TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
NGÔ THỊ TRÀ MY
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ
CỦA QUẦN THỂ DỪA NƯỚC TẠI XÃ
CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÀ NẴNG, 2011
1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỨC TRÍ
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC – MÔI TRƯỜNG
NGÔ THỊ TRÀ MY
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ
CỦA QUẦN THỂ DỪA NƯỚC TẠI XÃ
CẨM THANH, THÀNH PHỐ HỘI AN
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: NGUYỄN THỊ GIA THẠNH
ĐÀ NẴNG, 2011
2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường em đã tiếp thu rất nhiều kiến thức và khóa
luận này là thành quả của quá trình học tập và rèn luyện dưới sự dày công dạy bảo
của Quý Thầy Cô Trường Cao đẳng Đức Trí. Em xin gởi đến Quý Thầy Cô lời cảm
ơn chân thành, đặc biệt em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Gia
Thạnh đã giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các chú trong Hội Nông Dân xã Cẩm Thanh đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài.
Với thời gian thực tập hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh
khỏi những thiếu xót, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Quý Thầy cô.
Cuối cùng em vô cùng cảm ơn gia đình đã động viên và tạo điều kiện hết sức để em
hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy cô sức khỏe và
thành đạt.
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Trà My
3
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên gốc
RNM Rừng ngập mặn
UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
DN Dừa nước
ĐNN Đất ngập nước
BĐKH Biến đổi khí hậu
ĐDSH Đa dạng sinh học
DANH MỤC BẢNG BIỂU
5
Bảng 1.1. Phân bố dân cư theo đơn vị thôn
Bảng 3.1. Biến động diện tích rừng Dừa nước ở xã Cẩm Thanh theo thời gian
Bảng 3.2. Độ mặn ở một số điểm
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến diện tích dừa nước từ năm 1980 – 2010
Hình 3.2 . Ranh giới hành chính xã Cẩm Thanh ở hạ lưu sông Thu Bồn và vị trí phân
bố của dừa nước.
Hình 3.3. Hoa và quả Dừa nước
Hình 3.4 . Chuyển diện tích rừng Dừa nước thành ruộng nuôi tôm
Hình 3.5. Khai thác thủy sản và rong câu từ rừng Dừa nước
Hình 3.6. Vật liệu xây dựng làm từ lá dừa nước
Hình 3.7. Nhà du lịch được làm từ Dừa nước
Hình 3.8. Khai thác hàu trong rừng Dừa nước
Hình 3.9. Vai trò môi trường của rừng Dừa nước đối với các rạn san hô ở Cù Lao
Chàm
7
MỞ ĐẦU
Trải dài trên nhiều vĩ tuyến và có khí hậu thay đổi từ Bắc đến Nam, hệ sinh
thái rừng Việt Nam, nhất là rừng ngập mặn (RNM) có tính đa dạng sinh học rất cao.
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới
nhưng rất nhạy cảm với các tác động của con người và thiên nhiên. RNM không
những cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, than, củi,… mà còn là nơi sống và
ươm giống của nhiều loài hải sản, chim nước. Ngoài ra, RNM còn có tác dụng to lớn
trong việc bảo vệ bờ biển, bờ sông điều hòa khí hậu, hạn chế xói lỡ, mở rộng diện
tích lục địa,…bảo vệ nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió mùa,
bão, nước biển dâng. Tuy nhiên, chiến tranh và sức ép dân số đã làm cho những thảm
thực vật RNM ở Việt Nam suy thoái nghiêm trọng.
