Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Ứng dụng phương pháp công tác xã hội trong việc xây dựng mô hình trung tâm “ Sao Hi Vọng” nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.79 KB, 17 trang )

CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
Đề Tài:
Ứng dụng phương pháp công tác xã hội trong việc xây dựng mô hình trung tâm “ Sao
Hi Vọng” nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bị nhiễm HIV/AIDS.

BÀI LÀM
A.LỜI MỞ ĐẦU :
Chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những yêu tiên, quan tâm hàng đầu của xã hội.
Bởi vì trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.Nếu được nuôi dưỡng và bồi đắp về tri
thức, đạo đức tốt trẻ em sẽ là những người xây dựng một đất nước giàu đẹp trong tương
lai. Chính vì vậy mà Đảng , nhà nước nói chung và các gia đình nói riêng cũng luôn tạo
điều kiện để cho trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tâm lý.
Nhưng không phải trẻ em nào sinh ra cũng có một điều kiện tốt nhất để phát triển, và
hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh những em được sinh ra trong điều kiện đầy đủ có sự
chăm sóc của gia đình, bố mẹ, được đến trường và tham gia vào các hoạt động xã hội và
kết nối với cộng đồng thì còn rất nhiều trẻ em đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc
sống.
Đặc biệt là trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS.Các em cũng như bao trẻ em khác cần được đáp
ứng những nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe thể chất, tâm lý, giáo dục.Nhưng trong
thực trạng xã hội hiện nay những trẻ em bị nhiễm HIV từ nhiều lý do khác nhau vẫn còn
bị phân biệt đối xử, chịu sự kì thị của mọi người, bị mọi người hắt hủi xa lánh, chở thành
trẻ mồ côi không nơi nương tựa.Chính vì vậy việc xây dựng cho các em những ngôi nhà
chung, những mái ấm gia đình có sự đồng cảm, sẻ chia là điều hết sức cần thiết.
Là một sinh viên công tác xã hội, tôi mong muốn có nhiều hơn nữa những trung tâm như
thế để các em lớn lên với một tâm lý vững vàng và thoát xa những mặc cảm. Bên cạnh

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 1



CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
việc tuyên truyền cho toàn thể cộng đồng hiểu biết về HIV, cách phòng chống và bỏ đi
những kì thị, thì việc chăm sóc sức khỏe tâm lý, thể chất cho các em ngay từ bây giờ là
một việc làm quan trọng.
Chính vì vậy tôi đã ứng dụng những lý thuyết, phương pháp CTXH để xay dựng mô hình
trung tâm “ Sao Hi Vọng” nơi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV không nơi
nương tựa.
Với mô hình này tôi sẽ tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe, thể chất, chăm sóc sức
khỏe tâm lý cho các em trong môi trường sống gia đình.Các em vẫn sẽ đi học và tham gia
các hoạt động xã hội ở bên ngoài để các em được hòa đồng, không bị kì thị và phát triển
như những trẻ khác.

B. NỘI DUNG
I.Các khái niệm, quan điểm liên quan :
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút
gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các
tác nhân gây bệnh.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome”
là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện
thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì
biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với
người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 2


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV

Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược
đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi
ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV
hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
1.Mọi trẻ em đều có các nhu cầu cơ bản sau:
• Nhu cầu về thể chất: dinh dưỡng đầy đủ, chỗ ở, quần áo, chăm sóc sức khoẻ bởi
các dịch vụ y tế đạt chuẩn, vui chơi, chăm sóc, nghỉ ngơi, phát triển trí tuệ.
• Nhu cầu về tình cảm, tinh thần: yêu thương, hiểu biết, lắng nghe, học cách ứng
phó với căng thẳng, bày tỏ cảm xúc, niềm tin, giá trị cuộc sống, có cơ hội được
tham dự các hoạt động văn hoá, tinh thần.
• Nhu cầu về xã hội: được xã hội hoặc bạn bè thừa nhận, có các mối quan hệ mở
rộng, có cơ hội được bày tỏ hoặc chia sẻ ý kiến trong các hoạt động xã hội, được giáo dục
 Trẻ em HIV cần được chăm sóc như những trẻ em bình thường khác, tránh sự kì
thị, mặc cảm.
2. Tiếp xúc thông thường với trẻ em bị nhiễm HIV không bị lây nhiễm HIV
Rất nhiều người lo lắng về nguy cơ trẻ bị lây nhiễm HIV qua cào cấu hoặc cắn nhau
(trẻ nhiễm HIV cắn trẻ không nhiễm HIV hoặc ngược lại). Trên thực tế, HIV không lây
truyền qua tiếp xúc thông thường và cho tới nay cũng chưa có báo cáo nghiên cứu
nào về lây nhiễm HIV do bị cào cấu hoặc bị cắn gây ra.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 3


