Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TM HIỂU VIỆC THỰC THI CNG ƯỚC QUỐC TẾ VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.36 KB, 12 trang )

TÌM HIỂU VIỆC THỰC THI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Phạm Xuân Hoàng*

1. Mở đầu
Theo một thống kê gần đây [xem: 1, tr.216-234] cho đến thời điểm này, có
114 văn kiện Quốc tế về quyền con người 1 được Đại hội đồng Liên hiệp Quốc và
một số chủ thể khác thông qua từ kể từ năm 1945. Cũng tính đến thời điểm này,
Việt Nam đã tham gia kí kết và thành viên của 18 Công ước, Điều ước Quốc tế về
quyền con người [ xem: 1, tr.44]. Số lượng các văn kiện và đông đảo các quốc gia
tham gia kí kết công ước quốc tế về nhân quyền cho thấy, vấn đề nhân quyền là
mối quan tâm chung của toàn nhân loại và đang ngày càng được quan tâm sâu sắc
hơn.
Về nguyên tắc, khi tham gia các Công ước, Điều ước Quốc tế về quyền con
người, Việt Nam phải có trách nhiệm, bảo vệ và thực hiện đến mức cao nhất các
nội dung ghi trong Công ước. Theo đó, khi xây dựng chính sách, pháp luật…
những quy định trái với các cam kết quốc tế phải bị loại bỏ hoặc có lộ trình loại
bỏ; Nhà nước phải có trách nhiệm trước bất cứ một sự vi phạm nào trong công ước
dù đó là vi phạm của người dân hay cơ quan công quyền, của tổ chức chính trị xã
hội hay tổ chức kinh tế; đồng thời, Nhà nước phải có chương trình, kế hoạch cung
cấp các nguồn lực con người và tài chính để hiện thực hóa nội dung Công ước.
Đối với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Chính phủ phải chịu trách nhiệm xây
dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nhằm không ngừng nâng cao đời
sống, vật chất và tinh thần của người dân, giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng, tạo
lập các cơ hội ngang nhau cho tất cả mọi người.
Vấn đề đặt ra là tại sao hàng năm, các báo cáo của các tổ chức quốc tế như
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế (HRW) hoặc của một số chính phủ các
nước (như Anh, Mỹ…) về nhân quyền thường đề cập về tình trạng Nhân quyền ở
Việt Nam; người ta cho rằng, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa đảm bảo
*
1



Thạc sỹ, Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Khái niệm “quyền con người” và “nhân quyền” được sử dụng trong bài tương đương nhau về mặt ngữ nghĩa.


hoặc Việt Nam luôn có vấn đề về Nhân quyền. Nếu tạm gác sang một bên các
nguyên nhân thuộc về định kiến, thù địch hoặc có ý đồ thiếu xây dựng thì phải
chăng, nhân quyền Việt Nam đang thực sự có những khiếm khuyết, vênh lệch với
các yêu cầu của công ước quốc tế.
2. Một số biểu hiện chưa trọn vẹn trong thực hiện quyền con người ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc luật
hóa và thực thi các cam kết về quyền con người, tuy nhiên, giữa những nội dung
được cam kết và thực tế, vẫn còn một khoảng cách nhất định. Nhiều vấn đề về
quyền con người đã được quy định trong Hiến Pháp nhưng việc cụ thể hóa chưa rõ
ràng hoặc còn chậm. Trong thực tế, việc thực thi quyền con người ở Việt Nam
cũng còn bộc lộ không ít những chuyện đáng suy nghĩ. Sau đây, chúng tôi dẫn ra
một số ví dụ về sự những biểu hiện chưa hoàn thiện này (so với yêu cầu của công
ước quốc tế về nhân quyền). Các ví dụ này, chủ yếu tập trung vào các quyền chính
trị (đây cũng chính là những điểm mà các tổ chức quốc tế, cũng như một vài nước
bên ngoài thường xem xét như là những “vấn đề” về nhân quyền của Việt Nam).
Theo công ước, quyền khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân được pháp
luật bảo vệ, đó cũng là quyền chính trị bình thường của con người. Hiến pháp năm
1992 (Điều 74) và Luật tố khiếu nại tố cáo sửa đổi, bổ sung qua nhiều năm của
Việt Nam cũng thừa nhận quyền này với tinh thần như thế. Pháp luật quy định, các
cơ quan pháp luật phải có nghĩa vụ khẩn trương trả lời, giải quyết khiếu nại tố cáo,
bên cạnh đó phải có trách nhiệm bảo vệ những người khiếu nại, tố cáo. Trong thực
tế, đơn khiếu kiện bị chuyễn lòng vòng, việc khiếu kiện vẫn không giảm 2, người
khiếu kiện, tố cáo bị trù dập, thậm chí bị trả thù nguy hại đến thân thể và gia đình.
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, hiện nay nhiều người
không dám tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì sợ bị trả thù, trù dập.

