Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.49 KB, 22 trang )

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu
Chỉ tiêu thống kê là những con số phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết
với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể.
Theo khoản 3, điều 3 luật Thống kê (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01 tháng 01 năm 2004) đã quy định cụ thể hơn về chỉ tiêu thống kê như sau: “Chỉ
tiêu thống kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển,
cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không
gian cụ thể”.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tập hợp nhiều chỉ tiêu thống kê nhằm phản ánh các đặc
điểm, những tính chất quan trọng nhất, những mối liên hệ chủ yếu nhất của hiện tượng
được nghiên cứu.
Chỉ tiêu thống kê là cơ sở để tiến hành nghiên cứu thống kê, là cơ sở để nghiên cứu
các hiện tượng kinh tế xã hội. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê nhằm xác định nhu
cầu thông tin cần thu thập cho quá trình nghiên cứu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu giúp lượng
hóa các mặt, cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
Đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM, đây là hoạt động rất phức tạp, nhiều quá
trình. Do đó, để phân tích, đánh giá và tổng hợp được kết quả của hoạt động tín dụng ngân
hàng cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể giúp cho việc thu thập thông
tin được dễ dàng, có độ chính xác cao và đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý của
các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp và nhà nước.
2.1.2. Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân
hàng
Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng, không chỉ là nêu ra
cần có những chỉ tiêu nào trong hệ thống mà quan trọng là còn phải đảm bảo rằng có thể
thu thập được nguồn thông tin để tính toán các chỉ tiêu một cách đầy đủ và chính xác. Để
hệ thống chỉ tiêu tín dụng ngân hàng được khoa học, hợp lý, nội dung thông tin có thể phản
ánh đầy đủ kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thì cần phải tuân theo một số nguyên


tắc sau:
- Căn cứ vào mục đích nghiên cứu cụ thể và đặc điểm nghiên cứu mà xác định chỉ
tiêu, xác định tính chất quan trọng nhất, đặc điểm chủ yếu nhất, mối liên hệ cơ bản nhất
của hiện tượng nghiên cứu. Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, hệ thống chỉ tiêu cũng
được nghiên cứu theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo đối tượng, thời gian, mục đích,
hình thức tín dụng…
- Phải đảm bảo tính hệ thống. Điều này có nghĩa là các chỉ tiêu phải có mối liên hệ
với nhau, được phân tổ và sắp xếp khoa học. Hệ thống chỉ tiêu phải phản ánh được mối
liên hệ giữa các bộ phận, các mặt, giữa hiện tượng nghiên cứu với những hiện tượng có
liên quan trong phạm vi và mục đích nghiên cứu phải có sự gắn kết với nhau.
- Có tính chất khả thi. Tức là hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng phù hợp với điều
kiện hiện có về nguồn nhân lực, nguồn tài chính, phù hợp với hệ thống tổ chức thông tin,
chế độ báo cáo thống kê, điều tra thống kê. Xét trong hoạt động tín dụng, có đặc thù là một
nghiệp vụ phức tạp của ngân hàng thương mại, việc thu thập số liệu và xử lý số liệu có vai
trò rất quan trọng trong việc quản lý vĩ mô cũng như vi mô của các ngân hàng. Tuy vậy,
xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê tín dụng ngân hàng đồng nghĩa với việc hệ thống này
phải phù hợp với mọi điều kiện của ngân hàng cũng như việc có thể thu thập được đầy đủ
số liệu để tính toán các chỉ tiêu một cách chính xác và hiệu quả nhất.
2.1.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại
Tín dụng là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Các chỉ
tiêu thống kê phản ánh hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một trong những
công cụ rất quan trọng đánh giá quy mô, hiệu quả chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng
và toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, đồng thời một số chỉ tiêu mang
tính chất dự báo nhằm phục vụ cho công tác quản lý của các ngân hàng.
2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và phát
triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô và hiệu quả của vốn huy động ảnh
hưởng rất lớn đến quy mô và hiệu quả của các khoản cho vay, các khoản đầu tư. Mục tiêu
của quản lý vốn huy động không nằm ngoài mục tiêu quản lý chung của ngân hàng là an

