Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Làng nón ba giang, xã phù việt, huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÀNH

LÀNG NÓN BA GIANG, XÃ PHÙ VIỆT,
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Việt Nam học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THÀNH

LÀNG NÓN BA GIANG, XÃ PHÙ VIỆT,
HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 60 22 01 13

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lâm Thị Mỹ Dung

Hà Nội – 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS. Lâm Thị Mỹ Dung. Nội
dung được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và không trùng lặp
với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thành


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến PGS. TS. Lâm Thị Mỹ Dung, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn từ bước đầu tạo dựng đề cương đến
khi trở thành một luận văn hoàn chỉnh.
Tiếp đến, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô Viện
Việt Nam học và Khoa học phát triển – Đại học Quốc gia Hà Nội cùng toàn
thể các anh chị Phòng đào tạo, Phòng khoa học,… đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập tại đây.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cán bộ các phòng ban trực thuộc Ủy ban nhân
dân xã Phù Việt đã nhiệt tình, cởi mở trong việc cung cấp tư liệu cũng như
trong quá trình tôi thực hiện phương pháp điền dã và phỏng vấn người dân tại
xã. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người dân chân chất,
thật thà và cực kỳ hiếu khách của xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
– những người mà nếu không có họ, tôi khó có thể hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện, song chắc chắn rằng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sẽ nhận được những đóng
góp quý báu từ các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS

: Giáo sư

PGS

: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

CNH, HĐH


: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBND

: Ủy ban nhân dân

Nxb

: Nhà xuất bản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5
4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................ 6
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 6
6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết ............................................ 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................... 9
1.1 Làng nghề: Những vấn đề lý luận chung ........................................... 9
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm làng nghề ................................ 9
1.1.2 Điều kiện hình thành làng nghề ................................................. 15
1.1.3 Vai trò của các làng nghề trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay .......................................................................................... 16
1.2 Tổng quan về làng nghề làm nón ở Việt Nam ................................. 28
Chương 2: THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ NÓN LÁ BA GIANG, XÃ
PHÙ VIỆT, HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH ................................. 37
2.1 Khái quát về xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ............ 37

2.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................. 37
2.1.2 Điều kiện tự nhiên...................................................................... 37
2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội .......................................................... 38
2.2 Làng nghề nón lá Ba Giang .............................................................. 40
2.2.1 Về tên gọi “làng nón Ba Giang” ................................................. 40
2.2.2 Nguồn gốc hình thành ............................................................... 40
2.2.3 Quá trình phát triển ................................................................... 41
2.2.4 Nón Ba Giang.............................................................................. 44
2.3 Tình hình hoạt động của làng nón Ba Giang................................... 50
2.3.1 Hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm ............................................ 50


2.3.2 Nguồn vốn ................................................................................... 52
2.3.3 Nhân công ................................................................................... 52
2.3.4 Công nghệ kỹ thuật ..................................................................... 53
2.3.5 Thị trường tiêu thụ ...................................................................... 53
2.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ của làng nón Ba Giang trong
nghiên cứu đối sánh với làng nón Chuông – Hà Nội và làng nón Phước
Vĩnh – Huế .................................................................................................. 54
2.4.1 Giống nhau.................................................................................. 54
2.4.2 Khác nhau ................................................................................... 56
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NÓN BA GIANG
TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ MỚI ............................................................ 62
3.1 Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của làng nghề nón
lá Ba Giang trong bối cảnh kinh tế mới .................................................... 62
3.1.1 Những thuận lợi và cơ hội phát triển.......................................... 62
3.1.2 Những khó khăn và thách thức .................................................. 70
3.2 Định hướng phát triển làng nón Ba Giang trong bối cảnh kinh tế
mới .............................................................................................................. 73
3.2.1 Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương ............. 73

3.2.2 Tập huấn nâng cao tay nghề cho người dân .............................. 74
3.2.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ....................................... 74
3.2.4 Xây dựng mô hình du lịch có sự tham gia của làng nghề .......... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 83
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 89


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía Bắc Hà Tĩnh là
tỉnh Nghệ An, phía Nam là tỉnh Quảng Bình; phía Tây giáp Lào, phía đông
giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình Hà Tĩnh đa dạng, có đủ các
vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có tới 14
con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam. Giao thông đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ của Hà Tĩnh đều thuận lợi với Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc
Nam chạy xuyên qua tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng có cửa khẩu Cầu Treo thuận
tiện cho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan.
Với những thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cộng và nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, Hà
Tĩnh có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển các làng nghề. Đó là
làng rèn Vân Chàng – Hồng Lĩnh, làng mộc Thái Yên – Đức Thọ, làng gốm
Cẩm Trang – Vũ Quang,… Và một trong số đó là làng Nón Ba Giang – một
không gian văn hóa làng nghề gồm 04 ngôi làng làm nón phân bố quanh khu
vực ngã ba sông thuộc xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là Trung
Tiến, Hòa Bình, Bùi Xá và Thống Nhất.
Nón Ba Giang óng ả đường làng

