Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIẤY NHIỆT CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.64 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
--------------------------
Tiểu luận Các quá trình sản xuất cơ bản
PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIẤY NHIỆT CƠ
Sinh viên thực hiện: Phó Đức Trung
Đặng Song Hải
Cao Thu Trang
Lớp: Kỹ thuật môi trường K52
------
Hà Nội, 1/12/2009
1
Mục lục
Mở đầu......................................................................................................................3
1. Giới thiệu chung về ngành giấy.........................................................................4
1.1. Lịch sử sản xuất giấy....................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất giấy trên thế giới............................................................5
1.3. Tình hình sản xuất giấy ở Việt Nam.............................................................7
2. Sơ lược về một số công nghệ sản xuất giấy hiện nay.....................................13
2.1. Đặc thù của công nghệ sản xuất giấy bằng phương pháp nhiệt cơ............13
2.2Quy trình sản xuất giấy bằng phương pháp nhiệt cơ....................................18
2.3. Ưu nhược điểm của sản xuất giấy theo phương pháp nhiệt cơ..................20
3. Công nghệ sản xuất giấy nhiệt cơ....................................................................21
3.1. Quy trình sản xuất......................................................................................22
3.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp.........................................................22
4. Dòng thải của phương pháp sản xuất giấy nhiệt cơ......................................22
5. Một số biện pháp xử lý môi trường.................................................................27
6. Phụ lục
Tiết kiệm nước trong nhà máy giấy.....................................................29
7. Tài liệu tham khảo............................................................................................30
2


Mở đầu
Giấy hiện nay đã trở thành một vật dụng thiết yếu của cuộc sống, góp mặt
trong mọi lĩnh vực đời sống, từ học tập, nghiên cứu đến sinh hoạt hang ngày. Việc
phát minh ra giấy viết cũng là một trong nhiều phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử
loài người. Ngày nay, nền công nghiệp sản xuất giấy cũng đóng một vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tuy có tầm quan trọng hết sức lớn nhưng ngành sản xuất giấy cũng là một
ngành sản xuất ảnh hưởng đến môi trường lớn. Do đó, việc nghiên cứu các phương
pháp sản xuất giấy để từ đó đánh giá được các tác hại của các dòng thải, tìm ra
được phương hướng giải quyết tối ưu đang là một bài toán lớn cần tìm lời giải đáp.
Vì lý do đó, nhóm sinh viên chúng tôi chọn đề tài: nghiên cứu phương pháp
sản xuất giấy nhiệt cơ để tìm hiểu kỹ hơn về các công đoạn sản xuất giấy bằng
phương pháp nhiệt cơ.
Do việc nghiên cứu không có có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu nên trong bài
khó tránh khỏi có những chỗ sai sót. Rất mong nhận được những lời góp ý từ thầy
cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện.
3
1/Giới thiệu chung về ngành giấy
1.1/ Lịch sử ngành sản xuất giấy.
a. Trước khi có giấy:
Từ lâu trước khi phát minh ra giấy, con người đã biết dung một số vật dụng để
ghi lại những điều cần thiết. Các hình vẽ trong hang động là những văn kiện lâu đời
nhất do con người vẽ bằng bột màu. Người Sumer, có nền văn hóa cao lâu đời nhất
được biết đến, viết trên những tấm bia bằng đất sét (văn tự hình nêm, bắt đầu từ
khoảng 3300 năm trước Công nguyên). Các vật liệu hữu cơ dùng để viết lên sau đó
ít bền hơn. Nếu không có những tấm bia bằng đất sét của người Sumer chúng ta
biết rất ít về thời gian này. Da, giấy da (parchment), gỗ, vỏ cây, giấy cói (giấy chỉ
thảo) - có ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên - và giấy đều có thể cháy

và bị phân hủy sinh học.
