. Hồ sơ cộng đồng bản Păng – xã Sơn Lư....................................................................31
1.
Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng.......................................31
1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................................31
1.1.1. Lịch sử hình thành bản Păng................................................................................31
1.1.2. Vị trí địa lý............................................................................................................32
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên.........................................................................................32
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.........................................................................................33
1.2.1. Cơ sở hạ tầng.........................................................................................................33
1.2.2. Các loại hình kinh tế.............................................................................................34
1.2.3. Hoạt động xã hội...................................................................................................34

1.3. Cơ cấu tổ chức tai cộng đồng..................................................................................38
1.3.1. Cơ cấu chính thức.................................................................................................38
1.3.2. Cơ cấu phi chính thức...........................................................................................42
1.4. Tình hình chính trị...................................................................................................43
1.5. Các chính sách, dự án giảm nghèo, nâng cao năng lực cho người dân đã và đang
thực hiện tại địa phương.................................................................................................43
2. Những khó khăn của cộng đồng.................................................................................45
3. Phân tích các tiềm năng về cộng đồng – tiền đề để xây dựng dự án.........................46
3.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên......................................................................46
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................46
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.........................................................................................47
3.2. Tiềm năng về kinh tế - xã hội..................................................................................48
3.2.1. Cơ sở hạ tầng.........................................................................................................48
3.2.2.. Các loại hình kinh tế............................................................................................49
4. Đánh giá nhu cầu cộng đồng......................................................................................49
PHẦN 2: DỰ ÁN............................................................................................................51
I. Thông tin cơ bản.........................................................................................................51
1. Tên dự án.....................................................................................................................51
2. Địa điểm triển khai......................................................................................................51
3. Cơ quan / Người đề xuất dự án...................................................................................51
Nhóm "Bản Păng”

2 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
II. Nội dung dự án........................................................................................................53
1. Tổng quan................................................................................................................53
2. Mục đích và mục tiêu..............................................................................................54

3. Các hoạt động của dự
4. án 55
III. Đánh giá hiệu quả và tính sáng tạo của dự án.........................................................63
1. Hệ quả của dự án.....................................................................................................63
2. Các giai đoạn thực hiện...........................................................................................64
3. Tính sáng tạo của dự án...........................................................................................65
4. Tính bền vững của dự án.........................................................................................66
IV. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án........................................................................67
V. Đánh giá hoạt động của dự án.................................................................................68
VI. Ngân sách.................................................................................................................73
PHẦN 3: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.....................................................78
PHẦN 4: KẾT LUẬN.....................................................................................................81

Nhóm "Bản Păng”

3 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC TẬP
STT
1
2
3
4
5
6


HỌ VÀ TÊN
Lê Minh Châu
Mai Thi Bách
Đàm Thị Điệp
Trịnh Thị Hường
Cao Thị Hường
Lê Thị Hoa

LỚP
K10 – Xã Hội Học
K10 – Xã Hội Học
K10 – Xã Hội Học
K10 – Xã Hội Học
K10 – Xã Hội Học
K10 – Xã Hội Học

- Thời gian thực hành: Từ ngày 06/01/2011 đến ngày 25/01/2011
- Địa bàn thực hành: Bản Păng, Xã Sơn Lư, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Giáo viên hướng dẫn: Phan Như Đại

Nhóm "Bản Păng”

4 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 2
PHẦN 1: HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG

I – Tổng quan xã Sơn Lư :
1. Điều kiện tự nhiên :
Sơn Lư là một trong các xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc diện 30a của chính
phủ , có tổng chiều dài từ 13km từ km 36 +500 đến km 49 nằm dọc theo tuyến quốc lộ
217 .
1.1 Vị trí địa lý :
Xã Sơn Lư có tổng diện tích tự nhiên là 4.391.157 ha .Trong đó :
- Phía Bắc : giáp với huyện Quan Hóa
- Phía Nam: giáp với 2 xã Tam Lư và Sơn Hà
- Phía Tây :giáp xã Sơn Điện
- Phía Đông :giáp với thị trấn huyện Quan Sơn
1.2 Điều kiện tự nhiên :
♦ Địa hình:
Xã Sơn Lư có địa hình chủ yếu là đồi núi, địa hình trải dài theo quốc lộ 217 với
tổng chiều dài 13km .Với địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao nên chỉ thích hợp
cho việc phát triển cây luồng. Do điều kiện địa hình có núi và dốc nên giao thông đi lại
rất khó khăn .
♦ Khí hậu :
Đặc điểm khí hậu Việt Nam là phân bố theo miền và theo độ cao. Giữa các miền
khác nhau và độ cao khác nhau thì khí hậu cũng phân bố khác nhau. Xã Sơn Lư –
Huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa là vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, khí hậu của đây
cũng có những đặc trưng phân chia theo mùa.
Khí hậu của xã mang đặc trưng khí hậu của các vùng miền núi, mùa hè nắng
nóng còn mùa đông khí hậu lạnh và khô kéo dài. Mùa mưa thường kéo dài. Khí hậu ở
đây chỉ thích hợp cho việc phát triển cây luồng, nứa…
Vào mùa khô, với sự ảnh hưởng của gió Lào khí hậu của Xã Sơn Lư – Huyện
Quan Sơn khá nóng lực vào buổi trưa. Nhưng với đặc điểm nhiều núi rừng, vào buổi
chiều tối thì khí hậu lại trở lên mát mẻ hơn.
Vào mùa mưa, do ảnh hưởng của không khí lạnh của miền Bắc thổi vào lại là
vùng núi cao nên khí hậu ở đây trở lên rất lạnh. Nhiệt độ thường xuyên xuống thấp, rét

đậm, rét hại và hiện tượng sương muối cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của
bà con và hoạt động lao động sản xuất cũng như ảnh hưởng đến vật nuôi.
♦ Đất đai :
Nhóm "Bản Păng”

5 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.391.157 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp
là 3994,81ha, đất nông nghiệp là 3.672,76 ha. Đất chủ yếu là đất đỏ, dốc khó sản
xuất .
♦ Rừng :
Rừng ở đây chiếm diện tích lớn đa số là rừng luồng và một số loại gỗ khác .Hiện
nay diện tích rừng ngày càng thu hẹp do việc chặt phá rừng bừa bãi.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội :
2.1 Đặc điểm kinh tế :
Sơn Lư là một xã nghèo của huyện, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó
khăn, kinh tế chưa có hướng phát triển đồng bộ. Hiện nay nhờ các chính sách mới của
nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa và các chính sách của tổ chức Tầm nhìn thế giới,
Sơn Lư đã có những bước thay đổi rõ rệt, đời sống người dân đã được cải thiện đáng
kể .Kinh tế Sơn Lư đang có những bước khởi sắc và đi lên cùng với kinh tế đất nước
2.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kì 2005-2010 đạt 5,9% ,
tăng hơn so với thời kì 2000 – 2005 là 3.7 % ;thu nhập bình quân đầu người năm 2010
đạt 5.5 triệu đồng ,tăng so với năm 2005 là 2.2 triệu đồng .
+ Về nông – lâm nghiệp
Trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp bước đầu đã có có hướng chuyển dịch cơ cấu
mùa vụ, cây trồng vật nuôi, đã mạnh dạn đưa các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao

vào sản xuất như giống lúa, ngô lai, đặc biệt là phát triển đàn nhím đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã làm thay đổi
tập quán canh tác cũ của đồng bào nhân dân trong xã đưa năng suất và hiệu quả cao
hơn đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định.
Tốc độ tăng Nông – Lâm nghiệp trong tổng giá trị tăng bình quân thời kì 2005 –
2010 đạt 3,8 % / năm; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất
nâm 2010 đạt 1,7 tỉ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 340 triệu đồng, nhịp độ phát
triển bình quân 3,5 %. Giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất Nông –
Lâm nghiệp đạt 768 triệu đồng tăng 162 triệu đồng so với năm 2005. Sản lượng lương
thực năm 2005 đạt 536 tấn, năm 2010 đạt 648 tấn. Diện tích gieo trồng bình quân thời
kì 2005 – 2010 đạt 145 ha /năm, đạt 100% đại hội Đảng bộ xã Sơn Lư đề ra .
+ Nông nghiệp :
Năm 2010 tổng diện tích đất gieo trồng của Sơn Lư là 1.382 ha. Tổng sản lượng
lương thực ước đạt 904 tấn: bình quân đạt từ 350 đến 380kg/người/năm. Sản lượng
lương thực tăng 3,2 % do chuyển đổi cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ
thuật vào sản xuất trong đó cây sắn cao sản và giống lúa lai vào gieo trồng, nhìn chung
diện tích gieo trồng năm 2010 tiếp tục biến động do được đầu tư các công trình thủy
Nhóm "Bản Păng”

6 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
lợi như mương đập ở các thôn, bản và một số hộ gia đình đã mở rộng diện tích gieo
trồng rau màu các loại .
+ Lâm nghiệp :
Công tác chỉ đạo và tuyên truyền nhân dân thực hiện các biện pháp quản lý bảo
vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác tiêu thụ vốn rừng, duy trì thực hiện chỉ
thị của ủy ban nhân dân các cấp về tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác

quản lý bảo vệ rừng. Do vậy, trong năm 2007 trên địa bàn không có trường hợp lâm
luật xảy ra, trồng rừng tập trung thực hiện được 235 ha tăng 18,6%, chăm sóc diện tích
rừng trồng theo chương trình 661 và diện tích khoanh nuôi rừng tự nhiên phát triền tốt,
có hiệu quả, làm tốt công tác này là bản Hẹ, bản Bìn và bản Sỏi. Số lượng sản phẩm
khai thác từ vốn rừng tăng cao so với cùng kì: Nan thanh:1368 tấn;35,8 nghìn cây vầu
nứa; 23000 cây luồng các loại;11,3 tấn lâm sản phụ như khúc khắc, thiên nhiên kiện,
bông lót …Các cơ sở chế biến lâm sản đã và đang tiếp tục mở rộng tron g toàn xã, với
kết quả đó đã tạo công ăn việc làm cho nhân dân có thêm thu nhập, tiêu thụ sản phẩm,
ổn định đời sống nhân dân.
+ Chăn nuôi :
Năm 2010 tổng đàn trâu bò là 1.309 con tăng 7,4 %, đàn lợn 1936 con tăng 5,4%,
đàn gia cầm tăng 3,8 %. Tuy nhiên, năm 2010 có tăng về số lượng song việc chăm sóc
đàn gia súc còn hạn chế ở hầu hết các thôn, bản trong toàn xã: trâu bò không có
chuồng trại, thả rong bừa bài, phá hoại hoa màu, gây dịch bệnh ô nhiễm môi trường,
làm mất mỹ quan nơi công cộng đặc biệt là các thôn bản nằm dọc theo tuyến quốc lộ
217. Ý thức chăm sóc đàn gia súc chưa cao, chưa chú trọng tiêm phòng dịch bệnh cho
đàn trâu bò đã gây dịch bệnh làm thiệt hại đến kinh tế của hộ gia đình, điển hình là tại
bản Hao dịch bệnh làm chết gần 20 con trâu, bò ước tính thiệt hại gần 100 triệu đồng .
+ Xây dựng cơ bản :
Uỷ ban nhân dân xã đã tranh thủ thu hút nguồn vốn đầu tư từ các dự án năm
2007 tổng vốn đầu tư trên địa bàn xã trên 3 tỷ đồng. Trong đó vốn xây dựng trụ sở
UBND xã 2365 triệu đồng, nhà văn hóa bản Sỏi 500 triệu đồng, nhà ở giáo viên khu
các bản: Sỏi, Bìn, Hao, Hẹ trên 100 triệu đồng. Đã cơ bản hoàn thành chuẩn bị đưa
vào sử dụng trường tiểu học khu Sỏi - Bìn thuộc vốn chương trình 135.
+ Công tác tài chính :
Tổng thu ngân sách năm 2010 là 1.057.452.000đ vượt 0,9% kế hoạch đề ra.
Trong đó :
+Thu trợ cấp ngân sách nhà nước: 995.000.000.đ
+ Thu hao lợi công sản (Thu địa bàn ): 41.726.000 đ
+ Nguồn đóng góp của nhân dân: 20.726.000 đ

Nhóm "Bản Păng”

7 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Thực hiện việc chi trả chế độ chính sách cho các đối tượng đúng luật, chi hoạt
động thường xuyên đảm bảo đúng mục đích.Tuy nhiên, năm 2010 thu ngân sách vượt
kế hoạch so với nâm 2009, song nhu cầu hoạt động công việc rất lớn, trợ cấp ngân
sách nhà nước có hạn, một số khối nghành chưa căn cứ vào dự toán đầu năm đã được
HĐND phê duyệt và chứng từ còn chưa kịp thời và đúng luật ngân sách nhà nước quy
định. Nguồn quỹ đóng góp của nhân dân do HĐND quy định thực hiện còn chậm,
chưa đồng bộ. Từ những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của
địa phương.
2.1.2 Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng
Trong sản xuất Nông – Lâm nghiệp bước đầu đã có hướng chuyển dịch cơ cấu
mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đã mạnh dạn đưa các loại cây, con có năng suất hiệu quả
kinh tế cao vào sản xuất như giống lúa, ngô lai, đặc biệt là phát triển đàn nhím đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã làm
thay đổi tập quán canh tác cũ của đồng bào nhân dân trong xã đưa năng suất và hiệu
quả cao hơn, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài các sản phẩm chủ yếu như khai
thác đá, cát, sỏi, dịch vụ sữa chữa, sản xuất gạch xây dựng còn phát triển thêm các
nghành dịch vụ vận tải, máy súc…hiện nay trên đại bàn xã có 5 hộ gia đình kinh
doanh dịch vụ vận tải, doanh thu hàng năm từ 150 – 180 triệu đồng. Ngoài các ngành
nghề hiện nay trên địa bàn xã đã hình thành ba cơ sở so chế đũa và tăm mành mỗi năm
tiêu thụ được 14.000 cây luồng và 20 vạn cây vầu, nứa; giải quyết việc làm cho hơn 50
lao động tại địa bàn, góp phần tăng thêm thu nhập và ổn định cuộc sống.
Các hoạt động dịch vụ thương mại phát triển khá, các mặt hàng thiết yếu phục vụ

nhu cầu của nhân dân tương đối đa dạng, lưu thông thuận tiện, các hộ tư thương ở các
tụ điểm trung tâm ngày càng phát triển như: Khu km 37, khu trung tâm xã km 39, km
49, km 42, km 43 và km 47 đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong đời sống nhân dân. Mạng
lưới bưu chính viễn thông ngày càng phát triển, hầu hết các bản đã có máy điện thoại
với tổng số máy là 175 máy, đạt mật độ 1/1,30 dân, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc
trong sinh hoạt và kinh doanh của nhân dân trong toàn xã.
Hoạt động ủy thác cho vay của các tổ chức tín dụng có nhiều cố gắng tổng dư nợ
ước tính thực hiên 2010 là 7.417.600.000 đồng/681 hộ được vay, trong đó vay hỗ trợ
sản xuất theo chương trình 30A là 1.030.000.000 đồng. Các tổ chức được giao ủy thác
như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, hội cựu chiến binh đã nêu cao trách nhiệm, đáp ứng
nhu cầu vốn vay, phục vụ sản xuất kinh doanh của nhân dân.

