Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tâm lý trẻ em trước khi phẩu thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.49 KB, 3 trang )

CHUẨN BỊ TÂM LÝ TRẺ EM TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT
Phẫu thuật và gây mê thường gây ra stress nậng nề về cảm xúc cho cả cha mẹ và trẻ em. Các
hậu quả này của stress có thể vẫn còn để lại dấu ân lâu dài sau khi xuất viện. Do vậy, thầy
thuốc gây mê trẻ em nên đảm bảo cho bệnh nhi tránh hậu quả nói trên cả sinh lý lẫn tâm lý.
Để giảm bớt mức thấp nhất stress xúc cảm do gây mê và mổ xẻ tạo ra, điều quan trọng
là người gây mê phải hiểu rõ các mốc phát triển tâm lý của trẻ em, cũng như dự đoán các tình
huống trẻ có thể cảm thấy bị đe dọa . Để loại trừ nguy cơ này, thường trước khi mổ , trẻ cần
được thăm khám tỉ mỉ và cần trọng hoặc dùng thuốc an thần nều động viên tinh thần chưa đáp
ứng đủ. Thăm khám trước mổ là dịp để đánh giá mức độ lo hãi về phái cha mẹ và trẻ cũng như
thể trạng chung cua trẻ.
I.

CHUẨN BỊ TÂM LÝ TRƯỚC KHI GÂY MÊ VÀ PHẪU THUẬT

Các yếu tố cảm xúc: Thường có 4 nỗi lo sợ mà trẻ phải trải qua khi nhập viện để phẫu thuật:
Sợ phải tách khỏi cha mẹ
Sợ đau hay bị thương tích
Sợ sẽ phạm lỗi lầm và bị trừng phạt vì không biết ứng xử như thế nào để làm vừa lòng
nhân viên y tế
Sợ mất quyến tự chủ, mất năng lực và mất quyền riêng tư
Mặc dù không phải tất cả trẻ nào cũng trải qua tất cả các nỗi lo hãi trên, song đáp ứng của mỗi
nhóm tuổi là điều có khả năng đóan trước, do vậy nên tiếp cận vấn đề theo lưá tuổi.
TRẺ CÒN BÚ : Trẻ còn bú được 6 tháng tuổi có thể đặt ra nhiều thử thách gay cấn
nhất đối với nhà gây mê song những rắc rối về mặt tâm lý do phẫu thuật có thể không
đáng kể. Vì trẻ chưa biết lạ nên dễ dàng chấp nhận một nhân viên y tế có lòng thương
cảm. Vì trẻ còn bú không có khả năng biểu lộ sự khó chịu hoặc sau này kể lại những
cảm giác khó chịu nên ta cho rằng tác động tâm lý không đáng kể.Tuy nhiên cũng có
bằng chứng trẻ còn bú rất nhỏ bị mất đi tập quán bú mẹ trước đó chẳng hạn. Vì thế chỉ
cần nhẹ nhàng và giải thích khi tách trẻ ra khỏi mẹ. Lúc đó chuẩn bị tâm lý cho cha
mẹ bằng cách giải thích quy trình phẫu thuật cho họ yên tâm. Thuốc gây mê là
thuốc nhằm làm dịu bớt đáp ứng của dây thần kinh phế vị chi phối tim mạch mà thôi.


TRẺ CÒN BÚ TRÊN 6 THÁNG TUỔI VÀ TRƯỚC KHI ĐẾN TRƯỜNG : Giưã 6 tháng
và 5 tuổi , trẻ thuộc nhóm đặc biệt dễ nhạy cảm và hầu như bao giờ cũng trãi qua nỗi lo
hĩa trong lần nhập viện đầu tiên: sợ tách mẹ, sợ đau và sợ người lạ, vật lạ. Trẻ em
lứa tuổi này có khả năng nhận ra những môi trường xa lạ . Chúng trở nên lo hãi khi phải
cách xa cha mẹ. Ngoài ra chúng tự dự đoán sự đau đớn trên những kinh nghiệm trong
quá khứ song chúng không thể lý giải hoặc chấp nhận những lới giải thích của nhân
viên y tế hoăc bộc lộ những nỗi lo sợ và lo hãi của mình mà chỉ kêu khóc mà thôi.
Những nỗi lo sợ của chúng có thể nghiêm trọng đến mức biểu hiện bằng đủ mức độ
thoái lùi sau xuất viện


TUỔI HỌC TRÒ VÀ TUỔI THIẾU NIÊN: Qúa trình chin muối và lớn lên là một quá trình
trẻ học cách thích nghi các ứng xử của mình với các tình huống mới và kiiểm soát xung
năng. Việc tách cha mẹ là thường lệ và được trẻ vui vẻ chấp nhận, song việc nhập viện
vẫn tạo ra một loạt các tình huống mới mẻ mà đứa trẻ chưa chuẩn bị. Vì thế trẻ không
những lo hãi về mọi thứ xa lạ mà còn không biết nên ứng xử như thế nào cho phù hợp
với môi trưòng bệnh viện. Càng lớn lên với tâm lý phát triển hơn , trẻ càng nhạy cảm vì
sợ mất sự tự kiểm soát và tính tự chủ sau cùng là sợ đau mà quan trọng hơn sợ
thương tích hay bị què cụt. Trẻ lớn sẽ có ý thức sâu sắc về cái tôi và trí tưởng tượng
sinh động làm méo mó thực tại.
II.
CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI NHẬP VIỆN
Nói thật với trẻ biết về cuộc phẫu sắp tới nếu không trẻ sẽ sinh nghi ngờ và giảm lòng
tin với người lớn (cha mẹ hoặc nhân viên y tế). Người đầu tiên nói cho trẻ về cuộc giải
phẫu thường là thầy thước ngoại khoa hoặc cha mẹ. Chỉ nên nói vài ngày trước khi mổ
và dùng khái niệm tổng quát không nên quá chi tiết. Từ đó, nhóm phẫu thuật có cơ hội
giải thích cho trẻ về những lỗi lo hãi riêng.
Phải tách khỏi cha mẹ là nỗi lo thật sự , song đa số bệnh viện có chủ trương để cha mẹ
được ở lại với con suốt 24 giờ trong thời gian vào viện. Một số bệnh viện còn để cha mẹ
ở bên con lúc tiến hành khởi mê Trong trường hợp này có thể khởi mê bằng barbbituric