Giấy cói (giấy chỉ thảo) làm bằng một loại lau sậy (cây cói giấy hay cây chỉ
thảo – cyperus papyrus) được buộc vào với nhau và đặt chéo lên nhau trước khi
được ép lại. Người ta viết trên đó bằng mực đỏ hay đen. Mực đen bao gồm bồ hóng
và một dung dịch từ nhựa của cây keo (gummi arabicum). Mực đỏ được làm từ
hoàng thổ. Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (cây lau) để viết.
Giấy cói cổ từ Ai Cập
Trung Quốc cổ đại ghi chép sự việc trên mai rùa, xương thú, thẻ tre, ván, đồ
đồng, bia đá v.v... Chữ khắc trên mai rùa và xương thú nổi tiếng là tiền thân của
chữ Hán hiện đại, chính vì được khắc trên mai rùa, xương thú và đồ đồng đen, chữ
viết này được lưu truyền đến thế hệ sau. Cho đến nay, các mai rùa, xương thú trên
4
có chữ viết được khai quật ra đã có khoảng 2.000 năm lịch sử. Sau đó, cổ đại Trung
Quốc còn viết chữ trên thẻ tre và ván. Xét từ tác dụng và tính chất, thẻ tre và ván
giống như mai rùa và xương thú. Tiếp theo thẻ tre và ván, hàng tơ lụa cũng từng
dùng để viết chữ, nhưng chủ yếu là hoàng gia quý tộc sử dụng.
b. Phát minh ra giấy:
Hình mẫu bước đầu của giấy xuất hiện vào năm 100 trước công nguyên. Theo
sử sách ghi chép, nhà Hán Trung Quốc xuất hiện một loại giấy làm bằng bông tơ, vì
công nghệ làm giấy này phức tạp và giá đắt, nên loại giấy này chưa được sử dụng
thực tế. Thái Luân đã thay đổi triệt để cục diện này.
Thái Luân sinh vào năm 61 công nguyên, là nhà khoa học thời nhà Hán Trung
Quốc. Thái Luân xuất thân trong một gia đình nông dân, năm 15 tuổi được chọn
làm tùy tùng của vua, từng làm quan văn cấp cao trong thời gian dài. Lúc đó, Thái
Luân nhìn thấy mọi người viết chữ không tiện lắm, thẻ tre và ván quá nặng, tơ lụa
quá đắt, giấy bông tơ không thể sản xuất nhiều và đều có khiếm khuyết bất cập.
Thái Luân bèn bắt đầu nghiên cứu biện pháp cải tiến kỹ thuật làm giấy.
Thái Luân tổng kết kinh nghiệm làm giấy của thế hệ trước, dẫn nhiều người
thợ dùng vỏ cây, vải gai, vải rách, lưới rách nát v.v... để làm giấy. Trước tiên họ cắt
hoặc thái vỏ cây, vải gai, vải rách và lưới rách nát thành từng miếng vụn, rồi ngâm

lâu trong nước, giã thành dịch nhuyễn, trải qua nấu hấp, đổ thành lớp mỏng trên
chiếu, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, như vậy làm thành giấy. Loại giấy làm
bằng biện pháp này có đặc điểm nhẹ và mỏng, rất thích hợp viết chữ, nhận được sự
hoan nghênh của mọi người, Nhà vua khen ngợi. Thái Luân cải tiến kỹ thuật làm
giấy. Từ đó, toàn quốc đều bắt đầu dùng biện pháp làm giấy. Vì vậy, loại giấy này
được gọi là “Giấy tước hầu Thái”.
Kỹ thuật này lan truyền đến người Thái vào khoảng năm 300.
Vào khoảng năm 600 kỹ thuật múc giấy cải tiến dùng loại rây múc lan truyền
đến Triều Tiên và sau đó đến Nhật
Vào năm 750 hay 751, kỹ thuật sản xuất giấy lan truyền đến Samarkand, có lẽ
qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên giới, và từ đấy
kỹ thuật này lan rộng khắp thế giới Ả Rập.
Qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên chúa giáo và phương Đông
Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo giấy được mang đến châu
Âu từ thế kỷ thứ 12.
Giấy càng ngày cành được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hang ngày. Nói
chung tuy ngành công nghiệp sản xuất giấy ngày càng hiện đại hóa nhưng phương
5
pháp sản xuất giấy về cơ bản vẫn sử dụng phương pháp do Thái Luân phát minh ra
gồm 4 công đoạn chính: cắt vụn, giã nhỏ trong nước, múc và hong khô.
1.2/ Tình hình sản xuất giấy trên thế giới
Sản xuất giấy và bìa trên toàn cầu tiếp tục tăng trong năm 2006 và đạt 382
triệu tấn (năm 2005 là 366 triệu tấn), theo RISI Annual Review of Global Pup &
Paper Statistics 2007. Sản xuất bột giấy năm 2006 tăng 1,9% và đạt 192 triệu tấn
(so với năm 2005 là 189 triệu tấn). Năm 2006, Mỹ vẫn là nước đứng đầu trong sản
xuất và tiêu dùng giấy, xếp thứ hai và thứ ba là Trung Quốc và Nhật Bản. Trung
Quốc tiếp tục củng cố vị trí của mình khi sản xuất giấy và bìa tăng trưởng nhiều
nhất với mức độ tăng trưởng là 16%. Trong khi các nước lớn khác trong sản xuất
giấy như Phần Lan và Canada thì sản lượng lại giảm xuống do bãi công và đóng
cửa các cơ sở sản xuất. Riêng châu Á sản lượng năm 2006 đã tăng thêm 12 triệu

tấn so với năm 2005.
Bảng 1: Sản lượng bột giấy trên thế giới năm 2005 và 2006
Bột hóa
*
Bột cơ Bột khác Tổng
**
2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006
Bắc Mỹ 62.189 61.352 16.090 15.324 216 216 78.495 76.892
C.Âu 33.380 34.774 15.423 15.983 665 675 49.468 51.432
Châu Á 13.701 13.985 1.701 1.808 18.570 20.173 33.972 35.966
Mỹ
Latinh
13.820 14.996 1.085 1.079 707 607 15.612 16.682
C.Phi 1.837 1.874 288 294 848 857 2.973 3.024
Ểc 1.463 1.476 1.257 1.144 0 0 2.720 2.620
Tổng 126.390 128.457 35.843 35.631 21.006 25.528 183.239 186.616
Đơn vị: nghìn tấn
* Gồm cả bột bán hóa.
** Gồm cả bột không phân loại.
6
Bảng 2: Tình hình xuất nhập khẩu và sử dụng giấy tái chế theo vùng lãnh thổ
Tái chế Nhập khẩu Xuất khẩu
2005 2006 2005 2006 2005 2006
Châu Âu 57.671 61.717 11.630 12.371 18.506 19.669
Bắc Mỹ 49.918 51.819 2.625 2.407 15.741 16.926
Châu Á 62.991 70.040 25.340 28.612 5.564 5.944
Châu Úc 1.691 1.716 9 7 889 1.171
Mỹ latinh 8.616 8.927 2.161 1.925 255 294
Châu Phi 1.708 1.790 202 235 79 71
Tổng số 182.895 196.009 41.967 45.557 41.034 44.075

Đơn vị: nghìn tấn
7
Bảng 3: Sản lượng giấy toàn cầu theo chủng loại
Loại giấy In báo In & viết Tissue Bao bì Bìa Tổng
2005 10.615 33.487 8.007 44.834 16.341 129.210
2006 11.445 41.871 8.564 49.339 17.956 140.794
2005 12.981 39.613 6.754 27.375 13.869 109.730
2006 13.571 40.493 6.830 28.517 14.366 113.243
Bắc Mỹ
2005 12.662 28.936 7.446 33.999 14.820 102.168
2006 11.863 28.784 7.549 34.893 14.879 102.243
2005 917 4.111 2.500 6.900 1.803 17.849
2006 944 4.246 2.640 7.086 1.840 18.325
2005 427 848 383 1.750 283 4.039
2006 427 979 399 1.760 283 4.156
2005 798 614 270 1.415 213 3.361
2006 711 591 271 1.436 223 3.273
2005 38.401 112.609 25.360 116.273 47.392 366.356
2006 38.960 116.964 26.252 123.030 49.547 382.035
Đơn vị: nghìn tấn
Theo đánh giá hàng năm về số liệu thống kê giấy và bột giấy thế giới năm
2008, sản lượng giấy và bao bì toàn cầu năm 2007 tiếp tục tăng và đạt trên 394
triệu tấn, tăng 3% so với 382 triệu tấn của năm 2006. Sản lượng bột giấy cũng tăng
nhưng chỉ tăng ở mức 1% so với năm 2006 (từ 190 triệu tấn lên 192 triệu tấn).
