Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tóm tắt NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và xây DỰNG mô HÌNH HUY ĐỘNG xã hội THỰC HIỆN xã hội hóa y tế đảm bảo CÔNG BẰNG và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.86 KB, 22 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HUY
ĐỘNG XÃ HỘI THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA Y TẾ ĐẢM BẢO
CÔNG BẰNG VÀ
HIỆU QUẢ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

Đề tài cấp Nhà nước
Nghiệm thu năm 2003 tại Hội đồng Bộ Khoa học-Công nghệ

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua các giai đoạn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước và phát triển kinh
tế xã hội, ngành Y tế đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.


Từ sau thời kỳ "Đổi mới", hệ thống y tế Việt Nam đã có
nhiều thay đổi: nhiều cơ sở điều trị thiếu kinh phí, quy định thu
một phần viện phí, xoá bỏ bao cấp ở tuyến xã, hệ thống cung ứng
chăm sóc y tế được đa dạng hóa với thành phần cung ứng thuốc và
dịch vụ y tế tư nhân... Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân đã
được ban hành năm 1993. Nhà nước cũng đã đưa ra các quy định
về miễn giảm phí cho các đối tượng chính sách: người nghèo,
người có công với nước, bà mẹ Việt Nam anh hùng... Ngày
21/8/1997 Chính phủ đã có Nghị quyết 90/CP về phương hướng,
chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, giáo dục và y tế;
Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá
thể thao. Ngày 22 tháng 1 năm 2002, Ban Chấp hành trung ương
Đảng đã ra chỉ thị số 06-CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng
lưới y tế cơ sở. Trong đó chỉ thị có nêu rõ trách nhiệm của các
ngành, đoàn thể trong việc huy động xã hội tham gia xây dựng,


củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.


Thực tiễn thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp
CSBVSKND trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả nhất
định. Đó là huy động các nguồn lực tài chính cho y tế, là đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là phát huy
tính chủ động, sáng tạo của các địa phương, các ngành, các đoàn
thể xã hội và toàn thể nhân dân tham gia vào nhiệm vụ chăm lo sức
khoẻ. Yếu tố con người là then chốt đã được đưa lên hàng đầu.


Tuy nhiên, hoạt động của y tế cơ sở ở nhiều nơi, nhiều lúc
còn chưa được như mong muốn. Nhu cầu và yêu cầu của người
dân chưa được đáp ứng, đặc biệt đối với người nghèo và người dân
ở các vùng sâu và vùng xa. Sự phân hoá giầu nghèo nhanh chóng
đã giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của người nghèo.
Ngoài nguyên nhân về đầu tư kinh phí cho hạ tầng và trang thiết
bị, có lúc, có nơi nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ bản chất và
nội dung của xã hội hoá trong công tác chỉ đạo, điều hành chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân. Vẫn còn một bộ phận nhân dân và lãnh
đạo hiểu XHHYT đơn giản chỉ là sự huy động đóng góp của nhân
dân thông qua các chính sách về thu một phần viện phí và bảo
hiểm y tế. Không ít nơi hiểu xã hội hoá là thu tiền sử dụng máy
móc, thiết bị y tế đắt tiền, máy đặc trị ("máy xã hội hoá"), là thu
tiền giường bệnh ("giường bệnh xã hội hoá"), là tư nhân hoá các
dịch vụ y tế...
Việc nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động
xã hội cho y tế nhằm đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm
sóc sức khỏe là điều cần thiết.



MỤC TIÊU
Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ nhân
dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt nam, nhằm huy
động xã hội thực hiện xã hội hoá y tế, đảm bảo công bằng và hiệu
quả trong CSSK.
Mục tiêu cụ thể :
1. Đánh giá được thực trạng về huy động xã hội trong CSSK
sau 10 năm đổi mới, từ đó đề xuất mô hình huy động xã hội cho
công bằng và hiệu quả, trong đó:
a. Làm rõ khái niệm xã hội hoá trong chăm sóc sức khoẻ;
b. Đánh giá sự tham gia của các ban ngành (hoạt động liên
ngành), đoàn thể, của cộng đồng, gia đình và cá nhân trong công
cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân để đề xuất phương
thức hoạt động liên ngành và cộng đồng tham gia;
c. Đánh giá được nguồn huy động xã hội đáp ứng cung cầu
và nhu cầu y tế theo các chỉ tiêu công bằng và hiệu quả, phân tích
được sức đẩy và thất bại thị trường trong CSSK;