Một số người khác thì tố cáo giấu tên, không nêu địa chỉ của mình. Có những
trường hợp người tố cáo bị trả thù, trù dập mà người vi phạm không bị xử lý. Theo
đó, tình trạng khiếu nại, tố cáo đang cản trở việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
[Xem:11]
2

Báo cáo 2010 của Chính phủ về khiếu nại, tố cáo cho thấy tình trạng khiếu nại tố cáo: không giảm, vẫn
diễn biến phức tạp, phát sinh trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết địa phương, nhiều trường hợp khiếu nại kéo dài,
vượt cấp, gay gắt, bức xúc. Năm nay, cả nước phát sinh 112.063 vụ việc khiếu nại, tố cáo, tăng so với cùng
kỳ năm trước 17%. Khiếu nại vẫn phần lớn liên quan đến đất đai, tố cáo chủ yếu về việc cán bộ, công chức
cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi, thiếu trách nhiệm, lãng phí, tiêu
cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai..., nguồn:
/>

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng là một quyền được pháp luật thừa
nhận và bảo vệ, được ghi nhận trong Hiến Pháp 92. Điều 2, hoặc Luật báo chí năm
1989 quy định “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng” [xem: 14].
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều bài báo đã lên khuôn bị bóc dỡ, có những bài đã
chạy tin rồi lại gỡ xuống3. Không ít nhà báo khi tác nghiệp còn thiếu các công cụ
pháp lý hỗ trợ, khó khăn trong việc đưa tin bài hoặc bị đe dọa nguy hiểm đến tính
mạng khi phản ánh những vấn đề phức tạp của xã hội 4. Nhiều website, weblog cá
nhân bày tỏ các quan điểm chính trị thường bị bộ phận an ninh mạng kiểm tra rất
gắt gao5. Thực tế này, cũng khác với đòi hỏi của Công ước quốc tế tại điều 19 6:
“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; …(…)…thông tin bằng
bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào, và không giới hạn về biên giới”
[1;tr.241].
Quyền tự do hội họp, theo quy định hiện hành tại Điều 69, Hiến pháp 1992
(sửa đổi), công dân có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, thực tế hoạt động này còn bị nhiều rào cản. Hiện nay, có nhiều
nhóm chức danh, nghề nghiệp đang đề nghị xúc tiến lập hội, song việc lập hội

chưa thành. Luật lập hội đang trong giai đoạn xây dựng nên cũng chưa đảm bảo
được cho người dân việc thực hiện các quyền này. Hoặc như vấn đề biểu tình,
trong điều kiện Việt Nam là một việc “nhạy cảm”, đó càng không thể là việc làm
tự phát. Hành động biểu tình tuy Hiến pháp đã cho phép nhưng chưa được luật
hóa. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, không có điều khoản nào
quy định và hướng dẫn thế nào là biểu tình hợp pháp. Như vậy, Hiến pháp cho
phép nhưng luật lại chưa có các quy định rõ ràng, như vậy, mọi hành động biểu
tình đều dễ gây nên hiểu lầm, hoặc bị quy chụp với các tội danh khác. Thực tế này
chưa đảm bảo Điều 21 “Quyền hội họp hòa bình phải được công nhận…”; và Điều
3