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
HIV xâm nhập vào cơ thể phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
• Lượng HIV có trong máu và dịch tiết của cơ thể: Không phải dịch cơ thể nào cũng
chứa lượng HIV như nhau. HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa
mẹ. Trong nước bọt, nước mắt, mồ hôi, nước tiểu chứa rất ít HIV. Tuy nhiên, nếu

các dịch này lẫn máu có nhiều HIV thì vẫn có thể lây truyền HIV.
• Khả năng tồn tại của HIV ngoài cơ thể: HIV khó có thể tồn tại ngoài cơ thể con
người và dễ bị tiêu diệt bởi các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, tính axít hoặc tính
kiềm cao của môi trường.
• Đường vào: HIV có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết sây sát, vết thương
của da và niêm mạc khi các vết sây sát và vết thương này đang chảy máu và có
tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm HIV.
Như vậy, khi cùng học, cùng chơi, cùng ăn, cùng sử dụng đồ dùng học tập với trẻ
em nhiễm HIV không có nguy cơ lây nhiễm HIV do không thuộc 3 yếu tố gây lây
nhiễm HIV nói trên.
3. Phòng chống HIV không phải là lý do để tách biệt trẻ em nhiễm HIV với những trẻ em
khác tại trường học, nơi vui chơi và nơi ở …
Nhiều người cho rằng trẻ em nhiễm HIV cần được tách riêng trong trường học, lớp học,
nơi vui chơi và nơi ở để không lây truyền HIV cho các trẻ em khác. Tách riêng trẻ nhiễm
HIV không phòng được lây nhiễm HIV cho những trẻ em khác mà làm tổn thương tinh

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 4


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
thần, tình cảm của trẻ nhiễm HIV.
HIV không lây qua tiếp xúc thông thường, do vậy không cần tách biệt trẻ nhiễm HIV tại
các trường học, lớp học, nơi vui chơi hoặc nơi ở. Sự tách biệt này gây nên sự kỳ thị
với trẻ em nhiễm HIV vì mọi người sẽ biết trẻ học trong trường học, lớp học hoặc ở nơi
dành riêng đó là những trẻ em nhiễm HIV.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ cũng không phải là lý do để tách biệt trẻ nhiễm HIV. Các
nhiễm trùng cơ hội mà trẻ nhiễm HIV gặp như: viêm phổi, tiêu chảy, viêm da cũng là
những bệnh mà trẻ em khác thường gặp. Vì vậy, nhu cầu dịch vụ chăm sóc cho trẻ em

nhiễm HIV cũng giống như nhu cầu dịch vụ chăm sóc cho trẻ em khác.
Trẻ nhiễm HIV được gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng sẽ đảm bảo phát triển cả về
thể chất và tình cảm.
4. Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Để giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có cơ hội tiếp tục học tập, hòa nhập và có
tương lai tốt đẹp hơn, cha mẹ học sinh và cộng đồng cần:
• Hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, biết phòng tránh lây nhiễm HIV đúng cách, điều đó
quan trọng hơn là nhận biết ai là người nhiễm HIV.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 5


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
• Không gây áp lực với nhà trường để ngăn cản trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
được cùng học với các trẻ em khác.
• Phối hợp với nhà trường để tuyên truyền giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
• Đấu tranh với các biểu hiện, quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và thái độ kỳ thị, phân
biệt
đối xử liên quan đến HIV/AIDS.
• Không đổ lỗi, buộc tội trẻ em về các hành vi của cha mẹ hay người thân của các em.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không phải chịu trách nhiệm cho
bất kỳ hành vi nào của cha mẹ hay người thân.
• Tôn trọng và bảo mật thông tin của người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
• Tham gia, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng.