Ở Quảng Nam hệ sinh thái dừa nước có vai trò quan trọng đối với môi trường
và sinh vật. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rừng ngập mặn ở ven biển
Cẩm Thanh ( Hội An) mất dần do việc khai thác nguyên liệu dừa nước một cách ồ ạt
để phát triển làng nghề và đào ao nuôi tôm, cua, cá, đã tạo điều kiện cho sự xâm
nhiễm nước mặn vào đất liền diễn ra rất nhanh, thúc đẩy quá trình xói lỡ, gây ô
nhiễm đất và nguồn nước [11]. Đặc biệt, trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu (BĐKH)
đang diễn ra nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, trong khi Việt Nam được dự báo là
một trong 5 quốc gia trên thế giới sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do thảm họa này
gây ra với những tác nhân được cho là chủ yếu đến từ phía biển. Cũng theo các chuyên
gia về môi trường, rừng ngập mặn đóng một vai trò tích cực trong việc góp phần giảm
thiểu BĐKH cũng như những thiệt hại do BĐKH có thể gây ra, đồng thời tạo ra điều
kiện tốt cho việc thích ứng với BĐKH, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên em
chọn đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng phân bố của quần thể dừa nước tại xã Cẩm
Thanh, thành phố Hội An” nhằm nắm được các quy luật phát triển của các quần xã
sinh vật đồng thời chủ động điều khiển sự diễn thế theo hướng có lợi cho con người.
Có biện pháp khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên từ rừng dừa nước.
CHƯƠNG 1
8
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1.1. Khái niệm rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là kiểu rừng phát triển trên vùng đất lầy, ngập nước mặn vùng
cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch nước lợ.
RNM là một thuật ngữ mô tả hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới tạo trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động thực vật đặc trưng [3].
1.1.2. Vai trò của rừng ngập mặn
1.1.2.1. Bảo tồn đa dạng sinh học cho đới biển ven bờ
Hệ sinh thái RNM chứa đựng mức đa dạng sinh học rất cao. Nơi ở trong RNM
phân hóa rất mạnh: trên không, mặt đất, trong nước với các dạng đáy cứng, đáy mềm,
hang trong đất, những không gian chật hẹp trong bụi cây, bộ rễ, độ muối lại biến
động thường xuyên. Sinh vật sống trong RNM không những có số lượng loài đông
mà trong nội bộ mỗi loài còn có những biến dị phong phú dễ thích nghi với những
nơi ở khác nhau, nguồn sống khác nhau và điều kiện sống biến đổi muôn màu. Bởi
vậy rừng ngập mặn là nơi lưu trữ nguồn gen giàu có và có giá trị. Các khu RNM ở
Châu Á bước đầu đã thống kê được 1918 loài sinh vật, trong đó vi khuẩn, tảo 100
loài, thực vật 208 loài, động vật không xương sống ở nước 491 loài, côn trùng và
nhện 500 loài, động vật có xương sống 520 loài.
RNM là nơi sống của nhiều loài tôm, cua, cá và cũng là bãi đẻ của chúng. Đối
với nhiều loài động vật trên cạn mà cuộc sống gắn liền với bãi triều thì RNM là nơi
tập trung để kiếm thức ăn.
1.1.2.2. Duy trì nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển các loài sinh vật
RNM hàng năm cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho môi
trường đất rừng và vùng cửa sông ven biển. Ngoài các chất thải bã, xác chết của các
loài động vật, lượng rơi rụng của bản thân cây rừng được đánh giá vào khoảng 8-20
tấn/ha, trong đó 79,7% là lá. Những sản phẩm này một phần có thể sử dụng trực tiếp
bởi một số ít loài động vật, một phần nhỏ nằm dưới dạng chất hữu cơ hòa tan cung
cấp cho một số loài dinh dưỡng bằng con đường thẩm thấu. Phần chủ yếu còn lại
chuyển thành nguồn thức ăn phế liệu hay cặn vẩn để nuôi sống các loài động vật ăn
mùn bã thực vật .
1.1.2.3. RNM là nơi nuôi dưỡng ấu trùng, ấu thể các hải sản
9
RNM không những là nguồn cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú, nuôi
dưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị, đặc biệt là các loài tôm sú, tôm biển
xuất khẩu. Trong vòng đời của một số lớn các loài cá, tôm, cua,… có một hoặc nhiều
giai đoạn bắt buộc phải sống trong các vùng nước nông, cửa sông có RNM. Ví dụ
điển hình là vòng đời của loài tôm thẻ (Penaeus merguiensis). Loài tôm này có tập
tính đẻ ở biển, cách xa bờ chừng 12 km, do tác động của dòng nước và thay đổi của
nước triều, sau khi trứng thụ tinh, ấu trùng chuyển vào vùng nước ven bờ, bơi dần
vào cửa sông theo nước triều lên, thường tìm những vùng nước nông có giá bám như
bụi cỏ, rễ cây,… sau đó đi sâu vào kênh rạch RNM. Chúng sinh trưởng và phát triển
ở đó cho tới khi thành thục, thường từ 3 – 4 tháng. Ở giai đoạn trưởng thành thì
chúng lại bắt đầu di cư ra biển để đẻ. RNM ở đây vừa là nơi bảo vệ vừa là nơi nuôi
dưỡng con non.