Nhóm "Bản Păng”

8 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
2.1.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được tăng cường:
Kết cấu hạ tầng cơ sở ngày càng được đầu tư xây dựng từ năm 2005 – 2010 có 9
công trình được xây dựng, trong đó: thủy lợi 2 công trình ( Đập mương bản Bìn và bản
Sỏi), một công trình nước sạch (bản Hao), 5 công trình trường lớp học và nhà công vụ,
1 trạm y tế. Tổng vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2005 – 2010 đạt 10,7 tỷ đồng vượt 58
% chỉ tiêu đại hội đề ra. Các công trình trên đã đem lại hiệu quả thiết thực tưới tiêu,
chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục vụ công tác dạy và học. Các công trình khai thác
cũng được quan tâm, di tu bảo dưỡng như Các công trình điện nông thôn, nước sạch,
100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 78 % hộ dân được sử dụng nước sạch,
tù đó góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo ra động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn toàn xã; bộ mặt nông thôn ngày càng được

khởi sắc đáng kể, hộ giàu khá ngày càng nhiều, đã có 5 hộ mua được ô tô và 3 máy
xúc, phục vụ vận tâir kinh doanh. Có 465/530 hộ dân có xe gắn máy, đưa tổng số xe
gắn máy trên địa bàn lên 465 chiếc, tăng 297 chiếc so với năm 2005, số hộ nghèo
giảm, số nhà dột nát cơ bản được xóa.
Công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống chữa cháy rừng, phát triển rừng cũng
được quan tâm đúng mức, duy trì có hiệu quả đề án 38 của ủy ban nhân dân tỉnh về xã
hôi hóa quản lý bảo vệ rừng, vai trò kiểm lâm viên địa bàn thực hiện có hiệu quả, ý
thức của nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng được nâng cao
trong 5 năm 2005 – 2010 trên địa bàn xã đã khai thác tiêu thụ được 7.876 tấn nan
thanh, 74.000 cây luồng trên 170.000 cây vầu, nứa, doanh thu trên 5,7 tỷ đồng; không
xẩy ra trường hợp cháy rừng và khai thác vận chuyển, buôn bán hàng lâm sản trai
phép, tài nguyên rừng ngày càng được nhân dân coi trọng và bảo vệ tốt hơn.
2.2 Đặc điểm xã hội :
2.2.1 Dân cư:
Dân tộc Thái: 375 hộ chiếm 71,15 %
Dân tộc Mường: 118 hộ chiếm 22,39%
Dân tộc Kinh: 34 hộ chiếm 6,45%
Tổng số nhân khẩu: 2381 khẩu
Trong đó:
Nam:1204 khẩu chiếm 50,56%
Nữ: 1177 khẩu chiếm 49,44%
Dân tộc Thái 1716 khẩu chiếm 72,07 %
Dân tộc Mường 532 khẩu chiếm 22,34%
Dân tộc Kinh 133 khẩu chiếm 5,58 %

Nhóm "Bản Păng”

9 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại



Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Bảng 1: Tổng hợp dân số, dân tộc và lao động xã Sơn Lư
STT

Tên Bản

1
2
3
4
5
6

Bản Păng
Bản Bon
Bản Hẹ
Bản Hao
Bản Sỏi
Bản Bìn
Tổng

Số
Hộ
131
96
82
66
74
78

527

Số
Khẩu
609
416
363
311
338
344
2.381

Nam

Nữ

Dân tộc
Thái Mường Kinh
298
311
557
5
47
205
211
385
26
5
201
162

80
234
49
142
169
195
100
16
187
15
335
3
0
171
173
164
164
16
1.204 1.177 1.716
532
133

Tổng số
lao động
416
195
214
132
120
175

1.252

Trong tổng số dân cư có 52% trong độ tuổi lao động
2.2.2 Văn hóa:
Dân cư ở Sơn Lư chủ yếu là dân tộc Thái do đó vẫn mang những nét văn hóa đặc
sắc của người Thái, các lễ hội, lễ tết của người Thái vẫn được duy trì đồng thời những
nét văn hóa mới đã được bà con nơi đây tiếp nhận. Cuộc vận động ”Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” luôn được duy trì thực hiện, số hộ đạt
danh hiệu gia đình văn hóa ngày càng cao, các hũ tục trong việc cưới, việc tang đã
được đẩy lùi. Hiện nay đã có 2 làng và 1 cơ quan văn hóa, 248 gia đình đạt danh hiệu
gia đình văn hóa. Năm 2010 làng văn hóa bản Păng đã được khai trương, các: Làng
văn hóa cấp tỉnh bản Sỏi, Làng văn hóa cấp huyện bản Hẹ, cơ quan văn hóa trường
tiểu học xã Sơn Lư được công nhận
Hoạt động văn hóa và thông tin ngày càng được nâng cao, chuyển tải thông tin,
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân kịp thời. Năm
2005 có 39,7 % người dân được xem truyền hình, đến năm 2010 số người dân được
xem truyền hình là 97 % .
Phong trào thể dục, thể thao tiếp tục được phát triển, nhất là các môn thể thao
truyền thống như: bắn nỏ, cà kheo, kéo co…Số người tham gia tập luyện thể dục thể
thao nắm 2005 là 7.1 %, năm 2010 tăng lên 10.3 %. Các hoạt động văn hóa , văn nghệ
chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc đã diễn ra rất sôi nổi.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm hỏi động viên các gia đình có hoàn cảnh
khó khăn, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình nghèo….trị giá trên 7 triệu đồng.

2.2.3 Công tác giáo dục – đào tạo :

Nhóm "Bản Păng”

10 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại



Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Đảng bộ các cấp chính quyền và nhân dân xã Sơn Lư đã quan tâm tới công tác
giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho thế hệ trẻ, và giảm tỉ lệ mù
chữ cho nhân dân trong xã.
Duy trì công tác dạy và học, huy động con em trong độ tuổi đến trường đầy đủ.
Các trường học đã tham mưu cho UBND xã tổ chức các kì kiểm tra, xét công nhận các
bậc học đảm bảo đạt kết quả cao, nhận thức của nhân dân về giáo dục từng bước được
nâng lên, phong trào học tập và xã hội hóa giáo dục cũng được phát triển .Năm 2010
có 7 em thi đậu và xét tuyển vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, đồng
thời hoàn thành phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập THCS .
Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học được quan tâm đầu tư xây dựng,
đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Phương pháp giảng dạy cũng được đổi mới,
chất lượng đào tạo ngày càng cao 100% học sinh trong độ tuổi được ra lớp đầy đủ. Số
học sinh đi học các trường đại học cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng nhiều hơn, từ
năm 2005 – 2010 có 31 em đi học các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp .
Phong trào xã hội hóa giáo dục cũng được nhân dân hưởng ứng tích cực,trung
tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Năm 2009 đã mở được 1 lớp dạy nghề
cho người nghèo tại bản Bìn cho 30 học viên, 2 lớp xóa mù chữ tại bản Sỏi và bản Hẹ
với 123 người tham gia.
2.2.4 Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực hiện các chính sách an
sinh xã hội:
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được chú trọng .Từng bước
nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức tinh thần phục vụ bệnh nhân được quan tâm
đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người nghèo và các đối tượng
chính sách .Cơ sở vật chất y tế được quan tâm đầu tư.
Trong 5 năm qua trên địa bàn không xảy ra các dịch bệnh lớn, tỷ lệ được bảo vệ,
phòng chống các loại dịch bệnh hàng năm đạt 100%, ti lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm
xuống còn 33,64% (năm 2005 là 40,12%), mức giảm sinh hàng năm 0,3%, trong 5

