ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VI THỊ HUYỀN THƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Địa chính Môi trường
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VI THỊ HUYỀN THƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Địa chính Môi trường
: K43A - ĐCMT
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn
: PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VI THỊ HUYỀN THƯƠNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Địa chính Môi trường
: K43A - ĐCMT
: Quản lý Tài nguyên
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn
: PGS.TS Đỗ Thị Lan
Thái Nguyên, năm 2015
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức độ ô nhiễm một số sông lớn tại Việt Nam .......................................12
Bảng 4.1. Lượng rác thải rắn của bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn ......41
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn cấp nước và lượng nước thải của bệnh viện ..........................41
Bảng 4.3: Các nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ....47
Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải trước và sau
khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ..............................................49
Bảng 4.5: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, sinh học trong nước thải trước và
sau khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ........................................50
Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .............................................................51
Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải trước và sau khi xử lý
của bệnh viện ....................................................................................................52
Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .............................................................54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ nhóm 1...........................................................................20
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ của nhóm 2 ....................................................................21
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ của nhóm 3 ....................................................................22
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ của nhóm 4 ....................................................................22
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Lạng Sơn ...............................................................................31
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức của bệnh viện .....................................................................39
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải trong bệnh viện ................42
Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống xử lý cục bộ nước thải từ các labo xét nghiệm ................44
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh kết quả phân tích chỉ tiêu hóa học trước và sau khi xử lý
của nước thải bệnh viện qua số liệu thứ cấp ..................................................49
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh kết quả phân tích một số chỉ tiêu trước và sau khi xử lý
của nước thải bệnh viện qua số liệu sơ cấp ....................................................53
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BOD5
: Nhu cầu ôxi sinh hoá trong 5 ngày
COD
: Nhu cầu ôxi hoá học
BTNMT
: Bộ Tài nguyên & Môi trường
BYT
: Bộ y tế
CP
: Chính phủ
DO
: Ôxi hoà tan
IWRA
: Hội Nước Quốc tế
Fe
: Sắt
NĐ
: Nghị định
Pb
: Chì
PO4
: Phốt phát
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
: Quyết định
TDS
: Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
TSS
: Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam
QĐ
: Quyết định
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UNESCO
: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TT
: Thông tư
Zn
: Kẽm
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
1.4. Yêu cầu của đề tài. ...............................................................................................2
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở khoa học ..................................................................................................6
2.2. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam .............................................9
2.2.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới................................................................9
2.2.2. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam ............................................................10
2.2.3. Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..................................................13
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................15
2.3.1. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện ............15
2.3.2. Hiện trạng xả và xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Việt Nam ...............18
2.3.3. Hiện trạng xả và xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .......23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................24
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................24
3.2.1. Địa điểm ..........................................................................................................24
3.2.2. Thời gian .........................................................................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn .........................................24
3.3.2. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. ...........................................24
3.3.3. Tình hình sử dụng nước của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .....................24
3.3.4. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ..........24
3.3.5. Đề xuất giải pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm nước thải của bệnh viện ...........25
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................25
3.4.1. Nghiên cứu các văn bản pháp luật ..................................................................25
3.4.2. Phương pháp kế thừa.......................................................................................25
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................25
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu nước thải......................................................................25
3.4.5. Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm .................................................26
3.5.6. Phương pháp đánh giá tổng hợp......................................................................29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................31
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn ............................................31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................31
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn ........................................................35
4.2. Tổng quan về bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ...............................................37
4.2.1. Giới thiệu về bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh Lạng Sơn ...........................37
4.2.2. Các công tác xử lý vệ sinh môi trường của bệnh viện ....................................40
4.2.3. Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ......41
4.3. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .............47
4.3.1. Lượng nước thải phát sinh của bênh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .................47
4.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn .........48
4.3.3. Kết quả đánh giá nước thải bệnh viện qua số liệu sơ cấp ...............................52
4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện ...................55
4.4.1. Biện pháp quản lý............................................................................................55
4.4.2. Một số biện pháp xử lý nước thải bệnh viện ...................................................56
PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................62
5.1. Kết luận ..............................................................................................................62
5.2. Kiến Nghị ...........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
I. Tiếng Việt ..............................................................................................................64
II. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET ..........................................................................64
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian về địa phương thực tập và nghiên cứu đề tài. Có được kết
quả này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên, các thầy cô giáo
trong trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em
thực tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô, chú, các anh chị đang công tác tại
Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Lạng Sơn và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng
Sơn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp 43AĐCMT đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài.
