Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN LIỆU PHẾ THẢI CHO TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.02 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐĂK LĂK
*****************

ĐỀ TÀI:

LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI
TỪ NGUYÊN LIỆU PHẾ THẢI CHO TRẺ EM
TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON

Đăk Lăk, Tháng 03 năm
2012

Trang: 1


PHÒNG GIÁO DỤC KRÔNG NĂNG
*****************

ĐỀ TÀI:

LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI
TỪ NGUYÊN LIỆU PHẾ THẢI CHO TRẺ EM
TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Đơn vị:
Trường MN Hoa Lan

Krông Năng, Tháng 03 năm
2012


Trang: 1


Mục Lục
Trang
KẾT LUẬN.......................................................................................................................12

Trang: 1


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang:
KẾT LUẬN.......................................................................................................................12

Trang: 1


BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài::

LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỪ NGUN LIỆU PHẾ THẢI
CHO TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI MẦM NON

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
1. Lý do khách quan:
Trong trường Mầm non. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Các
trò chơi của trẻ đều cần có đồ chơi. Có thể nói, đồ chơi là phương tiện giúp
trẻ thực hiện hoạt động vui chơi.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều đồ chơi dành cho trẻ em,

tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng khơng thể đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường Mầm non. Hơn
thế nữa, việc mua q nhiều đồ chơi cho trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến tiền bạc
của phụ huynh. Bên cạnh đó, có nhiều đồ chơi còn gây tác hại cho trẻ như
những loại đồ chơi làm bằng nhựa hỗn hợp, nhựa tái chế, những đồ chơi
điện tử dùng pin có chứa chất chì gây nguy hiểm độc hại đến sức khoẻ của
trẻ. Còn có những loại đồ chơi mang tính bạo lực như súng, dao, kiếm,…
làm ảnh hưởng đến sự phát triển tồn diện của trẻ.
Vì vậy, việc tự làm đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động
vui chơi. Đồ chơi tự làm bằng nhiều ngun liệu, từ thiên nhiên, từ phế thải...
sẽ tạo ra nhiều loại đồ chơi đẹp, hấp dẫn, rẻ tiền, tiện dụng, không độc hại
nhằm đáp ứng tốt cho việc học và chơi của trẻ. Trong q trình làm đồ chơi
cho trẻ phải mang tính giáo dục thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, phù hợp
với lứa tuổi và đảm bảo được sự an tồn của trẻ.

Trang: 1


Hình 1: Đàn gà con làm bằng bông, vỏ thuốc nhựa, rơm khô
2. Lý do chủ quan:
Trẻ càng ngày càng hiếu động, thích tìm tòi khám phá, mà cơ sở vật chất
chưa đủ đáp ứng với nhu cầu vui chơi của trẻ, hơn nữa đồ dùng, đồ chơi trên
thị trường có nhiều loại đẹp nhưng trẻ chơi chóng chán, hay phá vỡ để xem bên
trong, nhưng lại không ráp lại được khiến cho đồ chơi chóng hư, mà tiền mua
thì có giới hạn, còn ở nhà trẻ được bố mẹ mua sắm cho nhiều trẻ chơi hoài
cũng chán. Tôi nhận thấy ngày nay, các đồ dùng phế thải từ lon, chai, hộp
nhiều mẫu mã đẹp rất phong phú, có nhiều hình dáng tự nhiên, có thể tạo hình
thành con vật hay các loại đồ dùng, đồ chơi khác nhau mà không phải khó
khăn kiếm tìm, không phải mua, chỉ cần sự sáng tạo và yêu trẻ. Do đó tôi chọn
đề tài làm đồ dùng tự tạo để viết sáng kiến kinh nghiệm cho mình.


Trang: 2


Xuất phát từ những ý nghĩ nêu trên, tôi nghĩ rằng việc tận dụng làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ là hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ Mầm non. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện làm đồ dùng, đồ chơi và tập cho trẻ làm đồ
chơi, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
II. Những thuận lợi và khó khăn:

1. Thuận lợi:
Được sự động viên quan tâm của Phòng giáo dục Krông Năng và
BGH Trường Mầm Non Hoa Lan. Được đa số phụ huynh tín nhiệm. Việc
ủng hộ giúp đỡ sưu tầm nguyên liệu phế thải từ phụ huynh rất dồi dào,
phong phú, cùng với sự đóng góp của các cháu rất tích cực, giúp tôi có
phương tiện để nghiên cứu.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng có những điểm khó khăn khi mới
bước đầu nghiên cứu đó là làm gì với nguyên liệu này, sáng tạo của bản tôi
còn rất nghèo nàn mà nhu cầu phục vụ cho việc học và chơi thì quá lớn và
cấp bách, khó khăn cho việc tổ chức cho trẻ chơi và học, mà kinh phí mua
sắm lại có hạn. Đó là điều tôi cảm thấy khó khăn, mà nó lại như một động
lực thúc bách trong tôi rất mãnh liệt khiến tôi không thể đứng yên trước điều
tôi đã quyết định.
III. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Cung cấp đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cơ cùng tự tạo và cùng chơi,
đáp ứng nhu cầu thích tìm tịi của trẻ. Đồ chơi có ý nghĩa đặc biệt trong sinh
hoạt của trẻ Mầm non. Nó là động lực thúc đẩy cho trẻ chơi. Thông qua đồ
chơi, trẻ được tiếp xúc, khắc hoạ rõ ràng hơn về sự vật, hiện tượng xung
quanh. Đồ chơi là phương tiện làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Hơn

thế nữa, mọi tưởng tưởng trong trò chơi thường xuất phát trên cơ sở đồ chơi.
Đồng thời cho trẻ cảm thấy trân trọng sản phẩm mình làm ra.

Trang: 3


IV. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đứng trước nhu cầu vui chơi của trẻ ngày càng cao, điều đó thôi thúc
tôi có bổn phận và nhiệm vụ phải đem hết mọi khả năng sáng tạo để đem
đến cho trẻ điều mà trẻ đang cần.
Như chúng ta biết, đồ chơi của trẻ rất phong phú và đa dạng, nó muôn
hình, muôn vẻ về thể loại, vật liệu, về công dụng. Tuy nhiên, không phải bất
cứ đồ chơi nào cũng có thể cho trẻ chơi được. Vì thế, tôi đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu thực hiện để vận dụng vào việc làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên
vật liệu phế thải đạt kết quả tốt:
*Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên liệu phế thải làm đồ
dùng, đồ chơi sao cho đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt.
*Xác định mục đích làm đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với từng nội
dung, chủ đề, lứa tuổi.
*Xây dựng, nghiên cứu và tiến hành cách làm đò dùng, đồ chơi.
*Hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ dùng, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi sau
khi đã hoàn thành.
V. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu phế thải dành cho
lứa tuổi Mầm non.

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Sưu tầm, lựa chọn, gom nhặt những nguyên liêu phế thải làm
đồ dùng, đồ chơi sao cho dảm bảo vệ sinh an toàn và đẹp mắt.

Trước hết là thâu nhặt những nguyên liệu phế thải từ nhiều nguồn
như: phụ huynh, các điểm buôn bán, các tiệm photo v.v...những vật đó là:
bìa lịch, giấy báo cũ, hộp bánh, hộp thuốc, giấy photo đã xài còn 1 mặt, lon
hủ các loại, tre nứa, vải vụn, vỏ ốc .v.v...

Trang: 4


- Mua sm nhng dng c cn thit lm nhng nguyờn liu ny
nh: kộo, h, keo, xp mu cỏc loi, bỳt d, bỳt lụng v.v...
2. Xỏc nh mc ớch lm dựng, ng chi phi phự hp vi
tng ni dung, ch , la tui.
Tụi phi nghiờn cu vic thc hin sao cho cp nht dựng,
chi kp thi cho cỏc chỏu trong tửứng ủoọ tuoồi khaực nhau. Thc hin vic
ny mt cỏch d dng tụi da theo ch im ca chng trỡnh, v theo ti
ging dy trong tun ú. Dy cỏi gỡ thỡ tụi chun b tng bc cỏi ú.
II. GII PHP THC HIN:
1. Xõy dng, nghiờn cu v tin hnh cỏch lm dựng, chi:
a. S dng cỏc nguyờn liu ph thi:
- i vi bỡa lch:
Tụi ó s dng mt mt sau ca bỡa vit bi th bng ch to cho tr
hc, ti cn ghộp cỏc bỡa lch ln li vi nhau v mt bc tranh ln, hoc
cho tr thc hin tp th hot ng to hỡnh trờn mt bc tranh ln. i vi
bỡa lch cng, ti lm nh. Cho ct thnh hỡnh ch nht nh u nhau, v
cỏc hỡnh vo hỡnh ch nht phự hp yờu cu ca tng ch im. Sau ú
dựng bng keo trong dỏn li c mt b Domino 28 quõn cho tr chi
trong trũ chi hc tp, mụi trng xung quanh.

