Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu về hiện tượng bạo lực học đường trong xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.66 KB, 17 trang )

Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

I)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Ngày nay, bạo lực học đường đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội không
chỉ bởi sự phổ biến mà còn vì mức độ nghiêm trọng của mỗi vụ bạo lực khi nó xảy ra.
Hiện tượng bạo lực học đường đã và đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã
hội, đòi hỏi cả cộng đồng phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp nhằm ngăn ngừa hiện
tượng xấu này. Vì vậy nhóm B3 quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về hiện tượng bạo
lực học đường trong xã hội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Việc xác định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu là khâu hết sức
quan trọng và không thể thiếu khi tiến hành một cuộc điều tra. Nó là khâu kế tiếp sau
khi chúng ta đã tiến hành xác định vấn đề nghiên cứu và tên đề tài nghiên cứu. Mục
đích của đề tài là nghiên cứu thực trạng của hiện tượng bạo lực học đường đã và đang
tồn tại trong xã hội Việt Nam, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để ngăn ngừa,
tiến tới dần xóa bỏ hiện tượng còn nhức nhối này.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Trong điều tra xã hội học, giả thuyết nghiên cứu là những nhận định sơ bộ ban
đầu về đối tượng nghiên cứu mà chúng ta thu được qua cuộc điều tra. Với đề tài
nghiên cứu này, giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi là: “Hiện nay hiện tượng bạo lực
học đường đang trở nên khá phổ biến. Vậy nguyên nhân gì khiến cho hiện tượng này
bùng phát như vậy? Chúng ta cần có những biện pháp gì để có thể khắc phục được
hiện tượng tiêu cực này?”.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành xã hội học là hệ thống các nguyên tắc
nhằm làm công cụ cho sự phân tích và nghiên cứu xã hội bao gồm:
• Những nguyên tắc tổ chức triển khai đề tài nghiên cứu;


• Cách thức tiến hành cuộc điều tra xã hội học;
• Các phương pháp chọn mẫu điều tra;
• Toàn bộ các thủ pháp và phương pháp hành động (cách thức và sơ đồ hoạt
động).
Ở đề tài “Tìm hiểu về hiện tượng bạo lực học đường trong xã hội hiện nay”,
chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
• Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể mà toàn
diện nhất về vấn đề thông qua sự phân tích chi tiết đồng thời tổng hợp một
cách khái quát và bao trùm toàn bộ vấn đề, từ đó rút ra những nguyên nhân
cũng như giải pháp để ngăn chặn cũng như dần loại bỏ hiện tượng bạo lực học
đường trong xã hội chúng ta ngày nay.
1


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

• Phương pháp thu thập thông tin:
+ Phương pháp phân tích tài liệu: Dựa vào những thông tin trên mạng, báo chí,
ti vi…về thực trạng của hiện tượng bạo lực học đường trong xã hội ngày nay,
lựa chọn phương pháp phân tích truyền thống, từ đó tìm ra những nguyên nhân
cũng như giải pháp nhằm ngăn chặn tiến tới dần loại bỏ thực trạng này.
+ Phương pháp phỏng vấn: tiến hành cuộc nói chuyện thông qua cách thức hỏi
- đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn (thành viên trong nhóm) và người cung
cấp thông tin (sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, sinh viên các trường
khác, học sinh các trường phổ thông…), các câu hỏi đều có liên quan đến việc
tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của nạn bạo lực học đường ngày nay, bên
cạnh đó ghi nhận những đề xuất của mọi người để góp phần bài trừ hiện tượng

