Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.14 KB, 43 trang )

Bố cục Báo cáo khoa học Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc
Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng.
........................................................
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ XÃ MƯỜNG PHĂNG.
I. DÂN TỘC THÁI.
1. Lịch sử dân tộc.
2. Tên gọi.
3. Dân cư và sự phân bố.
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ MƯỜNG PHĂNG.
1. Tình hình chung.
2. Công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành.
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên như sau:
a. Lĩnh vực phát triển kinh tế.
b. Về Văn hóa xã hội.
c. Quốc phòng an ninh.
III. KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI
THÁI.
1. Hoạt động kinh tế.
a. Nông nghiệp trồng trọt.
b. Chăn nuôi.
c. Thủ công gia đình.
d. Hái lượm và Săn bắt.
e. Trao đổi và buôn bán.
2. Thiết chế làng bản.
3. Quan hệ gia đình dòng họ.
4. Hôn nhân gia đình.
5. Sinh đẻ và nuôi con.
6. Tang ma.
7. Trang phục.

1




PHẦN II: TẬP TỤC SINH ĐẺ, NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ
DÂN TỘC THÁI.
A- TẬP TỤC SINH ĐẺ.
I- Mục đích, ý nghĩa.
II- Thời gian và địa điểm tổ chức.
III- Các bước chuẩn bị cho lễ.
IV. Trình tự trong Tập tục sinh đẻ.
B- NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ.
I- Mục đích, ý nghĩa.
II- Thời gian và địa điểm tổ chức.
III- Các bước chuẩn bị cho lễ.
IV. Trình tự trong Nghi lễ đặt tên cho trẻ.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

2


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ XÃ MƯỜNG PHĂNG .
I. DÂN TỘC THÁI.
1. Lịch sử dân tộc.
Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history", người Thái
xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân tộc ít
người như: Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở
phía Đông và Bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di
cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi
đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á
như: Lào, Thái Lan, Bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở Đông Bắc Ấn Độ
cũng như phía Nam Vân Nam (Trung Quốc).

Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống
(tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067.
Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà
Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống
bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ
Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào
lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày
nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái
Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai)
và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Muổi (Sơn La) Đèo
Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của
người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An
Tây (Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép cai quản một số lãnh
địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các
châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa,
Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc, dòng
họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận, họ Hoàng ở châu Việt...
3


Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn
kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông
Mekông thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh
triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại
Điện Biên, sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam
với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trị được cử làm quan đạo Lai Châu, cai quản
một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái.
Tháng 3-1948, lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị,
qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc,
Chính phủ Việt Minh thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955,
Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị
giải tán năm 1975.
2. Tên gọi.
Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh
(Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Tay Dọ, Thổ.
3. Dân cư và sự phân bố.
Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, dân tộc Thái ở Việt Nam có số dân
là 1.328.725 người, chiếm 1,74 % dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An (số lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6 % tổng số người Thái ở Việt
Nam). Trong đó tại Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân số), Nghệ An có
269.491 người (9,4 % dân số), Thanh Hóa có 210.908 người (6,1 % dân số), Lai
Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số).
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu,
Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà
Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã
Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh
hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày
hóa. Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu,
4


Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường
Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ
15. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc.
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên. Các
nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa
(Tân Thanh-Thường Xuân-Thanh Hóa), Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc

chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân
chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện
Biên) đi từ Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm
năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng
văn hóa Lào.
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số
huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi
như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương
(Nghệ An).
Nhóm ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước
ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ.
Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà,
Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm
(Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La), Lộc (Lục), Lự, Lượng (Lương), Manh, Mè, Nam,
Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng),
Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vì (Vi), Xa (Sa).
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ MƯỜNG PHĂNG.
1. Tình hình chung.
Mường Phăng là một xã thuộc huyện Điện Biên, cách trung tâm huyện 25
km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 9.158,56 ha, trong đó:
đất sản xuất nông nghiệp là 1.165,34 ha; đất lâm nghiệp là 5.430 ha; đất chưa sử
dụng là 532,54 ha; đất phi nông nghiệp là 2.030,59 ha.
Vị trí tiếp giáp:

- Phía Bắc: giáp huyện Mường Ẳng.
5


- Phía Nam: giáp TP. Điện Biên Phủ

- Phía Đông: giáp huyện Điện Biên Đông.
- Phía Tây: giáp xã Nà Tấu và Nà Nhạn.
Xã có 47 đội, gồm 1.769 hộ với 8.684 nhân khẩu, có 04 dân tộc anh em
cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái 71%; Dân tộc Kinh 02%; Dân tộc Khơ
Mú 16%; Dân tộc Mông 11%.
2. Công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng Ủy, Hội Đồng Nhân Dân xã về mục tiêu
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, chính quyền xã
chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trên, thể
hiện trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế, Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng...
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên như sau:
a. Lĩnh vực phát triển kinh tế.
Theo kết quả báo cáo năm 2010 của xã Mường Phăng, tổng diện tích đất
gieo trồng nông nghiệp đạt 1.299,7 ha, tăng 134 ha so với cùng kỳ năm 2009,
trong đó: diện tích cây lương thực đạt 919,7 ha (tăng 42 ha so với năm 2009),
tổng sản lượng lương thực đạt 2.258,7 tấn (tăng 194,7 tấn so cới năm 2009).
- Chiêm xuân: 248 ha, năng xuất đạt 59 tạ/ ha, sản lượng đạt 1.463,2 tấn, đạt
125,98% ( KH và Nghị quyết HĐND xã).
- Ngô xuân hè: 215 ha, năng xuất ước đạt 37 tạ/ ha, sản lượng ước đạt 795,5 tấn,
đạt 92,14%.( KH và Nghị quyết HĐND xã).
- Lúa mùa đã gieo cấy 391,7 ha, đạt 100,17% (KH và Nghị quyết HĐND xã);
Lúa nương đã gieo trồng 65 ha, đạt 112% (KH và Nghị quyết HĐND xã) hiện
tại lúa sinh trưởng và phát triển khá.
- Cây công nghiệp ngắn ngày 42 ha, trong đó: đậu tương 32, năng suất 16,7 tạ/
ha, sản lượng đạt 53,44 tấn; Lạc 10 ha, năng suất 14,5 tạ/ ha, sản lượng đạt 14,5
tấn; Khoai lang 7 ha, năng suất đạt 11 tạ/ ha, sản lượng đạt 7,7 tấn, ngoài ra còn
một sô loại cây khác như: sắn 227 ha, rong riềng 55 ha và các loại rau màu khác
là 49 ha.

