Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 195 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ VĂN TRÂN

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC
THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử
Mã số: 60 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hoàng Thị Thơ
2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết quả khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Ngô Văn Trân


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cám ơn quí Thầy, Cô giáo Viện Triết học, Học viện
Khoa học Xã hội Việt Nam; Khoa Triết học, Phòng Đào tạo… thuộc Học viện
Khoa học Xã hội Việt Nam; quí Thầy, Cô giáo là giảng viên của khóa học đã
hết lòng giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn Ban Tôn giáo, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh
tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo, Phân ban hướng dẫn Gia
đình Phật tử tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện, động viên và
khích lệ tôi hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Thị Thơ, Trưởng Phòng Triết học
Phương Đông, Viện Triết Học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Lý luận Chính trị, Đại học Khoa
học Huế đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận án này.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những hạn
chế khi thực hiện luận án, kính mong quí Thầy, Cô giáo tiếp tục giúp đỡ; các
nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn
thiện hơn.
Trân trọng biết ơn.

Ngô Văn Trân


MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN................................................ 1
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 2

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................ 6
1. Về triết học - tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về tôn giáo................................................................................................... 7
2. Về đạo đức, đạo đức Phật giáo, đạo đức xã hội và giáo dục đạo đức ................... 10
3. Về lịch sử Phật giáo Việt Nam, lịch sử Phật giáo Đàng Trong.............................. 17
4. Về giáo dục đạo đức Phật giáo cho tín đồ trẻ tuổi và mô hình Gia đình Phật tử..... 19
5. Những vấn đề Luận án có thể kế thừa hoặc tiếp tục giải quyết qua khảo cứu các
công trình liên quan đã được tổng quan .................................................................... 22
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO .... 24
2.1. Một số vấn đề lý luận chung về đạo đức và giáo dục đạo đức tôn giáo............. 24
2.1.1. Mối quan hệ giữa đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo.................................... 24
2.1.2. Khái lược về đạo đức Phật giáo Ấn Độ ........................................................... 31
2.2. Nền tảng triết học của đạo đức Phật giáo ........................................................... 34
2.2.1. Thế giới quan có tính vô thần của Phật giáo ............................................... 34
2.2.2. Nhân sinh quan tiến bộ và độc đáo của Phật giáo....................................... 37
2.2.3. Sự thống nhất giữa đạo đức với nhận thức luận và giải thoát luận trong đạo
đức Phật giáo .............................................................................................................. 46
2.3. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong giáo dục đạo đức ngày nay........................ 52
2.3.1. Đạo đức Phật giáo đề cao việc hoàn thiện đạo đức cá nhân ....................... 53
2.3.2. Phật giáo đề cao đạo đức gia đình và góp phần hoàn thiện đạo đức xã hội..... 55
2.3.3. Đạo đức Phật giáo góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .............. 59
2.3.4. Đạo đức Phật giáo nhấn mạnh sự thực hành ............................................... 61
Chương 3. PHẬT GIÁO THỪA THIÊN HUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO... 70
3.1. Khái lược sự hình thành, phát triển và đặc trưng của Phật giáo Thừa Thiên Huế....... 70
3.1.1. Khái lược các giai đoạn phát triển của Phật giáo Thừa Thiên Huế............. 70
3.1.2. Một số đặc trưng nổi trội của Phật giáo Thừa Thiên Huế ........................... 74


3.2. Gia đình Phật tử - một mô hình giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ...... 81

3.2.1. Giới thiệu Gia đình Phật tử ......................................................................... 81
3.2.2. Cơ cấu và tổ chức của Gia đình Phật tử ...................................................... 84
3.2.3. Gia đình Phật tử Thừa Thiên Huế - mô hình tu học của thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo .......................................................................................................... 87
3.3. Vai trò của Phật giáo Thừa Thiên Huế trong công tác giáo dục thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo .......................................................................................................... 88
3.3.1. Vai trò thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế trong truyền thống
và hiện nay.................................................................................................................. 88
3.3.2. Đạo đức Phật giáo - nội dung cốt lõi trong công tác giáo dục thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế hiện nay................................................................... 97
3.3.3. Gia đình, xã hội - những chủ thể cùng tham gia giáo dục đạo đức thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế.................................................................................. 113
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO
THỪA THIÊN HUẾ................................................................................................ 125
4.1. Cơ hội và thách thức đối với thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế trong quá trình
hội nhập quốc tế....................................................................................................... 125
4.2. Một số giải pháp nhằm phát huy đạo đức Phật giáo thông qua Gia đình Phật tử
đối với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Thừa Thiên Huế........... 128
4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức.................................................................... 128
4.2.2. Nhóm giải pháp về công tác thực tiễn....................................................... 139
KẾT LUẬN............................................................................................................. 149
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ..... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 153
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

BBT


:

Ban Bí thư

BCHTƯ

:

Ban Chấp hành Trung ương

BHD

:

Ban hướng dẫn

BTG

:

Ban Tôn giáo

CLB

:

Câu lạc bộ

CNH, HĐH


:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CSVN

:

Cộng sản Việt Nam

GĐPT

:

Gia đình Phật tử

GHPG

:

Giáo hội Phật giáo

LHTN


:

Liên hiệp thanh niên

Nxb

:

Nhà xuất bản

SCN

:

Sau Công nguyên

TCN

:

Trước Công nguyên

TDTT

:

Thể dục thể thao

TNCS


:

Thanh niên cộng sản

TNTP

:

Thiếu niên tiền phong

Tp

:

Thành Phố

TT Huế

:

Thừa Thiên Huế

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn, du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu
Công Nguyên và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc.

