Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

PT hiệu quả SX của việc ứng dụng KHKT vào SX lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.46 KB, 91 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rong
Nhất nông nhì sĩ”
Câu châm ngôn xưa đã phần nào nói lên mối quan hệ tác động qua lại giữa
người nông dân và người trí thức. Ngày nay, mối quan hệ đó ngày càng chặt chẽ
hơn, thể hiện ở việc nông dân và cán bộ nghiên cứu, cán bộ nông nghiệp đã dần rút
ngắn khoảng cách. Nhà nghiên cứu thì tìm ra các nguyên lý, các biện pháp khoa
học để phục vụ cho nông dân, còn nông dân là người thực nghiệm, là người kiểm
chứng các kết quả đó.
Trước xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô
thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp làm giảm diện tích canh
tác ở một số vùng trong cả nước. Do đó, để duy trì mức sản lượng nông sản đặc
biệt là lúa gạo thì các nước sản xuất nông nghiệp trong đó có Việt Nam đều xem
việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải
pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang được rất nhiều
nông dân quan tâm và thực hiện, bởi lẻ nó mang lại lợi ích cho chính người sản
xuất. Tuy nhiên, cùng áp dụng một mô hình khoa học kỹ thuật nhưng hiệu quả sản
xuất của mỗi nông hộ được nhìn nhận là khác nhau. Điều đó cho thấy mức độ áp
dụng của các hộ là khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn lực của mỗi nông hộ khác nhau
cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những khác biệt này. Nếu nông hộ biết tận
dụng tốt các nguồn lực sẵn có của mình kết hợp với việc ứng dụng các mô hình
khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao đồng thời cũng
nâng cao trình độ sản xuất cho bản thân. Xuất phát từ thực tế đó, em thực hiện đề
tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng” để thấy tính
hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập ròng của nông hộ trên địa bàn
nghiên cứu.


1
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất khi nông dân ứng
dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định những thuận lợi,
khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan
đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
– Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan đến các nguồn lực sẵn có
– Phân tích những yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới vào
sản xuất lúa
– Đánh giá hiệu quả sản xuất của nông hộ khi ứng dụng các mô hình khoa
học kỹ thuật riêng lẻ và khi ứng dụng kết hợp các mô hình khoa học kỹ thuật
– Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất hiện tạị cũng
như những cơ hội và nguy cơ trong thời gian tới
– Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn
chế trong quá trình triển khai ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ và chính quyền
địa phương
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập số liệu
1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản xuất
lúa của nông dân; Niên giám thống kê huyện Mỹ Tú năm 2004; Báo cáo tổng kết
tình hình kinh tế, xã hội, sản xuất nông nghiệp của xã Phú Tâm và huyện Mỹ Tú
trong 3 năm (2003 – 2005); Báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Mỹ Tú giai đoạn 2001 – 2005 và kế hoạch 2006 – 2010; Các kế hoạch, dự án có
liên quan đến mô hình; Những nghiên cứu về nông nghiệp đã được thực hiện ở
huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ hai nguồn:

– Các nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lí trong lĩnh vực
nông nghiệp và kinh tế cấp xã, huyện.
2
– Thu thập thông tin trực tiếp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ
trong vùng nghiên cứu (xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng).
Đề tài nghiên cứu hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng các mô hình khoa học
kỹ thuật. Sau khi tiếp xúc với cán bộ xã để nắm tình hình ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất lúa của nông dân tại xã Phú Tâm, sau đó phân các hộ điều tra
thành 3 nhóm: nhóm hộ chỉ ứng dụng mô hình giống mới; ứng dụng mô hình
giống mới kết hợp IPM; ứng dụng cả 3 mô hình giống mới – IPM – 3 giảm 3 tăng;
còn các mô hình như sạ hàng, lúa – màu, lúa - thủy sản… ít được nông hộ ứng
dụng.
Toàn xã có 10 ấp, trong đó có 4 ấp có diện tích sản xuất lúa lớn nhất. Do giới
hạn của đề tài nên chỉ chọn 3 ấp làm đại diện là ấp Phú Thành A, Phú Thành B và
Phú Bình với cỡ mẫu là 60.
Do yêu cầu đặt ra là điều tra 3 nhóm hộ như trên nên ở đây dùng phương
pháp chọn mẫu phán đoán. Vì áp dụng phương pháp này nên phải dựa trên sự nhận
định của cán bộ xã để chọn ra thành phần nông hộ có triển vọng tốt, có khả năng
cung cấp dữ liệu chính xác. Tóm lại, khi dùng phương pháp này là dựa vào mục
đích nghiên cứu để chọn ra thành phần, đối tượng trả lời đúng và phù hợp. Phương
pháp này giúp ta chọn mẫu nhanh nhưng sai số lớn.
2. Phương pháp phân tích số liệu
– Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích tần số để mô tả nguồn
lực của nông hộ, phân tích yếu tố giúp nông hộ quyết định áp dụng kỹ thuật mới...
– Phân tích hồi qui tương quan để xem xét mức độ ảnh hưởng của việc áp
dụng các mô hình khoa học kỹ thuật đến thu nhập ròng.
– Dùng phương pháp kiểm định giả thuyết để kiểm định có hay không có sự
liên hệ giữa diện tích và năng suất (kiểm định Chi-Square, kiểm định Mann –
Whitney); giữa việc ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau với năng
suất (kiểm định Kruskal Wallis), kiểm định trung bình giữa hai mẫu phụ thuộc

