Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh khoa học phong thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

TRIỆU MINH NGỌC

“ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
THEO KHÍA CẠNH KHOA HỌC PHONG THỦY”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quán lý tài nguyên

Khóa học

: 2011-2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

TRIỆU MINH NGỌC

“ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
THEO KHÍA CẠNH KHOA HỌC PHONG THỦY”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quán lý tài nguyên

Khóa học

: 2011-2015

Giảng viển hướng dẫn

: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng


Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

TRIỆU MINH NGỌC

“ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG
THEO KHÍA CẠNH KHOA HỌC PHONG THỦY”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quán lý tài nguyên

Khóa học

: 2011-2015


Giảng viển hướng dẫn

: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên - 2015


ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Ngũ hành .....................................................................................................9
Hình 2.2 Phương vị ...................................................................................................14
Hình 2.3: Phương vị gốc của Cửu tinh trong Hậu thiên bát quái..............................18
Hình 2.4: Lượng thiên Xích ......................................................................................19
Hình 4.1 Khu di tích lịch sử đền Hùng chụp từ độ cao 500m...................................34
Hình 4.2: Cổng chính Đền Hùng...............................................................................51
Hình 4.3: Đền Hạ ......................................................................................................52
Hình 4.4: Tinh bàn của đền Hạ sửa năm 2011 ..........................................................50
Hình 4.5: Đền Trung .................................................................................................55
Hình 4.6: Tinh bàn của đền Trung sửa năm 2009 .....................................................56
Hình 4.7: Đền Thượng ..............................................................................................59
Hình 4.8: Tinh bàn của đền Thượng sửa vào năm 2008 ...........................................60
Hình 4.9: Đền Giếng .................................................................................................61
Hình 4.10: Tinh bàn của đền Giếng sửa vào năm 2012 ............................................63


iii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài .........................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy ..................................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy .....................................................4
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy ........................................................................6
2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy .................................................................15
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................23
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới ........................................................................23
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc .....................................................................25
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam.......................................................................27
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu...........................................................................32
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .........................................................32
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................33
4.1. Khái quát Khu di tích lịch sử Đền Hùng ............................................................33
4.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................33
4.1.2. Cảnh quan.......................................................................................................35
4.1.2.1. Địa hình, địa mạo .........................................................................................35


iv

4.1.2.2 Khí hậu ..........................................................................................................35
4.1.2.3 Thủy văn........................................................................................................35
4.1.3. Di tích Đền Hùng ............................................................................................37
4.1.4. Khái quát về Giỗ Tổ và khách du lịch tâm linh đến Đền Hùng ......................38
4.2. Tinh bàn và nhận định tốt xấu cho dương trạch.................................................39
4.2.1. Phương pháp lập tinh bàn................................................................................39
4.2.1.1. Lập vận bàn/niên bàn ...................................................................................40
4.2.1.2. Lập sơn bàn ..................................................................................................40
4.2.1.3. Lập hướng bàn .............................................................................................40
4.2.2. Nhận định tốt xấu cho dương trạch .................................................................41
4.2.2.1. Vượng sơn, vượng hướng ............................................................................42
4.2.2.2. Thượng Sơn, Hạ Thủy..................................................................................44
4.2.2.3. Thu Sơn, Xuất Sát ........................................................................................46
4.2.2.4. Phản Ngâm, Phục Ngâm ..............................................................................49
4.3. Đánh giá các công trình di tích lịch sử đền hùng theo khía cạnh
khoa học phong thủy .................................................................................................51
4.3.1. Cổng Đền Hùng...............................................................................................51
4.3.2. Đền Hạ ............................................................................................................52
4.3.2.1. Quang cảnh đền Hạ ......................................................................................52
4.3.2.2. Lập tinh bàn Đền Hạ ....................................................................................53
4.3.2.3. Nhận định vận khí của đền ...........................................................................54
4.3.3. Đền Trung .......................................................................................................55
4.3.3.1 Quang cảnh đền Trung. .................................................................................55
4.3.3.2 Lập tinh bàn đền Trung .................................................................................56
4.3.3.3.Nhận định vận khí của đền Trung .................................................................57
4.3.4 Đền Thượng. ....................................................................................................57
4.3.4.1 Quanh cảnh đền. ............................................................................................57
4.3.4.2 Lập tinh bàn đền Thượng ..............................................................................60
4.3.4.3.Nhận định vận khí của đền Thượng ..............................................................60
4.3.5 Đền Giếng ........................................................................................................61