toàn và sinh lợi.
Để phân tích, đánh giá công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại, ta dùng
hai chỉ tiêu là tổng vốn huy động (phản ánh quy mô vốn huy động) và cơ cấu vốn huy động
được phân loại tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
 Tổng vốn huy động
Là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các
cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán các
nghiệp vụ kinh doanh khác và được ngân hàng dùng làm vốn để kinh doanh.
Đặc điểm cơ bản của vốn huy động là nguồn vốn này là tài sản người ký thác, ngân
hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn
cả gốc và lãi vay khi đến kỳ hạn thanh toán hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn.
Công thức V
hd
= ∑ V
i
Trong đó V
hd
: Tổng vốn huy động
V
i
: Số lượng mỗi khoản huy động
Ý nghĩa: Chỉ tiêu tổng vốn huy động phản ánh quy mô vốn huy động của ngân hàng,
chỉ tiêu này cho ta biết khả năng thu hút vốn của ngân hàng,
 Cơ cấu vốn huy động
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể phân loại vốn huy động của ngân hàng theo các
tiêu thức khác nhau.
• Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ: Vốn huy động được chia thành hai loại là
vốn huy động bằng nội tệ và vốn huy động bằng ngoại tệ.
Vốn huy động bằng nội tệ: Là những khoản vốn bằng đồng Việt Nam mà ngân hàng
huy động được.

Vốn huy động bằng ngoại tệ: Là những khoản vốn bằng ngoại tệ mà ngân hàng huy
động được.
Công thức
t
i
d
=
hd
t
i
V
V
(lần hoặc %)
V
hd
= V
nt
+ V
ngt
Trong đó
t
i
d
: Tỷ trọng vốn huy động theo loại tiền tệ i

t
i
V
: Vốn huy động từ loại tiền tệ i.
V

nt
: Vốn huy động bằng nội tệ
V
ngt
: Vốn huy động bằng ngoại tệ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết tỷ trọng vốn huy động theo từng loại tiền tệ chiếm bao
nhiêu % trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Qua đó ngân hàng sẽ quyết định xem nên
ưu tiên huy động loại vốn nào cho phù hợp với định hướng kinh doanh của bản thân ngân
hàng.
• Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động: Vốn huy động được chia thành
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng,
vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ các đối tượng khác.
Công thức
dt
i
d
=
hd
dt
i
V
V
(lần hoặc %)
V
hd
= V
TCKT
+ V
TCTD
+ V

DC
+ V
K
Trong đó
dt
i
d
: Tỷ trọng vốn huy động theo đối tượng i

dt
i
V
: Vốn huy động từ đối tượng i.
V
TCKT
: Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
V
TCTD
: Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
V
DC
: Vốn huy động từ dân cư
V
K
: Vốn huy động từ các đối tượng khác
Ý nghĩa: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động phản ánh tỷ trọng vốn huy
động của từng đối tượng huy động trong tổng vốn huy động chiếm bao nhiêu lần hoặc %.
Qua đó giúp ngân hàng xác định được đối tượng huy động nào mang lại nguồn vốn lớn
nhất, từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
Với thực tế tại Sở giao dịch NHN

O
&PTNT Việt Nam, do đặc thù riêng nên trong
phần phân tích thống kê hoạt động tín dụng em chọn phân tích cơ cấu vốn huy động theo
đối tượng huy động theo hai chỉ tiêu là vốn huy động từ các TCKT-TCTD và vốn huy động
từ dân cư.
• Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn: Vốn huy động được chia thành vốn huy động
có kỳ hạn và vốn huy động không có kỳ hạn.
Công thức d
t
kh
= (lần hoặc %)
V
hd
= V
ckh
+ V
kkh
Trong đó d
t
kh
: Tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn i
V
i
k
: Vốn huy động theo kỳ hạn i
V
ckh
: Vốn huy động có kỳ hạn
V
kkh

: Vốn huy động không kỳ hạn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của vốn huy động theo từng kỳ hạn huy động
chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Từ đó ngân hàng xác
định được vốn huy động theo kỳ hạn nào có hiệu quả nhất, tỷ trọng giữa các loại kỳ hạn đã
hợp lý hay chưa… từ đó ngân hàng có những biện pháp cụ thể để hoạt động huy động vốn
đạt hiệu quả cao nhất.
2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động của các ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, với nhiệm vụ chủ yếu
là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với các khách hàng
có nhu cầu vay vốn hợp pháp, có dự án hiệu quả, khả thi. Vốn tín dụng đã góp phần đắc
lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành và trong toàn nền kinh tế,
góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tại Sở giao dịch
NHN
O
&PTNT Việt Nam, hoạt động sử dụng vốn chủ yếu là cho vay và đầu tư, trong đó
cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và lợi nhuận từ hoạt động cho vay cũng là nguồn thu chủ
yếu của ngân hàng. Do đó, trong luận văn, em xin trình bày các chỉ tiêu phản ánh hoạt
động cho vay, qua đó áp dụng để phân tích hoạt động cho vay của Sở giao dịch
NHN
O
&PTNT Việt Nam.
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải
hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Để phân tích, đánh giá hoạt động
cho vay của ngân hàng ta tiến hành phân tích theo một số chỉ tiêu sau:
 Doanh số cho vay: Là tổng số tiền ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Chỉ tiêu này
phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Doanh số cho vay lớn là
một trong những yếu tố giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng.
Ý nghĩa: Phân tích chỉ tiêu doanh số cho vay giúp ta nắm bắt được quy mô cho vay
của ngân hàng trong kỳ, đây là cơ sở để so sánh, đánh giá và đưa ra các kế hoạch kinh
doanh của ngân hàng.