d. Đánh giá được nguồn kinh phí trong cung ứng dịch vụ
khám chữa bệnh và phòng bệnh, tỷ lệ giữa phần bao cấp và thu phí
ở các môi trường kinh tế xã hội khác nhau;
e. Đánh giá được các loại hình cung ứng tài chính, tổ chức và

cơ chế CSSK trong 10 năm qua, nghiên cứu và đề xuất mô hình
phù hợp.
2. Ứng dụng trên thực tế mô hình huy động xã hội đã đề xuất.
3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình thí điểm theo đặc thù

của từng địa phương, dựa trên các chỉ số công bằng và hiệu quả.
Đề tài được tiến hành theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
-

Nghiên cứu định nghĩa và quan niệm về xã hội
hoá, công bằng, hiệu quả trong CSSK nhân dân trên thế
giới và ở Việt Nam.

-

Nghiên cứu thực trạng huy động xã hội thực
hiện xã hội hóa y tế

Giai đoạn 2: Xây dựng mô hình can thiệp tại các đại phương
được nghiên cứu.


Giai đoạn 3: Nghiên cứu đánh giá sau can thiệp.

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn
xã hội hoá y tế
2.1.1. Thu thập phân tích các văn bản, thông tin, tư liệu có
sẵn (các văn bản, tư liệu hiện có tại một số cơ quan, ban, ngành, tổ
chức xã hội, một số địa phương bao gồm: cơ quan Bộ Y tế, các ban
ngành, tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các địa
phương được nghiên cứu)
2.1.2. Phỏng vấn sâu: lãnh đạo của Ban, ngành, đoàn thể ở
Trung ương, lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân, lãnh đạo các ngành, đoàn

thể của một số tỉnh, huyện, xã... , lãnh đạo một số Vụ thuộc cơ
quan Bộ Y tế, lãnh đạo một số Hội, cơ sở từ thiện...
2.1.3. Thảo luận nhóm có trọng tâm với cán bộ lãnh đạo, cán
bộ đoàn thể và nhân viên y tế của một số xã thuộc các tỉnh, thành
phố được nghiên cứu.


2.1.4. Hội thảo chuyên đề về “Cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc xã hội hoá y tế” nhằm trao đổi, xin ý kiến đóng góp của một
số nhà khoa học và một số chuyên gia chỉ đạo thực hiện trên lĩnh
vực này
2.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra thực trạng và xây
dựng mô hình
Nghiên cứu mô tả và phân tích các mô hình hiện có trong
năm 2000-2001 ở 3 vùng kinh tế xã hội khác nhau: đô thị, đồng
bằng và miền núi.
2.2.1. Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào 4 nội
dung cơ bản:
- Mô tả, đánh giá một số loại hình dịch vụ y tế Nhà nước và
ngoài Nhà nước qua điều tra thực địa tại các cơ sở và nghiên
cứu ý kiến đánh giá từ phía người sử dụng, người quản lý nhà
nước và người trực tiếp điều hành các cơ sở y tế đó.
- Đánh giá khả năng chi trả của người dân, nguồn kinh phí và
tài chính cho y tế, cơ cấu và tính công bằng của đầu tư, sử
dụng ngân sách y tế ở trên bình diện vĩ mô và vi mô.


- Đánh giá sự tham gia của xã hội thông qua các ban ngành,
các đoàn thể xã hội, các gia đình, cá nhân trong chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ.

- Đánh giá công tác khám chữa bệnh cho người nghèo về các
khía cạnh: cơ chế, kinh phí, dịch vụ người nghèo được
hưởng, sự hài lòng và kiến nghị của người nghèo.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Các địa phương được chọn có chủ định, đại diện cho các
vùng có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khác nhau:
- Đô thị: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải
phòng, thành phố Đà Nẵng.
- Thái Bình, Cần Thơ: đại diện cho khu vực đồng bằng phía
Bắc và phía Nam.
- Bắc Kạn, Kon Tum đại diện cho vùng núi phía Bắc và Tây
Nguyên.
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu:


- Các loại hình dịch vụ y tế khám chữa bệnh công lập và ngoài
công lập: thu thập các thông tin liên quan đến khám chữa
bệnh nói chung, tổng kinh phí, các nguồn thu, cơ chế sử
dụng, đặc biệt chi phí khám chữa bệnh miễn giảm cho người
nghèo.
-

