Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỀN CỜN Làng Biển Phương Cần, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA NGỮ VĂN VÀ VĂN HÓA HỌC
NGÀNH VĂN HÓA HỌC


TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỀN CỜN
Làng Biển Phương Cần, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC K33

GVHD: PGS.TS PHAN THỊ HỒNG
SVTH: PHẠM VĂN KHÁNH

Đà Lạt, tháng 5 năm 2013


Lời Cảm Ơn
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn thành kính đến cha mẹ, gia đình đã nuôi
dưỡng tôi trong suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn Và Văn Hóa Học đã
truyền thụ kiến thức cho tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn các thầy cô
giáo và cán bộ công chức trường đại học Đà Lạt đã chung sức trong sự nghiệp
đào tạo những thế hệ sinh viên chúng tôi.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thị Hồng
trưởng khoa Ngữ Văn Và Văn Hóa Học đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ tôi
thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn chú Phan Văn Nuôi phòng văn hóa - xã hội ủy ban nhân
dân xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, các ông bà trong ban
quản lý di tích đền Cờn đã nhiệt tình cung cấp thông tin cần thiết giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học.


Đà lạt, tháng 5 năm 2013
Tác giả khóa luận


Lời Cam Đoan
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả nêu
trong khóa luận chưa được công bố. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác tôi đều có chú thích rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Đà lạt, tháng 5 năm 2013
Tác giả luận văn

Phạm Văn Khánh



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là sức sống của mỗi dân tộc, đó là sự kết tinh từ ngàn đời của từng
quốc gia. Việt Nam 54 dân tộc anh em đã đứng vững trong hàng ngàn năm lịch sử,
chống chọi với hàng ngàn kẻ thù để đi lên độc lập, xây dựng đất nước gấm hoa,
phồn vinh.
Di tích lịch sử văn hóa đã có từ ngàn xưa, gắn chặt với làng xóm, với nền kinh
tế tiểu nông lúa nước Việt Nam. Di tích lịch sử văn hóa là nơi lưu giữ và phản ánh
một phần lịch sử của từng địa phương, đất nước thông qua giá trị vượt thời gian
của từng công trình. Đó cũng là niềm tự hào của từng dân tộc, từng thời đại. Đền
Cờn làng biển Phương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An như một minh
chứng sát thực của giá trị vượt thời gian đó. Đền Cờn là tất cả các giá trị của lịch
sử, ý nghĩa hiện thực cho cuộc sống của con người, của những người dân vùng

biển. Đó là sự kết tinh, sự đúc kết của huyền thoại của mãnh đất và con người nơi
di tích này sinh ra và tồn tại.
Do những thông tin có được từ hệ thống di tích và kho tàng di vật chứa đựng
trong đó, ngày nay chúng ta có thể coi mỗi một di tích như một trang sử, cả hệ
thống di tích là một phần lịch sử viết bằng đường nét hình khối, đó là những trang
sử sống động được viết bằng hiện vật. Giáo Sư Trần Văn Giàu chủ tịch danh dự
hội sử học Việt Nam đã nói rằng:“theo quy luật của thời gian, quá khứ sẽ chắt lọc
và kết tinh thành những giá trị lịch sử vĩnh viễn, những giá trị lịch sử hiện hữu đó
sẽ được kiểm chứng, chắt lọc và trở thành huyền thoại tương lai”.
[Dương Văn Sáu, Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Và Danh Lam Thắng Cảnh Việt Nam,
Hà Nội 2007, tr 67]
Không chỉ vậy, một phần tạo nên được sự vĩnh hằng của di tích văn hóa chính
là nó đã mang trong mình một cội nguồn linh thiêng, một nét văn hóa tâm linh của
con người thông qua lễ hội truyền thống. Tất cả những điều này sẽ được kết tinh


trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Vì thế những di tích lịch sử văn hóa như là
kho tàng cổ tích và huyền thoại.
Di tích đền thờ là nơi in dấu của lịch sử của thời gian, phản ánh lịch sử huyền
thoại liên quan. Công trình là nơi cộng hưởng của quá khứ và hiện tại. Đó là nơi
giao tiếp giữa con người và thế giới tâm linh, đưa con người về qua khứ về với cội
nguồn hào hùng.
Đền thờ đã trở thành nơi nhằm hướng con người về với thế giới huyền ảo, đến
với cái tĩnh lặng trong con người chúng ta. Đền Cờn là khu di tích lịch sử văn hóa
lâu đời đã lưu giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa. Các giá trị này như còn tính hiện
hữu vừa mang tính biểu tượng, dù thời gian có phai nhạt đến đâu nhưng vẫn còn
đó dáng dấp của sự oai nghiêm, linh thiêng nơi đất Quỳnh. Đó chính là niềm mong
muốn từ ngàn xưa trong tâm thức của người làng Phương Cần nói riêng và người
Việt Nam nói chung.
Hôm nay đây chúng ta lại được trở về với cội nguồn, quay trở về với mảnh đất

xứ Nghệ yêu thương, một mảnh đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất có truyền thống
hiếu học và mảnh đất anh hùng trong kháng chiến, với những người con đã hi sinh
cho độc lập gấm hoa của tổ quốc; một mảnh đất giàu lòng nhân hậu, với những
ngôi đền linh thiêng hiện mình trong làng quê. Đất Quỳnh giãi nắng dầm sương
nhưng chưa hết được tình thương, vẫn còn đọng lại ngôi đền cổ kính ngàn đời
vọng mãi.
Trong bài thơ Thành Tâm của PGS.TS Phan Xuân Vận một người con của
mảnh đất Quỳnh đã có một đoạn viết:
“Trời cao biền cả đền Cờn đó
Tứ vị thánh nương giúp mọi người
Tín chủ thành tâm về quê mẹ
Từ thân lập nghiệp nhớ Quỳnh Phương”
(Đền Cờn năm Bính Tuất 2006)
Bao người đã lớn lên trên mảnh đất Quỳnh Phương này, Quỳnh Phương đất
mẹ anh hùng, vẫn còn đó tiếng chuông vọng về bên cửa biển, vẫn đón tiếp nồng


nhiệt những người con đất Quỳnh. Đó là tất cả sự trang nghiêm, linh thiêng ngàn
đời mãi là nơi đến hấp dẫn cho tất cả người Việt Nam.
Từ những ý nghĩa trên chúng tôi chọn đề tài“tìm hiểu giá trị văn hóa đền Cờn,
làng biển Phương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. để thực hiện khóa luận
tốt nghiệp đại học với mục đích tìm hiểu những giá trị văn hóa của một địa danh
nổi tiếng của xứ Nghệ.

