Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LỄ HỘI “NHẢY LỬA” CỦA NGƯỜI PÀ THẺN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.58 KB, 10 trang )

Sinh viên: LÂM THỊ TRANG NGUYÊN
Lớp: VHH2B

ĐỀ TÀI: LỄ HỘI “NHẢY LỬA” CỦA NGƯỜI PÀ THẺN
(QUA THỰC TẾ CÁC TỈNH HÀ GIANG,TUYÊN QUANG)
PHẦN 1:MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Nếu múa rối nước,hát quan họ, hát xoan là “đặc sản” của
người Việt; Điều làm nên nét đặc sắc,độc đáo của người Tày là
hát Then; Người Thái nổi tiếng với điệu múa Xòe thì lễ hội
“Nhảy Lửa”là một phần không thể thiếu của người Pà Thẻn.
Người Pà Thẻn sống trên núi cao và tập trung chủ yếu ở 2

huyện Bắc Quang (Hà Giang) và Lâm Bình (Tuyên Quang). Người
dân nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục từ xa xưa để
lại,trong đó có lễ hội “Nhảy Lửa” độc đáo mang đậm nét hoang sơ,
huyền bí. Đây là một sinh hoạt văn hóa mang tính tâm linh, phi
thường, dám đương đầu với nguy hiểm, xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Lễ hội nhảy lửa cũng được coi như lễ hội cầu may bày tỏ lòng
thành kính với đất trời, lễ hội được tổ chức từ giữa tháng 10 âm


lịch và kéo dài đến tháng giêng của năm sau. Người Pà Thẻn quan
niệm xung quanh họ có các vị thần che chở,giúp họ vượt qua nguy
hiểm và mưu sinh, trong đó có vị thần tối cao là thần lửa và lửa
mang lại cho họ sự ấm no, may mắn, vì vậy khi lễ hội diễn ra thì
tất cả mọi người trong bản đều có mặt để hò reo cổ vũ. Trước đây
hoạt động này được tổ chức trong bếp của các gia đình,sau này


được tổ chức ở bãi đất rộng để thể hiện tinh thần đoàn kết và mọi
người cùng chung vui. Tất cả mọi người trong bản ai cũng có thể
tham gia lễ hội miễn là họ được thần linh ban cho sức mạnh,điều
thú vị là các “quân binh” nhảy bằng chân trần trên than hồng
nhưng họ lại không bị ảnh hưởng gì đến thân thể và họ coi đó là
cánh cửa chạm đến thần linh.
Với tín ngưỡng tâm linh,lễ hội nhảy lửa truyền thống của
người Pà Thẻn là một kho tàng văn hóa hết sức phong phú và độc
đáo,chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần đậm nét nhân văn.
Nhưng khi cuộc sống hiện đại đang len lỏi vào từng ngõ xóm,góc
nhà của người Pà Thẻn thì lễ hội đang đứng trước những nguy cơ
thất truyền,mai một,không có người kế tục. Điều đó đòi hỏi sự đầu
tư,chăm lo,khắc phục của người dân Pà Thẻn và của Đảng,Nhà
nước cho công cuộc bảo vệ và phát triển lễ hội,để người dân nơi
đây còn có cơ hội truyền lại cho mai sau “báu vật” của dân tộc
mình.


Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên,đề tài Lễ hội
“Nhảy lửa” của người Pà Thẻn (qua thực tế các tỉnh Hà
Giang,Tuyên Quang) được triển khai nhằm bước đầu đánh giá
những giá trị và những thay đổi của lễ hội,từ đó góp phần đề xuất
những giải pháp thích hợp trong công tác bảo vệ và phát triển lễ
hội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Đề tài: Giải mã cuộc sống-bí ẩn lễ hội nhảy lưả của Tiến sĩ
Võ Mai Hương- phòng nghiên cứu sưu tầm- Bảo tàng Dân tộc học
- Công trình Hà Giang di sản của Sở Văn hóa tỉnh Hà Giang
- Các công trình nghiên cứu và bảo tồn lễ hội nhảy lửa của Sở
Văn Hóa tỉnh Tuyên Quang.

