Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam chính là đối tượng nghiên cứu chủ đạo của bộ môn văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.3 KB, 38 trang )

Đề bài: Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam chính là đối tượng nghiên
cứu chủ đạo của bộ môn văn hóa Việt Nam.
LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa là sản phẩm của loài người và được tao ra, phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Đây là thước đo trình độ phát triển
của con người và xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức
đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh
thần mà do con người tạo ra. Những đặc thù văn hóa có thể làm biến dạng,
thậm chí làm phá sản các chiến lược dài hạn của chính phủ. Mặt khác, trong
một thế giới đang bị toàn cầu hóa, nhu cầu tự khẳng định cá nhân là rât quan
trọng để không bị hòa tan nhưng vẫn hòa nhập. Bởi vậy, nhận thức được tầm
quan trọng của văn hóa cũng như nghiên cứu cách thức phát huy của nó
nhằm phục vụ cho sự phát triển của đất nước , của địa phương hiện đang là
vấn đề thời sự và thu hút nhiều sự quan tâm từ công chúng. Từ những điều
đó ta nhận thấy được tầm quan trọng và thú vị của bộ môn Đại cương về văn
hóa Việt Nam. Đại cương về văn hóa Việt Nam là một lĩnh vực ứng dụng
của văn hóa học. Và bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam chính là đối
tượng nghiên cứu chủ đạo của bộ môn Văn hóa Việt Nam.
NỘI DUNG
I- Giới thiệu vài nét về môn văn hóa Việt Nam
Đại cương văn hóa Việt Nam là một môn học nằm trong hệ thống các
môn học cho năm đầu bậc đại học dành cho sinh viên. Đây là môn học rất lý
thú và bổ ích hướng mỗi người trở về cội nguồn và tìm lại bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Đó được hình thành từ xa xưa trong nếp
sống, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam trên mọi nẻo đường đất
nước. Xuyên suốt chiều dài lịch sử thì văn hóa chiếm một phần rất quan
trọng góp phần làm nên văn minh của nhân loại. Và điều quan trọng hơn bao
1


giờ hết thì đó là nét rất riêng biệt mang đậm bản sắc Việt Nam để phân biệt


với các dân tộc trên thế giới. Bộ môn này mang đến cho sinh viên một lượng
kiến thức lớn về văn hóa trong nguồn tích lũy bao đời nay, gây nên sự hứng
thú tò mò, tìm kiếm những bản sắc của dân tộc mình. Để từ đó tự đặt ra cho
mình trách nhiệm và hướng phát huy những bản sắc vốn có của dân tộc mình
mà không bị mai một theo năm tháng.
Như ta đã thấy trong mỗi một môn học luôn có đối tượng chủ đạo để
nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích. Với bộ môn văn hóa Việt Nam thì đối
tượng chủ đạo chính là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Qua bài luận
cùng chứng minh và phân tích điều đó.
II- Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Bản sắc văn hóa là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó có lối sống,
quan niệm sống, tính cộng đồng là yếu tố then chốt. Mà lối sống ấy, quan
niệm sống ấy cũng lại là một hệ thống, là kết quả sự tổng hòa của muôn vàn
yếu tố khác nhỏ hơn. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa dân tộc còn là hiện
tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp của một quá trình sang tạo, tiếp xúc
văn hóa, nhào lộn cái vốn có, riêng có với những cái tiếp thu từ bên ngoài.
Bản sắc văn hóa dân tộc bao hàm những mặt được hình thành và gắn
bó với dân tộc từ thưở xa xưa, các mặt này được duy trì theo quá trình của
lịch sử. Đó là kiểu quan hệ hay một kiểu lựa chọn riêng của một cộng đồng
về một phương thức ứng xử nào đó, khiến mỗi dân tộc hiện ra những nét độc
đáo riêng để phân biệt với các dân tộc khác. Bản sắc dân tộc bao gồm những
giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được
vun đắp qua lịch sử trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn
hóa dân tộc đảm bảo cho dân tộc tồn tại, đứng vững, phát triển qua các biến

2


động lịch sử. Nhờ vào bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta biểu lộ được trọn

vẹn sự hiện diện của một bản sắc dân tộc trong giáo lưu với quốc tế.
2. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều dài
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó
không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới
được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn
hóa.
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền
vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử hàn nghìn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc cảu cộng đồng dân tộc Việt
Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường
dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng
nước, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đầu óc thực tế, tinh
thần cần cù, sang tạo trong lao động, tế nhị trong ứng xử, giản dị trong lối
sống (Nghị quyết Trung ương IV của Đảng).
III- Bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam là đối tượng nghiên cứu chủ
đạo của bộ môn Văn hóa Việt Nam
1. Khái niệm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là cái mà người ta hướng tới, tập trung vào tìm hiểu, phân
tích cụ thể của một ngành hay một bộ môn nào đó. Một ngành hay một bộ
môn nào đó có thể có nhiều đối tượng nhưng cái mà người ta tập trung
hướng tới nhất được gọi là đối tượng nghiên cứu chủ đạo. Mỗi một ngành
hay một bộ môn nào đó lại có những đối tượng nghiên cứu riêng nhưng đối
với bộ môn văn hóa thì đối tượng nghiên cứu chủ đạo chính là bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam. Xuyên suốt bộ môn Văn hóa Việt Nam là toàn bộ
những bản sắc văn hóa dân tộc người Việt từ bao đời nay với những nét đặc
3


trưng cơ bản trong nền văn hóa phong phú và đa dạng ấy. Bộ môn văn hóa

Việt Nam đã phản ánh rõ nét những nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân
gian mang đậm bản sắc dân tộc. Đó dường như là một bức tranh hài hòa vẽ
bao bao quát toàn bộ văn hóa Việt Nam ta từ suốt quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc anh hùng, kiên cường, bất khuất cho đến tận ngày nay.
2. Một số nét đặc trưng tiêu biểu thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam
a. Thành kính, tôn thờ Tổ tiên
Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành
kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh
thành, dưỡng dục cho mình. Đó là ý thức của người Việt về Tổ tiên, về cội
nguồn mang giá trị nhân văn sâu sắc, được phát khởi từ mối thiện tâm trong
mỗi con người và có sức lan tỏa rộng khắp trong mỗi gia đình, trong cộng
đồng xã hội và đã trở thành một phong tục, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của
người Việt Nam.

4


Từ việc thờ cúng Tổ tiên trong mỗi gia đình, đến thờ cúng Tổ tiên
của một chi, họ, thờ cúng ông Tổ chung của một làng, một xã tại các đền,
đình, miếu…rồi cao hơn cả người Việt thờ cúng Tổ tiên chung của dân tộc các Vua Hùng đã có công khai sơn, phá thạch gây dựng nên bờ cõi, non
sông đất nước, lập nên nhà nước Văn Lang độc lập, có chủ quyền của người
Việt cổ tạo tiền đề cho sự phát triền bền vững cho dân tộc,quốc gia sau
này.
Từ hàng ngàn đời nay, người Việt đã lập đền thờ và thờ cúng ông
Tổ chung của mình - các Vua Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành
phố Việt Trì. Ngoài ra, còn có rất nhiều đình, đền, miếu… thờ cúng Hùng
Vương, vợ con và các tướng lĩnh thời các Vua Hùng ở Phú Thọ và nhiều
tỉnh trong cả nước. Năm 2005, theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thông tin
(nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và

liên quan đến thời kỳ đấu tranh dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng trải
dài từ Bắc tới Nam. Trong đó, các di tích thờ cúng Hùng Vương tập trung
chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (326 di tích), tâm điểm là Di tích lịch sử
Đền Hùng; tỉnh Hà Tây cũ (364 di tích), Thành phố Hà Nội (161 di tích),
tỉnh Bắc Ninh (168 di tích), tỉnh Vĩnh Phúc (62 di tích), Thành phố Hồ Chí
Minh (14 di tích)... Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên đã ăn sâu vào tâm thức
người Việt, dù ở bất cứ đâu, phương trời nào, dù là già hay trẻ, dù là gái hay
trai, dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo người Việt không những luôn
nhớ về cội rễ, cùng hướng về cội nguồn dân tộc, mà còn khẳng định với bạn
bè quốc tế về nguồn cội - Tổ tiên của người Việt. Vì vậy, cộng đồng người
Việt Nam sinh sống ở một số nước đã về Đền Hùng xin đất, nước, chân
nhang thờ cúng Tổ tiên và lập đền thờ các Vua Hùng – những anh hùng dân
tộc.
5


Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, người Việt
Nam luôn tôn vinh các Vua Hùng là ông Tổ của mình và lấy đó làm điểm
tựa tinh thần, đức tin vào sự linh thiêng huyền diệu của Tổ tiên để chiến
thắng thiên tai, giặc ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi. Truyền thuyết tại
Đền Hùng đã ghi lại: Sau khi được Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, Thục
Phán đã dựng Cột đá thề trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh và thề nguyện sẽ trọn đời
bảo vệ giang sơn, gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói
trông nom lăng miếu Tổ tiên. Những năm đầu công nguyên (40 - 43), Hai Bà
6


Trưng phát động cuộc khởi nghĩa chống quân Hán đã đọc lời thề trên cửa
sông Hát "Một xin rửa sạch nước thù- Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng",
các tài liệu sử sách sớm nhất ghi chép về thời đại Hùng Vương là " Đại Việt

sử lược" và "Đại Việt sử ký toàn thư" đã khẳng định và lý giải về nguồn gốc,
nguồn cội chung của dân tộc Việt Nam - các Vua Hùng. Thời Hậu Lê năm
Hồng Đức thứ nhất đã cho soạn "Ngọc phả Hùng Vương" đã chép "Từ đời
nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần rồi đến triều đại ta bây giờ là Hồng
Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Cổ
Tích)", ở đây nhân dân toàn quốc đều đến lễ bái để tưởng nhớ công lao của
đấng Thánh Tổ xưa…Thời nhà Nguyễn kinh đô đặt tại Huế, năm 1823 vua
Minh Mạng đã cho rước bài vị thờ Hùng Vương vào thờ ở miếu Lịch đại Đế
Vương, còn tại Đền Hùng thì cấp sắc để phụng thờ những người có công
lớn.
Từ khi nước nhà được độc lập Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn
đặc biệt quan tâm tới việc thờ tự các Vua Hùng thông qua nhiều hoạt động
trong đó có đầu tư nguồn kinh phí nhằm tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử
Đền Hùng ngày càng khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự Tổ tiên chung
của dân tộc: Ngày 18 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành
Sắc lệnh số 22C NV/CC quy định về những ngày lễ lớn hàng năm, trong đó
có ghi giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày. Trong ngày giỗ Tổ Hùng
Vương năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành
lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước về dự giỗ Tổ và dâng tấm
bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm nhằm kính cáo với Tổ tiên về
đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái, dân an,
thiên hạ thái bình thịnh trị, cùng nhau đoàn kết đánh tan giặc xâm lược, bảo
vệ vẹn toàn lãnh thổ của đất nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1954, sau khi lãnh
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi Chủ tịch Hồ Chí Minh
7


đã về thăm Đền Hùng. Tại đây, Người đã gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ,
chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên

Phong, đây cũng là lời căn dặn đồng bào cả nước "Các Vua Hùng đã có
công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Ngày 2 tháng 4
năm 2007, Quốc hội đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao
động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày giỗ
Tổ Hùng Vương (mồng 10 tháng 3 âm lịch).
Nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương được quy định cụ thể, chặt chẽ
thể hiện sự tôn kính của các triều đại và nhân dân đối với Tổ tiên. Trong
cuốn "Ngọc phả Hùng Vương" do Trực học sỹ Nguyễn Cố soạn năm 1470
đã ghi lại: "... Phụng ban hương Trung Nghãi (Cổ Tích) làm dân Trưởng tạo
lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy Cương, lại cho thu thuế ruộng từ của một
vùng trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới Việt Trì làm hương hỏa phụng
thờ". Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm
thứ 5 và 10 của thập kỷ), đến năm Khải Định thứ 2 (1917) đã ấn định ngày
mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế, còn ngày giỗ 11 tháng
3 âm lịch do dân sở tại làm lễ. Hiện nay, nội dung bia ghi về "Điển lệ miếu
thờ Hùng Vương, niên hiệu Khải Định thứ 8 (1923) có đoạn ghi: "Phụng sao
văn bản của Bộ lễ định ngày Quốc tế": Từ nay về sau lấy ngày mùng 10
tháng 3, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính trước một ngày so với
ngày quốc tế của bản hạt. Lễ nghi vào ngày hội kỷ niệm hàng năm: Chiều
ngày mùng 9 tháng 3 các quan liệt hiến trong tỉnh cùng các quan viên trong
các phủ, huyện của tỉnh đều mặc phẩm phục tề tựu, túc trực tại nhà Công
Quán. Sáng sớm hôm sau (mồng 10 tháng 3) đến miếu kính lễ. Lễ phẩm
dùng cho ngày này gồm: Bò, dê, lợn, xôi. Trước kỳ này, vị Hội trưởng thông
báo cho các hội viên trong hội đồng bàn bạc trình tại Phủ đường thẩm xét,
8