2. Mục đích và ý nghĩa đề tài
Là một cử nhân văn hóa học tương lai, là một người con của làng Quỳnh, tôi
không bao giờ nguôi với một tâm nguyện là được cống hiến sức mình cho sự
nghiệp của huyện nhà.
Tìm hiểu giá trị văn hóa đền Cờn làng biển Phương Cần là muốn giới thiệu
một nét văn hóa đặc sắc của làng Quỳnh tới tất cả những người quan tâm về di tích

lịch sử cũng như bước đầu nhận diện đầy đủ những giá trị văn hóa đặc biệt của
đền Cờn một di tích văn hóa của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó khẳng định những giá trị và tôn vinh giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần thiêng liêng của một vùng quê xứ Nghệ, một mảnh đất thân thương của
nước Việt ta.

3. Lịch sử nghiên cứu
Nói đến văn hóa là nói đến bản sắc của một đất nước của một dân tộc, văn hóa
làng là tế bào của văn hóa dân tộc, đó là cơ sở để hình thành nên những di sản,
những hạt ngọc thô nhưng sáng óng bền vững của bản sắc dân tộc.
Đó là sự kết tinh trong hàng ngàn năm lịch sử. Trang sử đó không hề mất đi mà
ngày càng được tô đậm, khi được con người hướng đến. Đền Cờn tọa lạc bên dòng
Mai Giang với dãy núi hùng vỹ, bờ biển xanh ngát với tiếng sóng rì rào. Việc
nghiên cứu văn hóa đền Cờn đã có nhiều tác giả trong đó đáng chú ý một số tác
phẩm như:“Đền Cờn Tục Thờ Thần Tứ Vị Thánh Nương Và Quần Thể Di Tích
Văn Hóa Xã Quỳnh Phương” của tác giả Ninh Viết Giao, nhà xuất bản Nghệ An


năm 2009; tác phẩm“Đền Cờn Với Địa Danh Lịch Sử Văn Hóa Trong Tâm Thức
Dân Gian” của tác giả Hồ Đức Thọ, nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội năm
2001; tác phẩm“Đền Miếu Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, nhà xuất bản
Thanh Niên, Hà Nội năm 2001.
Các tác phẩm này cũng mới dừng lại ở phần khái quát sơ lược nên chưa giới
thiệu rộng rãi đến bạn đọc trong và ngoài nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này đối tượng nghiên cứu cơ bản mà tôi hướng đến là đền Cờn,
làng biển Phương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó tìm hiểu giá trị văn hóa của đền Cờn trên hai phương diện văn hóa
vật chất (kết cấu kiến trúc, nghệ thuật xây cất, khắc chạm…), tinh thần (lễ hội, thờ

cúng, sinh hoạt văn hóa dân gian…).
Với những nét văn hóa đó đền Cờn như góp vào kho tàng di sản văn hóa để
tạo nên sự độc đáo cho bản sắc văn hóa Việt Nam, từ đó góp phần đi sâu hơn nữa
trên con đường hội nhập văn hóa.

5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính trong khóa luận được tôi sử dụng: phương
pháp nghiên cứu điền dã; phương pháp tìm hiểu tài liệu và sưu tầm tài liệu;
phương pháp hệ thống mô tả, phân tích, để làm nổi bật nét văn hóa, giá trị nổi bật
của khu di tích đền Cờn.

6. Đóng góp của khóa luận
Đã không ít tác giả đã tìm hiểu về đền Cờn và con người nơi đây. Mỗi nghiên
cứu có một đóng góp riêng, nhưng không phải nghiên cứu nào cũng toàn vẹn về
mọi mặt. Trong đề tài này tôi chọn đền Cờn là đối tượng nghiên cứu nhằm để thấy
đền miếu Việt Nam quan trọng như thế nào trong tiềm thức trong tâm linh của
người dân làng Phương Cần nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Từ đó có


thể đưa ra các giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa và nét văn
hóa cổ truyền của đền miếu Việt Nam. Bên cạnh đó bước đầu nghiên cứu và nhận
dạng những giá trị văn hóa của đền Cờn.

7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo, khóa luận có ba chương như
sau:
Chương 1: Lịch Sử Hình Thành Đền Cờn
Chương 2: Những Giá Trị Văn Hóa Đền Cờn
Chương 3: Vấn Đề Giữ Gìn Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Đền Cờn



CHƯƠNG 1:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỀN CỜN
1.1. Lịch sử hình thành làng biển Phương Cần
“Riêng xã Phương Cần, người ở đây không có nghề gì khác, tranh nhau
kiếm lời về cá. Vẫn có tục lập đàn kỳ đảo để thuyền mành vượt biển được thần
giúp sức, sóng gió không ngăn trở khi đi buôn bán. Tập quán ở đây xa hoa. Thể
chế ngày đêm không thể bó buộc, bốn mùa đều là mùa xuân, vì sống phong lưu”.
[Quỳnh Lưu Phong Thổ Ký, Hà Tất Tố]
Làng Phương Cần hay còn gọi là Kẻ Cờn nay là xã Quỳnh Phương, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Cách thủ đô Hà Nội 220km về phía bắc, cách thành
phố Vinh 75km về phía nam, theo quốc lộ 1A. Làng Phương Cần có tên gọi khác
như: Hương Cần, Nhang Cần, Văn Phương, đều chỉ mảnh đất có bề dày lịch sử
hàng trăm năm.
Theo sử sách, xã Quỳnh Phương Thời Hán là đất quận Cửu Chân, thời Tấn
là đất Cửu Đức, thời Tùy là đất quận Nhật Nam, thời Đường thuộc Diễn Châu,
thời Đinh thời Lê thuộc đất Nghệ An. Thời Trần thuộc đất Vọng Giang, thời Hồ
thuộc phủ Linh Nguyên, thời thuộc Minh nằm trong đất Nghệ An.
Cuối thế kỷ VIII (thuộc thời nhà Đường) ban đầu gọi là xóm Cờn sau đổi
thành Càn Hải (tức kẻ càn). Đến thời Trần đổi thành Càn Hải, sau đó đổi thành
Phương Cần. Thời Lê, Phương Cần có bảy làng, đó là làng Phương Cần, Ngọc
Huy, Hữu Lập, Đông Thời, Hải Lệ và Đông Lý, thuộc tổng Hoàng Mai. Trải qua
những thăng trầm và biến động của lịch sử nên tên xã được đổi tên cho phù hợp
với yêu cầu của cách mạng lúc bấy giờ. Năm 1946-1947 làng mang tên là làng
Phương Cần, từ năm 1948-1953 làng đổi thành xã Văn Phương. Sau năm 1954
miền bắc hoàn toàn giải phóng đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, tên xã Quỳnh
Phương được bắt đầu từ đó.


