Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hát tuồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.25 KB, 4 trang )

Hát Tuồng

Hát Tuồng
Bởi:
Wiki Pedia

Lịch sử
Hầu hết các học giả nghiên cứu kinh kịch Trung Quốc đều xác nhận kinh kịch là loại
kịch của Thanh triều tại kinh thành Bắc Kinh, tức "Bắc Kinh kịch nghệ". Còn Hát Bộ
của Việt Nam là hát diễn tương tự kinh kịch nhưng theo "Kinh điển kịch lệ". "Bộ" đây
có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn. Vì vậy mới gọi là
"hát Bộ", "diễn Bộ", "ra Bộ".
Lối hát tuồng du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác nhưng có
truyền thuyết ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát người Tàu tên là Liêu
Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua
Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.
Sang thời nhà Trần, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bắt được một tên quân nhà
Nguyên tên là Lý Nguyên Cát vốn là kép hát. Vương tha tội chết cho Cát và sai dạy lối
hát đó cho binh sĩ. Cát cho diễn vở "Vương mẫu hiến đào" để vua ngự lãm cùng các
triều thần xem. Ai cũng cho là hay.
Tuy nhiên người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ
(1572-1634). Ở Miền Trung Việt Nam trở ra gọi Tuồng do chữ "Liên Trường" là kéo
dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với
các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn. Từ "liên trường" do ngôn ngữ địa phương
mà thành "luông tuồng", "luôn tuồng"...
Sang thế kỷ 20 với sự ra đời của cải lương và kịch nói thu hút nhiều khán giả, nghệ thuật
tuồng suy yếu nhiều tuy có cố gắng phục hưng với loại tuồng xuân nữ, tức là tuồng diễn
theo đề tài xã hội tân thời và hát theo điệu "xuân nữ". Loại tuồng này pha phong cách
cải lương, đánh võ Tàu... Dù vậy giới hâm mộ tuồng càng ngày càng ít.
Ba trường phái lớn trong hát bội là:
1. Tuồng Bình Định


2. Tuồng Quảng Nam
1/4


Hát Tuồng

3. Tuồng Gia Định

Diễn xuất
Diễn viên Tả Giang trong vai Lã Bố, vở Phụng Nghi Đình 1960 diễn ở Sài Gòn
Lối diễn xuất thường được khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận.
Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán
giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái "tâm" của nhân vật
thiện, ác. Nhất nhất đều phân thành từng bộ riêng, không thể diễn bộ "Trung" cho vai
đứa "Hèn" hay đứa "Nịnh". Thậm chí lên ngựa xuống ngựa còn phân biệt Bộ của trung
tướng khác bộ dạng nịnh thần. Mọi động tác đã thành thông lệ hay ước lệ. Nhất là vào
thời trước khi kỹ thuật âm thanh và ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình
diễn, hình ảnh diễn xuất chưa thể kéo lại nhìn gần, không thể "trung cảnh", "cận cảnh",
làm tăng cường độ các động tác giúp khán giả xem được toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần
chiếu diễn (sân Khấu) đều nhìn thấy.
Lối múa, đi và đứng có những động tác cách điệu, trong nghề gọi là bê, xiên, lỉa và lăn.
Thầy tuồng, tức đạo diễn, hay còn gọi là nhưng tuồng là người chọn vở tuồng cùng cách
diễn cho kép đóng đúng vai. Thơ tuồng là người thuộc lời để nhắc tuồng khi các diễn
viên lên sân khấu. Kép chính thì tên trong nghề gọi là biện tuồng.
Điệu hát
Ngôn ngữ ca ngâm thì dùng giọng thật to, thật cao và rõ. Điệu hát quan trọng nhất trong
hát bội là "nói lối", tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các khúc hát khác.
"Nói lối" có hai giọng chính là "Xuân" và "Ai". "Xuân" là giọng hát vui tươi, còn "Ai" là
bi thương, ảo não. Nói lối giọng Ai còn được gọi là "lối rịn". Ngoài ra còn có những "lối
hằng", "lối hường", "lối giậm". Hát thì có những điệu "Nam", "Khách", "thán", "oán",

và "ngâm".
Hóa trang
Các diễn viên Hát Bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người
sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu
hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma.
Về y trang thì võ tướng khi ra trận mặc võ giáp có cắm cờ lịnh sau lưng. Vua mặc áo
thêu rồng; hậu phi mặc áo thêu phượng. Đào mặc áo lụa trắng đóng vai tiểu thơ đài các
còn lụa đỏ dành cho cô dâu. Áo vải đỏ là tử tù.

2/4


Hát Tuồng

Dàn nhạc
Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn
cò và có khi ống sáo. Dàn nhạc được đặt bên tay phải sân khấu (từ trong nhìn ra). Tay
phải ứng với cửa "sinh" trong khi bên trái là cửa "tử".

Kịch bản và đề tài
Tuồng tích trong vở diễn của hát bộ thường là các cổ tích, kịch bản phóng tác từ kinh
điển truyện cổ Trung Hoa như Tam Quốc Chí, Vạn Hoa Lầu, Ngũ Hổ Bình Tây... Tuồng
tích đã sẵn trong sách nên người xem phần lớn đều biết rành kịch tình và đến rạp chỉ
xem kịch tính của các nghệ sĩ và đạo diễn mà thôi. Loại này cũng được xem là tuồng
pho. Tuồng pho thì theo sát đạo lý, có thể tóm tắt là:
Phụ tử đắc kỳ hiếu
Quân thần tận kỳ trung
Phu phụ đơn kỳ thuận
Bằng hữu chi kỳ tín
Huynh đệ toàn kỳ cung.

Ngoài ra thì có tuồng hài với cốt truyện tự do hơn, không nhất thiết đề cao đạo lý tam
cương ngũ thường như tuồng pho.
Lối trình bày tuồng dùng nhiều thể văn học như Đường thi, phú, song thất lục bát và lục
bát ghép với lễ nhạc và một số điệu múa. Lời văn thì nhiều khi có vần và có đối.

Những vở tuồng nổi tiếng
* Sơn Hậu
* Tam nữ đồ vương (thế kỷ 17)
* Diễn Võ Đình (soạn giả: Đào Tấn, thế kỷ 19)
* Ngoại tổ dâng đầu (soạn giả: Nguyễn Hiển Dĩnh, thế kỷ 19).
* Phụng Nghi Đình
* Đào Phi Phụng

3/4


Hát Tuồng

* Lý Thiên Luông

4/4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×