Với vai trò vừa là nơi bảo vệ, nuôi dưỡng con non, con giống vừa cung cấp
thức ăn, RNM đóng góp một cách đáng kể vào sản lượng thủy sản.
1.1.2.4. Nơi bảo tồn nguồn gen của các loài động vật trên cạn
RNM có vai trò quan trọng không kém gì rừng nội địa đồng thời là nơi lưu trữ
những loài động vật quý hiếm mà trên cạn không có như cá sấu nước, hổ Bengal.
Khu hệ động vật của RNM Việt Nam khá phong phú. Một vài nghiên cứu ở
rừng cấm Năm Căn ( Cà Mau) số lượng ếch nhái có 6 loài, bò sát 18 loài, chim 41
loài, động vật có vú 15 loài trong đó có nhiều loài thú lớn như lợn rừng, vượn, hổ, nai
và đông nhất và có giá trị là chim dao động từ 121 – 147 loài. Ở nhiều nơi trong rừng
ngập mặn không nhiều loài nhưng số lượng rất đông, tạo nên nhiều sân chim nổi
tiếng. Ở đây có rất nhiều loài chim quý hiếm của thế giới như già đẫy, hạc cổ trắng,
cò thìa, nhiều loài chim di cư từ phương bắc và còn có các loài chim được ghi vào
sách đỏ của thế giới. Ngoài các động vật trên thì RNM còn đa dạng và phong phú về
các loài côn trùng.
1.1.2.5. Giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường
Rừng ngập mặn trong trạng thái tốt sẽ làm giảm các lực tác động của bão và
sóng thần, đồng thời cũng hấp thụ một phần lớn năng lượng của nước dâng và làm
giảm thiểu thiệt hại do sóng thần gây ra. Ở các nước Ðông Nam Á, nhờ sự tồn tại của
vành đai bảo vệ bờ bao gồm các rạn san hô và rừng ngập mặn, nên những trận sóng
thần trong lịch sử đã không gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Các trận
sóng thần phải vượt qua rào chắn của các rạn san hô trước khi đạt tới bờ và tại đây
chúng bị hấp thụ bởi một lớp dày đặc cây cối của rừng ngập mặn. Những hàng cây
thấp, mềm mại với bộ cành và rễ kéo dài từ mặt biển xuống lớp bùn cát đáy biển sẽ
10
hấp thụ năng lượng va đập ban đầu của sóng thần. Khi vượt qua lớp này, sóng đi tiếp
vào sẽ bị cản trở và triệt tiêu bởi hàng cây ngập mặn cao hơn.
Các nhà khoa học cho rằng sức phá hoại của sóng thần có độ cao 15m hầu như
sẽ bị tiêu tán hết khi vượt qua đới bờ nguyên sinh phát triển bao gồm san hô, cỏ biển
và rừng ngập mặn. Những vành đai xanh bảo vệ này còn có một vai trò sinh tử trong
giảm thiểu bồi lấp và xói lở bờ biển.
1.1.2.6. Bảo vệ đê và hạn chế xâm nhập mặn
Hệ thống rễ dày đặc của các loài cây RNM có tác dụng rất lớn trong việc bảo
vệ đất ven biển và vùng cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn hiệu quả sự công phá bờ
biển của sóng, vừa làm vật cản cho trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên
mặt bùn và phân hủy tại chỗ nên bảo vệ được đất.
