Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Vai trò của đạo đức phật giáo đối với giáo dục đạo đức thanh niên hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
_________________

VŨ MẠNH TUẤN

VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
__________________

VŨ MẠNH TUẤN

VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY

Luận văn Thạ

h

n n nh T


họ

Mã số: 60.22.03.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Lan

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đặng Thị Lan, là sự
nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện của bản thân trong đó có sự kế thừa kết quả
nghiên cứu của các tác giả đi trước với những trích dẫn và sử dụng trong giới
hạn cho phép.
Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Luận văn này chưa được công bố trên các phương tiện
thông tin, cũng không trùng với bất cứ luận văn nào tại thời điểm hiện tại.

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2019


ả l ận văn

Vũ Mạnh T ấn


LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc của tôi xin được dành gửi tới PGS.TS
Đặng Thị Lan - người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình làm luận văn, giúp tôi có thêm nhiều kiến thức về vấn đề vai trò của đạo
đức Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay cũng
như giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Triết học, trường
Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm
tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè
đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học
tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự cảm
thông và đóng góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và
những người quan tâm đến những vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


ả l ận văn

Vũ Mạnh T ấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN ....................................................................................................... 13
1.1. Đạo đức Phật giáo .................................................................................. 13
1.1.1. Đạo đức Phật giáo trong hệ tư tưởng Phật giáo .................................. 13
1.1.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo .............................................. 19

1.1.3. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và đặc điểm của đạo đức Phật
giáo Việt Nam .................................................................................................. 35
1.2. Khái quát về đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay và những nhân tố
á độn đ n đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay .................................... 40
1.2.1. Khái quát về đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay ............................... 40
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội
hiện nay ........................................................................................................... 47
Tiểu k

hƣơn 1 .......................................................................................... 56

CHƢƠNG 2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY: THỰC TRẠNG,
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 55
2.1. Thực trạng vai trò của đạo đức Phậ

áo đối với giáo dụ đạo đức

thanh niên Hà Nội hiện nay .......................................................................... 55
2.1.1. Đạo đức Phật giáo góp phần định hướng giá trị đạo đức nhân văn cho
thanh niên Hà Nội hiện nay ............................................................................ 55
2.1.2. Đạo đức Phật giáo góp phần giáo dục niềm tin, tình cảm và lý tưởng
đạo đức cho thanh niên Hà Nội hiện nay........................................................ 65
2.1.3. Đạo đức Phật giáo góp phần giáo dục nghĩa vụ và hành vi đạo đức
thanh niên Hà Nội hiện nay ............................................................................ 70


2.2. Vấn đề đặt ra và một số khuy n nghị nhằm phát huy vai trò của đạo
đức Phật giáo trong việc giáo dụ đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay . 77
2.2.1. Những vấn đề đặt ra .............................................................................. 77

2.2.2. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của đạo đức Phật giáo đối
với giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay ......................................... 81
Tiểu k

hƣơn 2 .......................................................................................... 89

KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thi t của đề tài
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI TCN và nhanh chóng
trở thành một tôn giáo lớn, được truyền sang nhiều nước trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên, Phật giáo đã được
các nhà sư Ấn Độ truyền đến nước ta, rồi sau đó là Phật giáo Đại thừa qua
con đường Trung Quốc du nhập vào. Trải qua gần 2000 năm đồng hành cùng
dân tộc, Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đạo đức và lối sống
của người Việt Nam. Đặc biệt, đạo đức Phật giáo được thể hiện với những nội
dung hết sức sâu sắc, giúp con người sống hướng thiện, luôn trau rồi, rèn
luyện nhân tâm của mình. Chính vì vậy, đạo đức Phật giáo đã có tác động rất
lớn đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam, nó hòa quyện với phong
tục, tập quán, lối sống, đạo đức truyền thống của dân tộc và từ đó trở thành
đạo đức Phật giáo Việt Nam với những đặc điểm hết sức riêng biệt. Cho đến
nay, đạo đức Phật giáo vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển và có vai trò
không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức của người dân Việt Nam trên mọi
vùng miền, đặc biệt là đối với thế hệ thanh niên và tiêu biểu là thanh niên thủ
đô Hà Nội.
Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trường,
đất nước ta đang có những bước chuyển mình quan trọng, đã đạt được những