Trong suốt thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, do kinh nghiệm
và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Em
rất mong được các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, bổ sung để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 16 tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Vi Thị Huyền Thương
công trình phụ trợ. Hằng năm phục vụ khám chữa một số lượng lớn bệnh nhân và
cùng với đó, bệnh viện thải ra môi trường một lượng lớn nước thải chứa nhiều thành
phần độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề
nước thải ảnh hưởng tới môi trường, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của
Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Lạng sơn, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh
Lạng Sơn. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan,
em tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của
bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bệnh viện.
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước của bệnh viện
Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu sơ lược về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.
- Xác định tổng lượng nước thải và hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải của
bệnh viện.
1.4. Yêu cầu của đề tài.
- Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích phải chính xác.
- Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết
cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý nước
thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.
- Cảnh cáo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và xử lý
theo quy định.
- Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý nước
thải y tế một cách phù hợp và khoa học với điều kiện của bệnh viện nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24/6/2014 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2015.
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 thánh 12 năm 2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm 2004
của chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên
nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2005 của bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thi hành Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày
27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguốn nước.
- Thông tư số 57/2013/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của chính phủ về
thoát nước và xử lý nước thải.
- Thông tư số 12/2014/TT-BTNMT ngày 17 tháng 2 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt.
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế ( số 43/2007/QĐ-BYT) ( Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2005).
- Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến
năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến
lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- QCVN 28:2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- TCVN 6663-1:2011 ( ISO 5667-3:20006) - Chất lượng nước – Phần 1.
Hướng dân lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2008 ( ISO 5667-3:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản mẫu và xử lý mẫu.
- TCVN 5999:1995 ( ISO 5667-10:1992) – Chất lượng nước – lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
- TCVN 5499:1995: Chất lượng nước – Phương pháp uyncle (winkler) xác
định oxy hòa tan.
- TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau
n ngày (BODn).
- TCVN 4565-88 Nước thải – phương pháp xác định oxy hóa.
-TCVN 6492 : 2011: Chất lượng nước – xác định pH.
- TCVN 4557 : 1998: chất lượng nước – phương pháp xác định nhiệu độ.
- TCVN 6177 : 1996 Chất lượng nước – phương pháp xác định sắt bằng
phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-Phenantrolin.
- TCVN 6185 : 2008 Chất lượng nước – kiểm tra và xác định độ màu.
- QCVN 08 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
- QCVN 14 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước thải công nghiệp.
2.1.2. Cơ sở khoa học
* Khái niệm về môi trường
Theo điều 3 khoản 1, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Môi
trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự
tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường
và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Ô nhiễm môi trường làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và
đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ
thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã
được xác định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại,
gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển
của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn
(như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế
biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2trong khói xe, CO từ
khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa
ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.[5]
* Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng
cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh
hưởng đến đời sống con người và sinh vật.
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói
chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho
động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết
của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.[6]
* Khái niệm và phân loại về nước thải
- Khái niệm về nước thải:
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là
nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công
nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử
dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường
nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở trong
việc lựa chọn các biện pháp giải quyết hoặc công nghệ xử lý.
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
* Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước thải từ
các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
* Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng
trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại
nước thải trên.[11]
* Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng
môi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất.
Theo luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 thì “Phát triển bền vững là
phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.”
Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Comission and
Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu
cầu của các thế hệ tương lai”.
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển châu Á (ADB): “phát triển bền vững là
một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và
nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Tiêu chuẩn môi trường là các giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng chất ô nhiễm trong chất thải, được cơ
quan có thẩm quyền quy định, làm căn cứ và bảo vệ môi trường.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: “Tiêu chuẩn môi trường là mức
giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ
quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Mức độ ô nhiễm một số sông lớn tại Việt Nam .......................................12
Bảng 4.1. Lượng rác thải rắn của bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Lạng Sơn ......41
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn cấp nước và lượng nước thải của bệnh viện ..........................41
Bảng 4.3: Các nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ....47
Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học trong nước thải trước và sau
khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ..............................................49
Bảng 4.5: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, sinh học trong nước thải trước và
sau khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn ........................................50
Bảng 4.6. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .............................................................51
Bảng 4.7. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải trước và sau khi xử lý
của bệnh viện ....................................................................................................52
Bảng 4.8. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước mặt tại vị trí tiếp nhận nước thải
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn .............................................................54
Theo ước tính đến năm 2050, nhu cầu khai thác nước được dự đoán sẽ tăng khoảng
44% do sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước của các ngành sản xuất và chế tạo,
nhiệt điện (phần lớn do việc mở rộng các nhà máy sản xuất điện sử dụng than và
gas), nông nghiệp và nước sinh hoạt.