6



- Về chăn nuôi- thú y: đàn trâu có 782 con (giảm 04 con so với năm 2009); đàn
bò có 6.126 con (tăng 130 con so với 2009); đàn lợn có 6.126 con (tăng 1.136
con)...
- Về nuôi trồng thủy sản tăng 47 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 56,73%.
- Về lâm nghiệp: triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh
về công tác bảo vệ rừng, sử lý các vi phạm về rừng. Cụ thể là có 06 vụ vi phạm,
trong đó 03 vụ sử phạt tại địa phương, 03 vụ chuyển lên cấp trên sử lý. Tăng
cường công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, độ che phủ rừng đạt 45%.
b. Về Văn hóa xã hội.
- Tham gia tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
với chủ đề mừng Đảng, mừng xuân và thông tin tuyên truyền, đặc biệt là chào
mừng các ngày lễ lớn, các ngày trọng đại của đất nước được nâng lên từ cơ sở
tới xã.
- Toàn xã có 02 bản: bản Co Đíu và bản Nghịu đã đăng ký và được công nhận là
bản làng văn hóa cấp huyện, có 1.108 hộ đăng ký gia đình văn hóa.
- Giáo dục- đào tạo: Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2009- 2010; trẻ em tới độ
tuổi đi học đều được cắp sách tới trường, duy trì, giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn
về phổ cập giáo dục. Năm học 2009-2010 toàn xã có 06 trường, 96 lớp học,
1.868 học sinh (cấp mầm nọ 01 trường, 23 nhóm lớp, 478 cháu; cấp tiểu học có
04 trường, 50 lớp, 744 học sinh; cấp trung học cơ sở có 01 trường, 23 lớp, 646
học sinh. Kết quả học sinh lên lớp thẳng: Tiểu học trên 97%; THCS trên 97,4%.
- Về công tác lao động- Thương binh và Xã hội: Xã có 05 thương binh, 01 bệnh
binh và 06 gia đình liệt sỹ. Việc thực hiện chính sách xã hội đối với các gia đình
thương binh, liệt sỹ, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội thường xuyên
được quan tâm. Nhân các dịp lễ, tết xã tổ chức thăm và tặng quà động viên tinh
thần các gia đình thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sỹ.
Số người được hưởng trợ cấp hàng tháng là 99 người, trong đó có 02 tàn tật và
03 mồ côi, việc thực hiện chi trả các chế độ đãi ngộ được kịp thời.

Công tác y tế- Dân số KHHGĐ: Đội ngũ y tế gồm 07 nhân viên, 02 y sỹ, 4 y tá
trung học, 01 dược tá và 47 y tá bản (Sơ cấp). Việc thực hiện khám, chữa bệnh
7


và chăm sóc sức khỏe ban đầu luôn được chủ động, bám sát cơ sở nên sáu tháng
đầu năm 2010 không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Tổng số giường được giao là 03 giường; tổng số lần kham bệnh 4375 lần,
số khám kê đơn cấp thuốc ngoại trú 3859 lần; tổng số bệnh nhân chuyển tuyến
273 bệnh nhân; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 185 trẻ chiếm khoảng 22,12%.
Dân số, KHHGĐ: Triển khai truyền thông giáo dục dân số, tuyên truyền, vận
động, chăm sóc sức khỏe sinh sản 47/47 bản đội đạt 100%, vận động và tổ chức
chiến dịch CSSKSS- KHHGĐ đợi I năm 2010.
* Giao thông thủy lợi- Quản lý đất đai: Xây dựng công trình Hồ chứa nước
Lọong Luông I; xây dựng 02 trường tiểu học và 05 điểm trường mầm non.
Ngoài ra đang thực hiện khảo sát xây dựng hệ thống thủy lợi kênh mương bản
Bua thuộc trương trình 135/ cp
Về giao thông: sửa chữa khắc phục đường giao thông liên thôn bản, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
Về thủy lợi: đã tổ chức triển khai sửa chữa công trình vừa và nhỏ, nạo vét kênh
mương đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất vụ chiêm và vụ mùa.
Về quản lý đất đai: cấp được 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
đang đề nghị cấp mới 09 bộ hồ sơ. Ngoài ra còn thực hiện công tác bồi thường
trong việc giải phóng mặt bằng cho các hộ bị thu hồi đất để xây dựng Hồ chứa
Lọong Luông.
Phối hợp với phòng TNMT và Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên xác định vị
trí đo đạc diện tích đất của 03 hộ để làm nhà truyền thống thuộc Dự án Bảo tồn
văn hóa dân tộc tại bản Che căn.
Đang tiến hành kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010.

c. Quốc phòng an ninh.
- Triển khai quán triệt các Chỉ thị, các Nghị quyết của các cấp lãnh đạo Quân sự
Quốc phòng ở địa phương. Lực lượng dân quân và dự bị động viên luôn được
giáo dục về chính trị, tư tưởng chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách

8


của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thường xuyên làm nhiệm vụ sẵn sàng
chiến đấu, đảm bảo lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động.
- Tổ chức huấn luyện dân quân 85 đồng chí, tham gia bắn đạn thật 20 đồng chí,
kết quả huấn luyện: khá 07 Đ/c, đạt 13 Đ/c, đánh giá chung kết quả huấn luyện
đơn vị đạt yêu cầu.
- An ninh- Chính trị, trật tự an toàn xã hội: Triển khai thực hiện công tác bảo vệ
an ninh Tổ Quốc và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc.
Xây dựng kế hoạch tổ chức họp dân tai 47 thôn bản ký cam kết về an ninh trật tự
không khai thác lâm thủy sản và phá rừng làm nương rẫy trái phép.
- Công tác tư pháp: thực hiện công tác quản lý hộ tịch, tiếp nhận đơn thư khiếu
nại, tố cáo của công dân...
III. KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG CỦA
NGƯỜI THÁI.
1. Hoạt động kinh tế.
Người Thái lấy Nông nghiệp, Trồng trọt, Chăn nuôi làm cơ sở kinh tế
chính. Các ngành kinh tế khác như: tiểu thủ công nghiệp gia đình săn bắn hái
lượm chỉ là hoạt động kinh tế phụ mang tính chất bổ trợ. Sự phân công lao động
của họ hoàn toàn dựa theo tự nhiên, tuỳ thuộc vào giới tính, lứa tuổi.
a. Nông nghiệp trồng trọt.
Hệ thống Nông nghiệp của người Thái bao gồm 2 loại chính: trồng lúa
nước và trồng trọt trên nương.
Trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống

kinh tế của người Thái, mỗi năm người Thái làm 2 vụ: vụ chiêm thường gieo
cấy vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 dương lịch, vụ mùa thường vào tháng 6 đến
tháng 9, gieo trồng thường là nơi có địa hình thung lũng, bằng phẳng, gần khe
sông suối để cung cấp nước cho ruộng, giống thóc chủ yếu là: tám thơm, bao
thai, sáu tư... Các khâu chăm sóc ruộng nước chủ yếu bằng thủ công, dùng sức
trâu, bò để kéo, cày bừa đất, bằng sức người để chăm sóc lúa.
Ngoài trồng lúa nước ra người Thái còn canh tác nương rẫy, trồng lúa,
xen kẽ các cây hoa màu như: Đậu tương, Ngô, Khoai, Sắn, mỗi năm một vụ
9


thường trồng vào cuối tháng 1 đầu tháng 3 âm lịch. Hoạt động Nông nghiệp
trồng trọt, nương rẫy là hoạt động canh tác truyền thống đóng vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế, là yếu tố có tác động lớn đến đời sống Kinh tế- Văn
hóa... của người dân tộc thái.
b. Chăn nuôi.
Đối với người Thái chăn nuôi là một trong những hoạt động kinh tế chính
trong các gia đình. Trước đây chăn nuôi không đem lại nhiều sản phẩm, chủ yếu
chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như lợn, gà, vịt để đáp ứng nhu cầu tín
ngưỡng. Họ thường nuôi trâu, bò bằng cách thả rông trên nương, trên các sườn
đồi. Ngày nay chăn nuôi đã phát triển hơn trước rất nhiều, họ đã biết làm trang
trại nuôi trâu, bò để cày, kéo, nuôi gia cầm để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt trong
đời sống hàng ngày, ngoài ra còn đào ao thả cá.
Chăn nuôi là hoạt động kinh tế không thể thiếu đối với người Thái, chăn
nuôi bổ trợ cho trồng trọt, cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, cung cấp bữa ăn
và cung cấp vật hiến tế cho các nghi lễ truyền thống, ngoài ra họ còn làm sản
phẩm dùng để trao đổi buôn bán.
c. Thủ công gia đình.
Nghề thủ công là hoạt động kinh tế bổ trợ cho các hoạt động kinh tế khác,
dân gian Thái đã đúc kết thành câu phân công lao động tự nhiên: Gái dệt vải trai

đan chài (Nhinh dệt phải, trái xàn hè). trong hoạt động thủ công của họ đáng chú
ý là nghề đan và thêu.
Đan là nghề thủ công cổ truyền của người Thái dựa trên nguyên liệu có
sẵn trong địa bàn sinh sống là tre, nứa, giang...Người Thái có kỹ thuật đan lát
độc đáo, mỗi loại sản phẩm đều có kỹ thuật đan khác nhau, mỗi sản phẩm đan
đều có công dụng riêng, dùng trong vận chuyển: rổ, rá, bung, đếp dùng trong
sinh hoạt hàng ngày.
Đàn ông Thái còn đan chài lưới để đánh bắt cá. Đối với người Thái đan
lát, đan là công việc gắn liền với người đàn ông, còn phụ nữ quan tâm nhiều hơn
đến việc trồng bông, chế biến sợi, dệt và thêu các hoa văn. Trước đây người
Thái trồng bông dệt vải, ngày nay không còn trồng nhiều nữa mà mua vải công
10


nghiệp để may vá thêu tạo ra các sản phẩm có hoa văn độc đáo như: khăn, túi,
áo, mũ... dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra họ còn sử dụng làm
sản phẩm để trao đổi buôn bán.
d. Hái lượm và Săn bắt.
Hoạt động săn bắt, hái lượm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế của người Thái. Trước cuộc sống của họ phụ thuộc vào thiên nhiên là chính.
Hái lượm là công việc chính của phụ nữ và trẻ em nhằm cung cấp rau,
măng, rêu cho các bữa ăn hàng ngày thì săn bắn là công việc gắn liền với đàn
ông. Không chỉ cung cấp thực phẩm cải thiện đời sống mà còn bảo vệ mùa
màng.
Ngày nay do nền kinh tế phát triển, rừng bị thu hẹp dần vai trò săn bắt
ngày càng bị hạ thấp. Cho nên họ tự chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn trồng
rau. Cung cấp lương thực thực phẩm cải thiện bữa ăn trong gia đình. Song săn
bắt hái lượm vẫn tồn tại trong đời sống của người Thái.
e. Trao đổi và buôn bán.
Hoạt động trao đổi buôn bán của người Thái được đánh giá là hoạt động

phát triển ở Tây Bắc.
Trao đổi buôn bán là một hoạt động kinh tế bổ trợ không chỉ cung cấp đầy
đủ vật chất hơn trong đời sống sinh hoạt mà còn giao lưu học hỏi những kinh
nghiệm, tinh hoa văn hóa tiến bộ của các dân tộc khác trong và ngoài vùng
2. Thiết chế làng bản.
Thế kỷ XI cho đến thế kỷ XIII người Thái đã di cư mạnh mẽ khắp vùng
Tây bắc và hùng mạnh dần lên. Bước sang thế kỷ XI - XIV các lãnh chúa Thái
thần phục triều đình phong kiến trung ương (Lý, Trần...) và được phép thiết lập
các lãnh địa phận phong thế tập cát cư. Mỗi vùng thường có một mường trung
tâm do một lãnh chúa lớn, là bồi thần trực tiếp của triều đình trung ương đứng
đầu, các mường phụ thuộc do con, cháu họ cai quản. Mỗi mường có một cơ sở
Kinh tế - Xã hội tương đối độc lập (có luật tục riêng, chế độ tô thuế riêng...). Tất
cả các khu vực thung lũng có điều kiện thuận tiện nhất cho các hoạt động kinh tế
11