Xưa kia, dân cư làng biển Phương Cần ngoài nghề biển còn sống bằng nghề

nông, dấu vết còn lại là tục thờ thần nông và thờ vỏ trấu lúa…, trước cách mạng
tháng 8 năm 1945 ngoài đền Cờn còn có chùa, đình làng và thờ cá ngư ông. Do
nhiều nguyên nhân như chiến tranh, thiên tai …, nên nhiều di tích đã bị phá hủy
giờ chỉ còn lại một phần của di tích đền Cờn.
Cho đến nay chưa xác định được ai là người đầu tiên mở đất lập làng ở đây.
Công việc điều tra điền dã và tư liệu chưa thành văn chưa khẳng định được điều
đó. Có thể nhận thấy, cư dân ở đây có nguồn gốc từ Thanh Hóa, từ Trung Quốc và
một số từ Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ra đây lập nghiệp. Theo
gia phả dòng họ Nguyễn, một dòng họ còn có gia phả và có truyền thống lâu đời
và cũng là dòng họ còn có nhà thờ họ cho biết thì dòng họ này bắt nguồn từ Thanh
Hóa cách đây khoảng 300 năm.
Hiện nay toàn xã có 18 dòng họ với hơn 100 chi họ, sau dòng họ Nguyễn là
các dòng họ như Lê, Bùi, Hồ, Trần…, cư dân Phương Cần chủ yếu là người kinh
theo tín ngưỡng dân gian, chỉ có một số gia đình ở xóm Quyết Tiến là theo đạo
thiên chúa giáo. Về truyền thống học hành, khoa bảng ở Phương Cần trước đây chỉ
có hai người đỗ hương cống thuộc giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở
triều Nguyễn, cả hai người đều thuộc họ Nguyễn. Đó là Nguyễn Quý Sỹ (tức cống
Sỹ) và Nguyễn Thanh Liêm (tức cống Liêm) hai ông đỗ cách nhau năm năm. Ông
cống Sỹ đã từng làm thủ chỉ ở đền Cờn ba năm do bất đồng trong làng nên ông đã
bỏ làng ra đi. Các cụ cao niên trong dòng họ Nguyễn kể lại rằng khi ông sống ở
đất khách quê người ông giấu quê của ông nhưng trong tâm khảm của ông vẫn còn
hình ảnh thân thương như vẫn còn đó ngày nào, khi được hỏi đến quê hương ông,
ông đã nói rằng: quê ông là làng Dừa có 4 ngai, 4 kiệu, 8 tàn vàng rước trong ngày
hội làng. Giấu cội nguồn quê hương nhưng lại rất ngợi ca và tự hào về làng quê có
lễ hội nổi tiếng quy mô và hoành tráng của đám rước thần. Theo thống kê thì hiện
nay xã Quỳnh Phương đã có hàng trăm người đỗ cử nhân, học vị tiến sĩ, thạc sĩ
cũng đã tới hàng chục.


Xã Quỳnh Phương có diện tích là 3450km vuông, dân số khoảng 16.000

người bao gồm 3238 hộ dân. Thời xa xưa, làng Phương Cần có bốn giáp: Giáp
Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tam, Giáp Tứ. Ngày nay toàn xã có 11 thôn: Tân Phong,
Hồng Phong, Quang Trung, Thôn Ái Quốc, Thôn Ái, Quyết Tiến, Tân Tiến, Tân
Hải, Phương Hồng, Hồng Thái, Hồng Hải. Nghề sinh sống chính của người dân là
đánh bắt cá biển, chế biến hải sải và buôn bán, trao đổi hải sản. Hiện nay làng đã
có trên hàng trăm chiếc tàu lớn để đánh bắt xa bờ, trên hai trăm chiếc thuyền vừa
và nhỏ để đánh bắt gần bờ. Thu nhập bình quân đầu người đã thay đổi hơn xưa và
trong đó cuộc sống của người dân đã thay đổi nhiều, phương tiện sinh hoạt gia
đình giờ đã đầy đủ không còn thiếu thốn, các con đường ngõ xóm cũng đã được bê
tông hóa, không còn những ngôi nhà tạm bợ mà thay vào đó bằng những ngôi nhà
khang trang tiện nghi. Bờ biển Quỳnh không còn như trước hệ thống rác xử lý rác
thải đã có, các công trình vệ sinh cũng được hoàn thiện đời sống được nâng cao.
Cho dù trải qua hàng trăm năm tuổi nhưng trong tiềm thức của người dân nơi đây
vẫn còn một làng Dừa xào xạc trong gió, vẫn còn những cái tên dân giã mộc mạc
chân quê, rất đổi yêu thương vẫn mãi trường tồn, còn đọng lại trong những vần thơ
của Hồ Ngọc Bảo:
“Tên làng xưa tích gọi Hương Cần
Cứ biến động về sau lại khác
Tên dân dã thời gian không thể mất
Nghe xanh tươi mộc mạc làng Dừa”
(Làng Dừa 1)
Với sự hình thành làng Cờn gắn liền với truyền thuyết ông khổng lồ gánh
hai quả núi, không may bị đứt gánh, núi Quy Sơn- Thằn Lằn ở đầu làng là những
vết tích còn lại.
Trải qua hơn năm mươi năm trong sự phát triển kể từ những năm 1960 tới
nay xã Quỳnh Phương đã từng lập nên nhiều kỳ tích. Biết bao nhiêu người con

1

Làng Dừa là tên gọi trước đây của làng Phương Cần, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.



làng Phương Cần đã hy sinh xương máu, ngã xuống để bảo vệ độc lập cho quê
hương, cho đất nước.
Trên địa hình bằng phẳng nổi lên dãy núi Hùng Vương (Thằn Lằn) án ngự
ra biển phía đông bắc. Núi cao hơn 50m, dài 1km che chắn một phần gió bão cho
làng và tạo nên cảnh non xanh biếc, sơn thủy hữu tình, tô thắm thêm cảnh đẹp quê
hương. Lạch Cờn, dòng Mai Giang chảy vòng quanh phía đông bắc tới phía tây
nam của làng. Cửa lạch khi thủy triều lên rộng chừng 1km, độ sâu chừng 5-7km.
Lạch Cờn, dòng Mai Giang có giá trị nhiều về mặt quân sự, kinh tế, giao thông và
tiềm năng du lịch.
Phương Cần là một làng biển tuyệt đẹp, nhân dân ở đây đã ca ngợi vẻ đẹp
được thiên nhiên ban tặng:
“Mênh mông nước biếc mây trời
Dòng sông soi bóng đền đài nguy nga”
(Ca dao)
Tự hào với vẻ đẹp của quê hương, văn phú của làng còn ghi lại:
“ Núi chầu qua, dù dương lớp lớp, nghìn non trở lại tiền đường
Sóng kéo đến, khúc uốn quanh co, muôn nước thu về một nẻo.