Ví dụ: Ở huyện Thái Thụy – Thái Bình có hai tuyến đê số 7 dài 45,1 km, đê số 8 dài
41,5km bao quanh huyện. Hầu hết hai tuyến đê này được xây dựng từ lâu đời, việc
đắp đê chủ yếu bằng lao động thủ công nhưng cơn bão số 6 và số 7 năm 2005 đúng
lúc triều cường sóng lớn nhưng các tuyến đê ở Thái Thụy không bị xói lở đó là nhờ
dải RNM với diện tích 4.564 ha rừng với độ rộng 800 đến 1.300 mét. Độ cao cây
trung bình từ 2,5 đến 3 mét với các loài cây: sú vẹt, đước, trang.
Khi RNM chưa bị phá thì quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm, phạm vi hẹp,
vì khi thủy triều cao nước đã lan tỏa vào trong những khu RNM có hệ thống rễ cây
dày đặc đã làm giảm tốc độ dòng chảy, tán cây hạn chế tốc độ gió. Nhưng hiện nay,
hầu hết RNM ven biển đã bị phá để làm ruộng sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đắp
những dãy bờ lớn để làm đầm nuôi tôm quảng canh làm thu hẹp phạm vi phân bố của
nước triều ở ven biển, cưả sông. Do đó, nước mặn theo dòng triều lên được gió mùa
hỗ trợ đã vào sâu trong các dòng sông trong đất liền với tốc độ lớn, kèm theo sóng,
gây ra xói lở bờ sông và các chân đê. Nước mặn còn thẩm thấu qua chân đê vào đồng
ruộng, làm năng suất bị giảm, thiếu nước ngọt, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
1.1.2.7. Điều hòa khí hậu, tích tụ cacbon
Rừng ngập mặn có vai trò điều hòa khí hậu, Theo Blasco (1975) nghiên cứu
khí hậu và vi khí hậu rừng, đã có nhận xét: các quần xã RNM là một tác nhân làm
cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt.
Hệ sinh thái RNM giúp cân bằng O
2
và CO
2
trong khí quyển, điều hoà khí hậu
địa phương (nhiệt độ, lượng mưa) và giảm thiểu khí nhà kính. Theo Lê Xuân Tuấn và
cộng sự, 2005, hàm lượng CO
2
của nước ở trong rừng (7,38mg/l) thấp hơn nơi không
có rừng (7,63mg/l). Lượng cacbon tích tụ trên bề mặt đến độ sâu 100cm khoảng từ
71- 82 tấn cacbon/ha. Nhờ các tán lá hút CO
2
mạnh nên hàm lượng khí CO
2
nơi có
11
rừng giảm mạnh, qua đó làm cho pH của nước phù hợp với điều kiện sống của thủy
sinh vật
1.1.3. Thành phần của rừng ngập mặn
Theo Phan Nguyên Hồng (1999), khu hệ thực vật rừng ngập mặn Việt Nam
bao gồm 47 họ thực vật. Số lượng loài biến động theo từng vùng khác nhau: vùng
ven biển Bắc Bộ có 52 loài, vùng ven biển Trung Bộ có 69 loài, vùng ven biển Nam
Bộ có 100 loài. Trong khu hệ thực vật rừng ngập mặn có 5 họ thực vật giữ vai trò
quan trọng là họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (
Sounerratiaceae), họ Đơn nem ( Myrsinaceae) và họ Dừa ( Palmae).
Khu hệ động vật rừng ngập mặn bao gồm một tập hợp các loài động vật không
xương sống và có xương sống có nguồn gốc từ môi trường đất liền, biển và nước
ngọt. Ví dụ: Kết quả nghiên cứu ở rừng ngập mặn Cần Giờ ( Thành phố Hồ Chí
Minh) cho thấy có 22 loài động vật sống nổi trên mặt nước, 114 loài động vật đáy
bao gồm 34 loài giun, 51 loài giáp sát, 29 loài thân mềm, 137 loài cá, 9 loài lưỡng cư,
31 loài bò sát, 130 loài chim, 19 loài động vật có vú ( theo Vũ Trung Tạn, 1994 ;
Phạm Đình Trọng, 1995 ; Lê Đức Tuấn, 1997). Trong các loài động vật thì tôm là
loài động vật có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với rừng ngập mặn.
