TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN
KĨ THUẬT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Đề tài: Vấn đề ô nhiễm bụi trong giao thông vận tải ở Việt
Nam và các biện pháp kiểm soát
SVTH : Nguyễn Viết Thùy Linh
Võ Bảo Ngọc
Phonsouninh Saydarasouk
LỚP : KTMT- K52
HÀ NỘI THÁNG 11/2010
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Giao thông vận tải là hoạt động phát sinh các khí thải đáng kể, đặc biệt
là trong các khu đô thị. Theo xu hướng chung khi các khu công nghiệp được
chuyển ra xa đô thị thì giao thông vận tải chính là nguồn gây ô nhiễm chính.
Chúng ta có thể thấy rõ thực trạng đấy trên các tuyến đường ở Hà Nội. thành
phố Hồ Chí Minh… Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi đã trở nên
rất nghiêm trọng ở các thành phố lớn trên cả nước. Nhưng để kiểm soát được
ô nhiễm bụi thì rất khó khăn và phức tạp về mặt kinh tế - kỹ thuật. Sau khi
tham khảo các tài liệu nhóm chúng em xin được trình bày một số vấn đề về ô
nhiễm bụi trong giao thông, và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm bụi.
2
Phần I. Vấn đề ô nhiễm bụi
1.Bầu khí quyển và sự ô nhiễm không khí
Khí quyển là lớp vỏ khí bao quanh Trái đất, cấu trúc có thể chia làm các tầng đối
lưu, bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt và tầng điện ly. Khí quyển được cấu tạo bởi
nhiều hợp chất khác nhau; trong khí quyển có khoảng 50 hợp chất hóa học được tạo
nên bởi hàng loạt phản ứng cân bằng với nhau.Khi thành phần các chất này thay đổi,
với một cường độ đủ lớn, trong một thời gian đủ dài, thì khí quyển đã bị ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần không khí mà có thể hoặc có xu
hướng có hại cho đời sống của con người, động vật, thực vật và tài sản. Sự thay đổi
thành phần có thể là sự xuất hiện chất mới, hoặc sự thay đổi hàm lượng các chất có sẵn
trong không khí mà thông thường là sự gia tăng hay dư thừa.
Chất gây ô nhiễm không khí chia thành 2 loại là:
Chất ô nhiễm sơ cấp là những chất vào môi trường trực tiếp từ nguồn thải, gồm
bụi, SO
2
, CO, NO
x
, hydrocacbon,…
Chất ô nhiễm thứ cấp được tạo thành thông qua các phản ứng giữa các chất ô
nhiễm sơ cấp và các thành phần thông thường của khí quyển, ví dụ như SO
3
, H
2
SO
4
,
HNO
3
,…
Nguồn gây ô nhiễm không khí có thể là do tự nhiên hay con người với các hoạt
động phát triển kinh tế xã hội như các quá trình công nghiệp, đốt nhiên liệu, giao thông
vận tải, tiêu hủy chất thải rắn,... Và chúng ta chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu nguy cơ
gây ô nhiễm do chính con người tạo ra.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên môi trường, hiện nay, môi trường không khí
trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung là tương đối tốt, nhưng chất lượng môi trường
không khí ở các thành phố lớn, tại một số khu công nghiệp và làng nghề đang ngày
càng suy giảm.
3
Trong ô nhiễm không khí, thì ô nhiễm bụi là một trong những vấn đề rất lớn,
được quan tâm hàng đầu đối với những nước đang phát triển như ở Việt Nam. Ô nhiễm
bụi do nhiều nguyên nhân, hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, hoạt động dân
sinh và đặc biệt là hoạt động giao thông vận tải.
2.Vấn đề ô nhiễm bụi do giao thông vận tải (GTVT)
2.1.Khái niệm, phân loại bụi và nguyên nhân phát thải từ GTVT
2.1.1.Khái niệm
Bụi là những hạt rắn hay nửa lỏng hoặc lỏng có kích thước nhỏ bé, thường nằm
trong khoảng 1,01–1000 µm , tồn tại ở trạng thái lơ lửng trong không khí.
Khi nghiên cứu và quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm, người ta thường chia bụi
thành các loại bụi lắng, bụi lơ lửng tổng số, bụi PM
10
, PM
2,5
.
2.1.2.Nguyên nhân phát thải bụi từ hoạt động GTVT
Giao thông vận tải gồm nhiều loại hình : đường bộ, đường sắt, đường thủy và
đường hàng không. Nhưng giao thông đường bộ mới là nguồn phát phải nhiều bụi nhất
và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, trong bài chúng ta sẽ chỉ đề cập
đến ô nhiễm bụi do giao thông vận tải đường bộ
* Bụi cuốn theo
Bụi cuốn theo là các loại bụi được không phải sinh ra do hoạt động của động cơ mà do
xe cuốn theo từ các công trường xây dựng, các bãi khai thác, hoặc rơi ra từ xe trong
quá trình vận chuyển. Bụi cuốn theo gồm bụi lắng và bụi lơ lửng.
* Bụi do các phương tiện giao thông phát thải sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên
liệu của động cơ
Thành phần khí thải của động cơ xe máy, ô tô hầu hết đều gồm những thành
phần sau: các chất khí độc hại như CO, CO
2
, NO
x
, SO
2
; hơi xăng dầu (C
m
H
n
, VOC);
nhiên liệu và dầu bôi trơn chưa cháy hết, benzen, toluene, xylene, bụi chì (hiện nay hầu
như không còn).
