Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu địnhhướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà nội sau khi tốt nghiệp ra rường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.32 KB, 14 trang )

Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương
I.

PHẦN MỞ ĐẦU.

1 . Lý do lựa chọn đề tài.
Sinh viên là nhóm nhân khẩu học xã hội đặc thù, vừa là sự biểu hiện của tâm lý sôi
nổi, nhiệt huyết trong độ tuổi thanh niên, vừa đóng vai trò là nguồn lực trí thức trẻ sẵn
sàng, bổ sung và thay thế, đóng góp vào sự phát triển xã hội. Họ cũng là những người làm
chủ vận mệnh của đất nước tương lai vì thế nghề nghiệp là một trong nhiều yếu tố quan
trọng quyết định tương lai của mỗi bạn sinh viên. Chính vì thế việc định hướng nghề
nghiệp của mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường được nhiều bạn sinh viên quan tâm.
Và sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cũng không phải ngoại lệ.
Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động (bản thân,
gia đình, bạn bè...) cùng với các mâu thuẫn nảy sinh (có người chọn đúng ngành nghề phù
hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngành nghề nên không thể phát huy
hết năng lực bản thân, hay có người chọn ngành nghề không theo mong muốn bản thân
mà lựa chọn theo ý kiến người khác, gây ra tính bị động trong việc lựa chọn...); tất cả
những vấn đề đã nêu trên khiến chúng tôi quyết định tiến hành đề tài : “ Tìm hiểu định
hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà nội sau khi tốt nghiệp ra
trường”. Từ đó, tìm ra xu thế chung của giới trẻ hiện nay trong định hướng việc làm nghề
nghiệp của họ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà Nội;
- Giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn hơn về dự định nghề nghiệp trong
tương lai của mình;
- Tìm ra xu hướng chính, ở sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng và ở giới trẻ nói
chung, trong lựa chọn việc làm nghề nghiệp của họ.


* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết tương tác biểu trưng,
thuyết cơ cấu - chức năng) để làm rõ định hướng nghề nghiệp của sinh viên Trường Đại
học Luật hà Nội.
- Tiến hành khảo sát một số nhóm sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội để có dữ
liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

1


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của sinh viên Đại học
Luật Hà Nội. Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêu của đề
tài.
3. Giả thuyết nghiên cứu.
- Định hướng của sinh viên Đại học Luật Hà Nội là theo cảm tính, thiếu cơ sở chắc
chắn do thiếu thông tin về các ngành nghề mà mình lựa chọn.
- Đại đa số định hướng của sinh viên Đại học Luật Hà Nội là theo xu hướng chung
chứ chưa chú trọng vào năng lực thực sự của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp chung.
- Phương pháp thu thập thông tin.
Ở đây chúng tôi, sử dụng phương pháp anket.
Bảng hỏi được xây dựng một cách logic, có nguyên tắc dựa theo nội dung của đề tài
nhằm thu nhận các thông tin đáp ứng yêu cầu đề tài.
5. Chọn mẫu điều tra.
- Phương pháp chọn mẫu.

Ở đây chúng tôi chọn mẫu không có tính cách xác xuất bởi cuộc điều mà chúng tôi
tiến hành chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ (chỉ điều tra số lượng người trong số lượng bảng hỏi
được phát ra).
- Những người tham gia trả lời bảng hỏi.
Vì đây là cuộc điều tra về định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà
Nội sau khi tốt nghiệp ra trường nên những người tham gia trả lời bảng hỏi đều là sinh
viên Đại học Luật Hà Nội. Để kết quả điều tra được khách quan và sát với thực tế nhất,
các bảng hỏi đã được phát cho cả sinh viên năm thứ nhất cho đến năm thứ tư của trường.
- Số lượng phiếu phát ra thu về: 150/150
- Cách xử lý thông tin thu được.
Làm sạch số liệu, tạo ra các thang đo, mã hóa, nhập số liệu và sau đó tính toán các số
liêu.

2


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương
II.

