Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

vận dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.5 KB, 17 trang )

Lời mở đầu
Xã hội ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của con người mỗi ngày
được nâng cao. Có thể nói, xã hội hiện đại đã tạo những điều kiện tốt nhất cho mọi
cá nhân phát triển, song bên cạnh đó vẫn còn những con người có hoàn cảnh khó
khăn, chịu nhiều thiệt thòi do sự khiếm khuyết của cơ thể. Cuộc sống và sự phát
triển của người khuyết tật từ lâu đã là mối quan tâm lớn của nhà nước và xã hội.
Làm thế nào để người khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thị nói riêng có được một
cuộc sống như mọi công dân khác là một thách thức không nhỏ cần phải vượt qua
của nhà nước, xã hội và của chính người khuyết tật.
Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách để giúp người khuyết tật nói chung và trẻ
khiếm thị hòa nhập cộng đồng, có điều kiện phát triển như mọi người trong xã hội, tuy
nhiên để công tác hỗ trợ này phát huy hiệu quả thì còn rất nhiều khó khăn cần giải
quyết. Những khó khăn ấy đang là vật cản trên bước đường an sinh xã hội, chính sách
an sinh xa hội dành cho người khuyết tật đều mang ý nghĩa nhân văn cao cả giúp người
khuyết tật hòa nhập xã hội.
Với lí do trên và qua tìm hiểu thực tế về nhu cầu giao lưu, giao tiếp của trẻ
khiếm thị, qua đó góp phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh
của các em. Đồng thời là sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học sư phạm
Hà Nội trong khuôn khổ của môn học Công tác xã hội với người khuyết tật và tính
cấp bách của vấn đề, em đã chọn đề tài “vận dụng phương pháp Công tác xã hội
nhóm với trẻ khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội”.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hiệp Thương đã tận tình giảng
dạy cho chúng em môn Công tác xã hội với người khuyết tật để làm nền tảng và
hành trang sau khi chúng em ra trường.
Do phạm vi nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên đề tài không thể
tránh được những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo
viên hướng dẫn – Th.s Nguyễn Hiệp Thương để bài tiểu luận của em được hoàn
chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn.
Chương 1: Các khái niệm liên quan
1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện trên nền tảng


khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm,
cộng động) giải quyết vấn đề gặp phải của mình vươn lên hòa nhập xã hội, cải
thiện hoàn cảnh theo hướng tích cực, bền vững.
2. Khái niệm công tác xã hội nhóm
Có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận về Công tác xã hội nhóm, nhưng có điểm
chung thống nhất là sử dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm, tiến trình sinh
hoạt nhóm để tạo dựng, duy trì và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên của
nhóm nhằm thay đổi thái độ, hành vi cá nhân một cách tích cực, nâng cao khả
năng giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên và của cả nhóm.
Công tác xã hội nhóm là một phương pháp của công tác xã hội nhằm tạo
dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành
viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề,
thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi các nhân hòa nhập,
phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề
của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn
cảnh một cách tích cực.
3. khái niệm trẻ em
Trẻ em, theo quan điểm của Xã hội học, là nhóm nhân khẩu đặc biệt trong
quá trình xã hội hóa, đóng vai trò cũng như tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để
tham gia hành động xã hội với tư cách là một chủ thể.
Còn theo Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc thì “Trẻ em là tất
cả con người dưới 18 tuổi, tùy vào luật áp dụng cho trẻ em.”
Theo Luật bảo vệ trẻ em của Việt Nam: ” Trẻ em là tất cả con người dưới
16 tuổi”
4. Khái niệm trẻ khiếm thị
Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ
giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt.
Chương 2: Tổng quan về trẻ khiếm thị
1. Phân loại trẻ khiếm thị
Trẻ khiếm thị là trẻ có tật về mắt, như mù, loà( nhìn kém). Bản chất của khiếm