Câu hát trên từ lâu đã đi sâu vào tâm thức người dân Thạch Hà – Hà
Tĩnh. Thật vậy, làng đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử. Từ trước cách
mạng tháng 8/1945 đến kháng chiến chống Pháp (1946 – 1956), kháng chiến
chống Mỹ (1954 – 1975) và ngay cả thời Bao cấp (1975 – 1986), nón Ba
Giang đã gắn liền với đời sống sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần của
người dân xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với nghề nông,
nghề làm nón lá đã trở thành một nghề phụ đem lại thu nhập cho người dân cả

1


trong các vụ mùa và trong những thời gian rỗi giữa các mùa vụ. Nón theo
chân người dân Hà Tĩnh mọi lúc, mọi nơi và trải dài theo năm tháng lịch sử.
Điều này đã trở thành hình tượng, là nét đặc trưng khi người ta nhắc đến xã
Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chiếc nón lá thực sự đã trở thành
một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của
người dân Hà Tĩnh. Sản phẩm này đã từng đại diện cho văn hóa Việt Nam khi
trở thành quà tặng lưu niệm của người dân Hà Tĩnh trong dịp đón tiếp phái
đoàn Trung Quốc và Liên Xô tới thăm năm 1959.
Tuy nhiên, từ sau năm 1986 tới nay, với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
nón lá Ba Giang và nghề làm nón mất dần. Người dân trong làng không còn
làm nón mà chuyển sang các nghề làm thuê hay buôn bán kinh doanh khác,...
Trước thực tế đó, là một người con của mảnh đất Hà Tĩnh giàu truyền
thống, đậm đà văn hóa nguồn cội, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Làng
nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: thực trạng
và giải pháp”. Qua đề tài này, tác giả muốn thấy rõ được tình hình thực trạng
làng nón Ba Giang tìm ra được những thay đổi và mai một của nó. Từ đó rút
ra được nguyên nhân để rồi đề ra được giải pháp nhằm giữ gìn, bảo tồn làng
nghề lâu đời của quê hương.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, nghề thủ công hình thành ngay từ
trong lòng xã hội nguyên thủy, tuy nhiên đến khi cơ cấu làng Việt ra đời và
ổn định thì làng nghề mới trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành lịch sử
kinh tế – văn hóa Việt Nam.
 Vấn đề làng nghề thủ công truyền thống
Nghiên cứu về làng nghề thủ công truyền thống, đã có khá nhiều công
trình là các luận văn, luận án hay các sách,… đề cập đến.
Đầu tiên là cuốn Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hóa (Nxb Khoa học xã hội, 2001) của tác giả Dương Bá

2


Phượng. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối công phu về bảo tồn và
phát triển các làng nghề trong tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Từ
những cứ liệu của cuốn sách này và cuốn Làng nghề thủ công truyền thống
Việt Nam (Nxb Văn hóa – Thông tin, 2002) của tác giả Bùi Văn Vượng, luận
văn đã tổng hợp được những nội dung quan trọng về các khái niệm nghề
truyền thống, làng nghề, làng nghề thủ công truyền thống; điều kiện hình
thành các làng nghề cũng như tiềm năng và hạn chế của nó để từ đó có thêm
những giải pháp bảo tồn hợp lý đối với làng nón Ba Giang.
Ngoài ra, cuốn Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (Nxb Khoa học xã hội, 2004) của tác giả Trần Minh Yến
bên cạnh việc bổ sung những khái niệm và cách phân loại làng nghề để luận
văn có thêm cơ sở đối chiếu còn cung cấp tư liệu về vai trò của làng nghề
giúp luận văn hoàn thiện hơn.
Bên cạnh các công trình tiêu biểu nêu trên còn có nhiều bài viết được
đăng trên các tạp chí uy tín như: “Thực trạng và giải pháp đào tạo nghề trong

các làng nghề ở Việt Nam” (Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Kinh tế và phát triển
– 2004); “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề tiểu thủ
công nghiệp” (Nguyễn Thị Hường, Lý luận chính trị – 2005),… Những bài
viết này thực sự cũng đã đã góp thêm những định hướng đúng đắn về giải
pháp khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống cho luận văn.
Cuốn Làng nghề, phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường phát triển
(Nxb Hà Nội, 2010) của tác giả Vũ Quốc Tuấn đã cung cấp cho luận văn
những cứ liệu hữu ích về đặc điểm của các làng nghề thủ công truyền thống ở
Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, cuốn Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam
(Nxb Khoa học xã hội, 2012) do PGS. TS. Trương Minh Hằng làm chủ biên
là sự tập hợp rất nhiều bài viết về các ngành nghề và làng nghề truyền thống ở
Việt Nam như nghề chế tác đá, nghề chế tác kim loại, nghề chế tác gỗ,...