Bệnh nhân: đối tượng phải trả viện phí, đối tượng được miễn

giảm viện phí.
- Lãnh đạo bệnh viện, chính quyền các cấp, các sở ban ngành
liên quan (Uỷ ban nhân dân, Sở y tế, Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, Bảo hiểm y
tế tỉnh, một số Hội quần chúng)
- Người dân ở cộng đồng (thuộc diện nghèo và không nghèo)

- Một số cơ quan ban ngành trung ương (Ban khoa giáo trung
ương, Vụ các vấn đề xã hội của Quốc hội...)
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu


- Thu thập số liệu thứ cấp: về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, các số liệu về cơ sở y tế, nhân lực y tế, tài chính y tế
v.v…
- Phỏng vấn sâu: quan niệm về “xã hội hoá y tế”, đánh giá về
các loại hình dịch vụ y tế, về tình hình và về các chính sách
khám chữa bệnh về phối hợp liên ngành, về khả năng huy
động các nguồn lực cho y tế, các ý kiến nhận xét và kiến
nghị.
- Phỏng vấn bệnh nhân thuộc diện miễn giảm phí về: thủ tục
được miễn giảm viện phí, tổng chi phí cho một lần khám
chữa bệnh, nguồn tiền cho chi phí đó, các nhận xét và kiến
nghị, nguyện vọng của họ.
- Thảo luận nhóm người dân tại cộng đồng về: lựa chọn cơ sở
dịch vụ và lý do lựa chọn, hiểu biết về các chính sách liên
quan đến khám chữa bệnh cho người nghèo, các hình thức
giúp đỡ người nghèo khám chữa bệnh, quan niệm về “xã hội
hoá y tế”, khả năng huy động, nhận xét về các loại hình y tế


- Điều tra hộ gia đình bằng bộ phiếu: khả năng chi trả cho
khám chữa bệnh, chi phí khám chữa bệnh và các chi phí
khác.
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu:
Xây dựng những tiêu chí đánh giá riêng cho mỗi vùng nhưng
phải phù hợp với mục tiêu chung là tăng cường công tác huy động

xã hội cho y tế để đảm bảo cho mọi người, nhất là người nghèo
được chăm sóc y tế một cách công bằng và hiệu quả.
Các dữ liệu định tính được phân tích và dùng để minh hoạ.
Các số liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê
EPI INFO 6.0. Các so sánh từng cặp được tính theo công thức
Yates có điều chỉnh, công thức của Student với độ tin cậy 95%.
2.2.6. Xây dựng mô hình:
Việc xây dựng mô hình vĩ mô (cấp quốc gia) không thể thực
hiện được trong công trình này.
Quá trình xây dựng mô hình vi mô (tại cộng đồng xã
phường) có thể thử nghiệm được và sẽ cung cấp cơ sở cho quá
trình vận động chính sách ở cấp vĩ mô. Việc xây dựng mô hình vi


mô dựa trên phương pháp nội suy dựa trên kết quả điều tra thực
trạng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu can thiệp
Phương pháp nghiên cứu điều tra phát hiện vấn đề, phát triển
can thiệp và xây dựng chỉ số đánh giá
Nội dung nghiên cứu:
Phân tích mô hình xã hội hoá y tế tại 4 tỉnh được chọn (tuyến
xã/phường) theo 6 nội dung chủ yếu: Ban CSSK, Kết hợp công tư
trong CSSK, Cung ứng và sử dụng tài chính tại tuyến xã/phường,
Huy động các nguồn lực để CSSK tại cộng đồng, CSSK cho người
nghèo, Huy động mọi người tự CSSK cho mình (công tác truyền
thông y tế). Mục đích của nghiên cứu là xác định các vấn đề cần và
có khả năng can thiệp được.
2.4. Địa điểm nghiên cứu
Bốn tỉnh mang các nét đặc trưng riêng biệt cho 4 vùng khác
nhau trong cả nước đã được lựa chọn làm địa điểm tiến hành

nghiên cứu can thiệp, đó là: tỉnh Bắc Kạn (xã Tân Tiến và xã Quân
Bình – huyện Bạch Thông), Thái bình (xã Phong Châu và xã Phú