PHẦN NỘI DUNG

1. Một số vấn đề lý luận chung
1.1 Khái niệm:
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người
có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần
nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn.
Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể
chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ

lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là
những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.
Ngày nay, hầu hết mọi nghề trong xã hội đều thay đổi và có nhiều nghề mới xuất
hiện, muốn chọn một nghề không còn đơn giản như trước đây mà cần phải tìm hiểu kỹ
những yêu cầu về năng lực, tính cách, trình độ học vấn mà nghề đòi hỏi và phải đối chiếu
với khả năng của mình xem có phù hợp hay không, muốn vậy trước khi chọn ta phải định
hướng nghề.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu rõ “chuyển dần mô
hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống
học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học. Phát triển hệ
thống hướng nghiệp, dạy nghề… Nhà nước tăng đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu
tiên, các chương trình quốc gia phát triển giáo dục, đào tạo…” đã chứng tỏ sự quan tâm,
chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với giáo dục đào tạo nói chung, hoạt
động dạy nghề nói riêng. Tuy nhiên, việc cần phải có giải pháp hỗ trợ cho người học nghề
nhận thức được vấn đề nghề nghiệp cũng như việc lựa chọn nghề phù hợp với năng lực
bản thân là rất quan trọng để học có nghề nghiệp ổn định, có cơ hội tìm việc làm, phát
triển sản xuất giảm thiểu tỷ lệ lao động thất nghiệp, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đó là vai
trò của hướng nghiệp.
Vậy hướng nghiệp là gì?
Trong tâm lý học thì hướng nghiệp được coi là một quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ
sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao
động – một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động.
3


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương


Những nhà giáo dục hiểu hướng nghiệp như một hệ thống tác động hiups thế hệ trẻ
có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao
động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân.
Xét trên bình diện khoa học lao động, hướng nghiệp là sự xác định tính phù hợp của
từng con người cụ thể trên cơ sở xác định sự tương thích giữa những đặc điểm tâm – sinh
lý của họ với những yêu cầu của một nghề nào đó đối với người lao động.
Về phương diện kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp
dẫn dắt, tổ chức cho người học lựa chọn nghề để họ đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử
dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích cực
vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động.
Trên bình diện vĩ mô toàn xã hội, hướng nghiệp góp phần phân bố hợp lý và sử
dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vốn quý cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại
phồn vinh cho đất nước. Do vậy, hướng nghiệp có một ý nghĩa to lớn, một khởi đầu quan
trọng cho quá trình phát triển lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia và ai cũng hiểu.
Định hướng nghề nghiệp được hiểu đơn giản là giúp con người tự xác lập nghề
nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý thức trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp
phù hợp với những đặc điểm tâm lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã
hội. Định hướng nghề đồng nghĩa với định hướng cuộc sống tương lai, là khâu đầu tiên và
quan trọng nhất trong cuộc đời lập nghiệp của mỗi con người. Định hướng nghề nghiệp là
một vấn đề quan trọng đối với tất cả sinh viên, đặc biệt là các sinh viên sắp ra trường.
1. 2. Đặc điểm
Định hướng cho tương lai luôn là một trong những vấn đề khó khăn trong suốt
quãng đời sinh viên. Xác định một mục tiêu cho bản thân và trang bị những kiến thức cần
thiết là điều cần thiết giúp sinh viên có thể tự tin hơn vào khả năng của mình hay xa hơn là
sự “tự tin” khi bước “vào đời”.
Định hướng nghề nghiệp có hai đặc điểm chính:
- Định hướng nghề nghiệp là một quá trình giáo dục liên tục.
- Công tác định hướng nghề nghiệp mang tính xã hội rộng rãi.
Định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên, cụ thể:
* Định hướng nghề nghiệp góp phần thực hiện nguyên lý và mục tiêu giáo dục.

Định hướng nghề nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Hướng
nghiệp là biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
4


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong giáo dục hướng nghiệp, sinh
viên được tìm hiểu về vấn đề nghề nghiệp, có cơ hội tiếp cận, thử sức với nghề, đồng thời
được thực hành lao động nghề nghiệp để kiểm chứng nguyện cọng và sở thích cá nhân
cũng như củng cố những lý luận khoa học đã được học. Nhờ đó có thể nâng cao chất
lượng giáo dục, làm cho nhà trường gắn liền với thực tế xã hội.
Định hướng nghề nghiệp góp phần thực hiện phân luồng sinh viên, chuẩn bị cho
một bộ phận sinh viên có được một số kỹ năng cơ bản để có thể tham gia lao động sản
xuất.
* Định hướng nghề nghiệp là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển
nguồn nhân lực.
Định hướng nghề nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học,
giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp cho sinh viên chọn nghề phù hợp
với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở
trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như điều kiện gia đình để người học có thể
phát triển đến đỉnh cao nghề nghiệp, cống hiến cho xã hội, tạo lập cuộc sống tốt đẹp cho
bản thân.
Định hướng nghề nghiệp tác động trực tiếp đến tình trạng thất nghiệp và năng suất
lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp sẽ tạo được nguồn lao
động ổn định với trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hầu hết các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đều có định hướng nghề