3


Những cứ liệu trong tập I của bộ sách hỗ trợ luận văn trong việc làm rõ các
vấn đề lý luận chung về nghề và làng nghề truyền thống. Đặc biệt, bắt kịp xu
hướng thời đại, tập VI của bộ sách cuốn sách còn chỉ rõ sự biến đổi của nghề
và làng nghề trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó là sự tổng hợp khá đầy đủ
các vấn đề về thực trạng phát triển và bảo tồn các làng nghề. Từ đó luận văn
đưa ra được những giải pháp đúng đắn về việc khôi phục và giữ gìn làng nón
Ba Giang.
 Vấn đề nón lá và làng nón
Nói về làng nón thì đã có những phóng sự, những bài viết,… trên cả
báo giấy và báo mạng bàn tới. Như bài viết Làng nón Yên Lai (Lâm Bằng,
Tạp chí dân tộc và thời đại, 2006), các bài báo mạng về làng nón Chuông ở
Hà Nội, làng nón Triệu Phong ở Quảng Trị, làng nón Phước Vĩnh ở Huế,…
Tuy những tài liệu này đa phần chỉ là những nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa chuyên

sâu và còn khá hạn chế nhưng cũng đã cung cấp cho luận văn những tư liệu
thống kê về kỹ thuật sản xuất, đặc điểm, thị trường tiêu thụ,... của các loại nón
lá và hoạt động của các làng nón ở Việt Nam hiện nay. Nhờ đó luận văn đã
đưa ra được những đối sánh về nón lá của các vùng.
Đặc biệt là cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà (Nxb Chính trị
Quốc gia, 2007) do Nguyễn Xuân Đình chủ biên đã bổ sung cho luận văn
nguồn thông tin hữu ích về lịch sử của làng nón lá Ba Giang với dấu mốc ra
đời là năm 1927. Thêm vào đó cuốn Lịch sử Hà Tĩnh (Nxb Chính trị Quốc
gia, 2000) do Đặng Duy Báu chủ biên và Từ điển Hà Tĩnh (Sở Văn hóa
Thông tin Hà Tĩnh, 2010) của tác giả Bùi Thiết cũng cung cấp cho luận văn
những thông tin về tên gọi trước đây của các thôn Hòa Bình, Thống Nhất,
Trung Tiến là Nhiếp Xá, Từ Xá, Tương Nịu. Nội dung của những ấn phẩm kể
trên cũng phần nào làm rõ về lịch sử và vị trí địa lý cụ thể của các thôn cũng
như của làng nón Ba Giang.
Trong cuốn Tổng tập Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam (Nxb
Khoa học xã hội, 2012) ở tập I và tập V có một số bài viết về nón lá và các

4


làng nghề làm nón ở Việt Nam. Đó là Làng nghề, văn hóa làng nghề ở châu
thổ sông Hồng, những định nghĩa còn nhiều tranh luận của tác giả Vũ Trung
viết về làng nón Chuông hay Một số nghề truyền thống tại Thừa Thiên Huế
của tác giả Lê Văn Kinh viết về nón bài thơ Huế,… Bên cạnh đó, cuốn Nghề
và làng nghề truyền thống (Nxb Văn hóa dân tộc, 2012) của Hội Văn nghệ
dân gian Việt Nam có những bài viết về nón Gò Găng, làng nón ngựa Xuân
Quang trong đó làm rõ được sự khác biệt giữa nón Gò Găng và nón ngựa. Tất
cả đã góp phần không nhỏ trong việc đưa ra được cái nhìn khái quát về nón lá
cũng như các làng nghề làm nón của nước ta.
Cuốn Nghề cổ nước Việt (Vũ Từ Trang, Nxb Văn hóa dân tộc, 2012) đã

dành một phần để viết riêng về nghề làm nón. Ở đây, tác giả đã chỉ ra những
nguyên liệu cần thiết, các công đoạn chính để làm được một chiếc nón lá. Bên
cạnh đó, cuốn sách còn liệt kê và nêu lên những nét đặc trưng của một số loại
nón khác nhau như nón ba tầm, nón chóp nhọn, nón bài thơ,… hay nón Nghệ,
nón Thanh, nón Quảng Bình. Đặc biệt cuốn sách cũng đã phác thảo được
những nét chính về nón Chuông và làng Chuông. Tất cả là những cứ liệu hữu
ích giúp luận văn hoàn thiện hơn ở phần tổng quan về các làng nghề làm nón
ở Việt Nam và quy trình sản xuất nón chóp nhọn.
Từ những tài liệu trên, luận văn đã tổng hợp những thông tin cần thiết
sử dụng cho việc dẫn giải những nội dung chi tiết trong bài, những tài liệu đó
cùng với những nhận định của bản thân thông qua quá trình điền dã đã đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện đề tài luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Làng nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Từ lúc nghề nón xuất hiện ở xã Phù Việt, huyện
Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2014.