Chiều 14 tháng 12, 2010, báo VietnamNet đăng thông tin về kết quả khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng
toàn cầu 2010 của Tổ chức Hướng tới Minh bạch, cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc
tế (TI). Thông tin này có tựa đề: Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng, trong đó có nêu kết quả khảo sát
trên 1,000 người dân tại 5 đô thị lớn của Việt Nam về cảm nhận tham nhũng tại Việt Nam. Sau đó Báo
Vietnamnet đã rút xuống với lý do đăng tin chưa được kiểm chứng.
4
Theo báo cáo thống kê của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam liên quan đến việc bảo vệ quyền hành
nghề của hội viên (từ 2006 đến hết quí I năm 2010) cho thấy, tổng cộng đã có tới 18 vụ cản trở và hành
hung nhà báo, trong đó có 13 vụ hành hung và đã có 4 vụ được khởi tố, có 5 vụ cản trở (chiếm 27,8%), 13
vụ hành hung (72,2%). Tuy nhiên, trong 13 vụ hành hung, chỉ có 4 vụ được cơ quan chức năng khởi tố
(30,7%), 9 vụ không khởi tố (69,3%). Số vụ có khởi tố mà không xét xử là 3, chỉ có 1 vụ được đưa ra xét
xử. Có 4 vụ hành hung nhà báo được khởi tố hình sự đều căn cứ theo điều 104 của Bộ Luật Hình sự là cố ý
gây thương tích hoặc các điều luật khác, chưa có vụ nào khởi tố theo Điều 257 là “Chống người thi hành
công vụ”. [xem:12].
5
Trang mạng Bauxitvn là một ví dụ. Trang mạng phản biện những vấn đề chính trị -xã hội. Một số người
sáng lập trang này đã nhiều lần bị công an mời lên làm việc, mặc dù đó chỉ là weblog.
6
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966, tại điều 19, khoản 2. Xem thêm: 1,tr.280.



22, công ước… “Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác,…” của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966 [ xem: 1; tr.281].
Những vấn đề nhân quyền trên đây thường đi liền với quyền làm chủ nhân
dân, và do những kiếm khuyết của nó, nên thường bị quy là thiếu dân chủ, mất dân
chủ, dân chủ hình thức.
Quyền về văn hóa, khoa học, giáo dục nói chung và quyền về giáo dục nói
riêng, được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Tuy nhiên, hiệu lực của luật giáo dục
chưa cao, và do những hạn chế của giáo dục, đào tạo trong nhiều năm gần đây đã
làm cho hoạt động học tập của xã hội mang nặng tính hình thức, nặng căn bệnh
thành tích,… cùng với những tồn tại yếu kém kéo dài như tham nhũng trong giáo
dục, khiến các đại biểu, quốc hội, cử tri và người dân có không ít bức xúc.
[xem:15].
Về quyền của trẻ em, luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định
quyền của trẻ em, nghĩa vụ, của nhà nước, xã hội và gia đình trong việc chăm sóc
và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều vụ việc
nghiêm trọng về bạo hành trẻ em đáng báo động sự xuống cấp về đạo đức xã hội,
thể hiện lỗ hổng về kiến thức pháp luật lẫn sự yếu kém của hệ thống công cụ luật
pháp, cơ chế bảo vệ trẻ em trước các xâm hại thân thể và tinh thần. Theo thống kê
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong hai năm 2008 – 2009, cả nước
đã xảy ra gần 6.000 vụ trẻ em bị bạo lực, trung bình mỗi năm có 3.000 vụ. Tình
trạng này diễn ra ở nhiều địa phương, từ Nam chí Bắc [xem:13]
Trên đây là những tồn tại thể hiện những hạn chế của nhân quyền Việt
Nam. Tất nhiên, đây chưa phải là bức tranh đầy đủ, toàn cục nhưng qua đó, cho
thấy những “vấn đề” nhân quyền của Việt Nam. Và cũng chính từ những hạn chế
này, Việt Nam thường bị chỉ trích về công tác nhân quyền trong báo cáo nhân
quyền hàng năm của tổ chức giám sát nhân quyền (Human Right Watch) hay các
báo cáo nhân quyền của các nước như Anh, Mỹ... Phát biểu tại Hội thảo “Các
Công ước quốc tế về quyền con người và cơ chế thực hiện” ngày 22/12/2010 tại