Trong đó, chúng ta quan tâm tới:
PM là chất dạng hạt trong khí thải bao gồm các hạt rắn cùng với nhiên liệu và dầu
bôi trơn bám dính theo . Các hạt rắn gồm cacbon tự do, muội than hay còn gọi là bồ
hóng sinh ra do phân hủy nhiên liệu và dầu bôi trơn, các phụ gia nhiên liệu, các hạt và
vảy tróc do mai mòn. Các hạt này dễ dàng hấp phụ lên bề mặt các chất hữu cơ độc hại
trong khí thải đặc biệt là PAH – những hydrocacbon thơm đa vòng giáp cạnh (90%
PAH trong không khí nằm trên bụi PM
10
).
Khí NO
x
(chủ yếu là NO, NO
2
) và SO
2
kết hợp với một số thành phần khác trong
khí thải tạo thành các hạt rắn nitrat, sunfat, chiếm một phần đáng kể trong bụi PM
10
.
4
Các khí SO
2
, NO
x
, khi ra ngoài khí quyển sẽ tác dụng với hơi nước tạo thành các giọt
axit H
2
SO
4
, HNO
3
, các giọt này hấp phụ lên các hạt bụi lơ lửng trong không khí, tạo
thành các hạt bụi nửa lỏng, mất khá nhiều thời gian tồn tại trong khí quyển rồi mới
lắng đọng. Tuy nhiên chúng ta không thể đo đạc và đánh giá chính xác rằng có bao
nhiêu phần trăm các khí này chuyển vào bụi thứ cấp, mà chỉ có thể phần nào nhìn nhận
sự có mặt của loại bụi này thông qua sự phát thải khí NO
2
và SO
2
.
Thành phần và lượng phát thải của phương tiện phụ thuộc nhiều vào loại phương
tiện, chất lượng phương tiện và nhiên liệu, chế độ hoạt động có ổn định hay không.
2.2.Hiện trạng ô nhiễm bụi do GTVT đường bộ ở Việt Nam
2.2.1.Sự bùng nổ phương tiện giao thông cơ giới
Trong thời gian qua số lượng phương tiên giao thông vận tải tăng nhanh, đặc biệt là
trong các đô thị. Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí.(Biểu đồ 1.5)
Số lượng phương tiện tập trung rất nhiều tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh, gây nên tình trạng ô nhiễm bụi khá nghiêm trọng.
Số phương tiện được đăng ký và quản lý tại TP. Hồ Chí Minh là trên 3,1 triệu xe
(tính đến 8/2006), trong đó có hơn 2,8 triệu xe máy (chiếm trên 91%) và gần 300 nghìn
xe ôtô các loại, chiếm 1/4 số phương tiện cả nước, chưa tính số lượng xe máy do người
ngoài thành phố đến tạm trú mang theo (Nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí
Minh,2007) (Biểu đồ 1.7)
5
Cũng như Tp.HCM, tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới những
năm gần đây tăng mạnh. Trung bình lượng ôtô hàng năm tăng 11%, xe máy tăng
khoảng 15% (Nguồn: Bộ GTVT). Theo số liệu của Sở TNMT&ND Hà Nội, đến hết
tháng 6/2007, tổng số xe máy đăng ký của thành phố đã vượt 1.8 triệu chiếc, chưa tính
khoảng 400 nghìn xe máy vãng lai từ các vùng lân cận hoạt động trên địa bàn.(Biểu đồ
1.9)
Giai đoạn 2005 – 2006, lượng tiêu thụ xăng dầu thực tế đã tăng thêm trên 770 nghìn
tấn ( tăng hơn 2 lần so với mức tăng của tổng lượng tiêu thụ giai đoạn 2004 –
2005).Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất độc hại
6
trong đó có bụi. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc gia thì giao thông vận tải
chiếm tỷ trọng lớn nhất (Biểu đồ 1.2)
Cơ cấu phương tiện đi lại hiện nay ở các đô thị đều tập trung vào các phương
tiện cá nhân. Tại Tp. Hồ Chí Minh, phương tiện công cộng chỉ đáp ứng được khoảng
5% nhu cầu, trên 70% người dân dùng phương tiện cơ giới cá nhân trong đó chủ yếu là
xe máy (Nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007).
Dự báo, với tốc độ tăng trưởng lượng xe cơ giới là 10 – 20% mỗi năm thì dự báo đến
năm 2010 số lượng xe được đăng ký tại Tp.Hồ Chí Minh là 4.200.000 – 5.400.000 xe
máy và 700.000 – 900.000 ôtô (Cục thống kê Tp.HCM). Với đà tăng trưởng đó, cùng
với việc không có chính sách cải thiện môi trường không khí, thì dự báo thải lượng các
chất ô nhiễm không khí từ hoạt động GTVT đến 2010 sẽ tăng 2 – 5 lần.
2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới phát thải
Phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng
xe. Xe ôtô, xe máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại đã qua nhiều năm sử dụng
nên có chất lượng kỹ thuật thấp, hiệu suất sử dụng nhiên liệu thấp và nồng độ chất độc
hại và bụi trong khí xả cao.
Bên cạnh chất lượng phương tiện, vấn đề chất lượng nhiên liệu sử dụng cho phương
tiện cũng ảnh hưởng tới chất lượng khí xả phát thải.
Phương tiện giao thông chạy xăng phát thải các khí ô nhiễm nhiều hơn hẳn so với
phương tiện giao thông chạy dầu diesel. Ngược lại, phương tiện chạy dầu diesel lại
phát thải bụi nhiều nhất (Biểu đồ 2.4)
7