Bến giang kia, cánh phượng bãi đe, chàm nhuộm màu xanh eo éo
Đò dọc ngang máy chiếc vẫy chèo loan đưa rước người tiên”
(văn phú làng Phương Cần)
Trước biển sau sông có đền Cờn cổ kính, có khu du lịch sinh thái biển. Cầu Đền
Cờn huyết mạch giao thông quan trọng nối liền Quỳnh Phương với các xã với tỉnh
lộ 537B, đặc biệt khu công nghiệp Hoàng Mai.
Khu du lịch sinh thái biển với chiều dài 2km, chia làm hai khu vực, có khách sạn
Phương Trang ba tầng, đường đi thuận tiện kết hợp với quốc lộ 1A tạo điều kiện
thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng.



Với lợi thế trên Quỳnh Phương đang mở rộng các ngành nghề thủ công như
đan lát, nghề mộc mỹ nghệ, kết hợp với kinh tế biển hứa hẹn sẽ là một điểm đến
hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

1.2. Lịch sử hình thành đền Cờn
Đền Cờn xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, ngôi đền cổ
kính nằm cuối dòng Mai Giang bên cửa Lạch Càn, người địa phương còn gọi là
đền Càn. Cửa lạch này là ranh giới thiên nhiên giữa hai vùng đất: phía bắc là núi
non hiểm trở, phía nam là đồi cát nhô cao, thỉnh thoảng xen vào một ngọn núi thấp
trải dài đến lạch Quèn. Từ Lộc Thủy thuộc xã Quỳnh Bảng về hướng bắc khoảng
7 km đến tận cùng bãi ngang sẽ gặp lạch Càn.
Qua cửa Càn về phía bắc là làng Chắp nép mình dưới chân núi Xước bên
cạnh núi Voi. Đó là một dãy núi đôi kéo dài từ Trường Sơn ra tận biển, nước
nguồn tập trung từ dãy Trường Sơn về vùng núi Văn Lâm rồi chảy qua bến Nghé
xã Quỳnh Thắng, xuôi dòng xuống Hoàng Mai, đi qua làng Chắp và đổ vào lạch
Càn, nơi đó cùng với nước sông Mơ Lưu chuyển từ lạch Quèn tới để cùng nhau
xuôi dòng ra biển. Từ cửa Càn nhìn ra biển, ta có thể thấy hòn Mê ở phía bắc và
hòn Ói ở phía nam nhô lên giữa biển, cách đất liền không xa. Hòn Mê lớn hơn hòn
Ói “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chú” của Phan Huy Chú viết: “cửa Cờn là một
trong năm cửa biển vùng phủ Diễn Châu” (nay là Quỳnh Lưu). Trong năm cửa
biển này cửa Cờn được sử sách nhắc nhiều người biết đến. Tại cửa biển không
những có ngôi đền thờ “Bà Chúa” rất danh tiếng, mà còn nhiều biến cố lịch sử.
Thế kỷ thứ XIII thời nhà Trần, thượng tướng thái sư Trần Quang Khải đã
đánh nhau tại đây với quân Toa Đô. Cuối thời nhà Trần (thế kỷ XV) tướng
Nguyễn Cảnh Di và Đặng Tất, lập căn cứ quân sự ở vùng rừng núi Hoàng Mai để
chống trả quân nhà Minh xâm lược. Quân Minh thất bại nặng nề, một số tướng tá
bị Phạm Đình Trọng bắt sống. Trong lịch sử nhiều trận đánh đã diễn ra dưới chân
núi Xước hoặc trên dòng Mai Giang, nên dân gian mới có câu hò: “Quỳnh Lưu
chiến địa Mai Giang huyết hồng”. cửa Cờn cũng là nơi dừng chân của các vua



quan nhà Trần, Lê. Ở nơi đây đã có nhiều biến cố của lịch sử, đó là một bằng
chứng cho sự hùng hồn của dân tộc Việt Nam, của một mảnh đất linh thiêng ngàn
đời.
Thuở ấy, ở xã Hương Cần thuộc Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có một ngôi
chùa dựng trên một hòn đảo nhỏ ở cửa Cờn. Tiếng là chùa nhưng kiến trúc còn
đơn sơ, chỉ là một ngôi nhà lá ba gian ở khuất hướng gió biển và bên trong dựng
vài pho tượng phật. Trụ trì trong chùa là một vị sư khoảng chừng bốn mươi tuổi và
một chú tiểu nhỏ giúp việc. Hai thầy trò tình nguyện ra đây, vừa tu hành nhưng
đồng thời cũng để giúp đỡ những người đi biển.
Nhà sư vốn xuất thân là một nho sinh, đã từng lều chõng tới trường thi,
nhưng do không đỗ lại gia cảnh sa sút nên cũng đành xếp bút nghiêng, để gửi
mình vào cửa phật. Ở nơi đảo hoang vắng, quanh năm chỉ nghe tiếng sóng vỗ bờ,
lương thực chủ yếu do dân chài ghé qua cung cấp, tưởng cũng là nơi tốt nhất để
dứt bỏ bụi trần một cách hiệu nghiệm. Vừa tu luyện vừa lo cứu người giúp người,
quả là một điều kiện lý tưởng cho một vị tu hành muốn mau đắc đạo. Nào ngờ sự
đời cũng thật lắm éo le, không thể lường trước được, khi nhà sư đang là một người
khang kiện, buổi thiếu thời xây dựng nhiều mộng ước đẹp cho tương lai, thì việc
có bị “nhuốm” lại bụi trần, âu cũng là điều tất thể, như ở phần sau này sẽ rõ.
Thời ấy Trung Hoa, nhà Kim sau khi diệt xong nhà Bắc Tống ở Nhai Sơn
do viên tướng là Trương Hồng Phạm, vào lúc đó quân Nam Tống đại bại. Quân
Kim thừa cơ hội đang thắng ào ạt tới kinh đô, triều đình Nam Tống thấy nguy
ngập nhiều vị tướng đã tự sát trong tình thế ấy, viên tả thừa tướng là Lục Tú Phu
vội vã hộ giá nhà vua vừa mới lên ngôi là Kế Bính xuống thuyền để đi lánh nạn,
cả hoàng cung, các triều thần gia quyến của hoàng cung vội vã xuống thuyền.
Quân hồn vô lệnh, tất cả quân lính và tướng sĩ thấy thế cũng ùa theo. Thuyền bè
chưa kịp chuẩn bị lại có nhiều người theo bám, nên ra đến ngoài khơi gặp phải cơn
bão không phải lớn lắm mà tất cả thuyền bè đều bị chìm hết nhà vua, hoàng hậu,
và các đại thần đều chung một số phận…, chỉ có ba mẹ con phu nhân, vốn là công