Tinh thần từ bi, bình đẳng, khoan dung, cứu khổ... của Phật giáo là những giá trị có
sức cảm hóa lớn khiến cho Phật giáo lan tỏa rộng khắp và phát triển ở Việt Nam tới
hôm nay. Những giá trị ấy hòa quyện với giá trị đạo đức truyền thống, góp phần hình
thành quan niệm, lối sống và nhân cách con người Việt Nam. Ngày nay chúng vẫn
có ý nghĩa không nhỏ trong việc tham gia góp phần chấn hưng đạo đức xã hội nói
chung và giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên nói riêng nếu được vận
dụng và chuyển tải vào cuộc sống một cách có phương pháp, có tổ chức.
Huế được mệnh danh là “kinh đô Phật giáo”, bởi số lượng “tín đồ Phật giáo
và những người có tín ngưỡng Phật giáo chiếm khoảng 85% dân số” [123, tr.5], bởi
sự mật tập chùa chiền và cả lối sống, phong tục tập quán mang nặng “tính chất” Phật
giáo. Trải qua các triều đại phong kiến, qua các quá trình bình ổn và phát triển đất
nước, ở Huế Phật giáo luôn được chú trọng. Phật giáo đã đóng góp cho Huế nói
riêng và văn hoá dân tộc nói chung một di sản văn hoá khá đồ sộ, cũng như lưu giữ
khá nguyên vẹn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và của người Huế.
Ngày nay, Phật giáo ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống, văn hoá, xã hội; nhiều chuẩn
giá trị đạo đức Phật giáo có ý nghĩa đối với việc xây dựng con người xã hội và trở
thành lối sống của cộng đồng cư dân Huế, góp phần định hướng giáo dục thế hệ trẻ tín
đồ Phật giáo ở Thừa Thiên Huế (từ đây viết tắt là TT Huế).
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, trước chính sách “đồng hoá để trị” của thực
dân Pháp, ở Huế đã xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam. Phật giáo TT Huế và người dân Huế lúc đó đã xây dựng được tổ chức Phật
Phổ Hoá - tiền thân của Gia đình Phật tử (từ đây sẽ viết tắt là GĐPT) ngày nay - với
mục đích giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật tử, góp phần chấn chỉnh sự
suy thoái đạo đức xã hội. Sau khi ra đời, GĐPT ngày càng khẳng định vai trò của nó
trong đời sống thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Đặc biệt 20 năm trở lại đây, sự phát
triển của GĐPT đã tạo môi trường thuận lợi cho sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà

2



trường và các đoàn thể xã hội đối với lớp tín đồ trẻ tuổi. Tuy nhiên, để đánh giá, phát
huy hiệu quả của đạo đức Phật giáo trong giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo thì
việc nghiên cứu đầy đủ về GĐPT ở TT Huế cần phải tiếp tục đặt ra.
Mặt khác, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN với những thành tựu cơ bản về chính trị, kinh
tế, xã hội... nhưng trong xã hội nhiều chuẩn mực đạo đức cũng bị tác động, bắt đầu
xuất hiện sự phân cực mạnh về ý thức giá trị, đạo đức, lối sống. Một số chuẩn mực
truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ, đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng
trong tuổi vị thành niên... tạo thành mối lo lắng cho từng gia đình và xã hội. Ngoài
ra, trong xu hướng dân chủ hoá xã hội ngày càng được mở rộng, thanh niên có nhiều
cơ hội lựa chọn hướng phát triển, song họ cũng chính là đối tượng nhạy cảm nhất
trước những tác động đa chiều, tốt, xấu đan xen. Mong muốn bảo vệ những giá trị
đạo đức truyền thống tốt đẹp cũng đang trở thành một nhu cầu, một khuynh hướng
chống lại mặt trái, mặt tiêu cực xuất hiện trong xã hội kinh tế thị trường không chỉ
của Nhà nước, của người dân bình thường mà của cả các tín đồ Phật giáo.
Trong bối cảnh như vậy, giáo dục đạo đức thanh thiếu niên trong đó có thanh
thiếu niên tín đồ Phật giáo, đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Phật giáo
nói riêng cũng như toàn xã hội ở TT Huế. Việc nắm bắt, nghiên cứu đạo đức Phật
giáo với quan điểm khoa học gắn liền với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ
Phật giáo qua các tổ chức giáo dục xã hội, các hội, đoàn tôn giáo và GĐPT nhằm
xây dựng một thái độ đúng đắn, tạo sự đồng thuận xã hội trong việc giáo dục đạo
đức luôn là vấn đề thiết thực và có ý nghĩa lâu dài.
Bản thân tác giả luận án là người Huế, có quá trình công tác nhiều năm trong
hệ thống Đoàn Thanh niên Cộng sản (từ nay viết tắt là TNCS) Hồ Chí Minh và có
một số công trình nghiên cứu về thanh thiếu niên và GĐPT ở giác độ chính trị học
và công tác Thanh vận. Tác giả đang giảng dạy Triết học, Quản lý Nhà nước về văn
hóa, tôn giáo nên càng mong muốn được nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo đức Phật
giáo với công tác giáo dục qua thực tiễn mô hình GĐPT, với hy vọng góp phần hoàn
thiện lý luận chung và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức thanh thiếu niên tín đồ (Phật giáo).


3


Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đạo đức Phật
giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay”
làm Luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo
ở TT Huế, trên cơ sở làm rõ đạo đức Phật giáo và những giá trị cơ bản của nó cần được
kế thừa và phát huy trong sự kết hợp với các tổ chức xã hội nhằm hoàn thiện hơn nữa
việc giáo dục đạo đức thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất: Khái quát nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và vai trò của
những giá trị tích cực của chúng đối với cá nhân (tín đồ) và xã hội qua công tác giáo
dục thanh thiếu niên tín đồ và thực tiễn xây dựng và phát triển GĐPT;
Thứ hai: Khái quát về Phật giáo Huế và làm rõ vai trò giáo dục đạo đức của
nó trong công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế qua GĐPT;
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp về nhận thức và thực tiễn đối với các chủ
thể giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo ở TT Huế cũng như các địa phương có Phật giáo trong cả nước qua
mô hình GĐPT.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu và đánh giá về giáo dục đạo đức Phật giáo cho
đối tượng đặc biệt là thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay qua mô hình
GĐPT, do đó phạm vi nghiên cứu là:
Về đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên tín
đồ Phật giáo và chủ yếu là đoàn sinh trong GĐPT.
Về mặt không gian, luận án giới hạn trong phạm vi tỉnh TT Huế.

Về thời gian, luận án giới hạn nghiên cứu về công tác giáo dục thanh thiếu
niên tín đồ Phật giáo trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở kế thừa những kết quả
nghiên cứu đã có trước đây và cập nhật về giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo.