thị là mắt không còn đủ khả năng nhận biết thế giới hữu hình ở xung quanh con
người với cự ly từ gần đến xa, hoặc nhìn thấy không rõ ràng.
Người bình thường có thị lực bằng 1ViS: Thị trường ngang( góc nhìn bao quát
theo chiều ngang) cả hai mắt là 180 độ, một mắt là 150 độ; thị trường dọc( góc
nhìn bao quát theo chiều đứng) là 110 độ.
Trẻ khiếm thị bao gồm các thể loại: mù và nhìn kém. Đó là những trẻ có thị lực
trong khoảng từ 0 đến 0,3 ViS sau khi đã đeo kính hỗ trợ.
* Trẻ bị mù được chia thành 2 loại:
+ mù hoàn toàn, thị lực ViS = 0, thị trường bằng 0. Mắt không còn khả năng phân
biệt ánh sáng và bóng tối.
+ mù thực tế, thị lực còn lại từ 0,005 đến 0,04 ViS, thị trường còn khoảng từ 10 độ
đến 15 độ. Mắt còn khả năng phân biệt được ánh sáng và bóng tối nhưng không
rõ.
Loại trẻ này phải học chữ nổi( chữ Braille).
* Trẻ nhìn kém có các mức độ:
+ Nhìn quá kém: thị lực còn lại từ 0,04 đến 0,05 ViS. Trẻ rất khó khăn trong học
tập, nếu thiếu phương tiện hỗ trợ mắt, các em phải học chữ nổi.
+ Nhìn kém: Thị lực còn từ 0,05 đến 0,08 ViS. Trẻ cần được giúp đỡ thường
xuyên trong sinh hoạt và học tập.
+ Nhìn kém không đáng kể: Thị lực còn từ 0,09 đến 0,3 ViS. Những trẻ này có
khả năng tự phục vụ, lao động, định hướng di chuyển trong không gian và học
cùng với trẻ sáng mắt, ít cần sự giúp đỡ thường xuyên của mọi người.
2. Nguyên nhân trẻ khiếm thị
Trẻ bị khiếm thị do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân chính sau đây
gây tật khiếm thị:
Trẻ mù bẩm sinh thường do những nguyên nhân đó là di truyền gen; bố hoặc mẹ
bị nhiễm chất độc hoá học; mẹ bị cúm lúc mang thai hoặc bị tai nạn gây chấn thương thai
nhi, thiếu vitamin A… Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khô giác mạc nhưng cũng có thể
do các nguyên nhân khác:
- Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu.

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh
- Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )
- Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc
- Viêm màng bồ đào phôi thai.
- Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh.
- Cận thị nặng gây mù hay khuyết mi.
Trong khi sinh: nhiễm khuẩn, forcep, trẻ bị sinh ngược, sinh khó, ngạt trong
khi sinh,…
Sau khi sinh: Trong trường hợp mù sau khi sinh thường do gặp tai nạn hay
bệnh tật dẫn tới mù:: Bị pháo, chất nổ, cháy hay nhuyễn giác mạc. Hậu quả của
các bệnh: thiếu vitamin, đau mắt hoặc do bị tai nạn lao động, giao thông,…
3. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị
Việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt (90% lượng
thông tin thu nhận của người bình thường là thông qua thị giác). Khiếm thị ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp của trẻ.
- Trẻ khiếm thị khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt
động giao tiếp nhất là những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển
trong không gian.
- Trẻ khiếm thị bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách,
số lượng người nghe trong không gian giao tiếp.
- Trẻ khiếm thị xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, bị động
trong giao tiếp
- Trẻ khiếm thị mất hoặc giảm khả năng biểu đạt cử chỉ, điệu bộ, nét mặt;
4. Điểm mạnh, điểm yếu của trẻ khiếm thị
Trẻ khiếm thị không có gì đặc biệt, khác thường. Chúng hoàn toàn giống
như bao trẻ em khác về năng lực, tính cách, tình cảm, ước muốn, v v Quá trình
phát triển đều trải qua những giai đoạn nhất định theo quy luật phát triển của con
người.
Quá trình phát triển của trẻ khiếm thị chỉ khác trẻ bình thường ở chỗ: chúng
bị giảm khả năng này hay khả năng khác, chứ không hề mất hết khả năng.