4.3.5.1 Quang cảnh đền Giếng ..................................................................................61
4.3.5.2 Tinh bàn đền Giếng .......................................................................................62


v
4.3.5.3. Nhận định vận khí của đền Giếng ................................................................63
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................65
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................65
5.2. ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời
của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn
cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của con người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách
có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh họat như
khoét đá, đào hang, làm nhà… Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ,
chống lại cả sự tấn công của đồng lọai, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên
nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại
gần sông ngòi, nguồn nước. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ quan
nghiên cứu về phong thuỷ. Ở Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng nó được
thể hiện trong các cung điện, đền thờ. Ngày nay dù ở phương đông hay phương tây
khi xây dựng công trình người ta đều phải chọn vị trí sao cho hài hòa với môi
trường địa lý xung quanh địa bàn, ngoài mục đích thẩm mỹ nó còn đem lại lợi ích
về mặt ăn ở, học tập, sinh hoạt của cộng đồng.

Vì vậy, thuật Phong thuỷ nghe có vẻ huyền bí nhưng thực ra lại rất thực tế
và gần gũi với đời sống.
Thuật phong thủy là nghệ thuật vận dụng bố cục, sắp đặt, trang trí công trình
kiến trúc, đền thờ, di tích lịch sử... Theo những nguyên tắc cụ thể khai thông và
hướng dẫn sinh khí làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Các công trình kiến trúc, lăng
mộ, đền thờ, di tích lịch sử… ngày xưa liệu có được xây dựng theo phong thủy hay
chỉ là xây theo nguồn cảm hứng của con người. Vì vậy việc đánh giá các công trình
di tích lịch sử theo khía cạnh khoa học phong thủy là một việc làm hết sức cần thiết
nhất là các công trình di tích quan trọng.Vậy để tránh được những ảnh hưởng xấu
đến cuộc sống của con người cần phải bố trí công trình di tích, bố trí nội ngoại thất
như thế nào thì mới phù hợp với quy luật phong thủy? Môi trường cảnh quan xung
quanh công trình có ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh công trình và những
người sống trong đó?.


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết của mỗi sinh viên, nhằm vận
dụng và củng cố những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự
nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên
trường Đại học Nông Lâm, em đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các công trình di
tích lịch sử Đền Hùng theo khía cạnh khoa học phong thủy”.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp tại Khu di tích lịch sử
đền Hùng – Phú Thọ đã hoàn thành. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành
cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ cho em trong thời gian
học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng.

Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Khu di tích lịch sử đền Hùng – Phú Thọ đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành
bản khoá luận này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn cổ vũ, động viên em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với
thực tế và phương pháp nghiên cứu nên trong khoá luận không thể tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè để khoá
luận tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh và sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phú Thọ, ngày.... tháng.... năm 2015
Sinh viên thực hiện

Triệu Minh Ngọc


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy
Phong thủy nguyên là một khoa học của người Trung Hoa, có từ khoảng
4000 năm trước. Là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của địa lý, hướng
gió, hướng khí và mạch nước đến đời sống hoạ phúc và đời sống của con người. .
Phong thủy thuở họ còn sống dọc hai bên lưu vực sông Hoàng Hà, việc mùa màng,
no đói của họ phụ thuộc vào chuyện mưa gió của trời đất, họ đã nghiên cứu nó để
cho vụ mùa tốt và đã sinh ra khoa Phong thủy.Phong có nghĩa là "gió", là hiện
tượng không khí chuyển động.Thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng

cho địa thế.
Các kiến thức Phong thủy chủ yếu mang đến cho chúng ta cơ hội được
sống hạnh phúc, khoẻ mạnh và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong thủy là giữ
gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta.
Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự.
Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh
nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng,
hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Cát ắt là phong thủy hợp, hung
ắt là phong thủy không hợp. Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh
khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân
làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là
"phong thủy".
Thuật phong thủy giúp cho ta cách bài trí, chọn màu sắc và kiểu dáng để hỗ
trợ cho chúng ta trong cuộc sống.
Phong thuỷ hoàn toàn không mang tính tín ngưỡng hoặc mê tín dị đoan mà là
một phương pháp khoa hoc. Là hệ quả của một tri thức nghiên cứu về các qui luật
tương tác của thiên nhiên, môi trường và là phương pháp thay đổi những hiệu ứng
tương tác của môi trường lên cuộc sống của con người.