Cùng với những bài viết,chia sẻ trên báo mạng của các độc
giả.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ gía trị và sự biến đổi của lễ hội “Nhaỷ
lửa” của đồng bào dân tộc Pà Thẻn thuộc các tỉnh Tuyên Quang và
Hà Giang,đề tài đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn,xây dựng và
phát triển lễ hội,góp phần làm phong phú và giàu đẹp cho nền văn
hóa dân gian Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng các phương pháp sau đây:

-

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu
những cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa nhằm tạo điều
kiện cho việc phân tích,đánh giá trong nhận diện biến
đổi giá trị văn hóa trong lễ hội “Nhảy Lửa” của đồng
bào dân tộc Pà Thẻn thuộc các tỉnh Hà Giang và Tuyên
Quang hiện nay.
Phương pháp thống kê so sánh: Đề tài sử dụng các số

-

liệu thống kê để hệ thống hóa,phân loại,so sánh nhằm đưa ra
những kết luận về thực trạng biến đổi giá trị văn hóa của lễ hội
“Nhảy lửa’ qua thời gian cùng với những thay đổi trong nhận thức
của người dân về vị trí,vai trò của lễ hội trong đời sống.


-

Phương pháp điền dã: Đây được coi là phương pháp
chủ yếu của đề tài,trên cơ sở nghiên cứu thực địa,thực
hiện quan sát,phỏng vấn,ghi chép,ghi hình,mô tả để
nắm bắt về sự hiểu biết,sự gắn bó của đồng bào với lễ
hội làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài.


5 . Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Giới thiệu về lễ hội “nhảy lửa” cùng với những ý nghĩa và
giá trị của nó đối với đồng bào dân tộc Pà Thẻn và với nền văn hóa
của Việt Nam
- Chỉ ra những biến đổi mang tính tích cực và những nguy cơ
cần được xử lý trong công tác giữ gìn, bảo vệ và phát triển lễ hội
cho thế hệ mai sau.
- Là tài liệu tham khảo,góp phần nhỏ cho công tác giảng dạy
và các đề tài nghiên cứu sau.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu,Phụ lục,đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ LẾ HỘI “NHẢY LỬA” –
MÓN ĂN TINH THẦN CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN
1.1.

Dân tộc Pà Thẻn và lễ hội nhảy lửa

1.2.

Vị trí và vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần

của người dân Pà Thẻn

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA LỄ HỘI “NHẢY LỬA”
HIỆN NAY
2.1. Những giá trị còn được lưu giữ
2.1.1. Giá trị của lễ hội từ truyền thống đến hiện đại
2.1.2. Thái độ và tình cảm của người dân đối với lễ hội
2.2. Những thay đổi của lễ hội hiện nay so với trước đây
2.2.1. Lễ hội dưới góc nhìn của người hiện đại


2.2.2. Nguyên nhân về sự thay đổi cuả lễ hội
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG,GIẢI PHÁP TRONG VIỆC
GIỮ GÌN,BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN LỄ HỘI
3.1. Định hướng bảo vệ và phát triển lễ hội trong cộng đồng
dân tộc Pà Thẻn
3.2. Giải pháp dành cho việc phát triển,chống mai một lễ hội
3.3. Một số kiến nghị dành cho Đảng,Nhà nước và đồng bào
dân tộc Pà Thẻn
PHẦN 2: NỘI DUNG
- Triển khai các chương của đề tài
PHẦN 3: KẾT LUẬN
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo(tên tác giả,tác phẩm,nhà xuất bản,nơi
xuất bản,năm xuất bản)
- Chú thích
PHẦN 4: PHỤ LỤC
- Tranh ảnh liên quan
- Bảng hỏi
PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI “NHẢY LỬA” – MÓN


ĂN TINH THẦN CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN
1.1.

Dân tộc Pà Thẻn và lễ hội Nhảy lửa

Người Pà Thẻn xưa kia có tên gọi là Pà Hưng,cùng với một số
tên gọi khác như: Mèo Lài,Meò Hoa,Mèo Đỏ,Bát Tiên Lộc...Theo
truyền thuyết,người Pà Thẻn ở vùng Than Lô (Trung Quốc) do
thiếu thốn thức ăn và tàn phá của chiến tranh nên họ di cư đến Việt
Nam cách đây khoảng 200-300 năm. Theo tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009,người Pà Thẻn ở Việt Nam có dân số 6.811
người,chủ yếu sống tập trung tại 2 huyện Bắc Quang (Hà Giang)
và Lâm Bình (Tuyên Quang),họ sống chủ yếu bằng nghề nương
rẫy,lúa ngô là cây lương thực chính. Các bản của người Pà Thẻn
thường tập trung ven suối,thung lũng hoặc triến núi thấp,có làng
đông tới 30-40 nóc nhà.Người Pà Thẻn có 8 họ tượng trưng cho 8
anh