Người bị khiếm thị muộn thì họ một mặt có thời gian sáng mắt càng lớn, do
đó có được nhiều ấn tượng cuộc sống, giúp cho họ trong quá trình tư duy, nhận
thức, mặt khác thì khả năng thích ứng với cuộc sống trong điều kiện mới sẽ giảm
sút vì càng về già thì các giác quan càng kém tinh tế, khó học tập. Ngược lại, càng
bị khiếm thị sớm thì một mặt họ có ít thời gian sáng mắt hơn do vậy mà kinh
nghiệm cuộc sống có thể ít hơn nhưng việc rèn luyện khả năng thích ứng với hoàn
cảnh mới lại dễ hơn, thuận lợi hơn.
Người khiếm thị trong tuổi già (tuổi sau lao động ): đối với những người
này, một mặt khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới kém hơn rất nhiều, mặt khác
họ cũng có ít nhu cầu hơn, hoặc không còn bức thiết.
4.1. Điểm yếu của trẻ khiếm thị
Theo nghiên cứu thì người bình thường lượng tiếp nhận thông tin qua các
giác quan như sau: thị giác 80%, thính giác 15%, xúc giác 4%, khứu giác và vị
giác 1%. Với con mắt, người ta có một lợi thế vô cùng lớn trong việc tiếp nhận
thông tin. Với đôi mắt, người ta có thể nhìn gần, nhìn xa, nhìn rộng hay nhìn tập
trung, nhìn tổng thể hay nhìn vào từng chi tiết như màu sắc sáng tối, đậm nhạt,
hình dáng to nhỏ, sần sùi hay nhẵn, kích thức rộng hẹp, có thể thông qua mắt để
biểu đạt trạng thái tình cảm như một phương tiện giao tiếp, hay nhận biết các trạng
thái tình cảm, cử chỉ, hành động từ người khác. Hơn nữa trong thời đại bùng nổ
của khoa học công nghệ và thông tin người ta đã sáng chế ra nhiều máy móc, thiết
bị giúp cho khả năng của mắt tăng gấp bội như máy tính, máy hiển vi, kính thiên
văn, máy ảnh, ti vi, internet, hoặc lượng sách, báo, truyền hình có mặt ở mọi nơi
với đa dạng số lượng, và chủng loại thông tin.
Như vậy đối với người khiếm thị thì chỉ có thể tiếp nhận thông tin qua 4
giác quan còn lại, chủ yếu vào thính giác và xúc giác. Khi bị mù mắt thì lượng
thông tin tiếp nhận do các giác quan còn lại có thể tăng lên song không đáng kể. Ở
đây, nếu lượng thông tin và cảm xúc được tiếp nhận nhiều, chất lượng tốt thì sẽ
giúp cho họ nhận thức, hành động tốt và ngược lại. Do đó, cơ sở tiếp nhận thông
tin đối với họ rất quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ em, trong giai đoạn hình thành và
hoàn thiện nhân cách, tiếp nhận các kinh nghiệm và tri thức để có thể bước vào