(mẫu từng cặp) để xem xét sự khác biệt của chi phí, thu nhập ròng trước và sau khi
áp dụng khoa học kỹ thuật, sự khác biệt của thu nhập ròng khi áp dụng các mô
hình khoa học kỹ thuật khác nhau có ý nghĩa hay không.
– Mô tả mối liên hệ giữa diện tích và năng suất khi phân nhóm 2 yếu tố này
bằng phương pháp phân tích bảng chéo.
3
– Sử dụng các tỷ số tài chính như: thu nhập/chi phí; thu nhập ròng/chi phí;
thu nhập/thu nhập ròng; thu nhập ròng/ngày công để làm cơ sở so sánh hiệu quả
kinh tế.
– Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh các chỉ
tiêu hiệu quả sản xuất, và các tỷ số tài chính.
– Phân tích những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất;
phân tích cơ hội và mối đe dọa của sản xuất lúa từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy thuận lợi, nắm bắt cơ hội và hạn chế
những nguy cơ.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2006. Số liệu
sơ cấp về thu nhập, các loại chi phí sản xuất chỉ được thu thập vào một vụ lúa
Đông Xuân (khoảng tháng 11 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006) khi nông hộ đã áp
dụng các mô hình khoa học kỹ thuật trong sản xuất và vụ lúa Đông Xuân các năm
trước khi nông hộ chưa ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất.
Về không gian: Số liệu sơ cấp được thu thập ở 3 ấp của một xã thuộc huyện
Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng nên tính đại diện chưa cao.
Do phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phán đoán, lựa chọn những hộ có
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và việc chọn hộ điều tra phụ thuộc vào
cán bộ địa phương chọn ra những hộ sản xuất điển hình trong 3 ấp của xã Phú
Tâm nên năng suất đạt được trong vụ Đông Xuân năm 2005 – 2006 của những hộ
được điều tra cao hơn năng suất trung bình của xã. Kết quả được phân tích từ số
liệu điều tra chỉ đúng cho những hộ được điều tra nhằm đánh giá hiệu quả khi
những hộ này ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật khác nhau vào sản xuất

lúa.
Ngoài ra, đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả sản xuất lúa, không nghiên cứu các
thu nhập từ hoạt động nông nghiệp khác như: hoa màu, chăn nuôi, thủy sản… mà
các nguồn thu nhập này có thể có được từ áp dụng khoa học kỹ thuật thông qua
việc sản xuất theo mô hình kết hợp.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT
1. Khoa học
Khoa học là sự tìm kiếm các quy luật khách quan chi phối các hiện tượng
tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khả
dĩ, khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi chân lý.
Như vậy, khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân sản sinh ra
kiến thức.
Kiến thức khoa học dễ dàng được truyền bá rộng rãi, không bị cản trở bởi
biên giới quốc gia. Kiến thức khoa học là sở hữu chung, không dễ bị chiếm hữu.
Phát triển khoa học tạo ra những tri thức mang tính chất tiềm năng. Mục đích của
khoa học là phát triển tối ưu các nguồn lực phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội.
Hoạt động khoa học được đánh giá theo giá trị khám phá, theo giá trị nhận thức,
quy luật tự nhiên (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).
2. Kỹ thuật
Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây trồng
năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo… nhưng công nghệ thể hiện ở khâu
vốn đầu tư nghĩa là máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công nghệ đã trở thành
hiển nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nông dân.
Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có
hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu
ra bằng vật chất nhất định. Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao

cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số
lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít
hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động
(do sử dụng máy móc) hoặc tiết kiệm đất đai.
Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng
đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao
5
hơn, giá thành hạ hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạo
ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi sinh, môi trường.
* Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó:
– Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế
– Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng
trong sản xuất
– Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào
* Công tác phổ biến áp dụng là đưa sáng kiến cải tiến ra ứng dụng trong sản
xuất đại trà, là quá trình tiếp thu từng bước qua mấy vụ sản xuất liên tục. Những
thuộc tính kỹ thuật mới được nông dân quan tâm là những công nghệ có thể được
chia nhỏ (Viện kinh tế nông nghiệp, 1995).
* Tốc độ phổ biến áp dụng phụ thuộc vào mức độ công nghệ đó có mang tính
địa phương rõ rệt hay không, có phù hợp với điều kiện canh tác cụ thể của đa số
nông dân hay không, ngoài ra còn các yếu tố như văn hóa, xã hội, thị trường…
cũng ảnh hưởng nhiều đến tốc độ ứng dụng công nghệ.
3. Hiệu quả
3.1. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ mật
thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau.
– Hiệu quả kinh tế: là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp
tới nền kinh tế hàng hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Một
phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế

cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí
đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nó gắn liền với những đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đối
tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển
theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện
6
ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những
điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứ không
thể thay đổi theo ý muốn chủ quan.
– Hiệu quả xã hội: là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất

(Viện kinh tế nông nghiệp,
1995).
3.2. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản
xuất trên một đơn vị diện tích
Trong đó:
Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị
diện tích
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát sinh

trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao
gồm: Chi phí chuẩn bị đất; chi phí giống; chi phí gieo sạ, cấy; chi phí phân bón;
chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí chăm sóc; chi phí nhiên liệu, năng
lượng; chi phí vận chuyển trong sản xuất; chi phí thuê đất; chi phí lãi vay; chi phí
thuế, phí; chi phí thu hoạch…
3.3. Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật
Hiệu quả kinh tế của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả
kinh tế – xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả
sử dụng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện của khí hậu – thời tiết, gắn liền
với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuật tiến
bộ vào sản xuất.
Thực chất của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên
một đơn vị diện tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao
hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng trước
7
đó. Sự tác động này có thể trực tiếp thông qua việc nâng cao số lượng và chất
lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp thông qua bố trí cơ
cấu mùa vụ hợp lý hơn hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn.
Kết quả của việc áp dụng các tiến bộ của kỹ thuật có thể biểu hiện bằng sản
phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình gồm:
– Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên
– Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống
– Cải thiện điều kiện lao động cho nhân dân
– Cải thiện đời sống cho người lao động
– Cải tạo mô trường, môi sinh
Các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp bao gồm các yếu tố rất đa dạng và
phức tạp. Ngay trong từng yếu tố, tính phong phú và phức tạp cũng lớn, việc lựa
chọn những kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp cần phải được cân nhắc kỹ.
4. Sản xuất theo kiểu độc canh
Độc canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loại cây

trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Sản xuất độc canh
thường gây ra những rủi ro sau:
– Dịch bệnh dễ phá hoại và kháng thuốc đối với sâu bệnh
– Giảm sút năng suất cây trồng
– Rủi ro về kinh tế lớn
– Giảm độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai, gây tác động xấu đến môi trường
5. Sản xuất theo kiểu luân canh
Luân canh là hình thức trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên
cùng một diện tích canh tác. Lợi ích của việc luân canh là:
– Duy trì độ phì nhiêu của đất đai
– Khắc phục được tình trạng kháng thuốc của sâu bệnh
– Đa dạng hóa sản phẩm của nông hộ góp phần tăng thu nhập
8
Tuy nhiên, khi lựa chọn luân canh phải nghiên cứu kỹ cây trồng về:
Mức độ tiêu thụ dinh dưỡng: có nghĩa là sau một loại cây trồng cần dinh
dưỡng cao thì trồng một loại cây trồng cần ít dinh dưỡng xếp theo mức độ dinh
dưỡng từ thấp đến cao theo thứ tự cây họ đậu, cây lấy củ, cây rau, cây ăn quả, cây
ngũ cốc… cây có mức độ tiêu thụ dinh dưỡng thấp nhất được đưa vào trồng, đưa
cây họ đậu vào luân canh cho đất là biện pháp thích hợp nhất.
Tính chất chịu được bệnh hại: xếp theo tính chất chịu được bệnh hại của cây
từ thấp đến cao là cây lấy củ, cây ngũ cốc, cây họ đậu, cây rau, cây ăn trái.
Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả
kinh doanh với chi phí để đạt được kết quả đó.
6. Số liệu
6.1. Số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu gốc được nhà nghiên cứu thu thập cho một mục
đích cụ thể về một vấn đề nghiên cứu nào đó. Dữ liệu sơ cấp của đề tài được thu
thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ ở xã Phú Tâm (60 hộ) thông qua bảng
câu hỏi và phỏng vấn cán bộ nông nghiệp xã Phú Tâm và cán bộ nông nghiệp
huyện Mỹ Tú một số vấn đề liên quan đến đề tài.

6.2. Số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp là các nguồn thông tin có liên quan đến vùng và vấn đề nghiên
cứu. Thông tin này gồm: các báo cáo, thống kê, bản đồ, các kết quả nghiên cứu
trước đây…
7. Lịch thời vụ
Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi
trong suốt chu kì hàng năm dưới dạng biểu đồ. Nó giúp xác định những tháng khó
khăn nhất hoặc những tháng có những thay đổi quan trọng có thể tác động đến
cuộc sống của người dân địa phương.
8. Nguồn lực nông hộ
Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ
thuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
9
II. CÁC MÔ HÌNH KHOA HỌC KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA ĐANG
ĐƯỢC NÔNG HỘ ỨNG DỤNG
1. Mô hình giống mới
Năm 1999, nông dân đã bắt đầu sản xuất lúa 2 vụ, nhưng các giống lúa sử
dụng đại trà đang bị thoái hóa, lẫn tạp làm năng suất thấp (dưới 4 tấn/ha), phẩm
chất gạo kém nên việc đổi mới cơ cấu giống lúa đã được thực hiện nhằm đưa năng
suất và chất lượng gạo cao hơn, có giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao.
Mô hình được thực hiện do Trung tâm giống cây trồng và Viện lúa Đồng
Bằng Sông Cửu Long kết hợp Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện
năm 1999 với nội dung của mô hình là cung cấp và nhân một số giống nguyên
chủng hiện đã được thử nghiệm trên quy mô nhỏ có kết quả tốt tại xã Phú Tâm
như giống IR64, DS20, CMF1. Đồng thời đưa thêm một số giống mới được sản
xuất ở nhiều nơi có năng suất và chất lượng cao như: OM1633, OM1723, OM
1490.
Những năm sau đó, nhiều giống lúa mới đã được cung cấp và sử dụng rộng