thành tựu to lớn về kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao đời sống tinh thần
cho người dân. Người dân được hưởng thụ nhiều mô hình, hình thức giải trí
phong phú. Nhiều trung tâm thương mại mọc lên, nhiều phương tiện truyền
thông như internet, điện thoại, truyền hình... xuất hiện nhằm đáp ứng những
nhu cầu ngày càng cao của người dân, trong đó phải kể đến đối tượng thanh
niên. Tuy nhiên, đi cùng với những sự phát triển vượt bậc về kinh tế thì chúng
1


ta cũng đang phải đối mặt với những vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống của
một bộ phận thanh niên Hà Nội. Một số thanh niên bị cuốn vào vòng xoáy lợi
nhuận của nền kinh tế thị trường, lối sống nhanh, sống gấp trở nên phổ biến.
Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã bị mai một và đảo
lộn. Một bộ phận không nhỏ thanh niên coi trọng các giá trị vật chất và đôi
khi bị chính giá trị của đồng tiền chi phối. Nhân cách của con người bị xem
thường và thậm chí nó trở nên thấp hơn giá trị đồng tiền. Ngày càng xuất hiện
nhiều vụ trọng án như giết người, cướp của, ma túy, mại dâm,... Mặt trái của
nền kinh tế thị trường đã và đang tác động trực tiếp đến đạo đức, lối sống của
thanh niên cả nước nói chung và thanh niên Hà Nội nói riêng.
Trước tình hình đó, chúng ta phải kịp thời khắc phục những tác động
tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến đạo đức của thanh niên Hà Nội hiện
nay. Có nhiều cách thức và phương pháp để khắc phục hạn chế này. Một
trong những phương thức đó là chúng ta có thể khai thác nhiều hơn nữa
những giá trị đạo đức, tâm linh của các tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo với
những tư tưởng đạo đức phong phú và sâu sắc, phù hợp với đạo đức truyền
thống của người Việt Nam.
Đạo đức Phật giáo là một hệ thống những quan điểm, những giá trị,
chuẩn mực đạo đức của Phật giáo. Nói đến đạo đức Phật giáo là nói đến
những điều tốt đẹp mà Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam đã đem lại cho
xã hội Việt Nam, con người Việt Nam, góp phần vào cuộc sống hòa bình,

hạnh phúc, nhân ái, bao dung của con người Việt Nam từ truyền thống đến
hiện tại. Đạo đức Phật giáo với nhiều quy phạm, chuẩn mực, giá trị đã được
người Việt Nam tiếp thu, dựa trên cơ tầng văn hóa của mình để lựa chọn,
nâng cao và sử dụng ở các mức độ và phương diện khác nhau, góp phần hình
thành nên những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội của người Việt Nam và
đặc biệt là của thanh niên Thủ đô Hà Nội.

2


Đất nước ta từ khi mở cửa, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng nền
kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu quan trọng cho sự phát triển đất
nước, kinh tế thị trường mặt khác cũng làm xuất hiện những hạn chế trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, mà đặc biệt là sự suy thoái đạo đức
xã hội. Chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, tuyệt đối hóa vai trò của đồng
tiền, con người trở nên sống gấp, xa rời lý tưởng cách mạng đang làm tha hóa
đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong xã hội. Thực trạng nói trên
đang đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng nền đạo đức xã hội mới cho con người
Việt Nam hiện nay. Điều này vừa nằm trong chiến lược phát triển con người
phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vừa góp phần ngăn chặn sự suy
thoái của đạo đức xã hội.
Vì những lý do này, tôi chọn đề tài “Vai trò của đạo đức Phật giáo
đối với giáo dục đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay” cho luận văn thạc sĩ
của mình với mong muốn, kỳ vọng nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trò của đạo
đức Phật giáo đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Hà Nội hiện nay.
2.