đảm nhiệm các vai trò xã hội thì có thể thấy rằng thông tin cực kỳ quan trọng và bị
mù là một khiếm khuyết vô cùng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành
nhân cách của các em sau này. Do đó, vấn đề tăng cường khả năng thu nhận thông
tin cho các em là vấn đề bức thiết, quan hệ tới những cá nhân trưởng thành trong
tương lai.
Do cách quan sát, cách tri giác bằng tai nghe, học đọc bằng tay, nên trong
học tập trẻ thường bị chậm, dễ bỏ sót, hiểu nội dung thiếu chính xác, đôi khi ngộ
nhận. Do đó, khi dạy trẻ giáo viên cần giảng chậm và rõ, lời giải thích, bổ sung
phải tương ứng với nhịp lần chữ bằng tay của trẻ( nhất là khi còn nhỏ tuổi).
Trẻ không có hoặc giảm khả năng bao quát rộng các tuyến đường sẽ đi, đặt
chân đến đâu, trẻ biết đến đấy. Do đó, khi di chuyển trẻ dễ bị đi lệch hướng và dễ
va vấp.
Trong sinh hoạt, trẻ mù không bắt chước được bằng mắt cách đánh răng,
rửa mặt, đi giày Bất cứ công việc gì cũng phải được huấn luyện nhiều lần.
Một trong những yếu điểm cơ bản của trẻ mù là ít biết hình ảnh của sự vật,
hiện tượng ở ngoài tầm tay hoặc ở xa như dòng sông, dãy núi, con hổ
Những nhược điểm sẽ được khắc phục dần nếu mọi người có ý thức giúp
đỡ trẻ luyện tập thường xuyên và thiết thực.
4.2. Điểm mạnh của trẻ khiếm thị
Tuy vậy, không phải mắt là giác quan duy nhất và mất nó thì các giác quan
còn lại vô dụng. Với các giác quan còn lại như xúc giác, thính giác, khứu giác
người mù vẫn có khả năng thực hiện được nhiều công việc và do vậy đóng góp
nhiều cho xã hội.
Xúc giác của người mù tập trung vào đôi bàn tay, vào các phần da trên mặt,
ở đôi chân. Xúc giác là giác quan quan trọng nhất cho người mù tiếp nhận thông
tin. Đôi chân giúp người mù định hướng đi lại, da mặt, da người giúp người mù
nhận biết không khí xung quanh. Và quan trọng nhất là đôi tay, người mù có thể
tiếp nhận được chính xác các thông tin về hình dáng, kích thước, độ mịn, độ bong,
trọng lượng, nhiệt độ Người mù cũng có thể đoán biết hình dáng, thể trạng một
người chỉ bằng cách sờ mó vào bàn tay, cùi tay của họ. Đặc biệt hiện nay người

mù có thể học văn hoá thông qua chữ nổi Braile.
Thính giác cũng là giác quan quan trọng đối với người mù. Với thính giác
người mù có thể tiếp nhận thông tin qua các âm thanh, nhận biết và giao tiếp với
người xung quanh qua giọng nói, qua tiếng động. Với thính giác, người mù cũng
có thể học âm nhạc và trở thành những người chơi đàn thành thạo. Nhiều trẻ mù
có năng khiếu về âm nhạc, một số đã trở thành nhạc sỹ, nhạc công nổi tiếng. Tuy
nhiên, không phải trẻ mù nào cũng sẽ trở thành nhạc sỹ hay nhạc công nổi tiếng.
Năng khiếu âm nhạc được phát triển hay không phải dựa vào khả năng của từng
em, cộng với vốn văn học, âm nhạc và khả năng cảm thụ, thẩm mỹ. Bởi vậy, trẻ
mù cần được học tập và hoà nhập với cộng đồng càng sớm càng tốt.
Nếu được giáo dục trong môi trường thuận lợi trẻ sẽ phát triển tư duy, phát
triển khả năng sáng tạo như mọi trẻ khác. Trẻ có thể làm được nhiều nghề: từ lao
động chân tay( trồng cây, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, cơ khí ) đến lao động trí
óc( nghiên cứu khoa học, sáng tác, giảng dạy ). Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ
sống chân thực, khiêm nhường, kỷ cương
Với trẻ nhìn kém, mắt vẫn là giác quan chính để tri giác thế giới thế giới
bên ngoài. Do đó, trẻ vẫn chủ động trong mọi hoạt động. Chúng ít cần sự giúp đỡ
thường xuyên của người khác.
Tuy nhiên, trẻ nhìn kém gặp không ít khó khăn trong học tập và sinh hoạt
như: chữ viết trên bảng, đồ dùng học tập chưa đủ kích thước và màu sắc để mắt
cảm nhận đầy đủ và chính xác thì khong thể nhìn thấy
Chương 3: Công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị
1. Lí do sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm với trẻ khiếm thị
Các em học tập với nhau, chịu sự quản lý và có điều kiện chăm sóc như
nhau tại trường, lớp.
Các em là một nhóm có chung vấn đề về thể chất là bị khiếm thị, tuy rằng
mức độ bệnh tật, khả năng mẳt của các em có phần khác nhau.
Các em có chung vấn đề về nhu cầu giao tiếp, tiếp xúc với mọi người các
em mong muốn được vui chơi, chia sẻ.
Các em có chung vấn đề về nhận thức: thiếu nguồn cung cấp thông tin và