1.3/Tình hình sản xuất giấy ở Việt Nam:
Năm 1995, ngành công nghiệp giấy Việt Nam (CNGVN) đạt giá trị 572 tỉ
VNĐ, chiếm 2,34% tổng giá trị công nghiệp của cả nước và đứng vào hàng thứ 10
trong ngành công nghiệp. CNGVN bao gồm 1408 cơ sở sản xuất, trong đó có 42 cơ
sở quốc doanh (của trung ương và địa phương), 39 cơ sở thuộc kinh tế tập thể, 38
xí nghiệp tư nhân và phần còn lại (hơn 1269 cơ sở) là các hộ lao động thủ công cá

thể. Tổng công suất sản xuất bột giấy và giấy của CNGVN tương ứng là 200.000
8
tấn/năm và 400.000 tấn/năm. Theo thống kê của Hiệp hội giấy Việt Nam, ngành
giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm vừa qua.
Ngành giấy trong 20 năm qua đã có sự phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng
trưởng hành năm luôn trong khoảng 15-16%, từ 80.000 tấn/năm lên 824.000
tấn/năm. 20 năm qua, Nhà nước chỉ dồn đầu tư cho các doanh nghiệp giấy quốc
doanh, với một mục tiêu rất khiêm tốn, rất "kế hoạch hóa" chỉ để đảm bảo nhu cầu
thiết yếu về giấy in baó, giấy in & viết. Nhưng xét tổng thể phần lớn đều lỡ nhịp và
hiệu quả chưa cao, thâm chí có những doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng tài chính
sau đầu tư. Không phải doanh nghiệp giấy quốc doanh nào cũng có lãi và có khả
năng tái đầu tư. Trong khi dù hoàn toàn không được nhà nước hỗ trợ về vốn, nhưng
doanh nghiệp tư nhân phát triển rất nhanh, nhất là sau năm 2000, phần lớn do
những người nông dân, dân nghèo thành thị bỏ sức lao động và đồng vốn ít ỏi gây
dựng. Hầu như doanh nghiệp nào ít nhiều đều cólãi và quan trọng hơn là có khả
năng tái đầu tư nên gần như từ con số 0, nay khu vực kinh tế này đã sản xuất 75%
sản lượng giấy của cả nước (60% về giá trị). Thật xót xa, 20 năm qua năng lực sản
xuất bột giấy tẩy tráng chỉ tăng từ 70.000 tấn/năm lên 80.000 tấn/năm. Đây là minh
chứng rõ ràng về tư duy kinh tế yếu kém , đậm tính cơ hội, ăn xổi và manh mún.
Chủng loại giấy sản xuất trong nước rất nghèo nàn chỉ có giấy in báo, giấy in &
viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa, thể hiện rõ tính tự cấp của ngành. Dù đã
đầu tư112.000 tấn/năm năng lực sản xuất giấy tráng, nhưng nay hầu như chỉ sản
xuất giấy không tráng. Chúng ta đã bỏ qua việc gia công chế biến giấy đến sản
phẩm cuối cùng và qua đó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm giấy.