Châu, huyện Đông Hưng), Cần Thơ (xã Thuận Hưng và xã Lương
Tâm, huyện Long Mỹ), thành phố Hải phòng (phường Phạm Hồng
Thái và phường Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng) .
2.5. Đối tượng nghiên cứu
- Tuyến tỉnh/thành phố:Lãnh đạo Sở y tế, Lãnh đạo cơ quan
Bảo hiểm y tế.
- Tuyến huyện/quận: Chủ tịch/ phó Chủ tịch UBND
huyện/quận, lãnh đạo TTYT huyện/quận, lãnh đạo các ban
ngành liên quan
- Tuyến xã/phường: lãnh đạo chính quyền địa phương, trưởng
trạm y tế xã/phường, đại diện y tế tư nhân, Ban CSSKBĐ của
xã/phường, phụ trách một số ban ngành, đoàn thể, người dân
(thuộc diện nghèo và không nghèo)
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp
- Phỏng vấn sâu: Lãnh đạo chính quyền địa phương, cơ quan y
tế, (cả ba cấp tỉnh, huyện và xã), phụ trách một số ban ngành, đoàn


thể liên quan trong công tác CSSK, đại diện hành nghề y dược tư
nhân (y, dược, đông y)
-

Thảo luận nhóm có trọng tâm: Ban CSSKBĐ tuyến

xã/phường, người dân, người dân nghèo

Phương pháp phân tích số liệu:
Các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu được gỡ băng và
phân tích theo 6 chủ đề đã được xác định ở trên, kết hợp với các số
liệu thứ cấp để xác định các vấn đề cần và có khả năng can thiệp
tại mỗi địa phương.
Phương pháp tiến hành can thiệp
Sau khi đã xác định được các vấn đề can thiệp tại mỗi địa
phương, xây dựng nội dung can thiệp phù hợp để giải quyết các
vấn đề đó. Nội dung can thiệp tại 4 địa phương có điểm giống và
khác nhau nhưng nhìn chung về phương pháp tiến hành can thiệp
có những cách tiếp cận chủ yếu sau:
- Hội thảo, tập huấn: nâng cao năng lực cho các thành viên của
ban CSSKBĐ


- Truyền thông: nâng cao nhận thức của người dân về xã hội
hoá y tế, cung cấp kiến thức để người dân có thể chủ động
tham gia vào công tác CSSK (tự chăm sóc, tham gia, đóng
góp cho các hoạt động CSSK, giám sát công tác CSSK...)
- Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính: Cung cấp tài liệu truyền thông,
cung cấp trang thiết bị và cơ số thuốc thiết yếu
- Giám sát: Thực hiện giám sát đều đặn để đảm bảo can thiệp
đạt hiệu quả tốt
Phương pháp điều tra đánh giá trước và sau can thiệp
 Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu so sánh trước
sau có đối chứng. Trong hai xã/phường nêu trên tại mỗi
tỉnh có một xã/phường là can thiệp còn một làm đối
chứng
 Đối tượng nghiên cứu tại tuyến xã/phường: lãnh đạo chính
quyền địa phương, trưởng trạm y tế xã/phường, ban

CSSKBĐ của xã/phường, một số người dân trong cộng đồng,
hộ gia đình


 Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn sâu
- Thảo luận nhóm có trọng tâm
- Điều tra hộ gia đình:
Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu điều tra hộ gia đình được
nhập vào máy và phân tích bằng chương trình Epi-Info.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
GIAI ĐOẠN 1
I.

Định nghĩa và quan niệm về xã hội hóa y tế.
Nghiên cứu đã điểm lại các định nghĩa từ ngữ học và khái

niệm của ”xã hội hóa”, ”xã hội hoá y tế”, và các nội dung của xã
hội hoá y tế. Nghiên cứu cũng đã mô tả và phân tích sự hiểu biết và
thực hành xã hội hóa y tế ở các đối tượng nghiên cứu, sự phối hợp
liên ngành trong xã hội hóa y tế và đề nghị quan niệm: ”Xã hội
hóa y tế là sự mở rộng trách nhiệm, từ chỗ trước đây coi hoạt
động CSSKND là nhiệm vụ của Nhà nước và ngành Y tế thành
trách nhiệm của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng
đồng, gia đình, cá nhân, của cả hệ thống y tế công lẫn y tế tư trong
cung ứng dịch vụ CSSK và tài chính y tế”.
Nhìn chung, nhiều ngành, nhiều đoàn thể, tổ chức xã hội
tham gia thực hiện chủ trương xã hội hoá y tế theo kiểu phong trào,

chưa thực sự coi đây là một nhiệm vụ chính trị của mình, chưa xây
dựng kế hoạch hành động cụ thể. Việc phát huy vai trò của các


đoàn thể còn có sự khác nhau rõ nét theo các địa phương, các vùng
lãnh thổ. Sự tham gia của cộng đồng thường coi trọng việc quyên
góp về vật chất hơn là việc khuyến khích các cá nhân, các nhóm xã
hội cùng tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
II.