thiếu các thông tin, kiến thức về cuộc sống.
Trước mắt, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, vui chơi của các em, việc sinh hoạt nhóm
có lợi thế rõ rệt.
2. Tiến trình Công tác xã hội nhóm
2.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
- Nhóm viên là các em bị khiếm thị ở các mức độ khác nhau, độ tuổi từ 12 – 15
tuổi, đang học tập tại trường Nguyễn Đình Chiểu ở Hà Nội. Gặp những vấn đề
chung:
Bệnh tật: tất cả các em bị tật về mắt.
Nhu cầu lớn nhất: nhu cầu được giao tiếp, tiếp xúc, được quan tâm, chia sẻ
với mọi người đặc biệt là những người ngoài xã hội. Điều này vừa xuất phát từ lứa
tuổi của các em đang tuổi ăn, tuổi chơi, vừa xuất phát từ điều kiện bệnh tật của các
em. Đây cũng chính là vấn đề tâm lý lớn nhất của các em: nhu cầu được giải toả
những bức xúc tâm lý do bệnh tật và một phần do hoàn cảnh gia đình.
- Số lượng: 9 em một nhóm.
- Cách thức tiếp cận: chủ động đến tiếp xúc với các em thông qua hoạt động vui
chơi, sinh hoạt lớp từ đó tìm hiểu điểm chung giữa các em như vấn đề tâm sinh lý,
vấn đề học tập… để có thể thành lập nhóm.
- Chương trình hành động:
Theo mô hình một nhóm xã hội hoá, nhằm mục đích giáo dục và hình thành nhân
cách cho trẻ. Sử dụng hình thức sinh hoạt như giải trí, ca hát, tập kịch
Công tác xã hội ở đây chưa phải là thân chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội, mà
ngược lại nhân viên xã hội tìm đến để giúp đỡ thân chủ. Nó mang tính an sinh xã
hội nhiều hơn là một hoạt động dịch vụ, hay một nghề nghiệp.
- Mục đích của nhóm: Đáp ứng nhu cầu giao lưu, giao tiếp của các em, qua đó góp
phần định hướng cho sự hình thành nhân cách lành mạnh cho các em.
- Mục tiêu của nhóm: Trên cơ sở đã xác định được mục đích hoạt động của nhóm,
các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra mục tiêu hoạt động của nhóm. Mục tiêu
chung của nhóm phải là điểm hội tụ từ các mục tiêu riêng lẻ của các nhóm
viên.Nhân viên Công tác xã hội có thể đưa ra các câu hỏi định hướng đối với việc