Trang: 5



Hình 2: Ngơi nhà làm từ bìa lịch
- Đối với giấy báo cũ:
Tơi đã sử dụng nó cùng với các cháu để làm bộ sưu tập Album các
loại phù hợp với từng chủ điểm rất phong phú và rất thật, phục vụ cho giờ
hoạt động góc trẻ được vui chơi xem tranh và môi trường xung quanh. Gíup
cho trẻ có cái nhìn rộng mở về con người và cuộc sống, về thiên nhiên và
thế giới xung quanh .
- Đối với giấy photo còn một mặt các cơ quan đã bỏ:
Tơi xin về để cho các cháu có giấy luyện mơn tạo hình, và vẽ tự do
nhờ đó trẻ có điều kiện phát huy năng khiếu. Ngồi ra với loại giấy này tơi
sử dụng ghép lại thành tranh lớn để vẽ tranh trang trí, tranh chủ điểm, và
làm lo tơ đồ dùng dạy học trang trí góc nghệ thuật (lơ tơ này được dán vào
bìa hộp cứng, để tạo độ bền cho lơ tơ) sử dụng khơng bao giờ cũ, đảm bảo
tính thẩm mỹ, phục vụ cho môi trường xung quanh và tạo hình.
- Đối với hộp bánh, hộp thuốc:
Được sử dụng để làm các loại phương tiện giao thơng, làm giường, tủ,
bàn, ghế, ơ tơ, làm bìa cứng cho lơ tơ – hay Dơminơ.

Trang: 6


- Đối với lon, Hủ, chai nhựa các loại:
Tôi đã sử dụng để làm đồ chơi xây dựng, bao bọc bởi giấy màu, tạo
đẹp mắt, hấp dẫn cho bé. Ngoài ra với hai lon bia ghép lại tạo thành dụng cụ
gõ phục vụ cho môn âm nhạc rất thú vị. Với các lon sữa chua, lon thạch,
chai nhựa làm thêm bộ cánh, hay đầu, chân, đuôi tạo thành những con vật
ngộ nghĩnh như con heo, con voi, con thỏ,con gà ,bộ đồ chơi gia đình v.v...

Hình 3: Đồ dùng gia đình làm từ vỏ chai nhựa

Làm quầy bán nước ngọt với nguồn nguyên liệu này vừa dễ kiếm,
vừa có tác dụng cao, vừa dễ tạo dáng các con vật, bền hấp dẫn với trẻ, và
cũng là nguồn nguyên liệu giúp trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi được phục vụ
cho hoạt động góc, môn toán, môi trường xung quanh, âm nhạc.

Hình 4: Đàn lợn làm từ chai nước rửa chén

Trang: 7


Hình 5: Đàn thỏ làm từ lọ sữa
- Đối với que đè lưỡi bằng gỗ đã bỏ:
Tơi nhờ cán bộ y tế thu gom sau các đợt khám sức khoẻ định kỳ. đem
về xử lý rửa sạch, phơi khơ. Làm hàng rào xây dựng và ghép các chuồng
thú Các loại đồ dùng, đồ chơi này được phục vụ cho sử dụng trong mơn
tốn , hoạt động góc....
- Đối với nắp hộp các loại bằng nhựa:
Tơi cắt ra gắn vào tre hoặc ống nước bị bỏ, cắt từng khúc tạo đường
khe giữa gắn nắp hộp vào tạo thành đồ chơi xây dựng , làm hàng rào rất hấp
dẫn cho trẻ, giúp trẻ tự lắp ghép để xây thành hàng rào, đáp ứng nhu cầu
hoạt động vừa học vừa chơi chứ khơng chỉ cầm đặt vào thì sẽ khơng có sự
khéo léo và sáng tạo. Hơn nữa với đồ chơi này, đặc biệt có độ bền rất lâu, dễ
chùi, dễ rửa. Đồ chơi này được phục vụ cho trò chơi xây dựng.
- Đối với các loại vỏ nước ngot, lon bia :
Tơi rửa sạch cắt lấy 2 phần đầu bỏ vào trong 1 hạt sỏi ghép lại làm
trống lắc. Đồ chơi này phục vụ cho mơn âm nhạc.
- Đối với tre nứa:

Trang: 8



Tơi đã sử dụng làm nhạc cụ gõ phách, dùng làm thân cho các tre nứa
v.v.. Đồ chơi này được sử dụng cho môn âm nhạc và môi trường xung
quanh.
- Đối với vỏ dừa khơ, vỏ ốc:
Tôi phơi khô, chà nhám và sơn lên vỏ dừa vẽ thành con rùa, làm
con nhím sử dụng cho môn môi trường xung quanh.