Huy động nguồn lực cho công tác chăm sóc bẳo vệ sức
khỏe
Việc thực hiện xã hội hoá y tế đã góp phần đáng kể trong

việc tăng thêm nguồn tài chính cho công tác CSSK. Tỷ trọng
nguồn thu từ viện phí và BHYT trong tổng thu tài chính ngày càng
tăng. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách tài chính mới đã
làm nảy sinh một số vấn đề về công bằng trong CSSK. Cơ chế chi
trả trực tiếp là nguyên nhân chính gây ra những tiêu cực hiện nay.
III. Mô tả và đánh giá các loại hình dịch vụ y tế
Qua hơn 10 năm triển khai chủ trương XHH y tế, nhiều loại
hình KCB đã được hình thành, nhất là từ khi có Pháp lệnh hành
nghề y dược tư nhân thì các loại hình khám chữa bệnh ngày càng
đa dạng và phát triển, đóng góp đáng kể vào việc CSSKND, dần
dần được xã hội chấp nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này không


đồng đều theo điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý của từng vùng, chủ
yếu phát triển ở thành thị. Việc quản lý các loại hình ngoài công
lập còn nhiều bất cập. Nghiên cứu đã mô tả, phân tích các điểm

mạnh, điểm hạn chế của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế khu vực
công và khu vực tư, các nguyên nhân và kiến nghị để các loại hình
này phát huy khả năng đóng góp vào công tác chăm sóc bảo vệ
khỏe nhân dân. Nghiên cứu đã mạnh dạn đề nghị bỏ loại hình bán
công (tư trong công).
IV. Khám chữa bệnh cho người nghèo
Nghiên cứu đã tập trung mô tả và phân tích các chính sách về
khám chữa bệnh cho người nghèo, người trong diện chính sách,
các chính sách với những vùng khó khăn. Việc CSSK cho người
nghèo đã được quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau
như: chương trình y tế quốc gia hướng tới các vùng có khó khăn,
chính sách miễn giảm phí KCB, thẻ KCB và thẻ BHYT cho người
nghèo. Ngoài ra còn có nhiều hình thức từ thiện khác như: Bệnh
viện miễn phí cho người nghèo, phòng khám từ thiện... Nghiên cứu
cũng đã nêu những khó khăn gặp phải trong thực tế khiến cho các


chính sách này chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn và
người nghèo vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các
dịch vụ khám chữa bệnh.

GIAI ĐOẠN 2
Đề xuất mô hình can thiệp xã hội hóa y tế
Nghiên cứu này chỉ giới hạn nghiên cứu ở việc xây dựng và
thử nghiệm mô hình tại cấp vi mô (xã/phường). Mô hình XHH y tế
chung tại xã/phường bao gồm ba thành tố: tác động đầu vào, đối
tượng tác động và kết quả đầu ra của mô hình. Tác động đầu vào
chính là các nội dung can thiệp cụ thể về XHH y tế. Đối tượng tác
động là các thành phần xã hội và mối quan hệ giữa các thành phần
này. Kết quả đầu ra là chất lượng dịch vụ và số lượng người sử

dụng dịch vụ tăng lên và người nghèo được CSSK tốt hơn. Đề tài
đã tiến hành xây dựng mô hình xã hội hoá cụ thể tại tuyến
xã/phường tại 4 tỉnh đại diện cho 4 vùng kinh tế – xã hội dựa vào
mô hình xã hội hoá y tế chung và kết quả đánh giá hoạt động xã
hội hoá y tế tại tỉnh đó. Những điều tra sau 1 năm cho thấy tại các


xã có can thiệp, công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đã có
nhiều chỉ tiêu tốt lên một cách có ý nghĩa thống kê so với xã đối
chứng,

KHUYẾN NGHỊ
1. Cần làm cho tất cả mọi người hiểu đúng, hiểu đủ khái
niệm XHH y tế.
2. Để XHH y tế đạt mục tiêu công bằng và hiệu quả, cần căn
cứ vào các điều kiện đặc thù của từng địa phương để sắp xếp lại
vai trò của các thành phần trong xã hội.
3. Việc xây dựng mô hình XHH y tế ở cấp vĩ mô nên dựa vào
bằng chứng thực tế từ các mô hình vi mô.



×