Tình hình nghiên cứ đề tài

Để đáp ứng đúng mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra, luận văn đi

vào tổng quan tình hình nghiên cứu theo hai hướng chính:
2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo và đạo đức Phật giáo
Đạo Phật là tôn giáo đã có quá trình tồn tại cùng dân tộc gần 2000
năm. Nghiên cứu đạo Phật từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và
giới lý luận. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về đạo Phật nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng. Dưới đây là một
số công trình tiêu biểu.
Cuốn Đạo đức học Phật giáo do Hòa thượng, Tiến sĩ Thích Minh
Châu chủ biên, được Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành với nhiều
bài tham luận của nhiều tác giả khác nhau. Trong nội dung của cuốn sách này,
3


các tác giả đã nêu lên những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức học Phật giáo,
phân tích để cắt nghĩa rõ thêm nội dung của chúng như giới, hạnh, nguyện,
thiện, ác. Tuy trong cuốn sách này, các bài viết chưa được sắp xếp, hệ thống
hóa về nội dung như một tác phẩm thuần nhất nhưng cũng phản ánh được
những nét cơ bản của đạo đức Phật giáo, góp phần quan trọng vào việc bảo
tồn và phát huy đạo đức truyền thống của dân tộc trong bối cảnh giao lưu văn
hóa với các nước khác trên thế giới.
Năm 1996, cuốn Tinh thần và nét đặc sắc của Phật giáo của tác giả
Lâm Thế Mẫn do Linh Chi dịch ra tiếng Việt, đã được Nhà xuất bản Mũi Cà
Mau ấn hành. Bằng cách diễn đạt súc tích, dễ hiểu và hấp dẫn, tác giả đem
đến cho người đọc sự hiểu biết về đạo đức Phật giáo. Đặc biệt tác giả đã chỉ
ra điểm ưu việt trong quan niệm đạo đức Phật giáo, giúp cho người đọc có
được nhận thức đúng đắn, chính xác về đạo đức Phật giáo, từ đó tích cực hành
theo, làm trong sạch nhân tâm của xã hội.
Trong cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, Nhà
xuất bản Văn học Hà Nội ấn hành năm 1994 đã đề cập đến các giai đoạn du
nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc

dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do Nguyễn Tài Thư (chủ biên) Nxb KHXH,
Hà Nội 1998 các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của
Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái
Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị
trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Năm 2008, Nhà xuất bản Tôn giáo đã xuất bản cuốn “Phật giáo nhập
thế và phát triển”, trong đó đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các
trí thức Phật giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển,
Phật giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất
4


nước, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với các vấn nạn giao thông,
Phật giáo với đời sống tâm linh, Phật giáo với hoạt động từ thiện nhân đạo…
Năm 2002, tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã cho ra đời cuốn “Đại cương
triết học Phật giáo Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội; cuốn sách với nội dung
bàn đến Phật giáo từ giai đoạn du nhập đến hết thời Trần. Tác giả cho rằng
Triết học Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là Triết học Phật giáo. Với
mục đích cứu con người thoát khổ, nhìn vẻ ngoài, Phật giáo chủ yếu bàn về
nhân sinh. Nhưng để cho quan niệm nhân sinh này tồn tại một cách vững chãi
phải dựa trên một cơ sở triết học, một nền tảng lý luận vô cùng sâu sắc. Từ
chỗ bàn về thế giới quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo nguyên thuỷ,
tác giả bàn về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo Việt Nam, sự độc
đáo và sáng tạo của Phật giáo Việt Nam.
Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội đã xuất bản cuốn “Sức mạnh của
Đạo Phật” năm 2008 của tác giả Jean – Claude Carriere, người dịch là
Nguyễn Tiến Lộ. Tác giả của cuốn sách đã đề cập đến những mảng đề tài,
những câu chuyện dẫn giải gần gũi, giản dị, khúc chiết và thực tiễn về Phật