Hà Nội, Bà Vanessa Wood, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho rằng: “Việt
Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp ước Quốc tế về Nhân quyền, nhưng cho đến nay
việc phổ biến các nội dung của Hiệp ước vẫn còn hạn chế. Điều này dẫn tới việc
thực thi các điều ước quốc tế về quyền con người ở Việt Nam vẫn còn khó khăn”
[xem: 16]. Ở Việt Nam, có ý kiến cho rằng, người dân tồn tại một “sự mặc cảm về
quyền của mình” và có thực tế là, “…nhiều người dân còn e ngại, thậm chí sợ hãi
trước những công bộc của mình. Biểu hiện này thể hiện ngay trong nhiều quy


định, thể thức, thủ tục có tính hành chính thông thường nhất; có quá nhiều mẫu
“đơn xin” như xin làm nhà bằng tiền của mình, trên đất của mình được giao quyền
sử dụng mà pháp luật đã tạo hành lang cho những quyền đó…”7.
Những hạn chế đó có nguyên nhân từ nhiều mặt và phản ánh đặc thù của
điều kiện Việt Nam. Nhưng chúng tôi cho rằng, để lý giải những thực tế, tồn tại
đó, trước hết phải tìm những sai khác trong quan niệm, chủ trương, chính sách.
3. Những yêu cầu cơ bản của công ước quốc tế về quyền con người và
quan điểm của Việt Nam: tồn tại không ít khác biệt
Nhận thức chung của quốc tế về nhân quyền cho rằng, những tính chất cơ
bản của quyền con người như là những nguyên tắc chung khi áp dụng công pháp
quốc tế là tính phổ biến, tính không thể chuyển nhượng, tính không thể phân chia,
tính liên hệ và tính phụ thuộc lẫn nhau [xem:1; tr.24]. Theo đó, có hai điểm căn
bản, bao trùm về quyền con người là đáng chú ý là: Thứ nhất, quyền con người
được hiểu là quyền bẩm sinh, vốn có, được áp dụng bình đẳng cho mọi thành viên
trong gia đình nhân loại8, không có sự phân biệt đối xử vì lý do gì 9; Thứ hai là, các
quyền con người không thể bị tước bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ
chủ thể nào, kể cả nhà nước, trừ một số trường hợp đặc biệt, ví dụ người phạm tội
có thể bị tước quyền tự do về thân thể…[xem: 1, tr.24].
Soi những điểm trên đây vào tình hình Việt Nam, chúng tôi thấy quan điểm
của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam có những nhìn nhận khác. Thể hiện ở
mấy khía cạnh sau đây:

Một là, Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng, nhân quyền và quyền dân
tộc về cơ bản là thống nhất, quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và
thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Sách
trắng về nhân quyền, trong đó khẳng định: “…quyền thiêng liêng cơ bản nhất của
quyền con người là quyền được sống trong độc lập, tự do quyền được tự quyết
định vận mệnh của mình”[3, tr.5]. Thực tế, ở Việt Nam, vấn đề quyền con người
không tách rời quyền độc lập dân tộc (quyền làm chủ, quyền tự quyết vận mệnh
dân tộc…). Đây được xem là quyền quyền thiêng liêng, cơ bản của dân tộc; Vì
thế, nhân quyền không thể đứng trên chủ quyền quốc gia dân tộc, nhân quyền vẫn
thông qua thể chế chủ quyền, do vậy, nhà nước Việt Nam thấy rằng, mình có
7