năm qua trên địa bàn không xảy ra các dịch bệnh lớn, tỉ lệ được bảo vệ phòng chống
các dịch bệnh hàng năm đạt 100%, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống còn
33,64% (năm 2005 là 40,12%), mức giảm sinh hàng năm 0,3%, trong 5 năm 2005 –
2010 chỉ có 16/360 cặp vợ chồng sinh con thứ 3. Cán bộ y tế luôn được quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng hiện nay trạm y tế đã có 1 bác sĩ và 4 y sĩ trẻ khỏe đáp ứng phục vụ,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Công tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo năm
2005 là 63 %, đến năm 2010 giảm xuống còn 48, 7 %, đã xóa nhà tranh tre đột nát cho
214 hộ, trong đó: Thực hiện chương trình 134 là 142 hộ và chương trình 167 là 73 hộ.
Nhóm "Bản Păng”

11 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được chú trọng quan tâm, đã đưa 8
người đi xuất khẩu lao động ccos thời hạn ở nước ngoài. Các phong trào “ Đền ơn đáp
nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, luôn được phát động sâu rộng trong các tầng lớp
nhân dân. Các chính sách xã hội, chi trả trợ cấp người dân có công với cách mạng,
việc cấp thẻ, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và các đối
tượng chính sách khác luôn kịp thời và đúng đối tượng.
2.2.5 Kết cấu hạ tầng cơ sở :
Kết cấu hạ tầng cơ sở ngày càng được đầu tư xây dựng, từ năm 2005 đến năm
2010 có 9 công trình được xây dựng trong đó: thủy lợi 2 công trình (đập mương công
trình Bản Bìn và Bản Sỏi ), 1 công trình nước sạch (Bản Hao ), 5 công trình trường lớp
học và nhà công vụ, 1 trạm y tế .Tổng vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2005 – 2010 đạt
10,7 tỉ đồng, vượt 58% chỉ tiêu Đại hội đề ra .Các công trình đã đem lại hiệu quả thiết
thực đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục vụ công tác dạy
và học. Các công trình khác cũng được quan tâm di tu bảo dưỡng như các công trình

điện nông thôn, nước sạch, 100 % hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, 78% hộ
dân được sử dụng nước sạch, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho
nhân dân, tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn xã ; bộ
mặt nông thôn ngày càng khởi sắc đáng kể hộ giảu, hộ khá ngày càng nhiều, đã có 5
hộ mua được ô tô và máy xúc, phục vụ vận tải kinh doanh. Có 465/530 hộ dân có xe
gắn máy đưa tổng số xe gắn máy trên địa bàn lên 465 chiếc, tăng 297 chiếc so với năm
2005, số hộ nghèo giảm , số nhà dột nát tăng lên .
+ Điện: Hệ thống điện lưới điện quốc gia đã được đưa về xã từ năm 2001 đã
cung cấp nguồn điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân .Hiện nay, ở hầu hết các bản
trong xã đã có hệ thống các phương tiện truyền hình, phát thanh phục vụ nhu cầu giải
trí và học tập của nhân dân trong toàn xã.
+ Đường: Do địa hình xã kéo dài từ km 36 + 500 đến km 49 kéo dài 13km theo
đường quốc lộ 217, do đó điều kiện giao thông trong xã thuận lợi. Các bản trong xã
giao lưu và đi lại một cách dễ dàng . Các tuyến đường trong các bản cũng từng bước
được khắc phục, tạo điều kiện giao thông đi lại dễ dàng và thuận lợi cho nhân dân
trong xã. Tuy nhiên, một số tuyến đường trong các bản còn dốc và đi lại còn khó khăn.
+ Trường: Hiện nay, trong xã có hệ thống trường học từ mầm non đến cấp II
phục vụ cho việc học tập của con em trong xã . Các trường này đã được xây dựng
khang trang sạch đẹp với đội ngũ giáo viên có trình độ và tinh thần giảng dạy cao đã
và đang đưa chất lượng dạy và học ngày càng lên cao .
+ Trạm: Hiện nay toàn xã có 1 trạm xá với 1 bác sỹ và 4 y sĩ đang trực tiếp chăm
sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân .
Nhóm "Bản Păng”

12 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
+ Hệ thống thủy lợi: Ở xã có các hệ thống mương, phai ,....phục vụ cho các hoạt

động sản xuất nông nghiệp của bà con dân bản .Tuy nhiên hệ thống này vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu sản xuất của bà con nên tỉ lệ ruộng bỏ hoang do thiếu nước vẫn còn
nhiều.
2.3 An ninh quốc phòng :
Thực hiện tốt kế hoạch cấp trên đề gia, hoàn thành tốt chương trình giáo dục
quốc phòng cho đối tượng 04 – 05 đảm bảo số lượng và chất lượng có hiệu quả,
thường xuyên nắm chắc tình hình ở các thôn, bản trọng điểm để chủ động tham mưu
để giải quyết các tình huống, không để xảy ra bất ngờ, đội ngũ dân quân tự vệ, dự bị
động viên sẵn sàng tham gia giải quyết các tình huống khi có lệnh; Năm 2010 đưa 7
thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự, đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu giao “Phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự” được duy trì và đẩy mạnh, công tác đấu tranh và
phòng chống tội phạm được đẩy mạnh, không để tội phạm hình sự xảy ra trên địa xã,
năm 2010 không có đơn thư khiếu lại vượt cấp xảy ra trên địa bàn xã.
Công tác quốc phòng an ninh thường xuyên được quan tâm giữ vững. UBND –
HĐND xã Sơn Lư đã thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, công
an quân sự làm tham mưu từ đó đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị để thực hiện nhiệm vụ Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Công tác xây dựng cơ
sở vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu luôn được coi trọng. Lực
lượng dân quân tự vệ luôn được huấn luyện thường xuyên. Hàng năm đã hoàn thành
công tác tuyển quân, đảm bảo số lượng và chất lượng, thực hiện tốt công tác hậu
phương quân đội, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân .Đồng thời hoàn thành công tác diễn tập hàng năm.
Các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, tổ
chức thực hiện tốt việc xây dựng làng bản không có tội phạm và tệ nạn xã hội. Tình
hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn luôn được giữ vững. Trật tự an toàn xã hội có
nhiều chuyển biến tích cực, không xảy ra phạm pháp, trật tự công cộng luôn được giữ
vững, không có điểm nóng xảy ra, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của nhân dân
được nâng lên.
Đội ngũ cán bộ từ xã đến các bản tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng. Công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm, tham

nhũng, lãng phí, tiêu cực, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có
nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần xây dựng ý
thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, không
để xảy ra các vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp. Là một xã ở gần cửa khẩu việc
giữ vững an ninh chính trị và quốc phòng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự
Nhóm "Bản Păng”