4
Ngày nay, dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều
phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn địa thế, dù theo
một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một
kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt.
Có thể hiểu rằng: Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng
của địa lý đến đời sống họa phúc của con người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió,
khí, mạch nước đến mỗi cá nhân. Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ
hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh.
Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì quả là chưa đánh giá đúng cái chân giá trị và

vai trò của Phong thuỷ trong đời sống con người! Lịch sử hình thành các dân tộc
phương Đông có khoảng trên dưới năm ngàn năm thì cũng gần hết chiều dài lịch sử
đó đã thấy có sự xuất hiện của Khoa Phong thuỷ. Những văn bản cổ xưa nhất đã ghi
dấu lại bằng giáp cốt văn (chữ nòng nọc - Khoa đẩu) sau khi giải mã đã cho thấy rõ
điều này.
Trên thực tế, phong thủy học chính là môn khoa học tự nhiên tổng hợp nhiều
ngành như địa lý, địa chất, khí tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học, sinh thái
học và nhân thể học. Tôn chỉ của nó là khảo sát, tìm hiểu kĩ càng về môi trường tự
nhiên, thuận theo tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lý, tạo ra môi trường
sinh sống tốt, được thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy
Nguồn gốc phong thủy bí ẩn như chính tên gọi của nó. Thực ra cũng khó có
thể xác định chắc chắn rằng phong thủy xuất hiện từ bao giờ. Có lẽ là ngay từ khi
con người xuất hiện trên trái đất thì họ đã có tư duy về phong thủy. Tất nhiên vào
những thời kỳ còn nguyên thủy thì khái niệm phong thủy còn rất manh nha nhưng
chắc chắn con người đã tìm mọi cách để có thể thích ứng với thiên nhiên và mục
đích hòa hợp với tự nhiên vẫn là một trong những nội dung chính của phong
thủy cho đến ngày nay.
Đã có thời gian Phong thủy được đánh đồng với tôn giáo. Thậm chí bị coi là
nhảm nhí, là mê tín dị đoan cũng do cách giải thích thiếu hiểu biết của chính các


5

thầy Phong thủy, muốn thần thánh hóa, làm thần bí phức tạp thêm trong con mắt
của gia chủ nhằm trục lợi cho bản thân. Ngày nay, Phong thủy đã được coi là một
đối tượng nghiên cứu khoa học. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã có những cơ
quan nghiên cứu về Phong thủy. Tuy nhiên, vẫn chưa có tài liệu chính xác nào
nghiên cứu về nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy mà chỉ là những phỏng
đoán theo tiến trình lịch sử của Trung Quốc là nơi đã phát sinh khoa Phong thủy.

Một trong những giả thuyết cho rằng khoa Phong thủy ra đời cùng với thời gian mà
người Trung Hoa khám phá ra đặc tính của nam châm và sử dụng để làm la bàn tìm
phương hướng, đó là thời gian mà người ta ước đoán là khoảng năm 2600 trước
Công Nguyên.
Trong lịch sử phát triển, thuật Phong Thuỷ hình thành nên nhiều trường phái
khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng. Có một số
trường phái lớn được biết đến như sau
+ Phái Bát Trạch : Do Thái Kim Oanh phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm
Bát Trạch Minh Cảnh. Phái này căn cứ chủ yếu vào sự kết hợp giữa mệnh cung của
chủ nhà với các hướng để luận tốt xấu và thiết kế nhà ở.
+ Phái Huyền Không : căn cứ vào môn Cổ Dịch Huyền Không, dùng Phi Tinh
tức là sự vận động các luồng khí khởi nguồn từ Bát Quái để luận đoán tốt xấu. Phái
này cũng đặc biệt chú trọng tới vận khí, tức là sự tốt xấu của căn nhà theo thời gian,
còn được gọi là Trạch Vận. Qua đó dự đoán được tốt xấu cho căn nhà theo từng thời
điểm để có phương án bài trí và sửa chữa hợp lý.
+ Phái cảm xạ Phong Thuỷ : Nghiên cứu về khí trường Phong Thuỷ và các
nguồn năng lượng sinh học.
Ngoài 2 trường phái lớn trên còn hình thành nên một số trường phái khác với
những đặc trưng về học thuật và công phu nghiên cứu khác nữa, ví dụ :
+ Phái Dương Trach Tam Yếu : do Triệu Cửu Phong khởi xướng, sau là
Lộc Dã Phu phát triển trong hai tác phẩm Dương Trạch Tam Yếu và Dương Cơ
Chứng Giải


6

+ Phái Huyền Thuật Phong Thuỷ : Là môn Phong Thuỷ bí truyền trong dân
gian, được truyền theo lối tâm truyền, không mấy phổ biến. Phái này chuyên nghiên
cứu việc phát hiện và trấn yểm các Long Mạch, chủ yếu áp dụng cho mộ phần.
Tóm lại, Phong Thuỷ là một nghệ thuật bài trí không gian, rất tinh tuý, tuy

nhiều bí ẩn nhưng nếu hiểu được và áp dụng đúng thì sẽ mang lại những hệ quả hết
sức lớn lao nằm ngoài những nỗ lực về trí tuệ và sức lực thuần tuý của con người.
Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều
phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dù theo một
lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến
trúc đẹp về thẩm mỹ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất
thực tế và gần gũi với đời sống con người.
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy
2.1.3.1. Khí
Là hơi thở hoặc năng lượng. Năng lượng được hiểu là Long mạch, nuôi
dưỡng khí đề làm giàu cuộc sống và khí của những người cư ngụ. Phong thủy ảnh
hưởng đến khí của con người. Do đó, có thể dùng phong thủy để giúp gỡ rối được
các “nút” ngăn chặn hạnh phúc, mục đích và hi vọng của con người.
Trong thuật phong thủy, khí là một khái niệm phổ biến và quan trọng. Khí có
sinh khí, tử khí, âm khí, dương khí, thổ khí, địa khí, tụ khí, nạp khí, khí mạch, khí
mẫu… Khí là nguồn gốc của vạn vật, khí biến hóa vô cùng, khí quyết định họa phúc
của con người.
Nhìn một cách tổng quát, sinh khí là khí của nhất nguyên vận hóa, ở trên trời
thì lưu chuyển xung quanh lục hư, ở dưới đất thì sinh ra vạn vật. Dù là âm trạch hay
dương trạch đều phải chú ý thặng sinh khí, tránh tử khí.
Đặc điểm quan trọng là khí có tính linh hoạt trong vận động, chịu ảnh hưởng
của cấu trúc môi trường và vật dẫn từ vi mô đến vĩ mô. Khí cũng có thể phân là
nhiều loại theo phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành, trong đó sự phân
loại có tính khái quát nhất là Dương khí và Âm khí. Khí thường gặp nhất trong


7
phong thủy là Dương khí. Dương khí vận động trên mặt đất, chịu ảnh hưởng và ảnh
hưởng trực tiếp đến các vật thể trên mặt đất, đặc biệt là vật thể sống.
Theo sách cổ để lại, khí gặp gió thì tán, nghĩa là “khí” nhẹ, lẫn vào không khí

nên bị gió cuốn đi. Nếu gió nhẹ vừa phải sẽ có tác dụng dẫn khí lưu thông, được coi
là tốt. Còn gió mạnh làm tán khí, mất khí lại là không tốt. Sách cũng ghi “khí” gặp
nước thì dừng. Thường thì khí trong tự nhiên vận động dựa theo sức mang của
không khí, khi gặp vật cản sẽ đổi hướng theo dòng khí. Khí gặp nước thì dừng
nghĩa là nước có khả năng giữ khí lại, khái niệm chuyên môn của phong thủy là “ tụ
khí”. Hay nói một cách khác mang tính hình tượng hơn là nước có khả năng hút khí,
hòa tan khí. Nước chảy chậm rãi, có chỗ dừng là rất tốt vì mang được khí tươi mới
đến và lưu lại ở đó. Đó là nguyên nhân để các chuyên gia phong thủy nhìn dòng
nước chảy để dự đoán khí vận trong lòng đất mà từ chuyên môn gọi là “long mạch”.
Tính chất của khí sẽ khác nhau tùy theo sự tụ thủy, sức mạnh yếu trong lưu thông
của dòng nước… “ Khí” cần lưu động nhẹ nhàng, bình ổn mới có tác dụng tương
tác tốt. Dòng chảy hỗn tạp, chảy rối, dòng rối hay các dạng dòng chảy hẹp, vòi
phun, dòng xung kích đều không tốt, gây nguy hiểm.
Chúng ta có thể hình dung tính chất thủy khí động học của “khí phong thủy”
gần giống của nước, trừ tác dụng của trọng lực. Dòng nước chảy xiết, nước xoáy
mạnh cũng tạo ra xung khí, tạp khí. Nếu dòng nước bẩn thỉu hôi hám thì khí cũng sẽ
bị uế tạp, không còn mang được năng lượng sống cho con người nữa.
2.1.3.2. Âm dương
Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự
biến hoá không ngừng của sự vật (Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ
tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm,
thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn
và đoài).
Âm và dương theo khái niệm cổ xưa không phải là vật chất cụ thể, không
gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng
như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn


8


thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Nói chung, phàm cái
gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực,
sáng chói, rắn chắc, tích cực…đều thuộc dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức
chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược,
tiêu cực…đều thuộc âm.
Một quy luật trọng yếu của âm dương đó là “vật cùng tắc biến, vật cực tắc
phản” có nghĩa là khí dương đến cực đỉnh thì sẽ biến thành âm, âm đến cực điểm sẽ
biến thành dương. Thí dụ như luồng địa khí nếu thong thả tiến vào khu vực kiến
trúc thì tốt (sinh khí); nếu ngược lại nguồn địa khí ồ ạt tiến vào khu vực kiến trúc thì
chẳng khác gì giặc cướp xông thẳng vào nhà, chỉ khác nhau cường độ mà tốt đã
thành xấu, dương đã biến thành âm (tử khí).
Như vậy trong âm có dương, trong dương có âm, giữa chúng có thể là ức chế nhau,
giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Biết được
điều đó chúng ta có thể điều hòa âm dương cho phù hợp.
2.1.3.3. Ngũ hành
Học thuyết Âm dương được triển khai rộng ra thành lý luận Ngũ hành.
Tương tác được chia làm hai loại: Sinh và khắc. Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả
mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là
nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. (Nguyễn
Thế Đặng, 2011) [1].

Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là hành). Có hai kiểu quan hệ:
Đó là Tương sinh và Tương khắc. Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật
chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, và gán cho chúng
tính chất riêng:
+ Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).
+ Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).
+ Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).
+ Kim: có tính chất thu lại (Thu).



9

+ Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).
Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con
người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh - Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó.
Như vậy, học thuyết Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa qui luật vận động chuyển hóa
của mọi sự vật hiện tượng.
Ngũ hành có 2 chu kỳ: chu kỳ hình thành và chu kỳ hủy diệt.
Học thuyết này ra đời trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm, những quan sát có
tính trực quan và do đó, nó có tính ứng dụng thực tiễn rất cao trong nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội Người ta dùng Ngũ hành để chia tất cả các sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên và xã hội (ngũ âm, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ nhạc, ngũ giác quan...).
Trong thuật phong thủy, các hình thể kể cả phương hướng, đất đai, sông núi đều
được phân chia theo ngũ hành, sau đó căn cứ sự sinh hay khắc của ngũ hành để
quyết định cát hung.
Học thuyết ngũ hành sau khi ra đời và hoàn thiện kết hợp với học thuyết âm
dương nên thường được gọi chung là học thuyết Âm dương - Ngũ hành.