4


4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, đạo đức
tôn giáo và giáo dục thế hệ trẻ; đồng thời vận dụng các phương pháp khoa học xã
hội: logic - lịch sử, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp. Bên cạnh đó đề tài
còn kết hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành: Triết học, Sử học, Văn học,
Giáo dục học, Nhân học tôn giáo với phương pháp khảo sát, điều tra chọn mẫu và
đối chứng của Xã hội học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Về lý luận
Thứ nhất: Luận án khái quát những giá trị cơ bản của đạo đức Phật giáo phù
hợp với nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam và phát huy chúng trong công tác
giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện nay.
Thứ hai: Thông qua phân tích mục đích, tôn chỉ, nội dung và phương thức
hoạt động của GĐPT, luận án đánh giá công tác giáo dục đạo đức Phật giáo đối với
thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo qua mô hình này.
5.2. Về thực tiễn
Thứ nhất: Luận án bước đầu khẳng định những giá trị tích cực của đạo đức
Phật giáo vào công tác giáo dục đạo đức, xác định vai trò chủ đạo của GĐPT trong
công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo.
Thứ hai: Luận án góp phần đánh giá một cách có hệ thống giá trị và ảnh
hưởng của tổ chức GĐPT trong công tác giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu

niên tín đồ Phật giáo tại TT Huế hiện nay.
Thứ ba: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu,
giảng dạy tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và quản lý các hội đoàn tôn giáo
cũng như công tác giáo dục thanh thiêu niên tín đồ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Các công trình đã công bố của tác giả, Danh
mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án có kết cấu 4 chương, 13 tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu Phật giáo, triết học Phật giáo, đạo đức Phật giáo và vai trò của
Phật giáo đối với xã hội, với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam đã được nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu; tuy nhiên, việc nghiên cứu
chuyên sâu về đạo đức Phật giáo và giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo trên toàn quốc còn ít được đề cập tới, và trong phạm vi tỉnh TT Huế
càng ít hơn, nhưng thực tiễn địa phương trong bối cảnh hiện đại lại đang rất đòi hỏi.
Nói chung, đạo đức Phật giáo đã được các nhà nghiên cứu, các công trình, đề tài
khoa học thực hiện hoặc đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Để nghiên cứu vấn đề “Đạo
đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo TT Huế hiện
nay” đòi hỏi tác giả phải khai thác, sử dụng một khối lượng lớn tư liệu và các công
trình nghiên cứu có liên quan đến những nội dung chính của đề tài. Từ quan điểm triết
học Mác-Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cho thấy
đây là một đề tài nghiên cứu về tôn giáo - chính trị ứng dụng. Mục đích chính trị khoa học và tôn giáo - chính trị của đề tài là không để cho đạo đức Phật giáo phát triển
tự phát mà phải theo định hướng tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội và tôn giáo, kết hợp với nhau sao cho phù hợp với lợi ích chung của dân tộc, tín
đồ và nhà nước. Vì vậy, đề tài có thể tạm chia những tư liệu này theo cấu trúc vấn đề
dựa trên mục đích và những nhiệm vụ cần triển khai của Luận án nhằm thực hiện mục

tiêu đã đề ra.
Theo đó, các tư liệu có thể được tổng quan theo một số nhóm vấn đề với thứ tự
sau: 1. Về nghiên cứu triết học - tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; 2. Về đạo đức, đạo đức Phật giáo, đạo đức
xã hội và giáo dục đạo đức; 3. Về lịch sử Phật giáo Việt Nam và lịch sử Phật giáo
Đàng Trong; 4. Về giáo dục đạo đức Phật giáo cho tín đồ trẻ tuổi và mô hình GĐPT;
5. Những vấn đề Luận án có thể kế thừa hoặc tiếp tục giải quyết qua khảo cứu các
công trình liên quan đã được tổng quan.

6


1. Về triết học - tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về tôn giáo
Trước hết phải kể đến một số công trình tiêu biểu giúp tác giả xây dựng khung
lý thuyết cho các nội dung cụ thể của luận án liên quan đến nhận thức về tôn giáo, đạo
đức Phật giáo trong quan hệ với đạo đức xã hội công dân và giáo dục thanh thiếu niên
tín đồ Phật giáo, qua đó xây dựng một số giải pháp quản lý và định hướng phát triển
của công tác giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên qua mô hình GĐPT như: Chiến
lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh của Phùng Hữu Phú (1995), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; Hồ Chí Minh (1995, 2000) Toàn tập, (tập 4, 5, 6, 7), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam của Phùng Hữu Phú và Thích Minh
Trí (1998), Nxb Lao động, Hà Nội; Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng,
tôn giáo (2001) của Ban Tôn giáo Chính phủ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; C.Mác - Ph.
Ăngghen (2000), Tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hà Nội; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
và công tác tôn giáo do Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ chủ biên (2003), Nxb Tôn
giáo; Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo (2004), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nghiên cứu tôn giáo Nhân vật và sự kiện của Đỗ Quang
Hưng (2009), Nxb Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đức Lữ (2009), Nxb. Chính trị - Hành

chính, Hà Nội; Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay của Trương
Hải Cường (2012), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Một số công trình tiêu biểu đã tổng hợp có nội dung liên quan trực tiếp tới
vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của luận án như:
Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam của Phùng Hữu Phú và Thích Minh Trí
(1998), cuốn sách nêu rõ Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tiến bộ, những hạt
nhân hợp lý của Phật giáo trong tư tưởng tôn giáo của Người. Đặc biệt, trên cơ sở tư
tưởng từ bi, hỷ xả, cứu khổ, cứu nạn, khuyên nhủ con người làm điều thiện, tránh
điều ác, đoàn kết, thương yêu nhau của đức Phật để vận dụng vào nhiệm vụ đấu
tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo do Lê Hữu Nghĩa và
Nguyễn Đức Lữ chủ biên (2003), tập hợp nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu, quản lý nhà nước về tôn giáo với các chủ đề:

7


Sự khác biệt giữa tôn giáo phương Tây và phương Đông theo quan điểm Hồ
Chí Minh, trong đó có sự phân tích sâu sắc về nguồn gốc hình thành và nội dung
quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lênin từ góc độ ý thức hệ, thế giới quan triết học và
góc độ đấu tranh chính trị giai cấp. Nhóm tác giả cũng phân tích sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo với
những đặc điểm lịch sử đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của các nước phương Đông và
nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam thời bấy giờ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng; tự do tôn giáo và không tôn
giáo; đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, và mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc
với đúc kết sâu sắc: Tôn giáo chỉ khẳng định được mình khi sống giữa lòng dân tộc
và dân tộc phải biết khai thác, chắt lọc, phát triển những giá trị tích cực của tôn giáo
trong quá trình phát triển.
Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo thể hiện: Tư tưởng Hồ