Năm 2005, khả năng đáp ứng tiêu dùng của toàn ngành giấy là 61,92%, cụ thể như
sau: với giấy in báo: 68,42%; giấy in & viết: 89,29%; giấy bao bì (không tráng):
71,50%; giấy tráng: 5,75%; giấy lụa: 96,97%.
BỐN ĐIỂM YẾU CƠ BẢN CỦA NGÀNH GIẤY
*Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại
Sản xuất bột hóa ở trong nước chỉ đáp ứng 37% nhu cầu và vì thế phải nhập

63%. Trước đây, nhập khẩu chủ yếu tập trung vào bột hóa tẩy trắng, nay bột hóa
không tẩy nhập ngày càng tăng vì các cơ sở phải ngưng sản xuất do không có khả
năng xử lý nước thải vì qui mô nhỏ và công nghệ lạc hậu. Kinh tế thế giới càng ổn
9
định và phát triển thì giá bột càng cao và càng biến động. Điều này cho thấy hiệu
quả sản xuất của ngành giấy mong manh, dễ bị tổn thương đến mức nào và hậu quả
khả năng cạnh tranh cũng mong manh. Với tài nguyên rùng dù kkông giàu có,
nhưng cũng đủ để phát triển sản xuất bột giấy dư thừa cho nhu cầu nội địa, nhưng
trong 20 năm, năng lực mới chỉ tăng thêm 10.000 tấn (trong khi ở cạnh chúng ta,
đảo hải Nam, Trung Quốc, một dây chuyền sản xuất bột hóa công suất 1 triệu
tấn/năm đã đi vào sản xuất từ 11/2004). Rõ ràng phương thức phân bổ nguồn lực
cho phát triển của chúng ta kém hiệu quả, không tạo ra được tiền đề cho những
bước phát triển tiếp theo của ngành giấy. Nếu có 400-500 triệu USD (một khoản
đầu tư khiêm tốn so với nền kinh tế) ta đã hoàn toàn chủ động về bột và còn dư để
xuất khẩu.
*Sức cạnh tranh bấp bênh
Năm 2005, mức tăng trưởng của sản xuất giấy so với năm 20904 chỉ đạt
9,32% (thấp nhất trong 9 năm qua, so với 15-16% ở những năm trước). Nhập khẩu
giấy lại có mức tăng trưởng kỷ lục 35,77% (trước đó chỉ 18-20%). Nguyên nhân
chính là giấy bao bì sản xuất ra đã không kíp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đã
tăng cao. Mặc dù năm 2006 là năm bảo hộ đối với ngành giấy được gỡ bỏ hoàn
toàn với thị trường AFTA, nhưng dự báo sản xuất, kinh doanh giấy vẫn chưa có
biến động lớn dù gặp khó khăn nhiều hơn. Thực tế sản xuất, nhập khẩu giấy 6
tháng qua cho thấy, năm 2006 ngành giấy có thể đạt được mức tăng trưởng 16% và
nhập khẩu giấy trở lại mức tăng trưởng 18%. Điều này không thể đảm bảo sự phát
triển sẽ suôn sẻ như vậy sau khi Việt Nam gia nhập WTO, rồi ASEAN+1( thêm
Trung Quốc; lưu ý rằng thị trường tự do-AFTA giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ
hoàn tất vào năm 2010, tức chỉ 4 năm nữa, khi đó thuế suất nhập khẩu các mặt
hàng sẽ là 0%), ASEAN + 2 hay ASEAN + 3 (thêm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật
Bản). Cần lưu ý là trong khu vực Châu Á nói chung và Đông Á nói riêng, là khu

vực kinh tế năng động nhất thế giới, có nhiều cường quốc về công nghiệp giấy:
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđonêxia, Đài Loan.