đều thuộc quyền kiểm soát của lãnh chúa Thái, các cư dân bản địa buộc phải lùi
vào các khu vực hẻo lánh. Người thái chở thành chủ thể của Tây Bắc, các tộc
khác bị biến thành cư dân lệ thuộc. Ngày nay người Thái vẫn sống theo phong
tục tập quán cũ chỉ một đơn vị cư trú duy nhất là bản, các bản của người Thái
thường ở các vùng bằng phẳng, thung lũng, ven sông suối, tên bản được đặt theo
tiếng Thái ví dụ như:
Bản Huổi Phạ: Huổi (suối nguồn), Phạ (trời) cho nên tên bản còn có nghĩa
là nguồn suối của trời.
Bản Him Lam (Hin Đăm): Hin(đất), Đăm (đen) nên tên bản còn có nghĩ là
đất đen.
Xã Noong Luống: Noong (ao), Luống (rồng) tên xã còn có nghĩa là ao
rồng.
3. Quan hệ gia đình dòng họ.
Quan hệ dòng họ là quan hệ tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên trong

Bản của người Thái. Họ thường giúp đỡ lẫn nhau những lúc có công việc lớn
như: Đám cưới, đám ma, làm nhà,... Hình thức giúp đỡ trước đây chủ yếu bằng
công đổi công, bằng gạo, củi, rượu... Ngày nay ngoài các hình thức trên nếu có
điều kiện họ có thể giúp đỡ bằng tiền.
Quan hệ tương trợ trong dòng họ còn thể hiện ở việc đổi công trong lúc
mùa vụ, dựng nhà mới hoặc giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, rủi ro...
Người Thái ở Điên Biên chủ yếu là các Họ Lò, Lường, Vì, Khoàng, Quàng,
Cầm...trong đó họ Lò Được chia làm 3 họ (Lò nọi, Lò căm, Lò Ngân). Mỗi dòng
họ có những quan niệm quy định khác nhau.
4. Hôn nhân gia đình.
Trước đây, trong hôn nhân của người Thái thường làm rườm rà, mất thời
gian, gây tốn kém tiền của cho gia đình tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng
trẻ. Ngày nay, xã hội phát triển, nhận thức được những điều đó, nên việc tổ chức
hôn nhân cho đôi vợ chồng trẻ cũng được giản tiện đi rất nhiều, nhưng vẫn giữ
được các sắc thái truyền thống riêng của dân tộc mình.
12


Để đôi bạn trẻ từ khi quen biết, nẩy sinh tình cảm cho tới lúc thành vợ
thành chồng phải trải qua các bước như sau:
- Các bước ăn hỏi: Sang thăm dò (pay trám); sang ướm hỏi (pay mai); sang ăn
hỏi đứt giá trầu cau (pay báy). Đặc biệt có nghi lễ gửi rể là nghi lễ rất quan trọng
để gia đình nhà gái thử thách chàng rể tương lai, sau khi chàng rể trải qua các
bước thử thách của gia đình nhà gái (chàng rể đã được gia đình nhà gái ưng ý),
các bước tiếp theo sẽ được tiến hành tiếp.
- Các bước trong lễ thành hôn: Lễ trải chăn đệm (pù phả pù sứa); lễ búi tóc
ngược (tẳng cảu); xướng lễ báo ma nhà (lau phi hướn).
Trong lễ thành hôn, bước xướng lễ báo ma nhà là bước cuối cùng, sau khi thủ
tục báo các tổ tiên đã hoàn tất, cả hai bên gia đình nội ngoại, tất cả những khách
mời tới dự lễ cùng nhau uống rượu mừng, chúc cho đôi bạn trẻ hạnh phúc, tới

đây coi như lễ thành hôn đã hoàn tất các thủ tục và kết thúc lễ.
Trong tổ chức hôn nhân của dân tộc Thái đen đều phải trải qua các bước
nghi lễ như trên, mỗi một bước đều có những nghi thức hát đối đáp giữa đại diện
gia đình nhà trai và đại diện gia đình nhà gái, nội dung hát đối đáp chủ yếu là để
thăm dò đi tới sự thống nhất cuối cùng là gia đình nhà gái có nhất trí hay không.
Đối với trường hợp gia đình nhà gái không nhất trí, mọi công việc sẽ phải dừng
lại ở bước sang ướm hỏi. Trong trường hợp còn lại mọi bước tiến hành vẫn diễn
ra bình thường, Mỗi một bước lễ đều có những lời khấn, bùa chú do thầy mo
được gia đình mời tới chủ trì.
5. Tang ma.
Từ xa xưa, dân tộc Thái đã có sự phân chia thứ bậc trong họ tộc gồm 02
họ chính: họ "Lò luông" và họ "Lò nọi". Trong đó, họ Lò luông gồm các họ như:
Bạc; cầm...họ Lò nọi gồm các họ như: Lò; Lường...
Trong nghi thức tang ma phần lớn các thủ tục, nghi thức, nghi lễ gần
giống nhau gồm các bước như:
- Túc trực khi hấp hối: trong nhà khi có người hấp hối, anh em ruột luôn túc trực
ở bên cạnh. Lúc này, theo suy đoán của gia đình có thể người đang hấp hối sẽ
13


không qua khỏi, người nhà sẽ lấy các loại lá thơm như lá khế, lá bưởi về đun
nước để phòng khi người đó nhắm mắt, xuôi tay còn có nước thơm để lau chùi
cho sạch sẽ.
- Sau khi tắt thở, lấy khăn mặt của người quá cố nhúng vào nước lá thơm, lau
chùi thân thể, chải đầu tóc vừa chải tóc vừa nói vài câu với nội dung đại loại
như: " tắm rửa cho sạch, tắm sạch đi theo ma, chải tóc mượt đi về với tổ tiên
dòng họ". Tiếp đến là mặc quần (váy), áo cho người quá cố, sau đó tiến hành các
bước tiếp theo như khâm liệm, chuẩn bị vải vóc, áo quan, tiến hành báo trời đất,
báo tổ tiên và cử người đi xem này giờ để mở tang, chôn cất.
- trong việc chôn cất nhất thiết không được trùng những ngày như: ngày thờ

cúng tổ tiên (vến túng), ngày sinh của những người trong gia đình (vến ók),ngày
lên nhà mới của gia đình (xanh pháy hướn).
Trong tang lễ của người Thái còn có rất nhiều các nghi thức, thủ tục, nghi
lễ liên quan như: làm nhà mồ cho người chết, làm cây cao, các vật dụng chia cho
người chết, các con vật hiến tế...
Mỗi một tang lễ đều có sự đóng góp của anh em, họ hàng trong làng bản,
thể hiện tính đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn.
Trong gia đình có tang lễ sẽ cử người đi nhờ thầy mo, là người biết xướng lễ,
biết chỉ đường dẫn lối cho hồn người chết lên mường trời, về với tổ tiên.
Bài xướng lễ để tiễn đưa hồn người chết về mường trời trước đây thường rất dài,
có thể kéo dài tới 5-6 ngày. Ngày nay trình độ nhận thức đã tiến bộ rất nhiều,
các bài xướng lễ đã được cắt ngắn đi rất nhiều nhưng vẫn giữ được đầy đủ các
bước chính của phần lễ.
Đối với họ Lò nọi, bài xướng lễ của thầy mo chỉ tiễn hồn người chết tới "
liến pán nọi" là kết thúc lễ xướng tức là nơi hội tụ, làm ăn của các linh hồn dòng
họ Lò nọi. Đối với họ Lò luông, bài xướng dài hơn một chút, tức là lời xướng lễ
sẽ trải qua "liến pán nọi" lên tới "liến pán luông" mới kết thúc lễ xướng và
chuẩn bị các thủ tục khác để đưa linh cữu người chết về nơi an nghỉ cuối cùng.
14