5


- Phạm vi không gian: Làng nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh bao gồm 04 thôn cùng chung một không gian văn hóa của
làng nghề làm nón. Đó là Hòa Bình, Bùi Xá, Trung Tiến, Thống Nhất.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu theo hướng ứng dụng. Qua thu thập tài liệu,
điều tra khảo sát thực tế để thấy được thực trạng hoạt động sản xuất và kinh
doanh nón lá ở làng nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh, chỉ ra được những thay đổi của làng nón qua các thời kỳ, từ đó tìm ra

được nguyên nhân và đề ra được giải pháp để giữ gìn và bảo tồn làng nghề
đang dần bị mai một này.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu (thu thập dữ liệu thứ cấp): thu thập,
phân tích và tổng hợp tài liệu là các loại sách chuyên khảo, sách khác viết về
làng nghề, các tạp chí khoa học; các báo cáo, các cuộc tổng điều tra,… từ các
Sở, Phòng, Ban và các cơ quan khác về văn hóa; tài liệu từ Internet,…
– Phương pháp phi thực nghiệm (thu thập dữ liệu sơ cấp):
+ Phương pháp quan sát: được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng
hoạt động của nghề nón của làng nón Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch
Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp cận thực tế thông qua các thiết bị quay phim, chụp
ảnh, hay ghi chép...
+ Phỏng vấn định lượng và định tính: phỏng vấn sâu và phát phiếu điều
tra cho các nghệ nhân làm nón và người dân địa phương nhằm mục đích thấy
được những thay đổi hiện tại so với quá khứ của làng nghề và qua đó nhận ra
được nguyên nhân sâu xa của nó.
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: phân tích một cách hệ thống nhằm
nhận biết rõ vai trò, ảnh hưởng của các yếu tố khách quan cũng như chủ quan
đến hoạt động của làng nghề từ đó hệ thống hoá và tổng hợp thành các vấn đề
tiêu biểu, trọng tâm.

6


– Phương pháp phân tích SWOT: thấy rõ được điểm mạnh, điểm yếu của
làng nghề qua những lý thuyết thu thập được về điều kiện hình thành không
gian làng nghề và qua khảo sát thực tế làng nghề. Từ đó thấy được những cơ
hội và thách thức trong việc giữ gìn, bảo tồn cũng như phát huy giá trị làng
nghề.
– Phương pháp so sánh:

+ So sánh – lịch sử: được sử dụng để thấy những thay đổi của làng nón
từ quá khứ đến hiện nay. Đây là phương pháp so sánh theo hướng lịch đại.
+ So sánh – đối chiếu: sử dụng trong việc tìm ra mối tương quan và khác
biệt của làng nón Ba Giang đối với làng nón Chuông – Hà Nội và làng nón
Phước Vĩnh – Huế về sản phẩm nón lá và thị trường tiêu thụ. Đây là phương
pháp so sánh theo hướng đồng đại.
– Phương pháp tiếp cận liên ngành, khu vực học: Xem làng nón Ba
Giang là một không gian văn hóa làng nghề đặt dưới góc nhìn của các ngành
lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa,...
– Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số phần mềm để xử lý
thông tin định lượng như SPSS,…
6. Bố cục luận văn và vấn đề cần giải quyết
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với
các biểu mục tương ứng:
Chương 1. Cơ sở lý luận: Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ
những vấn đề lý thuyết cơ bản về làng nghề. Đó là phân biệt các khái niệm về
làng nghề và làng nghề truyền thống; chỉ ra các loại hình làng nghề hiện nay
và đặc điểm của nó. Đặc biệt, luận văn nêu lên các điều kiện cần thiết để một
làng nghề có thể hình thành, phát triển và chỉ rõ vai trò của nó trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng bước đầu
đi vào tìm hiểu tổng quan về các làng nghề nón lá ở Việt Nam.