nghiệp sau khi tốt nghiệp và đa số các bạn cho rằng sinh viên nên sớm định hướng nghề
nghiệp (quan điểm này chiếm 74,29%). Trong việc điều tra hết sức ngẫu nhiên 150 bạn
sinh viên thì tỷ lệ trả lời đã có định hướng nghề nghiệp đạt tới 76,66%. Tuy nhiên, vẫn có
một tỷ lệ không nhỏ số sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp (chiếm tới 23,34%).
Mã số
1
2

Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ
Tỷ lệ cộng dồn

115
76.66
76.66
Không
35
23.34
100.00
Tổng cộng
150
100.00
Ta thấy rằng, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói chung đã có những ý thức nhất
định về việc định hướng nghề nghiệp, những kế hoạch cho bản thân trong tương lai (tỷ lệ
số sinh viên năm 1, 2, 3, 4 của chúng tôi khi điều tra là tương đương với nhau:

5



Bài tập nhóm tháng
Mã số

Môn Xã hội học đại cương

Phương án trả

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn

lời
1

Năm thứ nhất

40

26.67

26.67

2
3

Năm thứ hai
Năm thứ ba


30
45

20
30

46.67
76.67

4

Năm thứ tư

35

23.33

100.00

Tổng số

150

100.00

Với câu hỏi dành cho những bạn đã có định hướng nghề nghiệp về khi nào bạn bắt
đầu định hướng nghề nghiệp, chúng tôi thu được câu trả lời rất thú vị rằng có đại đa số các
bạn sinh viên có bắt đầu định hướng nghề nghiệp từ trước khi chọn trường Đại học Luật
Hà Nội (chiếm 45.33%), số còn lại thì phần lớn có định hướng vào năm thứ 3 của đại học
(chiếm 24.75). Việc đa số các bạn có định hướng trước khi chọn trường đã cho thấy tín

hiệu đáng phấn khởi cho công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp sớm từ khi chọn
ngành nghề, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức cho bản thân, gia đình và xã hội.
Đối với các bạn chưa có định hướng nghề nghiệp trước khi chọn trường đại học thì có thể
thấy, sau một quá trình tích lũy kiến thức cần thiết, hiểu hơn về ngành luật, tiếp thu các
thông tin về nghề luật nhiều hơn, thử nghiệm bản thân có phù hợp với ngành luật hay
không và ở mức độ nào; các bạn mới tự đưa ra cho mình những định hướng nghề nghiệp
trong tương lai. Điều đó, có nghĩa là các bạn có một thái độ nhất định, có trách nhiệm với
bản thân trước khi bước vào năm thứ 4 – sát ngưỡng cửa tốt nghiệp, đi tìm kiếm việc làm..
Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một lượng không hề nhỏ (tới 10,66%) năm cuối khóa mới có
định hướng nghề nghiệp cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm, vào thời điểm đó, họ đã sát
ngưỡng cửa phải đi tìm kiếm việc làm.

số
1
2
3
4
5

Phương án trả lời

Số lượng

Tỷ lệ

Tỷ lệ
cộng dồn
45.33
53.93
64.59

89.34
100.00

Trước khi chọn trường Đại học Luật
68
45.33
Năm thứ nhất
13
8.6
Năm thứ hai
16
10.66
Năm thứ ba
37
24.75
Năm thứ tư
16
10.66
Tổng cộng
150
100.00
Một bộ phận đáng kể số bạn sinh viên chưa hề có định hướng nghề nghiệp sau khi

tốt nghiệp quả thật là vấn đề đáng bàn trong thực trạng sinh viên Việt Nam nói chung hiện
nay.
6