6. Trang phục.
Trang phục truyền thống của đồng bào Thái chứa đựng những nét văn hóa
đặc trưng riêng của tộc người, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Gồm có trang
phục nam và trang phục nữ, trong đó:
+ Trang phục nam dân tộc thái: Áo, quần, mũ, tất cả đều được làm bằng vải tự
dệt nhuộm chàm của dân tộc Thái. Ngày nay, trong phong cách vận bộ đồ trang
phục truyền thống nam dân tộc Thái gần như không còn nguyên vẹn, do phụ nữ
đồng bào Thái đã không còn trú trọng tới việc thêu thùa, may vá nữa. Các trang
phục nam ngày nay chủ yếu là mua các sản phẩm công nghiệp của dân tộc kinh

có bán ngoài thị truờng.
+ Trang phục nữ dân tộc Thái: áo, váy, khăn piêu. Mỗi phụ nữ dân tộc Thái
ngày nay gần như đều có một bộ áo, váy đầy đủ, đậm đà bản sắc văn hóa tộc
người.

15


PHẦN II: TẬP TỤC SINH ĐẺ, NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ
DÂN TỘC THÁI.
A- TẬP TỤC SINH ĐẺ.
I. Mục đích, ý nghĩa.
Dân tộc Thái canh tác chủ yếu trên ruộng nương trong điều kiện, trình độ
hiểu biết về khoa học kỹ thuật ít, kinh tế chậm phát triển. Cuộc sống chủ yếu
dựa vào yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong năm như: gió bão,
mưa, lũ lụt, hạn hán, trăng khuyết, trăng tròn, nguyệt thực, dịch bệnh, ốm đau…
tác động đến họ mà không lý giải được, làm cho họ sợ hãi. Do vậy, họ tìm kiếm
sự che trở từ các thế lực siêu nhiên giúp họ chống lại những tác động xấu từ
ngoại cảnh. Người Thái tin vào số phận, tin vào trời (Then); mọi sự vật hiện
tượng dưới trần gian đều do trời sắp đặt, trời đứng cai quản loài người và vạn
vật.
Sinh đẻ của phụ nữ các dân tộc nói chung, dân tộc Thái nói riêng là theo
quy luật phát triển của tự nhiên, đồng thời ở đó ta thấy được sự quan tâm của
cộng đồng xã hội đối với một thành viên mới sắp ra đời như thế nào, từ lúc thai
nghén, đến ở cữ, rồi hết ở cữ cho đến khi làm lễ nhập tổ tiên (nếp tạy).
Việc tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Thái qua quá trình sinh đẻ của phụ nữ, nhằm tôn vinh những giá trị văn
hóa tiêu biểu, góp phần làm phong phú hơn kho tàng văn hóa dân gian Việt
Nam.
II. Thời gian và địa điểm tổ chức.

Đối với dân tộc Thái, trước đây vấn đề sinh đẻ thường được diễn ra tại
nhà, việc đỡ đẻ hoàn toàn phụ thuộc vào bà đỡ cùng những người trong gia đình.
Ngày nay, sự hiểu biết của người dân cũng được nâng cao, khi trong gia
đình có người sắp trở dạ sinh con, người nhà sẽ chuyển thai phụ đến bệnh viện
hoặc các trạm Y tế gần nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Trong quá trình điền dã Bảo tồn tập tục sinh đẻ dân tộc Thái ngành Thái
đen bản Che Căn- xã Mường Phăng- huyện Điện Biên đoàn công tác Bảo tàng

16


tỉnh tiến hành Bảo tồn tập tục sinh đẻ tại gia đình anh Lò Văn Định (sinh năm
1990) là chồng của thai phụ Lò Thị Thu (sinh năm 1992).
III. Các bước chuẩn bị.
Người phụ nữ Thái khi đã lập gia đình, sau một thời gian ngắn phát hiện
ra mình đã có thai thông qua một số biểu hiện như: kén ăn, xanh xao, trạng thái
không bình thường mệt mỏi đây là giai đoạn cần chú ý bồi bổ, dưỡng thai và giữ
gìn sức khoẻ là chủ yếu. Người nhà ưu tiên không cho làm những công việc
nặng nhọc như: Gánh vác, lên nương, cuốc rẫy…ưu tiên khẩu phần ăn uống,
đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường. Trong suốt quá
trình mang thai, cùng sự quan tâm của gia đình, thai phụ cũng đã biết tự chuẩn
bị những đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho bản thân và tã lót cùng một số vật dụng
cần thiết để chờ đón đứa trẻ chào đời.
*Người chồng của thai phụ chuẩn bị: Theo tính toán trước ngày thai phụ
trở dạ khoảng một tuần, người chồng có trách nhiệm chuẩn bị cây tre hoặc cây
nứa đem về để sẵn ở nhà, đến ngày vợ sinh con sẽ dựng nhà tắm cho vợ.
IV. Trình tự trong Tập tục sinh đẻ.
* Khi trở dạ sinh con:
Khi thai phụ sắp đẻ thường đau bụng dồn dập, buồn đại tiện, tiểu tiện và
muốn rặn, cơn đau thưa bà đỡ làm động tác xoa bụng kích thích cho tử cung co

bóp để đẩy trẻ ra ngoài. Khi thấy đầu trẻ thập thò thì bà đỡ tiến hành như sau:
- Nếu tay phải thuận thì tay trái bà đỡ giữ tầng sinh môn, tay phải bà đỡ ấn đầu
trẻ cho trẻ cúi xuống tốt.
- Khi đầu trẻ đã cúi bà đỡ tiếp tục: tay trái giữ cho chặt tầng sinh môn, tay phải
đẩy trán và mặt của trẻ sao cho cằm trẻ ra khỏi sinh môn người mẹ.
- Khi mặt đã ra khỏi tầng sinh môn bà đỡ lấy khăn sạch móc miệng trẻ cho nước
ối ra hết khỏi miệng. Đồng thời đầu trẻ tự xoay nghiêng sau đó bà đỡ lấy 2 tay
áp sát vào 2 má của trẻ kéo xuống phía hậu môn để cho vai trên của trẻ ra khỏi
phía trên tầng sinh môn, sau đó tay phải của bà đỡ cho xuống dưới đỡ cổ và gáy
của trẻ đẩy lên phía trên, tay trái bà đỡ giữ tầng sinh môn sao cho khỏi bị rách,