7


Trọng tâm của luận văn được giải quyết ở Chương 2. Thực trạng làng
nghề nón lá Ba Giang, xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ở
chương này, ngoài phần tổng quan chung về làng nón Ba Giang như giải thích
tên gọi, nghiên cứu nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển của làng nón
cũng như các vấn đề về sản phẩm nón lá Ba Giang; luận văn chú trọng đến

việc làm rõ thực trạng hoạt động của làng nón Ba Giang hiện nay. Điều đó thể
hiện qua số lượng các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm; nguồn vốn; nhân
công; công nghệ kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Từ đó, tác giả tiến hành so
sánh giữa làng nón Ba Giang – Hà Tĩnh với làng nón Chuông – Hà Nội và
làng nón Phước Vĩnh – Huế về sản phẩm nón lá và thị trường tiêu thụ.
Cuối cùng, với Chương 3. Định hướng phát triển làng nón Ba Giang
trong bối cảnh kinh tế mới, luận văn chỉ ra được những cơ hội cũng như
thách thức của làng nón Ba Giang trước tình hình kinh tế hiện nay và dựa vào
đó để định hướng các giải pháp nhằm khôi phục, duy trì và phát triển làng
nghề nón lá lâu đời này.

8


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Làng nghề: Những vấn đề lý luận chung
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm làng nghề
1.1.1.1 Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến được đưa ra về khái niệm “Làng nghề”.
Nhưng tựu chung, có thể hiểu khái quát về làng nghề như sau:
“Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định,
trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,
giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [48, tr. 14]. Đối với
khái niệm “Làng nghề truyền thống”, một số học giả nổi tiếng đã đưa ra
những định nghĩa cho riêng mình. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, ông định
nghĩa về “làng nghề” nhưng chính xác hơn là “làng nghề truyền thống” – nếu
chiếu theo Bộ tiêu chí về công nhận làng nghề truyền thống [xem Quy định
trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống, phụ lục 4] – như sau “làng nghề là làng ấy tuy có trồng trọt theo lối

tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay
bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, ông phó cả… cùng một số thợ
và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử
ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu được bằng nghề đó và
sản xuất ra được những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ
nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị
trường là vùng xung quanh và với thị trường đô thị, thủ đô,… và tiến tới mở
rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” [45, tr. 359 – 360].
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề truyền
thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân
làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng

9


đồng thời là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo
ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của
mình…” [43, tr. 13]. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ cùng với sự phân
công lao động đã phát triển ở mức độ cao hơn thì khái niệm làng nghề cũng
được mở rộng hơn, nó không chỉ bó hẹp ở những làng chỉ có các hộ chuyên
làm nghề thủ công. Điều này có thể hiểu tới hai giác độ. Thứ nhất, đó là công
nghệ sản xuất không hoàn toàn là công nghệ thủ công như trước đây, mà ở
nhiều làng nghề đã áp dụng công nghệ cơ khí và bán cơ khí. Thứ hai, đó là
trong các làng nghề, khi sản xuất phát triển ở mức độ cao hơn thì sẽ làm này
sinh sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhằm phục vụ cho nó. Do vậy,
xuất hiện nhiều người chuyên làm dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu
thụ sản phẩm cho các hộ và các cơ sở sản xuất chuyên làm nghề thủ công, từ
đó hình thành và phát triển những làng nghề với mô hình kết hợp nhiều nghề.
1.1.1.2 Phân loại

Việc phân loại các làng nghề hiện nay gặp không ít khó khăn bởi tính
đa dạng và phong phú của nó. Có thể tạm chia làng nghề theo ba cách sau:
+ Phân theo số lượng nghề:
– Làng một nghề: là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một
nghề thủ công duy nhất.
– Làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số
hoặc nhiều nghề khác.
+ Phân loại theo tuổi nghề:
– Làng nghề truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay.
– Làng nghề mới: là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa
của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác.
Một số làng nghề mới được hình thành do chủ trương của một số địa phương
nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, cho thợ đi học nghề ở các nơi khác

10


rồi về dạy lại cho người dân ở địa phương mình. Các làng nghề mới thường
được xác định là những làng nghề hình thành từ sau năm 1954 [38, tr. 203].
+ Phân loại theo loại hình sản phẩm:
– Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như:
gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, đá, thêu ren,…
– Làng nghề chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời
sống như: rèn, mộc, nề, hàn, đúc, gang, vật liệu xây dựng, đóng thuyền, dệt
vải, dệt chiếu cói, làm nón, làm quạt giấy, làm đồ chơi…
– Làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu như:
xay xát, làm bún, nấu rượu, làm tương, chế biến hải sản, thuốc Nam, Đông y…
– Làng nghề khác: làm cung, nỏ, tái chế giấy, tái chế nhựa, tái chế kim
loại,…