Bài tập nhóm tháng


Môn Xã hội học đại cương

Qua nghiên cứu số liệu từ thực tế điểu tra chúng tôi thu được, các bạn sinh viên đều
chủ yếu tự định hướng hoặc chịu sự tác động của người thân trong gia đình đến định
hướng nghề nghiệp (lần lượt là 43,33% và 52,67%). Họ đều chủ yếu biết đến những nghề
nghiệp mà sinh viên luật có thể lựa chọn sau khi ra trường thông qua các phương tiện
truyền thông và sự tư vấn của thầy cô, bạn bè, gia đình (tỷ lệ 46,67% và 30%). Trong khi
đó, chỉ có 13,33% biết đến những nghề đó qua các chương trình định hướng nghề nghiệp
của trường. Điều này cho thấy sự thiếu vắng quan tâm, tổ chức các chương trình định
hướng nghề nghiệp của nhà trường; công tác truyền thông tới sinh viên về các chương
trình này còn kém; chưa phát huy được ý nghĩa của chương trình.
Khi được hỏi sau khi tốt nghiệp bạn có dự định đi làm ngay hay không thì đa số trả
lời là dự định đi làm ngay – chiếm tỷ lệ tới 52%. Điều này cho thấy, các bạn khá sốt sắng
và hướng tới tìm kiếm việc làm nhanh chóng nhất sau khi ra trường. Một bộ phận khác dự
định tiếp tục học cao học hoặc thời gian trau dồi các kỹ năng cần thiết trước khi đi làm.
Chỉ có một số nhỏ các bạn chưa có dự định gì.
Mã số
1
2
3

Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ
Tỷ lệ cộng dồn
Đi làm ngay
78
52
52
Tiếp tục học cao học

23
15.33
65.33
Dành thời gian trau dồi các kỹ
35
23.33
88.66
năng cần thiết (tin học, giao
tiếp…) trước khi đi làm
4
Chưa có dự định gì cả
14
9.34
100.00
Tổng số
150
100.00
Các bạn sinh viên luật của chúng ta có rất nhiều tiêu chí để lựa chọn nghề trong

tương lai, tương quan lựa chọn các tiêu chí này là ngang nhau, nhiều bạn kết hợp các tiêu
chí để tìm cho mình một công việc ưng ý nhất. Điều đó cho thấy, các bạn sinh viên Đại
học Luật Hà Nội có ý thức rất cao về việc lựa chọn nghề phù hợp nhất với mình.
Mã số
1
2
3
4
5

Phương án trả lời

Số lượng
Tỷ lệ
Tỷ lệ cộng dồn
Theo sở thích
25
16.67
16.67
Theo năng lực
51
34
50.67
Theo thu nhập
36
24
74.67
Theo định hướng gia đình
30
20
94.57
Tiêu chí khác
8
5.33
100.00
Tổng số
150
100.00
Tình huống sau khi tốt nghiệp không tìm được công việc như định hướng được đưa

ra khảo sát, điều tra đã thu được kết quả tương đương nhau về các lựa chọn kiên trì định


7


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

hướng, chấp nhận làm bất cứ công việc nào hay giải pháp dung hòa chọn công việc có
không theo định hướng nhưng có phần liên quan đến pháp luật.
Mã số
Phương án trả lời
Số lượng Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn
1
Tiếp tục tìm kiếm công việc như định hướng
42
28
28
2
Tìm kiếm một công việc khác nhưng có liên
45
30
58
quan đến chuyên ngành luật
3
Chấp nhận làm bất cứ công việc gì kể cả
63
42
100.00
không liên quan đến chuyên ngành luật
Tống số

150
100
Khi được hỏi về định hướng nghề cụ thể trong tương lai, các bạn sinh viên đa số lựa
chọn những nghề nghiệp như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, nhân viên tư vấn pháp luật
với tỉ lệ khá ngang bằng. Đây là những lựa chọn truyền thống của sinh viên luật sau khi ra
trường. Ta chưa thấy một biến chuyển mạnh mẽ hay sáng tạo nào trong định hướng nghề
nghiệp mà các bạn chọn. Bên cạnh các công việc truyền thống có liên quan trực tiếp đến
pháp luật mà đa phần các bạn lựa chọn nêu trên cũng có thể kể đến một số công việc được
các bạn lựa chọn sau khi ra trường như làm việc tại các phòng pháp chế của các ngân
hàng, làm việc tại cơ quan công an, làm công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước
(Vd: Ủy ban nhân dân, sở tư pháp…) và chỉ có một số rất ít các bạn lựa chọn cho mình
một công việc không liên quan đến chuyên ngành luật như kinh doanh,…
Mã số
1
2
3
4
5
6
7

Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ
Tỷ lệ cộng dồn
Luật sư
38
25.33
25.33
Thẩm phán

28
18.67
44
Kiểm sát viên
15
10
54
Nhân viên tư vấn pháp luật
25
16.67
70.67
Công chứng viên
6
4
74.67
Giảng viên Luật
8
5.33
80
Nghề khác
30
20
100.00
Tống số
150
100.00
Với câu hỏi: “Bạn mong muốn tìm được công việc thuộc lĩnh vực…”, chúng tôi thu

được kết quả thú vị rằng đa số các bạn đều mong muốn làm việc có liên quan đến pháp
luật (chiếm 43.33%). Đây là xu hướng chọn nghề cho phép các bạn có những sự lựa chọn

rộng rãi hơn, có tính cơ động hơn, tránh nguy cơ thất nghiệp, tiếp xúc với những trải
nghiệm mới nhiều hơn trong sự đan xen với nhiều lĩnh vực khác.
Mã số
1
2

Phương án trả lời
Văn phòng
Chuyên về pháp luật

Số lượng
39
42
8

Tỷ lệ
26
28

Tỷ lệ cộng dồn
26
54


Bài tập nhóm tháng
3
4

Môn Xã hội học đại cương


Có liên quan đến pháp luật
65
43.33
97.33
Không liên quan đến pháp luật
4
2.67
100.00
Tổng số
150
100.00
Vấn đề tìm kiếm việc làm là mối quan tâm rất lớn của các bạn sinh viên hiện nay và

hầu hết các bạn sinh viên trường ta đều tin tưởng rất lớn về khả năng xin được việc làm
(74% trả lời cơ hội sinh viên luật xin được việc làm là cao). Và các bạn cũng đã có những
nhận thức về khó khăn đối với sinh viên Luật để tìm được việc làm sau khi ra trường,
trong đó theo các bạn khó khăn lớn nhất đối với sinh viên Luật hiện nay đó là thiếu các kỹ
năng cần thiết.
Mã số
1
2
3
4
5
6
7

Phương án trả lời
Số lượng
Tỷ lệ

Tỷ lệ cộng dồn
Thiếu kiến thức
23
15.33
15.33
Thiếu kỹ năng
57
38
53.33
Thiếu kinh nghiệm làm việc
25
16.67
70
Trình độ ngoại ngữ kém
27
18
88
Thiếu thông tin tuyển dụng
7
4.67
92.67
Thiếu các mối quan hệ
9
6
98.67
Lý do khác
2
1.33
100.00
Tống số

150
100.00
Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy xu hướng các bạn sinh viên vẫn có những sự lựa

chọn truyền thống rằng sau khi tốt nghiệp sẽ tập trung làm việc ở các thành phố lớn hoặc
về quê hương mình. Tuy nhiên, số bạn sinh viên mong muốn được ở lại làm việc tại thành
phố lớn là cao hơn hẳn. Điều này cũng xuất phát từ việc tìm kiếm môi trường thuận lợi
nhất cho việc phát triển nghề luật đặc thù:
Mã số
1
2
3
4

Phương án trả lời
Các thành phố lớn
Quê hương mình
Tại một địa phương khác
Ở đâu cũng được
Tổng số

Số lượng
84
52
9
5
150

Tỷ lệ
56

34.67
6
3.33
100

Tỷ lệ cộng dồn
56
90.67
96.67
100.00

3. Nguyên nhân
Trong số những câu trả lời nhận được, đa phần các bạn sinh viên được hỏi đều đã
có cho mình một sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Định hướng nghề nghiệp có thể
xuất phát từ chính sở thích bản thân hoặc do ảnh hưởng của gia đình, có thể là ngay từ khi
theo đuổi con đường học vấn hoặc cũng có thể từ sau khi vào đại học. Nghề luật có thể nói
là một ngành nghề mà để theo đuổi đã khó, đam mê nó lại càng khó khăn hơn gấp bội bởi
9


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

đặc thù công việc là luôn tiếp xúc với mặt trái của xã hội; do đó, nếu bạn không có đủ
thực lực, lòng dũng cảm, sự quyết đoán, thậm chí là các mối quan hệ… thì việc kiếm tiền
trên lĩnh vực pháp lý là điều bất khả thi. Chính vì vậy, có không ít các bạn sinh viên cảm
thấy hoang mang trước sự lựa chọn của mình. Thực tế đã cho thấy, có một tỉ lệ không ít
các bạn sinh viên chưa có cho mình một định hướng nghề nghiệp cụ thể và con số này là
23.34%.

Chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là đã tạo nền tảng cho thành công trong
tương lai. Và trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng hay
chọn nghề của bất kỳ một học sinh, sinh viên nào như: Tố chất, năng khiếu, thiên hướng,
thầy cô, gia đình, bạn bè, xã hội….Tựu chung lại, để giải thích cho con số 23.34% xem ra
là một con số không nhỏ trong cộng đồng HLU thì chúng tôi đưa ra hai nguyên nhân cơ
bản là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
• Nguyên nhân chủ quan:
Trong số 23.34% các bạn sinh viên Đại học Luật hiện vẫn chưa có định hướng nghề
nghiệp thì phần lớn đều xuất phát từ nguyên nhân đó là các bạn có quá nhiều lựa chọn và
vẫn chưa chắc chắn sẽ lựa chọn nghề nào (chiếm 74, 29%) số còn lại thì lại không biết có
thể lựa chọn nghề nghiệp gì sau khi ra trường (chiếm 25.71%). Chúng ta có thể thấy được
sự đối lập giữa hai nhóm sinh viên này: Một bên do có sự hiểu biết về các nghề nghiệp có
thể lựa chọn sau khi ra trường quá nhiều dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn cho mình
một công việc phù hợp với bản thân, còn một bên lại do thiếu sự tìm hiểu dẫn đến sự mơ
hồ trong việc xác định các công việc cụ thể có thể lựa chọn.
Mặt khác, như chúng ta đã biết, nghề luật chưa bao giờ là nghề dễ kiếm tiền nhất là
ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhắc đến luật chúng ta ngay lập tức liên
tưởng đến luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, tư vấn viên…Nếu hành nghề luật sư thì như
đã nói, ở một thị trường mà dịch vụ pháp lý chỉ mới vừa chập chững bạn sẽ gặp không ít
khó khăn; còn nếu làm trong cơ quan nhà nước, liệu bạn có đủ trang trải cho cuộc sống
với mức lương cán bộ pháp lý. Chính những nguyên do này cộng thêm những hiểu biết
còn chưa đầy đủ về xã hội mà có không ít các bạn sinh viên không biết phải định hướng
như thế nào cho sự lựa chọn hiện tại của mình.
Chưa hết, bản lĩnh chính trị còn nhiều hạn chế nếu không muốn nói là non kém đã
khiến cho những suy nghĩ không đầy đủ, không tích cực về nghề luật lại càng trở nên lệch
lạc. Luật sư nói riêng và nghề luật nói chung, đối với Việt Nam và phần đa các quốc gia
10


Bài tập nhóm tháng


Môn Xã hội học đại cương

đang phát triển khác có thể coi là ngành nghề của tương lai, đất nước càng phát triển thì
nhu cầu về dịch vụ pháp lý càng tăng cao, hành lang pháp lý càng vững chắc, từ đó những
người giỏi trong nghiên cứu khoa học pháp lý cũng như ứng dụng khoa học pháp lý vào
thực tiễn càng được coi trọng. Khi đó, chúng ta – những cử nhân luật tương lai không
những đảm bảo đời sống cá nhân mà còn góp phần cho sự phát triển chung của đất nước.
Nhưng thật tiếc vì vẫn còn một số bạn trong chúng ta không biết về điều này, họ hoang
mang trước cạm bẫy của xã hội, hoang mang trước định hướng nghề luật.
Một nguyên nhân trước mắt cũng không thể không kể đến đó là một bộ phận sinh
viên không coi trọng việc học tập, nghiên cứu khoa học trong trường mà đã sớm tìm việc
làm thêm, chính tâm lý khi kiếm tiền bằng một công việc khác không đúng chuyên ngành
đã dần làm cho họ mất đi lòng tin đối với con đường mình đã chọn, thậm chí là đã từng rất
đam mê, mất đi sự định hướng lâu dài trong tương lai.
• Nguyên nhân khách quan:
Một sự thật đã và đang diễn ra trong các trường đại học ở Việt Nam dĩ nhiên không
ngoại trừ Đại học Luật Hà Nội đó chính là vấn đề bất cập trong công tác đào tạo, giảng
dạy và có lẽ sai lầm này là từ chính sách giáo dục. Thiết nghĩ, vào được đại học là một
bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, các tân sinh viên đến với trường
đại học không chỉ để thu nạp kiến thức từ sách vở mà hơn hết họ khát khao được truyền
đạt những kinh nghiệm làm nghề trong thực tiễn từ những người thầy nhưng điều này lại
thật hiếm hoi trong các giờ học tín chỉ gấp gáp. Để từ đó họ vững tin vào bản thân, định
hướng nghề nghiệp thật đúng đắn, thêm yêu nghề, quyết tâm đi đến cuối con đường mình
đã chọn. Nhưng thực tế những giờ học chỉ toàn lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, học nhóm
mà không đem lại kỹ năng làm việc nhóm thực sự đã gián tiếp làm cho sinh viên cảm thấy
mình không biết bắt đầu từ công việc nào sau khi ra trường.
Thực tế điều tra cho thấy có tới 74% các bạn sinh viên cho rằng chương trình đào
tạo hiện nay của trường Đại học Luật Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu để các bạn có thể tìm
kiếm việc làm sau khi ra trường. Trong đó đặc biệt thiếu các kiến thức thực tế và kỹ năng