17


khi vai sau đã ra khỏi tầng sinh môn, tay dưới bà đỡ ngửa lên trên để đón lấy
mông và chân trẻ.
* Khi đứa trẻ chào đời:
Khi đứa bé lọt lòng "tốc phạk" bà đỡ nhanh tay đỡ trẻ, cắt rốn với những
thao tác như sau:
- Lấy chỉ thắt chặt rốn, cách cuống rốn khoảng 2cm.
- Lấy cật thanh nứa nhỏ bằng hai ngón tay, lấy dao vót thật sắc rồi hơ qua lửa
hoặc nhúng vào nước sôi để khử trùng cho cật nứa rồi cắt rốn trẻ, ngày nay chủ
yếu là dùng kéo cắt.
- Lấy nước ấm lau cho trẻ rồi đưa cho bà đón trẻ (me hặp), bà đón bế bé trên tay
rồi quấn tã cẩn thận, đưa bé nằm vào một cái mẹt và đặt trong gian bên sàn rửa
(chán).
Để đầu bé quay ra hướng ngoài cửa, chân bé quay vào trong nhà. Bởi
theo quan niệm: Giữa đứa trẻ và rau trong bụng người mẹ có liên quan đến
nhau, khi rau trong bụng mẹ chưa ra thì có thể đe doạ đến tính mạng sản phụ bất
cứ lúc nào. Đặt đứa trẻ như vậy có ý nghĩa như:

- Một là: Theo tư thế xuôi lúc bé lọt lòng chân vẫn quay về hướng mẹ để đợi
rau trong bụng mẹ ra hết.
- Hai là: Để cho tổ tiên biết và phù hộ người mẹ thoát khỏi tai ương.
Trong thời gian sinh đẻ, người nhà phải đun nước thuốc để tắm cho sản
phụ. Theo quan niệm của người Thái sản phụ sau khi sinh từ 6-7 ngày, kiêng
không được tắm nước lã sẽ hại, sức khoẻ lâu hồi phục. Do vậy người chồng phải
lo đun nước tắm hàng ngày cho vợ con. Trong khoảng từ 6-7 ngày đầu, cả hai
mẹ con phải tắm lá thuốc mỗi ngày từ 5-6 lần (nước lá thuốc đun sôi để âm ấm
tắm, không được pha thêm nước lã). Lượt tắm trong ngày tiếp theo giảm dần
đến khi một ngày chỉ cần tắm nước lá thuốc từ 1- 2 lần cho đến hết tháng.
* Chăm sóc cho sản phụ:
Sau khi sinh xong hai mẹ con sẽ được tắm nước thuốc do người chồng
đun sẵn, cùng với đó người nhà khẩn trương kê sạp, chải đệm, gối kê đầu, chăn
đắp cho hai mẹ con nằm, đặt hai sọt phía cuối giường, một sọt để đựng tã sạch
18


cho trẻ và một sọt đựng tã bẩn. Người chồng mang củi to vào nhóm lửa bếp cho
hai mẹ con sưởi (bếp đã chuẩn bị trước). Khi sản phụ được tắm rửa vệ sinh sạch
sẽ, các bà đưa sản phụ đến ngồi nơi bếp lửa, phía trên sà nhà nơi sản phụ ngồi có
buộc khăn piêu thõng xuống để sản phụ ngồi vịn. Ngồi như vậy sẽ có tác dụng
cho máu bẩn dồn ra hết mới mau sạch người. Nếu cho sản phụ vào nằm ngay thì
sẽ không được tốt, vì máu sẽ dồn lên phía đầu, sẽ đau đầu và choáng. Khi sản
phụ vào ngồi ghế rồi, trước tiên là đưa cho sản phụ bát nước thuốc đun từ lá cây
phang (là một loại cây thân thảo mọc trong rừng) còn nóng, để sản phụ uống
ngay, vừa uống vừa thổi "pấu sột". Đây là loại thuốc có tác dụng để hồi phục
sức khỏe.
Bên cạnh sản phụ, đứa trẻ được chải chăn riêng (pái phả neo), mền bông
chải xuống trước, lấy tã lót dầy phủ lên trên. Quấn tã cho bé rồi đặt bé nằm
xuống, lấy chăn bông dầy đắp từ vai bé xuống. Lấy một chiếc chăn bông nữa

quấn thành nửa vòng tròn từ vai bên phải của bé vòng qua đầu đến vai bên trái
của bé, rồi lấy một mảnh vải xô đậy lên, đứa trẻ lúc nào cũng giữ được độ ấm,
tránh con ruồi và bụi bay vào mắt trẻ. Cả hai mẹ con đều phải nằm quay đầu vào
hướng trong nhà, chân quay ra ngoài cửa. Sản phụ chủ yếu ngồi ghế mây (tắng
cắm bươn) trên mặt ghế lót váy cũ, dưới gầm ghế cho than nóng, lá thuốc phủ
lên than để hơi thuốc bốc lên toả vào người sản phụ. ngồi mỏi thì vào nằm,
nhưng vẫn phải quay lưng vào lửa hơ gọi là hơ người cho cứng cáp (xang tô
xang kính, hẩư kính khanh) sưởi cho ấm đều khắp, kết hợp lá thuốc gầm ghế bốc
lên và uống nước thuốc đun sôi (pấu sột) để khí huyết lưu thông chóng bình
phục sức khoẻ.
- Bếp lửa của sản phụ không được ai dẫm lên nhất là khi sắc thuốc.
- Từ ngày đầu mới đẻ cho đến hết một tháng người sản phụ phải lấy khăn piêu
thắt bụng, vì quá trình mang thai 8-9 tháng, bụng sản phụ đã bị giãn ra hết cỡ, do
cho nên lấy khăn thắt bụng có tác dụng làm cho da bụng nhanh chóng co lại như
trạng thái ban đầu, cũng chính việc thắt bụng đã giúp phụ nữ Thái sau khi sinh
nở vẫn gọn gàng, cân đối không bị xồ xề .
- Đầu sản phụ bao giờ cũng cuốn khăn cho ấm.
19