còn đang nhức nhối này.
+ Phương pháp ankét: Tạo bảng hỏi, dùng để hỏi chung cho tất cả những người
nằm trong mẫu điều tra, đó là sinh viên đại học Luật Hà Nội, sinh viên các
trường đại học khác tại Hà Nội, học sinh các trường phổ thông, cán bộ Nhà
nước, người nội trợ, nghỉ hưu...Phiếu ankét kết hợp cả hai hình thức phiếu
ankét mở và phiếu ankét đóng với tất cả các phương án trả lời đã được xác
định từ trước theo từng câu hỏi và những câu hỏi để người trả lời tự do bày tỏ ý
kiến của mình.
5. Chọn mẫu điều tra
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Sử dụng cách lấy ngẫu nhiên đơn giản, kê
khai tất cả các thành viên của tổng thể, sau đó trên cơ sở danh sách, rút ra một cách
ngẫu nhiên các thành viên sao cho đủ số người cần thiết để nghiên cứu.Với cách này
mọi thành viên đều có cơ hội như nhau để rơi vào mẫu.
Những người tham gia trả lời bảng hỏi: 60 người, bao gồm:
- Về giới tính: + Nam: 28 người, chiếm tỷ lệ 46.66%
+ Nữ: 32 người, chiếm tỷ lệ 53.34%
- Về khu vực sinh sống: + Thành phố: 36 người, chiếm tỷ lệ 60%
+ Nông thôn: 18 người, chiếm tỷ lệ 30%
+ Miền núi: 6 người, chiếm tỷ lệ 10%
+ Hải đảo: 0 người, chiếm tỷ lệ 0%
- Về nghề nghiệp: + Sinh viên: 32 người, chiếm tỷ lệ 53.33%
+ Học sinh: 10 người, chiếm tỷ lệ 16.66%
+ Những người đi làm: 16 người, chiếm 26.66%
+ Ở nhà ( nội trợ, nghỉ hưu): 2 người, chiếm 3.35%
- Về độ tuổi: + 15 tuổi -> 18 tuổi: 9 người, chiếm tỷ lệ 15%
+ 18 tuổi -> 22 tuổi: 32 người, chiếm tỷ lệ 53.33%
+ 22 tuổi -> 30 tuổi: 13 người, chiếm tỷ lệ 21.66%
+ Trên 30 tuổi: 6 người, chiếm tỷ lệ 10.01%
2



Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

Số lượng phiếu phát ra: 60 phiếu.
Số lượng phiếu thu về: 60 phiếu.
Cách xử lý thông tin thu được:
- Tập hợp tài liệu, phân nhóm, miêu tả và giải thích
- Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày báo cáo và xã hội hoá kết quả nghiên cứu
II) PHẦN NỘI DUNG
1. Một số vấn đề chung liên quan đến nội dung đề tài
1.1. Khái niêm, tính chất, đặc điểm của vấn đề:
Bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi
trường giáo dục. Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi
hành có ý đồ giữa học sinh trong và ngoài trường. Cho dù là hành động thiếu tôn
trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại cảm thấy bất tiện cũng được xem là bạo
lực học đường.
Bạo lực học đường xảy ra ở những học sinh trong các trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông, độ tuổi từ 10 đến 18, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý cũng như
nhận thức, có những hành vi trái pháp luật sai lệch các giá trị truyền thống của dân
tộc, mà ở đây là những hành vi bạo lực đối với các học sinh khác trong cùng hoặc là
khác trường dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, nhà
trường và toàn xã hội.
1.2. Các khía cạnh pháp lý của vấn đề
- Phạm tội: khái niệm được quy định tại khoản 2, điều 8, bộ luật Hình sự, là
việc chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào các tội được
quy định trong bộ luật Hình sự. Đặc điểm:
• Có hành vi nguy hiểm cho xã hội

• Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải quy định trong bộ Luật Hình sự
• Chủ thể của tội phạm phải có năng lực trách nhiệm hình sự
• Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi
• Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan
hệ xã hội đó được Bộ luật Hình sự bảo vệ.
- Xã hội học tội phạm: là một chuyên ngành nghiên cứu của xã hội học với tư
cách là một hiện tượng xã hội, coi đó là những hành vi sai lệch, trên cơ sở
phương pháp nghiên cứu nói chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của
xã hội học nói riêng.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Bạo lực học đường đã và đang là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội
ngày nay. Theo số liệu thống kê từ bảng điều tra của nhóm, 60/60 người (chiếm tỷ lệ
100%) khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng biết đến hiện tượng bạo lực học đường,
và với cùng con số đó khi được hỏi về tính phổ biến của hiện tượng bạo lực học
3