giáo. Tác giả đã đề cập đến một thực tế hiện nay là khi con người tham vọng,
chạy đua, vươn tới những đỉnh cao danh vọng và giàu có vật chất, thì đời
sống tâm linh, cái Đạo, cái Tâm, cái Thiện trong mỗi con người có khi bị thu
nhỏ lại, nhường chỗ cho những băn khoăn, trăn trở, lo toan, cho những ham
muốn bất tận của cuộc sống.
Tạ Chí Hồng với bài viết Góp phần tìm hiểu khái niệm và quan điểm
về Nghiệp của Phật giáo đăng trong tạp chí Triết học, số 2 năm 2000. Tuy
vấn đề chủ đạo mà tác giả đề cập đến không phải là đạo đức Phật giáo nhưng
trong bài viết của mình, tác giả đã bàn đến một số phạm trù của đạo đức Phật
giáo như Nghiệp báo, nhân quả. Bài viết vẫn là tài liệu tham khảo quan trọng
cho luận văn trong việc đưa ra nội dung của một số phạm trù đạo đức Phật giáo.
5


2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức người Việt Nam nói chung và thanh niên Hà Nội
nói riêng
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thanh niên nói chung và đạo đức
thanh niên nói riêng đã được đề cập khá nhiều. Tiêu biểu như Nhóm tác phẩm
lý luận của chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và các tác phẩm
của một số cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đây là một trong những
nhóm tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp thông tin về đường lối, chính
sách đối với thanh niên của Đảng và Nhà nước. Trong số các tác phẩm của
Hồ Chí Minh, quan trọng nhất là các cuốn Sửa đổi lối làm việc, Bàn về đạo
đức cách mạng, Về giáo dục thanh niên, một số bài viết và nói của Người về
thanh niên và lối sống mới.
Bên cạnh đó còn có các bộ lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí
Minh được công bố gần đây như: Lịch sử đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và phong trào thanh niên Việt Nam (2001) và 40 năm thanh niên xung
phong (1990) của tập thể tác giả do Văn Tùng chủ biên; Lịch sử Hội liên hiệp

thanh niên Việt Nam do Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam xuất bản năm
2004, và trước đó là: Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành
phố Hà Nội của Thành đoàn Hà Nội (1986); Giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới của Đoàn Đình Nghiệp...
Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu tiếp cận các vấn đề thanh niên, phong
trào thanh niên, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên
hiệp Thanh Niên, Hội Sinh viên Việt Nam dưới góc độ lịch sử học hoặc giáo
dục lý tưởng chính trị đối với thanh niên mà chưa đi sâu khảo sát, phân tích
về thực trạng ý thức đạo đức, hành vi đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện
nay. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quý báu đối với
đề tài, bởi dù là phương diện nào cũng có truyền thống, và chính sự tiếp thu
những truyền thống quý báu của cha ông ta để lại, của thế hệ thanh niên trong
6


suốt quá trình lịch sử chính là tiền đề vững chắc hình thành nên ý thức đạo
đức và hành vi đạo đức của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay nói chung và
thanh niên Hà Nội nói riêng.
Năm 1988, cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ
biên, được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội ấn hành. Trong công trình
nghiên cứu này, Nguyễn Tài Thư đã vẽ ra một bức tranh tổng thể về những
đóng góp của Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng đối với công
cuộc dựng nước, giữ nước, quá trình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc đồng thời góp phần xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần phong phú
cho người dân. Tác giả cho rằng "Nhiều người Việt Nam đã tự nguyện đến
với đạo Phật, đã lấy các nguyên lí từ bi, luân hồi, quả báo của Phật để tu luyện
mình và giúp đỡ người" [71;125].
Năm 2006, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn
sách Đạo đức Phật giáo và đạo đức con người Việt Nam của tác giả Đặng
Thị Lan. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày một số vấn đề của đạo đức

Phật giáo như từ bi, ngũ giới, nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, lục độ. Từ
những lí luận nền tảng đó, tác giả đi sâu phân tích ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức truyền thống Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng nhập thế
của Phật giáo trong hai triều đại Lý - Trần. Tinh thần Từ bi hỷ xả của Phật
giáo hòa quyện với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đây được coi là điều kiện
để Phật giáo tồn tại lâu dài ở Việt Nam. Từ những phân tích hết sức sâu sắc
về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện
đạo đức con người Việt Nam. Có thể nói, đây là cuốn sách có khá nhiều tài
liệu liên quan, phục vụ trong quá trình hoàn thiện đề tài của luận văn.
Bài viết Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người ở Việt Nam
hiện nay của Nguyễn Tài Thư đăng trên tạp chí Triết học số 4, năm 1993 cho
7


