Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP cơ bản PHÂN TÍCH rủi RO dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.98 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI

CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN PHÂN TÍCH
RỦI RO DỰ ÁN

Nhóm 5

Page 1


MỤC LỤC
I.Phương pháp độ lệch chuẩn..........................................................................4
1. Khái niệm:.............................................................................................................4
2. Mục đích:...............................................................................................................4
4. Công thức tính:.....................................................................................................4
5. Ví dụ:......................................................................................................................5
6. Ưu, nhược điểm:...................................................................................................5

II.Phương pháp phân tích độ nhạy:................................................................6
1.Khái niệm: .............................................................................................................6
2.Mục đích:................................................................................................................6
3.Các bước thực hiện:...............................................................................................6
4.Trường hợp vận dụng:...........................................................................................6
5.Ví dụ:.......................................................................................................................7
6.Ưu, nhược điểm của phân tích độ nhạy:...............................................................8

III.Phương pháp tình huống:..........................................................................9
1.Khái niệm:..............................................................................................................9
2. Mục đích: ..............................................................................................................9
3.So sánh giữa phương pháp độ nhạy và phương pháp tình huống:.....................9
4.Các bước thực hiện:...............................................................................................9


5.Ví dụ:.....................................................................................................................11
6.Ưu, nhược điểm:..................................................................................................11

IV.Phương pháp mô phỏng:..........................................................................12
1. Khái niệm:..........................................................................................................12
2. Các bước thực hiện:...........................................................................................12
3. Ví dụ:...................................................................................................................13
4.Ưu, nhược điểm:..................................................................................................15

Nhóm 5

Page 2


Lời mở đầu

Phân tích rủi ro là một bước rất quan trọng trong quá trình quản lý
rủi ro của dự án đầu tư. Chỉ khi có kết quả của phân tích rủi ro thì mới có
thể tìm ra các biện pháp quản lý chúng. Phân tích rủi ro là việc tìm thấy
trước, xem xét những kết quả và khả năng xuất hiện rủi ro trong những
tình huống, trợ giúp cho quá trình ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc áp
dụng phương pháp nào để phân tích rủi ro trong các dự án cụ thể tuỳ
thuộc vào quan điểm, trình độ của nhà quản lý rủi ro dự án, tuỳ thuộc vào
khả năng và điều kiện áp dụng của từng phương pháp trong những trường
hợp cụ thể. Để hiểu rõ hơn vầ vấn đề trên, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu chi tiết về một số phương pháp cơ bản, đó là: phương pháp độ lệch
chuẩn, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp tình huống và
phương pháp mô phỏng.

Nhóm 5


Page 3


I.

Phương pháp độ lệch chuẩn
1. Khái niệm:

- Phương pháp độ lệch chuẩn là phương pháp xác định độ phân tán (biến thiên)
của chỉ tiêu hiệu quả quay quanh giá trị kỳ vọng của nó, do nhiều nhân tố khác nhau,
chưa lường trước được.
Chỉ tiêu hiệu quả là các chỉ tiêu thể hiện mức độ hiệu quả của việc đầu tư dự
án (NPV, IRR,...). Thông thường dự án không cần phải phân tích sự biến động đối với
tất cả các chỉ tiêu NPV, IRR,… mà chỉ cần phân tích đối với NPV hoặc IRR là đủ.
Tuy nhiên, vì IRR được xác định xuất phát từ NPV , nên Trong phần thuyết trình này,
chúng ta chỉ xem xét đến chỉ tiêu NPV.

2. Mục đích:
- Phương pháp độ lệch chuẩn phản ánh sự mạo hiểm của dự án.

3. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định các chỉ tiêu hiệu quả ở các mức độ khác nhau (theo các tình
huống, hay trạng thái kinh tế khác nhau).
- Bước 2: Xác định xác suất(2) ở các mức độ khác nhau đó.
 Lưu ý: (2)Xác suất ở đây có thể được chủ đầu tư xác định một
cách chủ quan, hoặc cũng có thể là khách quan do rút ra từ số liệu
thống kê, và tổng số xác suất phải luôn bằng 1.
- Bước 3: Tính kỳ vọng toàn bộ của chỉ tiêu hiệu quả.
- Bước 4: Tính độ lệch chuẩn để xác định sự mạo hiểm của dự án.