em,người

anh

cả

mang

họ


Sìn

sau

đến

Làn,Ván,Hủng,Tẩn,Lừu,Phù và cuối cùng người em út mang họ
Tải. Người dân Pà Thẻn sống chân thật,mộc mạc,những ai có dịp
đến nơi đây sẽ được tìm hiểu và khám phá những nét văn
hóa,phong tục tập quán mang đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua
trang phục,ma chay,cưới hỏi,lễ hội và đặc biệt sẽ được học cách rệt
các bộ trang phục rực rỡ,được hòa mình vào lễ hội nhảy lửa,lễ kéo
chày...những nét văn hóa truyền thống có từ lâu đời đó đã hình
thành nên bản sắc văn hóa riêng biệt độc đáo.


Đời sống tinh thần của người Pà Thẻn là một kho tàng văn
hóa phong phú ,đa dạng thể hiện qua các làn điệu giao duyên của
thanh niên nam nữ trong giai đoạn tìm hiểu,những điệu múa
bát,múa mừng,những bản tình ca đôi lứa sẽ xoa dịu đi nỗi nhọc
nhằn sau những ngày làm việc vất vả.
Nói đến người Pà Thẻn không thể không kể đến lễ hội nhảy
lửa hết sức độc đáo,thiêng liêng,người Pà Thẻn có các lễ hội truyền
thống như:lễ cầu mưa,lễ cầu tạnh,lễ cúng cơm mới,lễ cúng thần
săn bắn,lễ kéo chày nhưng tiêu biểu nhất là lễ nhảy lửa. Lễ hội
nhảy lửa được tổ chức từ giữa tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng
giêng năm sau,khi thời tiết mùa đông vô cùng lạnh giá. Theo quan
niệm của họ,tổ chức lễ nhảy lửa lúc này nhằm để tạ ơn trời đất,thần
linh đã cho một mùa vụ tươi tốt và cũng cầu cho một mùa vụ năm

sau lúa ngô đầy nhà. Người Pà Thẻn luôn có quan niệm xung
quanh họ có các vị thần che chở,đùm bọc,giúp đỡ họ vượt qua
nguy hiểm,hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Đối với người Pà Thẻn
vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại cho họ sức
mạnh,may mắn,vì vậy khi lễ hội được diễn ra thì tất cả mội người
trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ,cùng xua đi cái khắc nghiệt
của mùa đông lạnh giá.

1.2.

Vị trí và vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần
của người dân Pà Thẻn


Nhảy lửa là một lễ hội không thể thiếu của người dân Pà
Thẻn,đây là dịp để người dân vui chơi,để họ tỏ lòng thành kính
với các vị thần,để gắn thêm tình đoàn kết,là cơ hội cho thế hệ con
cháu tìm về với cội nguồn.
Để có thể tổ chức lễ hộ này,thầy mo_ người được coi là có
sức mạnh siêu nhiên,là cầu nối giữa người sống và đấng linh
thiêng sẽ làm lễ xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước cho
phép dân làng được tổ chức trò chơi. Lễ vật để cúng thần linh rất
đơn giản, chỉ cần một con gà, một đĩa xôi, mười chén rượu và đèn
hương. Thời gian làm lễ kéo dài 1-2 giờ đồng hồ trước khi lễ nhảy
lửa được bắt đầu. Dân tộc Pà Thẻn có quy định chỉ nam giới mới
được tham gia lễ hội còn nếu như phụ nữ tham gia thì phải nhảy
liên tục bảy ngày bảy đêm mới được nghỉ, nên các cô gái cùng với
người già và trẻ nhỏ là những người đứng bên ngoài hò reo, cổ vũ
động viên, khích lệ tinh thần các chàng trai. Trước đây, lễ hội được
tổ chức ngay trong bếp của các gia đình, sau này do nhu cầu giao

lưu.




×