Hình 2.1: Ngũ hành


ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Ngũ hành .....................................................................................................9
Hình 2.2 Phương vị ...................................................................................................14
Hình 2.3: Phương vị gốc của Cửu tinh trong Hậu thiên bát quái..............................18
Hình 2.4: Lượng thiên Xích ......................................................................................19
Hình 4.1 Khu di tích lịch sử đền Hùng chụp từ độ cao 500m...................................34

Hình 4.2: Cổng chính Đền Hùng...............................................................................51
Hình 4.3: Đền Hạ ......................................................................................................52
Hình 4.4: Tinh bàn của đền Hạ sửa năm 2011 ..........................................................50
Hình 4.5: Đền Trung .................................................................................................55
Hình 4.6: Tinh bàn của đền Trung sửa năm 2009 .....................................................56
Hình 4.7: Đền Thượng ..............................................................................................59
Hình 4.8: Tinh bàn của đền Thượng sửa vào năm 2008 ...........................................60
Hình 4.9: Đền Giếng .................................................................................................61
Hình 4.10: Tinh bàn của đền Giếng sửa vào năm 2012 ............................................63


11

Khi sử dụng quá nhiều yếu tố "Hỏa" sẽ khiến người cư ngụ có cảm giác bực bội, tức
giận, không kiểm soát được hành vi... ngược lại khi có quá ít, sẽ khiến mọi thứ trở
nên hời hợt, thiếu cảm hứng.
Để tăng yếu tố "Hỏa" trong một căn phòng, bạn hãy bố trí nến, những ánh
đèn sáng ấm áp và nếu có thể hãy để ánh sáng mặt trời xuyên vào. Bất kỳ màu sắc
nào có gốc từ đỏ, hồng hay tím, các thiết bị như đồ điện tử và những bức ảnh thú
vật... đều là đại diện của hành "Hỏa".
* Thổ
Bản chất là đi xuống, cắm chạt và liên quan tới khí suy giảm của cuối mùa
Hè – Trung cung (ở giữa).
Yếu tố "Thổ" ảnh hưởng tới sức khỏe, tạo cảm giác yên ổn và cân bằng. Khi
sử dụng quá nhiều trong không gian sống, con người sẽ rơi vào tình trạng nặng nề
trong cảm xúc, buồn tẻ, uể oải. Còn ngược lại, người cư ngụ sẽ có cảm giác bối rối,
hỗn loạn và không tập trung.
Yếu tố "Thổ" sẽ mang đến ngôi nhà của bạn thông qua những hình ảnh về
mặt đất, phiến đá, với những gam màu như nâu, xanh hay cát, những hình khối
vuông và chữ nhật, bề mặt mỏng và phẳng cùng với những bức tranh phong cảnh.

* Kim
Biểu tượng của sự kết tụ, đi vào trong, củng cố khí lực và liên quan tới thời
kỳ thu hoạch của mùa Thu - phương Tây.
Yếu tố kim loại, sự minh bạch và logic là tiêu biểu của hành Kim. Sự hiện
diện của vật liệu bằng kim loại trong một không gian sống sẽ cho ta cảm giác gọn
gàng, ngăn nắp... Nhưng khi quá nhiều, sẽ hình thành sự vô định, không có khả
năng kiểm soát bản thân. Và ngược lại, cảm giác dễ nhận thấy là sự lạnh lẽo và
thiếu tập trung. Để nhận biết hành "Kim", hãy để ý đến hình tròn hay ovan, bất kỳ
những yếu tố nào liên quan đến kim loại như sắt, thép, vàng, bạc hay aluminum,
những viên đá, màu trắng, ghi, bạc hoặc các gam màu tông nhạt khác.


12

* Thủy
Biểu trưng cho chu kỳ khí trôi nổi, sự vật như ngừng nghỉ, liên quan tới sự
yên nghỉ của mùa Đông - phương Bắc.
Sự cân bằng trong việc sử dụng yếu tố "Thủy" sẽ mang tới cảm giác hứng
thú, sự sâu sắc trong suy nghĩ và hành động. Quá nhiều "Thủy" sẽ tạo ra một cảm
giác như bị chôn vùi, nặng nề... Trong khi đó, nếu quá nhẹ nhàng, bạn sẽ hiểu thế
nào là một không gian sống cô độc, cách ly... "Thủy" trong không gian sống sẽ
được thể hiện thông qua màu đen và những tông màu sẫm khác, những đồ vật có
tính phản quang như gương, vật liệu có thể phản sáng... Hình dạng của "Thủy" là
hình tự do, không đối xứng, nước và các yếu tố liên quan đến nước, chẳng hạn như
bể cá hay những đài phun nước.
Sự phối hợp Âm dương và Ngũ hành chính là sự vận động của vạn vật trong
tự nhiên và chi phối ảnh hưởng đến từng con người và vật thể.
2.1.3.4. Bát quái
Trong Phong thủy, một không gian có 8 góc và 8 cặp tam quái gọi là bát
quái, được dùng để chuẩn đoán các sự bất cân xứng trong môi trường và đời sống,