đặt trong trực tràng hoặc cho ngữi thuốc mê. Việc tiến hành cho ngữi thuốc mê được
thực hiện trong một phòng riêng cạnh phòng mổ.
Những trẻ lớn, vì đã quen tách mẹ tách cha mẹ trong những giờ đến trường rồi nên có
thể dạo quanh phòng mổ, không có cha mẹ đi theo, cho đỡ sợ. Điều này rất nên làm
nếu đứa trẻ được giải thích trước đầy đủ những gì nó phải rải qua. Làm hỉam nỗi lo sợ
là một phương diện quan trọng trong việc chuẩn bị tâm lý. Những bệnh viện có đủ điều
kiện, trước khi nhập viện hay trong thời gian chờ đợi nên có kế hoạch giới thiệu cho trẻ
biết về bệnh viện và nhân viên phục vụ không làm cho trẻ sợ. Các chương trình này bao
gồm việc cho chùng xem cuốn phim về nhập viện và cho trẻ tham quan các cơ sở liên
quan của bệnh viện. Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cũng giúp đứa trẻ đỡ sợ về quang cảnh bệnh
viện. Nên khuyến khích trẻ khi vào viện được mang theo những đồ vật ở nhà thân thiết
với trẻ như khăn, mền, đồ chơi quen thuộc, thú bông hoặc búp bê tạo cho chúng bầu
không khí thân quen và an toàn.
III.
CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ
Cuộc gặp mặt trước khi mổ với bệnh nhi và gia đình không những là trách nhiệm của
thầy thuốc gây mê mà còn là cơ hội quan trọng vì trong cuộc gặp gỡ cá nhân như vậy ta
có thể biết thêm được nhiều điều cần thiết. Ngoài ra , nó là cơ hội gây được lòng tin với
bệnh nhi và nhận được lòng biết ơn về phía cha mẹ nếu có mặt họ ở đó.
Bác sĩ gây mê nên dắt bệnh nhi đi dạo với áo blouse như trong phòng khám để hôm sau
chính thức đưa tới phòng mỗ thì trẻ đã làm quen với người gây mê rồi. Tốt nhất là bs
gây mê gặp bệnh nhi của mình trước khi mổ mặc dù khi nhập viện không thể làm được
như vậy. trong lần thăm khám này, bs gây mê không được làm bất kỳ thủ thuật nào có
thể gây đau đớn hay sợ hãi cho bệnh nhi và cần tạo ra một quan hệ chân thành và thoải
mái với bệnh nhi. Một trong cách tốt nhất là giúp trẻ tự khẳng định mình là ai và có thể


làm được gì? Khi nào trẻ tỏ ra cởi mở thì dễ dàng nhận lời khen về vất cứ việc nào nó
hoàn thành. Trẻ lớn thích nghe kể về vật cưng và những dự định của nó . Bằng cáh trao
đổi với nó những chuyện như vậy ta có thể hòa nhập vào cõi lòng và chiếm được lòng

tin của trẻ.
Bs gây khi tạo được niềm tin đối với bệnh nhi thì xem như đã hoàn thành hai nhiệm vụ
quan trọng: an ủi lớn lao với trẻ vừa có cơ hội vô giá khi tiến hành khởi mê. Đối với
những trẻ pahỉ trở lại phòng mổ nhiều lần thì quan hệ như vậy càng hữu ích. Nên giải
thích cho trẻ biết những sự kiện diễn ra trong lúc gây mê và phẫu thuật. Nên mô tả bằng
lời lẽ quen thuộc như cầm lấy mặt nạ hoặc nói hãy nghủ đi nên tránh dùng thuật ngữ
làm cho trẻ sợ hãi. Phải nói cho trẻ biết trẻ sẽ tỉnh dậy sau khi mổ xong ngay trên
giường nằm, có thể tại phòng hồi tỉnh hoặc cũng có thể tại phòng điều trị tích cực, tùy
theo điều kiện thích hợp.
BS gây mê cũng phải nhấn mạnh trong lúc thiu thiu ngủ hoặc mang mặt nạ, trẻ sẽ không
cảm thấy đau đớn hoặc không nhận biết gì về cuộc mổ cả. Cùng nên nói cho trẻ biết
điều gì xảy ra sau khi trẻ tỉnh dậy.
Sợ đau là lý do chinh đáng của trẻ và cả người lớn nữa. BS gây mê ngày càng thấy rõ
việc khống chế cảm giác đau sau mổ ở trẻ là chưa thỏa đáng và kỹ thuật này cần được
cải thiện. Do vậy, lần thăm khám trước mổ cũng khiến trẻ khỏi sợ đau một cách thỏa
đáng sau khi mổ sẽ có lợ là giảm nỗi sợ hãi những lần nhập viện và giải phẫu sau này.
Để giảm nhẹ lo hãi và tính tự chủ ở trẻ lớn, cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào việc lập kế
hoạch nhập viện sắp tới, còn bs gây mê khuyến khích trẻ trong lần thăm khám trước
mổ, được tham gia vào việc đưa quyết định chọn thuốc tiêm hay thuốc ngũi để khởi mê
chẳng hạn.



×