rằng, nhìn vào đời sống văn hóa và tinh thần của xã hội Việt Nam trong
những năm qua, thấy hiện tượng Phật giáo đang được phục hồi và phát triển.
Những hiện tượng đó đã liên tục tác động đến con người ngày nay, trên thực
tế đã góp phần tạo nên nhân cách của một bộ phận con người Việt Nam hiện
nay: làm từ thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, bố thí...
Năm 2004, Tạ Chí Hồng đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết
học về đề tài Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của
xã hội Việt nam hiện nay , tác giả đã phân tích một cách khá hệ thống về đạo
đức Phật giáo và đưa ra một số nhận định khách quan về ảnh hưởng tích cực
cũng như một số hạn chế của đạo đức Phật giáo đối với con người Việt Nam
hiện đại. Tuy nhiên, sự phân tích và nhận định của tác giả mới chỉ dừng ở
mức khái quát chung, phản ánh được ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong
đời sống đạo đức xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước năm 2004.
Năm 2012, tác giả Ngô Văn Trân đã bảo vệ thành công luận án

Tiến sĩ “Đạo đức Phật giáo với công tác giáo dục thanh thiếu niên tín đồ
Phật giáo Thừa Thiên Huế hiện nay” tại Học viện KHXH Việt Nam, đã đề
cập khá sâu về đạo đức Phật giáo, chỉ ra nhân sinh quan tiến bộ và độc đáo
của đạo đức Phật giáo. Đồng thời, luận án giới thiệu mô hình “Gia đình Phật
tử” - một mô hình giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo tại Huế, các chủ
thể khác tham gia giáo dục thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo Huế và những
giải pháp nhằm phát huy đạo đức Phật giáo thông qua gia đình Phật tử trong
công tác giáo dục thanh thiếu niên Phật tử ở Huế. Nhìn chung, luận án có
những điểm độc đáo khi khai thác tác động của Phật giáo Huế đến thế hệ trẻ,
song mới dừng lại khảo sát các tín đồ Phật giáo Huế mà chưa nghiên cứu rộng
đến thanh thiếu niên Việt Nam nói chung.
Năm 2011, Ngô Thị Lan Anh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết
học Ảnh hưởng của Tâm trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta
hiện nay . Tác giả cho rằng, khái niệm Tâm trong Phật giáo vô cùng rộng và
8


có nhiều khía cạnh, cấp độ, trình độ. Song có thể khái quát khái niệm "Tâm"
trong Phật giáo theo hai cấp độ: 1. Tâm là ý thức, là ý chí, tình cảm, sự hiểu
biết, là mặt tinh thần chủ quan trong con người, mang tính hướng thiện. 2
"Tâm" là bản thể, là thực tướng, là chân tâm. Trong phạm vi nghiên cứu của
Luận án, tác giả đã nghiên cứu ở cấp độ thứ nhất của "Tâm". Từ đó, phân tích
ảnh hưởng của "Tâm" trong Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở nước ta hiện
nay. Từ những vấn đề đặt ra, tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm phát huy
những giá trị tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cựu của "Tâm" trong
Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở xã hội Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó luận văn còn kế thừa một số tài liệu như: Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1975), Việt Nam Phật giáo sử luận
(1992), Có một nền đạo lý ở Việt Nam (1996), Đại cương triết học Phật giáo
(1996), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (1998), Phật học cương yếu (2003), Văn

hóa Phật giáo (2008), Văn hóa đạo đức - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
(2004), Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt
Nam (2004), Văn hóa Phật giáo (2008), Văn hóa đạo đức - Mấy vấn đề lý
luận và thực tiễn (2004).
Các công trình trên đều bàn nhiều đến đạo đức Phật giáo và vai trò của
đạo đức Phật giáo đối với đạo đức của người Việt Nam từ quá khứ cho đến
hiện tại. Tuy nhiên, bàn đến vai trò của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức
thanh niên Hà Nội hiện nay thì các công trình còn là khoảng trống. Trong
những năm gần đây, đời sống tinh thần của người dân nói chung và thanh
niên thủ đô Hà Nội nói riêng cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, tình
hình tôn giáo trên địa bàn, nhất là đối với các tôn giáo lớn như đạo Phật có
nhiều biến chuyển theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy,
cần phải có những nghiên cứu khái quát ở tầm triết học để khảo sát một cách
khách quan, toàn diện thực trạng vai trò của tôn giáo này đối với giáo dục đạo
đức của thanh niên trên địa bàn Hà Nội.
9