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

đường, thì đều cho rằng đó là một hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay. Trong
đó, mọi người được biết đến hiện tượng này thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng như tivi, báo chí, internet (19 người, chiếm tỷ lệ 31.66%); nghe người khác kể
lại (9 người, chiếm tỷ lệ 15.02%); chứng kiến tận mắt (16 người, chiếm tỷ lệ 26.66%)
và thậm chí là dưới cả ba hình thức trên (16 người, chiếm tỷ lệ 26.66%).
Bạo lực học đường thực sự đang trở thành nỗi lo của xã hội. Khi nói đến hai từ
“bạo lực” ta thường nghĩ đó là từ mà phái mạnh, những người có sức lực khỏe mạnh
như đàn ông, con trai dùng sức mạnh cơ bắp dùng để tác động lên người khác .
Nhưng thực tế cho thấy hành vi bạo lực không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở

không ít các bạn gái. Theo số liệu thống kê mà nhóm thu được, 48/60 người (chiếm
tỷ lệ 80%) khi được hỏi cho rằng đối tượng chủ yếu gây ra bạo lực học đường là cả
học sinh nam và học sinh nữ. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh
đánh nhau . Cuối năm 2009 vụ Nữ sinh Hà Nội đánh nhau đã gây xôn xao dư luận,
các video clip lần lượt được tung lên mạng Gần đây, ngày 10/3/2010 tại Hà Nội đã
có vụ nữ sinh Hà Nội đánh hội đồng được đưa lên mạng. Theo hình ảnh trong clip
này, sự việc diễn ra ngay tại khu vực vườn hoa phía sau tượng đài Lí Thái Tổ. Một
nữ sinh mặc áo kẻ sẫm mầu liên tục túm tóc kéo lê, dùng chân đi giày đá vào một bạn
gái mặc áo phông trắng. Ở ghế đá cạnh đó, một số học sinh đeo cặp thản nhiên ngồi
xem thậm chí còn xông vào đánh hội đồng. Sau khi nhận hàng loạt cú đá vào mặt hai
mắt nữ sinh bị đánh thâm tím. Trong các vụ việc học sinh đánh nhau được thống
kê ,phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ của các học sinh. Nhưng vẫn có vụ việc mang
tính chất gây hậu quả nghiêm trọng như học sinh đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn
rồi quay phim xảy ra ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quãng Ngãi. Học sinh đánh
nhau có sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho bạn có vụ việc xảy ra chết người.
Năm học 2009 - 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở
trong và ngoài trường học.
Trong quá trình điều tra xã hội học, khi được hỏi, có tới 57/60 người (95%)
đồng ý với quan điểm rằng độ tuổi của những người tham gia vào các vụ bạo lực học
đường đều còn rất trẻ. Thật đáng buồn là ý kiến đó cũng trùng với thực trạng của xã
hội hiện nay. Theo báo cáo của vụ học sinh sinh viên, viện khoa học giáo dục Việt
Nam thì đối tượng tham gia đánh nhau là phần lớn học sinh cuối cấp trung học cơ sở
và trung học phổ thông. Đây là lứa tuổi mà sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ
bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẩn, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo. Bạo lực
học đường xảy ra dưới nhiều hình thức với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ được
xem là bình thường như hành động xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục đay nghiến chà đạp
4


Lớp 3625 - nhóm B3


Môn xã hội học đại cương

nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người qua lời nói. Hay hình thức
cao là hành động tra tấn đánh đập hành hạ làm tổn hại về mặt sức khỏe, xâm phạm cơ
thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Những công cụ phương tiện mà chủ
thể gây bạo lực sử dụng đó là những cú đấm, cú đá, dao gậy…cùng với hình thức
đánh có thể là đánh hội đồng, đánh một mình. Và chính những vụ bạo lực học đường
này để lại hậu quả rất thương tâm. Đối với nạn nhân, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
học tập, tâm lý của các em, các em sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với
những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị bạo lực phải
chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng
thương. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân ,bạn bè và
tạo nên tính bất ổn, thiếu trật tự, kỉ cương trong xã hội. Đối với người gây ra bạo lực,
con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân
tính,làm gương xấu cho người khác học theo. Bạo lực học đường là mầm mống của
tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người.
Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình,
làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã hội. Người gây ra bạo lực trở nên
lẻ loi bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét. Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra
bạo lực mong muốn? Qua những luận điểm được phân tích như trên, chúng ta có thể
thấy rằng đây là một thực trạng đáng báo động trong toàn xã hội, để lại những hậu
quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ cho bản thân các em mà còn cho gia đình, nhà
trường và toàn xã hội.
3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Sau khi quan sát những thực trạng nhức nhức nhối của tệ nạn bạo lực học
đường, chắc hẳn tất cả chúng ta đều đặt ra một câu hỏi: Đâu là nguyên nhân làm phát
sinh tệ nạn này?
Theo như phiếu điều tra, 12% số người được hỏi cho rằng bạo lực học đường
xuất phát từ yếu tố gia đình.Theo nhiều nhà xã hội học,gia đình là tế bào của xã hội.