 Cơ cấu doanh số cho vay
Cũng giống như vốn huy động, tuỳ theo mục đích nghiên cứu ta có thể phân chia
doanh số cho vay theo nhiều tiêu thức khác nhau.
• Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay: Theo thời hạn vay thì doanh số cho
vay được chia thành doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung hạn và doanh
số cho vay dài hạn.
Công thức d
i
th
= (lần hoặc %)
DSCV = ∑ DSCV
i
th
Trong đó d
i
th
: Tỷ trọng doanh số cho vay theo kỳ hạn i
(ngắn hạn, trung hạn, dài hạn)
DSCV
i
th
: Doanh số cho vay theo thời hạn i
DSCV: Tổng doanh số cho vay trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay theo từng thời hạn vay chiếm bao
nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Việc phân tích chỉ tiêu này giúp ta
biết được tỷ trọng cho vay của từng thời hạn, từ đó đánh giá được tỷ trọng đó đã phù hợp
với định hướng phát triển kinh doanh của ngân hàng chưa.
Trong phần phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn vay của Sở giao dịch
NHN
O

&PTNT Việt Nam, do đặc điểm của nguồn số liệu thu thập được, em phân tích theo:
doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung – dài hạn.
• Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng vay: Doanh số cho vay theo đối tượng
vay được chia thành: doanh số cho vay doanh nghiệp nhà nước, doanh số cho vay doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, doanh số cho vay hộ gia đình.
Công thức d
i
đt
= (lần hoặc %)
DSCV = ∑ DSCV
i
đt
Trong đó d
i
đt
: Tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng vay i
DSCV
i
đt
: Doanh số cho vay theo đối tượng i
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số cho vay theo từng đối tượng vay
chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể
đánh giá được cơ cấu cho vay đã hợp lý chưa.
Ngoài ra ta cũng có thể xem xét cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền vay (nội tệ, ngoại
tệ) hoặc theo mục đích sử dụng vốn vay (cho vay hoạt động sản xuất và công nghiệp, cho
vay tiêu dùng)…Cách tính cũng tương tự như trên.
Trong khuôn khổ luận văn,do hạn chế của thông tin thu thập được, em chỉ chọn phân
tích cơ cấu doanh số cho vay của Sở giao dịch NHN
O
&PTNT Việt Nam theo thời hạn vay

và đối tượng vay.
 Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ là tổng các khoản thu nợ trong kỳ.
Ý nghĩa: Doanh số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi các khoản cho vay trong kỳ của
ngân hàng. Doanh số cho vay cao phải đi kèm với doanh số thu nợ lớn thì hoạt động tín dụng
của ngân hàng mới được coi là có hiệu quả. Nếu doanh số thu nợ thấp có nghĩa là khả năng
thu hồi vốn của ngân hàng không tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu và lợi nhuận
của ngân hàng sẽ giảm sút.
 Cơ cấu doanh số thu nợ: Tương tự như doanh số cho vay, cơ cấu doanh số thu nợ
cũng được phân chia theo thời hạn vay, đối tượng vay, loại tiền vay, mục đích sử dụng vốn
vay. Các tính toán tương tự như cách tính của doanh số cho vay.
 Dư nợ cho vay: Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh số vốn mà ngân hàng hiện đang
cho khách hàng vay nhưng chưa hoàn trả tính đến thời điểm cụ thể.
Công thức DNCV
i
= DNCV
i-1
+ DSCV
i
- DSTN
i
Trong đó DNCV
i
: Dư nợ cho vay năm i
DNCV
i-1
: Dư nợ cho vay năm i-1
DSCV
i
: Doanh số cho vay năm i
DSTN

i
: Doanh số thu nợ năm i

×