II.Tổng quan về trung tâm :
1.Sơ lược về trung tâm.
- Tên trung tâm : Sao Hi Vọng
- Hình thức của trung tâm : Là một trung tâm xã hội được sự đóng góp xây dựng từ nhiều
nguồn ngân sách, được xây dựng để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em HIV không nơi
nương tựa.
- Mục tiêu xây dựng trung tâm : Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em bị nhiễm HIV

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 6


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
- Mục đích xây dựng trung tâm : Tạo môi trường sống gia đình lành mạnh cho trẻ em
HIV, để các em được đáp ứng những nhu cầu cơ bản của trẻ em nói chung và trẻ em
nhiễm HIV nói riêng, xóa bỏ đi những mặc cảm tự ti về bệnh tật, để các em tự tin hòa
nhập xã hội
- Nguồn ngân sách : xin từ các tổ chức có thẩm quyền, trách nhiệm và các tổ chức, cá
nhân có tấm lòng hảo tâm. ( cục phòng, chống HIV, bộ y tế, cục bảo vệ và chăm sóc trẻ
em…)
2.Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu của trung tâm :
a. Các bộ phận của trung tâm
- Trung tâm gồm 3 bộ phận chính :
+ Bộ phận lãnh đạo, quản lý
+ 15 gia đình : Mỗi gia đình ở trong một căn hộ khác nhau. Mooic gia đình có một mẹ
nuôi trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ suốt đời, tình nguyện không xây dựng gia
đình.Trẻ được đưa đến trung tâm không phân biệt tuổi tác, được trung tâm nuôi đến khi
nào tự hòa nhập được với cộng đông, tự đi làm và được trung tâm hỗ trợ luong trong
vòng 3 năm đầu tiên ( bán tự lập-tự lâp).

+ Bộ phận tư vấn tâm lý : gồm một phòng ban có 2 nhân viên CTXH thường trực.
+ Bộ phận y tế: Gồm một phòng ban có 1 nhân viên y tế thường trực để chăm sóc sức
khỏe thường trực và những sự cố sức khỏe nhỏ thường ngày của các em, và các mẹ.
b. Chủ đề và thiết kế trung tâm.
-Trung tâm “ Sao Hi Vọng “ hoạt động theo 4 chủ thể: “Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà
gia đình và cộng đồng trung tâm”. Trong đó, nhân tố chính là các “bà mẹ” - là những
phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 7


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
nặng gánh gia đình, tình nguyện đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ HIV
mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã
hội học. Mỗi “bà mẹ” làm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong
việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ
khác trong xã hội. Có 15 ngôi nhà hợp thành một trung tâm. Phương pháp tối ưu được áp
dụng là tình cảm và trái tim của người mẹ, chú trọng gia đình, lấy nền tảng tri thức, nghề
nghiệp làm bước đệm cho trẻ hòa nhập cộng đồng.
Mối liên kết giữa các gia đình tạo thành cộng đồng trung tâm, các gia đình trong Làng
cũng giống như những gia đình tự nhiên khác ( tôn trọng, thân thiết, mâu thuẫn…)
- Thiết kế : Mỗi gia đình có mảnh vườn nhỏ đằng trước ,đằng sau để mỗi gia đình tiện
vun trồng chăm sóc, mỗi khu tập trung 5 gia đình. Chia ra làm 3 khu : Khu A, B, C.
Ngoài ra trung tâm còn xây dựng thêm phòng sinh hoạt tập thể để tiện cho việc sinh hoạt
các hoạt động cộng đồng và phòng ban của bộ phận lãnh đạo, y tế, và nhân viên CTXH.
c. Tiêu chí nhận trẻ và chọn mẹ nuôi
 Tiêu chí đón trẻ :
+ Không phân biệt độ tuổi.

+ Trẻ bị nhiễm HIV và đã mất nguồn nuôi dưỡng.
 Tiêu chí chọn mẹ:
+ Không ràng buộc
+ Không có gia đình riêng
+ Có khu nghỉ hưu dành cho các bà mẹ nghỉ hưu suốt đời.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 8


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
+ Được hưởng hai chế độ: tiền lương và tiền ăn
III. Lý thuyết áp dụng của dịch vụ, hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà
nhân viên phải có khi làm dịch vụ này:
1, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ:
a, Lý thuyết hệ thống:
Thuyết Hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong
công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống trợ giúp nào
họ có thể tiếp cận và tham gia bởi trọng tâm của hệ thống là hướng đến những cái tổng
thể và mang tính hoà nhập.Thuyết hệ thống được áp dụng cho các hệ thống xã hội, như
các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thống sinh học. Công tác xã hội cố
gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trường của họ đang có những vấn đề, khó
khăn trong tương tác từ đó giúp họ thực hiện các công việc trong cuộc sống. Vì thế nhiệm
vụ của công tác xã hội là:


Giúp con người sử dụng và nâng cao khả năng của bản thân nhằm giải quyết
vấn đề




Xây dựng mối quan hệ mới giữa người và các hệ thống nguồn lực



Giúp, chỉnh sửa tương tác giữa mọi người với các hệ thống nguồn lực



Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội



Đưa ra sự trợ giúp thực tế

• Hoạt động như một tác nhân kiểm soát xã hội
b, Phương pháp CTXH cá nhân.
-Định nghĩa: Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp
một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; chữa trị,