Mức độ khai thác nước dưới đất cũng gia tăng từ 1% đến 2% mỗi năm, tạo
thêm sức ép về nước cho một số khu vực. Các bằng chứng gần đây cho thấy nguồn
cung nước dưới đất đang bị suy thoái và cạn kiệt. Các số liệu cũng chỉ ra khoảng
20% tầng chứa nước trên toàn thế giới bị khai thác quá mức. Ước tính khoảng 80%
lượng nước thải trên toàn cầu và 90% lượng nước thải của các nước đang phát triển
không được thu thập và xử lý trước khi thải ra môi trường, đe dọa sức khỏe con
người và môi trường.[15]
2.2.2. Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nơi được coi là phát
triển năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, những thuận lợi về phát triển kinh tế thì lại
đặt ra bài toán lớn về vấn đề môi trường, và ô nhiễm môi trường đã và đang trở nên
ngày càng nghiêm trọng ở nước ta.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên
toàn cầu phải đối mặt với những thách thức to lớn. Tốc độ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài
nguyên thiên nhiên, môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn,
hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề càng bị ô nhiễm môi trường
do không có công trình xử lý nước thải.
Cùng với sự ô nhiễm môi trường nói chung thì vấn đề ô nhiễm môi trường
nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là các lưu
vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong các thành phố lớn gần các khu công
nghiệp. Nguồn nước ngầm cũng như nước mặt đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm
nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở nước ta
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp
nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại
nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Các nguồn thải chính tác
động đến môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp, sinh
hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với quy
mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Nước thải sinh hoạt chiếm trên
30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số
liệu tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều
lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất,
cũng như phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng
mức đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng Đông Nam
bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các
KCN lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số
lượng KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn
nữa 50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề
đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước
tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ
thực vật, hay thuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con
người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông,
dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý trước
khi thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại
với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Mức
độ gia tăng lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết
các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện
thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác,
phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc
Bộ Y tế, năm 2014 nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày,
các đơn vị này thải ra khoảng 150.000 m3 nước thải Y tế, trong khi đó chỉ có 56%
trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế và 70% hệ thống xử lý
nước thải hiện không đạt yêu cầu. Trong đó, một số lượng lớn các chất độc hại
trong nước thải y tế không thể xử lý được bằng phương pháp xử lý nước thải thông
thường.[10]
* Hiện trạng ô nhiễm một số sông lớn ở nước ta
Sau hơn 20 năm mở cửa và đẩy mạnh phát triển kinh tế với hàng trăm khu
chế xuất, khu công nghiệp cùng với đó là hàng ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên
toàn quốc. Vấn đề chất thải, đặc biệt là chất thải lỏng đã và đang trở thành một vấn
nạn lớn cho các quốc gia vì chúng được thải thẳng ra các sòng sông mà không qua
xử lý. Qua thời gian nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hiện nay tình
trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng với cường độ kinh khủng
và gần như không có biện pháp cứu hồi.
Do ô nhiễm nên chất lượng nước các con sông đã suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu
quan trọng như BOD, COD, DO, NH4, P, pH,… vượt quá mức cho phép nhiều lần.
Bảng 2.1: Mức độ ô nhiễm một số sông lớn tại Việt Nam
Mức độ vượt quá nồng độ cho phép
DO (mg/l)
BOD5 (mg/l)
S. Đồng Nai (Đoạn hồ Trị An đến 4 - 6
4–8
hợp lưu S. Sài Gòn)
S. Sài Gòn
1,5 – 5,5
10 – 30
S. Cầu ( Đoạn nhà máy giấy 0,4 – 1,5
> 1000
Hoàng Văn Thụ đến cầu Gia Bẩy)
S. Đáy
4,5 – 6,5
5–6
(Nguồn: Phạm Tuyên, 2010)[4]
Sông
Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm trọng xếp thứ tự là lưu vực đồng bằng
sông Cửu Long, sông Hồng – sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Vu Gia – sông
Thu Bồn và lưu vực sông Cả. Các lưu vựu sông bị ô nhiễm nghiêm trọng có nhiều
điểm nóng là sông Đồng Nai – Thị Vải, sông Trà Khúc và sông Hồng. Tại Hội nghị
triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày
26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu
vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt
nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ
môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy,
lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và
vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng
nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị
Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ
lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần...
Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng thế
giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất,
nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất
nặng nhất.