3. Mụ đí h v nh ệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về đạo đức Phật
giáo và giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội, luận văn phân tích thực trạng vai
trò của đạo đức Phật giáo đối với giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay,
từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của đạo đức Phật giáo
đối với giáo dục đạo đức của thanh niên Hà Nội trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và khái quát về thanh
niên Hà Nội, giáo dục đạo đức của thanh niên Hà Nội, các yếu tố tác động
đến giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội hiện nay.
- Phân tích thực trạng vai trò cơ bản của đạo đức Phật giáo đối với

giáo dục đạo đức của thanh niên Hà Nội hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Nêu một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của đạo đức Phật
giáo đối với giáo dục đạo đức của thanh niên Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đố ƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vai trò của đạo đức Phật giáo đối với giáo dục
đạo đức thanh niên ở Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu chỉ ra vai trò của đạo đức Phật giáo đến
một số khía cạnh của đạo đức, cụ thể là niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức, lý
tưởng đạo đức; nghĩa vụ và hành vi đạo đức của thanh niên Hà Nội hiện nay.
- Về thời gian: luận văn giới hạn từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay,
đặc biệt là từ năm 1990, Bộ Chính trị ra nghị quyết "Tăng cường công tác tôn
10


giáo trong tình hình mới" (gọi tắt là Nghị quyết số 24). Nghị quyết này đề ra
những quan điểm về công tác tôn giáo phù hợp với tình hình đất nước đang
bước vào giai đoạn đầu của công tác đổi mới.
5. Cơ ở lý luận v phƣơn pháp n h n ứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vận dụng, tiếp thu những giá trị văn hóa, đạo
đức trong tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình đi
trước có liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp

nghiên cứu của Triết học như: phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy
nạp, logic, lịch sử, đối chiếu, so sánh… Bên cạnh đó, luận văn còn kết hợp các
phương pháp nghiên cứu liên ngành như tôn giáo học, văn hóa học, dân tộc học…
6. Ý n h a lý l ận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức Phật
giáo, vị trí của đạo đức Phật giáo trong hệ tư tưởng Phật giáo.
- Luận văn làm rõ những vai trò cơ bản của đạo đức Phật giáo đối với
giáo dục đạo đức thanh niên Hà Nội từ 1986 đến nay.
- Luận văn nêu một số khuyến nghị chủ yếu nhằm phát huy vai trò của
đạo đức Phật giáo đến đạo đức của thanh niên Hà Nội trong thời gian tới.

11


* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành Triết học, Tôn giáo học và những ai
quan tâm vấn đề này.
7. K t cấu của luận văn
Ngoài Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 02 chương, 04 tiết.

12


CHƢƠNG 1
VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
THANH NIÊN HÀ NỘI HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Đạo đức Phật giáo