Chí Minh là nền tảng của pháp luật tôn giáo Việt Nam; về công tác vận động chức
sắc, tín đồ tôn giáo trong quản lý nhà nước; về xây dựng hệ thống chính trị trong
vùng có tín đồ tôn giáo.
Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam của Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2004),
bao gồm 27 bài viết của tập thể cán bộ Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện khoa
học xã hội Việt Nam và các nhà nghiên cứu tôn giáo khác. Ở những góc nhìn khác
nhau, các tác giả đã nêu lên bức tranh của tôn giáo Việt Nam cũng như những vấn đề
chung liên quan đến tôn giáo, lý luận tôn giáo; những xu hướng phát triển và vai trò
của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Đặc biệt cuốn sách nhấn mạnh những đặc điểm,
vai trò của tôn giáo ở Việt Nam trong đời sống xã hội của thời kỳ CNH, HĐH và hội
nhập hiện nay. Trên cơ sở đó góp phần cung cấp những cứ liệu để Đảng, Nhà nước
ngày càng hoàn thiện chính sách tôn giáo, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn
dân, xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh.
Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang
Hưng (2007), Nxb Chính trị Quốc gia. Cuốn sách này đã hệ thống hóa những nét chủ
yếu về lý luận và thực tiễn trong công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và đề cập
đến: Quan điểm phát sinh, phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về

8


tôn giáo; ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với nhận thức của Đảng ta về tôn
giáo; quá trình xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong
các giai đoạn. Đặc biệt cuốn sách nêu lên những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về tôn giáo, tín ngưỡng và đưa ra những kết luận mang tính khái quát về tư
tưởng tôn giáo của Hồ Chí Minh, như: Cái nhìn biện chứng có tính phát hiện những
đặc điểm cơ bản mang tính tôn giáo học về tôn giáo phương Đông và Việt Nam; xác
định những giá trị nhân văn, vai trò văn hóa, đạo đức của tôn giáo; chỉ ra những điểm
tương đồng giữa các ý thức hệ và tôn giáo để xây dựng các giải pháp đoàn kết lương

giáo, vận động người có tôn giáo, tín ngưỡng hòa nhập vào sự nghiệp chung của xã
hội, dân tộc.
Công trình Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của Đặng
Nghiêm Vạn (2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã làm sáng tỏ một số vấn đề
về lý luận liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam: Đặc điểm tình hình tôn giáo
Việt Nam, đặc trưng và vai trò của tôn giáo cụ thể ở Việt Nam trong đời sống hiện
nay, đặc biệt là đời sống văn hóa tôn giáo trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa… Từ đó, tác giả đề cập đến một số vấn đề về chính sách tôn giáo, chính
sách tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay của
Nguyễn Đức Lữ (2009), nghiên cứu sâu về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tôn giáo,
tín ngưỡng và tình hình vận dụng vào công tác tôn giáo ở nước ta. Cuốn sách tập
trung một số nội dung chính:
Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo;
Sự vận dụng tư tưởng tôn giáo của Hồ Chí Minh vào các chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước từ năm 1990 đến nay.
Trên cơ sở đó, tác giả đã khái quát những thành tựu về công tác tôn giáo,
quản lý nhà nước về tôn giáo, tập trung một số lĩnh vực: Giải quyết việc công nhận
tư cách pháp nhân và cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động; số lượng chức sắc,
nhà tu hành, cơ sở thừa tự của các tôn giáo không ngừng được tăng lên; công tác đối
ngoại tôn giáo ngày càng được mở rộng; vai trò của các tôn giáo trong vận động tín
đồ tham gia xây dựng đất nước...

9


Cuốn sách cũng chỉ rõ những tồn tại trong công tác tôn giáo hiện nay: Hệ
thống chính sách đối với tôn giáo chưa đồng bộ; việc giải quyết những vấn đề lịch
sử để lại có phần chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn; vấn đề phát triển đột biến
của đạo Tin Lành ở vùng đồng bào dân tộc; giải quyết “hiện tượng tôn giáo mới”;

tranh chấp đất đai...
Công trình cung cấp cho Luận án những tài liệu quí để có cái nhìn khái quát,
toàn diện về công tác quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo hiện nay, trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn mang tính khả thi cao.
Tìm hiểu về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt
Nam hiện nay của Nguyễn Đức Lữ (2011), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội được
trình bày dưới dạng hỏi đáp về các vấn đề: Các khái niệm về tôn giáo; các hình thức
tôn giáo trong lịch sử; chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; các
tôn giáo và đặc điểm tôn giáo trên thế giới và ở Việt nam; các chính sách quản lý tôn
giáo ở Việt Nam; quản lý nhà nước về tôn giáo và hoạt động tôn giáo.
Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay của Trương Hải
Cường (2012), nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tín ngưỡng, tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay, theo hướng tiếp cận từ bên trong và tiếp cận bên ngoài. Trên cơ
sở đó, tác giả lý giải về cái tâm linh và cái xã hội của tôn giáo qua đó khẳng định rằng,
có tôn giáo tâm linh và tôn giáo xã hội, tìm ra những điểm chung về tín ngưỡng, tôn
giáo từ hai cách tiếp cận trên. Đồng thời luận giải một số vấn đề đặt ra trong cách ứng
xử sao cho phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Những công trình này còn là cơ sở lý luận cho Luận án khi nghiên cứu sự
tương tác giữa Phật giáo, đạo đức Phật giáo với các mặt của đời sống xã hội cũng
như đạo đức, nhân cách thanh thiếu niên trong điều kiện hiện nay.
2. Về đạo đức, đạo đức Phật giáo, đạo đức xã hội và giáo dục đạo đức
Nhóm tư liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này thể hiện
trên một số khuynh hướng nghiên cứu: Đạo đức học, đạo đức Phật giáo, đạo đức xã
hội công dân và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên với một số nhóm tiêu biểu:
Về đạo đức học, ở nước ta, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên
cứu đại cương về đạo đức học như: Giáo trình về Đạo đức học của các tác giả Phạm