4. Công thức tính:
- Kỳ vọng toán học (hoặc số trung bình) của chỉ tiêu hiệu quả (ở bước 3) được
xác định theo công thức sau:

- Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:

Trong đó:
i
n
Ri
Pi

Nhóm 5

: Các tình huống
: Số tình huống có thể xảy ra
: Trị số chỉ tiêu hiệu quả đang tính ở tình huống i
: Xác suất xảy ra tình huống i
: Kỳ vọng toán học của chỉ tiêu đang tính
: Độ lệch chuẩn của chỉ tiêu đang tính

Page 4


5. Ví dụ:
Tình huống (i) Xác
(Pi)
Bi quan
Trung bình

Lạc quan

suất
0.2
0.6
0.2

Dự án A
đồng)
400
600
700
580
97,98

NPV (Ri)
(triệu Dự án B
đồng)
0
600
1100
580
348,71

(triệu

- Nhận xét:
+ Dự án A và B đều có cùng trị số kỳ vọng toán học về chỉ tiêu NPV
+ Độ lệch chuẩn của dự án A nhỏ hơn của dự án B.
Vậy chỉ tiêu NPV của dự án A ít phân tán hơn so với dự án B hay dự án

A ít bất trắc hơn dự án B. Vì thế, nên chọn dự án A để đầu tư.

6. Ưu, nhược điểm:
6.1 Ưu điểm:
- Phương pháp này giúp đánh giá các sai lệch có thể xảy ra đối với chỉ tiêu hiệu
quả và cung cấp khá toàn diện về các kết quả có thể có được từ các dự án khác nhau.
Được sử dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong các trường hợp thích hợp.
- Đối với các dự án có tính chất loại trừ, mang lại sự tin cậy hơn về các tác
động rủi ro và bất trắc trong các kết quả phân tích kinh tế so với bất kì phương pháp
tính toán nào khác.

6.2 Nhược điểm:
- Khó thu thập số liệu đầy đủ.
- Dựa trên ý kiến chủ quan.
Nhóm 5

Page 5


- Trong thực tế, phương pháp này ít được áp dụng do:
+ Khả năng xảy ra trường hợp hai dự án có cùng giá trị NPV kỳ vọng là
rất thấp.
+ Thông thường, phương pháp này được áp dụng để so sánh độ biến
thiên chỉ tiêu hiệu quả của các dự án khác nhau; trong khi trong thực tế, chúng
ta chỉ phải thẩm định từng dự án độc lập.

II. Phương pháp phân tích độ nhạy:
Câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong thảo luận về rủi ro của đầu tư thường là
“Điều gì có thể xảy ra?” tiếp theo là “Những biến số then chốt là gì?” Cả hai câu hỏi
trên đều được trả lời trong phân tích độ nhạy


1. Khái niệm:
Phân tích độ nhạy là phép tính hiện giá hoặc những thước đo về sinh lợi cho
nhiều giá trị của một hoặc nhiều biến số bị tác động trong quyết định đầu tư.
Ví dụ : giả sử một dự án đầu tư thì bị ảnh hưởng bởi doanh số và giá trị thu hồi.
NPV sẽ được tính toán lại tương ứng với sự kết hợp đa dạng trong biến đổi của doanh
số và giá trị thanh lý.

2. Mục đích:
Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án (hay của các chỉ
tiêu hiệu quả của dự án) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Nói cách
khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động
của yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả đó.
Phân tích dộ nhạy giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu
tố nào hoặc xem yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem
xét, để từ đó có biện pháp xử lý chúng trong quá trình thực hiện dự án.
Phân tích độ nhạy cho phép chúng ta xác định và lựa chọn những dự án có mức
độ an toàn cao. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi
những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hường không có lợi.

3. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định các nhân tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả cần xem xét của
dự án.
- Bước 2: Mô hình hóa (dạng toán học) các mối liên hệ tương quan giữa chỉ
tiêu hiệu quả và các nhân tố.
- Bước 3: Xác định tất cả các giá trị có thể xảy ra của các nhân tố và phạm vi
biến động của chúng.
- Bước 4: Dựa trên việc lần lượt thay đổi giá trị của từng nhân tố (trong khi các
nhân tố còn lại được giả định là không đổi), tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Từ đó
rút ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả cuối cùng.


4. Trường hợp vận dụng:
- Đối với từng dự án: chúng ta cần xem xét trong các nhân tố liên quan, nhân tố
nào đóng vai trò quyết định đến chỉ tiêu hiệu quả dự án (nhân tố mà sự thay đổi của nó
gây ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của dự án).
- Khi xem xét nhiều dự án với nhau: đối với cùng một mức độ thay đổi của
cùng một nhân tố thì chỉ tiêu hiệu quả của dự án nào chịu tác động nhiều nhất.

Nhóm 5

Page 6


5. Ví dụ:
Công ty RC đang xem xét dự án đầu tư 5 triệu USD vào một nhà máy sản xuất
những sản phẩm bê tông như đá lát sàn, những bậc thang (làm sẵn) và trang trí nội
thất. Nhà máy này sẽ tạo ra doanh thu trung bình mỗi năm từ 2 triệu USD đến 5 triệu
USD. Chi phí cố định sau thuế là 500.000 USD và chi phí biến đổi sau thuế là 50%
doanh thu. Vòng đời dự án dự kiến là 5 năm và giá trị thu hồi của dự án phụ thuộc vào
giá đất vào cuối năm thứ năm. Do nhà máy được xây dựng tại KCN Tân Thuận, giá
trị thu hồi có thể tối thiểu là 1 triệu USD và tối đa là 3 triệu USD. Chi phí sử dụng
vốn là 10%.
Ta có: (đơn vị tính 1000 USD)
+ Doanh thu:
+ Dòng tiền sau thuế:

DT є [2000; 5000]
CFt = DTt – (CPCĐt sau thuế + CPBĐt sau

thuế)

+ Chi phí sử dụng vốn:
+ Vốn đầu tư ban đầu:
+ Vòng đời dự án:
+ Giá trị thu hồi:

= DTt – (500 + 50% x DTt)
= 50% x DTt – 500, t =
r = 10%
C0 = 5000
n = 5 năm
SV є [1000; 3000]

 Giá trị thu hồi (SV) là giá trị thanh lý ước tính của tài sản khi
hết thời hạn sử dụng.
Như vậy, chỉ tiêu hiệu quả NPV của dự án tương ứng với các nhân tố liên quan
(mức doanh thu và giá trị thu hồi) như sau:
- Dựa theo công thức xác định NPV, ta có

 Lưu ý: trong trường hợp này, ta cộng thêm SV/ (1+r) 5 bởi vì
dòng tiền vào năm cuối cùng (năm thứ 5) ngoài doanh thu còn có
giá trị thu hồi từ đất.

DT

2000

2500

3000


3500

4000

4500

5000

1000
2000
3000

-2484
-1863
-1242

-1536
-915
-294

-588
33
654

359
980
1601

1307
1928

2549

2255
2876
3497

3202
3823
4444

SV

Nhóm 5

Page 7


a/ Trường hợp 1: Doanh thu cố định (tại mức 3.5 triệu) và giá
trị thu hồi tăng dần:

b/ Trường hợp 2: Giá trị thu hồi cố định (tại mức 1 triệu) và
doanh thu tăng dần

 Như vậy, qua hai trường hợp, ta nhận thấy chỉ tiêu hiệu quả NPV nhạy cảm hơn
với nhân tố doanh thu (nói cách khác, nhân tố quyết định đối với chỉ tiêu hiệu quả
NPV là doanh thu) do đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa NPV với doanh thu
có độ dốc lớn hơn đồ thị biểu thị mối tương quan giữa NPV với giá trị thu hồi.