2.2.3. Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
2.2.3.1. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là một vùng núi thuộc Đông Bắc Bộ nước ta, địa hình khá phức tạp
là nơi khởi nguồn của mạng lưới sông, suối chảy theo nhiều hướng. Tuy vậy theo
kết quả điều tra, Lạng Sơn được đánh giá là một tỉnh nghèo nước nhất so với các
tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ. Nguy cơ thiếu nước nhất là nước sạch là vấn
đề được quan tâm hàng đầu. Việc nâng cao ý thức bảo vệ nuồn tài nguyên nước một
cách bền vững là hết sức cần thiết.
Một số con sông chính chảy trên địa bàn tỉnh Lạng sơn:
Sông Kỳ Cùng là con sông chính ở tỉnh Lạng Sơn, chảy sang Trung Quốc và là
một chi lưu của sông Tây Giang. Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ nhóm 1...........................................................................20
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ của nhóm 2 ....................................................................21
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ của nhóm 3 ....................................................................22
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ của nhóm 4 ....................................................................22
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Lạng Sơn ...............................................................................31
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức của bệnh viện .....................................................................39
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên tắc phân luồng xử lý nước thải trong bệnh viện ................42
Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống xử lý cục bộ nước thải từ các labo xét nghiệm ................44
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh kết quả phân tích chỉ tiêu hóa học trước và sau khi xử lý
của nước thải bệnh viện qua số liệu thứ cấp ..................................................49
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh kết quả phân tích một số chỉ tiêu trước và sau khi xử lý
của nước thải bệnh viện qua số liệu sơ cấp ....................................................53
sử dụng nước cấp cho sinh hoạt đô thị, khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt
nông thôn tập trung, khai thác sử dụng nước nhỏ lẻ hộ gia đình cá nhân.
Tài nguyên nước trong lòng đất chủ yếu được khai thác phục vụ cho mục đích sinh
hoạt. Tính đến nay, Lạng Sơn có khoảng 37.730 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó
bao gồm cả giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước tập trung, đường ống dẫn nước tự chảy;
689.798 người được cấp nước sinh hoạt, chiếm trên 91% dân số. Tổng lượng nước đang
được khai thác, sử dụng cho sinh hoạt khoảng 24.500 m3/ngày đêm.
Mặc dù theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước,
nhìn chung chất lượng nước mặt của Lạng Sơn tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục
vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy niên, chất lượng nước
tại các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh nhưng năm gần đây đã suy giảm và đang
có dấu hiệu bị ô nhiễm các chỉ tiêu như: TSS, BOD5, COD, Coliform, hóa chất bảo
vệ thực vật, … có thể vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT.
Nguồn nước thải y tế phát sinh với khối lượng không lớn và không tập trung
nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm rất cao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn lượng
nước thải y tế ở các cơ sở y tế huyện và tỉnh đã được xử lý trước khi thải ra môi
trường nhưng các cơ sở y tế cấp xã, phường hầu như không được xử lý mà thải trực
tiếp ra ngoài môi trường. [6]
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện
2.3.1.1. Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra
gồm có:
- Các chất hữu cơ;
- Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho(P);
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, vius đường
tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm,…
- Các mầm bệnh khác nhau trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất
phóng xạ.
- Các chất thải trong nước ở dạng vật lý: các chất rắn không tan có kích
thước và tỷ trọng lớn, nhỏ.
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc,
mùi, nhiệt độ và lưu lượng.
Thông thường để đánh giá độ nhiểm bẩn chất hữu cơ trong nước thải người
ta thường lấy trị số BOD. Các chất dinh dưỡng N,P gây ra hiện tượng phú dưỡng
nguồn tiếp nhận dòng thải ảnh hưởng tới sinh vật sống trong môi trường thủy sinh;
các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn
cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là
nguồn chứa đựng vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như
thương hàn, tả lỵ… làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô
nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1200mg/l, trong đó chất rắn lơ
lửng là 350mg/l; tổng lượng cacbon hữu cơ 290mg/l; tổng photpho tính theo (P) là
15mg/l va tổng nito 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108 đến 109.
Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt QCVN
28:2010/BTNMT mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước theo quy định.
2.3.1.2. Độc tính của một số chất có trong nước thải bệnh viện tới môi trường và
con người
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, 80% nước thải bệnh viện là
nước thải bình thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải
nguy hại bao gồm các chât thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của
máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ trong quá trình giải phẫu, lọc
máu, hút máu, bảo quản mẫu xét nghiệm, khử khuẩn. Với 20% chất thải nguy hại
này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra với môi trường xung quanh. Đặc
biệt, nếu các loại thuốc điều trị ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng…