1
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn
Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo
lực học đường
Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phan Thị Mai Hương
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường của học sinh
lứa tuổi Phổ thông trung học (PTTH) và làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài
như: Khái niệm nhận thức; Khái niệm Bạo lực học đường; Một số đặc điểm
tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH. Khảo sát thực trạng nhận thức của học
sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học
đường với các nội dung: Nhận thức về khái niệm bạo lực học đường; Nhận thức
về hình thức bạo lực học đường; Nhận thức về nguyên nhân bạo lực học đường;
Nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường; Nhận thức về cách phòng tránh
bạo lực học đường; Mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học
sinh đối với bạo lực học đường. Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn chặn hiện
tượng bạo lực học đường cho học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ
(TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.
Keywords. Tâm lý học; Bạo lực học đường; Học sinh; Trung học phổ thông;
Tâm lý trẻ vị thành niên
Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang bộc phát ở mức độ báo động và rất
cần được xã hội nhìn nhận như là một tệ nạn cần phải “chống”. Có thể xem vấn nạn
bạo lực học đường như những “cơn sóng ngầm”, bởi đâu đó trong môi trường giáo dục
lại dấy lên những vụ việc học sinh gây hấn, hành hung lẫn nhau… Những xô xát tưởng
chừng như rất trẻ con ấy trong thời gian gần đây đã trở thành một hiện tượng có khả
năng lây lan rộng với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở
thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học
2
đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thông, cả đồng bằng và
miền núi các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều gia tăng đáng kể.
Học sinh lứa tuổi Phổ thông trung học (16-18), luôn được gia đình, nhà trường
và xã hội dành cho một sự quan tâm lớn, bởi các em chính là tương lai của đất nước.
Trong bối cảnh văn hóa-xã hội có nhiều thay đổi hiện nay, các em có điều kiện thuận
lợi để học tập, vui chơi nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố dễ
gây nên những hành vi sai lệch, phá vỡ những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội.
Đi sâu vào nghiên cứu hành vi bạo lực học đường của học sinh là một vấn đề
cấp bách và ngày càng trở nên cấp thiết trong thời đại ngày nay, khi con người được
coi là động lực, là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia.
Qua đó có thể thấy, giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên phải được đặt lên hàng đầu,
nhằm giúp các em có được hiểu biết và cách nhìn nhận sâu sắc hơn về cuộc sống, nâng
cao ý thức của các em trong học tập và rèn luyện vì mục tiêu xây dựng, phát triển đất
nước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nhận thức của học
sinh trƣờng THPT Nguyễn Trƣờng Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học
đƣờng”. Nhằm góp thêm tiếng nói vào quá trình xây dựng một môi trường học đường
lành mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức về vấn đề bạo lực học đường của học sinh trường THPT
Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An)
- Tìm hiểu mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của học sinh đối
với bạo lực học đường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn bạo lực học đường
để hướng tới môi trường học đường lành mạnh, an toàn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu về mặt lý luận:
- Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo lực học đường của học sinh lứa tuổi
PTTH.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài: Khái niệm nhận thức, Khái niệm bạo
lực học đường, Một số đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi PTTH
* Nghiên cứu thực tiễn:
- Khảo sát thực trạng nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ
(TP.Vinh-Nghệ An) về bạo lực học đường với các nội dung: Nhận thức về khái niệm,
về hình thức, về nguyên nhân, về hậu quả, về cách phòng tránh bạo lực học đường
3
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường cho
học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học
đường hiện nay.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP. Vinh-Nghệ An)
về bạo lực học đường.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- 270 học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An), trong đó:
90 học sinh lớp, 90 học sinh lớp 10, 90 học sinh lớp 12
- 3 Giáo viên: 2 Giáo viên Chủ nhiệm , 1 Giáo viên phụ trách giáo dục đạo đức
học sinh
5. Giả thuyết khoa học
Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh – Nghệ An)
về bạo lực học đường còn đơn giản và thiếu hiểu biết. Mức độ nhận thức về các nội
dung của vấn đề bạo lực học đường chưa sâu sắc, chưa nắm được bản chất của: khái
niệm, các hình thức, các nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh bạo lực học
đường.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Anket)
6.3. Phương pháp phỏng vấn
6.4. Phương pháp quan sát
6.5. Phương pháp thống kê toán học
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan một số vấn đề nghiên cứu về bạo lực học đƣờng
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Nhà tâm lý học tội phạm Đonvonga (Liên Xô cũ) cho biết: ảnh hưởng của
nhóm bạn không chính thức tiêu cực đến hành vi phạm pháp của trẻ em được thể hiện
qua bốn điểm sau: một là, các nhóm tiêu cực là cơ sở hình thành quan điểm và định
4
hướng dẫn đến hành vi phạm pháp; hai là, trẻ vị thành niên tuân theo những quyết định
của nhóm dù bản thân có quan điểm riêng. [6; 45]
* Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường:
Năm 2008 có một cuộc khảo sát trên quy mô lớn của Trung tâm kiểm soát và
phòng ngừa bệnh tật (CDC) tại Mỹ có tên “Hiểu biết về bạo lực học đường”
(Underdtanding school vilolence). Nghiên cứu đã đưa ra những con số thống kê về
tình trạng về môi trường học đường, những hành vi đe dọa, những trường hợp bạo lực
không gây tử vong và những trường hợp bạo lực gây tử vong.
Năm 2010, báo cáo có tên “Understanding school violence” (Hiểu biết về bạo
lực học đường) của tổ chức Center for disease control and prevention (Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa bệnh tật) đã chỉ ra một thực trạng đáng báo động về bạo lực học
đường ở Mỹ. [23]
* Nghiên cứu về các hành vi lệch chuẩn dẫn tới bạo lực học đường:
Một công trình nghiên cứu của Glew GM và các cộng sự tiến hành năm 2005
trên 3530 học sinh lớp ba, lớp bốn, lớp năm tại Mỹ với đề tài “Bắt nạt, tâm lý xã hội
điều chỉnh và kết quả học tập ở trường tiểu học” với mục tiêu xác định tỷ lệ bắt nạt
trong trường tiểu học và mối liên quan của nó với nhà trường, thành tích học tập, hành
động kỷ luật, và cảm giác của bản thân: cảm giác buồn, an toàn, và phụ thuộc. [22]
“Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học Nam Phi” là tên
một đề tài nghiên cứu về bạo lực học đường được Liang H và cộng sự được tiến hành
tại Anh năm 2007. Nghiên cứu nhằm kiểm tra tỉ lệ của hành vi bắt nạt của 5074 học
sinh vị thành niên đang học lớp 8 (tuổi trung bình 14.2 năm) và lớp 11 (tuổi trung bình
17.4 tuổi) ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi. Làm rõ mối liên quan giữa
những hành vi này với mức độ bạo lực và các hành vi nguy hiểm ở thanh thiếu niên.
[5]
* Nghiên cứu về các hình thức của biểu hiện bạo lực học đường:
Công trình nghiên cứu của Wang.J và cộng sự năm 2009 được tiến hành tại Mỹ
với đề tài: “Bắt nạt trường học trong thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ: thể chất, bằng lời
nói, quan hệ, và trên Internet” đã nghiên cứu 4 hình thức của hành vi bắt nạt trong
trường học ở nhóm thanh thiếu niên Mỹ và mối liên quan với các đặc điểm về mặt
nhân học xã hội, hỗ trợ của cha mẹ, và bạn bè đã được khảo sát.
5
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở Việt Nam
Hiện nay, mặc dù tại Việt Nam, tình trạng bạo lực học đường được báo chí
phản ánh khá nhiều nhưng chưa có nghiên cứu sâu về hành vi gây hấn của thanh niên
nói chung và môi trường học đường nói riêng.
* Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường:
Đề tài “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại trường trung học cơ sở Lê
Lai- Quận 8- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009” do Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên
thực hiện. Hai tác giả nghiên cứu về lĩnh vực Y tế công cộng. Nghiên cứu này được
thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng (điều tra bằng bảng hỏi, áp dụng
phương pháp chọn mẫu đa dạng và đồng nhất với mục đích kiểm tra chéo các thông tin
của các đối tượng cung cấp; nghiên cứu định tính bao gồm phỏng vấn sâu và thảo luận
nhóm. [4]
Mã Ngọc Thể với công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhóm bạn không
chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ” (1998), đã nói lên sự nhức nhối của các
nhà nghiên cứu và toàn xã hội trước tình trạng gia tăng hành vi phạm pháp của các em
tuổi vị thành niên. [7]
TS.Nghiêm Thị Phiến tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của nhóm bạn
bè tới hành vi lệch chuẩn của học sinh” trên 31 học sinh thiếu niên cá biệt tại trường
THCS Thịnh Quang (Hà Nội), đã liệt kê những hành vi lệch chuẩn của nhóm học sinh
này và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các hành vi đó. Tác giả kết luận, hiện tượng
bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo là một trong những nguyên nhân khá chủ yếu dẫn trẻ tới
những hành vi lệch chuẩn. [12]
Nguyễn Thị Hoa với công trình nghiên cứu “Hành vi có vấn đề của trẻ vị thành
niên: những ảnh hưởng của bố mẹ” cho thấy: nhân cách và mối quan hệ của bố mẹ có
ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi có vấn đề của trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, tác giả đã
chỉ ra rằng các ứng xử của bố mẹ với con cái trong xã hội hiện nay chủ yếu theo hai xu
hướng: bố mẹ thiếu quan tâm, chăm sóc con cái hoặc quá nuông chiều con cái. Tác giả
kết luận rằng, trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi có vấn đề của trẻ ở lứa tuổi
này, bố mẹ phải chịu một phần trách nhiệm. Vấn đề đặt ra là cần có sự quan tâm và
giáo dục đúng mực từ phía cha mẹ của các em. [10]
* Nghiên cứu khảo sát về thực trạng bạo lực học đường hiện nay:
Bài viết về “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” của TS. Phan Mai Hương
trong kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế tháng 08/2009 về chủ đề: Nhu cầu, định
hướng và đạo tạo tâm lý học đường tại Việt Nam đã trình bày khảo sát của tác giả về
6
thực trạng bạo lực học đường bằng phương pháp phân tích tài liệu và các số liệu thứ
cấp được công bố trên diễn đàn. [15]
* Nghiên cứu về nhận thức của học sinh THPT dẫn tới bạo lực học đường:
Tiêu biểu là đề tài nghiên cứu của Ông Thị Mai Thương (2008) về “Hành vi
bạo lực trong nữ sinh THPT” khảo sát trên 200 khách thể tại 2 trường THPT thuộc
quận Đống Đa (Hà Nội) đã đưa ra một số vấn đề quan trọng về thực trạng hành vi bạo
lực trong nhóm nữ sinh THPT như mức độ xảy ra hiện tượng bạo lực trong nhà
trường, phương thức, công cụ, phương tiện tiến hành hành vi bạo lực. [13]
Bài nghiên cứu: “Gây hấn học đường ở học sinh trung học phổ thông” của Trần
Thị Minh Đức, tác giả nghiên cứu về bạo lực học đường hay gây hấn học đường dưới
góc độ Tâm lý học. Nghiên cứu này cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu định
tính như phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm; phương pháp nghiên cứu
định lượng là trưng cầu ý kiến trên 771 học sinh phổ thông trung học ở 3 tỉnh, thành
phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình.
1.2. Khái niệm bạo lực học đƣờng
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm bạo lực
1.2.1.2. Khái niệm bạo lực học đường
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vấn đề Bạo lực học đường đang còn nhiều vướng
mắc và chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra một định nghĩa, khái niệm cụ thể mang
tính khoa học lý luận. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này chúng tôi xin đưa ra
một khái niệm về Bạo lực học đường như sau:
“Bạo lực học đường là hành vi cố ý của học sinh hay/và giáo viên diễn ra
trong hay ngoài phạm vi nhà trường mà gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại
về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với học sinh hay/và giáo viên khác”.
1.2.2. Các hình thức bạo lực học đường
Có nhiều cách phân chia các hình thức Bạo lực học đường, song với nghiên cứu
này tôi cho rằng có 3 hình thức BLHĐ chính:
- Bạo lực về mặt tinh thần
- Bạo lực về mặt thể chất
- Bạo lực về mặt kinh tế
1.2.3. Nguyên nhân của BLHĐ
1.2.4. Hậu quả của BLHĐ
* Ảnh hưởng tới Tinh thần, tình cảm- xúc cảm
7
* Ảnh hưởng tới cơ thể (những tổn thương về mặt thực thể)
1.2.5. Cách phòng tránh BLHĐ
* Từ phía gia đình
* Từ phía nhà trường
* Từ phía xã hội
1.3. Nhận thức về BLHĐ của học sinh THPT
1.3.1. Khái niệm nhận thức
1.3.1.1. Định nghĩa nhận thức
Từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) định nghĩa: “Nhận thức
là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và
hiểu biết thế giới khách quan”. [8; 256]
Từ đó, chúng tôi xây dựng khái niệm nhận thức về bạo lực học đường dưới góc
độ Tâm lý học:
Nhận thức về bạo lực học đường là sự hiểu biết của chủ thể về nội dung khái
niệm bạo lực học đường và có thể vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các mối
quan hệ xung quanh và bày tỏ thái độ, điều chỉnh hành vi ứng xử của mình.
1.3.1.2. Các mức độ nhận thức
- Mức độ nhận thức cảm tính
- Mức độ nhận thức lý tính
Nghiên cứu các mức độ nhận thức
B.S.Bloom – nhà sư phạm người Mỹ, năm 1956, ông và các đồng sự biên soạn
tài liệu “Hệ phân loại các mục tiêu Sư phạm, lĩnh vực nhận thức”. B.S.Bloom đưa ra 3
khía cạnh đánh giá: nhận thức, thái độ, hành vi. Ông chia nhận thức thành nhiều mức
khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao. Mỗi mức độ đặc
trưng cho hoạt động trí tuệ:
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ chọn 3 mức độ nhận thức trong thang đánh giá
nhận thức của B.S.Bloom, do:
- Ba mức độ đầu tiên trong thang đánh giá là 3 mức độ đơn giản và cần thiết
trong quá tình nhận thức của mỗi cá nhân. Trong khả năng có hạn chúng tôi chỉ có thể
đánh giá ở 3 mức độ đó trong thang đánh giá. Và đây cũng chỉ là những bước đánh giá
đầu tiên trong nhận thức của học sinh PTTH về bạo lực học đường
- Những kết quả nghiên cứu trong đề tài này chỉ mang tính cơ sở tiền đề cho
những nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về sau.
8
1.3.1.4. Nhận thức về bạo lực học đường
1.3.2. Đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh lứa tuổi THPT
1.3.2.1. Đặc điểm sinh lý của thanh niên học sinh
1.3.2.2. Đặc điểm tâm lý của thanh niên học sinh
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép
thành lập từ năm học 1998-1999. Hơn 10 năm qua, trường Nguyễn Trường Tộ đã trở
thành địa chỉ đáng tin cậy cho học sinh và phụ huynh về chất lượng học tập văn hoá và
rèn luyện đạo đức. Hằng năm tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 đều vựơt tỉ lệ trung bình của thành
phố và những năm gần đây đạt tỉ lệ trên 98%, có từ 30- 40% học sinh thi đỗ vào các
Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề. Hiện nay nhà
trường có 39 lớp với 1942 học sinh và 173 cán bộ- giáo viên.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Để xác định qui mô của khách thể nghiên cứu, việc chọn mẫu được tiến hành
theo các bước:
- Bước 1: Chọn ngẫu mỗi khối học một lớp (lớp 10-11-12) là 90 học sinh.
- Bước 2: Liên hệ với Giáo viên các lớp lập danh sách học sinh.
Chúng tôi đã phát 270 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về 240 phiếu hợp lệ (loại
bỏ 30 phiếu do trả lời không đúng hoặc không thu hồi được).
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là nghiên cứu tài liệu và điều tra bảng hỏi.
Các phương pháp phụ trợ là: phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát,
phương pháp thống kê toán học.
2.4. Tiến trình nghiên cứu
Từ tháng 9/2010 – 1/2011: Xây dựng đề cương và cơ sở lý luận của đề tài. Từ
tháng 02/2011 – 09/2011: Hoàn thiện cơ sở lý luận, xây dựng bảng hỏi sau đó tiến
hành điều tra thử. Từ tháng 09/2011 – 01/2012: điều tra thực tế trên số lượng khách
thể đã xác định và tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu từ thực tế.
2.5. Mô tả mẫu nghiên cứu
Theo kết quả từ phiếu điều tra mà chúng tôi thu được, khách thể nghiên cứu có
các đặc trưng sau:
Nghề nghiệp: học sinh THPT
9
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Nhận thức về khái niệm Bạo lực học học đƣờng
Theo thống kê từ bảng số liệu, đa số khách thể nghiên cứu chỉ chọn đúng 8/18
hành vi bạo lực học đường (với tỉ lệ từ 46.7% trở lên).
Nhìn chung các khách thể đã có những hiểu biết nhất định về bạo lực học
đường, thông qua việc nhận diện được các hành vi gây ra bạo lực học đường như:
“Học trò đánh nhau có hung khí: Gậy gộc, dao, mác, mã tấu, kiếm, côn ”; “Đấm, đá,
đạp vào bạn khác”; “Có lời nói hăm dọa, cảnh cáo bạn khác”; “Đe dọa để lấy tiền của
học sinh khác”. Sở dĩ tỉ lệ chọn cao (từ 65,8% - 98,3%) là do những hành vi trên vẫn
thường xảy ra trong môi trường sư phạm và thông qua các phương tiện truyền thông
hằng ngày mọi người đều có thể dễ dàng nhận biết được đó là bạo lực học đường.