Gia đình chính là nơi hình thành cho học sinh nhân cách sống và cách ứng xử trong
xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người với chính
bản thân mình...
Nếu chịu khó ngồi đọc những thông tin chung quanh các vụ việc đã nêu, chúng
ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm chung đó là sự “không ngờ” của gia đình các
hung thủ. Hầu như cha mẹ của hung thủ nào cũng đều bất ngờ trước việc làm của con
cái mình, thậm chí có cha mẹ còn nói rằng con cái của họ là những đứa con ngoan
trong nhà. Yếu tố này nói lên điều gì? Chính là sự lỏng lẻo trong quan hệ gia đình của
5


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

xã hội chúng ta hiện nay đáng báo động, những người làm bố mẹ như chúng ta đang
quá chú trọng đến việc “nuôi” mà quên mất việc “dạy” cho con em mình thành người
thì phải.
Thực thế, trong xã hội hiện nay chúng ta đang sống, thử hỏi xem có bao nhiêu
phần trăm người làm cha mẹ trước khi sinh con được trang bị kiến thức về vấn đề
giáo dục con cái? Hay là đa phần chúng ta đều áp dụng hình thức “sao y” từ thế hệ
trước mà quên mất rằng cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Đứng trước một vấn
nạn gì đó của con cái, chúng ta thường hay so sánh “ngày xưa, đâu có vậy ....” hoặc
“ngày xưa thì thế này” v.v...mà không nhận ra rằng ngày xưa chúng ta cũng đã từng
bị cha mẹ chúng ta chép miệng bảo “ngày xưa...”.
Áp lực cơm áo gạo tiền của cuộc sống đang làm cho bố mẹ và con cái trong ngôi nhà
dần dần xa cách nhau, bố mẹ quá căng thẳng trong việc tìm kiếm vật chất phục vụ
cho nhu cầu sống hàng ngày nên khi trở về nhà đã quá mệt mỏi, không còn thời gian
đâu để lắng nghe, để hỏi han trò chuyện với con cái. Con cái thì cũng không muốn

nói chuyện với cha mẹ vì thấy cha mẹ hình như không hiểu được mình, lúc nào cũng
chỉ la mắng hoặc giảng “đạo đức”. Có những đêm, đi cùng các bạn phóng viên một
số tờ báo lang thang trên đường phố để tìm tư liệu viết báo, tôi gặp những bạn trẻ lứa
tuổi teen tụ tập ngoài phố vào lúc 1 – 2 giờ sáng, tôi vẫn luôn ngạc nhiên tự hỏi
không hiểu ông bố bà mẹ nào lại có thể để con mình vắng nhà qua đêm như thế?!
Phải chăng họ cũng đang bận rộn với những “công việc riêng” của mình. Câu trả lời
tôi tìm được khi làm việc với một số em học sinh của một trường “đào tạo theo tiêu
chuẩn quốc tế” - đa phần các em học ở ngôi trường này đều là con nhà đại gia trong
nhiều lĩnh vực – qua nói chuyện với các em, tôi thấy rằng, gần như suốt ngày các em
không hề gặp bố mẹ, ở trường 10 giờ mỗi ngày, đưa đón các em đi học là người giúp
việc và tài xế, về nhà cũng chỉ có người giúp việc nhà, còn bố mẹ thì bận đi tập thể
dục thẩm mỹ, bận đi bơi, bận tiếp khách và bận 1001 việc...
Gia đình chính là nơi hình thành cho các em nhân cách sống và cách ứng xử
trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên về quan hệ
giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và giữa mỗi người với
chính bản thân mình. Làm sao các em có thể biết tôn trọng người khác khi thấy trong
gia đình bố mẹ không tôn trọng lẫn nhau, khi thấy bố mẹ quyết ăn thua với hàng xóm
chỉ vì một chuyện nhỏ nhoi, khi các em không được học “một sự nhịn là chín sự
lành” mà chỉ thấy “một sự nhịn bằng chín sự nhục”?
Vì thế, có thể thấy, trong vấn đề bạo lực học đường, sự thiếu quan tâm của gia
đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em lứa tuổi teen là
một nguyên nhân quan trọng, và có lẽ trong trường hợp này một câu nói đã xưa
6