Xét các yếu tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh, ngành giấy Việt Nam thua thiệt
nhiều mặt. Chỉ có yếu tố thị trường tại chỗ là lợi thế của các doanh nghiệp. Dù lao
động rẻ nhưng chi phí về lao động ở các nhà máy giấy Việt Nam lại lớn vì năng
suất lao đông thấp (trong khi một lao động Nhật Bản sản xuất được 140 tấn/năm).
Chỉ ở những cơ sở lớn công nhân mới được đào tạo bài bản, còn lại phần lớn rời
"tay cầy" ra đứng máy và trưởng thành trong thực tiễn. Trình độ công nghệ của
ngành giấy Việt Nam ở mức dưới trung bình so với thế giới, nên chất lượng sản
phẩm chỉ ở mức trung bình và thấp. Quản lý ở những cơ sở lớn mang dáng dấp "kế
hoạch hóa", còn ở những cơ sở nhỏ mang tính chất "gia đình", "tiểu chủ". Thêm
10
nữa do lệ thuộc vào bột nhập khẩu, do thực thi chính sách của ta chập chờn, khó
lường nên sức cạnh trang của ngành giấy bấp bênh.
Sức cạnh tranh yếu còn do quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ thấp:
công suất dây chuyền bột hóa lớn nhất của Việt Nam là 61.000 tấn/năm, trong khi
đảo Hải Nam, Trung Quốc là 1 triệu tấn/năm; máy xeo lớnnhất của ta có công suất
50.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là 4,15m, tốc độ 600-700m/phút, trong khi máy
xeo mới đầu tư ở trung quốc có công suất 800.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là
10,4m, tốc độ là 2.000 m/phút
*Liên kết, hiệp lực và hợp tác yếu
Sự hợp tác trong bội bộ ngành kém, thậm chí một gia đình có 3 xơ sở sản xuất
nhưung ông bố ngao ngán vì bọn con trai, con dâu chèn ép. Hiện tượng phổ biến là
cả một dãy phố công xưởng nhỏ("xí nghiệp ống") ken sát vách nhau thay cho một
nhà máy và một khu dân cư (Dương Ổ, Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh). Hay 3
dây chuyền mới đầu tư cùng công suất, cúng xuất xứ thiết bị, của những người có
quan hệ huyết thống, đặt cạnh nhau thay vì chung nhau một dây chuyền công suất
lớn gấp 3 lần. Hàng năm, năng lực sản xuất giấy tăng trên 100.000 tấn/năm nhưng
với cả chục dây chuyền máy, thay vì một vài dây chuyền. Thật đáng tiếc, chưa có
một dự án(bột giấy, giấy) lớn nào hoặc một công ty giấy lớn nào có dự án mời chào

các doanh nghiệp khác hoạc công chúng hoạc nước ngoài cùng đầu tư. Nhiều công
ty dù qui mô nhỏ, thiết bị lạc hậu, trình độ kỹ thuật và quản lý hạn chế nhưng rất
không muốn cho ai xem sơ lộ "bí quyết". Phương thức mua chịu, bán chịu phổ
biến, nên khi một khâu gặp khó kéo cả một dây khó theo. Rất ít cơ sở công khai giá
mua, giá bán, phần lớn đều tìm cách dò hỏi giá bán sản phẩm, giá mua nguyên liệu
của người khác, còn giá bán, giá mua của mình thì che dấu kỹ. Hầu hết các doanh
nghiệp đề mua nguyên liệu (bột giấy, hóa chất, vật tư...) , nhưng đều mua nhỏ lẻ,
mua tức thì theo giá giao ngay. Lạ một điều là cho đến nay chưa có một doanh
nghiệp nào ký hợp đồng kỳ hạn mua bột giấy cho dù kế hoạch sản xuất đã được xác
định, dù đó là một doanh nghiệp lớn. Từ đầu năm đến nay (7/2006) chúng ta đã
nhập 78.000 tấn bột các loại do 29 công ty nhập khẩu (bình quân 2.690 tấn/công
ty), bằng 172 đơn hàng (bình quân 453 tấn/đơn hàng), qua 14 cửa khẩu lớn nhất là
2.000 tấn và ít nhất là một tấn. Nhập khẩu theo cách như vậy giá nhập cao và bị
động là điều không tránh khỏi.