Tuy nhiên, những cách phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tương
đối, chỉ để tham khảo mà thôi.
1.1.1.3 Đặc điểm
Như trong phần khái niệm ở mục 1.1.1.1 đã nêu, “Làng nghề là một
thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và
nghề”; vì thế cho nên, nói đến đặc điểm của làng nghề cũng chính là nói đến
đặc điểm của nghề thủ công hay nghề thủ công truyền thống cùng với những
đặc điểm kinh tế, xã hội của làng nghề đó. Bởi vì đề tài “Làng nón Ba Giang,
xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: Thực trạng và giải pháp” là đề
tài nghiên cứu về một làng nghề thủ công đã có từ lâu đời nên trong phần đặc
điểm làng nghề này, tác giả sẽ đi sâu vào đặc điểm của các làng nghề thủ
công truyền thống.
a. Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm
* Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ
Đặc điểm đặc trưng đầu tiên của nghề thủ công truyền thống là kỹ thuật
thủ công mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ. Công cụ sản xuất chủ
yếu là công cụ thủ công thô sơ do chính người thợ thủ công chế tạo ra. Công

11


nghệ của nghề thủ công hầu như phụ thuộc vào tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của
người thợ. Do vậy, tính chủ quan của người thợ đối với sản phẩm là rất lớn.
Sản phẩm không chỉ đòi hỏi lao động khéo léo của người thợ mà còn đòi hỏi
sự tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ.
Một đặc tính quan trọng của công nghệ truyền thống là không thể thay
thế hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại, mà chỉ có thể thay thế ở một số khâu
nhất định. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản
phẩm.
* Đặc điểm về sản phẩm

Đặc điểm riêng nhất, đặc sắc nhất của sản phẩm truyền thống là sự độc
đáo và có tính nghệ thuật cao. Đặc điểm này được quy định bởi kỹ thuật công
nghệ sản xuất thủ công truyền thống đã có từ hàng trăm năm, hàng nghìn năm
và còn tồn tại cho đến ngày nay. Sản phẩm của mỗi làng, mỗi vùng mang
trình độ kỹ thuật riêng và đặc trưng riêng của làng đó, vùng đó mà nơi khác
không hề có, hoặc nếu có nhưng không phổ biến. Do vậy, người ta có thể
phân biệt được sản phẩm gốm sứ của Bát Tràng với gốm sứ của Đồng Nai,
sản phẩm đúc đồng của Đại Bái với sản phẩm đúc đồng ở Thừa Thiên – Huế,
nón lá xứ Nghệ và nón lá xứ Huế…
Một đặc điểm nữa của sản phẩm truyền thống đó là tính riêng lẻ, đơn
chiếc. Đặc điểm này cũng do sự quy định của việc sử dụng công cụ thủ công
và công nghệ truyền thống. Sản phẩm được sản xuất ra do từng cá nhân thực
hiện bằng những công cụ thủ công nên không thể sản xuất hàng loạt mà chỉ là
từng chiếc một. Điều này tạo cho sản phẩm một sắc thái riêng và sự hấp dẫn
riêng.
Mặt khác, sản phẩm truyền thống rất đa dạng và phong phú do phải đáp
ứng được nhu cầu của đời sống kinh tế và văn hóa của người lao động. Nó
bao gồm nhiều chủng loại như sản phẩm là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt
và các sản phẩm nghệ thuật,…

12


b. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
* Đặc điểm về sự gắn bó với sản xuất nông nghiệp và nông thôn
Trong các làng nghề truyền thống, người thợ thủ công đồng thời là
người nông dân. Người nông dân ngoài thời gian lao động dành cho nông
nghiệp, họ còn phải kiếm thêm việc làm để tăng thêm thu nhập, hoặc đồng
thời cũng là để đáp ứng nhu cầu của mình. Ngược lại, người thợ thủ công tuy
làm nghề thủ công là chính nhưng họ vẫn canh tác trên mảnh ruộng của mình,