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 9


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
phục hồi sự vận hành của các chức năng xã hội; giúp họ tự nhận thức và giải quyết các
vấn đề xã hội bằng chính khả năng của mình.Trong quá trình làm việc với thân chủ nhân
viên CTXH vận dụng những kỹ năng chuyên nghiệp của CTXH như kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng tham vấn, kỹ năng đánh giá vấn đề.
c, Phương pháp CTXH với nhóm
- Định Nghĩa: Phương pháp CTXH với nhóm là sự vạn dụng kỹ năng mang
tính chất chuyên nghiệp để can thiệp, hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế nhằm thay đổi
nhận thưc, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết các vấn đề xã hội của các thành viên
trong nhóm.
Tiến trình CTXH với nhóm cần phân biệt rõ nhóm xã hội được xác định trước
và nhóm được thành lập có chủ định. ( Nhập môn CTXH )
d, Phương pháp CTXH với cộng đồng:
- Định nghĩa: Là phương pháp với một cộng đồng dân cư vốn có mối quan hệ
và nhu cầu chung, với sự trợ giúp từ bên ngoài nhàm từng bước tự nâng cao năng lực,
thay đổi hiện trạng , giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết của cộng đồng.
e, Phương pháp CTXH với gia đình.
Nhân viên CTXH áp dụng phương pháp trị liệu gia đình. Khi làm việc với một
gia đình khác với làm việc với cá nhân. Vì làm việc với gia đình phải đối mặt với các
cá nhân cùng sự nhận thức khác nhau về vấn đề và những mục tiêu riêng của họ. Đối với
gia đình nhân viên CTXH phải hình thành mối quan hệ với từng thành viên trong những
buổi tiếp xúc ban đầu.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 10


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV


Nhân viên CTXH là người điều hành buổi nói chuyện nên cần khéo

léo làm sao cho mọi người ai cũng được trình bày ý kiến của mình, ai cũng phải

nghe ý kiến của người khác khi họ nói.


Nhân viên CTXH cần duy trì sự trung lâp. Lắng nghe ý kiến của tất

cả các ý kiến sau đó phân tích tổng hợp và gợi mở 1 phương hướng chung cho gia
đình.
2,Hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có khi làm
dịch vụ này:
Nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng và phuơng pháp chuyên ngành kết hợp
với nhóm đa thành viên để giúp đỡ thân chủ trong việc vận động thân chủ tham gia quá
trình điều trị, duy trì quá trình điều trị và tái phục hồi các chức năng xã hội. Đặc biệt là
trong quá trình trợ giúp nhóm trẻ tại Làng trẻ SOS Nhân viên CTXH có những vai trò sau
đây :


Trước hết là sự chia sẻ, cảm thông với những những mặc cảm tự ti,

những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống của thân chủ, thiết lập mối quan hệ tốt
đẹp với thân chủ.


Tham vấn cho thân chủ thấy được ý nghĩa của việc tham gia quá

trình điều trị cũng như những lợi ích hay nguồn lực hỗ trợ cho thân chủ trong khi
điều trị.


Cung cấp thông tin về cơ sở, vai trò và trách nhiệm của nhân viên


CTXH và các nhân viên khác trong cơ sở; phương pháp cũng như kế hoạch điều
trị cho than chủ, yêu cầu, nguyên tắc của việc điều trị ( tuỳ thuộc vào tình trạng
bệnh của thân chủ ).


Khi thân chủ tự quyết định tham gia quá trình điều trị tại cơ sở, nhân

viên CTXH và nhóm đa thành viên cùng thân chủ lên kế hoạch điều trị cụ thể.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 11


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV


Giúp thân chủ duy trì quá trình điều trị.



Nhân viên CTXH đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền

cho cộng đồng., giúp thân chủ tự tin, nâng cao năng lực tự giúp cho thân chủ để họ
có khả năng hòa nhập cộng đồng.

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 12



CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
III. Sơ đồ mô hình trung tâm
1.Sơ đồ sinh thái:

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 13


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 14


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
IV.Kế hoạch và chương trình hoạt động :
S

Tên chương trình

T

hoạt động

Nội dung hoạt động


Mục đích

T
1. Hoạt động vận hành

-

trung tâm Sao Hi
Vọng

Xin hỗ trợ kinh phí xây dựng

Đưa trung tâm Sao

và vận hành trung tâm

Hi Vọng vào hoạt
động.Xây dựng mái

-

Nhận các mẹ nuôi theo tiêu chí.