rãi như giống: OM2517, OM2693, OM3242, OM2507, OM2717, OM2718,
MTL341, MTL325, đặc biệt là giống lúa cao sản, đặc sản ST3, ST5. Các giống lúa
này đã đạt năng suất từ 7 – 9 tấn/ha, hạt dài, gạo đẹp, thời gian sinh trưởng của
một số giống như OM2517, OM4495 chỉ còn khoảng 95 ngày.
2. Mô hình IPM
Những đối tượng dịch hại gây ra không chỉ riêng đối với cây lúa. Để giải
quyết một đối tượng gây hại giải pháp trước mắt thường là xịt lại nhiều lần các
loại thuốc nông dược.
Quan điểm kiểm soát dịch hại đã được thay đổi cùng với việc phát minh ra
những loại nông dược tổng hợp tiên tiến. Những loại thuốc này không mắc tiền và
dễ sử dụng, cho kết quả ngay. Suốt kỷ nguyên nông dược này quan điểm về việc
xử lý dịch hại có nghĩa là trừ tận gốc, phát hiện để diệt hết các dịch hại.
Quan điểm loại trừ triệt để nay đã được thay thế bằng quan điểm kiểm soát
hợp lý, mục đích là làm giảm mật số dịch hại đến mức độ nếu xử lý tiếp tục sẽ
không đem lại hiệu quả kinh tế. Mật số dịch hại thấp có thể chấp nhận được. Từ
quan điểm này đã được nghiên cứu, hình thành kỹ thuật IPM (Integrated Pest
Management) hay còn gọi là biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại.
10
Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại là một chiến lược kế hoạch sử dụng
nhiều dạng chiến thuật hoặc biện pháp kiểm soát – kỹ thuật canh tác, sức đề kháng
của cây, biện pháp hóa học hoặc sinh học – một cách hài hòa. Những công tác xử
lý được căn cứ trên công tác kiểm tra dịch bệnh thường xuyên.
Biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại dựa vào những chiến lược sinh thái có
tính kỷ luật cao để cân nhắc hiệu quả của từng chiến thuật, như là một phần của hệ
canh tác nông nghiệp, trong việc làm giảm ít nhất thiệt hại năng suất và sự xáo
trộn trong sản xuất.
Không có chiến lược phòng trừ dịch hại nào làm gia tăng tiềm năng năng
suất. Những chiến lược như thế chỉ có thể khẳng định rằng năng suất sinh học tối
đa có thể đạt được trong một mùa và ở trên một cánh đồng đặc biệt sẽ không bị
giảm năng suất đáng kể do dịch hại.

Các khái niệm thường sử dụng trong biện pháp này là:
– Mức độ thiệt hại kinh tế: mật số dịch hại lớn đủ để có thể gây mất mùa. Ở
mật số này mức tổn thất cao hơn chi phí xử lý.
– Ngưỡng kinh tế: mật số dịch hại đến mức các biện pháp xử lý nên được áp
dụng để ngăn không cho số lượng dịch hại đạt đến mức thiệt hại kinh tế.
3. Sạ hàng
Mô hình sạ lúa theo hàng do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Mỹ Tú tổ chức trình diễn trong vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, máy sạ
hàng bằng động cơ KubotaL2001 cho thấy kết quả một số mặt tốt hơn so với sạ
hàng bằng công cụ kéo tay:
– Tiết kiệm được trên 50% hạt giống
– Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha)
– Ruộng bằng phẳng hơn
– Không có dấu chân người như sạ tay
– Năng suất làm việc của máy này có thể sạ từ 4 – 5 ha trong một ngày, cao
hơn sạ tay 10 lần
11
4. Mô hình 3 giảm 3 tăng
Ba giảm: Ba giảm bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực
vật.
* Giảm giống:
Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, giống
không bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ… có sức nẩy
mầm tốt (trên 85%). Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ lang
với mật độ sạ từ 70 – 120 kg/ha. Lợi ích của cách làm này là ít hao giống, ít tốn
phân, ít bị sâu bệnh… tiết kiệm được chi phí.
Nếu giữ theo tập quán cũ như phần lớn nông dân sử dụng lúa thương phẩm
làm giống với mật độ sạ duy trì ở mức khá cao (200 – 250 kg/ha), tỷ lệ lẫn tạp cao
dẫn tới năng suất và chất lượng giảm thì rõ ràng sẽ tốn nhiều giống dễ đổ ngã, tốn
nhiều phân, dễ bị sâu bệnh tấn công… tốn nhiều chi phí.

* Giảm phân:
Theo đánh giá của các nhà khoa học có sự biến động rất lớn về nguồn đạm
được bổ sung trong đất ruộng nông dân, mức bón đạm theo qui trình nông dân
cũng thay đổi rất lớn tùy từng ruộng. Sự thay đổi mức đạm bón vào và N được
cung cấp cũng thay đổi rất lớn từ vụ này sang vụ khác, rõ ràng là nông dân chỉ chú
trọng vào phân đạm (bón đạm rất cao 100 – 135 kg/ha) vì nó là yếu tố dễ thấy
trong khi đó thường xem nhẹ vai trò của lân và kali cùng các nguyên tố vi lượng
khác mà quên rằng hàng năm cây lúa lấy đi từ đất một lượng rất lớn các chất dinh
dưỡng trong đất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái đất trầm
trọng hiện nay và ngày càng nghiêm trọng hơn khi đất trồng lúa sản xuất 3 vụ/năm
rất phổ biến.
Một thực tế nữa là khả năng hấp thu đạm vào ruộng nông dân chỉ đạt
30 – 40% so với tổng số đạm bón vào đất. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm
lượng phân đạm bị mất đi do bốc hơi, thẩm thấu… nên lãng phí rất lớn.
Cũng như các cây trồng khác, cây lúa cần 16 chất trong không khí, nước, đất,
nhưng bắt buộc phải trả lại cho đất: Đạm (N), lân (P), kali (K). Nông dân thấy bón
Ure là lúa xanh nên không chịu bón NPK, dẫn đến ba tác hại:
- Đất bị huy động hết P và K nên mùa này bón 120 kg/ha thì mùa sau phải
bón bù 140 kg/ha lúa mới xanh
12
- Bón nhiều Ure thì tán lá xanh tốt nhưng thân mảnh khảnh, chống bệnh yếu,
còn dễ bị đổ ngã, ngã thì dưỡng chất đi lên bị trở ngại, hạt gạo dễ bị bạc bụng
- Tán lá to thì có những chồi ăn hại không trổ bông nhưng cũng tham gia ăn
phân
Thêm vào đó, nếu bón N với liều lượng cao trong điều kiện nhiệt độ và ẩm
độ cao là yếu tố góp phần đáng kể tới sự xuất hiện bệnh vàng lá lúa.
Vấn đề mấu chốt ở đây chính là điều chỉnh lượng phân cho phù hợp theo khả
năng cung cấp dinh dưỡng từ đất là yếu tố then chốt để đạt năng suất cao và ổn
định. Trên quan điểm đó 3 giảm 3 tăng khuyến cáo rằng:
– Bón cân đối phân lân và phân kali theo từng mùa vụ và loại đất

– Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bón cho
lúa vào 2 thời điểm 20 – 25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ
* Giảm thuốc:
Thông thường ngay từ đầu quy trình kỹ thuật sản xuất người nông dân đã sạ
với mật độ cao, bón phân nhiều nên cây lúa yếu (sức đề kháng kém), sâu bệnh
cũng nhiều theo về mật số và mức độ cũng như tính chất gây hại nghiêm trọng của
nó.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là biện pháp kỹ
thuật đóng vai trò quan trọng trong “3 giảm 3 tăng”, mà nội dung cốt yếu chính là
không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ vì trong thời gian này
cây lúa có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh gây ra. Lợi ích của
việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng, thiên địch có ích) để
khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô nhiễm môi trường và
giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an toàn
cho người tiêu dùng.
Ba tăng: ba tăng gồm tăng năng suất, tăng chất lượng gạo và tăng lợi nhuận.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và bà con nông dân, nếu áp dụng tốt
chương trình “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa, trước tiên sẽ giảm từ 30 – 50%
lượng giống gieo sạ, kế tiếp tiết giảm 1/3 phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc
bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhất là giảm phun thuốc trừ sâu trong 1 tháng đầu
sau khi sạ, từ đó tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, sau
13
cùng là bảo vệ sinh thái trên đồng ruộng và tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu
dùng.
5. Mô hình lúa – màu
Mô hình lúa – màu là hình thức luân canh màu và cây lúa. Mô hình này có
thể ứng dụng 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu 1 vụ lúa. Mô hình này vừa mang
lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo cho việc phục hồi tài nguyên đất sau các vụ
lúa hoặc có thể do thời tiết mà thời điểm đó không phù hợp với cây lúa nên năng
suất không cao (Công ty bảo vệ thực vật An Giang, 2000).

III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHI ỨNG DỤNG KHOA
HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Hiệu quả xã hội
Xem xét việc ứng dụng khoa học kỹ thuật có mang lại một số kết quả sau:
– Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân
– Tạo việc làm, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, hạn chế tệ
nạn xã hội trong nhân dân
2. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được xem xét thông qua:
– Tính lâu dài và bền vững của môi trường
– Môi trường sinh thái có được cân bằng trong mô hình khoa học kỹ thuật
mới không
– Chất lượng nguồn nước trong vùng
– Lượng thuốc hóa học được người dân sử dụng trong vùng
3. Các tỷ số tài chính
– Thu nhập: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm.
Thu nhập = Sản lượng * Đơn giá
– Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình
sản xuất và thu hoạch. Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí
thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản
xuất, chi phí thu hoạch…
– Thu nhập ròng: là khoảng chênh lệch giữa thu nhập và tổng chi phí.
Thu nhập ròng = Thu nhập – Tổng chi phí
14
– Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất
bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn
vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).
Để tính toán hiệu quả kinh tế, ta so sánh các tỷ số tài chính sau:
– Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu
tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số TN/CP nhỏ

hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hoà vốn, TN/CP lớn hơn 1
người sản xuất mới có lời.
– Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi
phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại đươc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu
TNR/CP là số dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.

– Thu nhập ròng/thu nhập (TNR/TN): Thể hiện trong một đồng thu nhập có
bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng thu nhập.
– Thu nhập ròng trên ngày công lao động (TNR/NC): Chỉ tiêu này phản ánh
trong một ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất tạo được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công.

– Thu nhập ròng/ngày (TNR/Ngày): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày sẽ
tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Số ngày là khoảng thời gian của chu kì
sản xuất. Đa số nông dân trong vùng đều sống bằng nghề sản xuất lúa nên chỉ tiêu
này phản ánh mức thu nhập của nông hộ, chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố: hiệu
quả sản xuất, diện tích đất sản xuất.
15
Thu nhập ròng
TNR/NC =
Ngày công lao động gia đình
Thu nhập ròng
TNR/TN =
Thu nhập
Thu nhập
TN/CP =
Chi phí
Thu nhập ròng
TNR/CP =
Chi phí

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Các phương pháp phân tích được sử dụng trong bày viết được thao tác trên
các phần mềm Excel và SPSS. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong bài
viết bao gồm:
1. Phân tích thống kê mô tả
Thống kê là một hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập
làm cơ sở để phân tích và kết luận. Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính với
các biến định lượng.
2. Phân tích tần số
Kết quả phân tích tần số được thể hiện dưới dạng bảng tần số, bảng này
trình bày với tất cả các biến kiểu số (định tính và định lượng). Việc xác định tần số
của mỗi giá trị được thực hiện bằng cách đếm số quan sát rơi vào giá trị đó. Phân
tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái nhìn tổng
quan về các quan sát.
3. Phân tích hồi qui tương quan
Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ
(tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến
được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên
nhân). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích
mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.
Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được
giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập X
i
(X
i
: còn được gọi là biến giải
thích).
Phương trình hồi qui tương quan có dạng:
Y = a + b
1

x
1
+ b
2
x
2
+ ... + b
i
x
i
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc (biến được giải thích)
a: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến x
1
,
x
2
,... x
i
bằng 0.
x
1
, x
2
,... x
i
: là các biến độc lập (biến được giải thích)
16
Thu nhập ròng
TNR/Ngày =

Ngày
b
1
, b
2
,.. b
i
: gọi là hệ số hồi qui riêng. Hệ số hồi qui riêng cho biết ảnh hưởng
từng biến độc lập lên giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi các biến còn lại
được giữ cố định.
b
1
, b
2
,… b
i
cho biết khi biến x
1
, x
2
… x
i
tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung
bình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các
biến khác không đổi.
Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt
chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (x
i
).
Hệ số xác định R