10



Khắc Chương - Hà Nhật Thăng (2001), Nxb Giáo dục, Hà Nội; giáo trình Đạo đức
học của Trần Hậu Kiêm (1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục đạo đức cũng được nhiều tác giả nghiên cứu
như: Vũ Khiêu (chủ biên), Đạo đức mới (1974), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Thái
Duy Tuyên (chủ biên, 1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam
trong điều kiện kinh tế thị trường, Chương trình KX-07, Hà Nội; Hà Nhật Thăng
(1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Phạm
Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn
Huyên (đồng chủ biên, 2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn
cầu hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Duy Quý (chủ biên, 2006), Đạo
đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Với những cách tiếp cận khác nhau, các công trình của các tác giả nói trên
đều tập trung nghiên cứu về: Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, chuẩn mực của đạo
đức; phân tích thực trạng, tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên, các mối quan hệ
hữu cơ trong xã hội; tìm hiểu những giá trị truyền thống văn hóa, đạo đức, lối sống
của con người Việt Nam, những cơ hội và thách thức của sự phát triển xã hội... Các
tác giả đã đưa ra một số giải pháp giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam nói
chung và đối với học sinh, sinh viên trong độ tuổi thanh thiếu niên nói riêng.
Giáo trình Đạo đức học của các tác giả Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng
đã khẳng định Đạo đức học là một khoa học với đầy đủ những phạm trù cơ bản và
phương pháp có thể tiếp cận nghiên cứu các vấn đề về giáo dục đạo đức con người.
Cũng bàn về vấn đề này, tác giả Thái Duy Tuyên - Chủ nhiệm đề tài Tìm hiểu
định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường,
(Chương trình KX-07, Hà Nội) đã nêu ra một số yêu cầu đối với gia đình trong việc
quản lý con em mình trên cơ sở phân tích những tác động của sự phát triển kinh tế xã hội đối với đạo đức của học sinh.
Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay vấn đề và giải pháp của Nguyễn Duy Quý
(chủ biên, 2006) đã đề cập đến nhiều vấn đề trong bối cảnh bức xúc của đạo đức xã
hội hiện nay. Tác phẩm đã khái quát về tình hình đạo đức xã hội dưới tác động của
kinh tế thị trường và toàn cầu hóa; đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái đạo


11


đức xã hội; đánh giá đời sống đạo đức của các đối tượng, lĩnh vực cụ thể trong xã hội
hiện nay như cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên... Các tác giả cũng đề ra những
phương hướng và giải pháp cụ thể cho xây dựng đạo đức xã hội trong bối cảnh mới.
Về đạo đức Phật giáo có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như: Đạo đức
Phật giáo của Thích Minh Châu (chủ biên, 1995), Viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam ấn hành; Phật học khái luận của Thích Chơn Thiện (1997); Luận án Tiến sĩ
Ảnh hưởng giáo lý Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay
của Tạ Chí Hồng (2003); Đạo đức Phật giáo trong thời đại chúng ta của nhiều tác
giả (2005), Nxb Tôn giáo; Đạo đức học Phương Đông của Thích Mãn Giác (2007),
Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh; Khuynh hướng nghiên cứu đạo đức tôn
giáo của Lama Gendun Rinpoche (2009), Nxb Phương Đông, Cà Mau;... Những
công trình này đã ít nhiều đề cập tới đạo đức Phật giáo và những ảnh hưởng của nó
đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người nhằm mục
đích phục vụ cho sự phát triển của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói
riêng. Nhiều công trình đã đề cập đến các mối quan hệ giữa: Đạo đức Phật giáo và
đạo đức truyền thống Việt Nam, triết lý Phật giáo và quan điểm sống, lối sống của
cộng đồng người Việt trong quá khứ cũng như hiện nay. Qua đó khẳng định mối
quan hệ hữu cơ giữa đạo đức Phật giáo và đạo đức xã hội công dân; sự chi phối của
triết lý Phật giáo đến phong tục, tập quán, tư tưởng của cộng đồng người Việt.
Một số công trình đáng chú ý của nhóm vấn đề này như: Phật học khái luận
của Thích Chơn Thiện (1997) đã giới thiệu cho người đọc thấy được những nội dung
cơ bản của đạo đức Phật giáo trong Tứ diệu đế, thuyết nhân quả, luân hồi... và những
giá trị sâu sắc của đạo đức Phật giáo; Đạo đức Phật giáo của Thích Minh Châu và
nhiều tác giả (1995); Đạo đức học Phương Đông của Thích Mãn Giác (2007) đã đề
cập đến những cơ sở và phạm trù đạo đức Phật giáo, làm rõ các nội dung về giới,
nhân quả, nghiệp báo, từ bi, thiền định; Ảnh hưởng giáo lý Phật giáo trong đời sống

đạo đức của xã hội Việt Nam hiện nay của Tạ Chí Hồng (2003) đã khảo lược những
nét cơ bản, nền tảng của đạo đức Phật giáo như luật nhân quả và thuyết nghiệp, triết lý
vô ngã, tinh thần bi, trí, dũng. Đặc biệt tác giả đã phân tích sâu sắc những ảnh hưởng
của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam và đề xuất một số giải pháp về định
hướng ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đời sống xã hội Việt nam; “Giá trị đạo

12


đức Phật giáo trong truyền thống và hiện đại” của Hoàng Thị Thơ (2004) trong Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II Việt Nam trên đường phát triển và hội
nhập: truyền thống và hiện đại. Tp HCM, 14-16/7/2004, (tập 3), Nxb Thế giới & Đại
học Quốc gia Hà Nội, VASS, 2007 cũng đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng
cơ bản của đạo đức Phật giáo từ tiếp cận triết học và nêu những ảnh hưởng của đạo
đức Phật giáo tới đạo đức truyền thống và hiện đại của Việt Nam.
Đạo đức học Phật giáo của Thích Minh Châu (chủ biên, 1995), Viện Nghiên
cứu Phật học Việt Nam ấn hành, đã nêu lên những cơ sở và phạm trù đạo đức Phật
giáo. Trong đó nhiều tác giả đã đi sâu, đề cập, phân tích những nội dung của giới,
hạnh, nguyện, thiện, ác... và những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến những vấn
đề nóng bỏng của xã hội trong kinh tế thị trường. Cuốn sách gồm nhiều bài viết phản
ánh được những nét cơ bản về đạo đức Phật giáo và vai trò của nó trong việc bảo tồn
và phát huy đạo đức truyền thống của dân tộc trong bối cảnh giao lưu văn hóa với
các nước của đất nước ta hiện nay.
Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của Đặng Thị Lan (2006),
nghiên cứu và hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo: Một số
chuẩn mực đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức truyền thống Việt
Nam, đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập. Đây là công trình nghiên cứu công phu và có chất lượng, tác
giả đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề dưới góc độ tiếp cận của triết học và tôn giáo
học để nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những

mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt Nam. Tuy
nhiên, vấn đề đạo đức Phật giáo với việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên Việt
Nam hiện nay chưa được tác giả đề cập một cách chuyên sâu.
Luận văn Thạc sĩ Quan niệm về Nghiệp của Phật giáo và ý nghĩa của nó
trong giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Điệp (2010),
trên cơ sở triết học đã trình bày vai trò giáo dục đạo đức của giáo lý Nghiệp, phân
tích tính minh bạch trong sự phân biệt thiện, ác, từ đó phân tích quan niệm Nghiệp
trong đạo đức truyền thống Việt Nam.
Dưới giác độ các tư liệu liên quan đến đề tài Luận án, có thể chia nhỏ nhóm
tư liệu đạo đức Phật giáo thành ba nhóm tư liệu chính:

13


- Nghiên cứu đạo đức Phật giáo từ góc độ Nhân học tôn giáo
- Nghiên cứu đạo đức Phật giáo từ góc độ Triết học
- Nghiên cứu đạo đức Phật giáo từ góc độ Văn hoá
Nghiên cứu đạo đức Phật giáo từ góc độ Nhân học tôn giáo đã có một số
công trình được công bố gần đây liên quan đến xu hướng này:
10 tôn giáo lớn trên thế giới của Hoàng Tâm Xuyên (2011), Nxb Chính trị Quốc
gia đã đề cập nguồn gốc ra đời, triết thuyết cơ bản của 10 tôn giáo lớn trên thế giới,
trong đó đề cập khá sâu về Phật giáo. Tác giả đã khái quát được toàn bộ hoàn cảnh ra
đời, xác lập và phát triển giáo lý Phật giáo cơ bản, xu thế và tình hình phát triển của
Phật giáo thế giới ngày nay, kinh Tạng và những thay đổi của nó trong tiến trình phát
triển. Tác phẩm cung cấp cho Luận án cái nhìn biện chứng về xu thế phát triển của Phật
giáo trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển và toàn cầu hóa hiện nay.
Đạo Phật đi vào cuộc đời của Thích Nhất Hạnh (2009), Nxb Phương Đông, Cà
Mau, thể hiện những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phương
thức phù hợp với thực trạng cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hướng thiện mỹ. Trên cơ sở triết lý Phật giáo, tác giả cung cấp cho luận án về sự vô hành của đạo
đức, sự hiện diện của ngôn ngữ đạo đức, sự hiện diện hữu hành của đạo đức... để làm

cơ sở luận giải vai trò của đạo đức Phật giáo trong đời sống hiện thực.
Phật giáo với dân tộc của Thích Thanh Từ (1992), Nxb Tp.Hồ Chí Minh đã
làm sáng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo với dân tộc, tạo nền tảng tinh thần
cho quá trình dựng nước và giữ nước. Bằng những dẫn chứng cụ thể, tác giả phân
tích sự tương hợp giữa tư tưởng Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam; tinh thần
“tùy cơ, bao dung” của Phật giáo đại thừa phù hợp với phong tục, tập quán và tín
ngưỡng của người Việt Nam; một số giáo lý Phật giáo như Luân hồi, Vô ngã, Giải
thoát... đã nêu bật tư tưởng giải thoát như là mục đích sống còn của Phật giáo dân
tộc. Điều đó đề cao giá trị con người, giá trị tự do; con người được tự do, không bị
ràng buộc bởi những hận thù... của Phật giáo và dân tộc Việt Nam.
Những gì Phật dạy của Thích Minh Châu (2007) tập hợp những bài diễn văn
và thuyết giảng Phật pháp, những bản dịch về đạo đức Phật giáo trên từng lĩnh vực
cụ thể của Hòa thượng. Tác giả cũng đề cập đến những vấn đề cơ bản về triết lý và

14


đạo đức Phật giáo như Giới, Định, Tuệ, giải thoát, hạnh phúc... với mục đích giáo
dục đạo đức cho tín đồ Phật tử.
Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của Giới luật trong giáo dục đạo đức thanh
thiếu niên Việt Nam hiện nay của Hoàng Văn Nam (Thích Trí Như) (2010) từ giác độ
triết học, đã phân tích, làm rõ: Những ảnh hưởng của giới luật Phật giáo đối giáo dục
đạo đức tín đồ Phật giáo nhằm hình thành nhân cách, đạo đức cho thanh thiếu niên
với tư cách công dân hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh
vực đời sống xã hội Việt Nam hiện nay của Đồng Văn Thu (Thích Gia Quang) (2011)
trên cơ sở hệ thống hóa đạo đức Phật giáo đã chỉ ra những ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến một số lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay. Đặc biệt tác giả
chỉ rõ từng lĩnh vực cụ thể như: Đối với đạo đức truyền thống, kinh tế, văn hóa, và
xây dựng con người mới trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa.

Nghiên cứu đạo đức Phật giáo từ góc độ Triết học cũng được nhiều nhà khoa
học quan tâm và có những công trình đáng chú ý như: Phật giáo Triết học của Phạm
Văn Hùm (1952), Nxb La Sơn; Lịch sử Triết học Ấn độ của Thích Mãn Giác (1997),
Ban Tư thư, Đại học Vạn Hạnh; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay của GS. Nguyễn Tài Thư (chủ biên, 1997); Tư tưởng
Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (1999), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội;
Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu (2002), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội; Phật giáo trong thời đại chúng ta của nhiều tác giả (2004), Nxb
Tôn giáo; Luận án Tiến sĩ Giải thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị Toan (2010)
Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội… Bên
cạnh đó, còn có một số bài tạp chí viết về đạo đức Phật giáo và Phật giáo Việt Nam
như: Hoàng Thị Thơ với “Vấn đề con người trong đạo Phật” trong Tạp chí Triết học,
số 6-2000, tr.41-44; “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị trường” trong Tạp chí Triết
học, số 7-2002, tr.28-33; Hoàng Minh Đô với “Ảnh hưởng của Phật giáo trong quan
niệm đạo đức và nhân cách con người Việt Nam” trong Tạp chí khoa học xã hội miền
Trung, số 3-2009… Hướng nghiên cứu này đã đề cập sâu hơn về nền tảng triết học
của đạo đức Phật giáo và từ đó phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với hệ