bởi vì những sản phẩm của đồng ruộng chính là nguồn lương thực, thực phẩm
để nuôi sống họ. Vì vậy, ở nhiều làng nghề truyền thống có đại bộ phận dân
cư làm nghề thủ công nhưng vẫn tham gia hoạt động sản xuất ở mức độ nhất
định. Hầu hết họ đều giữ đất nông nghiệp để tự mình trồng trọt hoặc thuê
mướn người khác làm thay. Đây là một đặc trưng cơ bản và phổ biến của các
làng nghề truyền thống.
Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã đáp ứng hầu hết các
nhu cầu cơ bản và thiết yếu của người dân nông thôn, có tác động tích cực tới
sản xuất nông nghiệp, phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của
người nông dân. Có những nghề thủ công truyền thống tuy phát triển độc lập
với nông nghiệp nhưng vẫn có mối quan hệ gắn bó với nông nghiệp, nông
thôn. Cho đến nay, khi trình độ phân công lao động xã hội đạt ở trình độ cao
hơn nhưng sự phát triển của làng nghề truyền thống và nông nghiệp, nông
thôn vẫn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự gắn bó này được thể hiện ở hai
mối quan hệ là quan hệ trong trao đổi tư liệu sản xuất và quan hệ trong trao
đổi tư liệu tiêu dùng.
Sự gắn bó với nông nghiệp, nông thôn của làng nghề truyền thống còn
được hiểu là các cơ sở sản xuất của làng nghề truyền thống được phân bố tại
chỗ trên địa bàn nông thôn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế – xã
hội nông thôn như: tiêu thụ nguyên vật liệu, cung cấp vật tư, sản phẩm hàng
hóa làm ra, thu hút lao động nông thôn,... Do vậy, làng nghề truyền thống

13


phát triển là một sự bổ sung cho nông nghiệp, tạo nên một kết cấu kinh tế đa
dạng, bền vững của kinh tế nông thôn.
* Đặc điểm về lao động
Đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động
thủ công là chính. Họ là những người có trình độ về mặt kỹ thuật cao, tay

nghề khéo léo, có đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo. Đặc trưng cơ bản của người
thợ thủ công là tự định đoạt lấy mọi công việc như sản xuất, sửa chữa, phục
vụ,…; trực tiếp làm một nghề chuyên và tạo nguồn thu nhập cho mình từ
nghề đó; có thể làm việc độc lập hoặc cùng với một số người trong gia đình,
dòng họ hoặc một số người học việc; thể hiện một tay nghề nhất định, một tài
nghệ khéo léo và độc đáo, riêng biệt.
Trong các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân là những người dạy
nghề, truyền nghề trực tiếp cho các thành viên trong gia đình hoặc dòng họ.
Việc dạy nghề được thực hiện theo phương thức truyền nghề từ đời này sang
đời khác. Đó là bí quyết nghề nghiệp riêng mà mỗi thành viên phải có trách
nhiệm giữ gìn.
Từ sau khi hòa bình lập lại, tình hình đã thay đổi. Phong trào hợp tác
hóa nông nghiệp được đẩy mạnh vào những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều cơ
sở quốc doanh, tập thể làm các nghề tiểu, thủ công nghiệp truyền thống được
thành lập và phát triển. Cũng từ giai đoạn này phương thức dạy nghề và
truyền nghề đã có nhiều thay đổi và càng đa dạng, phong phú với nhiều hình
thức đào tạo từ hộ gia đình, tư nhân, địa phương và nhà nước.
* Đặc điểm thị trường
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định sự
tồn tại và phát triển đối với mỗi làng nghề. Thị trường gồm có hai loại: thị
trường đầu vào (bao gồm các thị trường cung ứng vật tư, nguyên liệu và thiết
bị, công nghệ; thị trường vốn; thị trường sức lao động) và thị trường đầu ra.
Mỗi loại thị trường đều có những đặc điểm riêng của nó. Nếu thị trường các
yếu tố đầu vào quyết định của quá trình sản xuất, thì thị trường các yếu tố đầu

14


ra lại có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề thông
qua việc tiêu thụ các sản phẩm.

* Đặc điểm về hình thức tổ chức và sản xuất kinh doanh
Trong lịch sử phát triển làng nghề truyền thống, hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh truyền thống phổ biến nhất là hình thức hộ gia đình. Ngày
nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác cũng được ra đời và phát
triển. Các hình thức chủ yếu là tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Những hình thức này cũng tồn
tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Sự đan xen này đã đảm bảo
sự thích ứng của từng loại hình với nhu cầu của người sản xuất và đặc trưng
của ngành nghề. Do đó, đã tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh tế ở các làng nghề trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
1.1.2 Điều kiện hình thành làng nghề
Nghiên cứu sự phân bố của các làng nghề cho thấy, để một làng nghề
hình thành, tồn tại và phát triển thì cần phải có những điều kiện cơ bản nhất
định như sau:
Thứ nhất, làng nghề phải gần đường giao thông. Thật vậy, hầu hết các
làng nghề cổ truyền đều nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt
là những đầu mối giao thông đường thuỷ và đường bộ. Điều này giúp cho
việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm làng nghề được thuận
tiện hơn. Sự giao lưu giữa người mua và người bán trở nên dễ dàng sẽ làm gia
tăng khối lượng sản phẩm thủ công được bán ra, kéo theo đó chính là sự phát
triển của làng nghề.
Thứ hai, làng nghề phải gần nguồn nguyên liệu. Trên thực tế, hầu như
không có làng nghề nào lại không gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn
nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của làng nghề. Song hiện nay, vấn
đề này trở nên không còn quan trọng bởi việc hỗ trợ tích cực của các phương
tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật hiện đại.