Trong khoảng 6-7 ngày đầu người chồng không phải đi làm gì ngoài chăm lo
cho vợ ăn, uống, đun nước cho vợ tắm.
* Ăn uống của sản phụ:
Ăn uống của sản phụ trong một, hai ngày đầu chủ yếu ăn cơm lam và
uống nước thuốc. Uống nước lúc nóng vừa thổi vừa uống (pấu sột), đến ngày
thứ ba sản phụ mới được ăn thêm xôi nếp (khẩu nửng). Thức ăn sản phụ chủ yếu
là rau rừng, rau vả, rau sung, rau hoa ban, rau ngót, cỏ mần trầu và tất cả các loại
rau có hoa trắng, là loại rau có tác dụng giải nhiệt, không hại bụng (pay tọng)
còn giúp cho sản phụ có nhiều sữa.
- Cá chủ yếu ăn cá trê (pa đúc), cá diếc (pa phé), cá trôi, pa mọm, pa khính;

riêng cá mè cá chép (pa phé), thịt trâu trắng (nhứa quái đón) kiêng không được
ăn vì có chất tanh.
- Thịt và cá sát muối sấy khô, khi ăn đem ra rửa rồi cho vào gắp tre nướng kỹ
(pỉng sang) cho thơm hoặc hấp trên chõ xôi.
- Gà: gà bé từ 6- 7 lạng mỗi ngày ăn một con, bỏ hết bộ lòng ra, đập củ gừng
vào, một nhánh nghệ (hản pháy) và một chén rượu mạnh, một ít muối, đem hầm
nhừ để sản phụ ăn khi nóng.
- Muối chấm của sản phụ cũng phải cho vào lá chuối nướng chín khử chất tanh
mới được ăn.
- Mỗi loại rau giống như một vị thuốc rất tốt cho sản phụ như: giúp sản phụ
chóng hồi phục sức khoẻ, có sữa nhiều.
Tóm lại: Thức ăn, uống của người mẹ có liên quan trực tiếp đến sữa mẹ
và ảnh hưởng tốt hay xấu đến con bú, nên người mẹ phải ăn, uống đảm bảo đầy
đủ dưỡng chất.
* Bài gội đầu cho trẻ:
Đối với bé vẫn tắm nước lá thuốc đun sôi để nguội, nhưng có nội dung
gọi là lý: Mẹ vừa tắm gội cho con vừa có lời nói tình cảm thành bài với nội dung
gạt bỏ những điều xấu xa bẩn thỉu, hôi tanh và cầu mong cho con mau lớn khôn:
Ón nọi chắng mí
Trái (nhính) đi chắng đảy
20


Xam mự ếm chí nhá pang pộc
Hốc mự ếm chí nhá pang pháy
Nặm khẩu má xák xik hua
Nặm bua ngấn, bua cắm xák xia cẩu
Xák xia mát cái ai hại nhấư xung ộ ộc nớ
Dịch
Bé nhỏ mới có

Trai (gái) nhỏ mới sinh
Ba ngày mẹ sẽ thôi nằm cạnh bếp
Sáu ngày mẹ sẽ thôi nằm cạnh lửa
Gội nước gạo gạt bỏ điều xấu
Nước hương bạc, hương vàng xoá bỏ hôi tanh dính trên đầu
Gạt bỏ những điều xấu xa bẩn thỉu
Để con mau lớn mau khôn .
* Mẹ dậy con sau tắm gội: Tắm gội xong lấy tã lót quấn vào cho bé rồi lấy lược
chải đầu cho bé, vừa chải vừa ngắm con vừa nói :
" Bók…bók hók têm hua nhá chạn
Pay qua bản qua mướng nhá lặc
Nứa hay nhá lặc kin tẩu kin tanh
Kin tẩu kin tanh ải ếm púk thoi .
Dịch:
Tóc bạc đầy đầu đừng lười
Đi chu du thiên hạ đừng trộm
Đừng trộm ăn trứng
Lên nương đừng trộm ăn dưa ăn quả
ăn quả ăn dưa cha mẹ trồng thôi nhé)
* Tục cắm ta leo và ý nghĩa của nó:
Từ ngày đầu gia đình có người sinh nở là phải cắm Taleo. Do vậy ông
nội, ông ngoại khẩn trương lấy tre về đan Taleo để cắm:

21


- Taleo một lớp cài thêm lá từ bi buộc vào cạnh cầu thang phía sàn (chán) nhằm
xua đuổi, ngăn chặn không cho ma quỷ và hồn khách lạ vào quấy rối, làm hại
đến sản phụ và đứa trẻ.
- Ta leo chín lớp (ta leo cẩu chặn) được đan trùng lên nhau thành 9 lớp, cài thêm

lá từ bi (cây từ bi là " bề trên " của các ma " phi" đến gần rừng từ bi ma rất nể và
sợ). Buộc vào ngưỡng cửa trên phía chán để ngăn chặn ma để ma không dám
qua và chui vào trong nhà.
- " Ta leo cẩu chặn " cài lá từ bi buộc thêm tờ giấy, cái bút, vải vụn xanh đỏ, kim
chỉ thành một chùm rồi buộc vào chỗ đầu dây thòng lọng phía trên, chỗ sản phụ
ngồi vịn hơ lửa (Lụk nhính tắt phả khăn lái, lụk trái khiên sư san xấư mứ cằm
vay, lả căm vạy mướng bản hắk hên)
Tức là: là con gái phải thông thạo dệt cửi thêu thùa.
- Ngay từ lúc mới sinh ra đã được ông bố viết những nét nghệch ngoặc tượng
trưng vào lòng bàn tay, mong sao cho con mình lớn lên được bản mường quý,
học hành chăm chỉ, thông minh, thành đạt.
Bài bùa cắm "Ta leo"
" Leo cu pắc
Phi chí khảm pên heo
Phi chí téo pên phắng
Phí chí dắng hók cu téng
Leo cu sắc
Dịch:
Leo ta cắm
Ma muốn qua thành hố
Ma định nhảy thành vực
Ma thò chân xuống mác ta đâm .
Leo ta chọc
Lời ta chặn
Mồm ta thiêng