làm việc
Mã số
1
2
3
4

Phương án trả lời
Kiến thức lý thuyết
Kiến thức thực tế
Kỹ năng làm việc
Kỹ năng khác
Tống số

Số lượng
6
50
47
8
111
11

Tỷ lệ
5.4
45
42.3
7.3
100

Tỷ lệ cộng dồn

5.4
50.4
92.7
100.00


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

Một nguyên nhân khách quan nữa cũng cần phải nói đến đó chính là sự tha hoá của
đạo đức xã hội, sự thiếu nghiêm túc trong hoạt động ban hành, áp dụng và thực thi pháp
luật của bộ phận quan chức nhà nước. Xét trên khía cạnh nào đó pháp luật phần nào đã
mất đi tính nghiêm minh. Hành lang pháp lý lỏng lẻo, luật chồng chéo thiếu tính đồng bộ,
đồng tiền chi phối trực tiếp đến các chế tài xử phạt… Chính những điều này đã làm cho
lòng tin vào luật pháp ít nhiều bị ảnh hưởng nhất là đối với những người học luật. Từ đó,
việc định hướng nghề luật lại càng khó khăn hơn.
4. Một số giải pháp
Trước thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên Luật hiện nay, nhóm xin đề
xuất một số giải pháp có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp:
a/ Về phía sinh viên
- Thứ nhất, các bạn cần phải nhận thức vai trò của việc định hướng nghề nghiệp đối
với tương lai của chính bản thân mình. Việc sớm định hướng nghề nghiệp không
chỉ giúp các bạn xác định rõ mục tiêu phấn đấu mà còn giúp ích cho các bạn có thể
lựa chọn các môn học, rèn luyện các kỹ năng phù hợp với công việc mà mình lựa
chọn.
- Thứ hai, các bạn nên xác định cho mình những tiêu chí lựa chọn công việc cụ thể để
từ đó hướng đến các công việc cụ thể có thể đáp ứng các tiêu chí đó. Đặc biệt trong
quá trình định hướng nghề nghiệp các bạn cũng cần tự đánh giá năng lực, nắm vững
thế mạnh của bản thân để có thể lựa chọn công việc phù hợp với bản thân mình.

- Thứ ba, các bạn nên có sự chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về các công việc
có thể lựa chọn sau khi ra trường. Bởi thực tế các công việc mà sinh viên Luật có
thể lựa chọn sau khi ra trường là rất nhiều. Việc nắm bắt được các đặc điểm cũng
như tính chất của các công việc sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn công
việc phù hợp với các tiêu chí đề ra đồng thời cũng giúp các bạn trong quá trình xin
việc sau này.
- Thứ ba, trong quá trình định hướng nghề nghiệp, nếu gặp những vướng mắc, khó
khăn trong lựa chọn công việc tương lai bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ, tư vấn của
những người có kinh nghiệm như các thầy cô giáo, những người đang làm việc
trong lĩnh vực luật pháp… Với kinh nghiệm của những người đi trước, họ có thể
giúp đỡ bạn rất nhiều trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp

12


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

- Thứ tư, nếu đã xác định cho mình một định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì bạn cần
phải tích cực trau dồi, tích lũy các kiến thức trong quá trình học tập, trang bị cho
mình các kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Điều này sẽ giúp các bạn sau khi
ra trường có thể dễ dàng được tuyển vào công việc đã định hướng.
b/ Về phía nhà trường
- Thứ nhất, về chương trình đào tạo của trường:
Trong quá trình điều tra, phần lớn các bạn sinh viên cho rằng chương trình đào tạo
hiện nay của Đại học Luật Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu để sinh viên có thể tìm kiếm
việc làm sau khi ra trường. Các bạn cho rằng chương trình đào tạo của trường hiện nay
cần phải điều chỉnh theo hướng tăng cường các môn học có tính chất kỹ năng nghề
nghiệp như kỹ năng giao tiếp nghề luật, kỹ năng tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp

đồng, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ… Đối với các môn học có tính chất lý thuyết thì cần
phải được gắn với thực tiễn, giúp sinh viên có thể vận dụng kiến thức lý thuyết trong
thực tiễn công việc.
- Thứ hai, nhà trường cũng cần có các biện pháp để giúp đỡ sinh viên trong quá trình
định hướng nghề nghiệp. Khi được hỏi về các biện pháp mà trường Đại học Luật
Hà Nội cần thực hiện để giúp đỡ sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp
tương lai các bạn sinh viên đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có thể
tổng hợp thành các giải pháp chính như:
• Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo định hướng
nghề nghiệp có tính chất định kỳ trong đó có mời các chuyên gia cố vấn nghề
nghiệp, những người thành công trong các lĩnh vực khác nhau của ngành luật
đến để chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, trao đổi với sinh viên, giúp sinh viên khơi
gợi niềm đam mê với công việc.
• Nhà trường cần phải có riêng một trung tâm hỗ trợ sinh viên định hướng
nghề nghiệp trong và sau khi tốt nghiệp đại học. Trung tâm có thể cung cấp
các dịch vụ giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức được đào tạo
trong trường với công việc thực tế như giới thiệu việc làm cho sinh viên, kết
nối sinh viên với các nhà tuyển dụng, tư vấn các vấn đề liên quan đến công
việc và trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
• Nhà trường có thể mở các diễn đàn để sinh viên cùng trao đổi định hướng
nghề nghiệp, mở cổng thông tin tuyển dụng, cung cấp thông tin tuyển dụng
13


Bài tập nhóm tháng

Môn Xã hội học đại cương

của các cơ quan, doanh nghiệp cho sinh viên qua đó giúp sinh viên có các lựa
chọn trong quá trình định hướng nghề nghiệp cũng như tiếp cận với công

việc mà mình định hướng.
• Trong quá trình đào tạo nhà trường cũng cần có sự tư vấn, giúp đỡ sinh viên
lựa chọn các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp sau này.
• Nhà trường cần liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp như Tòa án, Viện
kiểm sát, các văn phòng luật sư… để tổ chức cho sinh viên đi thực tập, thực
tế tại các cơ quan này để giúp sinh viên tìm hiểu môi trường làm việc thực tế
sau này cũng như nắm bắt các đặc thù công việc để có sự lựa chọn phù hợp.
III.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại học Luật Hà
Nội sau khi tốt nghiệp ra trường có thể thấy rằng phần lớn sinh viên Đại học Luật Hà Nội
đã sớm có định hướng nghề nghiệp tương lai và các tiêu chí cũng như công việc mà các
bạn lựa chọn sau khi ra trường rất là phong phú và có sự khác biệt giữa các nhóm sinh
viên khác nhau. Điều này cho thấy rằng sinh viên Đại học Luật Hà Nội đã có những nhận
thức nhất định về vai trò của hoạt động định hướng nghề nghiệp và có sự am hiểu về
những nghề nghiệp có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn
một bộ phận sinh viên vẫn chưa có định hướng cụ thể xuất phát từ những nguyên nhân
chủ quan và khách quan khác nhau. Các bạn sinh viên cũng đã đề xuất các nguyện vọng
đối với nhà trường trong đó có nhiều ý kiến rất thiết thực. Mong rằng trong thời gian tới,
nhà trướng có thể xem xét, có các biện pháp cụ thể để giúp đỡ sinh viên trong quá trình
định hướng nghề nghiệp.

14



×