13 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở nơi đây. Có được những thành quả trên là nhờ
công sức và vai trò hết sức to lớn của chính quyền và nhân dân xã Sơn Lư.
Nhìn chung, từ đầu năm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội không diễn biến
phức tạp, an ninh chính trị, an ninh văn hóa trên địa bàn được đảm bảo, không xảy ra
các trường hợp phức tạp và điểm nóng, bảo vệ thành công Đại hội các cấp. Tuy nhiên,
tình hình an ninh nông thôn vẫn còn tiềm ẩn như: rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, quấy rối
trật tự công cộng, giải trí bằng hình thức sát phạt bằng tiền, cụ thể như các bạn bi a và
nạn số đề đã len lỏi đến từng bản làng và lối cuốn nhiều người tham gia. Điều biệt là
có cả cán bộ, Đảng viên công chức, làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần nhân dân và
nỗi bức xúc trong xã hội.
2.4 Hoạt động của chính quyền
2.4.1 Hoạt động của hội đông nhân dân
Hoạt động của Hội đồng nhân dân tiếp tục được đổi mới về nội dung và hình
thức hoạt động, chất lượng các kỳ họp được nâng lên. Thường trực HĐND và đại biểu
HĐND đã tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, việc thực hiện nghị quyết HĐND,
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách pháp luật của Nhà nước trên
địa bàn qua đó đã có kiến nghị với UBND và các bộ phận chuyên môn giải quyết kịp
thời những vấn đề tiếp xúc của cử tri.

2.4.2 Công tác quản lý, điều hành của UBND và công tác cải cách hành
chính
Hoạt động của UBND xã tiếp tục được đổi mới và phát huy hiệu lực, hiệu quả
trong công tác quản lý và điều hành, đề cao trách nhiệm và cá nhân trong tổ chức thực
hiện nhiệm vụ, tăng cường kỹ luật hành chính, chủ động cụ thể hóa các nghị quyết của
cấp ủy, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, tập trung chỉ đạo, điều hành có trọng tâm,
trọng điểm, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của từng thời kỳ. Công tác cải cách hành
chính có chuyển biến ở một số khâu, một số lĩnh vực, giảm bớt nhiều phiền hà, ách tắc
trong điều hành, giải quyết công việc, hạn chế các sai phạm và tiêu cực. Đã quan tâm
chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, góp phần phát huy quyền làm chủ và tăng cường
khối đoàn kết của cộng đồng dân cư, động viên nhân dân tích cực thực hiện nhiệm vụ
ở cơ sở.

Nhóm "Bản Păng”

14 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Bảng 2: Danh sách cơ cấu hành chíh của xã
Chức vụ
Chủ tịch xã
Phó chủ tịch xã
Bí thư đảng ủy – Chủ tịch hội đồng nhân dân
Phó bí thư thường trực
Chủ tịch mặt trận tổ quốc
Trưởng công an
Hội trưởng hội nông dân
Hội trưởng hội phụ nữ

Hội phó hội phụ nữ
Chủ tịch hội cựu chiến binh
Cán bộ tư pháp
Cán bộ văn hóa
Bí thư đoàn thanh niên
Phó bí thư đoàn thanh niên
Xã đội
Văn phòng thống kê
Kế toán ngân sách
Cán bộ địa chính
Cán bộ khuyến nông khuyến lâm
Cán bộ dân số và KHHGD

Họ tên
Ông Lương Văn Liêng
Ông Hà Văn Lâm
Ông Vi Văn Uôn
Ông Lộc Văn Nương
Ông Vi Văn Lăm
Ông Lữ Văn Châu
Ông Lương Văn Dũng
Bà Lương Thị Báo
Bà Phạm Thị Đức
Ông Vi Văn Trực
Ông Hà Văn Điệp
Ông Ngân Văn Chum
Ông Lương Văn Tương
Ông Vi Văn Thiện
Ông Lữ Văn Biển
Ông Lương Văn Hiệp

Ông Lương Văn Vinh
Ông Hà Văn Măng
Ông Vi Văn Hinh
Bà Phạm Thị Tươi

( Nguồn: ủy ban nhân dân xã)

Nhóm "Bản Păng”

15 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Sơ đồ cơ cấu của xã
Mặt trận tổ quốc

Chủ tịch xã

Phó chủ tịch xã

Công
an xã

Hội
nông
dân

Hội
phụ

nữ

Hội
cựu
chiến
binh

Hội
người
cao
tuổi

Đoàn
thanh
niên
cộng
sản
Hồ
Chí
Minh

Khối
phòng
ban
chuyên
trách

2.4.3 Công tác dân vận, hoạt động của mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể
♦ Công tác dân vận được tăng cường
Công tác dân vận ngày càng được củng cố và tăng cường, nội và phương pháp

vận động quần chúng có nhiều đổi mới theo hướng gần dân, kịp thời nắm bắt những
tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết
dân tộc, quyền làm chủ và tạo được niềm tin trong nhân dân. Bên cạnh đó nhận thức
của ,các cấp ủy đối với công tác dân vận đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, nên việc lãnh
đạo chỉ đạo đồng bộ và có hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân
dân không ngừng được tăng cường.
♦ Hoạt động của các mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể
Hoạt động của mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể đã thu được nhiều kết quả.
Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, các hình thức tập hợp quần chúng nhân
dân ngày càng đa dạng. Các đoàn thế chính trị, xã hội đã tập trung củng cố tổ chức và
đổi mới nội dung phương thức hoạt động, nên tỷ lệ tập hợp quần chúng, tỷ lệ tâp hợp
đoàn viên, hội viên vào tổ chức được tăng lên. Các phong trào, các cuộc vận động
được tổ chức thường xuyên, thiết thực và hiệu quả hơn, bám sát nhiệm vụ của ủy, chức
Nhóm "Bản Păng”

16 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
năng nhiệm vụ của tổ chức và nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, hội viên,
đồng thời thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Vai trò của mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, chức năng
giám sát của các tổ chức quần chúng ngày càng được thể hiện rõ hơn góp phần giữ
vững ổn định chính trị trên địa bàn.
2.4.4 Công tác xây dựng Đảng
♦ Công tác giáo dục tư tưởng
Ban chấp hành Đảng ủy thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị
tư tưởng. Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà Nước cho cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân,

Đặc biệt là cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Trong 5 năm 2005- 2010, kết nạp được 73 đảng viên mới đạt 36,8 % tăng so với 2005
là 52 đồng chí; cử đi đào tạo bồi dưỡng chính trị cho 12 đồng chí, mở 5 lớp bồi dưỡng,
tập huấn cho 845 lượt cán bộ, đảng viên.
Việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, được tập trung triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ và đạt yêu
cầu đề ra. Hàng năn thao từng chủ đề Đảng ủy – Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể
xây dựng chương trình hành động để tổ chức thực hiện, mỗi cán bộ đảng viên đều
đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc sơ kết thực hiện
cuộc vận động được gắn liền với việc đánh giá cán bộ công chức và đảng viên hàng
năm. Nhìn chung cuộc vận động đã thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân
dân tham gia đóng góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên, tạo được niềm tin, phấn khởi và
sự lãnh đạo của Đảng, góp phần ổn định tình hình tư tưởng của cán bộ và nhân dân.
♦ Công tác tổ chức và cán bộ:
Ban chấp hành đảng ủy thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng Đảng;
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo mà quan trọng mà xây dựng Đảng và chi bộ Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh từ đó chất lượng sinh hoạt chi bộ được tăng lên ngày càng phát
huy vai trò là hạt nhân chính trị, lãnh đạo việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước. Số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh
ngày càng tăng, số chi bộ yếu kém giảm ( năm 2005 số chi bộ đạt trong sạch vững
mạnh là 3/8 chi bộ, bằng 37 % năm 2010 số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh bằng 70
% vượt so với năm 2005 là 42 %, không có chi bộ yếu, kém. Chất lượng đảng viên cà
công tác quản lý đảng viên có nhiều chuyển biến tiến bộ; việc đánh giá, phân loại chi
bộ Đảng và đảng viên được đổi mới, thực hiện nghiêm túc việc đảng viên giữ mối liên
hệ với chi ủy, chi bộ nơi cư trú.