15


tư tưởng Việt Nam, đời sống đạo đức tôn giáo của xã hội Việt Nam nói chung và trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
Trong các công trình nghiên cứu trên đáng chú ý là Ảnh hưởng của các hệ tư
tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay do Nguyễn Tài Thư chủ biên
(1997) đã giới thiệu sâu về hình thái, sự tác động của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam từ các góc độ: Ảnh hưởng của Nho giáo sơ kỳ, của Thiên
Chúa giáo, tín ngưỡng dân gian Việt Nam, của các trào lưu tư tưởng phương Tây. Đặc
biệt tác giả đề cập, phân tích khá sâu sắc ảnh hưởng của Phật giáo đến thế giới quan
và tư duy của con người Việt Nam hiện nay, chỉ ra sự khác biệt về ảnh hưởng của Phật

giáo đối với các vùng, các tầng lớp người khác nhau trong xã hội.
Phật giáo trong thời đại chúng ta của nhiều tác giả (2004) đã đề cập đến đạo đức
Phật giáo trong thế giới hiện đại với bối cảnh nhiều biến động của chiến tranh, ô nhiễm
môi trường, xung đột tôn giáo và sắc tộc... Các tác giả đã cho chúng ta cái nhìn khái
quát về một đạo Phật đang có khả năng phục hưng trong thế giới văn minh, hiện đại
nhưng nhiều thử thách và khủng hoảng về nhân cách, chuẩn giá trị và đạo đức.
Giải thoát luận Phật giáo của Nguyễn Thị Toan (2010) trên cơ sở khái quát
logic phát triển quan niệm giải thoát của Phật giáo qua các giai đoạn, đi sâu phân
tích sự biến đổi trong quan niệm giải thoát, đã dành một phần khảo sát quan niệm về
giải thoát trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm này
đối với đời sống Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu đạo đức Phật giáo từ góc độ Văn hoá đã có nhiều công trình
như: Phật giáo và văn hoá dân tộc của Trần Văn Giàu (1973), Nxb Hà Nội; Có một
nền đạo đức Việt Nam của Nguyễn Phan Quang (1996), Nxb Tp Hồ Chí Minh; Phật
giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc của Lê Cung (1996), Nxb Tp Hồ Chí Minh;
Phật giáo với văn hoá Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy (1999), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Phật giáo và khoa học của Phúc Lâm (2009), Nxb Tôn giáo; Khủng
hoảng kinh tế toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo của Thích Nhật Từ (2009), Nxb Hải
Phòng… Các tác phẩm này nghiên cứu khá sâu mối quan hệ đạo đức tôn giáo (Phật
giáo) với đạo đức xã hội công dân như: vai trò của đạo đức Phật giáo đối với sự phát
triển tập quán, lối sống của người Việt, đạo đức Phật giáo góp phần định hình bản

16


sắc văn hoá Việt Nam, vai trò của đạo đức Phật giáo trong đời sống công dân của xã
hội đương đại.
Nói chung các tài liệu trên đã cung cấp cho tác giả bức tranh chung về vai trò
của đạo đức, đạo đức Phật giáo và những giá trị của nó trên bình diện chung cũng

như từ góc độ triết học, văn hóa; những giá trị của đạo đức Phật giáo trong đạo đức
xã hội công dân, như ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống con người cá
nhân và trong cộng đồng cư dân Việt Nam. Đây là những tài liệu quan trọng cho sự
phân tích về quan hệ đạo đức tôn giáo - đạo đức xã hội công dân, về đạo đức Phật
giáo ở góc độ triết học như là cơ sở luận cứ mang tính lý luận chung về đạo đức Phật
giáo và giáo dục đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội hiện nay ở Huế nói riêng
và Việt Nam nói chung.
3. Về lịch sử Phật giáo Việt Nam, lịch sử Phật giáo Đàng Trong
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung về lịch sử Phật giáo, đặc biệt là
quá trình phát triển của Phật giáo Đàng Trong, giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát
về sự du nhập, hình thành Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Huế và những đóng góp
của nó đối với sự phát triển các mặt của đời sống xã hội. Nhóm tài liệu, công trình
này thể hiện trên các khuynh hướng nghiên cứu chính:
Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo được các nhà chuyên môn quan tâm đặc biệt,
nên có nhiều công trình tiêu biểu như: Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể
(1942), Tổng Hội Tăng Ni Bắc Việt, Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn
Tài Thư chủ biên (1989), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Việt Nam Phật giáo sử luận
của Nguyễn Lang (1992), Nxb Văn học, Hà nội; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của
Thích Minh Tuệ (1993), Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc của Lê Cung
(1996), Thành Hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê
Mạnh Thát (1999), Nxb Thuận Hoá, Huế... Các công trình này chủ yếu nghiên cứu và
hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Trong các
công trình nghiên cứu này, có một số thành tựu liên quan trực tiếp đến đề tài:
Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể, Lịch sử Phật giáo Việt Nam
của nhiều tác giả do Nguyễn Tài Thư chủ biên, đã hệ thống lịch sử Phật giáo Việt
Nam từ khi du nhập cho đến thế kỷ XX. Các tác giả chỉ rõ Phật giáo đến Việt Nam
bằng nhiều con đường khác nhau, vào các thời điểm khác nhau từ đầu Công nguyên

17



đến thế kỷ XVII. Trong quá trình du nhập và phát triển, Phật giáo Việt Nam luôn
song hành và gắn bó với dân tộc, ảnh hưởng sâu đậm đến tâm tư, tình cảm, đạo lý,
lối sống của con người Việt Nam. Lịch sử Phật giáo gắn liền với lịch sử dân tộc Việt
Nam. Trong đó lịch sử Phật giáo Đàng Trong không phải trọng tâm nhưng cũng
được làm rõ trong toàn cảnh lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc của Lê Cung (1996) đã khái quát
những đóng góp của Phật giáo trong tiến trình phát triển của dân tộc. Đặc biệt tác giả
phân tích khá kỷ về những điểm gặp gỡ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Phật
giáo, vai trò của Phật giáo trong phong trào đấu tranh đô thị miền Nam vào thập kỷ 60.
Mấy vấn đề về Phật giáo của Nguyễn Đức Sự, Lê Tâm Đắc (2010), Nxb Chính
trị Quốc gia đã phân tích và trình bày có hệ thống những sự kiện, nhân vật của Phật giáo
trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước, trong đó tập trung phác họa “chân
dung” Phật giáo thời Lý-Trần, Phật giáo trong thế kỷ XX, mà trọng tâm là cuộc chấn
hưng Phật giáo ở miền Bắc và một số sinh hoạt Phật giáo đặc sắc ở thời hiện đại.
Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Phật giáo TT Huế, do mang
tính chuyên biệt của một địa phương nên tư liệu không nhiều và không trực tiếp, chỉ
liên quan hoặc được đề cập qua ở một số đề tài nghiên cứu về Huế như: Danh lam Xứ
Huế của Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách (1993), Nxb Hội Nhà Văn,
Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức (1995), Nxb Tp Hồ Chí
Minh; Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 của Lê Cung (1999), Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân
Liêm (2001), Nxb Tp Hồ Chí Minh; Những chùa tháp Phật giáo ở Huế của Hà Xuân
Liêm (2002), Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội; Đề tài khoa học cấp Bộ mã số B2007ĐHH 01- 41 về Phật giáo Huế với đời sống văn hoá tinh thần con người Huế của
Hoàng Ngọc Vĩnh (2008); Hệ thống thiết trí tượng thờ ở các chùa Huế qua phong
trào chấn hưng Phật giáo, Luận văn Thạc sĩ của Lê Thọ Quốc (2009).
Lịch sử Phật giáo Đàng trong của Nguyễn Hiền Đức (1995) có nhiều tư liệu
quý giá về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Đàng trong, quá trình
Nam tiến gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Huế như là chỗ dựa tinh thần cho
cộng đồng người Việt thuở ban sơ “Nam tiến”, lập nghiệp tại đất Thuận Hoá từ thời

Nguyễn Hoàng đến triều Tây Sơn.