Hình 6: Đàn nhím làm từ vỏ ốc
- Đối với vải vụn:
Tơi đã sử dụng để làm váy áo cho búp bê, làm quầy bán vải, và cách
ghép may trang phục cho trẻ biểu diễn văn nghệ. Ngồi ra, tơi còn làm thêm
các con rối, tơi dùng quả banh nhựa để vẽ khn mặt của các nhân vật, sau
đó dùng len dán làm tóc, kht một lỗ nhỏ giữa quả banh, gắn dính vào một
chai nhựa để làm cổ, dùng vải vụn cắt thành những chiếc áo và may để tạo
thành một con rối hoặc may những chiếc bao tay, vẽ những con vật đơn giản
(rối ngón). Các đồ chơi này phục vụ cho mơn văn học, mơn tốn.
- Đối với hộp bánh có hình dáng đẹp:
Trang: 9


Có thể sử dụng làm hộp đựng đồ dùng dạy học, có dán nhãn tên để
tạo độ bền mới bảo quản tốt cho đồ dùng.
- Đối với sợi len, vải vụn đã bỏ:
Tôi đã sử dụng làm cây xanh, thảm cỏ, con rối, búp bê. Phục vụ cho
hoạt động góc, biểu diễn văn nghệ v.v…

Hình 7: Búp bê làm từ len, vải vụn
- Đối với quạt nan củ, bông gòn: tôi đã dùng làm con công phục vụ
cho trẻ trong chủ điểm động vật, hoạt động góc.

b. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ dùng, sắp xếp đồ dùng đồ chơi
sau khi đã hoàn thành.
Việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp đóng một vai trò không nhỏ
đối với sự phát triển của trẻ. Khi xuất hiện lần đầu tiên, đồ chơi phải gây ấn
tượng mạnh mẽ và phải khơi dậy ở trẻ lòng ham thích được chơi với nó. Để
đạt được những yêu cầu đó, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo những biện
pháp giới thiệu cho trẻ làm quen với đồ dùng, đồ chơi mới. Phải biết cách
khéo léo giới thiệu một cách gián tiếp cho các cháu bằng cách lồng vào các
câu chuyện để giới thiệu đồ chơi và phải biết cách sắp xếp đồ chơi như thế

Trang: 10


nào, đặt nó ở vị trí nào cho dễ lấy, dễ cất. Việc trang trí, sắp xếp đồ chơi phù
hợp, đẹp còn có tác dụng làm cho trẻ có ý thức giữ gìn, sắp xếp góc chơi
một cách gọn gàng, ngăn nắp.
c. Số liệu cụ thể tôi đã thực hiện được như sau:
- Lô tô các loại dạy môn Toán
- Môn môi trường xung quang là 50 loại phục vụ cho các đề tài và các
chủ điểm.
- Trống lắc làm từ lon bia : 100 cái.
- Phách tre: 50 cặp, Domino : 4 bộ.
- Một bộ hàng rào xây dựng làm từ que đè lưỡi: 200 que
- Cây xanh : 20 cây.
- Bình hoa : 30 bình.
- Ao cá: 4 cái.
- Tranh các loại phục vụ cho môn tạo hình và trang trí lớp như dự báo
thời tiết, bảng bé ngoan, tranh chủ điểm, trang phục phục vụ cho trò chơi.
- Thảm cỏ: 10 cái (làm từ xốp và bìa cứng).
- Nhà các loại: 5 cái (hộp giấy cứng).

- Nhím: 20 con
- Con vật: 30 con (làm từ đĩa nhạc hư).
- Các con vật làm từ lon hộp phế thải: 10 con heo, 10 con công, 10
con thiên nga, 10 con rùa làm từ vỏ dừa v.v...

Trang: 11


Hình 8: Đàn gấu làm từ dĩa CD

Hình 9: Voi con làm từ ly nhựa
2. Biện pháp để tôi thực hiện những đồ dùng trên:
Đó là tôi không ngừng khám phá qua phim ảnh, sách báo, qua hiện
thực cuộc sống, qua quan sát, tạo dáng và sáng tạo. Đặc biệt là động lực
luôn thôi thúc tôi là làm sao để trẻ được hưởng những gì tốt nhất mà tôi có
thể làm được cho các cháu.

KẾT LUẬN
I. Kết quả:

Trang: 12


Qua việc thực hành nghiên cứu làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật
liệu phế thải, và đặc biệt là qua việc sử dụng của các cháu, tôi nhận thấy kết
quả như sau:
- Các loại đồ dùng đồ chơi làm bằng nguyên liệu này vừa dễ tìm, rẻ
tiền, dễ làm và bền bỉ có hiệu quả cao.
- Phục vụ được cho nhiều hoạt động và môn học như:
+ Hoạt động vui chơi ngoài trời.

+ Hoạt động góc qua các trò chơi sáng tạo.
+ Phục vụ cho môn làm quen môi trường xung quanh, môn Toán,
môn làm quen chữ viết, môn tạo hình, môn âm nhạc và rèn luyện thể lực.
- Phục vụ cho hầu hết toàn bộ các chủ điểm: Đặc biệt là bộ đồ chơi
xây dựng.
- Có tính giáo dục cao, thẩm mỹ, đẹp.
- Nhờ có đồ dùng, đồ chơi để trẻ hoạt động nên tư duy và các mặt tâm
lý của trẻ phát triển.
- Với đồ dùng này, với sự hướng dẫn của cô, giúp trẻ tự sáng tạo làm
đồ dùng từ nguyên liệu phế thải một cách dễ dàng như phương tiện giao
thống và các con vật từ lon và hộp.
- Đặc biệt là trẻ rất hứng thú và thỏa mãn được nhu cầu hoạt động của trẻ.
II. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi nhận thấy có một niềm
vui và giá trị. Vì chính tôi đã sử dụng cái mà xã hội đã bỏ đi, để biến thành
cái hữu ích cho trẻ. điều đó đã khiến tôi say mê, và lúc này đây tôi cảm thấy
rất tự tin và rất dễ dàng để tạo ra những sản phẩm này, không lo lắng như
lúc đầu mới nghiên cứu. Bài học rút ra cho tôi là hãy yêu nghề mến trẻ thì
bạn có thể làm được tất cả, từ cái không thành cái có. Vì thế tôi sẽ không lo
Trang: 13


lắng gì khi đáp ứng nhu cầu đồ dung, đồ chơi đối với trẻ, vì quanh ta mọi vật
đều có ích cho cuộc sống.
III. Ý kiến, kiến nghị:
- Mỗi con người đều có giới hạn nên cần học hỏi của nhau. Vì thế cần
phổ biến những sáng tạo cá nhân, để đồng nghiệp khác được học hỏi.
- Mỗi giáo viên cần tích cực nghiên cứu tài liệu, sách báo, tự bồi
dưỡng chuyên môn.
- Mỗi giáo viên cần tích cực nghiên cứu tài liệu, sách báo, tự bồi

dưỡng chuyên môn để có kiến thức sâu rộng, phải linh động, sáng tạo trong
việc làm thêm đồ dùng, đồ chơi (chủ yếu là vật liệu mở, phù hợp với chủ đề,
tạo môi trường cho trẻ tiếp xúc, hoạt động. Cần nghiên cứu kỹ cách làm đồ
dùng, đồ chơi, tạo cơ hội cho trẻ phát triển tư duy sáng tạo qua các đồ dùng,
đồ chơi nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ. Giáo viên cần có
nhiều những hình thức tổ chức hấp dẫn để mang lại hiệu quả cao trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ.
Eatóh, ngày 16 tháng 01 năm 2012
Người viết

Nguyễn Thị Thanh

Trang: 14


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Nhận xét của trường

Nhận xét của Phòng GD

................................................

................................................

................................................

.................................................

................................................


.................................................

................................................

.................................................

................................................

.................................................

................................................

.................................................

................................................

.................................................

................................................

.................................................

................................................

.................................................

................................................

................................................


................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

................................................

Chủ tịch hội đồng ký tên, đóng dấu

Người đánh giá xếp loại ký tên và
đóng dấu

Trang: 15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II-NXB Giáo
Dục.
2. Đồ dùng, đồ chơi trẻ em-NXB tp HCM.
3. Tập san báo giáo dục Mầm non.
4. Sách hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Mần non (Biên
soạn: Đàm thị Xuyến) Sách thông tin khoa học giáo dục Mầm
non.
4. Sách tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non.


Trang: 16



×