22


- Phong tục Thái và cả một số dân tộc khác cũng vậy, khi ta đi bất cứ nơi nào

thấy nhà người ta đã cắm hoặc buộc Ta leo thì chớ nên vào, vì gia đình ấy đang
có điều kiêng kỵ.
- Bà nội, bà ngoại hoặc cô, dì phục vụ giặt tã, váy tắm rửa cho hai mẹ con (đàn
ông kiêng không làm việc này).
* Giai đoạn ở cữ (năng pháy) và những điều kiêng kỵ.
Phụ nữ sau khi sinh nở được (mẹ tròn con vuông) phải nằm bên bếp lửa 45 ngày và được gọi là "tạm sạch sẽ" mới được chuyển lên nằm ngủ chỗ buồng
của hai vợ chồng phía trên và ban ngày vẫn phải xuống ngồi sưởi lửa đến hết
một tháng mới được làm thủ tục chuyển lên nhà chính vào nằm phòng hạnh
phúc của vợ chồng. Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng đối với sản phụ khi
ở cữ trên tinh thần phấn khởi mừng cho sản phụ mẹ tròn con vuông, đồng thời
để đảm bảo cho sức khoẻ sản phụ chóng hồi phục và đứa trẻ bú sữa mẹ tốt, do
vậy sản phụ phải ăn kiêng khem nhiều, không được ăn uống theo ý muốn như
thời kỳ thai nghén. Thức ăn, uống của sản phụ phải có chất bổ, có công thức chế
biến riêng (có quy định lịch sử để lại), tắm gội cũng phải tắm gội bằng nước lá
thuốc đun sôi để nguội và qua rất nhiều thủ tục nghi lễ, nhất là nghi lễ, nghi thức
cầu mong đứa trẻ chóng lớn khoẻ mạnh, thông minh và chăm chỉ …
Tháng sản phụ ở cữ gọi là tháng lửa, tháng kiêng (bươn pháy hay cắm
bươn). Tháng sản phụ chưa được sạch sẽ và người yếu ( kính ón )nên sản phụ
phải kiêng một số thứ sau:
1- Không được đi phía quản có bàn thờ (cọ lọ hóng) sản phụ chỉ được đi lại và
sinh hoạt từ phạm vi gian ở cữ hất về phía chán (sàn ngoài phơi phóng).
2- Không được lên nhà người khác, kể cả gia đình bố mẹ, anh chị em ruột thịt
.Nếu vi phạm vào 2 điều này coi như sai luật nghiêm trọng (vì sản phụ còn trong
thời gian bẩn) gia đình sản phụ phải mất lợn, rượu đến cúng ma nhà người ta tạ
tội và ngược lại khi thấy gia đình sản phụ đã cắm "ta leo" người ngoài muốn lên
thì khi đến sân phải gọi hỏi chủ nhà:
Khửn hướn bấu cắm xăng quá chẩu hướn hới ?
(Chủ nhà ơi, gia đình không kiêng kỵ gì chứ ?)
23



Nếu chủ nhà chả lời:
Ơ…bấu cắm xăng khửn má í
(Ơ…không kiêng kỵ gì đâu, xin mời cứ lên)
Lúc bấy giờ khách mới được lên.
Khách lên đến nhà đứng trước sản phụ và đứa trẻ khách lại nói: xấu xí
đừng giống, đừng lây nhé (nhá chắp nhá pét nớ é nọi nớ).
Người biết ăn, biết nói, biết cư xử như trên, chứng tỏ con người đó biết
phong tục, phép tắc tối thiểu của dân tộc Thái.
3- Sản phụ không được dùng chung với gia đình:
- Ăn uống riêng, ghế riêng, chậu giặt riêng, sào phơi tã lót, váy áo riêng. Riêng
ghế khi sản phụ hết ở cữ không ngồi nữa thì mang cất đi hoặc vứt đi vì sợ khách
ngồi (nhất là đàn ông không được ngồi vì ghế bẩn). Ngoài ra còn rất nhiều điều
kiêng kỵ khác...
* Lễ rời bếp lửa (nhá pháy):
Sản phụ bên bếp lửa "năng pháy" 5, 6 ngày thì phải rời bếp lửa và sụm đẻ
cũng là nơi để tắm thường ngày. Quan niệm của người Thái chỗ nào cũng có
thần linh cai quản và phù trợ cho mình, do vậy trước khi rời bếp lửa gia đình
phải làm mâm lễ nhỏ cho sản phụ để tạ ơn thần bếp, hay nói cách khác là lời xin
rời bếp lửa. Gia đình đi mời thầy mo đến làm lễ rời bếp lửa (nhá pháy) và nơi
đẻ, sau đó tận dụng để làm nơi tắm cho sản phụ (sụm đẻ).
- Lễ nơi sụm đẻ và cách thức làm: Lấy đĩa rau đồ, ống cơm lam, ống nước
thuốc cho vào một cái mâm nhỏ đến nơi (sụm) làm lễ.
BÀI XƯỚNG LỄ
Chẩu xửa nàng (x)
Mốc luông mí lụk tạo
tọng nọi mí lục cốn phủ mâứ
Đảy xíp bươn tậu
Cẩu bươn cóng
Pộc khuẩm thương chứa hai

Pộc lái thương chứa kê
24


Tốc cỏng keng a khá
Tốc cỏng kha ỏm xỏm
Lụk phủ nhính đảy ngai
Lụk phủ chái đảy đi
Đảy nả lẹo đảy lăng
Đảy xăng lẹo đảy nẳng
Chắng pên cốn tan hụ
Pên phủ tan hên
Đảy kin lẹo bấu lứm thú
Đảy dú bấu lứm công cánh ơn
Chắng ngắm họt
Po co lọ, me co lộc
Xam mự nhá pang pộc
Hốc mự nhá pang pháy kháy chắng mí nậm da
Khẩu lam, phắc dố dá pai mạy má hẩư chẩu
Po cang hao (phi luông) má phẩu
Me dáo mók (me phi luông) má phẩu
Mí nặm da, khẩu lam má xống hẩư chẩu kin chắng coi
thúc mứa
cứ bun quảng
Nhang mứa cứ bun xung le nớ.
Kháy ón noi hẩư mắn nhâứ hào hôn
Pên tổn nhá hẩư mụt
Pên thút pên co nhá huội
Hẩư mí chư tậu liếng
Hẩư mí xiêng tậu púa

Dịch
Chủ áo nàng (x)
Bụng to đang có bầu
Bụng nhỏ đang mang thai
25


×