*Huy động vốn và FDI
11
Vốn để phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến nay chủ yếu là vốn
trong dân. Cả ngành và từng doanh nghiệp chưa có chiến lược huy động vốn. Các
chiến thuật huy động vốn vẫn xoay quanh vốn nhà nước, ngân hàng và các bquỹ.
Điều này là tốt, nhưng chưa hữu hiệu, tuy vẫn là nguồn huy động vốn cần tích cực
khai thác. Vốn có thể khai thác và sử dụng tốt hơn theo dạng 1 dây chuyền thay cho
3 dây chuyền. Một nguồn huy động vốn rất quan trọng là thị trường chứng khoán
lại chưa được khai thác. Kinh nghiệm của công ty CP giấy Hải Phòng (Hapaco) cho
thấy huy động vốn trên lthị trươngd chứng khoán không phải là khó. Xuất phát từ
một công ty nhỏ, sản xuất giấy vàng mã (sản phẩm thấp cấp), sau 5 năm tham lgia
thị trường chứng khoán, Hapaco đủ vốn mua lại khá nhiều nhà máy, công ty sản
xuất giấy (trong đó có Công ty giấy Vạn Điển ), đầu tư mới nhà máy bột, nhà máy
giấy công suất tương đối lớn, đang dự định xây dựng nhà ,máy lọc dầu. Nếu nói về
tiềm lực so với Hapaco ở thời điểm đó, thì rất nhiều công ty giấy thừa khả năng
tham gia thị trường chứng khoán, nhưng đáng tiếc chỉ có một Hapaco. Như vậy,

ngành giấy đã bỏ qua hai kênh huy động vốn hiệu quả: huy đọng trong nội bọ và
trên thị trường chứng khoán.
Nhà nước ta coi trọng đầu tư nước ngoài (FDI), liên btục cải cách cơ chế, luật pháp,
chính sách, môi trường kinh doanh ... và dành cho FDI hầu hết mọi ưu đãi có thể.
Nhưng, so sánh với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam sau 20 năm đổi mới vẫn
bị coi là nước "chưa thân thiện" vơi FDI, khả năng cạnh tranh thu hút FDI còn thấp
so với những điều kiện thuận lợi cho phép. Nguyên nhân chính là tính tiên liệu
trong môi trường kinh doanh ở nước ta thấp chủ yếu do: tính nhất quán trong hệ
thống chính sách và quản lý thấp; các chính sách kinh tế, luật pháp..thay đổi luôn
và lúc thực thi nhiều khi bị bóp méo. Thêm nữa ta còn thiếu nhân lực cung cấp cho
các dự án FDI.
Vì vậy, trong nhiều năm qua, không phải các tập đoàn bột, giấy lớn thế giới không
quan tâm đến Việt Nam (IP của Mỹ- tập đoàn lớn nhất thế giới , doanh thu trước
thuế một năm trên 27 tỉ USD, Trung Quốc, Ấn Độ...) hết đoàn này đến đoàn khác
vào tìm hiểu và không trở lại, trong khi tất cả các công ty bột, giấy lớn trên thế giới
đều đổ xô đến Trung Quốc. Cũng có một số đề xuất liên doanh nghiêm túc, nhưng
cũng không được chấp nhận.
Ý thức phường hội
Hiệp hội ngành nghề là một sản phẩmcủa nền kinh tế hàng hóa. Trước đây,
chắc rằng Việt Nam cũng có nền kinh tế thị trường, vì thế mới có câu "buôn có bạn,
12

×