-

Nhận các trẻ nhiễm HIV từ các

trẻ em bị nhiễm HIV

địa phương cộng đồng theo tiêu


không nơi nương

chí

tựa.

-

ấm gia đình cho các

Vận hành phòng tham vấn trị
liệu tâm lý và phòng y tế

2. Hoạt động hỗ trợ
vận hành trung tâm

Ban quản lý, các nhân viên, mẹ nuôi

Chia

của trung tâm xây dựng các chương

nghiệm, cung cấp

trình và các hội thảo như sau :

thêm

-


Hội thảo “khởi động dự án xây
dựng trung tâm ngôi sao hi
vọng “

-

-

sẻ

kinh

những

hiểu

biết cần thiết đối với
nhân viên, cán bộ,
mẹ nuôi của trung
tâm nói riêng và

Hội thảo : “Phòng chống kì thị

cộng

đối với trẻ em nhiễm HIV”

chung.


đồng

nói

Hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm
chăm sóc trẻ em nhiễm HIV”

3. Hoạt động nâng cao

-Thăm quan hoạt động mô hình của

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Nhằm cung cấp

Page 15


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
kỹ năng, nghiệp vụ

các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em HIV

những kiến thức và

công tác xã hội cho

khác.

kỹ năng công tác xã


cán bộ, nhân viên,
mẹ nuôi trung tâm

- Tham gia các khóa tập huấn nâng
cao kiến thức và kỹ năng công tác xã
hội như :
+ Kỹ năng tư vấn tâm lý

hội cho cán bộ, nhân
viên và mẹ nuôi của
trung tâm. Để trung
tâm đi vào hoạt
động hiệu quả.

+ Kỹ năng chăm sóc trẻ HIV
+ Kỹ năng phòng tránh HIV
……..
4

Hoạt động nhận thức - Xây dựng cơ chế hợp tác, phối hợp

Nhằm tạo dựng

và phát triển trung

giữa các ban ngành và tổ chức liên

được sự kết nối,


tâm

quan thông qua hội thảo định kì và

hợp tác của trung

phát triển, mở rộng mạng lưới...

tâm với cộng

- xây dựng các hoạt động truyền thông
đến cộng đồng
5. Hoạt động xây dựng
nội quy và cơ chế

đồng.Duy trì sự phát
triển bền vững của
trung tâm

- Xây dựng các thủ tục để đón tiếp -Nhằm hoàn thiện
quá trình hoạt động
thành viên.

làm việc

của trung tâm.
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ cho
nhân viên xã hội, cán bộ tham vấn, -Bổ xung các quy
chuyên gia tâm lý, giáo viên nhà trẻ, chế làm việc, tạo sự
bảo vệ và quản gia làm việc tại hai kết nối đồng bộ giữa

các nhân viên trung
nhà, xây dựng cơ chế làm việc.
tâm
- Tổ chức các buổi họp giao ban hàng

NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 16


CTXH VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV
tuần giữa chuyên gia, cán bộ dự án, -Nắm bắt được tình
nhân viên xã hội, họp bàn chuyên hình hoạt động của
môn. Tổ chức các buổi họp tháng với trung tâm, từ đó có
tất cả các cán bộ, nhân viên về những kế hoạch hoạt
các hoạt động liên quan của dự án.

động tiếp theo.

C. KẾT LUẬN
Trẻ em bị nhiễm HIV là đối tượng đáng được quan tâm và giúp đỡ của toàn thể cộng
đồng. Việc xây dựng các mô hình chăm sóc trẻ em nhiễm HIV không nơi nương tựa là
hoạt động hết sức cần thiết. Chính vì vậy với việc thiết kế mô hình trung tâm “ Sao Hi
Vọng”. Tôi hi vọng trung tâm những trung tâm như thế này sẽ giúp các em được
chăm sóc đầy đủ về thể chất, tinh thần, được tham vấn tâm lý để các em có thể phát
triển bình thường như những trẻ em khác.Trung tâm với các dịch vụ cụ thể và mô
hình sống gia đình sẽ giúp các em lớn lên một cách tự nhiên, được quan tâm chia sẻ,
giảm thiểu những kì thị của xã hội, và xóa đi sự mặc cảm của các em.Giúp các em hòa
nhập cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.


NGUYỄN THỊ HỒNG ÁNH – K53 CTXH

Page 17



×