Tuy nhiên trong các câu trả lời của khách thể, sự giới hạn của khái niệm bạo lực
học đường bị co hẹp đi rất nhiều, chỉ gói gọn đơn giản ở những hành vi gây tổn thương
đến cơ thể mà ít nhiều có sử dụng đến hung khí: 98,3% khách thể chọn “Học trò đánh
nhau có hung khí: Gậy gộc, dao, mác, mã tấu, kiếm, côn ”; 83,3% chọn “Đấm, đá,
đạp vào bạn khác” và 46.7% chọn “khiêu khích bạn”. Bước đầu có thể thấy khách thể
mới chỉ có những hiểu biết chung chung, sơ sài về bạo lực học đường. Nếu chỉ dừng
lại ở những hành vi đánh nhau có sử dụng hoặc không sử dụng hung khí mà gây tổn
thương đến nạn nhân về mặt thể chất, mới là bạo lực học đường thì chưa đủ. Thậm chí
có 8,3% còn cho rằng “Đấm, đá, đạp vào bạn khác” không phải là bạo lực học đường.
Rõ ràng kết quả này chỉ ra rằng, mặc dù tất cả các học sinh đều biết về bạo lực
học đường nhưng cách hiểu về vấn đề này còn chưa có sự thống nhất và còn rất sơ sài.
Hầu hết khách thể mới chỉ hiểu được những biểu hiện bề ngoài mà chưa nắm rõ bản
chất bên trong của khái niệm. Một bộ phận các em còn hiểu một cách phiến diện về
bạo lực học đường, không xếp các hành vi làm tổn thương về mặt tinh thần là bạo lực
hay cho rằng những hành vi bạo lực xảy ra bên ngoài khuôn viên nhà trường cũng
không phải là bạo lực học đường.
3.2. Nhận thức về các hình thức Bạo lực học đƣờng
3.2.1. Nhận thức về hình thức Bạo lực học đường về mặt thể chất
Các khách thể nghiên cứu đã nhận diện đúng các hình thức bạo lực học đường,
do những hành vi trên thường xảy ra trong môi trường sư phạm với mức độ rộng và
trong thời gian gần đây được các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm nhiều:
10
Ở lứa tuổi học sinh PTTH, tư duy của các em có sự phát triển và hoàn thiện hơn
rất nhiều so với lứa tuổi lứa tuổi THCS. Tuy nhiên khả năng nhận những sự việc xảy
ra xung quanh vẫn còn dựa vào trải nghiệm thực tiễn, có nghĩa các em sẽ đánh giá vấn
đề một cách trực quan và chịu sự chi phối của cảm xúc những người xung quanh. Cho
nên dễ nhận ra là hầu hết các em có thể trả lời các câu hỏi về bạo lực thể chất một cách
chính xác đến như vậy. Hằng ngày các em đến trường sẽ thấy rất nhiều những hành vi
gây gổ, đánh nhau do mâu thuẫn giữa các bạn học sinh. Điều đó tác động trực tiếp vào
suy nghĩ nhận thức của các em. Bên cạnh đó, chỉ cần một thao tác đơn giản truy cập
Internet, cũng có thể ra hàng trăm các clip, bài bài báo nói về bạo lực học đường (mà
chủ yếu chú trọng về các hình thức bạo lực về thể chất). Nói như thế để thấy hình thức
bạo lực về mặt thể chất không quá khó để khách thể nhận diện đúng.
Mặc dù vậy, vẫn còn một số khách thể chiếm tỉ lệ nhỏ (8,3%) cho rằng “Đấm,
đá, đạp vào bạn khác” không phải là bạo lực học đường.
Nhìn chung, bạo lực học đường về mặt thể chất không khó để khách thể nhận
thức được. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những hành vi đánh nhau có sử dụng hoặc không
sử dụng hung khí, gây tổn thương đến nạn nhân về mặt thể chất, mới được gọi bạo lực
học đường thì chưa đầy đủ. “Em nghĩ đã gọi là bạo lực học đường rồi thì chỉ có đánh
nhau”. (L.N.Mai- Học sinh lớp 10).
3.2.2. Nhận thức về hình thức Bạo lực học đường về tinh thần
Những hành vi được liệt kê ở trên vẫn hằng ngày len lỏi trong khắp các trường
học, nhưng đáng tiếc là khách thể hầu như không nhận diện được. Khi được hỏi các
em học sinh chỉ cho đó là những phản ứng tự nhiên bột phát của bản thân đối với bạn
bè khi có mâu thuẫn, xích mích và nó không gây ra tổn thương nghiêm trọng nào đối
với nạn nhân. Có em còn cho đó là chuyện bình thường, “Là học sinh thì không tránh
khỏi những chuyện đó, nếu cứ qui những lời nói, thái độ trên là bạo lực học đường thì
học sinh nào cũng cững chịu bạo lực học đường” (N.H.Yến- Học sinh lớp 11).
Tuy nhiên, cũng có một số ít khách thể đã nhận biết được một số hành vi bạo
lực học đường gây tổn hại đến tinh thần, như: “Có lời nói hăm doạ, cảnh cáo bạn
khác”(76.7%); “Viết thư khủng bố tinh thần”(65.8%); “Đưa lên mạng những thông tin
ác ý về bạn bè”(46.7%). Đây là những hành vi diễn ra với mức độ ngày càng lan rộng
mà truyền thông gần đây nói đến rất nhiều, nên rất dễ hiểu vì sao các em nhận diện
được.
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được, nhận thức của khách thể nghiên cứu về hành
vi bạo lực tinh thần còn rất thấp: “Đã là bạo lực rồi thì chỉ có đánh, đấm, tát, đâm,
11
chém… thôi chứ nói xấu hay chửi bậy có làm tổn hại gì nghiêm trọng đâu” (T. L.Anh-
Học sinh lớp 10). Sự lệch lạc trong nhận thức của học sinh về các hình thức bạo lực
học đường dẫn tới những hiểu biết đơn giản, cảm tính, trực diện mà chưa nắm được
bản chất của các hành vi gây ra bạo lực. So với nhận thức về bạo lực thể chất thì nhận
thức về bạo lực tinh thần của khách thể còn hạn chế hơn rất nhiều .
Trong phần cơ sở lý luận, chúng tôi cũng đã đưa ra một cách khái quát chủ thể
và nạn nhân của hành vi bạo lực học học đường bao gồm cả học sinh và giáo viên.
Điều này dễ hiểu vì sao học sinh không thể nhận diện được các hành vi trên
nằm ở hình thức thứ 2 của bạo lực học đường (bạo lực về tinh thần).
3.2.3. Bạo lực về kinh tế (vật chất)
Đa số khách thể chỉ nhận diện được 1 hành vi bạo lực học đường là: “Đe dọa để
lấy tiền của học sinh khác”(65,8%). Đây là một trong những hành vi điển hình trong
thời gian qua, nổi lên như là một vấn nạn trong môi trường sư phạm. Thỉnh thoảng đâu
đó lại bùng lên những vụ việc học sinh kết thành nhóm đe doạ, chặn đường các học
sinh khác cướp đoạt tài sản (tiền, điện thoại, vật dụng có giá trị…).
Kết luận chung:
Dựa vào bảng số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy quá trình nhận thức của
khách thể về các hình thức bạo lực học đường còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa nắm được
bản chất của hiện tượng. Chủ yếu học sinh chỉ nhận diện được các hình thức bạo lực
học đường về thể chất khi có sự tổn thương về mặt cơ thể đối với nạn nhân mà các em
có thể nhìn thấy trực tiếp. Số lượng khách thể nhận thức được những hành vi gây tổn
thương về tinh thần, kinh tế chiếm tỉ lệ không đáng kể do những hậu quả tác động tới
cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng chịu BLHĐ khó có thể nhìn thấy được ngay lập tức.
3.3. Nhận thức về các nguyên nhân của Bạo lực học đƣờng
3.3.1. Nguyên nhân từ phía chủ thể (bản thân học sinh)
Có thể thấy phần lớn khách thể đã nhận biết được một số nguyên nhân dẫn tới
bạo lực học đường. Chúng tôi đưa ra 11 trường hợp chia làm 2 nguyên nhân chính là:
- Nguyên nhân trực tiếp
Hầu hết các khách thể đã nhận diện chính xác các nguyên nhân trực tiếp gây ra
BLHĐ với tỉ lệ cao. Sở dĩ như vậy vì hầu hết các hành vi bạo lực học đường gây xôn
xao dư luận trong thời gian qua đều chịu tác động của các nguyên nhân trên. Tâm lý
lứa tuổi học sinh trung học phổ thông với sự phát triển chưa hoàn thiện: cái “tôi”, bản
tính “anh hùng” muốn thể hiện bạn thân trước bạn bè và không muốn thua thiệt “bùng
phát” làm cho các em đôi khi chưa biết kiềm chế cảm xúc, dễ dẫn đến những hành vi
12
xô xát, gây gổ đánh nhau. Khả năng nhận thức cũng như tư duy chưa chín muồi, vốn
kỹ năng sống chưa trang bị đủ, hiểu biết về xã hội còn quá ít làm cho các em rất dễ bị
kích động bởi những sự việc đơn giản, đôi khi đó chỉ là sự hiểu nhầm rất nhỏ. Trên
thực tế không thiếu những hành vi BLHĐ nghiêm trọng mà xuất phát điểm chỉ là
những xích mích, hiểu lầm nhỏ giữa học sinh với nhau.
- Nguyên nhân gián tiếp
Với đa số khách thể được hỏi đều nhận diện được những nguyên nhân gián tiếp
gây ra BLHĐ, chứng tỏ các em bước đầu đã có những chuyển biến trong nhận thức.
Nguyên nhân gián tiếp chịu sự ảnh hưởng, tác động từ chính tâm lý lứa tuổi các em.
Nếu như ở những giai đoạn lứa tuổi trước vai trò của những người thân trong gia đình
gia đình là quan trọng bậc nhất, thì khi bước vào bậc học THPT sự cố kết bên ngoài xã
hội tăng dần mà biểu hiện rõ nhất là việc đề cao các mối quan hệ bạn bè. Bắt đầu hình
thành các nhóm bạn với cùng sở thích, tính cách và bạn bè có ảnh hưởng lớn, chi phối
nhận thức, thái độ, hành vi của các em.
3.3.2. Nguyên nhân từ những tác động khách quan bên ngoài đến hành vi
Bạo lực học đường của học sinh
3.3.2.1. Những yếu tố đến từ gia đình:
Trong điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đưa ra 4 trường hợp có nguy cơ dẫn tới
hành vi BLHĐ và kết quả như sau: Sống trong gia đình có hoàn cảnh không thuận lợi
sẽ tác động tiêu cực tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con cái. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cha mẹ ly hôn, ly thân có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nét
tình cách của trẻ. Đa số các em này trở nên tự ti hoặc hung hãn hơn các em khác sống
trong hoàn cảnh gia đình hạnh phúc, vui vẻ. Đôi khi các em lại muốn sử dụng hình
thức này để gây sự chú ý với cha mẹ như một cách phản kháng với sự thiếu hụt tình
yêu thương.
Chỉ duy nhất trường hợp “Cha mẹ quá nghiêm khắc đối với con cái” thì khách
thể không nhận thức được và cho rằng khó dẫn tới bạo lực học đường với tỉ lệ chọn là
48.3%. Xu hướng quan tâm thái quá cũng gây nhiều vấn đề phức tạp. Sự yêu thương
con cái là điều kiện thuận lợi, cần thiết cho sự phát triển của các em. Tuy nhiên ở lứa
tuổi có nhu cầu tự khẳng định, độc lập trong quyết định như học sinh THPT thì sự bao
bọc, nghiêm khắc quá mức sẽ khiến các em cảm thấy mình chịu áp lực lớn và cố gò
mình làm theo để cha mẹ hài lòng.
Như vậy , gia đình và các vấn đề xung quanh gia đình của học sinh có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đối với các em. Một bầu không khí gia đình ấm cúng đầy tình
13
yêu thương giữa các thành viên và cách quan tâm, chăm sóc tới đời sống tâm lý của
các em, giúp các em định hướng phát triển nhân cách tốt. Chính vì lẽ đó, phụ huynh
cần nhìn lại cách giáo dục con cái mình.
3.3.2.2. Những yếu tố đến từ nhà trường
* Ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục của nhà trường và thầy cô giáo
Tác động từ phương pháp giáo dục của nhà trường có ý nghĩa lớn trong việc
hình thành đạo đức của học sinh. Bên cạnh truyền thụ tri thức, những người làm công
tác “trồng người” cũng phải trang bị cho các em những giá trị nhân văn tốt đẹp. Tuy
nhiên, không có nghĩa chúng ta dồn hết trách nhiệm về những tha hoá trong nhân cách
học sinh cho nhà trường. Phải có sự kết hợp đồng bộ từ gia đình, nhà trường và xã hội
để có thể định hướng cho các em tránh xa những yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.
* Ảnh hưởng từ bạn bè
Ở lứa tuổi này, các em thường đặt tình bạn lên cao nhất và coi đó là mối quan
hệ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Sự mỏ rộng phạm vi giao tiếp và sự phứ
tạp hoá hoạt động riêng khiến cho số lượng nhóm qui chiếu của các em tăng lên rõ rệt.
Trong nhóm đó, cá nhân giữ các vai trò khác nhau nhưng nhìn chung các em đều có
mong muốn giống nhau đó là được các bạn yêu quý và được nhóm thừa nhận uy tín
của mình, coi mình đã thực sự trưởng thành. Đây là tuổi mang tính chất tập thể rõ nét
nhất và việc sinh hoạt của nhóm dẫn đến tình trạng làm nảy sinh sự “phân cực” - xuất
hiện người được lòng nhất và người ít được lòng nhất. Những em có vị trí thấp, ít được
bạn thừa nhận, thường băn khoăn, suy nghĩ nhiều về bản thân. Tâm lý muốn được thể
hiện sự trưởng thành trước các bạn xuất hiện ở các em khi đó là điều dễ hiểu. Trong
thực tế chỉ vì lý do này mà nhiều em có hành động bồng bột, ngông cuồng để chứng tỏ
sự mạnh mẽ, “anh hùng” trước các bạn khác, kể cả đánh nhau. Có 70% khách thể chọn
dễ dẫn tới BLHĐ, 17.5% khách thể chọn khó dẫn tới BLHĐ và 12.5% khách thể chọn
không biết. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết đây là một trong những nhân tố tác động
dẫn tới các vụ việc học sinh đánh nhau trong thời gian gần đây, vì thế nên khách thể
nhận biết được káh chính xác. “Chuyện “anh hùng rơm” đánh nhau muốn chứng tỏ
bản thân ấy em thấy nhiều rồi” (L.T.Huyền -Học sinh lớp 12)
Việc bạn bè rủ rê, lôi kéo, kích động các em làm việc gì đó mà các em không
muốn là chuyện dễ gặp. Trong cuộc sống, vì lý do này hay lý do khác khiến các em
phải đành lòng chấp nhận làm theo bạn bè mà không dám nói cho người khác biết. Đa
số các thầy cô và cha mẹ đều nhất trí rằng, vì sĩ diện, thích thể hiện, khôn chịu thua
kém bạn bè là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc các em đua đòi,
14
a dua với bạn xấu gây ra các hành vi bạo lực. Các em thích chơi với bạn theo một
nhóm và hay nghe lời rủ rê của bạn trốn đi chơi, đi đánh nhau. Khi có mâu thuẫn, các
em rất dễ đôi co dẫn đến đánh nhau. Các em không hề sợ nhóm nào trong trường, mà
cho rằng người ta thích đánh nhau với mình thì mình “chiều” theo ý người ta thôi. Có
em cho rằng mình là “đàn anh, đàn chị” trong trường nên không sợ bất kỳ một ai.
3.2.2.3. Những yếu tố đến từ xã hội
Quá trình mở cửa, hội nhập đã đẩy mạnh sự giao thoa, tiếp biến văn hoá nhân
loại vào văn hoá Việt, quá trình này không tránh khỏi những luồng gió độc hại du nhập
một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định, làm tổn hại đến những giá trị văn hoá truyền
thống trong xã hội ta nói chung, trong nhà trường nói riêng. Những cảnh bạo lực trong
phim ảnh nước ngoài, nhất là trong những trò chơi bạo lực trên mạng đã vô hình chung
chuyển tải đến học sinh và kích thích thần kinh những người trẻ tuổi theo khuynh
hướng hành động phi văn hoá, trái với giáo dục. Khi học sinh xem những phim, sách
báo, mạng có nội dung “bạo lực” chính là họ đang chịu ảnh hưởng sự truyền bá về
những giá trị văn hoá ứng xử thiếu tính nhân văn.
Kết luận chung: Từ đó, có thể nói rằng học sinh đánh giá cao sự tác động của
các yếu tố bên trong cá nhân hơn là các yếu tố bên ngoài cá nhân, đặc biệt là sự tác
động của sự giáo dục của các đoàn thể, tổ chức xã hội không được đánh giá cao vì
những bất cập cũng như các hoạt động chưa phát huy hiệu quả và tạo điều kiện cho
học sinh trải nghiệm thực tế.