1.1.4. Phân bố rừng ngập mặn
1.1.4.1. Phân bố rừng ngập mặn trên thế giới
Trên thế giới RNM phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới
và một vài loài ở vùng á nhiệt đới. Theo đánh giá của Hutchings và Seaneg (1987) thì
diện tích RNM trên thế giới là 15.429.000 ha, trong đó 6.246.000 ha nằm ở vùng
Châu Á nhiệt đới và Châu Đại Dương, 5.781.000 ha nằm ở vùng Châu Mỹ nhiệt đới
và 3.402.000 ha thuộc châu Phi.
Trên phạm vi toàn cầu, Wash (1974) cho rằng sự phân bố địa lý của RNM trên
thế giới chia thành hai khu vực chính là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương bao gồm
Nam Nhật Bản, Philippin, Đông Nam Á, Ấn Độ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi, Úc,
NewZealand, các đảo phía Nam Thái Bình Dương kéo dài tới quần đảo Xamoa và
khu vực Tây Phi – Châu Mỹ bao gồm bờ biển Châu Phi ở Đại Tây Dương, quần đảo
Galapagos và Châu Mỹ, khu vực Ấn Độ - Malaysia được xem là trung tâm phân bố
các loài ngập mặn. Các vùng RNM phồn thịnh nhất ở Đông Nam Á bao gồm:
Malaysia, Indonesia, Việt Nam.
1.1.4.2. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
12
Theo Phan Nguyên Hồng, hệ sinh thái rừng ngập mặn nước ta gồm có 77 loài
cây ngập mặn thuộc 2 nhóm được phân chia theo các điều kiện môi trường và dạng
sống khác nhau.
Nhóm 1 có 35 loài cây ngập mặn thuộc 20 chi của 16 họ, nhóm này thường được gọi
là cây ngập mặn “thực thụ”.
Nhóm 2 có 42 loài thuộc 36 chi của 28 họ, nhóm này bao gồm các loài cây “gia
nhập” . Sự phân bố địa lí rừng ngập mặn khác nhau giữ miền Bắc với miền Nam . Ở
miền Nam có 69 loài trong khi ở miền Bắc chỉ có 34 loài. Sự phân bố, độ nhiều của
các loài thực vật ngập mặn ven biển Việt Nam cho thấy phần lớn đều nằm ở ven biển
Nam Bộ, rồi đến Bắc Bộ và miền Trung.
Theo Phan Nguyên Hồng thì RNM Việt Nam được chia thành 4 khu vực bao gồm:
Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn
Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch Trường
Khu vực III: Ven biển miền Trung từ cửa Lạch Trường đến mũi Vùng Tàu
Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên
1.1.5. Tình hình RNM trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.5.1. Tình hình RNM trên thế giới
Trên thế giới RNM phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới
và một vài loài ở vùng á nhiệt đới. Theo đánh giá của Hutchings và Seaneg (1987) thì
diện tích RNM trên thế giới là 15.429.000 ha, trong đó 6.246.000 ha nằm ở vùng
Châu Á nhiệt đới và Châu Đại Dương, 5.781.000 ha nằm ở vùng Châu Mỹ nhiệt đới
và 3.402.000 ha thuộc châu Phi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu
và thời gian công bố của từng nước mà diện tích rừng ngập mặn có nhiều sai khác.
RNM đang đối mặt với với nhiều thách thức như diện tích rừng ngập mặn trên thế
giới liên tục suy giảm do các yếu tố của thiên nhiên và con người.
Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)
và Hội bảo tồn thiên nhiên, trên toàn thế giới, các cánh rừng ngập mặn đang biến mất
với tốc độ nhanh chóng: kể từ năm 1980, 1/5 rừng ngập mặn trên thế giới bị chặt phá.
Rừng ngập mặn được trồng ở các vùng biển nước mặn đang mất đi với tốc độ nhanh
gấp 4 lần so với các loại rừng khác. Chúng đang bị phá hủy chủ yếu cho mục đích
nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và phát triển bờ biển trên toàn thế giới. Theo báo
cáo, thậm chí các rừng ngập mặn còn sót lại cũng đang bị suy thoái [10].