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

nhưng không cũ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – mỗi người làm cha mẹ hãy tự trách

bản thân mình trước khi trách xã hội – vẫn còn nguyên giá trị.
Cũng theo như kết quả khảo sát,hiện tượng nghiện game online (GO) cũng
được cho là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bạo lực học đường.Ta đều
biết, học sinh ngày nay dễ được tiếp cận với những phương tiện giải trí. Theo như
một cuộc khảo sát năm 2011, cứ 10000 học sinh thì có 3500 em đến các đại lý
Internet từ 1 đến 3 lần/tuần, 1079 em chơi các trò chơi trực tuyến như: Đột kích,
Boom, Kiếm thế, Thiên long bát bộ…Và có 864 em thường bắt chước khi giao tiếp
với bạn bè...
Hiện nay,trên thị trường có nhiều loại GO bạo lực như Biệt đội thần tốc, Đặc
nhiệm anh hùng, Đột kích...đang làm giới ghiền game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về
cách chơi, nhưng các GO trên có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để
chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết nhiều người càng tốt. Người
giết cảm thấy hả hê vì hạ được đối thủ, được tăng điểm, còn kẻ bị giết văng tục, chửi
thề rồi tìm cách giết lại đối phương. Và, để thêm "ép phê”, các GO luôn tái hiện cảnh
máu me, kinh hoàng của người chết, tiếng nhả đạn, kêu gào, tiếng máu bắn ra một
cách sống động khiến người chơi đắm mình trong cảm giác của thế giới trận địa bắn
giết. Những hình ảnh "đầu rơi máu chảy" ấy ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của
giới trẻ nên khi đụng chuyện thực tế, các em dễ hành động như thế giới ảo.Tuổi trẻ có
xu hướng bắt trước và thử nghiệm. Việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng
đó là hoàn toàn dể hiểu. Đây là một lí do khiến cho tỷ lệ bạo lực học đường,đặc biệt
là ở những học sinh nam, gia tăng đột biến trong thời gian qua.
Theo như kết quả khảo sát, 15% số người được hỏi cho rằng một nguyên nhân
nữa cũng góp phần gây ra hiện tượng bạo lực học đường chính là xu thế thích thể
hiện,thích khẳng định bản thân của giới trẻ Việt Nam hiện nay. Thể hiện mình, muốn
khẳng định bản thân là sự biểu lộ của cái tôi mà ai cũng có. Nhất là ở giới trẻ, thiếu
kinh nghiệm sống, nhân cách chưa kiện toàn, sống trong thời đại hội nhập đời sống
văn hóa xã hội có nhiều biến động chịu ảnh hưởng từ nhiều luồng tư tưởng mà lại
thiếu sự quan tâm dẫn dắt, giáo dục định hướng nên nhận thức sai lạc về những giá trị
sống,thiếu sót về kĩ năng sống, dẫn đến lối sống sai lầm, thể hiện mình một cách lệch
lạc đầy tiêu cực. Giới trẻ, với tâm lí xốc nổi, hiếu thắng và muốn khẳng định bản

thân, muốn là người chiến thắng và cách thích hợp được lựa chọn là trấn áp bằng vũ
lực. Chính điều này đã góp phần đã vô tình góp phần làm cho hiện tượng bạo lực học
đường trở nên thêm phổ biến.
Cuối cùng, gần 35% số người được hỏi cho rằng nguyên nhân gây ra bạo lực
học đường chính là tổng hòa các nguyên nhân trên. Điều này cho thấy tình trạng bạo
7