15



Thứ ba, làng nghề phải gần nơi tiêu thụ hoặc thị trường chính. Đó là
những nơi tập trung dân cư với mật độ khá cao, gần bến sông, bãi chợ và đặc
biệt là rất gần hoặc không quá xa các trung tâm thương mại.
Thứ tư, làng nghề hình thành do chịu những sức ép về kinh tế. Biểu
hiện rõ nhất cho điều này là sự hình thành và phát triển của các làng nghề ở
những nơi ít ruộng đất, mật độ dân số cao, đất chật người đông, thêm vào đó
có khi còn là do chất đất hoặc khí hậu không phù hợp làm cho nghề nông khó
có điều kiện phát triển để đảm bảo thu nhập và đời sống dân cư trong làng.
Cuối cùng, một làng nghề muốn hình thành và phát triển phải phụ
thuộc vào lao động và tập quán sản xuất ở vùng đó. Nếu không có những
người tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có khả năng
ứng phó với những tình huống xấu, bất lợi có thể xảy ra thì nghề đó khó tồn
tại một cách bền vững trong làng.
1.1.3 Vai trò của các làng nghề trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa hiện nay
1.1.3.1 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa
Mục tiêu cơ bản của CNH, HĐH nông thôn là tạo ra một cơ cấu kinh tế
mới, hợp lý và hiện đại ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế này mang những đặc
điểm, tính chất CNH, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của CNH. Do đó, một việc
làm tất yếu là phải chuyển nền kinh tế nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản
xuất tự túc, tự cấp là chủ yếu sang nền kinh tế nông thôn CNH, với cơ cấu
nông, công nghiệp, dịch vụ và sản xuất nhiều sản phẩm hàng hóa.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông
thôn lên một bước mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động,
cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông
thôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông
nghiệp. Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ngày càng được thúc đẩy, nó được diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông


16


nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Trong
quá trình vận động và phát triển, các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích
cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và dịch vụ, thu hẹp tỉ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất
nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập
cao hơn. Thực tế trong lịch sử, sự ra đời và phát triển các làng nghề truyền
thống ngay từ đầu đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Sự tác động này
đã tạo nên một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi về cơ cấu và
phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm. Có nghĩa là, ở nông thôn, khi nghề
thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp
thuần nhất, mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
cùng tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân công lao động thì làng nghề truyền thống đã có
tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản
xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong
nội bộ ngành nông nghiệp. Chẳng hạn, khi ngành nghề chế biến phát triển,
yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phải nhiều hơn, đa dạng hơn và chất
lượng cao hơn. Do vậy, trong nông nghiệp hình thành những khu vực nông
nghiệp chuyên môn hóa, tạo ra năng suất lao động cao với nhiều sản phẩm
hàng hóa. Đồng thời, người nông dân trước yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ
tự thấy nên đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất. Trên một mảnh đất canh tác,
họ sẽ quyết định chuyển hoạt động sản xuất của mình từ lĩnh vực hoạt động
kém hiệu quả, cho thu nhập thấp (như trồng lúa) sang trồng các loại cây lương
thực, thực phẩm, cây ăn quả cho thu nhập cao, khi điều kiện tự nhiên của
vùng đó cho phép. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp đã được thực hiện dưới tác động của sản xuất và nhu cầu của thị
trường. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là dẫn đến tình trạng phát triển

tràn lan, khi đó cung vượt quá cầu, sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất sẽ
bị ngừng trệ.

17


Mặt khác, có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và
giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp
cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên, người lao
động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp,
đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường
trong nước và thế giới. Khi đó, khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp
lại, khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp được tăng lên. Sự
phát triển này đã khẳng định một hướng đi đúng, nó tạo ra cơ sở kinh tế ngoài
nông nghiệp cho nhiều vùng thuần nông trước đây chỉ chuyên sản xuất lúa,
chăn nuôi và một vài nghề trồng trọt khác.
Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ
ở nông thôn mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động.
Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình
liên tục, đòi hỏi mật độ thường xuyên trong việc cung ứng nguyên vật liệu và
tiêu thụ sản phẩm. Do đó, dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều
hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt đối với quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và
địa bàn sản xuất, thu hút rất nhiều lao động.
1.1.3.2 Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa
Sự phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống có ý nghĩa rất
quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé,
được phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các làng nghề sản

xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Năng lực
sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát
triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn.

18


×