Trong cuộc sống hiện đại, cho dù đã và đang có nhiều làng xã, khu phố được
công nhận danh hiệu “văn hoá”, nhưng có một thực tế đau xót trong ứng xử người với
người lại hết sức phi văn hoá, trái với cương thường đạo lý, vượt ra ngoài khuôn khổ
pháp luật - đó chính là những hành vi tiềm ẩn nguy cơ lấy bạo lực làm thượng tôn
trong xử lý các mối quan hệ xã hội. Thay vì mang theo sách vở đến trường nhiều em
đem cả hung khí vào lớp, chỉ cần xích mích nhỏ là có thể cầm dao, cầm kiếm giải
quyết mâu thuẫn ngay.
3.4. Nhận thức về hậu quả của Bạo lực học đƣờng đối với học sinh
Trong cấu trúc bảng hỏi chúng tôi đã liệt kê 12 hậu quả cơ bản mà hành vi
BLHĐ gây ra cho nạn nhân. Qua kết quả nghiên cứu, chỉ có 3/12 hậu quả được khách
thể nhận diện đúng. Điều này để minh chứng nhận thức về hậu quả BLHĐ của học
sinh còn rất hời hợt và thiếu hiểu biết.
Phần lớn khách thể đã nhận biết được những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của
bạo lực học đường, tuy nhiên học sinh mới chỉ nhận biết được các tác động tức thời.
15
Tức là những ảnh hưởng trực tiếp của hành vi bạo lực lên nạn nhân của hành vi đó.
Còn những tác động gián tiếp nhưng lại mang tính nghiêm trọng, lâu dài hơn, đó là
những tác động tiêu cực đến những học sinh khác, đến xã hội thì lại chưa được nhiều
học sinh đánh giá cao.
Đáng chú ý là nhiều học sinh nhận ra mức độ nguy hiểm mà BLHĐ có thể gây ra:
Gây tử vong (68.2% chọn là hậu quả của BLHĐ). Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất mà
BLHĐ gây ra cho học sinh. Tuy số lượng các vụ việc nghiêm trọng như thế này không
nhiều, những không phải là hiếm. Mặc dù trên địa bàn nghiên cứu chưa xảy ra vụ việc nào
như vậy, nhưng nếu xét trên phạm vi cả nước thì đã có những vụ việc đáng tiếc xảy ra.
Như vậy, mặc dù mức độ nguy hiểm của những hậu quả mà BLHĐ gây ra rất dễ
để nhận biết nhưng hầu hết khách thể chỉ nhận diện được rất ít trong số đó. Những hậu
quả học sinh chọn với tỉ lệ cao là do các em tự nhận thức với vốn hiểu biết ít ỏi của
mình về BLHĐ, hoặc được nghe người khác kể lại, hoặc đã chứng kiến.
3.5. Nhận thức về cách phòng tránh Bạo lực học đƣờng
3.5.1. Nhận thức những cách phòng tránh từ phía học sinh
Qua quá trình nghiên cứu thông qua thống kê chúng tôi nhận thấy, khi xảy ra
BLHĐ khách thể thường có các cách giải quyết chia theo 2 xu hướng sau:
* Các hành vi liên quan đến giải quyết vấn đề
Ở xu hướng thứ 1, khách thể lựa chọn hướng giải quyết vấn đề khi xảy ra
BLHĐ theo 2 cách: đối đầu trực tiếp và thương lượng tìm kiếm hoà bình để giải quyết
mâu thuẫn của hai bên.
- Bằng cách đối đầu:
Đây là cách giải quyết mà hậu quả có thể nhìn thấy rõ nên rất ít khách thể chọn.
Khi xảy ra BLHĐ, nếu như dùng đối đầu để giải quyết thì cho dù bên nào thắng cũng
để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh. Như vậy hầu hết khách thể nếu
gặp trường hợp trên đều tìm cách đảm bảo an toàn cho mình trước. Dù ai đúng ai sai,
thì hãy để sau này phán xét, còn ngay lúc ấy không nên đánh trả hay gây gổ lại chỉ
thiệt hại bản thân mình. Đây là giải pháp khôn khéo mà học sinh vẫn thường dùng nếu
rơi vào tình trạng trên.
- Bằng cách tìm kiếm hoà bình:
Trong 6 cách thương lượng và giải quyết mâu thuẫn bằng giải pháp hoà bình
xem ra được nhiều khách thể hưởng ứng, có 4/6 phương án được khách thể đồng thuận
với tỉ lệ cao. Theo biểu đồ, nhìn chung học sinh đều có xu hướng “dĩ hoà vi quí” và
nhờ tới sự giúp đỡ của người lớn để ngăn chặn BLHĐ xảy ra. Bởi những lúc như thế
16
này vai trò của người lớn, nhất là những người có uy tín, vị thế rất quan trọng, cách xử
lý, sự hoà giải của họ có trọng lượng đối với cả 2 bên. Xét theo góc độ nghiên cứu,
chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh đã hiểu và biết cách phòng tránh không để các
vụ việc BLHĐ xảy ra. Đây là cách giải quyết an toàn, phù hợp với hoàn cảnh cũng như
trình độ nhận thức của khách thể.
Qua đây cho thấy, phần lớn học sinh đã có quan tâm đến bạo lực học đường và
đã biết cách để giải quyết vấn đề mâu thuẫn, xích mích trong hoà bình. Đây là giải
pháp tốt mà những người làm công tác giáo dục cần chú ý để hướng dẫn, khuyến khích
các em tìm đến khi có nguy cơ dẫn tới BLHĐ. Khi xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ thì trước
hết những người trong cuộc cần bình tĩnh nói chuyện để giải toả hiểu lầm. Cần thiết
nhất trong những lúc này là biết kiềm chế cảm xúc, tránh nói những lời, hành động gây
tổn hại đối phương. Bởi chỉ một chút nóng giận cũng có thể gây ra những hậu quả vô
cùng đáng tiếc.
Chứng tỏ sự nhận thức của các em đã có biến chuyển rất lớn trong việc tìm ra
các phương pháp tối ưu để không xảy ra BLHĐ. Khi xảy ra BLHĐ, không phải là cứ
tìm cách chống lại hay tìm hiểu xem kẻ bắt nạt mình là ai để đương đầu. Nếu thấy có
khả năng thì sẽ tiếp tục đối đầu để chứng tỏ bản thân với những người xung quanh,
còn nếu như kẻ đó quá mạnh thì sẽ tìm các phương án khác.
* Các hành vi liên quan đến lảng tránh vấn đề
Ở xu hướng thứ 2, khách thể lựa chọn hướng giải quyết vấn đề khi xảy ra
BLHĐ là lảng tránh không đương đầu hay đối chọi trực tiếp với đối tượng, được thể
hiện rõ qua việc lựa chọn các hành động sau. Nếu những giải pháp giải quyết vấn đề
bằng cách đối đầu hay thương lượng trong hoà bình khi bị bắt nạt không đem lại hiệu
quả, thì hầu hết các nạn nhân thường có xu hướng lảng tránh vấn đề. Đây là giải pháp
mang tính tức thời, nó có thể làm cho nạn nhân của BLHĐ cảm thấy dễ chịu, bớt căng
thẳng, lo lắng nhưng về lâu dài lại không mang tính khả thi. Bởi những mâu thuẫn vẫn
còn đó mà chưa được giải quyết triệt để.
Với 5 hành vi liên quan tới lảng tránh vấn đề, khách thể chỉ chọn 2 hướng giải
quyết trong số đó là: “Tránh đi nơi khác” (70%), đây là giải pháp tức thời có thể áp
dụng ngay đó, để tránh làm cho mâu thuẫn càng thêm sâu sắc rất dễ dẫn tới hành vi
bạo lực. Dân gian ta có câu “tránh voi chả xấu mặt nào”, “một điều nhịn là chín điều
lành”. Những lúc như thế này không nên để lòng tự cao, tính sỹ diện lấn át. Khi xảy ra
mâu thuẫn cả 2 bên đều cho là mình đúng, chẳng ai nhận sai về mình, vì thế một số
trường hợp, sau những cãi lộn là tiếp đến những hành động “thượng cẳng chân, hạ
17
cẳng tay” ngay với đối phương. Cho nên, để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc,
mỗi học sinh nên biết kìm chế cảm xúc và tránh đi nơi khác và những người trong
cuộc có thời gian suy nghĩ về hành động của mình.
3.5.2. Nhận thức về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội để hạn chế bạo
lực học đường
* Các giải pháp từ phía gia đình
Gia đình là môi trường xã hôi đầu tiên của các em, các em học cách ứng xử và
các giá trị sống thì cha mẹ nên làm gương và hướng dẫn các em sống có trách nhiệm
với bản thân từ những việc nhỏ và biết cách hợp tác chia sẻ với mọi người, đấy cũng là
những bước khởi đầu giúp các em nhận biết được đúng/sai, tốt/xấu trong cuộc sống.
Chúng tôi đưa ra 2 giải pháp cơ bản đứng trên góc độ gia đình giúp các em
phòng tránh BLHĐ. Kết quả với tỉ lệ chọn khá cao (82.5% và 94.2%) chứng tỏ khách
thể đã có những hiểu biết về cách hạn chế BLHĐ nhờ những ảnh hưởng của cách giáo
dục cha mẹ.
Yêu thương con cái không chỉ là cho chúng ăn ngon, mặc đẹp, đáp ứng mọi đòi
hỏi của con cái mà không cần quan tâm đến tâm tư tình cảm, những khó khăn trong
học tập và các mối quan hệ xung quanh các em. Cha mẹ cần hiểu rõ nhu cầu lớn lên
của con trẻ không chỉ dừng lại ở vật chất mà còn cả về tinh thần và tình cảm, chỉ khi
nào các nhu cầu này được đáp ứng thì trẻ mới phát triển toàn diện. Nhiều cha mẹ lại
để cho con “mồ côi” trong chính ngôi nhà của mình. “Cha mẹ cần quan tâm, chăm
sóc, yêu thương con cái” với tỉ lệ chọn 94.2% chứng tỏ trong cuộc sống các em đang
rất thiếu sự quan tâm từ cha mẹ và chính các em đã tự đánh giá và xem trọng vai trò
của cha mẹ trong nhận thức của các em về BLHĐ. Đây là điều mà các bậc phụ huynh
phải suy nghĩ lại cách thể hiện tình yêu thương với các con. Chín tháng mười ngày
mang nặng đẻ đau, con cái chính là hạnh phúc của cha mẹ nhưng không phải phụ
huynh nào cũng biết cách yêu thương con cái. Cuộc sống hiện đại với bao bộn bề lo
toan, những bữa cơm quây quần các thành viên trong gia đình thưa dần. Những câu
chuyện tâm sự, thủ thỉ, chia sẻ giữa cha mẹ và con cái không còn nữa. Cho nên khi gặp
vấn đề khó khăn các em chỉ biết tự mình đương đầu, tự vùng vẫy trong giới hạn nhận
thức chưa đủ “chín” của bản thân mình, mặc cho hậu quả sẽ đi đến đâu!
Việc học kỹ năng làm cha mẹ, những kỹ năng để quản lý con cái cũng rất quan
trọng. Giải pháp “Cha mẹ được học cách quản lý con cái” với tỉ lệ chọn 82.5% là một
minh chứng rõ nét cho sự thiếu hụt hiểu biết trong cách giáo dục con cái của các bậc
phụ huynh. Quản lý không phải nghiêm khắc bắt buộc con cái làm theo những suy
18
nghĩ của cha mẹ, mà phải hiểu được tâm lý lứa tuổi, những mong muốn, suy nghĩ của
trẻ để có thể uốn nắn, định hướng hành vi cho trẻ. Từ cách giáo dục ấy trẻ có thể tự
mình phòng tránh những mối nguy hại bên ngoài và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Gia
đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ chính là người hướng dẫn chỉ đường. Nếu
cha mẹ có kỹ năng dạy dỗ thì hành trang đứa trẻ mang trên vai để bước vào đời rất dễ
dàng. Vì thế, cha mẹ, người thân trong gia đình và thầy cô nơi trường học nên biết
thường xuyên khuyến khích các hành vi đúng của trẻ em - học sinh và khen ngợi khi
các em làm điều hay, điều phải, việc này sẽ giúp học sinh xây dựng được hình ảnh tích
về bản thân cũng như về người khác. Bản thân mỗi đứa trẻ sinh ra như một trang giấy
trắng và nó sẽ hoàn thiện khi người lớn biết viết lên đó những “dòng chữ đẹp”.
* Các giải pháp từ phía Nhà trường
Với 4 giải pháp được đưa ra, hầu hết khách thể nghiên cứu đều tán đồng ý
kiếnĐây là những điều mà các em tự nhận thức và rút ra trong cuộc sống của mình và
những người xung quanh. Để phòng tránh BLHĐ đang ngày một lan rộng, các em cần
được sự giúp sức từ nhà trưòng và các thầy cô giáo.
Giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh là một quá trình sư phạm có
mục đích, nội dung và phương pháp không giống như việc truyền thụ các kiến thức
văn hoá ở các môn học khác. Học sinh có thể học thuộc lòng khái niệm, công thức
Toán, Lý, Hoá rồi vận dụng giải các dạng bài tập qua nhiều lần dần thành thạo, có kĩ
năng, kĩ xảo để trở thành một học sinh giỏi môn học đó. Nhưng với giáo dục cách làm
người cho học sinh thì hoàn toàn ngược lại, ngoài việc lắng nghe lời giảng của giáo
viên, còn phải biết vận dụng những bài học triết lý từ sách giáo khoa áp dụng vào thực
tế đời sống hàng ngày.
Chẳng hạn, khi học về “Tình bạn” , học sinh không thể chỉ đọc thao thao về
cách ứng xử tốt đẹp giữa những người bạn với nhau, không thể chỉ đọc câu chuyện
cảm động về những nhân vật trong sách vở, mà điều quan trọng là phải thể hiện sự quí
mến, giúp đỡ bạn bè cùng lớp, cùng trường thông qua việc làm cụ thể, quan sát được,
đánh giá được và có thể nêu gương cho những bạn cùng trang lứa học tập.
* Các giải pháp từ phía Xã hội
Giáo dục, hình thành nếp sống văn hoá cho học sinh là một quá trình hướng tới
mục tiêu xây dựng nếp sống văn minh trong xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự đồng
thuận xã hội và nâng cao trách nhiệm công dân của các đối tượng tham gia vào giáo
dục thế hệ trẻ. Bạo lực học đường là hệ quả của sự ô nhiễm môi trường giáo dục rộng
lớn, không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà trong đời sống xã hội. Vì thế muốn
19
đẩy lùi bạo lực học đường, trước hết phải làm cho môi trường giáo dục trong và ngoài
nhà trường ngày càng đảm bảo tính thuần khiết. Công việc này đòi hỏi phải vừa xây
dựng nếp sống văn hoá vừa chống lại những hành vi phản văn hoá. Vai trò của các môi
trường xã hội hóa trong việc tuyên truyền, giáo dục cho học sinh là rất quan trọng
Nhìn vào bảng số liệu, chứng tỏ khách thể đã có nhận thức đúng đắn về các giải
pháp nhằm ngăn chặn các hành vi BLHĐ. Tuy đây là những giải pháp mang tính gián
tiếp nhưng lại có ảnh hưởng vô cùng lớn tới hành vi BLHĐ của giới trẻ hiện nay.
Bên cạnh đó, cần phát huy lợi thế của các mạng truyền thông trong việc tuyên
truyền, hướng dẫn học sinh ngăn chặn BLHĐ. Internet đang ngày càng phát triển và
trở nên phổ biến một cách nhanh chóng không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. Với
những tiện ích và nhiều công dụng khác nhau mà nó đem lại, internet – trong đó đặc
biệt là các mạng xã hội ngày càng thu hút giới trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Do
tốc độ lan truyền thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng và được học sinh dành
nhiều sự quan tâm hơn so với các phương tiện truyền thông khác nên học sinh cũng
nắm bắt được những thông tin về bạo lực học đường dễ dàng hơn.
Kết luận chung:
Mặc dù nhận thức của học sinh THPT về BLHĐ còn sơ sài, đơn giản, nhưng
những suy nghĩ của các em về các phòng tránh BLHĐ khá tốt. Chính vì biết rất rõ hậu
quả sẽ đem lại nếu một khi BLHĐ xảy ra, nên hầu hết khách thể đều chọn các phương
án giải quyết trong hoà bình, bằng cách thương lượng chứ không phải đối đầu. Bên
cạnh đó, khách thể còn nhận thức được ảnh hưởng của sự quan tâm, chăm sóc từ phía
gia đình, nhà trường và xã hội có tác động rất lớn trong việc ngăn chặn những nguy cơ
dẫn tới hành vi BLHĐ của học sinh THPT.
* Nhận thức- thái độ- hành vi là ba mặt cơ bản của ý thức, có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong việc phát triển nhân cách của mỗi con người. Trong cuộc sống xã
hội, nhận thức chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cá nhân định hướng
hành vi của mình. Vì không nhận thức được các chuẩn mực, giá trị xã hội chính là một
trong những nguyên nhân dẫn tới những vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, trong đó
có hành vi bạo lực học đường.