xác định mục tiêu của nhóm như: Nhóm chúng ta muốn đạt được cái gì? Nhóm
viên có nguyện vọng gì? Hay có suy nghĩ gì khi tham gia thành lập nhóm?
- Nguồn lực: Các em đều hết sức nỗ lực học tập, luôn muốn vươn lên hòa nhập
cộng đồng đồng thời luôn nhận được sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo
trong trường cũng như các bạn học cùng lớp.
2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm
Số buổi Nội dung hoạt động Thời gian
dự kiến
Người chịu
trách nhiệm
Buổi 1 - Quan sát lớp học.
- Tổ chức chơi trò chơi cho các em.
- Tập vỗ tay theo nhịp.
Từ đó quan sát các em, thiết lập mối quan
hệ với các em.
1/3/2012 Nhân viên
Công tác xã
hội
Buổi 2 - Xin phép thầy cô giáo cho gặp các em và
mời các em tham gia vào việc thành lập
nhóm
- Nêu lên mục đích hoạt động của nhóm
- Quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành
viên
6/3/2012 Nhân viên
Công tác xã
hội
Buổi 3 - Giới thiệu các thành viên trong
nhóm
- hát tập thể một số bài

- bầu nhóm trưởng, nhóm phó, bầu
quản ca
- từng thành viên phát biểu về ước
mơ của mình
8/3/2012 Nhân viên
Công tác xã
hội
Buổi 4 - Các thành viên trong nhóm thảo
luận về mục tiêu cũng như nguyên
tắc hoạt động của nhóm.
- Tổ chức trò chơi
11/3/2012 Nhóm
trưởng điều
hành dưới
sự trợ giúp
của nhân
viên Công
tác xã hội
Buổi 5 - Hát một vài bài khởi động
- Định hướng phát triển của nhóm và
dự báo về những khó khăn cản trở
trong tiến trình hoạt động của nhóm
15/3/2012 Nhóm phó
điều hành
dưới sự trợ
giúp của
nhân viên
Công tác xã
hội
Buổi 6 - Tổ chức chơi trò chơi

- Dạy các em về nguyên tắc lắng
nghe trong sinh hoạt.
- Thảo luận về vấn đề nhóm đang
gặp phải và từng thành viên suy
nghĩ hướng giải quyết vấn đề
19/3/2012 Nhân viên
Công tác xã
hội
Buổi 7 - Tổ chức cuộc thi kể chuyện
- Các thành viên đưa ra hướng giải
quyết vấn đề và thống nhất hướng
giải quyết
- Phân công công việc cụ thể cho
từng thành viên
22/3/2012 Nhóm
trưởng cùng
sự trợ giúp
của nhân
viên Công
tác xã hội
Buổi 8 - Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa
các thành viên trong nhóm
- Tăng cường cam kết thực hiện giữa
các thành viên trong nhóm
27/3/2012 Một thành
viên bất kỳ
trong nhóm
cùng với sự
giúp đỡ của
nhân viên

Công tác xã
hội
Sau đó mỗi tuần nhóm sẽ họp 2 lần để thảo luận những gì nhóm đã đạt
được cũng như những gì nhóm chưa làm được từ đó đưa ra phương hướng khắc
phục những hạn chế của nhóm. Đồng thời nhóm sẽ tổ chức các buổi giao lưu, vui
chơi với những trẻ có cùng hoàn cảnh và cả những trẻ sáng mắt, tổ chức các hoạt
động tình nguyện, các buổi quyên góp cho trẻ khiếm thị tại cộng đồng. Trong mỗi
hoạt động sẽ lồng ghép vui chơi giải trí với định hương phát triển nhân cách lành
mạnh cho trẻ khiếm thị.
2.3.Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động
2.3.1. kết quả đạt được
Mối quan hệ giữa nhân viên Công tác xã hội với các em ngày càng tiến
triển tốt. Tạo sự tin tưởng hơn nữa từ các em với nhân viên Công tác xã hội.
Tác động của sinh hoạt nhóm giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao
tiếp với mọi người. Nó tạo điều kiện để các em giãi bày về bản thân, giúp nhân
viên Công tác xã hội cá biệt hoá được từng em một cách rõ ràng hơn. Đáp ứng
được 1 phần nhu cầu giao tiếp, giao lưu và chia sẻ của các em.
Sinh hoạt mang lại cho các em kiến thức về bài hát, về trò chơi, về kỹ năng
tham gia hoạt động một nhóm ví dụ như phải im lặng khi nghe người khác phát
biểu
2.3.2. Khó khăn
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn tác nghiệp của nhân viên Công tác xã
hội còn thiếu nhiều.
Các em có lịch sinh hoạt riêng, khó chèn chương trình sinh hoạt vào lịch
của các em.
3. Một số lưu ý khi giao tiếp với trẻ khiếm thị
Không nên quan niệm rằng trẻ mới sinh ra thì chưa nhìn thấy gì vì trong
thực tế trẻ mới sinh ra đã nhìn thấy. Tuy nhiên, mọi thứ ở phía trước trẻ chưa có ý
nghĩa gì đối với trẻ, chúng rất cần sự tác động của người lớn.
Không nên nghĩ rằng trẻ khiếm thị không làm được gì vì chúng không nhìn