18


Lịch sử Phật giáo Xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm (2001) đã trình
bày khá chi tiết quá trình phát triển của Phật giáo xứ Huế, trong đó phân tích khá hệ
thống vấn đề canh tân Phật giáo, phong trào chấn hưng Phật giáo, chỉnh lý tổ chức,
đào tạo tăng tài và thành lập các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo
như lập Đoàn Phật học Đức dục, An Nam Phật Học Hội, Gia đình Phật Hoá Phổ...
Đặc biệt các tư liệu về Gia đình Phật Hoá Phổ (tiền thân của GĐPT ngày nay) cho
thấy mô hình giáo dục đạo đức Phật giáo cho thanh thiếu niên tín đồ đã được chú ý
triển khai một cách tự giác ngay trong phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Huế.
Phật giáo Huế với đời sống tinh thần con người Huế, đề tài khoa học cấp Bộ của
Hoàng Ngọc Vĩnh (2008), đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và những đặc
trưng cơ bản của Phật giáo Huế. Dù chưa đề cập được một cách đầy đủ và phân tích sâu
sắc nhưng tác giả khái quát được những ảnh hưởng chính của Phật giáo đến các mặt của
đời sống xã hội cư dân Huế, nhất là tác động đến quan niệm, tư tưởng, tín ngưỡng, tập
tục, cấu trúc xã hội và văn hóa, qua đó đề xuất những giải pháp phát huy giá trị tích cực
của Phật giáo đối với sự hình thành nhân cách con người Huế.
Các công trình này đã giúp tác giả có điều kiện tiếp cận với quá trình du nhập,
hình thành và phát triển Phật giáo Huế, ảnh hưởng của nó trong đời sống nhân dân TT
Huế. Phong trào Chấn hưng Phật giáo và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong
quá trình hình thành GĐPT, hình thức giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo.
4. Về giáo dục đạo đức Phật giáo cho tín đồ trẻ tuổi và mô hình Gia đình Phật tử
Đây là một vấn đề mới, khá nhạy cảm về chính trị - tôn giáo nên chưa được
nghiên cứu rộng, song cũng đã có một số công trình đáng chú ý như: Phong trào Chấn
hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927 đến 1938); Sứ mệnh Gia đình Phật
tử của Lữ Hồ (1964), Nxb Người Áo Lam, Sài Gòn; đề tài nghiên cứu TW 93 - 07 về
Công tác đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo (1995) của Viện nghiên

cứu Thanh niên thuộc TW Đoàn; đề tài KTN 97-03 về Công tác đoàn kết, tập hợp
thanh thiếu niên tôn giáo trong thời kỳ mới (1999) của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
Đây gia đình của Võ Đình Cường (2001), Nxb Tp Hồ Chí Minh... Tuy số lượng rất
khiêm tốn, nội dung chưa bao quát toàn diện, nhưng các công trình này đã bước đầu
chú trọng nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo qua mô hình
GĐPT đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở những góc độ khác nhau.

19


Trong những công trình nghiên cứu về hội đoàn Phật giáo tác động đến đời
sống xã hội cũng như trong công tác giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo được công bố
gần đây, có những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài là: GĐPT tổ chức thanh
thiếu nhi Phật giáo trước 1975 của Bạch Thanh Bình (1994); đề tài khoa học cấp Bộ
của Phân viện Đà Nẵng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1997 - 1999
về Đặc điểm và xu hướng vận động của Phật giáo miền Trung và một số kiến nghị về
chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn hiện nay; Luận án Tiến sĩ của Lê Văn
Đính (2004) về GĐPT và vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo ở
nước ta hiện nay (Qua khảo sát ở một số tỉnh miền Trung); Gia đình Phật tử của Võ
Thị Xuân Hà (2010), Nxb Văn hoá Thông tin - Hà Nội; Ngô Văn Trân GĐPT và công
tác đoàn kết tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tại TT Huế (1996), Khóa luận
tốt nghiệp cử nhân chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ảnh hưởng
của GĐPT đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tại TT Huế hiện nay (2008), Luận
văn Thạc sĩ khoa học triết học, Đại học Huế.
Từ góc độ nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống người dân
Huế, vai trò của GĐPT ở miền Trung gắn liền với công tác đoàn kết tập hợp và giáo
dục đạo đức cho thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, đáng chú ý một số công trình sau:
Gia đình Phật tử - tổ chức thanh thiếu nhi Phật giáo trước 1975 của Bạch
Thanh Bình (1994) đã khái quát được quá trình hình thành, phát triển, mục đích, tôn
chỉ và cơ cấu tổ chức của GĐPT từ khi thành lập cho đến nay và những tác động của

GĐPT với tư cách là một tổ chức đoàn thể tôn giáo, một hình thức giáo dục thanh
thiếu niên tín đồ Phật giáo. Song, khía cạnh ảnh hưởng một cách có chủ định của
giáo dục đạo đức Phật giáo trong công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo
qua GĐPT vẫn chưa được khai thác.
Đây gia đình của Võ Đình Cường (2001) là tập sách biên tập lại những bài
bút ký, bài phát biểu giáo huấn của huynh trưởng Võ Đình Cường trong các hội
thảo, hội nghị, trại huấn luyện... của GĐPT, đã làm rõ được mục đích, tôn chỉ,
phương hướng tu tập và hoạt động của GĐPT như là một mô hình tổ chức tu học của
Phật giáo để giáo dục, đào luyện thanh thiếu niên tín đồ thành những Phật tử chân
chính, góp phần xây dựng giáo đoàn và xã hội theo tinh thần Phật giáo.
Gia đình Phật tử và vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo
ở nước ta hiện nay (Qua khảo sát ở một số tỉnh miền Trung) của Lê Văn Đính (2004),
20


×