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

lực học đường thực sự rất phức tạp. Muốn giải quyết được tệ nạn này, chúng ta cần
có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng xã hội.
4. Giải pháp cho vấn đề cần giải quyết
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình
trạng học sinh đánh nhau, cần phải bắt đầu từ chính gia đình. Gia đình có trách nhiệm
hàng đầu, sau đó mới đến trách nhiệm của nhà trường và xã hội. Nếu nói về quản lý
học sinh mà là do nhà trường quản lý, vậy ngoài giờ nhà trường thì người quản lý,
định hướng không ai khác phải là gia đình.
Một kinh nghiệm quý từ tỉnh Tiền Giang trong việc phối hợp giữa gia đình và
nhà trường được nhiều người tâm đắc đó là mô hình ban đại diện hội phụ huynh học
sinh tham gia trực tiếp vào bộ phận tư vấn tâm lý học đường của nhà trường. Mô hình
này đã phát huy hiệu quả khi duy trì được mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường để
kịp thời phát hiện những trường hợp cá biệt để quản lý, uốn nắn kịp thời.
Về phía nhà trường, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, học sinh chưa được trang
bị một cách hệ thống các kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng
ứng phó với căng thẳng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn…Do đó, cần nâng cao tầm
quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, nhất là kỹ năng sống, kỹ năng
giải quyết vấn đề. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quyết định đối với việc

ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau. Giáo viên chủ nhiệm là người hiểu hoàn
cảnh của học sinh sẽ kịp thời động viên, giải tỏa các mâu thuẫn của học sinh. Và đây
chính là nhân vật chủ chốt giúp ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng học sinh đánh
nhau.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý, ngành giáo dục cần xử lý kỷ
luật nghiêm khắc với hành vi đánh nhau. Đặc biệt, đối với những em có hoàn cảnh
đặc biệt như bố mẹ li hôn, gia đình lục đục...cần có các hình thức quan tâm,
giúp đỡ cụ thể để các em tránh được ảnh hưởng về mặt tâm lý, dễ gây hành vi bột
phát.
Trước tính cấp bách của giáo dục đạo đức cho học sinh, nhiều cá nhân cho
rằng trong việc đổi mới giáo dục hiện nay cần đưa thêm các chương trình rèn luyện
đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Thứ trưởng Quý cho biết, Bộ sẽ tiếp tục có
những giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, tình
cảm của học sinh đối với bạn bè. “Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và nhà trường tăng
cường giúp các em học tập và vui chơi lành mạnh hơn. Chúng tôi cũng sẽ thay đổi
chương trình giáo dục công dân để thiết thực và hấp dẫn hơn” – đó là nhiệm vụ mà
Thứ trưởng Quý đặt ra cho các bậc học.

8


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ cần tiếp tục đẩy mạnh phong
trào “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, qua đó góp phần hướng tới giáo
dục đạo đức tích cực và toàn diện của học sinh.
Ngoài ra, đã đến lúc toàn xã hội phải vào cuộc để ngăn chặn mặt trái của game
online đang hàng ngày, hàng giờ tác động không tốt đến sự phát triển tâm lý thế hệ