Nhóm "Bản Păng”

17 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại



Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Công tác cán bộ có nhiều tiến bộ, quan tâm xây dựng, rà soát bổ sung quy hoạch
cán bộ, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, coi trọng tính kế
thừa cho trước mắt và lâu dài. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức cơ bản đạt chuẩn
về chính trị và chuyên môn 18/19 chức danh công chức đã hoàn thành chương trình
đào tạo đạt 94,7 %; công tác nhận xét đánh giá cán bộ được đổi mới theo hướng công
khai dân chủ, bố chí, sắp xếp đúng chuyên môn, coi trọng phẩm chất đạo đức, năng
lực, khả năng hoạt động thực tiễn.
Hoàn thành việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý giai đoạn 2010 –
2015 và 2015 – 2020, triển khai thực hiện tốt chỉ thị số 37 của bộ chính trị, kế hoạch
số 40 của ban thường vụ tỉnh ủy và kế hoạch số 69 của ban thường vụ Huyện ủy về
chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng và các cấp nhiệm kỳ 2010 – 2015. Chuẩn bị nguồn
nhân sự cho đại hội Đảng bộ xã khóa XX nhiệm ky 2010 – 2015; chỉ đạo đại hội cơ sở
đạt kết quả cao, thực hiện đúng theo kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên.
♦ Công tác kiểm tra, giám sát:
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của điều lệ Đảng và các chương
trình của tỉnh, của huyện và của Đảng ủy đề ra được tiến hành thường xuyên, ủy ban
kiểm tra hàng năm có kế hoạch kiểm tra ở các chi bộ, nội dung kiểm tra dựa trên cơ sở
hướng dẫn của cấp trên và kế hoạch của ban chấp hành Đảng ủy đề ra, nhằm nâng cao
nhận thức và trách nhiệm của đảng viên. Trong 5 năm đã tiến hành 5 cuộc kiểm tra 10
chi bộ; từ những kết quả giám sát, kiểm tra đã nâng cao vai trò của chi bộ và chất
lượng đảng viên cũng được nâng lên. Trong 5 năm 2005 – 2010 không có trường hợp
phải xử lý kỷ luật theo điều lệ, góp phần giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật của
Đảng.
♦ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và thực hiện nghị
quyết trung ương 5 (Khóa X), Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Ban chấp
hành Đảng ủy đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động, thực hiện chức

năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, chế độ và mối quan hệ công tác. Cụ thể hóa các nghị
quyết đại hội X của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nghị quyết đại
hội Đảng bộ lần thứ III và nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XIX thành chương trình
hoạt động toàn khóa, hàng năm, hàng tháng. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các
chương trình công tác đề ra, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và có trọng tâm, trọng
điểm. Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, Mặt
trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân, chỉ đạo chính quyền trong việc cụ thể hóa các
chủ trương, nghị quyết của Đảng thành chương trình hành động cụ thể để tổ chức thực
hiện; phát huy vai trò của mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể tham gia xây dựng Đảng,
Nhóm "Bản Păng”

18 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
chính quyền trong sạch vững mạnh. Trong hoạt động cấp ủy đã phát huy được nguyên
tắc tập trung dân chủ, thực hiện phê bình và tự phê bình, phát huy vai trò tập thể lãnh
đạo cá nhân phụ trách.
► Nguyên nhân đạt được kết quả nêu trên là do:
Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã luôn nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy, hội đông nhân dân, ủy ban nhân dân Huyện và các
ban ngành cấp huyện.
Các cấp ủy Đảng đã bám sát nghị quyết đại hội X, nghị quyết đại hội Đảng bộ
các cấp, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động phù hợp với tình hình
thực tiễn của đơn vị; kịp thời đề ra các chủ trương, nghị quyết đứng đắn để tổ chức
thực hiện.
Sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, các bộ phận chuyên môn, các cấp ủy,
đến các bản đã tập trung thực hiện chuơng trình một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng
điểm, kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm giữ vững

quốc phòng – an ninh, tranh thủ được các nguồn lực phát triển.
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã có nhiều cố gắng trong công tác
vận động đoàn viên, hội viên các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả nghị quyết
đại hội Đảng các cấp. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã luôn phát huy truyền
thống đoàn kết, nổ lực, cố gắng vượt qua mọi khó khăn với quyết tâm xây xã nhà ngày
càng phát triển.
3. Những yếu kém, khuyết điểm
Mặc dù năm 2010 đã đạt được một số kết quả nêu trên, song vẫn còn một số tồn
tại, yếu kém, nguyên nhân, khuyết điểm cần khắc phục đó là:
3.1 Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh nhưng chưa có tính bền vững, một số
ngành nghề phát triển còn chậm, chưa vững chắc và ổn định, chưa tận dụng hết tiềm
năng, mạnh sẵn có của địa phương, phát triển chăn nuôi với nghề rừng chưa có sự phối
hợp chặt chẽ, chưa vach hướng đi vững chắc giữa chăn nuôi và trồng trọt. Do vậy gây
mâu thuẫn trong cộng đồng và hạn chế giữa phát triển nghề rừng và chăn nuôi.
Công tác quản lý bảo vệ rừng, tuy thực hiện có hiệu quả không gây ra cháy rừng
và lâm luật, song nhiều thôn bản, hộ gia đình còn coi nhẹ công tác quản lý bảo vệ
rừng, phòng chống chữa cháy rừng, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ rừng,
phòng cháy, chữa cháy rừng, đặc biệt là vệ sinh rừng sau khai thác; khai thác còn tràn
lan; cưa xăng còn không giấy phép ngày càng nhiều, các thủ tục xin khai thác gỗ làm
nhà ở chưa chặt chẽ, chưa đúng với quy định của pháp luật.

Nhóm "Bản Păng”

19 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật tuy

được triển khai thực hiện xong chưa duy trì, chưa đồng bộ còn dừng lại ở vụ làm vụ
không.
Các bước chuẩn bị cho đầu tư xây dựng cơ bản còn lúng túng, quyết toán các
công trình chưa kịp thời, các công trình đưa vào sử dụng còn châm, công tác thu ngân
sách trên địa bàn đạt kết quả chưa cao nhất là các khoản thu hoa lợi công sản, phí, lệ
phí tài nguyên như: Đá, cát, sỏi….
3.2 An ninh trật tự - an toàn xã hội
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân,
công tác huấn luyện dân quân tự vệ chưa đạt yêu cầu đề ra.An ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, an ninh nông thôn vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp như: Rượu chè,
cờ bạc, trộm cắp, số đề và bạo lực, bạo hành gia đình chưa được kiềm chế triệt để.Các
hoạt động giải trí mang tính sát phạt nhau bằng tiền như: Các bàn bi a, nạn số đề đã lan
rộng các bản làng trong xã, lôi kéo nhiều thành phần tham gia. Đội ngũ cán bộ làm
công tác tư pháp, công an, quân sự còn yếu về năng lực, chưa đáp ứng công tac đề ra.
+ Vai trò điều hành quản lý
Trách nhiệm, vai trò điều hành quản lý còn nhiều hạn chế, tuy đã được phân công
rõ tững bộ phận trách nhiệm xong hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa có sự phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ, giải quyết công việc còn lơ là, điều hành và quản lý chưa có tính
sắc bén, thiếu nhạy cảm, thiếu kiên quyết, còn mang nhiều hình thức, ngại va chạm, né
tránh trách nhiệm, chưa bám sát kế hoạch chủ trương kế hoach của tỉnh, của huyện để
xác định rõ nhiệm trọng tâm, trọng điểm và giải pháp thực hiện; văn hóa công sở chưa
phát huy mang tính lành mạnh như tác phong, tư cách, lối sống cá nhân và giờ giấc
làm việc, còn dùng chất kích thích trong khi thực thi công việc và trao đổi công việc
giữa tập thể và cá nhân
3.3 Về văn hóa - xã hội
Các hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vận động ủng hộ vì người
nghèo, hỗ trợ thiên tai, lụt bão… Công tác giáo dục tuy có bước cải thiện về cơ sở vật
chất cũng như huy động trẻ tới trường, song tình trạng trẻ em bỏ học vẫn còn tái diễn ở
hầu hết các thôn bản trong toàn xã, trong đó cấp học Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao
hơn. Năm 2010 có 2 học sinh bỏ học. Nhận thức về giáo dục ở nhiều hộ gia đình còn

hạn chế cho là điều kiện kinh tế khó khăn nên đã cho con bỏ học.
3.4 Về công tác xây dựng chính quyền
Hoạt động của hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân trên một số lĩnh vực chưa
mang lại hiệu quả, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân có lúc cón mang tính
hình thức, chất lượng các kỳ họp chưa cao. Công tác quản lý Nhà nước và chỉ đạo điều
Nhóm "Bản Păng”

20 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
hành của chính quyền có nhiều bất cập. Việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của
trung ương, của Tỉnh, của Huyện còn chậm. Điều hành và quản lý chưa có tính sắc
bén, thiếu kiên quyết., còn mang nặng về hình thức, ngại va chạm, né tránh trách
nhiệm, vai trò tham mưu cuả các bộ phận, chuyên môn vẫn còn hạn chế, chưa có
hướng đổi mới. Cải cách hành chính còn chậm chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Bộ
phận cán bộ trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý năng lực yếu tinh thần trách
nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân còn thấp nhưng chưa kiên quyết kịp thời.
3.5 Về công tác dân vận nhân dân, hoạt động của MTTQ và các đoàn thể.
Công tác dân vận MTTQ và các đoàn thể nhiều lúc vẫn còn mang tính hình thức,
chưa sâu sát, lúng túng, bị động trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
và tổ chức các phong trào. Chất lượng tổ chức, chất lượng đoàn viên, hội viên, chất
lượng các phong trào chưa cao. Chức năng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền,
tham gia quản ký giám sát chưa được phát huy.
3.6 Về công tác xây dựng Đảng
Vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của một số chi bộ Đảng và đảng viên còn hạn
chế, chưa làm tốt việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp
trên. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa thường xuyên, một bộ phận đảng viên
còn bảo thủ, trì trệ, thiếu chủ động, sáng tạo, chưa thực hiện tiên phong gương mẫu

trong công việc và lối sống. Chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao, vẫn còn tình trạng
nể nang, né tránh trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. Việc nhận xét, đánh giá, cán
bộ còn hình thức, chưa tương ứng với hiệu quả công việc.Công tác kiểm tra, giám sát
chưa thường xuyên, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng chưa kịp
thời.
► Nguyên nhân của những yếu điểm, khuyết điểm
+ Về khách quan: Là một xã miền núi, đang thuộc diện chương trình 135 của
chính phủ. Địa bàn rộng, dân cư sống rải rác, nền kinh tế thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao,
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, trình độ sản xuất thấp, bên cạnh đó thời
tiết trong những năm qua chưa thuận lợi, các loại dịch bệnh xuất hiện trên cây trồng,
vật nuôi, giá các mặt hàng tăng cao đã làm ảnh hưởng đến quá trình lãnh, chỉ đạo, phát
triển kinh tế của xã hội của xa nhà..
+ Về chủ quan: Một số bộ phận chuyên môn chưa thật sự nghiêm túc trong việc
tổ chức triển khai, thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, việc kiểm tra, đôn
đốc thực hiện chưa tốt và thiếu kiên quyết, vai trò tham mưu của một số bộ phận
chuyên môn cho Đảng, chính quyền từ xã đến các bản chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm
vụ đặt ra. Vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trước tập thể chưa cao, thiếu sâu sát
trong tổ chức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm "Bản Păng”

21 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn còn thiếu đồng bộ. năng lực lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành, trình độ chuyên môn của một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Ý thức
tự lực, tự cường, phát huy nội lực còn yếu, bên cạnh đó còn trông chờ, ỷ lại, thiếu ý
chí để vươn lên thoát nghèo, vẫn còn tồn tại ở một số bản.
4. Bài học kinh nghiệm

♦ Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Giữ vững sự đoàn kết,
nhất trí trong từng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã, đồng thời tranh thủ sự
giúp đỡ của huyện ủy, UBND huyện và các phòng, ban chuyên môn của huyện, phát
huy mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính
trị đã đề ra.
♦ Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và quy chế dân chủ ở
cơ sở, đề cao quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỉ cương, kỉ luật Đảng, kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xử lý nghiêm minh những
trường hợp vi phạm đi đôi với việc giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn, giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn xã.
♦ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và công tác điều hành của chính
quyền phải bám sát mục tiêu, có trọng tâm, có trọng điểm, đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng đối với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy tinh thần chủ
động, sáng tạo trong từng khối, từng ngành, từng bộ phận chuyên môn và từng bản để
tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội tạo ra
động lực phát triển bền vững trên tất cả các lĩnh vực.
♦ Không ngừng chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực sự có bản lĩnh
chính trị, có năng lực và trình độ chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong thời
kì mới, làm tốt công tác quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ, chú trọng sử dụng cán bộ
trẻ có kiên thức và năng lực.
5. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 – 2015
5.1 Phương hướng và một số mục tiêu chủ yếu
5.1.1 Phương hướng chung:
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng
Đảng thật trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục
thực hiện công cuộc đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tập
trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững; huy động, tranh thủ mọi nguồn lực, sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh xã hội và nâng cao chất lượng các hoạt động
văn hóa – xã hội, đảm bảo các chính sách an sinh xã hội gắn với việc giải quyết tốt


Nhóm "Bản Păng”

22 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, không ngừng cải thiện đời sống cho nhân dân, tăng
cường củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
5.1.2 một số mục tiêu chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 – 9,5% vào năm 2015
- Sản lượng lương thực đạt 970 tấn
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đồng/ người mỗi năm
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15 – 17 tỉ đồng vào năm 2015
- Tổng thu ngân sách vượt 10 – 13% dự toán huyện giao
- Tỉ lệ lao động được đào tạo nghề đạt trên 8%
- Lao động được tạo việc làm 150 – 200 người vào năm 2015
- Giảm sinh xuống còn 1,8% vào năm 2010
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 26%
- Phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2012
- Tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 20 – 23% vào năm 2015, bình quân 5%/năm
- Tỉ lệ hộ dân được dùng nước sạch 87%
- Khai trương xây dựng từ 1 -2 làng, cơ quan văn hóa
- Tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh 80% trở lên
- Đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ từ 90% trở lên
- Phát triển mới từ 7 – 10 Đảng viên / năm
5.2 Phương hướng và nhiệm vụ năm 2011
5.2.1 Về kinh tế
Tập trung chỉ đạo cấy hết diện tích vụ chiêm xuân, xây dựng kế hoạch chăm sóc

hoa màu, chú trọng phát triển đàn trâu bò, gắn liền với tiêm phòng dịch bệnh cho đàn
gia súc, gia cầm; mạnh dạn chuẩn bị các loại giống lúa mới có năng suất cao, áp dụng
các tiến bộ khoa hoạc vào sản xuất, ổn định phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tiêu
thụ sản phẩm.
Tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, đặc
biệt là xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa hanh khô, quản lý
việc khai thác, tiêu thụ sản phẩm từ vốn rừng đúng theo thiết kế và quy trình, tiếp tục
thực hiện đề án 38 về xã hội hóa quản lý bảo vệ rừng,phát huy vai trò kiểm lâm viên
địa bàn; đồng thời quản lý chặt chẽ việc khai thác tiêu thụ sản phẩm từ vốn rừng, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm khai thác tiêu thụ, vận chuyển trái phép hàng lâm sản.
Lập đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép cải tạo đất rừng 02 thay
thế các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Tiếp tục đề xuất đầu tư từ các dự án, chỉ đạo hoàn thành các công trình đã được
phê duyệt, tu sửa các công trình thủy lợi đã xuống cấp hoặc bị ảnh hưởng lũ lụt, đảm
Nhóm "Bản Păng”

23 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
bảo cho việc tưới tiêu; đề xuất đầu tư xây dựng trường học mầm non Khu Sỏi – Khu
Bon; trạm y tế xã và các công trình khác trên địa bàn.
Thực hiện đúng luật ngân sách sửa đổi, đồng thời chỉ đạo quyết liệt thu và chi
các loại quỹ đóng góp của nhân dân đã được hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn;
phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn đạt 100% kế hoạch được giao, xây dựng kế hoach
phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng và dự toán ngân sách năm 2009.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng về kinh tế năm 2011 đạt 8% trở lên; thu nhập bình
quân đầu người đạt từ 4,1 – 4,5 triệu đồng / người / năm; cơ cấu nghành nông – lâm –
thủy sản 30%, dịch vụ từ 10 -15%; sản lượng lương thực có hạt đạt 904 – 110 tấn, bình

quân đạt từ 380 – 400 kg/người/năm; thu ngân sách tăng 9% dự toán kế hoạch; giải
quyết việc làm cho 150 lao động tại địa bàn và đi làm việc tại nước ngoài; tỉ lệ lao
động được đào tạo là 12% trở lên, giảm hộ nghèo xuống còn 47,56%; tốc độ tăng dân
số 1,3%; giảm trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 15 – 20%; tỉ lệ độ che phủ rừng đạt
86%, tăng 1,86%; tỉ lệ hộ dân được dùng nước sạch từ 70 – 80%.
5.2.2 Về văn hóa xã hội
Duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao chất
lượng dạy và học, đặc biệt quan tâm các khu lẻ; huy động 100% trẻ em trong độ tuổi
đi học ra lớp; vận động học sinh bỏ học trở lại lớp đạt 100%, nâng cao chất lượng quy
moo dào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội;thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
bệnh chăm sóc cức khỏe cộng đồng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hóa, đánh giá chất lượng các làng văn hóa, nâng cao chât
lượng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ngày càng lành mạnh.
5.2.3 Về quốc phòng và an ninh
Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ,sẵn sàng chiến đấu hoàn
thành tốt kế hoạch ra giao quân đảm bảo quân số và số lượng; công tác huấn luyện kết
hợp phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, bảo đảm an
toàn xã hội, tiếp tục giữ vững và tăng cường, củng cố quốc phòng – an ninh; tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Kiên quyết bài
trừ các tệ nạn xã hội trên địa bàn; chỉ đạo quyết liệt, giải tán triệt để các điểm ghi, ôm
đề và các hoạt động không lành mạnh trên địa xã; tăng cường xây dựng Đảng, chính
quyền và mặt trận tổ quốc, các đoàn thể từ xã đến tận các thôn, bản trong sạch vững
mạnh, thực hiên tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối
đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an
ninh, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra.

Nhóm "Bản Păng”

24 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại



Tên dự án: “Nâng cao thu nhập cho 15 hộ gia đình tại bản Păng – xã Sơn Lư
huyện Quan Sơn – Tỉnh Thanh Hóa bằng cách phát triển mô hình VRC”
Năm 2011 có nhiều thuận lợi, song vấn đề đặt ra với Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trong xã hết sức nặng nề, chính vì vậy ủy ban nhân dân xã kêu gọi các khối,
ban ngành đoàn thể, các bộ phận trực thuộc có liên quan, các thôn bản và đồng bào các
dân tộc trong xã hãy nêu cao tinh thần, phát huy những kết quả đạt được, đoàn kết đối
phó với thiên tai nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu, kế hoạch kinh tế xã hội – quốc phòng – an ninh năm 2011.
5.3 Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu giai đoạn 2010 – 2015
5.3.1 Các nhiệm vụ chủ yếu
a. Về kinh tế
♦ Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn
Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng năm tăng từ 8,3 % trở lên.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng…theo hướng năng
cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác, tập trung chỉ đạo thâm canh tăng
năng suất, đưa các giống lúa mới có năng suất cao và sản xuất đại trà, đẩy mạnh hơn ,
nữa công tác khuyến nông, khuyến lâm, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật để
phát triển sản xuất nông lâm, thủy sản.
Đến năm 2015, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 42% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm: đàn châu 400 con, đàn bò 600 con, đàn lợn
3000 con, đàn gia cầm 4000 con.
Bảo vệ rừng tốt diện tích hiện có, rừng phòng hộ và các diện tích rừng đã khoanh
nuôi phấn đấu trồng rừng mới đạt trên 30 ha/ năm, độ che phủ đến năm 2015 đạt 89 %.
Giá trị sản xuất thủy sản hằng năm tăng từ 28 % trở lên, chủ động đưa các giống
cá có năng suất và phù hợp với điều kiện nuôi trồng của xã; đặc biệt quan tâm đến việc
nuôi lồng, bè dọc theo sông Lò.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng bình quân hàng năm tăng 8 –
10 %. Tiêp tục khuyến khích tạo điều kiện để phát triển các công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp có lợi thế về nguyên liệu như: Sản xuất vận luyện xây dựng chê biến lâm sản

Tập trung đầu tư phát triển mạnh các ngành dich vụ, phấn đấu giá trị sản xuất các
ngành dịch vụ, bán lẻ, sữa chữa 3,2 %.
♦ Huy động và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng và kết cấu hạ tầng.
Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và huy động mọi nguồn lực trong
nhân dân, đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu như: Trường lớp học, nhà công vụ,
quan đầu tư cho các khu lẻ và các công trình nước sinh hoạt, thủy lợi, phục vụ nhân
sinh, nhằm khai hoang các piềng bãi để mở rộng diện tích lúa nước, đảm bảo an ninh
lương thực tại chỗ cho nhân dân. Tiếp tục coi trọng và khuyến khích phát triển mô

Nhóm "Bản Păng”

25 Giảng viên hướng dẫn: Phan Như Đại


×