Để đánh giá mức độ từ nhận thức đến thái độ của học sinh về các hành vi bạo
lực học đường, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Nêu 2 tình huống BLHĐ phổ biến ở trường.
Những tình huống bạo lực xảy ra ở trường được các em nêu ra phổ biến như: đánh
nhau do mâu thuẫn, xích mích; cô lập bạn bè; chửi bới, gây áp lực đối với bạn bè…
- Thái độ của học sinh khi xảy ra Bạo lực học đường:
20
Không chỉ tìm hiểu nhận thức của học sinh về bạo lực học đường mà còn phải
xem xét đến mối quan hệ của nó với thái độ. Trong đó, chú trọng đến tác động của
nhận thức đến thái độ. Thông thường, khi học sinh có hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về
bản chất của bạo lực học đường thì họ sẽ có sự định hình rõ ràng về thái độ của mình
đối với vấn đề này. Họ sẽ có xu hướng thiên về một loại thái độ nào đó, đồng tình hay
phản đối, quan tâm hay thờ ơ, từ đó hình thành nên xu hướng hành vi là tham gia hay
không tham gia vào việc giải quyết, hạn chế và ngăn chặn sự phát triển của vấn đề bạo
lực học đường.
Nhìn chung, hầu hết khách thể không đồng tình với những thái độ vô cảm trước
các hành vi BLHĐ nhưng cũng có không ít học sinh tỏ thái độ thờ ơ, lãnh đạm trước
những hành vi sai trái của bạn bè. Khi một học sinh bị các bạn khác đánh, những học
sinh khác chỉ đứng xem, tệ hơn còn a dua, hùa theo. Thái độ dửng dưng của những học
sinh ngồi xem nhiều em cho đó là điều bình thường. Một số em khác lại có suy nghĩ,
nếu là bạn thân thì sẽ vào cứu hoặc kêu cứu, nhưng nếu không phải là bạn thân thì
“mặc kệ” vì vào cứu có thể bị vạ lây, hơn nữa vì không biết nguyên nhân tại sao. Thực
tế có rất nhiều hành vi xảy ra trong cuộc sống ngay cả chính người lớn cũng có thái độ
thờ ơ, không muốn “dây vào”, “ngại phiền toái, vạ lây”, vậy thì hỏi làm sao giới trẻ
biết cách hành xử văn hoá. Trong thế giới nội tâm của những con người đó dường như
không còn chỗ cho những lời răn dạy sâu sắc mà cha ông gửi vào trong nhiều câu ca
dao, “thương người như thể thương thân” hay “người trong một nước phải thương
nhau cùng”… Tuy nhiên, đấy chỉ là một bộ phận nhỏ trong học sinh chưa có ý thức để
ngăn chặn những hành vi BLHĐ khi nó xảy ra. Đa số còn lại các em đều có có ý thức
trước những hành vi sai trái của bạn bè, mà trước hết là thái độ không đồng tình với
các hành vi BLHĐ.
Qua đây cho thấy, phần lớn học sinh đã có thái độ quan tâm đến bạo lực học
đường, không coi đó là việc của người khác mà đã có tâm thế hành vi cần xây dựng
như tham gia vào việc phòng ngừa bạo lực học đường. Tuy nhiên, học sinh có xu
hướng tham gia một cách gián tiếp, ít học sinh có xu hướng trực tiếp vào giải quyết vụ
việc và cũng ít học sinh co xu hướng lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực và tuyên truyền
cho người xung quanh được biết. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ học sinh lựa chọn các thái độ
cần tránh là không cao nhưng điều này cũng thể hiện rằng, có một bộ phận học sinh
còn thờ ơ với bạo lực học đường về mặt thể chất.
Mặc dù nhận thức về BLHĐ của khách thể còn khá đơn giản, chưa hiểu được
bản chất của BLHĐ song thái độ của các em lại hoàn toàn ngược lại. Có thể không
21
hiểu rõ về BLHĐ nhưng những hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến người khác là một
việc làm xấu và theo các em không thể nào chấp nhận được. Từ đó, để nói rằng nhận
thức chưa chắc đã có vai trò lớn ảnh hưởng thái độ cuả con người. Nhận thức chưa
đúng không phải lúc nào cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ. Tuy chưa hiểu biết một
cách sâu sắc về BLHĐ, nhưng khi thấy hành vi sai trái xảy ra giữa học sinh trong môi
trường sư phạm các em đã có thái độ tích cực để ngăn chặn. Những hành vi BLHĐ dù
các em chưa nhận thức được đầy đủ, nhưng thái độ các em hoàn toàn không đồng tình
với hành vi không đúng đó, bởi nó đi ngược lại với giá trị nhân văn, những qui chuẩn
đạo đức của xã hội, nó đối lập hoàn toàn với bản chất hướng thiện tốt đẹp của con
người Việt Nam. Chính những chuẩn mực trong văn hoá ứng xử ăn sâu vào tiềm thức
mỗi người lại có ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối đến thái độ của con người cho dù nhận
thức ở mức độ thấp nhất và đương nhiên các hành vi xâm hại làm tổn thương đến
người khác với bất cứ hình thức nào cũng không được cộng đồng chấp nhận. Như vậy,
với nhận thức chưa đầy đủ nhưng thái độ của học sinh trước các hành vi BLHĐ lại khá
tốt và vì thế những biểu hiện thái độ đó của các em cần được củng cố và phát huy hơn
nữa.
- Hành vi của học sinh khi xảy ra Bạo lực học đường:
Trong đó, chỉ có 15.8% đứng ngoài xem, 33.3% tránh xa cho đỡ phức tạp,
7.5% quay clip và 4.2% đưa lên mạng những thông tin về tình huống đó. Tuy những
hành vi này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng nó cũng chứng minh được một bộ phận giới trẻ
hiện nay đang vô cảm trước những lối ứng xử phi đạo đức của những người xung
quanh. Những hành vi tránh xa hay chỉ đứng ngoài xem biểu hiện thái độ dửng dưng
trước những hành vi sai trái của bạn bè. Vì không có những hành vi can thiệp kịp thời
nên đã không ít vụ việc xảy ra với hậu quả vô cũng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nạn
nhân bị bắt nạt do sợ hãi hoặc do không nhận được sự trợ giúp đã giữ im lặng chịu
đựng trong một thời gian dài khi bản thân bị bạo lực hoặc bị bắt nạt. Điều này làm cho
kẻ bắt nạt càng được thế mà lấn tới. “Con sâu làm rầu nồi canh”, nếu không có những
giải pháp để khơi dậy tình người, tính cộng đồng trong các em thì tương lai đất nước
sẽ có những con người không cảm xúc. Đây sẽ là một trong những nguy cơ làm bùng
nổ nạn BLHĐ trong học sinh.
Nếu như theo mặt logic, nhận thức- thái độ- hành vi có mối quan hệ mật thiết
với nhau, nhận thức đúng sẽ dẫn tới thái độ và hành vi đúng, và ngược lại. Nhưng
trong nghiên cứu này, nhận thức lại không đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành thái độ và hành vi của học sinh. Mặc dù nhận thức về vấn đề bạo lực học đường
22
trong giới trẻ chưa được đầy đủ, còn nhiều hạn chế nhưng thái độ và hành vi của các
em thì hoàn toàn khác. Đối với hành vi BLHĐ đa số khách thể đều có thái độ chuẩn
mực, như không a dua, không cổ vũ mà sẽ tìm cách để ngăn chặn trong điều kiện có
thể. Những hành vi được học sinh đồng tình khi BLHĐ xảy ra đó là: can ngăn, tìm sự
trợ giúp của những người khác nếu như mình không thể nào giải quyết được.
Kết luận chung: Về mặt nhận thức tuy khách thể chưa hiểu được bản chất của
vấn đề, không có sự thống nhất trong tư duy khi phân biệt và nhận diện các loại bạo
lực học đường trong thực tiễn, nhưng phần lớn học sinh đã có thái độ quan tâm đến
bạo lực học đường và đã có những hành vi tham gia vào việc phòng ngừa bạo lực học
đường theo xu hướng gián tiếp. Mặc dù tỷ lệ học sinh lựa chọn các thái độ cần tránh là
không cao nhưng điều này cũng thể hiện rằng, có một bộ phận học sinh còn thờ ơ với
bạo lực học đường về mặt thể chất.