Xem: “Quốc hội Việt Nam – những giá trị dân chủ và quyền công dân”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,
số 4/2011, tr.11.
8
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, 1948, đoạn 1, Lời nói đầu. Xem thêm: 1, tr.235.
9
Điều 7, Tuyên ngôn nói trên. Xem thêm: 1, tr.238


quyền tự quyết các quyền con người trong sự gắn kết với tự quyết về thể chế chính
trị.
Hai là, Việt Nam cho rằng, trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng,
khái niệm quyền con người có tính giai cấp sâu sắc. Quan niệm này cho thấy, Việt
Nam hiểu nhân quyền có tính hai mặt, không có nhân quyền chung chung, nhân
quyền phi giai cấp. Thực tế, Việt Nam vẫn quan niệm rằng, nhân quyền kiểu Mỹ
khác nhân quyền Việt Nam bởi đó là nhân quyền của giai cấp tư sản, do giai cấp
tư sản định ra, trong điều kiện của Mỹ, luật pháp nước Mỹ, do vậy không thể lấy
nhân quyền của Mỹ để áp vào Việt Nam. Cũng chính vì vậy, Việt Nam cho rằng
“không nước nào có quyền sử dụng vấn đề quyền con người làm công cụ can thiệp

vào công việc nội bộ của quốc gia, gây đối đầu, gây sức ép chính trị, thậm chí sử
dụng vũ lực hoặc làm điều kiện trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại... với
nước khác.”[3, tr.5].
Có một thực tế là, cho đến nay, trên bình diện quốc tế, có hai nhóm quyền:
các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Những quyền
này được ghi nhận một cách căn bản tại các công ước về các quyền nói trên công
bố năm 1966, cũng đã từng gây không ít tranh cãi giữa các nước xã hội chủ nghĩa
và tư bản chủ nghĩa, châu Âu và châu Á về sự coi trọng nhóm quyền này hơn
nhóm quyền kia. Về vấn đề này, quan điểm trước sau như một của Việt Nam là coi
trọng mọi quyền và kết hợp hài hòa quyền con người của cá nhân trong mối quan
hệ tập thể, cộng đồng: “…cần tiếp nhận một cách toàn diện tất cả các quyền con
người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội văn hóa trong tổng thể hài hòa, không
được xem nhẹ bất cứ quyền nào…(…)…việc chỉ ưu tiên hoặc tuyệt đối hóa các
quyền dân sự, chính trị và một số quyền tự do cá nhân, không quan tâm thích đáng
đến quyền phát triển, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của cả cộng đồng là
cách tiếp cận phiến diện, không phản ánh đủ bức tranh toàn cảnh về nhân quyền”.
Quan niệm này đòi hỏi quyền con người là không thể phân chia, có tính liên hệ và
phụ thuộc, thống nhất lẫn nhau giữa các các quyền con người;
Ba là, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “nhân quyền luôn
gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa của đất nước. Do vậy, không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu
chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác” 10. Sách trắng về thành tựu nhân
quyền của Việt Nam cũng khẳng định: “…nhân quyền vừa mang tính phổ biến,
thể hiện khát vọng chung của nhân loại được ghi trong Hiến chương của Liên Hiệp
10

Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng


quốc, vừa có tính đặc thù đối với từng xã hội và cộng đồng”[3, tr.4], và “Không

một nước nào có quyền áp đặt mô hình chính trị, kinh tế, văn hóa của mình cho
quốc gia khác”[3, tr.5]. Thêm nữa, “Do khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, chế độ
chính trị, trình độ phát triển, giá trị truyền thống văn hóa… nên cách tiếp cận về
quyền con người của mỗi quốc gia có thể khác nhau”[3, tr.5]. Thực tế ở Việt Nam,
thực thi quyền con người, quyền công dân luôn gắn liền với lịch sử, với truyền
thống dân tộc, đặc điểm tâm lý, tính cách của người Việt Nam. Như vậy là, Việt
Nam thừa nhận tính phổ biến rộng khắp của quyền con người nhưng cũng coi đó
là vấn đề tùy thuộc vào điều kiện của Việt Nam, coi nhân quyền là vẫn đề đặc thù
chứ không hẳn là phổ quát.
Bốn là, quyền con người được quy định ở quyền công dân. Trong các Hiến
pháp 1946, 1959, 1980 khái niệm quyền con người được bao hàm trong khái niệm
quyền công dân. Kể cả Hiến Pháp 92 sửa đổi, cũng quy định: “Ở nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị dân sự, kinh tế, văn
hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định
trong Hiến pháp, pháp luật” [Xem: 2; Điều 50]. Đảng Cộng sản Việt Nam, trước
đó đã khẳng định: “Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công
dân và quyền con người…” 11. Và với tư cách là quyền công dân thì quyền và
nghĩa vụ là song hành, không có quyền thuần túy, quyền và sự hưởng lợi thuần
túy. Những quan niệm này tỏ rõ sự nhận thức khác biệt, bởi lẽ theo tinh thần công
ước, quyền con người và quyền công dân là khác nhau, quyền con người là phổ
quát, không thể đồng nhất hay quy quyền con người về quyền công dân.
Trên thực tế những khía cạnh về nhân quyền Việt Nam, còn thường được lí
giải bởi một số nguyên do khác. Đó là, quyền con người và thực hiện quyền con
người, còn tùy thuộc vào trình độ dân trí và năng lực làm chủ của mỗi người dân;
tùy thuộc vào đời sống kinh tế - xã hội hiện có, cũng như trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi cộng đồng người cụ thể. Hiện nay, nhìn tổng thể Việt Nam vẫn
đang là nước kém phát triển. Thứ nữa, vì “trình độ và nhận thức của một bộ phận
cán bộ Nhà nước, kể cả ở trung ương và địa phương về quyền con người còn nhiều
hạn chế: không chỉ không nắm được các quy định của luật pháp quốc tế, nghĩa vụ
của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của các công ước quốc tế về

quyền con người, mà đôi khi còn nắm không chắc các quy định của luật pháp và
chủ trương chính sách của Nhà nước, do vậy có nơi có lúc còn để xảy ra các vụ
11

Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.19.


việc vi phạm, làm hạn chế và ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền của người
dân”[xem: 6, đoạn 77]. Cũng cần phải thấy rằng, những hạn chế đôi khi được nổi
trội lên, do, trước sự đa dạng của nền văn hóa thế giới làm cho ý tưởng về tính phổ
quát của quyền con người có thêm những biểu hiện phong phú sinh động, nhưng
cũng dễ làm cho người ta thấy sự khập khiễng khi đối sánh các nền dân chủ, các
kiểu nhân quyền khác nhau trên thế giới. Thường thì, giá trị phương Tây đề cao
tính cá nhân cũng như vai trò, tiếng nói của từng cá nhân trong lợi ích chung của
cả cộng đồng dân tộc, do vậy, Phương Tây thường đề cao vai trò của các quyền
chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, khiếu nại, tố cáo…Trong khi đó, ở các nước
châu Á nói chung (trong đó có Việt Nam), các quyền chính trị này được tiếp nhận
một cách dè dặt bởi quan niệm rằng, các quyền chính trị này có thể tạo ra một môi
trường bất ổn về chính trị, không có lợi cho sự phát triển kinh tế.
Công bằng mà nói, nhìn một cách tổng quát, Việt Nam coi trọng và cố gắng
đảm bảo tốt nhất các quyền con người. Nhà nước Việt Nam khẳng định: "Con
người là trung tâm của trung tâm chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền
con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và
quyền làm chủ của nhân dân"12. Nhà nước Việt Nam xác định con người là trung
tâm của các chính sách kinh tế xã hội, thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người
là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính
sách của Việt Nam đều phấu đấu cho mục tiêu xã hội dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh. [Xem: 2, đoạn 10]. Việt Nam cũng có những quan điểm