chúa con gái út của đời vua trước may mắn thoát nạn nhờ bám vào một cây cột


buồm lớn. Vị phu nhân cũng khá lanh lợi đã kịp lấy dây buộc váo người, cho mình
và hai cô con gái, nên không bị sóng biển đánh bật đi. Cả ba mẹ con và chiếc cột
buồm theo luồng nước, trôi mãi về biển phương Nam dạt đến bên ngoài cửa Cờn,
nơi có hòn đảo, ngôi chùa có vị sư trụ trì như đã nói ở phần trước.
Buổi sáng hôm ấy, ở cửa Cờn, cơn bão như tan biến, nhà sư như thường lệ
sau khi sảy ra bão, thường đi ra phía đông hòn đảo để xem sự thể như thế nào thì
thấy một vật gì đang trôi nổi ở phía xa đoán là có người bị bão nên nhà sư quay lại
lấy mảng rồi vội vã chạy ra cứu người. Chú tiểu lúc này vừa mới thức dậy, đang
quét dọn trong chùa, vì nghĩ chú còn quá bé nên nhà sư không gọi đi theo.
Khi mảng chèo tới nơi thì nhà sư phát hiện ba người phụ nữ, trong đó có hai
người còn nhỏ và một thiếu phụ. Chắc họ là ba mẹ con, nhà sư đoán như vậy,
không nề hà, nhà sư vội vã kéo từng người lên mảng trở mũi vào bờ. Lúc này cả
ba người hoàn toàn bất tỉnh, như ba cái xác không hồn mặt mũi chân tay tím tái,
chỉ còn thoi thóp thở. Qua quần áo và cách trang điểm đầu tóc, lại đeo đầy vàng
bạc, nên nhà sư hiểu họ đều là những người quý tộc.
Giữa thanh thiên bạch nhật, trong khi đưa chiếc mãng vào bờ, ba người phụ
nữ đang hiện ra trước mắt nhà sư, những cảm xúc bấy lâu trong lòng ông lại rộn
ràng, nhưng nhà sư cố kìm nén để đưa họ vào bờ.
Vừa chèo mảng nhà sư vừa nhắm mắt để những hình ảnh của ba người phụ
nữ xinh đẹp đó không làm ông mất lý trí. Với những sự việc ấy nhà sư đã bàng
hoàng cả người, cho rằng con mắt của ông đã phạm phải giới luật và trong cơ thể
có những đòi hỏi tội lỗi. Vừa khua mảng nhưng nhà sư vừa tự lên án, xỉ vả bản
thân mình, nhưng mặc dù vậy những gì mà nhà sư nhìn thấy đang tồn tại trong đầu
của ông, mà không có cách gì tẩy xóa đi được.
Hơn một tiếng đồng hồ sau chiếc mảng đã cập vào đảo, nhưng hơn một
tiếng đồng hồ ấy cũng đủ làm nhà sư bải hoải còn hơn cả chục năm khổ công tu
luyện. Tuy vậy, lý trí nhà sư vẫn hoàn toàn tỉnh táo, ông gọi gấp chú tiểu, hai thầy

trò cùng nhau bế từng người vào trong điện. Ba cơ thể vẫn hoàn toàn bất tỉnh lạnh
ngắt, hai mắt nhắm nghiền chỉ có hơi thở thoi thóp là dấu hiệu của sự sống, cần


phải sưởi ấm cho họ gấp, nhà sư cùng chú tiểu lấy củi nhóm lửa, khi ngọn lửa
bùng lên thì họ thấy không thể cứ để ba người như thế mà sưởi được. Quần áo dài
bằng lụa mỏng không thể đặt gần lửa như vậy sẽ khiến ba cơ thể bỏng rát, và cũng
phải lau qua nước ngọt thì mới có thể sưởi ấm. Không còn cách nào khác nhà sư
đành phải quyết định cởi bỏ quần áo của ba người phụ nữ và đồ trang sức cũng
phải đành gỡ ra, dùng khăn tẩm nước ngọt lau qua và lấy tạm mấy bộ quần áo của
mình và chú tiểu mặc tạm cho ba người phụ nữ đó. Một lần nữa thân thể của ba
người phụ nữ lại hiện trước mắt của hai thầy trò nhà sư. Những gì đã chứng kiến
đã gây ra một cú sốc tâm lý cho nhà sư. Những điều ông thấy ông cảm nhận được
chắc rằng sẽ còn lưu mãi trong tâm khảm và đến cả con đường tu hành của ông.
Kể từ đó hình ảnh ấy luôn hiện hữu trong ông và khiến ông không còn giống như
trước nữa. Tuy vậy đó là những điều xảy ra vào sau này. Còn lúc ấy, hai thầy trò
còn đang chú ý vào việc vần từng người quanh đống lửa để sưởi ấm cho họ. Gần
một tiếng đồng hồ thì ba người đã tỉnh lại, mắt đã hé mở, nhịp thở cũng mạnh dần
lên, họ đã bắt đầu trở lại bình thường.
Lúc bấy giờ nhà sư bảo chú tiểu đi nấu một niêu cháo còn mình đi tìm
thuốc, để cho họ ăn và uống. Ba người phụ nữ tỉnh lại họ nhìn thấy chủ tiểu và nhà
sư và họ đã hiểu rằng đây là nơi tu hành.
Sau khi ba người phụ nữ tỉnh lại nhà sư đã để họ ăn nghỉ tại chùa. Hai thầy
trò nhà sư nhường cho họ nghỉ tại phòng của mình. Còn thầy trò thì ra nghỉ tại nhà
phật. Mấy hôm sau nhà sư phải dùng mãng vào bờ để mua lương thực. Tuy vậy,
nhưng tin tức của ba người phụ nữ chưa bao giờ ông tiết lộ với ai. Ông chần chừ
chưa quyết định bởi vì trong lòng ông còn nhiều bộn bề, rối như tơ vò. Vả lại nếu
ông mà quyết định sớm thì cũng chưa được bởi cơ thể của ba người phụ nữ còn
quá yếu.
Sau khi lại sức và nhận rõ được hoàn cảnh hiện tại, người thiếu phụ tuy