thấy. Và cũng không nên cho rằng trẻ em nói chung và trẻ em khiếm thị nói
riêng chỉ biết chơi mà thôi.
Trẻ khiếm thị có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin bởi vì
trẻ sống trong một thế gới ảo, trẻ sẽ không biết những gì xảy ra xung quanh
nếu như trẻ không nhận được sự giáo dục cẩn thận và chu đáo từ phía giáo viên
và phụ huynh.
Hãy tạo cho trẻ khiếm thị có cảm giác trẻ cũng là thành viên có ích trong
gia đình mình; trẻ có những người bạn và cũng làm được điều gì đó đem lại lợi
ích cho người khác.
Trẻ nhìn kém hay trẻ mù đều có khả năng học. Vì vậy những ai giao tiếp
với trẻ cũng nên suy nghĩ một cách cẩn thận về việc làm thế nào tạo ra môi
trường an toàn và tin cậy cho trẻ. Một môi trường mà trẻ cảm thấy là trẻ có thể
vươn tới bằng sự vận động của mình và môi trường xã hội. một nơi trẻ cảm
thấy mình có đủ khả năng.
Giúp trẻ biết trước các việc cần làm thông qua những công việc hàng ngày.
Trong cuộc sống mọi người cần có kế hoạch riêng cho mình. Nếu chúng ta
thức dậy vào buổi sáng và không biết mình sẽ đi làm, đến bệnh viện hay dự
tiệc, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái. Vì thế điều quan trọng là chúng ta
nghĩ ra những cách để giúp trẻ biết điều gì sẽ diễn ra trong ngày, tuần , tháng…
Hãy luôn luôn nhớ sử dụng mới phương tiện giao tiếp để giúp trẻ có thể hiểu
được.
Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Trẻ khiếm thị thường không
hiểu được rằng mọi người thường đều làm những điều giống nhau. Ví dụ: một trẻ
nhỏ xem mẹ chải tóc trẻ bắt đầu nhận ra mình giống mẹ, bởi vì mình cũng chải
tóc. Để giúp trẻ khiếm thị hiểu được những khái niệm này, việc chia sẻ với trẻ
những hoạt động hàng ngày như vậy là điều quan trọng. Bạn và trẻ có thể luân
phiên chải đầu cho nhau. Các việc làm như vậy có thể được lặp đi lặp lại dễ dàng
trong nhiều hoạt động như ăn uống, mặc quần áo, mang giày…Dạy cho trẻ biết
những gì bạn đang làm và để trẻ làm theo sẽ trở thành những hoạt động gây hứng
thú cho trẻ.

