Chia sẻ về phương pháp học tiếng Anh
Trong ý thức của mỗi người, hẳn ai cũng ấp ủ những dự định lớn lao cho công
việc, cuộc sống. Và để đạt được nó, không có cách nào khác là phải vượt qua
những thử thách, chông gai, khó khăn trên con đường phía trước. Tiếng Anh là
một rào cản trong số những rào cản đó. Nó cản trở chúng ta tiếp cận với nguồn
tri thức phong phú bên ngoài, nó ngăn cản chúng ta hội nhập với thế giới, nó
cản trở chúng ta khi đi xin việc, cản trở chúng ta trên con đường thăng tiến…
Chúng ta cần giỏi tiếng Anh và mong muốn sở hữu nó. Nhưng thành công
không đến với tất cả mọi người. Đa số chúng ta vẫn đang chìm trong một mớ
bòng bong chưa có lối thoát, chúng ta mất phương hướng về cách học, phương
pháp học để đạt tới mục đích.
Tiếng Anh nói riêng và những môn học khác nói chung, muốn học tốt nhất định
bạn phải cần có một phương pháp học tập thích hợp. Mỗi người thích hợp với
một phương pháp học tập riêng và người nào sớm tìm ra cho mình phương
pháp học thích hợp tôi tin rằng người đó sẽ sớm chinh phục được tiếng Anh
một cách dễ dàng. Nhưng tìm được phương pháp học phù hợp cho mình không
phải là dễ dàng và thường phải mất khá nhiều thời gian bạn mới có thể định
hình nó một cách tương đối.
Hiện đã có rất nhiều bài viết nói về các phương pháp học tiếng Anh. Phương
pháp nào cũng thấy đúng, thấy hay, nhưng không phải phương pháp nào cũng
phù hợp, cũng giúp bạn học tốt. Quá nhiều phương pháp học sẽ khiến bạn bị
phân tâm, mất phương hướng. Kết quả là trình độ của bạn vẫn không tiến bộ
được bao nhiêu nếu không muốn nói vẫn chỉ ở trong cái vòng luẩn quẩn.
Tôi từ bé chỉ yêu thích các môn tự nhiên, các môn xã hội thì rất kém, đặc biệt là
môn tiếng Anh. Có một điểm chung ở những môn học kém đấy là: đã dốt môn
gì thì càng lười học, càng sợ học, dẫn đến việc càng kém, càng không biết gì về
môn ấy. Thi đại học khối A là một lý do không thể tốt hơn để biện minh cho
việc yếu kém của tôi trong môn học này. Đậu vào đại học Kinh tế quốc dân, tôi
được xếp vào lớp tiếng Anh trình độ A, trình độ dành cho những người “mới
bắt đầu học tiếng Anh”. Kỳ học đầu tiên điểm tổng kết của tôi là 7.0 do kiến
thức lúc ấy còn dễ và tôi cũng có học ít nhiều ở cấp 3. Nhưng những kỳ học sau
điểm tổng kết cứ lùi dần: kỳ 2 là 6.5; kỳ 3 là 5.7 đến kỳ 4 tôi phải thi lại khi bài
thi cuối kỳ chỉ được 3.5.
Và nếu mọi chuyện vẫn cứ tiếp tục như vậy, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ học tốt
được nếu không tìm thấy phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho mình để sau
đó, vào năm 3 đại học, môn “Kỹ năng chuyên ngành bằng tiếng Anh” của tôi
được 8.5 điểm, và đến năm thứ 4 tôi đã bắt đầu đi dạy tiếng Anh, chia sẻ kinh
nghiệm và kiến thức cho những người khác.
Và ở đây, tôi xin được chia sẻ đôi điều với các bạn về phương pháp học tiếng
Anh của mình, có thể chưa phải là phù hợp với tất cả mọi người, nhưng tôi hi
vọng sẽ có những bạn tìm thấy phương pháp học thích hợp cho mình.