1.1.5.2. Tình hình RNM ở Việt Nam
13
Rừng ngập mặn ( RNM) tại Việt Nam được nghiên cứu từ rất lâu. Trước chiến
tranh Việt Nam có khoảng 400.000 hecta, ngày nay còn khoảng 200.000 hecta do
rừng mới được trồng [2].
Theo Phan Nguyên Hồng thì rừng ngập mặn ở Việt Nam suy giảm diện tích do những
nguyên nhân sau: chiến tranh hóa học, khai thác quá mức, nuôi tôm quảng canh,…
Diện tích RNM ở Nam Bộ bị rải chất diệt cỏ trong chiến tranh là 159.200 ha. Sau 20
năm phần lớn diện tích đã phục hồi, nhưng ở nhiều nơi sau khi rừng tái sinh, nhân
dân địa phương lại tiếp tục chặt phá để làm đầm nuôi tôm.
Theo thống kê của công ty Seaprodex (1987) từ 1981-1987 diện tích làm đầm nuôi
tôm nước lợ từ 50000 ha đã lên 120.000 ha. Minh Hải tỉnh có diện tích rừng ngập
mặn lớn nhất cũng là nơi rừng ngập mặn bị phá hủy nhiều nhất. Trong vòng 8 năm từ
1983-1995 Minh Hải đã mất đi 66.253 ha rừng do việc làm đầm nuôi tôm, bình quân
mỗi năm mất 8280 ha.
1.1.6. Nguyên nhân suy thoái rừng ngập mặn
RNM Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Dưới đây là một số
nguyên nhân chính.
1.1.6.1. Chiến tranh hóa học
Ở Việt Nam, RNM là những căn cứ quan trọng của hai cuộc chiến tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Chính vì thế, mà quân đội Mỹ đã dùng bom đạn và chất độc hóa học, chất diệt cỏ và
chất làm rụng lá cây với liều lượng cao để hủy diệt rừng. Theo kết quả điều tra của
viện điều tra quy hoạch rừng, đối chiếu với kết quả điều tra của một số địa phương,
bước đầu tính ra được diện tích RNM Nam Bộ bị rải chất diệt cỏ là 159.200 ha.
1.1.6.2. Khai thác quá mức
Miền Nam sau chiến tranh nhân dân ven biển trở về quê cũ cùng với sự di dân
ồ ạt từ nhiều nơi khác đến vùng RNM cùng với nhu cầu về xây dựng, củi, than đun
nấu tăng. Mặt khác, việc khai thác của ngành lâm nghiệp tăng hàng năm. Có một thời
gian nhân dân đua nhau làm các lò than gia đình đem ra các tỉnh khác bán đã phá hủy
các khu rừng quí giá kể cả rừng mới trồng sau chiến tranh.
1.1.6.3. Phá RNM để làm đầm nuôi tôm quảng canh
Do nhu cầu về tôm xuất khẩu lớn vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập
kỷ 90, ở hầu hết vùng ven biển, cửa sông nước ta, nhân dân và các cơ quan đã phá
những khu rừng ngập mặn xanh tốt để làm đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Ở nhiều
địa phương RNM đã biến mất còn lại các đầm tôm và đất hoang hóa.
1.1.6.4. Phá RNM lấy đất sản xuất nông nghiệp
14
Do tăng dân số quá nhanh, thiếu lương thực nên nhiều địa phương đã phá
RNM để lấy đất sản xuất nông nghiệp hậu quả là thiếu nước ngọt, năng suất cây
trồng thấp hoặc không thu hoạch được.
Ví dụ: Vào đầu những năm 1960, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương phá hơn 2.000 ha
RNM tự nhiên ( ở xã Hải Lạng – Tiên Yên) đắp đê sản xuất nông nghiệp nhưng
không có nước tưới buộc phải bỏ hoang sau chuyển sang nuôi thủy sản cũng không
thành công.
1.1.6.5. Phá rừng ngập mặn làm đồng muối
Do dân số tăng nhanh, thiếu việc làm nhân dân một số nơi đã phá RNM để
làm ruộng muối, kể cả rừng phòng hộ như Thụy Nguyên, Kiến Thụy( Hải Phòng),
Vĩnh Châu ( Sóc Trăng). Ở Minh Hải có 9,067 ha ruộng muối trải dài trên 59 km bờ
biển, phần lớn là do phá rừng mắm phòng hộ ven biển để làm muối.