hết sức tiến bộ, khi gắn kết vấn đề nhân quyền với việc bảo vệ và thúc đẩy hòa
bình, ổn định, an ninh, bình đẳng và cuộc sống phồn vinh ở mỗi quốc gia và trên
thế giới. Quan điểm này được thể hiện trong sách trắng về thành tựu nhân quyền
của Việt Nam: “Trong một thế giới còn tùy thuộc lẫn nhau, các quyền con người
chỉ có thể được tôn trọng và bảo vệ trong một môi trường hòa bình, an ninh, bình
đẳng và phát triển bền vững, trong đó các giá trị nhân bản được tôn trọng và bảo
vệ. Các cuộc đấu tranh vì quyền con người cần tiến hành đồng thời với các biện
pháp ngăn chặn các cuộc chiến tranh, xung đột, khủng bố, nghèo đói, dịch bệnh,
tội phạm xuyên quốc gia…đang hàng ngày, hàng giờ đe dọa hòa bình, an ninh,
độc lập và phồn vinh của mọi quốc gia, ngăn cản việc bảo vệ và thúc đẩy nhân
quyền trên thế giới” [xem: 3; tr.5]. Ngoài ra, Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ
12

Đảng cộng sản Việt Nam (2011). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội.


việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam, năm 2009, cũng đã khẳng định: “Qua thực
tiễn, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hiểu rõ nhân quyền gắn với độc lập, hòa
bình, dân chủ và phát triển” [xem: 6; đoạn 11]. Với quan điểm này, Việt Nam đặt
vấn đề bảo vệ thực thi quyền con người trong một tổng thể phối hợp của nhiều vấn
đề tương thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới.
Trong nhiều năm qua, nhất là trong hơn hai mươi năm đổi mới (1986-nay),
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu căn bản về quyền con người. Các nguyên
tắc cơ bản về quyền con người đã được thể chế hóa một cách cụ thể hơn trong các
văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam từ sau khi tham gia các
công ước đã không ngừng được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện, phù hợp với các
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là trong bối cảnh chủ động hội
nhập quốc tế. Các nhóm quyền về dân sự, chính trị, kinh tế- văn hóa xã hội được
Hiến pháp và pháp luật ghi nhận và thực thi một cách khá đầy đủ toàn diện. Trong

phát biểu góp ý cho bản báo cáo Nhân quyền Việt Nam ngày 24 tháng 9 năm
2009, đại diện tất cả các nước đều đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam
trong lĩnh vực thực hiện quyền con người. Một điều bao trùm nhất trong phát biểu
của các nước về nhân quyền ở Việt Nam là đánh giá cao thái độ nghiêm túc, hợp
tác, cởi mở trao đổi kinh nghiệm của Việt Nam với các nước trong việc thực hiện
quyền con người.13
Có thể nói, với tư cách là một thành viên của Công ước quốc tế về quyền con
người, Việt Nam đã tuân thủ một cách khá nghiêm chỉnh và thực hiện khá bài bản.
Tuy nhiên, những khiếm khuyết cần phải được nhìn nhận thắng thắn và chấp nhận
một thực tế là, so với những yêu cầu của quốc tế vẫn còn một khoảng cách chưa
được lấp đầy. Điều đó, cho ta thấy, Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn để đạt
nhiều thành tựu hơn nữa về quyền con người.
4. Kết luận
Có thể thấy, nhìn chung, các quan điểm của Việt Nam về nhân quyền
không trái với các cam kết quốc tế song có nhiều quan niệm phản ánh suy nghĩ
riêng của Việt Nam trong điều kiện Việt Nam. Ở mức độ nào đó, có sự ‘vênh”
nhất định với Công ước quốc tế. Điều đó, cho thấy là, Việt Nam chưa nghiêm
chỉnh chấp hành quyền con người hoặc do những lý do chính trị, Việt Nam đã né
13