trẻ. Trước hết, các nhà quản lý cần có những quy định, biện pháp kỹ thuật khắt khe
hơn đối với lĩnh vực kinh doanh game online. Thực tế cho thấy, game online đối với
các doanh nghiệp là hướng kinh doanh mới, có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, phát
triển đến mức độ nào là điều cần bàn. Đối với các doanh nghiệp, thiết nghĩ cần có ý
thức hơn trong việc tạo dựng văn hóa kinh doanh loại hình trò chơi này. Không vì lợi
nhuận mà liên tiếp sử dụng các “chiêu”, các mánh khóe kinh doanh để làm sao vắt
được các “con bò sữa” game thủ càng nhiều càng tốt, như nhiều người đã lên án. Về
phía các bậc cha mẹ, nên siêng “để mắt” đến chuyện học hành của con cái, nhất là
quản lý chặt chẽ thời gian vui chơi. Hãy một, hai lần “vi hành” đến các điểm kinh
doanh game online để xem các cậu ấm, cô chiêu của mình đang làm gì. Vấn đề cuối
cùng là trách nhiệm của nhà trường và các tổ chức Đoàn, Đội trong việc tổ chức
tuyên truyền, giáo dục cho tuổi trẻ hiểu rõ cả mặt tích cực và tác hại của game online
thông qua các buổi tọa đàm hoặc nói chuyện ngoại khóa. Có thể phát động phong
trào “Tuổi trẻ nói không với game bạo lực” kết hợp với tổ chức có chất lượng các
hoạt động trò chơi dân gian trong nhà trường nằm trong kế hoạch xây dựng “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang phát động.
Tuy nhiên, để phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau,
thiết nghĩ cần có những mô hình phối hợp cụ thể và hiệu quả, ví dụ như mô hình Nhà
trường - Địa phương - Công an trong việc quản lý, giáo dục học sinh; kịp thời phát
hiện, ngăn chặn các vụ việc bạo lực trong học đường.
III)
KẾT LUẬN
Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nó ảnh hưởng
nghiêm trọng tới mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy chúng ta
cần có những nhận thức đúng dắn để từ đó tìm ra nguyên nhân cũng như những giải
pháp nhằm ngăn chặn tiến tới dần xóa bỏ hiện tượng này, góp phần xây dựng một xã
hội yên bình và phát triển.
IV) PHẦN PHỤ LỤC
Kết quả xử lí thông tin theo từng câu hỏi:
1. Giới tính của anh (chị) là:

Nam
Nữ
9


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Nam

28

46.66

46.66

Nữ

32

53.34


100.00

Tổng cộng

60

100.00

2. Anh (chị) sống ở:
Thành phố
Miền núi

Nông thôn
Hải đảo

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Thành phố

36

60.00


60.00

Nông thôn

18

30.00

90.00

Miền núi

6

10.00

100.00

Hải đảo

0

0

10.00

Tổng cộng

60


100.00

3. Hiện nay anh (chị) đang làm công việc gì? (Học sinh/sinh viên, giáo viên, kế
toán…)…………………………………………………………………………
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Học sinh

10

16.66

16.66

Sinh viên

32

53.33

69.99

Đi làm


16

26.66

96.65

Ở nhà (nội trợ, nghỉ
2
hưu,…)

3.35

100.00

Tổng cộng

100.00

60

4. Hiện tại anh (chị) đang ở trong độ tuổi nào dưới đây?
15 – 18
18 – 22
22 – 30
Lớn hơn 30
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

10

Tỷ lệ cộng dồn


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

15-18

9

15.00

15.00

18-22

32

53.33

68.33

22-30

13

21.66


89.99

Trên 30

6

10.01

100.00

Tổng cộng

60

100.00

5. Anh (chị) đã từng biết đến hiện tượng bạo lực học đường bao giờ chưa?
Rồi
Chưa
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Rồi


60

100.00

100.00

Chưa

0

0

100.00

Tổng cộng

60

100.00

6. Anh (chị) biết đến hiện tượng bạo lực học đường thông qua cách thức nào?
Chứng kiến tận mắt
Internet, báo chí, tivi…
Nghe người khác kể lại
Ý kiến khác:………………………………………………………………..
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ


Tỷ lệ
dồn

Chứng kiến tận mắt

16

26.66

26.66

Internet, báo chí, ti vi,…

19

31.66

58.32

Nghe người khác kể lại

9

15.02

73.34

Cả 3 ý kiến trên


16

26.66

100.00

Tổng cộng

60

100.00

7. Theo anh (chị), hiện tượng bạo lực học đường có phổ biến hay không?

Không
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn



60

100.00

100.00


Không

0

0

100.00

11

cộng


Lớp 3625 - nhóm B3

Tổng cộng

Môn xã hội học đại cương

60

100.00

8. Theo anh (chị), đối tượng chủ yếu của hiện tượng này là:
Nhóm học sinh nam
Nhóm học sinh nữ
Cả 2 nhóm trên
Phương án trả lời


Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Nhóm
nam

6

10.00

10.00

Nhóm học sinh nữ

6

10.00

20.00

Cả hai nhóm trên

48

80.00

100.00


Tổng cộng

60

100.00

học

sinh

9. Anh (chị) có nhận xét gì về phản ứng của dư luận xã hội đối với hiện tượng này:
Mang tính tích cực
Mang tính tiêu cực
Chưa quan tâm đúng mức
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Mang tính tích cực

2

3.33

3.33


Mang tính tiêu cực

31

51.66

54.99

Chưa quan tâm đúng mức

27

45.01

100.00

Tổng cộng

60

100.00

10.Có ý kiến cho rằng, độ tuổi của những người tham gia vào các vụ bạo lực học
đường đều còn rất trẻ. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến này không?

Không

12



Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn



57

95.00

95.00

Không

3

5.00

100.00

Tổng cộng


60

100.00

11.Vậy anh (chị) có đánh giá gì của bản thân về hiện tượng này?
12.Theo anh (chị), đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường?
Thiếu sự giáo dục từ gia đình, sự vô tâm của cha mẹ
Sự thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của nhà trường
Đặc tính của lứa tuổi, muốn được thể hiện bản thân
Những tác động tiêu cực của xã hội (bạn bè, môi trường sống, game online,
tranh ảnh, sách báo…)
Ý kiến khác:……………………………………………………………….
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Thiếu sự giáo dục từ gia đình, sự vô 7
tâm của cha mẹ

11.66

11.66

Sự thiếu trách nhiệm trong công tác 0
quản lý của nhà trường


0

11.66

Đặc tính của lứa tuổi, muốn được thể 9
hiện bản thân

15.00

26.66

Những tác động tiêu cực của xã hội 10
(bạn bè, môi trường sống, game online,
tranh ảnh, sách báo…)

16.66

43.32

Tất cả các ý kiến trên

34

56.68

100.00

Tổng cộng


60

100.00

13.Anh (chị) sẽ làm gì nếu chứng kiến một vụ bạo lực học đường?
Tham gia cùng luôn
Không tham gia nhưng đứng ngoài cổ vũ
Không tham gia, không cổ vũ nhưng quay phim lại
Mặc kệ, không quan tâm
Thông báo cho những người có trách nhiệm
Ý kiến khác:….……………………………………………………………
13


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Tham gia cùng luôn

1


1.66

1.66

Không tham gia nhưng
2
đứng ngoài cổ vũ

3.33

4.99

Không tham gia, không cổ
1
vũ nhưng quay phim lại

1.66

6.65

Mặc kệ, không quan tâm

19

31.66

38.31

Thông báo cho những
37

người có trách nhiệm

61.69

100.00

Tổng cộng

100.00

60

14.Theo anh (chị), cần có những biện pháp gì để hạn chế được hiện tượng bạo lực
học đường?
Tăng cường sự quan tâm và quản lí từ phía gia đình và nhà trường
Những người lớn tuổi cần làm gương cho các học sinh
Kiểm soát chặt chẽ các thông tin trên internet, game online…nhằm hạn chế
đến mức tối đa các thông tin không lành mạnh
Ý kiến khác:………………………………………………………………...
Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

Tăng cường sự quan tâm và quản lí từ
16
phía gia đình và nhà trường


26.66

26.66

Những người lớn tuổi cần làm gương
3
cho các học sinh

5.00

31.66

Kiểm soát chặt chẽ các thông tin trên
internet, game online…nhằm hạn chế
8
đến mức tối đa các thông tin không lành
mạnh

13.33

44.99

Tất cả các ý kiến trên

55.01

100.00

33


Tổng cộng

14


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2010;
3. TS. Ngọ Văn Nhân, Giáo trình xã hội học, Nxb. Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.
4. so
5. />
15


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1


• Lý do chọn đề tài

1

• Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1

• Giả thuyết nghiên cứu

1

• Phương pháp nghiên cứu

1

• Chọn mẫu điều tra

2

PHẦN NỘI DUNG

3
16


Lớp 3625 - nhóm B3

Môn xã hội học đại cương


• Một số vấn đề chung liên quan đến nội dung đề tài

3

• Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

4

• Nguyên nhân dẫn đến thực trạng

6

• Một số giải pháp

8

KẾT LUẬN

10

PHỤ LỤC

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17

17




×