từ đó cải thiện sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng. Khi thiết kế, phải xem xét
những góc không bình thường của một ngôi nhà để có giải phá xử lý thoát đáng
nhằm tạo sự cân bằng và hài hòa giữa chủ nhân và ngôi nhà.
Theo cổ nhân xưa, lúc đầu vũ trụ chỉ là 1 khối hỗn độn, không có hình dạng
rõ ràng gọi là thời hỗn mang. Trong sự hỗn mang đó, vũ trụ còn chưa có sự định
hình và phân chia được gọi là Thái Cực. Sở dĩ gọi là Thái Cực bởi vì nó huyền bí và
vô tận nên không thể xác định rõ ràng trạng thái của nó ra sao.
Biến hóa là biểu hiện bên ngoài của Thái Cực mà đạo Dịch căn cứ sự biến
hóa của vũ trụ và vạn vật. Do đó Kinh Dịch mô tả diễn trình chuyển hóa (Dịch) một
cách khái quát như sau: “Dịch hữu Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ
Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Ngũ Hành”: Đạo Dịch có nguồn
gốc là Thái Cực, Thái Cực sinh ra 2 Nghi (Âm và Dương), hai Nghi sinh ra 4
Tượng (Huyền Vũ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ), bốn Tượng sinh ra 8 Quẻ
(Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn Đoài).


13

Tám quẻ sinh ra 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Như vậy ta có thể hiểu,
tám quẻ của Bát Quái tượng trưng cho 8 trạng thái khác nhau của Âm Dương trong
quá trình hình thành Vũ trụ và mọi vật.
Bát quái đồ là hình ảnh sắp xếp các quẻ bát quái thành một vòng tròn theo
một trật tự nhất định.
Có hai loại là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Phương vị của Bát
quái theo Thiên văn ngược với phương vị trên mặt đất.
+ Tiên thiên Bát Quái Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối
xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch
liền). Quẻ càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng
là Quẻ khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2
hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.

Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược
chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào
dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.
+ Hậu thiên Bát Quái đặt các quẻ theo trình tự thuận chiều kim đồng hồ là:
Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc tây bắc,
vì phương vị người xưa nghịch với ngày nay - Trên Nam, Dưới Bắc, Phải Tây, Trái
Đông (theo Kinh Dịch, Đạo của người quân tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê).


14

2.1.3.5. Phương vị phong thủy
Phương vị là yếu tố quan trọng nhất của địa lý phong thủy. Do đó trước hết
phải đo chính xác phương vị. Muốn đo chính xác phương vị phải dùng đến la bàn,
đó là loại dụng cụ đã có cách đây hai nghìn năm. Tuy kim nam châm của la bàn chỉ
về hướng Bắc, nhưng như vậy cũng là đã chỉ rõ phương Nam.
Nói đến phương vị thường ngụ ý chỉ bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Nhưng trong phong thủy thường chia ra 24 phương vị, tổng cộng giác độ của 24
phương vị là 3600, chia đều ra thành 24 phần, mỗi phương vị là 150 . 24 phương vị
trong phong thủy còn gọi là “Nhị thập tứ sơn phương vị”, lấy tám thiên can “Canh,
tân, nhâm, quý, giáp, ất, bính, đinh” cộng với 12 địa chi “Tý, sửu, dần, mão, thìn,
tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi”và 4 quẻ “Kiền, Khôn, Cấn, Tốn”mà thành, dựa
theo chiều kim đồng hồ sắp xếp

Hình 2.2 Phương vị


15

2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy

Phong thủy học là một bộ môn khoa học cổ, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc
trong lịch sử phát triển của các dân tộc ở phương Đông, nay lan truyền sang cả
phương Tây.
Phong thủy đã và đang trở thành phong tục, tập quán sinh hoạt, phương thức
tư duy, lòng tin, ý thức trầm tích ở trong mỗi người dân, mỗi quần thể tộc người ở
phương Đông.
Phong thủy giúp nâng cao hiểu biết của mọi người về môi trường sống tự
nhiên và từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Do đó, nghiên cứu khoa học Phong thủy không chỉ là nghiên cứu tư duy cổ
mà còn dần dần nghiên cứu cả nền văn hóa phương Đông nói riêng và của nhân loại
nói chung. Ngày nay khoa học đương đại đã có cách nhìn, cách đánh giá mới về
Phong thủy cổ truyền, coi phong thủy như là bộ môn khoa học cần phải nghiêm túc
nghiên cứu và ứng dụng để giúp con người sống hài hòa với thiên nhiên, đón cát trừ hung.
Huyền không phi tinh:
Theo trường phái Huyền không thì mọi sự tương tác của các sự vật hiện
tượng đều do Cửu tinh (9 ngôi sao) cai quản và họ dựa trên Cửu tinh để suy luận cát
hung. Huyền không phái hay còn gọi là Huyền không Phi tinh là một trường phái
xuất hiện từ lúc nào thì chưa thể xác định chính xác được. Theo sự ghi chép của
những thư tịch cổ thì vào đời Hán, trong "Hán Thư, Văn nghệ chí" người ta thấy có
mối quan hệ với các bài ca quyết của Huyền không phái được ghi chép vào khoảng
đời Đường (Trung Quốc) trở về sau của các Phong thuỷ học.
Huyền không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức Cửu
tinh hay 9 số) mà đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dương trạch) hay từng
phần mộ (âm trạch). Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có
tính chất và ngũ hành riêng biệt, đại lược như sau:
Số 1: Sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang, có những tính chất như sau:
Về Ngũ Hành: thuộc Thủy


16


Về màu sắc: thuộc màu trắng
Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
Về người: là con trai thứ trong gia đình.
Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất
chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí
huyết, công danh trắc trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp.
Số 2: Sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:
Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
Về màu sắc: thuộc màu đen.
Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu
đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.
Số 3: Sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:
Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
Về người: là con trai trưởng trong gia đình.
Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả
tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.
Số 4: Sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:
Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển).
Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
Về người: là con gái trưởng trong gia đình.
Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng,
đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất
hiện người dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.
Số 5: Sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:

Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
Về màu sắc: thuộc màu vàng.


iii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài .........................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy ..................................................................................3
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của khoa học phong thủy .....................................................4
2.1.3. Cơ sở khoa học của phong thủy ........................................................................6
2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy .................................................................15
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................23
2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới ........................................................................23
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc .....................................................................25
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam.......................................................................27
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu...........................................................................32

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .........................................................32
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................33
4.1. Khái quát Khu di tích lịch sử Đền Hùng ............................................................33
4.1.1. Vị trí địa lý .....................................................................................................33
4.1.2. Cảnh quan.......................................................................................................35
4.1.2.1. Địa hình, địa mạo .........................................................................................35


18

Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa
tai, hoặc tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.
Thuật Huyền không phi tinh lấy sự phối hợp của cửu tinh (9 sao) trong Lạc thư
làm chủ. Sự di chuyển của cửu tinh trong lạc thư theo thuận chiều hay nghịch chiều
là cơ sở cho việc xác định hướng tốt hay xấu trong 24 sơn và 8 hướng.

Hình 2.3: Phương vị gốc của Cửu tinh trong Hậu thiên bát quáivà Tam nguyên long
Khi có những thay đổi về không gian và thời gian thì Cửu tinh cũng sẽ thay
đổi hoặc di động theo 1 qũy đạo nhất định. Quỹ đạo đó được gọi là vòng Lượng
thiên Xích. Lượng thiên Xích còn được gọi là "Cửu tinh đãng quái” là thứ tự di
chuyển của Cửu tinh trong Lạc thư hay Hậu thiên Bát quái. Gọi là lượng thiên xích
vì đây được coi như là 1 công cụ (Xích: cây thước; lượng: để đo lường; thiên: thiên


×