6. Ưu, nhược điểm của phân tích độ nhạy:
6.1. Ưu điểm

- Đơn giản, dễ thực hiện.
- Thể hiện mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến các chỉ tiêu hiệu
quả một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó, nhận diện được các nhân tố quyết định.
- Giúp các nhà thẩm định xác định được giới hạn biến động tối đa của các nhân
tố mà dự án cho phép.
- Giúp nhà đầu tư hoạch định chiến lược kinh doanh sắp tới.

Nhóm 5

Page 8


6.2.

Nhược điểm:

- Giá trị và phạm vi biến động của các nhân tố dựa trên những phán đoán mang
tính chất chủ quan, nên trong nhiều trường hợp, khó có thể giúp nhà quản lý đưa ra
quyết định lựa chọn chính xác, dứt khoát.
Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục được nếu có cơ sở phân tích
thông tin thị trường đầy đủ, có độ tin cậy cao, cũng như phân tích được xu thế biến
động hợp lý.
- Chỉ xem xét, giả định một nhân tố thay đổi trong khi kết quả lại chịu tác động
của sự thay đổi của nhiều yếu tố cũng một lúc (giữa các yếu tố có mối quan hệ tương
tác lẫn nhau). Vì vậy, phương pháp này không thể hiện được sự tương quan giữa các
yếu tố cũng như thể hiện đúng bản chất sự biến động của chỉ tiêu nhân tố trong thực
tiễn.
- Không trình bày được xác suất xảy ra trong miền giá trị của mỗi nhân tố và
của các kết quả.
- Hạn chế trong việc đánh giá mức độ giao động hiệu quả của dự án.

- Phương pháp độ nhạy chỉ đưa ra mức độ thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả khi
các nhân tố liên quan thay đổi nhưng không đưa ra một giải pháp rõ rõ ràng đối với
vấn đề lựa chọn dự án. Nhược điểm này thể hiện rõ ràng hơn khi có nhiều dự án loại
trừ nhau được so sánh và người quản lý phải quyết định lựa chọn dự án tốt nhất để đầu
tư.

III. Phương pháp tình huống:
1. Khái niệm:
_ Phương pháp phân tích tình huống là phương pháp xác định sự thay đổi của
chỉ tiêu hiệu quả khi các nhân tố liên quan thay đổi đồng thời theo ba trạng thái kinh
tế (4).
(4)
Ba trạng thái kinh tế: bi quan, trung bình, lạc quan.

2. Mục đích:
Xem xét kết quả dự án trong tình huống tốt nhất ( doanh thu cao nhất, chi phí thấp
nhất…), trung bình, trường hợp xấu nhất (doanh thu thấp nhất, chi phí cao nhất, lạm
phát cao nhất…)

3. So sánh giữa phương pháp độ nhạy và phương pháp tình
huống:
Phương pháp độ nhạy
Số lượng nhân tố thay Chỉ một nhân tố thay đổi,
đổi
các nhân tố còn lại được
xem là cố định
Số giá trị thay đổi
Có thể rất nhiều (trong
phạm vi thay đổi)


Phương pháp tình huống
Tất cả các nhân tố liên
quan thay đổi đồng thời
theo các tình huống
Rất ít (bằng với số tình
huống đưa ra)

4. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xác định các nhân tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả cần xem xét của
dự án.
- Bước 2: Mô hình hóa (dạng toán học) mối liên hệ tương quan giữa chỉ tiêu
hiệu quả (NPV) và các nhân tố.
- Bước 3: Xem xét các tình huống có thể xảy ra:

Nhóm 5

Page 9


+ Tình huống bi quan: dự tính các giá trị của các yếu tố liên quan gây
bất lợi nhất cho dự án (giá bán thấp nhấp, lượng bán thấp nhất, chi phí cao
nhất,...)
+ Tình huống trung bình: các giá trị đưa vào tính toán được cho là hợp
lý nhất.
+ Tình huống lạc quan: dự tính các giá trị của các yếu tố liên quan có lợi
nhất cho dự án (giá bán cao nhất, lượng bán cao nhất, chi phí thấp nhất,...).
- Bước 4: Dựa trên việc thay đổi giá trị của các nhân tố liên quan (5), tính lại chỉ
tiêu hiệu quả xem xét.
(5)
Phương pháp phân tích tình huống thừa nhận rằng các yếu tố liên

quan có mối tương quan với nhau (khi nhân tố này thay đổi thì các nhân tố
còn lại cũng thay đổi theo). Do đó, phương pháp này được thực hiện trong
điều kiện các nhân tố thay đổi đồng thời.
- Bước 5: Tính giá trị kỳ vọng của chỉ tiêu hiệu quả. Từ đó đưa ra đánh giá và
quyết định lựa chọn dự án
+
> 0 : chấp nhận dự án.
+
< 0 : bác bỏ dự án.

Nhóm 5

Page 10


5. Ví dụ:
- Ta có: (đơn vị tính 1000 USD)
+ Doanh thu:
+ Dòng tiền sau thuế:

DT є [2000; 5000]
CF = DT – (CPCĐ sau thuế + CPBĐ sau

thuế)
= DT – (500 + 50% x DT)
= 50% x DT – 500
+ Chi phí sử dụng vốn:
r = 10%
+ Vốn đầu tư ban đầu:
C0 = 5000

+ Vòng đời dự án:
n = 5 năm
(3)
+ Giá trị thu hồi :
SV є [1000; 3000]
Như vậy, ta có thể xác định được các tình huống như sau:
+ Tình huống lạc quan:
• Dòng tiền sau thuế cao nhất: 2000

(Theo công thức trên, dòng tiền vào sau thuế là hàm bậc 1 phụ thuộc
vào biến doanh thu với hệ số góc dương. Do đó, dòng tiền đạt giá trị
lớn nhất khi doanh thu lớn nhất là 5000)

• Giá trị thu hồi lớn nhất: 3000
• Giả sử xác suất xảy ra tình huống là 20%
+ Tình huống trung bình:
• Dòng tiền sau thuế: 1250 (tại giá trị doanh thu trung bình là
3500)
• Giá trị thu hồi trung bình 2000
• Giả sử xác suất xảy ra tình huống là 60%
+ Tình huống bi quan:
• Dòng tiền sau thuế thấp nhất: 500
• Giá trị thu hồi nhỏ nhất: 1000
• Giả sử xác suất xảy ra tình huống là 20%
Tình huống
Bi quan
Trung bình
Lạc quan
H


Dòng tiền
sau thuế
500
1250
2000
980
728.04
0.74

Giá trị
thu hồi
1000
2000
3000

NPV
-2484
980
4444

- Dựa vào kết quả tính toán trên, ta thấy giá trị
chấp nhận dự án

Xác suất
(Pi)
0.2
0.6
0.2

NPV x Pi

-496.8
588
888.8

lớn hơn 0. Vì thế, ta

6. Ưu, nhược điểm:
6.1 Ưu điểm:
- Khắc phục được nhược điểm của phân tích độ nhạy

Nhóm 5

Page 11


+ Xác định được sự thay đổi chỉ tiêu hiệu quả khi các nhân tố liên quan
thay đổi đồng thời.
+ Thể hiện được xác suất xảy ra của các kết quả chỉ tiêu hiệu quả.

6.2 Nhược điểm:
- Một nhược điểm lớn của kỹ thuật phân tích tình huống là mỗi lần chỉ được
thực hiện với một tình huống. Do đó, việc sử dụng phương pháp tình huống trở nên rất
thủ công, đặc biệt là trong trường hợp cần phải xây dựng nhiều tình huống.
- Xác suất có được vẫn còn mang tính chủ quan.
Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phụ được nếu có cơ sở phân tích
thông tin thị trường đầy đủ, có độ tin cậy cao, cũng như phân tích được xu thế
biến động hợp lý.
- Vẫn chưa mô hình hoá được sự tương quan giữa các nhân tố.
- Cũng tương tự như kỹ thuật phân tích độ nhạy, phân tích tình huống không
tính tới xác suất xảy ra trong miền giá trị của mỗi nhân tố.


IV. Phương pháp mô phỏng:
1. Khái niệm:
Mô hình mô phỏng:
- Mô hình mô phỏng là một mô hình của hệ thống, được thực hiện một cách
hoàn chỉnh để xem xét hệ thống phản ứng như thế nào với những tình huống khác
nhau trong thực tế.
- Các mô hình mô phỏng thường được sử dụng để phân tích một quyết định
trong điều kiện có rủi ro, tức là mô hình mà khả năng biến động của một hay nhiều
các yếu tố không thể xác định được một cách chắc chắn. Các nhân tố này được hiểu
như là biến ngẫu nhiên và hành vi thay đổi của một biến ngẫu nhiên được mô tả bởi
phân phối xác suất.

Mô phỏng Monte - Carlo:
- Phương pháp Monte-Carlo (còn gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê), là
một phương pháp phân tích mô phỏng các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên (như
rủi ro trong dự án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng.

2. Các bước thực hiện:
- Thực chất, mô phỏng Monte-Carlo là lấy một cách ngẫu nhiên các miền giá
trị tiềm năng khác nhau cũng như phân phối xác suất đối với các biến chính của dự án,
từ đó tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích.
- Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thử
nghiệm. Kết quả của phương pháp này càng chính xác (tiệm cận về kết quả đúng) khi
số lần lặp lại các bước càng tăng.
- Các bước thực hiện phương pháp
+ Xây dựng mô hình mối liên hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả và các nhân tố
liên quan.
+ Xác định các nhân tố không chắc chắn
+ Xác định tính không chắc chắn

Nhóm 5

Page 12


• Xác định miền giá trị của từng nhân tố (tối thiểu và tối đa)
• Xác định phân phối xác suất
Các phân phối xác suất thông thường nhất là: Phân phối
xác xuất chuẩn, phân phối xác suất tam giác, phân phối xác suất
đều, phân phối xác suất bậc thang
+ Xác định mối tương quan giữa các nhân tố (giải quyết bằng phân tích
hồi quy)
• Tương quan đồng biến hoặc nghịch biến
• Độ mạnh, yếu của tương quan
+ Xây dựng mô hình mô phỏng: làm một chuỗi phân tích cho nhiều tổ
hợp giá trị tham số khác nhau
+ Phân tích các kết quả
• Các trị thống kê
• Các phân phối xác suất

3. Ví dụ:
- Mô hình mô phỏng được xây dựng bởi các phương trình sau:
+ Doanh thu:
DT є [2000; 5000]
+ Dòng tiền sau thuế:
CF = DTx(1 - tỷ số biến phí) – chi phí cố
định
= DT – (500 + 50% x DT)
= 50% x DT – 500
+ Tỷ lệ biến phí:

є [0.4;0.6]
+ Chi phí cố định:
= 500
+ Chi phí sử dụng vốn:
r = 10%
+ Vốn đầu tư ban đầu:
C0 = 5000
+ Vòng đời dự án:
n = 5 năm
(3)
+ Giá trị thu hồi :
SV є [1000; 3000]
- Giả sử việc quản trị dự án có những nguồn không chắc chắn từ doanh thu, giá
trị thu hồi và tỉ số biến phí. Ta có bảng tổng hợp giá trị có thể có của các biến số này
và xác suất xảy ra các giá trị đó của mỗi biến số.

Nhóm 5

Page 13


Doanh thu
Xác suất
Giá trị thu hồi
Xác suất
Tỷ số biến phí
Xác suất

2000
5%

1000
40%
0.4
25%

2500
10%
3000
60%
0.5
50%

3000
20%

3500
30%

4000
20%

4500
10%

5000
5%

0.6
25%


- Đặt ba bánh xe roullette đại diện cho ba biến số kể trên (như hình vẽ dưới
đây). Mỗi bánh xe này có thể được xem như một biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng xác
suất xuất hiện các giá trị có thể có của biến số đó.

- Tiến hành quay lần lượt 3 bánh xe này, từ đó rút ra các giá trị tương ứng của
doanh thu, giá trị thu hồi và tỉ lệ biến phí. Dựa vào đó, ta tính được NPV tương ứng.
- Thực hiện quá trình trên nhiều lần, tỉ lệ của các phép lặp sẽ cho ra kết quả một
NPV cụ thể (hoặc một dãy các giá trị NPV) xấp xỉ bằng với xác suất của NPV (hoặc
dãy NPV) xảy ra. Ta thu được bảng giá trị sau


ràng, mô phỏng Monte-Carlo cho nhà quản trị một cái nhìn chi tiết về rủi ro hơn các

Nhóm 5

Page 14


phương pháp tính toán xác suất trước đây. Kết hợp với các giá trị kỳ vọng và độ lệch
chuẩn của NPV, họ có thể xem xét phân phối xác suất của NPV và xác suất xảy ra
NPV âm.
- Quá trình thực hiện các phép lặp có thể thực hiện bằng máy tính thay vì quay
các bánh xe roullette.

4. Ưu, nhược điểm:
4.1. Ưu điểm:
- Khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp độ nhạy và phương
pháp tình huống
Phương pháp độ nhạy
_ Không có xác suất xảy ra

trong miền giá trị của mỗi
nhân tố và của các kết quả
_ Sự thay đổi của chỉ tiêu
hiệu quả với sự biến động
đồng thời của các nhân tố
chưa được thể hiện.

Phương pháp tình
huống
_ Không có xác suất xảy
ra trong miền giá trị của
mỗi nhân tố.
_ Sự thay đổi của chỉ
tiêu hiệu quả với sự biến
động đồng thời của các
nhân tố được thể hiện
nhưng còn hạn chế
(bằng với số tình huống
đưa ra)

Phương pháp mô phỏng
_ Có xác suất xảy ra trong
miền giá trị của mỗi nhân tố
và của các kết quả.
_ Sự thay đổi của chỉ tiêu
hiệu quả với sự biến động
đồng thời của các nhân tố
được thể hiện rõ ràng hơn
(với việc ứng dụng quay ba
bánh xe roullette)


- Có khả năng giải quyết các bài toán bao gồm các yếu tố không chắc chắn

trong khi việc phân tích đơn thuần gặp phải khó khăn hoặc trở nên không khả thi.
- Mô phỏng có thể được thực hiện bằng rất nhiều các phần mềm khác nhau
như: từ các bảng tính Excel đơn lẻ, các bảng tính add–ins (Crystal Ball, @Risk cho
đến các ngôn ngữ lập trình trên máy tính như Pascal, C++ hay sử dụng các ngôn ngữ
mô phỏng cho mục đích đặc biệt SIMAN).
- Xem xét các nguồn rủi ro khác nhau.

4.2.

Nhược điểm:

- Dữ liệu cho mô hình mô phỏng có thể tốn nhiều chi phí để xây dựng bởi vì
ước tính phân phối xác suất phải được khai thác với một số biến số sau đó mô hình
mới được xây dựng, lập trình và kiểm lại. Điều này có thể tiêu tốn nhiều chi phí về
nhân lực, chất xám và nó có thể trì hoãn việc ra quyết định.
- Phương pháp này phải phụ thuộc vào mô hình mô phỏng, tuy nhiên nó không
dễ hiểu lắm đối với việc ra quyết định của nhà quản trị.

Nhóm 5

Page 15


Kết Luận:
Mỗi phương pháp phân tích rủi ro dự án đều có những ưu, nhược
riêng, không có một thước đo đúng cho mọi trường hợp. Vì vậy các nhà đầu
tư cần lựa chọn hoặc phối hợp các phương pháp sao cho thích hợp .




Nhóm 5

Page 16



×