trích số tiền lợi tự điền bao nhiêu, cùng số tiền 100 đồng do Nhà Nước cấp
mỗi năm, giao cho quan Phủ Lâm Thao nhận lấy mua lễ phẩm và chi tiêu
vào các khoản... Ngày nay, giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm là ngày lễ lớn Quốc Lễ của cả nước và được Chính phủ quy định cụ thể về quy mô tổ chức

giỗ Tổ Hùng Vương theo năm chẵn, năm tròn và năm lẻ (Nghị định số
82/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Nghi lễ Nhà nước và đón tiếp
khách nước ngoài). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số
796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009 hướng dẫn Nghi thức tưởng niệm Các
Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương về tổ chức nghi thức lễ đối với
tỉnh Phú Thọ (nơi có Di tích lịch sử Đền Hùng) và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi có đền thờ Vua Hùng, các di tích liên quan đến các
Vua Hùng và những địa phương không có đền thờ Vua Hùng tổ chức nội
dung và nghi lễ trong ngày giỗ Tổ 10 - 3 về lễ phẩm (gồm bánh chưng, bánh
dầy và hương, hoa, nước, trầu, cau...); quy định trang phục của Chủ lễ, các
đại biểu dự lễ; nhạc lễ sử dụng trong Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua
Hùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt và thống nhất sử
dụng.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tiến trình lịch sử
luôn là yếu tố nội sinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, góp phần hun đúc
lòng tự hào và tạo nên tinh thần đoàn kết, yêu nước thương nòi, dân tộc Việt
Nam cùng một dòng máu Lạc Hồng, cùng một bọc mẹ sinh ra luôn được bảo
tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Con người có Tổ, có
Tông như cây có cội, như sông có nguồn”, “Cây có cội, nước có nguồn”...
Có Tổ, có Tông là ý thức người Việt thờ cúng các Vua Hùng chính là để tôn
vinh dân tộc mình. Đền Hùng không phải là gốc của một tôn giáo, các Vua
Hùng không phải là giáo chủ, người Việt thờ Hùng Vương không có học
thuyết và cũng không hề có giáo hội truyền bá, nhưng từ hàng ngàn đời nay,
9


người Việt vẫn hành hương về nơi cội nguồn đất Tổ để tri ân các Vua Hùng
- những người đã có công dựng nước, giữ nước. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương - thờ cúng ông Tổ chung của cả nước, có lẽ hiện nay trên thế giới chỉ
có duy nhất dân tộc Việt Nam, đó là bản sắc văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của

dân tộc Việt Nam. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống có
ý nghĩa đặc biệt, tiêu biểu và đặc sắc của dân tộc Việt Nam trong việc tôn
vinh và thờ cúng các Vua Hùng - ông Tổ chung của cả dân tộc Việt, được sự
đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự đồng thuận của các cấp, ngành Trung
ương, của tỉnh Phú Thọ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh chúng ta tin
tưởng rằng "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" sẽ được Tổ chức
Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
b. Áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những bản sắc dân tộc, phong tục
tập quán và trang phục truyền thống khác nhau. Phụ nữ Nhật tự hào với
chiếc kimono, phụ nữa Hàn nổi tiếng với hanbok,người Trung Quốc tự hào
với bộ xường xám từ bao đời nay

10


11


Kimono của Nhật Bản

Hanbok của Hàn Quốc

Xường xám của Trung Quốc
còn Việt Nam ta luôn tự hào với tà áo dài thướt tha được tôn lên hang quốc
phục.