2
: (Multiple coefficient of determination) được định nghĩa
như là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi
các biến độc lập x
i
.
Kiểm định phương trình hồi qui:
Đặt giả thuyết:
H
0
: β
i
= 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H
1
: β
i
≠ 0, tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý
nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H
0
khi: Sig.F < α
Chấp nhận giả thuyết H
0
khi: Sig.F ≥ α
Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui:
Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với
những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố
trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của

từng nhân tố đến phương trình.
4. Phân tích bảng chéo (Crosstab)
Định nghĩa: Phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba
biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng
hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.
Phân tích bảng chéo 2 biến: còn gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa
đựng sự kết hợp phân loại của 2 biến.
17
Kiểm định Chi–Square (Chi–Square Test of Independence) trong phân tích
bảng chéo: Kiểm định này được sử dụng để kiểm tra xem có mối quan hệ giữa 2
yếu tố nghiên cứu trong tổng thể. Kiểm định này còn gọi là kiểm định độc lập.
Kiểm định này phù hợp khi 2 yếu tố nghiên cứu là biến định tính hay định
lượng rời rạc.
Cơ sở lý thuyết:
Giả thuyết H
0
: hai biến độc lập nhau
Giả thuyết H
1
: hai biến có liên hệ nhau
Mức ý nghĩa quan sát thường được gọi là P–value hay Sig.F, với độ tin cậy
95%, nguyên tắc quyết định là:
Bác bỏ giả thuyết H
0
nếu: Sig.F < 0,05
Chấp nhận giả thuyết H
0
nếu: Sig.F ≥ 0,05
5. Kiểm định phi tham số
Kiểm định phi tham số là kiểm định ít đòi hỏi các giả thuyết về phân phối

của dữ kiện. Kiểm định phi tham số phù hợp nhất trong các trường hợp ta không
thể sử dụng các kiểm định tham số. Ta có thể xác định các mức ý nghĩa đối với
kiểm định phi tham số bất chấp hình dạng phân phối của tổng thể bởi vì các kiểm
định phi tham số thường dựa vào hạng của dữ kiện. Hai dạng kiểm định phi tham
số được sử dụng trong bài viết là: Kiểm định Mann – Whitney và kiểm định
Kruskal Wallis hai mẫu độc lập.
Kiểm định Mann – Whitney hai mẫu độc lập: dùng để kiểm định các giả
thuyết về hai mẫu độc lập có xuất phát từ hai tổng thể có phân phối không giống
nhau. Kiểm định này được dùng khi dữ liệu được phân thành 2 nhóm.
Kiểm định Kruskal Wallis hai mẫu độc lập: cũng giống như kiểm định
Mann – Whitney hai mẫu độc lập nhưng kiểm định này cho phép phân dữ liệu từ 3
nhóm trở lên.
Kiểm định phi tham số 2 mẫu độc lập:
Đặt giả thuyết
H
0
: nhân tố a không ảnh hưởng đến nhân tố b
H
1
: nhân tố a ảnh hưởng đến nhân tố b
Với độ tin cậy 95%, nguyên tắc quyết định là:
Bác bỏ giả thuyết H
0
nếu: Sig.F < 0,05
18
Chấp nhận giả thuyết H
0
nếu: Sig.F ≥ 0,05
6. Kiểm định trung bình hai mẫu phụ thuộc (từng cặp)
Kiểm định này cho ta biết có hay không có sự khác biệt giữa từng cặp biến

số liệu với nhau và có thể ước lượng được trung bình của sự khác biệt đó giữa 2
tổng thể.
Đặt giả thuyết:
H
0
: không có sự khác biệt giữa 2 tổng thể
H
1
: có sự khác biệt giữa 2 tổng thể
Với mức ý nghĩa 5%, nguyên tắc quyết định là:
Bác bỏ giả thuyết H
0
nếu: Sig.F < 0,05
Chấp nhận giả thuyết H
0
nếu: Sig.F ≥ 0,05
7. Phân tích so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp này đỏi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính
so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế.
Có 3 phương pháp so sánh:
– So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị
của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
– So sánh số tương đối: Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ
tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay
giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
– So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung nhất
về mặt lượng của các đơn vị bằng cách sang bằng mọi chênh lệch trị số giữa các
đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ, một bộ phận hay một
tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.

19
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Cửu Long, nơi có sản phẩm
nông nghiệp được sản xuất dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản.
Sóc Trăng giáp tỉnh Cần Thơ ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Tây Nam giáp Bạc
Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Nam giáp Biển Đông. Tỉnh Sóc
Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau.
Sóc Trăng gồm 6 Huyện và một thị xã với 96 xã, phường, thị trấn.
Dân số toàn tỉnh đến năm 2004 là 1.264.600 người. Dân số thành thị chiếm
18,44% dân số, thấp hơn trung bình cả nước (21%). Dân tộc Kinh chiếm 65,28%,
dân tộc Khmer chiếm 28,85%, dân tộc Hoa chiếm 5,86%. Gia tăng dân số trong
những năm qua chủ yếu là do tăng dân số tự nhiên. Mật độ dân số hiện nay là 386
người/km
2
gần bằng mức trung bình Đồng Bằng Sông Cửu Long (401
người/km
2
). Dân số của tỉnh phân bố không đều, dân cư tập trung đông ở những
vùng ven trục lộ giao thông, ven sông, kênh, rạch và các giồng cát do có điều kiện
thuận tiện cho giao lưu kinh tế.
Tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có
nhiều lợi thế phát triển, nhất là về nông nghiệp. Đất đang sử dụng vào nông nghiệp
của tỉnh là 249.831 ha, chiếm 81,85% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong quỹ
đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao 83,85% trong đó đất
trồng lúa chiếm 75,5% nói lên thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng là
cây lúa (Tổng hợp từ website: ).
Mỹ Tú là một trong 6 Huyện của tỉnh Sóc Trăng với diện tích tự nhiên là
60.435,16 ha (Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng,