buồn bã nhưng vẫn luôn tỏ ra là một người phụ nữ đảm đang, yêu kiều, duyên
dáng. Ba mẹ con nàng cùng với chú tiểu lo việc bếp núc, lúc rảnh rỗi họ ngồi nói


chuyên bằng ngôn ngữ riêng của họ. Tuy lạ lùng nhưng có sức hấp dẫn riêng của
nó.
Nếu trước kia trong chùa chỉ có hai thầy trò thì giờ đây không khí trong
chùa như vui tươi đầm ấm hơn do sự xuất hiện của ba mẹ con nhà Tống. Nhất là
những lúc tất cả ngồi xung quanh mâm cơm thì bầu không khí trong gia đình càng
hiện rõ. Nhà sư nhìn mọi người bằng ánh mắt trìu mến, trong lòng ông lại hiện lên
bao nhiêu suy nghĩ. Đó là cảm xúc của một đấng nam nhi đã trải qua gần nữa đời
tu hành. Trong thâm tâm ông hoàn toàn thương cảm cho số phận của ba mẹ con
thiếu phụ. Cõi lòng của họ đã thực tan nát mà chỉ có những ai thực sự cảm thông
cho họ thì mới có thể cứu vãn họ và mang lại cho họ một chút niềm tin. Ông nhận
thấy tình cảm của ông đã giành hết cho ba mẹ con nhà nàng. Ông muốn được chia
sẽ tình cảm và số phận cùng với họ.
Trong tâm thức, ông thấy mình đã “nhuốm” nặng bụi trần nên không còn
cách nào khác là bỏ kiếp tu hành. Đã nhiều đêm ông ngồi trước phật điện, miệng
thì tụng kinh nhưng trong tâm trí hình ảnh ba người phụ nữ vẫn hiện về. Lý trí của
ông đã bị khuất phục trước những hình ảnh đó. Ông nghĩ không còn đủ tâm trí để
tu hành và ông muốn quay lại cuộc sống bụi trần.
Khoảng chừng nữa tháng sau, khi ấy sức khỏe của ba người phụ nữ đã bình
phục hẳn. Không khí trong đảo cũng thật yên vui, đầm ấm như một gia đình, cũng
là lúc nhà sư đối đầu với một vấn đề đưa hay không đưa ba mẹ con nhà Tống vào
đất liền, để trình báo với quan sở tại. Nhà sư hình dung ra mọi việc sẽ diễn ra như
thế nào. Ông nghĩ nếu trình báo lên quan thì dù lớn hay bé cũng bị làm tỳ thiếp
cho vua quan. Nếu như thế thì ba mẹ con họ sẽ không còn cơ hội về nước, ý nghĩ
ấy làm ông hối tiếc cho họ. Chính vì những suy nghĩ đó nhà sư nghĩ ông phải là
người chở che cho ba mẹ con nhà Tống.
Nhà sư thấy số phận của mình đã gắn liền với số phận của ba người phụ nữ,

mà không có cách nào, không có lực nào chia cách nổi. Ông sẽ hoàn tục, sẽ mang
ba mẹ con họ vào đất liền, đi đến một nơi nào đó để làm ăn sinh sống. Hai bàn tay


săn chắc của ông và tài sông nước ông tin sẽ có một gia đình hạnh phúc và đầm
ấm.
Một buổi tối, sau khi tụng kinh, niệm phật xong lần cuối, mọi người đã đi
ngủ, ông ngồi viết một lá thư kể hết những nông nổi nguồn cơn và các hoàn cảnh
mà mẹ con người thiếu phụ sẽ lâm phải. Cuối thơ, ông ngõ lời muốn nàng làm vợ
rồi cùng nhau đi khỏi nơi này. Lời trong thơ của ông thật chân thành, cảm động,
ông không thể và không muốn dấu nàng một chuyện gì nữa. Không thể trực tiếp
nói bằng lời vì ngôn ngữ bất đồng nên ông chỉ có cách đó để biểu lộ tình cảm, thấp
thỏm chờ mong thư phúc đáp của nàng. Sáng hôm sau chỉ có hai người, ông đưa lá
thư cho người thiếu phụ và lên mãng đi vào bờ mua lương thực.
Trong lúc ông đi vắng nàng mở thư ra xem, sắc mặt của người thiếu phụ
đột nhiên đổi sắc, sự việc trong thư quá đột ngột với nàng. Là một người quyền
quý cao sang nên nàng không thể chấp nhận cho dù ở hoàn cảnh nào. Phải chi
nàng xuất thân trong một tầng lớp khác thì sự việc đã đi một hướng khác. Trong
sâu thẳm cõi lòng, nàng vẫn còn le lói chút hy vọng được về cố quốc. Nếu không
được hưởng cuộc đời phú quý thì chút ít cũng sống thanh bạch cho đến hết tuổi
già. Vì vậy việc nhận lấy nhà sư sau khi đã hoàn tục là một điều không thể.
Dẫu trong lòng nàng có thực sự mang ơn cứu mạng của nhà sư và nhận
thấy các cử chỉ, hành vi của nhà sư không có điều gì khuất tất, thì nàng cũng
không thể chấp nhận một cuộc hôn nhân với nhà sư. Lòng biết ơn và sự thành kính
nàng vẫn giữ trong lòng, trước khi đi khỏi nơi này thì nàng sẽ để lại một số đồ
trang sức quý giá để tỏ lòng biết ơn, còn việc kết hôn thì dù thế nào đi nữa cũng
không thể xảy ra. Nàng vẫn nhớ về cố quốc, hơn nữa, nàng còn nhớ mình là một
công chúa, một mệnh phụ.
Sau suy nghĩ đó, người thiếu phụ xin chú tiểu một mảnh giấy và mực để
viết lại một lá thư cho nhà sư, nàng trình bày rõ mọi thứ về hoàn cảnh của mình.

Nàng cũng bày tỏ lòng biết ơn đến nhà sư, và gọi nhà sư bằng “ân nhân” và xin
ân nhân không nên nghĩ đến chuyện này để khỏi sao nhãng con đường tu hành của
nhà sư.


Sau khi đọc xong lá thư của người thiếu phụ, nhà sư hoàn toàn thất vọng.
Có một cái gì đó đang sụp xuống trong tâm hồn ông bao nhiêu hy vọng bây giờ
chỉ là như mây khói. Nhà sư cảm thấy mình thật là tội nghiệp, cô đơn trên cõi đời
này. Không thể tiếp tục sống và cuộc đời tu hành vì đã phạm giới luật, mà cũng
không thể hoàn tục vì như thế sẽ sống trong cô đơn, thương nhớ cho đến lúc mãn
đời. Đó cũng là điều khủng khiếp nhất của một người từng yêu.
Suốt một đêm đọc lá thư ông ngồi trước phật điện niệm phật, trong lúc này
mọi người đã đi ngủ chỉ còn một mình ông còn lại như hóa đá. Ông xin đức phật
tha thứ cho những lỗi lầm của ông, ông cũng xin đức phật cho ông được chết để
chuộc lại mọi lỗi lầm.
Gần sáng, ông uống trọn một liều thạch tím mà ông đã chuẩn bị từ lúc ông
ngồi niệm phật. Một lúc sau thuốc ngấm ông giẫy nhẹ và bắt đầu từ từ khép đôi
mắt lại, lúc này ba người phụ nữ và chú tiểu đang ngủ say nên không biết gì cả.
Sáng hôm sau khi trời sáng, mọi người đều thức dậy thấy nhà sư đã chết.
Trong tâm thức người thiếu phụ như biết rõ vì sao nhà sư chết nhưng không nói ra.
Sau khi mai táng cho nhà sư xong thì người phụ nữ âm thầm lặng lẽ như một cái
xác không hồn. Nàng tự trách mình là nguyên nhân đã gây ra cái chết cho nhà sư,
nàng ân hận vì những lời nói của mình. Nếu như nàng hiểu thấu được những lời
nhà sư nói thì chắc rằng nhà sư sẽ không chết như vậy.
Nghĩ đến đây người thiếu phụ mới biết là con đường chông gai phía trước
mình không dễ bước qua. Sau cái chết của nhà sư, nàng nghĩ mọi khó khăn sẽ đến
với mình và ai sẽ là người giúp nàng nữa đây, trước mắt nàng như một ngõ cụt mà
không có lối thoát. Nàng nghĩ thà chẳng để mình rơi vào cảnh ô nhục còn hơn.
Hoàn toàn thất vọng người phụ nữ không còn muốn sống nữa, nàng không ăn
không uống mấy ngày liền.

Một buổi tối khi hai con gái và chú tiểu đã ngủ say, thì nàng thức dậy bước
ra khỏi phòng, nàng đi ra phía biển rồi cứ thế nàng lội mãi ra vùng nước sâu.


Sáng hôm sau hai người con gái thức dậy không thấy mẹ liền vội vã đi tìm.
Một lúc sau thấy xác mẹ nổi dập dềnh ở trên mặt nước. Trong nỗi thương đau hai
người con gái cũng trầm mình vào trong làn nước biếc.
Đến lượt chú tiểu, trong lúc chú đang sợ hãi không biết phải làm gì thì tình
cờ chú thấy thuyền chài, những người dân chài đã nghe chú kể lại và ai cũng xót
thương cho họ, những cư chài đã vớt xác ba mẹ con nhà Tống chôn cạnh mộ nhà
sư, chú tiểu lúc này cũng không còn can đảm để ở lại nơi đây, chú theo thuyền
chài vào bờ và không còn đi tu nữa.
Chùa bây giờ không còn trụ trì nữa cảnh vắng lặng, thỉnh thoảng dân chài
cũng ghé qua nhang khói tránh bão. Họ lấy làm tiếc vì không còn sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhà sư như xưa nữa.
Mấy tháng sau dân chài đã cùng nhau góp sức xây dựng ngôi đền, thờ bài
vị của nhà sư. Đền được xây dựng trên nền gạch cũ thường xuyên hương khói và
đền Cờn từ đó ra đời.
Đền Cờn được xây dựng vào năm 1235 đời nhà Trần để Thờ Đức Thánh
Mẫu và Tứ Vị Thánh Nương. Đền Cờn đứng đầu trong bốn ngôi đền trong đất
Hoan Diễn “Nhất Cờn, Nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng”
Trong đó đền Cờn thờ Tứ Vị Thánh Nương Quốc Gia Nam Hải Đại Càn
Thánh Nương của ba mẹ con công chúa nước Nam Tống là Từ Hi Thái Hậu
Dương Nguyệt Quả, hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt
Hương và bà Nhũ Mẫu mất vào ngày mồng bảy tháng giêng năm kỷ mão (1279).
Đền Cờn được xem là di tích lịch sử văn hóa và trung tâm văn hóa không
chỉ đối với làng Phương Cần mà còn cả xứ Nghệ.
“Phủ tía tán vàng
Cửa đền chín bậc khắp Nghệ An đâu tày”
(dân ca)



Nhà thơ Nguyễn Du một nhà thơ lớn của dân tộc một lần qua làng biển này,
cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh trời mây sông nước đã cất tiếng ngợi
ca:
“Mặt nước mênh mông bể lẫn trời
Ngôi đền thấp thoáng bãi ngoài khơi
Bến phủ chiều tới cây man mác,
Cửa bể thu dần khói tả tơi.
Khanh tướng uổng bao lòng tiết nghĩa,
Quỳnh Nhai vùi khói thịt mồ côi
Nực cười cho ả Minh phi nhé
Rượu chuốc đàn ngâm nịnh chúa trời”.
(Bản dịch của Phạm Khắc Hoan và Lê Thước tại Đền Cờn, xã Quỳnh
Phương)
Đền Cờn còn ghi lại nhiều chứng tích của nhiều nhà vua. Thơ ngự chế để
lại đền Cờn của vua Lê Thánh Tông như sau:
“ Mịch nô mặc thạch phiến chu quy
Càn Hải sơn đầu tưởng đáo thì.
Nhất thủy tự toàn Thiên Tam hiển
Quản phong thủy quái thạch bình nguyên.
Phong đào cửu trích Trân Anh Mộng
Hương hỏa đó lưu Thánh Mẫu từ.
Nhiếp Hải Bình Nam kim thịnh hội
Trường dư khởi đại Lạc Long Quy…”
Trong đó các triều đại phong về sau cho Đền Cờn:
Vua Vĩnh Thịnh phong: Hưng Tường Hoằng Thạch
Vua Cảnh Hưng phong: Hiển Đức Phong Công
Vua Chiêu Thống phong: Thúy Lễ Thư Điền
Vua Quang Trung phong: Hàm Hoẳng Quảng Đại

Vua Cảnh Thịnh phong: Hàm Chương Liệt Triết


Vua Gia Long phong: Trang Nhân Đoan Chính Khổn Thiện
Vua Minh Mạng phong: Hàm Hoằng Phong Tế
Vua Thiệu Trị phong: Phổ Bác Hiển Hóa
Vua Tự Đức phong: Trang Huy
Vua Đồng Khánh phong: Đức Bảo Trung Hưng
Vua Duy Tân phong: Phổ Bác Hiển Hóa
Trang cuối của ngọc phả “ Đại Càn Thánh Mẫu” có ghi:
“Đến nay đạo của thần đã rõ rệt, các nơi lập đàn làm sự răn dạy. Nay
vâng mệnh thần ở nơi minh thiên đường giáng cho sách dưỡng tích, in khắc,
kính tuân theo tóm tắt, tu sửa Ngọc Phả, tham khảo Bắc Sử , Nam Sử vách 11
Minh Lục viết thành, đã khính cho bút đào xem xét. Vậy giám khắc vào gỗ lê, gỗ
táo để truyền lại lâu dài”.
Sau ngày rằm tháng 3 năm Tân Hợi niên hiệu Duy Tân thứ 5 (1911) nước
Đại Việt kính viết nên.
(Đại Càn Thánh Mẫu 2)
2

Đại Càn Thánh Mẫu là Ngọc Phả viết về Đền Cờn tại xã quỳnh Phương, Huyện Quỳnh Lưu, Tình Nghệ

An.


CHƯƠNG 2:
NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐỀN CỜN
2.1. Những giá trị văn hóa vật chất
2.1.1. Kết cấu kiến trúc đền Cờn
con người và kiến trúc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trí tuệ và tài

năng sáng tạo của con người đã tạo nên các công trình kiến trúc nghệ thuật. Mặt
khác, sản phẩm kiến trúc phản ánh bộ mặt văn hóa, quan niệm về nhân sinh, vũ trụ
và phản ứng trước những thách đố của thiên nhiên, của con người. Có thể nói, kiến
trúc ghi nhận cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người một cách trung thực
nhất.
kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều, còn lại một phần trong các ngôi
đền miếu. Tuy là không thanh cao nhưng bề sâu ở đó vẫn còn lại sự tinh hoa sắc
sảo của những đôi tay khéo léo của người thợ mà trong đó nghệ thuật kiến trúc của
đền Cờn như một minh chứng.
Đền Cờn được chia làm hai phần: đền Cờn Trong và đền Cờn Ngoài. Đền
Cờn Trong tọa lạc trên dãy núi Thằn Lằn hay còn gọi là dãy núi Hùng Vương mà
sơ truyền sư thầy đã cứu giúp ba mẹ con nhà Tống và một bà nhũ mẫu.
Đền Cờn Trong minh chứng cho cuộc sống mưu sinh của những con người
làng biển phương cần. Bên bờ biển dãy núi hùng vỹ đã tạo ra sác thái riêng biệt
cho đền. Tuy ngôi đền nhỏ nhưng cũng có thể hiện diện được sự ấp áp giữa sóng
nước.
Ngôi đền được kiến thiết có chiều dài là 17,4m, rộng 9,4m, ba gian bốn vì
lợp ngói, cửa vào thượng song ba bản. Đền lúc trước chỉ có một tòa gọi là thượng
điện, trong đó đặt bài vị các thánh. Năm Hồng Đức thứ 2 (1471) vua Lê Thánh
Tông truyền xây thêm nhà trung và hạ điện của đền Cờn Trong tức là ngôi đền
chính trên dãy núi Thằn Lằn. Tòa trung điện nằm ngang có ba gian bốn vì cột, tòa
hạ điện nằm ngang có ba gian bốn hàng cột, hai bên được thưng ván tốt, hai tòa


này gắn liền với tòa thượng điện phía trước làm hình chữ công. Dưới triều vua
Cảnh Trị các tòa thượng, trung và hạ điện được trùng tu sửa chữa lại và thêm tòa
ca vũ là nơi để tế và tụng kinh. Sau đó tòa ca vũ lại được trùng tu và hoàn chỉnh
dưới thời vua Cảnh Hưng thứ ba mươi tức là vua Lê Hiển Tông (1769) vua truyền
phải sửa lại tòa ca vũ theo lối kiến trúc tứ trụ, tứ linh. Trong lòng nhà dài 15,15m,
rộng 7,5m có 6 vì và mỗi vì có 4 cột bằng gỗ lim, tường xây bằng gạch, lợp ngói

mũi dài, các lớp rui được đóng chồng nhau. Bốn khóa ngang được chạm trỗ long
chầu nguyệt, cửu long tranh châu, long ly quy phượng và hổ phù với hình rồng
chôm ngọc. Nhiều bộ phận khác cũng được chạm trỗ một cách tinh vi, mỹ thuật,
đầu các cột chính ở ba gian giữa đều chạm hình lưỡng long chầu nguyệt, phượng
múa rồng chầu, cá chép hóa rồng. Các đuôi xà kèo ngoài hiên được chạm các hình
tinh vi như long mã phù đồ, phượng hàm thư đang múa, rồng vốn thủy, cá chép
đang ngoi lên, long ly và lưỡng long đang cười đuổi nhau trông rất ngoạn mục.
Đời vua Gia Long thứ 6 (1807) vua ban chiếu chỉ dựng tòa nghi môn và
trùng tu lại các bộ phận của đền. Vua Tự Đức (1848-1883) cho xây thêm đền
ngoài và canh tân sức lại đền Cờn chính.
Đền Cờn chính đang nói ở trên mang dáng dấp cổ truyền. Ngoài ra trước
đền còn được đặt một đôi voi phục trước cửa tam môn, một lư hương bằng đá, kết
cấu kiến trúc không cao sang rườm rà, mà đơn giản, chi tiết trang trí mái, góc,
không rườm rà nhưng bên trong lại rất tinh vi, gần gũi với con người và thiên
nhiên.
Đền Cờn ngoài được xây dựng năm Tự Đức (1848-1883) do quan niệm nho
giáo và phật giáo bất đồng nên vua đã lệnh cho xây dựng đền Cờn Ngoài nhằm để
thờ vua Kế Bính, Lục Tú Phu, Trương Thế Kiệt và vị sư đã cứu ba mẹ con nhà
Tống.
Đền Cờn ngoài xây dựng bên dòng Mai Giang nơi chiếc cầu dài 200m nối
liền giữa xã Quỳnh Phương và xã Quỳnh Dị đi khu công nghiệp Hoàng Mai.


×