12



Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra
sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục
xa xưa nhất của người người Việt, theo những hình khắc trên mặt
chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình
phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo
sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên
tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy
cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời
sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt
gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về
tay phải"
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự
như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không
buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả.
Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông

13


chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón
thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm
việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu
áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa
sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng
để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người
phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù
bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn,
muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã

lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ
thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt
con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín
thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn)
tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là
thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ
cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan
điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học
Đông phương.
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo
dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho
nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi
nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để
tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không
hề rườm rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa
hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang
trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn đóng truyền
14


thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính là
điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần
trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng.
Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo
dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa
mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chúng ta đã không còn lạ lẫm gì với cái tên áo dài - trang phục truyền
thống của Việt Nam mình. Ngày nay, ở khắp mọi nơi, đâu đâu chúng ta cũng
thấy bóng dáng của tà áo dài thướt tha: trên sân trường với đồng phục nữ

sinh, trên bục giảng với tà áo dài thướt tha của các cô giáo, trong công ty cho
nhân viên, trong các cửa hàng, trên máy bay, và cả trên đường phố.

15


Những tà áo dài trắng thướt tha đã in bóng học trò cùng màu mực tím đầy
thương nhớ. Vẻ đẹp xinh tươi hồn nhiên trên mỗi gương mặt học trò cùng tà
áo thướt tha sẽ luôn in đậm trong tim mỗi cô học trò nhỏ tinh nghịch đáng
yêu. Tà áo dài một vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam ta nhưng
mang đầy cá tính, tinh nghịch của thời học trò cùng những trò thật thú vị biết

16


bao. Áo dài ấy đã đi vào từng trang sách thời niên thiếu với bao vẻ hồn
nhiên trong ký ức của một thời đã qua cùng màu hoa phượng như nụ cười
rực rỡ trên môi. Không chỉ vậy mà tà áo dài ấy còn xuất hiện ở nơi làm việc.
Nó như một bộ đồng phục công sở mang đầy vẻ kiêu hãnh nhưng rất lịch sự,
trang trọng và kín đáo. Hơn nữa đó còn mang bao vẻ đẹp tiềm ẩn của người
phụ nữa Việt Nam có sự kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp truyền thống và vẻ đẹp
hiện đại, dịu dàng nhưng thật tinh tế.

17


Bên cạnh đó áo dài còn xuất hiện trên các cuộc thi sắc đẹp của Việt Nam ta
nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Mỗi cuộc thi hoa hậu của nước ta
đều có một phần dành riêng cho các người đẹp trình diễn áo dài. Đây là cơ
hội trình diễn và tôn vinh vẻ đẹp của tà áo Việt Nam với bạn bè quốc tế.


18


Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị của Huy Cận cũng có hình bóng
của chiếc áo dài trắng nữ sinh:
“Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng”
(Áo trắng)
c. Món ăn cổ truyền của Việt Nam – Bánh trưng
Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt
Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức
của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó có thể truy nguyên về truyền
thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích
19


trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý
nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa,
đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong
nền nông nghiệp lúa nước.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng
tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh
lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người
Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, theo Giáo
sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống
như bánh tét, đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng

cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh Tét, thay thế vị
trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền Nam
Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
20


Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở
thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết
đến xuân về. Mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Khi sêu tết nhau
tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một
cái lẻ. Nguyên liệu làm bánh gồm có:

Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to
bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa
phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít,
lá chuối hay thậm chí cả lá bàng . Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt
giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp
cho mềm trước khi gói. Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ

21


này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác.
Nhiều người chọn nếp cải hoa vàng hay nếp nương, thực ra không đến nỗi
cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng. Đỗ xanh thường
được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt
Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau
thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân
loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt: thường là thịt lợn,
chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng

hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng
hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba dọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho
nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc
thăn. Một số nơi, như tại Trường Sa, những người lính còn làm món bánh
chưng với nhân độc nhất vô nhị là dùng thịt chó hay thịt gà. Gia vị các
loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh
và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị
ôi, thiu. Ngoài ra một số loại gia vị khác ít phổ biến hơn cũng được sử dụng
như thảo quả, tinh dầu cà cuống thường sử dụng tẩm ướp trong nhân bánh
tại Hà Nội xưa, tuy nay ít nơi còn cầu kỳ gia thêm loại gia vị này. Phụ gia
tạo màu: bánh chưng với màu xanh của nếp được tạo thành bằng cách quay
mặt trên của lá dong, lá chuối (mặt có màu xanh thẫm) vào trong, áp với bề
mặt của gạo nếp. Một số nơi còn sử dụng các phụ gia khác như lá dứa hay
lá giềng xay nhuyễn vắt lấy nước trộn gạo vừa tạo hương thơm vừa tạo cho
bánh có màu xanh ngọc. Một số nhà hàng bất chấp quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm còn làm bánh chưng thương mại hóa sử dụng pin đèn cho
vào nồi luộc bánh. Một số người nội trợ cho biết kinh nghiệm nấu bánh
chưng bằng nồi làm bằng chất liệu tôn (chứ không phải nhôm) giúp bánh

22


xanh mướt mà vẫn an toàn cho sức khỏe . Gói bánh chưng Tết để không phải
ăn...
Chuẩn bị gồm có: Lá dong rửa từng lá thật sạch hai mặt và lau thật khô.
Rửa càng sạch bánh càng đỡ bị mốc về sau. Trước khi gói, lá dong được
người gói bánh dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt)
cắt lột bỏ bớt cuộng dọc sống lưng lá để lá bớt cứng, để ráo nước (nếu lá quá
giòn có thể hấp một chút để lá mềm dễ gói). Một số vùng vẫn hay dùng
lá chuối, trước khi gói nhúng nước sôi để dẻo. Lau thật khô trên lá, cắt cạnh

nhỏ vừa gói bánh.Gạo nếp: nhặt loại bỏ hết những hạt gạo khác lẫn vào, vo
sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối trong thời gian khoảng 1214 giờ tùy loại gạo và tùy thời tiết, sau đó vớt ra để ráo. Có thể xóc với muối
sau khi ngâm gạo thay vì ngâm nước muối. Đỗ xanh: Giã nhuyễn, ngâm
nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo. Nhiều
nơi dùng đỗ hạt đã đãi vỏ trong khi những nơi khác cho vào chõ đồ chín,
mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn và sau đó chia ra theo từng nắm,
mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Cũng có một số
nơi nhét sẵn thịt lợn vào giữa nắm đỗ. Thịt heo đem rửa để ráo, cắt thịt thành
từng miếng cỡ từ 2,5 đến 3 cm sau đó ướp với hành tím xắt mỏng, muối tiêu
hoặc bột ngọt để khoảng hai giờ cho thịt ngấm. Khâu chuẩn bị nguyên liệu,
vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được
lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không
sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói
đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.
Quy trình thực hiện: Gói bánh

23


Bánh chưng được gói không khuôn tại một gia đình làm bánh chưng bán tết,
chiếc lá trong cùng quay mặt xanh vào trong để tạo màu cho nếp, 2 lá quay
mặt xanh ra ngoài với dụng ý hình thức. Thông thường có hai cách gói bánh
chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x
20 cm x 7cm sẵn có, khuôn thường làm bằng gỗ. Cách gói tay không thông
thường như sau: Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá
dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay
mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong.
Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần
này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém
xanh hơn, úp xuống dưới. Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ

thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm. Lấy 1 nắm đỗ xanh
24


bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo. Thịt lợn lấy 1, 2
miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh. Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp
nhẹ rải đều phủ lên trên thịt. Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều,
che kín hết thịt và đỗ. Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ
nhẹ để tạo hình khối vuông. Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như
lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay. Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình
chữ thập, rồi buộc 2 bánh chưng úp vào nhau thành một cặp

Một số công đoạn cơ bản trong quy trình gói bánh chưng vuông dùng khuôn
Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy
nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt
trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói 4 lá bánh
sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc
25


×