2006) gồm có 15 xã và một thị trấn. Huyện Mỹ Tú nằm ở phía Tây sông Hậu, tiếp
giáp giữa vùng mặm và vùng ngọt. Toàn huyện nằm trên tọa độ địa lý 9
0
52 – 9
0
78
vĩ độ Bắc và 105
0
74 – 106
0
kinh Đông, giáp ranh với 7 huyện, thị khác nhau trong
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
20
- Phía Đông tiếp giáp với thị xã Sóc Trăng và huyện Kế Sách
- Phía Tây tiếp giáp với huyện Thạnh Trị và huyện Long Mỹ (thuộc tỉnh Hậu
Giang)
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Mỹ Xuyên và huyện Thạnh Trị
- Phía Bắc tiếp giáp với huyện Kế Sách và huyện Phụng Hiệp (thuộc tỉnh
Hậu Giang)
Dân số toàn huyện là 208.351 người (Niên giám thống kê huyện Mỹ Tú, tỉnh
Sóc Trăng, 2004), trong đó thành thị chiếm 3,25%, dân tộc Kinh chiếm 64,58%,
Hoa chiếm 2,70%, Khmer chiếm 37,27%. Dân số phân bố không đồng đều, tập
trung nhiều trong khu vực nông thôn chiếm 96,75%. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 299USD/người/năm, thu nhập trung bình khoảng 7,44 triệu đồng/lao
động/năm.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế tập trung nhiều ở khu vực I (khu vực nông, lâm,
ngư nghiệp) chiếm 72,23%. Đất sử dụng cho nông nghệp của huyện Mỹ Tú là
49.163,81 ha (trong đó đất trồng lúa chiếm 39.733,08 ha), đất lâm nghiệp chiếm
5.472,20 ha, đất chuyên dùng chiếm 3.219,81 ha, đất chưa sử dụng chiếm 269,87
ha (Phòng Tài nguyên và môi trường, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, 2005). Tài

nguyên đất của huyện Mỹ Tú có độ màu mỡ cao, ruộng đồng phì nhiêu, thích hợp
cho việc phát triển cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, bắp, các loại rau
màu… và các loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, sầu riêng, bưởi…
II. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU XÃ PHÚ TÂM, HUYỆN MỸ
TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG
1. Điề kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phú Tâm
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, khí hậu
a. Vị trí địa lý
Xã Phú Tâm nằm dọc theo tỉnh lộ, gồm 10 ấp: Phú Thành A, Phú Thành B,
Phú Hữu, Phú Bình, Thọ Hòa Đông A, Thọ Hòa Đông B, Phú Hòa A, Phú Hòa B,
Giồng Cát, Sóc Tháo. Xã Phú Tâm nằm cách thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa 20 km về
phía Nam.
21
– Phía Đông giáp với xã Trường Khánh (huyện Long Phú)
– Phía Tây giáp với xã Hồ Đắc Kiện (huyện Mỹ Tú) và xã Kế An (huyện Kế
Sách)
– Phía Nam giáp với xã Phú Tân, xã Thuận Hòa (huyện Mỹ Tú)
– Phía Bắc giáp với xã An Mỹ, thị trấn Kế Sách (huyện Kế Sách)

Bản đồ 1. Bản đồ vị trí đất đai huyện Mỹ Tú
b. Khí hậu
Xã Phú Tâm thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, trung tâm xã cách tỉnh Sóc
Trăng khoảng 15 km do đó lấy số liệu của trạm khí tượng thủy văn tỉnh Sóc Trăng
để phân tích và xem đó là đặc trưng thời tiết, khí hậu của xã Phú Tâm.
22
Trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, có 2 mùa gió chính là:
– Gió mùa Tây Nam được hình thàng từ tháng 4 đến tháng 10
– Gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
* Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình: 26,7
0
C
Nhiệt độ cao tối đa trung bình: 31,1
0
C
Nhiệt độ thấp tối đa trung bình: 23,8
0
C
Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 16,2
0
C
Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 4, khoảng 31,7
0
, tháng có
nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1, khoảng 26,4
0
.
Tổng tích ôn 9,320
0
C, nhiệt độ này là điều kiện rất thuận lợi cho việc sinh
trưởng và phát triển của các loại cây trồng.
* Độ ẩm: xã Phú Tâm có ẩm độ khá cao với ẩm độ trung bình là 83,4%. Mùa
khô có ẩm độ thấp, khoảng 51% vào tháng 4, mùa mưa có gió mùa Đông Bắc làm
ẩm độ tăng lên khoảng 88%. Lượng nước bốc hơi hàng năm là 1.215 mm, tháng có
lượng nước bốc hơi cao nhất là tháng 3 đạt 165 mm, tháng có lượng nước bốc hơi
thấp nhất là tháng 10 khoảng 55 mm. Lượng bốc hơi nước phân bố không đồng
đều giữa các tháng trong năm.
* Lượng mưa: mưa là điều kiện lớn cần thiết cho cây trồng nhưng lượng mưa
phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu vào các tháng 8 đến tháng 10 hàng