Đa phần chúng ta vẫn đang học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống, đó
là học ngữ pháp và làm bài tập. Thế nhưng khi bắt tay vào làm bài tập, cái khó
khăn đầu tiên chúng ta gặp phải không phải là vì cấu trúc của nó khó. Khó khăn
đầu tiên chúng ra gặp phải là từ mới trong đó quá nhiều. Cứ làm mỗi câu bài
tập chúng ta lại gặp ít thì một vài từ; nhiều thì ba, bốn từ. Ban đầu việc tra từ
còn dễ dàng vì lượng từ mới ít, nhưng khi làm đến bài thứ 10, bài thứ 20 …
lượng từ mới nhiều khiến chúng ta mất nhiều thời gian để tra từ hơn, làm chúng
ta sớm nản chí. Cũng vì phải dành nhiều thời gian cho từ mới nên việc tập
trung vào kiến thức ngữ pháp sẽ ít đi, dẫn đến việc nhiều bạn bỏ rất nhiều thời
gian ra học, nhưng vẫn không tài nào nhớ được cấu trúc của các thì đơn giản.
Vậy học ngữ pháp thế nào cho đúng?
Trước khi học một bài ngữ pháp nào, hãy học tất cả những từ vựng có trong bài
đó trước! Bài học trong lớp học của tôi được biên soạn dựa trên cách học này
và kết quả là không chỉ nhớ kiến thức ngữ pháp nhanh hơn mà còn nhớ được từ
vựng lâu hơn do được tiếp xúc nhiều lần với từ vựng đó trong quá trình làm bài
tập.
Học từ vựng phải học như thế nào?
Học từ mới hôm nay và quên ngay vào ngày hôm sau là tình trạng mà rất nhiều
người gặp phải. Cảm giác xem lại những từ vừa mới học mà không thể nhớ
được nghĩa dù từ đó đã học rất kỹ thật là một điều hết sức khó chịu. Tôi thường
nguyền rủa bản thân mình mỗi khi như vậy, nghi ngờ trí nhớ và khả năng của
chính mình. Lượng từ vựng là rất nhiều, và bạn sẽ phải tập quen với điều đó.
Nhớ để rồi quên, quên để rồi nhớ, một từ phải học đi học lại rất nhiều lần thì nó
mới là của mình được.
Việc học từ vựng cũng tuân theo quy luật “lợi ích cận biên giảm dần” trong
kinh tế học. Tức là việc bạn học 3 lần, mỗi lần 10 phút trong một ngày thì tốt
hơn việc bạn học 30 phút một lúc. Một công thức bạn nên nhớ nằm lòng đó là:
“Little + Often is better than Lot + Sometimes”
Ở lớp học của tôi hiện đang áp dụng phương pháp học bằng Flashcards.
Phương pháp học bằng Flashcards là một phương pháp học tập tiến bộ và nó sẽ
giúp các bạn học từ vựng một cách có hiệu quả cao. Các bạn nên tìm hiểu về
Flashcards và nếu không có điều kiện sở hữu thì cũng có thể tự làm nó một
cách không mấy khó khăn.
Và hẳn nhiên việc học từ vựng không thể tách rời với việc học ngữ âm. Nếu
như ở tiếng Việt có 5 thanh điệu thì ở tiếng Anh có trọng âm, và việc nhấn sai
trọng âm cũng sẽ làm thay đổi nghĩa của từ. Hoặc một từ có nhiều cách đọc và
mỗi cách đọc sẽ mang một nghĩa khác.
Ví dụ:
- Desert: nếu là danh từ thì nó đọc là [ˈdezət], trọng âm được nhấn vào âm tiết
thứ nhất và nó có nghĩa là sa mạc.
- Desert: nếu là động từ thì nó đọc là [dɪˈzɜːt], trọng âm được nhấn vào âm tiết
thứ hai và nó có nghĩa là từ bỏ.
Và rất nhiều ví dụ khác nữa như: export, read, live, tear ….
Hiện nay có rất nhiều từ điển có sẵn phần phát âm để bạn có thể nghe và thực
hành! Bạn có thể dùng từ điển “Longman dictionary of Contemporary English
5th edition” hoặc “Oxford advanced learner’s dictionary 8th edition”. Tôi
khuyên dùng từ điển của Oxford. Bạn có thể down bản đã crack theo link sau:
Trích:
/> /> /> /> />
Các bạn download 6 parts về . Để cùng 1 chỗ rồi giải nén bằng Winrar rồi cài
đặt từ điển như bình thường (chạy file .iso bằng ổ đĩa ảo), sau đó copy file
oald8.exe đi kèm với bộ cài đặt và paste đè lên file oald8.exe cũ ở thư mục cài
đặt trên ổ cứng, thường là C:/Program Files/Oxford/OALD8. Sau đó mở từ
điển bình thường.
Những điều nêu trên sẽ giúp các bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở trình độ
cơ bản, tức là nói ở mức độ chậm. Nếu muốn tiến xa hơn bạn cần phải cải thiện
kỹ năng nghe cũng như kỹ năng nói.
NÓI đơn giản là sự bắt chước. Để nói hay, nói chuẩn, trôi chảy và tự nhiên bạn
hãy bắt chước lại những gì mà bạn nghe được khi xem phim ngôn ngữ tiếng
Anh, hát bài hát tiếng Anh… Hãy nói theo họ và đừng cố dịch nó ra tiếng Việt
theo kiểu word by word, chỉ cần bạn nắm được ý của câu đó là được.Bạn nhại
càng chuẩn, bạn nói tiếng Anh càng hay!
Trong những năm gần đây xuất hiện phương pháp “Effortless English” được
đánh giá khá cao trong việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh. Chủ ý của tác giả
là muốn đưa ra một phương pháp học ngoại ngữ “như một đứa trẻ” tuy nhiên
nó vẫn sẽ là quá sức và dễ nhàm chán đối với các bạn mới bắt đầu học, hay
trình độ tiếng Anh còn chưa cao, chưa có một lượng từ vựng kha khá.
Luyện nghe thì có hai phương pháp để luyện nghe tiếng Anh, đó là nghe thụ
động và nghe chủ động. Đã có nhiều người phân tích phương pháp này nhưng ở
đây tôi cũng xin được nói sơ qua.
Nghe thụ động là việc nghe tiếng Anh mà bạn không cần phải nhập tâm vào nó,
hệt như việc bạn vừa nghe nhạc vừa làm bài tập vậy. Hãy bật đĩa tiếng Anh lên,
để nó nói liên tục trong khi bạn vẫn làm công việc của bạn, không cần để ý đến
nó đang nói gì. Điều này sẽ giúp trí não bạn dần hình thành phản xạ tự nhiên
trong việc nghe ngữ điệu của tiếng Anh.
Nghe chủ động là việc bạn tập trung hoàn toàn vào việc nghe tiếng Anh, cố
gắng hiểu nó đang nói cái gì, cách lên giọng xuống giọng, nối âm, nuốt âm …
ra làm sao.
Trong nói tiếng Anh thường có hiện tượng nối âm và nuốt âm nghe sẽ khác
nhiều so với khi bạn nói chậm, vì thế việc nghe kỹ, kết hợp với xem phần lời
script sẽ giúp bạn nắm bắt được các kỹ năng này.
Và dù là trong việc học tiếng Anh hay bất cứ môn nào, hay làm bất cứ việc gì
khác, để đạt được kết quả cao thì cũng đều đòi hỏi bạn phải đặt ra cho mình
một mục tiêu, lập ra những kế hoạch và hoàn thành nó.
Chúc các bạn thành công trong việc học tiếng Anh!