Tiểu kêt chƣơng
Qua việc nghiên cứu về hiểu biết của học sinh về bạo lực học đường, chúng tôi
rút ra kết luận rằng nhìn chung hiểu biết của học sinh Trường trung học phổ thông
Nguyễn Trường Tộ về bạo lực học đường chưa cao. Hầu hết học sinh chỉ nhận biết
được những hành vi bạo lực thể chất, còn nhận biết về hành vi bạo lực tinh thần còn
tương đối kém. Sự nhận biết này còn mang tính cảm tính, thông qua những hành động
trực quan chứ chưa hiểu được bản chất của hành vi bạo lực. Cùng với sự tác động của
nhiều yếu tố bên ngoài từ gia đình, nhà trường và xã hội đã dẫn tới hcọ sinh có những
hành vi sai lệch trong đó có BLHĐ. Và đa số học sinh đánh giá cao sự tác động và vai
trò của các yếu tố bên trong cá nhân hơn là các nhân tố bên ngoài đối với hành vi bạo
lực học đường. Mặc dù nhận thức còn nhiều hạn chế, nhưng khách thể lại có thái độ và
hành vi tương đối tích cực trong việc giải quyết các vấn đề BLHĐ. Điều đó để thấy
rằng trong nhân cách của các em đã phân biệt được đúng sai, tốt/ xấu, chỉ cần có sự
hướng dẫn, tâm giáo dục của toàn xã hội thì những vụ việc đáng tiếc trong học đường
sẽ không còn xảy ra nữa. Bên cạnh đó cũng thấy được tầm quan trọng của giá trị đạo
đức trong xã hội chính những chuẩn mực này ăn sâu trong tiềm thức các em và mặc
nhiên các em sẽ có những hành vi phù hợp.
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt nghiên cứu lý luận
Bạo lực học đường đang là vấn đề mà cả xã hội quan tâm và được nhiều khoa học
nghiên cứu. Dưới góc độ tâm lý học theo chúng tôi: “Bạo lực học đường là hành vi cố ý của
học sinh (giáo viên) diễn ra trong (hay ngoài) phạm vi nhà trường mà gây tổn hại hoặc có
khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với học sinh (giáo viên) khác”.
Từ đó, chúng tôi xây dựng khái niệm nhận thức về bạo lực học đường dưới góc độ
Tâm lý học:
Nhận thức về bạo lực học đường là sự hiểu biết của chủ thể về nội dung khái niệm
bạo lực học đường và có thể vận dụng những tri thức đó vào giải quyết các mối quan hệ xung
quanh và bày tỏ thái độ, điều chỉnh hành vi ứng xử của mình.
1.2. Về mặt nghiên cứu thực tiễn
Qua những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra một số kết luận tổng quát như
sau:
Nhìn chung, học sinh tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh -
Nghệ An) chưa có nhận thức cao và đầy đủ về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. Điều này
được thể hiện cụ thể như sau:
Một là, mặc dù hầu hết học sinh đều biết đến bạo lực học đường, đều nhận thức được
sự tồn tại của bạo lực học đường trong thực tế nhưng phần lớn học sinh vẫn chưa hiểu đúng
bản chất của bạo lực học đường. Chính vì chưa hiểu được bản chất của vấn đề nên học sinh
không có sự thống nhất trong tư duy khi phân biệt và nhận diện các loại bạo lực học đường
trong thực tiễn.
Hai là, phần lớn học sinh đã nhận biết được các nguyên nhân, ảnh hưởng tiêu cực của
bạo lực học đường, tuy nhiên, chủ yếu học sinh mới chỉ nhận biết được các tác động tức thời.
Tức là những ảnh hưởng trực tiếp của hành vi bạo lực lên nạn nhân của hành vi đó. Còn
những tác động gián tiếp nhưng lại mang tính hậu quả nghiêm trọng, lâu dài hơn, đó là những
tác động tiêu cực đến những học sinh khác và đến xã hội thì lại chưa được nhiều học sinh
đánh giá cao.
Ba là, nhận thức của học sinh về tác động và vai trò của các nhân tố đến hành vi bọa
lực học đường chưa tốt. Đa số học sinh đánh giá cao sự tác động và vai trò của các yếu tố bên
trong cá nhân hơn là các nhân tố bên ngoài đối với hành vi bạo lực học đường.
Bốn là, học sinh chưa có thái độ nhất quán để định hình hành vi cho bản thân trước
những hành vi bạo lực. Nhiều học sinh còn tỏ ra thờ ơ với các hành vi bạo lực như “coi như
24
không biết” hay “không phải việc của mình và sẽ có người khác giải quyết”. Nhiều học sinh
đã định hình cho mình những thái độ và hành vi cần xây dựng, nhưng vẫn chưa hoàn toàn
dám đứng ra giải quyêt vấn đề một cách trực tiếp hay chưa dám tố cáo hành vi bạo lực và
tuyên truyền cho những người xung quanh hiểu về vấn đề này.
2. Khuyến nghị
+ Về phía học sinh
Cần chủ động trong việc nâng cao nhận thức của mình về vấn đề bạo lực học đường.
Phải tìm hiểu có chọn lọc các thông tin, kiến thức về bạo lực học đường không chỉ qua các
phương tiện truyền thông đại chúng mà còn phải mạnh dạn tìm hiểu qua gia đình, nhà trường,
đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác.
+ Về phía gia đình
Kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý học sinh nhằm ngăn chặn nguy cơ
gây ra hành vi bạo lực
Chú trọng hơn nữa trong việc giáo dục con em về đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó,
luôn gần gũi, chia sẻ với con em mình để học sinh có thể thoải mái trong việc học hỏi, tiếp thu
ý kiến từ gia đình khi gặp hoặc là nạn nhân của bạo lực học đường.
+ Về phía nhà trường
Nhà trường nên can thiệp và giải quyết tất cả những trận bạo lực của các em xảy ra
trong và trước cổng trường, và có biện pháp kết hợp cùng gia đình quản lý học sinh ngay cả
thời gian không đến trường.
Nhà trường cần giáo dục cho các em học sinh về bản chất của bạo lực học đường,
cũng như dạy cho các em biết làm như thế nào khi mình bị bạo lực.
Nhà trường cần tổ chức những chương trình về tâm lý học sinh, để thầy cô biết cách
quản lý và ứng xử trước những hành vi sai phạm các em, đặc biệt là các em cá biệt.
Nhà trường cần phải kết hợp với đội ngũ công an địa phương để xây dựng một đội
chuyên nghiệp nhằm quan sát, kiểm tra các hành vi nguy cơ dẫn đến bạo lực đặc biệt là hành
vi mang hung khí đến trường.
+ Về phía xã hội
- Các cơ quan chức năng cần: Tăng cường tuyên truyền và có có hình thức thu hút học
sinh, phụ huynh và giáo viên tham gia vào các hoạt động tuyên truyền về phòng chống bạo
lực học đường.
- Các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn thông tin mà các học sinh dễ dàng
tiếp cận và thường xuyên tiếp cận nhất, đặc biệt là những phương tiện truyền thông có sự hỗ
25
trợ của internet. Do đó, các phương tiện này nên phát huy lợi thế của mình trong việc tuyên
truyền và giáo dục học sinh về vấn đề bạo lực học đường và cách ứng xử đối với vấn đề này.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Biên bản họp Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh- Nghệ
An)
2. Hoàng Gia Trang, “Thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn của học sinh THCS
trên địa bàn Hà Nội”, Hà Nội, 2003-2005.
3. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng “Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý
học sư phạm”, NXB ĐHQG HN, 2001.
4. Lê Thị Hồng Thắm, Tô Gia Kiên, Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường tại
Trường THCS Lê Lai ( quận 8- TP. Hồ Chí Minh) năm 2009, Y Học TP. Hồ Chí Minh,
Vol.14 - Supplement of No 1-2010: 196-203.
5. LiangH và cộng sự, “Bắt nạt, bạo lực và hành vi nguy hiểm ở học sinh trung học
Nam Phi”, Nghiên cứu ở 72 trường học ở Cape và Durban, Nam Phi, 2007.
6. Lưu Song Hà, Nguyễn Thị Phương Hoa, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Hà
Nội, 2003.
7. Mã Ngọc Thể, “Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp
ở trẻ vị thành niên”, Tạp chí số 8, Viện nghiên cứu Tâm lý học, 8/1998.
8. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lí học, NXB Thế giới.
9. Nguyễn Quang Uẩn - chủ biên (2003), Tâm lí học đại cương, NXB ĐH Quốc gia Hà
Nội.
10. Nguyễn Thị Hoa, “Một số đặc điểm tâm lý có nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm
pháp luật của trẻ vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học Số 8/2005.
11. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB Chính trị quốc gia.
12. Nghiêm Thị Phiến, “Ảnh hưởng của nhóm bạn bè tới hành vi lệch chuẩn của học
sinh” trên 31 học sinh thiếu niên cá biệt tại trường THCS Thịnh Quang (Hà Nội).
13. Ông Thị Mai Thương, Hành vi bạo lực trong nữ sinh THPT, 2008.
14. Phạm Minh Hạc (1999), Tâm lí học - Tập 1, NXB Giáo dục.
15. Phan Mai Hương, Viện Tâm lý học, “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay ”, kỷ
yếu hội thảo khoa học quốc tế, Hà nội 08/2009.