năm, những tháng trong mùa khô (tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) lượng
mưa không đáng kể. Lượng mưa trung bình là 1.840 mm, cao nhất 2.611mm (năm
1929), thấp nhất 1.150mm (năm 1957).
* Chế độ nắng: Bình quân cả năm mỗi ngày có 6,5 giờ nắng, từ tháng 2 đến
tháng 4 lên đến 9,2 giờ và tháng có số giờ nắng thấp nhất trong ngày là tháng 9 chỉ
có 4,6 giờ nắmg. Tổng số giờ nắng trong năm là 2.372 giờ.
1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng, nguồn nước và thủy văn
– Đặc điểm địa hình:
Địa hình xã Phú Tâm không phức tạp, cao ở phía Đông và thấp dần ở phía
Tây, cao tương đối +0,6 đến +0,7. Địa hình nằm ven sông khá thuận lợi cho việc
tận dụng thủy triều tuới tiêu tự chảy vào các tháng mùa khô, còn cách xa sông thì
việc tưới tiêu khó khăn hơn.
23
– Đặc điểm thổ nhưỡng: xã Phú Tâm có 4 loại đất cụ thể phân chia như sau:
Đất phù sa không bị nhiễm mặm, phèn: có 3.235,28 ha chiếm 80% diện tích
đất tự nhiên của xã, phân bố tập trung nhiều ở ấp Phú Hòa A, Phú Hòa B, Phú
Thành A và một phần ở Phú Hữu. Đất này được khai thác từ lâu, hàng năm không
bị ngập nước, có hàm lượng phù sa lớn. Đất này được sử dụng để: canh tác lúa 3
vụ, trồng rau màu trên đất ruộng và cây ăn trái. Loại đất này còn có rất nhiều tiềm
năng, thích nghi cao trong việc sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn.
Đất phèn hoạt động (nông, sâu): có 17 ha, chiếm 0,2% diện tích đất tự
nhiên, tập trung nhiều ở Sóc Tháo nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông
nghiệp. Vì vậy trong việc sử dụng đất cần tăng cường bón phân lân, đồng thời chủ
động luân canh cây trồng hợp lý, tránh độc canh.
Đất xáo trộn (đất lên líp, thổ cư): loại đất này có 540 ha, chiếm 13,4% diện
tích đất tự nhiên, tập trung ở ấp Giồng Cát, Thọ Hòa Đông A, Thọ Hòa Đông B.
Đây là đất được hình thành từ việc thi công các công trình trủy lợi, giao thông, là
quỹ đất rất quý cho trồng cây lâu năm.
– Đặc điểm nguồn nước:
Do ảnh hưởng của chế độ bán thủy triều biển Đông, hệ thống kênh Quản Lộ

Phụng Hiệp, sông Sóc Trăng và sông Nhu Gia và các công trình thủy lợi điều tiết
tưới nước của Huyện được xây dựng trong những năm gần đây nên nhìn chung
nguồn nước tại xa Phú Tâm khá dồi dào, lưu lượng lớn rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.
– Đặc điểm thủy văn:
Do tác động của chế độ bán thủy triều nên tình hình thủy văn của xã Phú
Tâm diễn ra khá phức tạp. Trong năm ngập 2 lần, thường diễn ra vào tháng 10, 11
với diện tích bị ngập khoảng 750 ha, chiếm 21% diện tích đấ phù sa không bị
nhiễm mặn, phèn, tập trung vào 6 ấp trong 10 ấp của xã.
2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Phú Tâm
24
2.1. Phát triển kinh tế
Nền kinh tế của xã phát triển với tốc độ cao và tương đối ổn định. Tuy nhiên,
cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng khu vực I nhiều hơn
(từ 67,78% năm 1996 lên 72,25% năm 2002), khu vực II và khu vực III mặc dù có
phát triển nhưng với tốc độ không cao và không ổn định và có xu hướng giảm dần
từ 16,8% năm 1996 xuống còn 13,33% năm 2002 (khu vực II).
Có thực trạng này là do nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung là do ngân
sách của xã còn hạn chế, sự quan tâm đầu tư chưa đúng mức đến cơ sở hạ tầng
nông thôn của huyện, tỉnh cũng như Trung ương đối với xã còn yếu và không liên
tục.
Việc xây dựng cơ bản của xã chủ yếu là do nguồn vốn của người dân nên
đây là điều khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng của xã. Đối với người dân, đặc
biệt là người dân sống ở nông thôn luôn gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất.
Vì trách nhiệm và đôi lúc bị thúc ép nên người dân phải góp vốn vào việc xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn làm cho cuộc sống của người dân càng khó khăn
hơn. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa
phương phát triển, cuộc sống người dân thoải mái hơn và tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận chuyển cũng như đi lại của người dân.
2.2. Dân số và lao động

2.2.1. Dân số
Theo số liệu điều tra của Ban dân số xã, tính đến tháng 3 năm 2006 dân số
của toàn xã có gần 18.000 dân với khoảng 4.000 hộ, đông nhất trong 15 xã và một
thị trấn của huyện Mỹ Tú. Tốc độ tăng dân số tự nhiên tương đối thấp và có
khuynh hướng giảm từ 1,8% năm 1998 còn 1,55% năm 2002 và hiện nay là 1,3%.
Xã Phú Tâm có 4 dân tộc: dân tộc Kinh, dân tộc Khmer (34,74%), dân tộc Hoa, và
dân tộc Ấn, phần lớn dân tộc Hoa đều sống tập trung ở thị trấn, trung tâm xã. Tình
hình phân bổ dân cư không đồng đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, một
bộ phận ít sống ở thành thị.
Xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đô thị hóa, chợ nông thôn,
hiện xã có một chợ Phú Tâm rất phát triển và sung túc. Xã có lực lượng lao động
trẻ dồi dào – đây là nguồn lao động quý cung cấp cho nông nghiệp khi vào vụ thu
hoạch và cho các cơ sở ngành nghề nông thôn. Theo số liệu điều tra 05/10/2004 xã
25

×