Tuy nhiên, đất ngập mặn là đất rất mịn, các hạt sét cỡ 0,062 mm chiếm 50 – 70% do
đó mà khả năng thẩm thấu, bốc hơi nước kém. Mặt khác, trầm tích có lượng sulphua
cao, lớp mặt thường là 1,5 -2 %, lớp xám xanh ở dưới 2,5 -3,5%. Đây là nguyên nhân
cản trở quá trình hình thành muối. Do nước triều ở các vùng RNM chứa nhiều phù sa,
độ đục lớn nên chất lượng muối kém. Hậu quả là một số cơ sở sản xuất muối đã thất
bại.
1.1.6.6. Khai thác khoáng sản
Khi khai thác khoáng sản các xí nghiệp đổ phế thải xuống sông, biển, lấp các
bãi lầy có cây ngập mặn sinh sống. Việc xây dựng các cảng than ở Quảng Ninh đã
phá hủy nhiều đám RNM và phá hủy các thảm cỏ biển và rạn san hô rất giàu động
vật và hải sản sinh sống ở vùng ven bờ và biển nông.
1.1.6.7. Qúa trình đô thị hóa
Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa của nước ta rất nhanh kéo theo
diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. Điển hình ở thị trấn Năm Căn – Cà
Mau chỉ sau 10 năm khi thị trấn chuyển đến địa điểm mới, dân số đã tăng lên 10 lần.
Các khu dân cư, khu công nghiệp đã phá những khu rừng mắm, đước xanh tốt.
Việc xây dựng nhà máy, cảng, khu đô thị còn gây nhiều tác động đến môi trường như
chất thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất đều thải vào nước làm ô nhiễm môi
trường, các sinh vật bị chết hoặc bỏ đi nơi khác. Ngoài ra còn gây xói lỡ bờ sông do
hoạt động của tàu thuyền có máy lớn. Nhiều khu rừng bần, sú, ô rô khá tốt đã bị xói
lỡ và trôi mất.
1.1.6.8. Đắp đê, đập, làm đường xá.
15
Việc phát triển kinh tế vùng ven biển nhiều địa phương đã đắp đập, đường bộ
nối các đảo với nhau, tuy có thuận lợi về giao thông nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường và tài nguyên RNM.
Xây dựng đập chắn, hồ chứa nước trên các sông đã phá hủy các bãi đẻ tự nhiên và
đường di cư của một số loài các nước ngọt, nước mặn qua các cửa sông. Nguồn chất
dinh dưỡng trước đây chuyển ra các cửa sông bị giảm sút, lượng nước ngọt chuyển
vào các khu RNM giảm đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sinh lý của các loài
động thực vật nhất là vào mùa sinh sản. Sự thay đổi dòng chảy lưu lượng trong sông
kết hợp với tác động của gió nùa đông bắc đã đưa nước mặn vào sâu trong đất liền
gây ra nhiễm mặn, mặt khác làm thay đổi quá trình bồi lỡ.
1.1.6.9. Ô nhiễm môi trường
Hệ sinh thái RNM ở vùng cửa sông ven biển chịu ảnh hưởng nặng nề của việc
thải bừa bãi các chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt và công nghiệp. Đặc biệt là ô
nhiễm dầu đã và đang làm cho một số cây ngập mặn và sinh vật đáy chết.
1.1.7. Tình hình nghiên cứu cây Dừa nước
Dừa nước (DN) phân bố rộng rãi trong RNM các nước châu Á và bờ biển
Đông Châu Phi. Lá của chúng dài từ 3 – 9 mét, phần thân ngầm bò, ngắn với hệ
thống rể chùm. Dừa nước thường phân bố dọc theo các bờ sông thành những dãy dài,
chúng rất cần chế độ ngập nước theo thủy triều.
Người dân Bangladesh trồng dừa nước thành ruộng để dùng cho nhu cầu làm nhà.
DN phát triển ở các vùng nước ngọt và nước biển nơi có tác động của thuỷ triều.
Nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ DN như chế tạo đường từ dịch
chiết của buồng DN. Đây là công nghệ rất lý thú ở vùng quê của Dawei Township
(Thái Lan). Trong tiến trình chế tạo đường từ DN, trước tiên là cuống buồng DN sẽ
được cắt, sau đó dùng ống tre hứng phía dưới cuống buồng quả qua 1 đêm để lấy
nước nhựa từ cuống chảy ra. Sáng hôm sau ống tre sẽ đầy nước dừa và được thu
hoạch. Nước quả này sẽ được lọc rồi đun sôi trong chảo rộng. Khi sôi sẽ được vớt bọt
để làm nước đường sạch hơn. Sau khi đun sôi 3 giờ, nước quả này sẽ keo lại, để
nguội và thu được đường từ DN. Cuối cùng các ống tre sẽ được rửa sạch và được
xông khói để dùng cho việc thu thập nước quả DN vào ngày mai, và cứ lặp lại như
vậy [2].
Các nghiên cứu riêng về dừa nước ở Việt Nam hiện vẫn còn rất ít.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (Viện Hải dương học, 2006) đánh giá tài nguyên
đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và đề xuất giải pháp bảo vệ, phục hồi. Tác giả đã
nghiên cứu vùng đất ngập nước (RNM, thảm cỏ biển) tại Hội An và một số địa
phương lân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn. Tại Hội An, đã xác định RNM ở Hội An
16
chủ yếu là cây DN, ngoài ra cũng đã phát hiện ở vùng Cửa Đại một số loài cây ngập
mặn khác như Đước đôi (Rhizhophora apiculata Bl.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza
(L.) Lamk.) hay Ráng Đại (Acrostichum aureum L). Tác giả cũng đề xuất giải pháp
xây dựng khu bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh và gắn kết công tác quản lý vùng
đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
1.1.7.1 Giới thiệu rừng dừa nước tại một số vùng ở Việt Nam
Rừng dừa nước tại bến tre.
Bến Tre có một hệ thống sông rạch chằng chịt mang nước ngọt từ trên thượng
nguồn ra biển, đồng thời lại chịu ảnh hưởng của thủy triều, nên các quần thể thực vật
ven sông rạch thể hiện rõ nét ba vùng sinh thái tiêu biểu: vùng mặn, vùng lợ và vùng
ngọt.
Các rừng Mắm, Đước, Vẹt có nhiệm vụ ổn định và bảo vệ bờ biển, ven sông rạch
Dừa nước và Bần có nhiệm vụ bảo vệ vùng cửa sông và hai bên bờ sông. Dừa nước
phát triển sau tập đoàn Đước - Vẹt trên vùng đất đã được ổn định, phát triển mạnh
nhất ở vùng nước lợ, là cây chỉ thị của vùng này. Dừa nước có lá dài 7 - 8m, mọc dày
đặc hai bên bờ sông ở Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri, Mỏ Cày, Giồng Trôm. Năm
2007, Bến Tre có khoảng 1.500ha Dừa nước, góp phần hạn chế sạt lở bờ sông và cố
định các thành tạo trầm tích đang được hình thành. Ngoài ra dừa nước cũng làm tăng
thêm vẻ đẹp nổi trội trong du lịch ”sinh thái miệt vườn”.
Rừng dừa nước tại Kiên Giang
Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Kiên Lương nằm trong vùng đồng Hà Tiên ở
tỉnh Kiên Giang là một vùng sinh cảnh hỗn hợp gồm các trảng cỏ, các vùng tràm gió
tái sinh và đầm dừa nước Nypa fruticans.
Vùng tràm gió tái sinh gồm các cây bụi có chiều cao từ 2 - 6 m. Hệ thực vật
đầm lầy ưu thế bởi dừa Nước Nypa fruticans phân bố ở những vùng nước lợ.
Rừng dừa nước tại Quảng Ngãi
Bao gồm 4 xã: Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Chánh và Bình Dương thuộc
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, dừa nước phân bố dọc theo sông Trà
Bồng, cách cửa sông khoảng từ 2 - 7 km.
1.2. Diễn thế sinh thái
1.2.1. Khái niệm diễn thế sinh thái
17