Hãy luôn luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi mắt của chúng.
Nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của bé, điều đó có nghĩa là chúng ta đang không cho
trẻ “nhìn” thế gới xung quanh. Vì thế muốn cho trẻ xem một cái gì hay hướng dẫn
cho trẻ làm thế nào thực hiện công việc nào đó, điều quan trọng là hãy mời gọi trẻ
và cẩn thận cho trẻ cùng làm những gì mà bạn đang làm.
Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta
đều có những lựa chọn như chúng ta sẽ mặc cái gì…Trẻ khiếm thị thường không
được phép đưa ra những lựa chọn. Trẻ được “yêu cầu” phải làm gì. Cho phép trẻ
đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và sự
giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ
mong muốn bắt chuyện và có những giao tiếp với người khác.
Dành nhiều thời gian trò chuyện. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với
các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị. Tương
tự, điều quan trọng là chúng ta cũng cho phép trẻ khiếm thị đa tật tham gia vào các
cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú. Cuộc nói chuỵên
đó có thể không dùng từ ngữ nhưng trẻ được luân phiên tham gia vào cuộc trao
đổi thú vị với người khác. Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp- bạn lặp lại nhịp điệu
về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích
thú.
Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ. Luôn luôn dành thời gian vui chơi cùng
với trẻ dưới bất kỳ hình thức nào. Học có thể làm niềm vui. Tất cả tuỳ thuộc chúng
ta nghĩ về trẻ. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về những điều khuyết tật của trẻ và công việc
của chúng ta là làm thế nào phục hồi các khuyết tật đó, thì chúng ta và trẻ mất đi
những cơ hội vui vẻ. Ngược lại, nếu bạn nghĩ trẻ khiếm thị là một đứa trẻ và là
một người nhận thức thế giới xung quanh theo một cách hơi khác, thì bạn sẽ cảm
thấy thoải mái và thích thú trong việc giúp trẻ học.
Kết luận
Trẻ khiếm thị nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung là những trẻ chịu nhiều
thiệt thòi nhất trong cuộc sống. Với trẻ khiếm thị các em gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống nhất là vấn đề giao tiếp, giao lưu với người khác. Tuy nhiên,

chúng ta có thể nhận thấy trẻ khiếm thị cũng như trẻ khuyết tật luôn mong muốn
được vui chơi, được hòa nhập vào xã hội, rất nhiều em đã không ngừng cố gắng để
chiến thắng số phận, để khẳng định bản thân đồng thời cũng là đóng góp sức mình
vào xây dựng đất nước.
Tuy nhiên trẻ khiếm thị là những người yếu thế trong xã hội, trẻ cần thiết
phải được xã hội tạo điều kiện để hòa nhập cộng đồng, trang bị các kĩ năng cần
thiết để trẻ tiếp cận được với mọi người, có một cuộc sống như bao người lành lặn
khác. Để trẻ cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống khi mình là một phần của cộng
đồng, là một người có ích cho xã hội. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập
mạnh mẽ, và mỗi chúng ta không cứ gì là trẻ khuyết tật hay lành lặn đều phải được
hưởng lợi từ xu thế hội nhập đó. Do vậy để trẻ khiếm thị nói riêng, người khuyết
tật nói chung hoà nhập cộng đồng cần sự chung tay của toàn xã hội. Trong cuộc
sống đã có rất nhiều tấm gương sáng chân dung về nghị lực vượt lên số phận phi
thường của người khuyết tật, đòi hỏi ở chúng ta những con người may mắn hơn
được cuộc sông ưu ái cho một cơ thể lành lặn không tật nguyền cần trợ giúp để
những người yếu thế ấy trong xã hội có cơ hội vươn lên khẳng định mình, thực
hiện ước mơ hoài bão.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Duy Nhiên, Giáo trình Công tác xã hội nhóm, 2010
2. Nguyễn Thị Thái Lan, giáo trình Công tác xã hội nhóm, nxb Lao Động – xã
hội, 2008
3. Lê Hồng Thuỷ: Khả năng của người mù, Hội người mù Việt Nam, 1999.
4. Đề tài: “Công tác xã hội với nhóm trẻ khiếm thị (Nghiên cứu tại tỉnh hội người
mù Hà Tây) "

×