Xem: LHQ thông qua báo cáo nhân quyền của Việt Nam, />

tránh một số điểm, hay trong thực tế, có một số điểm vì lí do nào đó chưa thực
hiện đúng tinh thần Công ước quốc tế về Nhân quyền. Cần thẳng thắn nhìn nhận,
mọi sự lý giải về mặt nguyên nhân nào cho những khiếm khuyết nói trên đều là
chưa đầy đủ và thõa mãn, nếu khi thừa nhận nguyên lý gốc rằng, quyền con người
là quyền tự nhiên, bẩm sinh, vốn có; quyền con người chính là quyền công bằng
và không phân biệt đối xử trong mọi quốc gia dân tộc; rằng, “Bản tuyên ngôn toàn
thế giới về quyền con người này là thước đo chung cho tất cả các quốc gia và dân
tộc, và cho cả mọi cá nhân và tổ chức xã hội đánh giá việc thực hiện các mục tiêu

của mình…”[1, tr.236].
Theo chúng tôi, với các công ước quốc tế, một khi đã tham gia là có tính
bắt buộc. Trong giai đoạn hiện thời, chúng ta có thể còn khác với Công ước quốc
tế ở mức độ nhất định, hoặc chúng ta có thể mong có được sự thông cảm của quốc
tế về những khiếm khuyết của mình, song về lâu dài chúng ta phải “nội luật hóa”
hoàn toàn các công ước quốc tế về nhân quyền để người dân thực được hưởng thụ
đầy đủ các quyền con người. Hiện chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện nhà nước
Pháp quyền của dân do dân và vì dân. Công việc này cần được tiến hành một cách
khẩn trương. Chỉ khi nào chúng ta có một nhà nước Pháp quyền thực sự, khi đó
các quyền con người mới được giải quyết một cách căn bản. Đồng thời, phải thúc
đẩy, tăng cường giao lưu đối thoại, thêm sự hiểu biết lẫn nhau để thúc đẩy sự hòa
hợp giữa Việt Nam và quốc tế; tham khảo và ứng dụng những giá trị tiến bộ về
nhân quyền của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa sôi động như hiện nay để
thực hiện tốt các quyền con người ở Việt Nam;
Những ý tưởng trên đây cũng đã được đưa ra trong Sách trắng về nhân
quyền của Việt Nam và một số văn bản liên quan khác. Vấn đề là thúc đẩy hành
động rốt ráo vì một xã hội Việt Nam thực sự xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Đó cũng là những phương cách thực hiện quyền con người
một cách sâu rộng nhất.
Tài liệu tham khảo
1. Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Hỏi đáp về quyền con người.
Nxb Công an Nhân dân, H.
2. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, nguồn:
/>

3. Sách trắng về nhân quyền ở Việt Nam, tại địa chỉ:
/>84Wgqq0yBQzW
4. Tìm hiểu về quyền con người (Tài liệu dịch), />5. “Đánh giá một số quy định của luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều
ước quốc tế”, Tạp chí Thông tin Khoa học Pháp lý, số 9/2010, tr.35-44.
6. Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt

Nam,
/>3074537#FvroENnl8MuQ
7. Gs.Ts. Nguyễn Hữu Khiển.“Quốc hội Việt Nam – những giá trị dân chủ
và quyền công dân”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 4/2011, tr.11-tr.14.
8. Phạm Thị Tính. “Chính sách và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con
người, quyền công dân ở Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa”, trong sách:
“Con người văn hóa quyền và phát triển”, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, H,
2009.
9. Nguyễn Hồng Anh. “Bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự, chính trị vì mục
tiêu phát triển con người”, trong sách: “Con người văn hóa quyền và phát triển”,
Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, H, 2009.
10. Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Ngày nhân quyền thế giới
(10/12/1048 – 10/12/2008),
/>11. Pháp luật cần bảo vệ người khiếu nại, tối cáo,
/>12. Cần nghiêm trị những kẻ hành hung nhà báo,
và: Nhà báo tác nghiệp là thi hành công vụ,
/>

13. 3.000 vụ bạo hành trẻ em mỗi năm, />14. Luật Báo chí năm 1989, nguồn:
/>%20chi.pdf
15. Quốc hội thảo luận về giáo dục đại học, bức xúc và sốt ruột, Xem
/>16. Việt Nam coi trọng các công ước quốc tế về quyền con người,
/>


×