1.1.1. Đạo đức Phật giáo trong hệ tư tưởng Phật giáo
* Khái niệm đạo đức, đạo đức Phật giáo
Trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại đã có rất nhiều những quan
niệm khác nhau về đạo đức. Theo triết học cổ đại phương Tây, điển hình là
tiếng Hy Lạp cổ ETHOS là luân lý, là thói quen, là phong tục tập quán, thông
qua đó mà điều chỉnh những hành vi của con người.
Trong triết học cổ đại phương Đông, tiêu biểu là Nho giáo thì đạo đức
được lý giải ở “cương thường” hay “luân thường đạo lý”. Đạo ở đây là chỉ
mối quan hệ nhằm duy trì một trật tự từ gia đình đến xã hội. Đó là mối quan
hệ Ngũ luân gồm: vua – tôi, cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh – em và bạn bè.
Trong năm mối quan hệ trên có ba mối quan hệ (vua – tôi, cha mẹ – con cái
và vợ – chồng) là ba mối quan hệ bắt buộc hay phục tùng, được gọi là “tam
cương”. Đức là những quy định, những yêu cầu phải thực hiện cho đúng trách
nhiệm của mỗi giới, mỗi người. Người phụ nữ trong xã hội theo Nho giáo
phải thực hiện tứ đức: công – dung – ngôn – hạnh. Tuy nhiên ở những quốc
gia có ảnh hưởng của Nho giáo cũng có sự khác nhau trong những chuẩn mực
đạo đức, ví dụ như: Ở Trung Quốc chuẩn mực đạo đức bao gồm những phẩm
chất như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ở Nhật Bản lại có những phẩm chất khác
biệt một chút đó là Trung, Lễ, Dũng, Tín, Kiệm…
Khi nói về sự phong phú của quan niệm về đạo đức không thể không
nhắc đến quan niệm của các học giả Việt Nam. Các tác giả khác nhau cho
những ý kiến tuy là khác nhau nhưng cũng có những điểm khá thống nhất về
vấn đề này. Chẳng hạn:
13


Trong Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997, khẳng định
“đạo đức” theo hai nghĩa:
1. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy
định hành vi, quan hệ của con người với nhau và với xã hội

2. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu
chuẩn đạo đức mà có”.
Huỳnh Khái Vinh viết: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao
gồm: những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự
tiến bộ xã hội, trong quan hệ người – người” [81;44].
Tác giả Nguyễn Đăng Huy cho rằng: “Đạo đức là một quan hệ xã hội
có quy tắc, có chuẩn mực, có đánh giá, có giá trị, nhưng không ghi thành văn
bản pháp luật mà thông thường là nếp sống, phong tục, tập quán do một cộng
đồng nhất định tạo thành khi sống chung với nhau. Các quan hệ đạo đức trong
xã hội thường được điều chỉnh bằng dư luận xã hội” [13;11].
Tác giả Vũ Trọng Dung lại cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý
thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau
và quan hệ với xã hội. Chúng thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh dư luận” [12;8].
Trong cuốn Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam của
tác giả Đặng Thị Lan, tác giả cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội đặc thù, một phương thức điều chỉnh hành vi của con người trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hệ thống những giá trị, nguyên tắc,
chuẩn mực biểu thị sự quan tâm tự nguyện, tự giác của con người với con
người, con người với xã hội” [41;11–12]. Đạo đức là những nguyên tắc,
những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình thái kinh tế - xã hội nhất
14


định, được hình thành từ những điều kiện vật chất của xã hội. Đạo đức là một
hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân
cuộc sống của con người. Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã
hội, một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách

sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi
ích của cộng đồng xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những quan niệm độc đáo và sâu sắc
về đạo đức. Người cho rằng: đạo đức là gốc của người cánh mạng; đạo đức là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Quan điểm đạo đức của Hồ Chí
Minh bao quát các mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội. Các phẩm
chất đạo đức của người cách mạng cũng là những phẩm chất đạo đức cơ bản
của con người. Đó là trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người,
sống có tình, có nghĩa, có tinh thần quốc tế trong sáng, trau dồi kinh nghiệm,
thật thà, liêm, chính., chí công vô tư.
Đối tượng của đạo đức là do tồn tại xã hội quy định. Tồn tại xã hội
luôn vận động và phát triển, do vậy đòi hỏi đạo đức cũng luôn phải vận
động và phát triển sao cho phù hợp với tình hình mới. Đạo đức thay đổi
khi tồn tại xã hội thay đổi, nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối, sự tác
động qua lại giữa những hình thái ý thức xã hội khác như văn học, nghệ
thuật, pháp luật, tôn giáo…
Nền đạo đức hiện nay là nền đạo đức mới. Một nền đạo đức lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm hệ tư tưởng. Nền đạo đức
mới bao gồm những nội dung như: công dân sống tuân thủ theo pháp luật,
sống vì mọi người, tích cực lao động sản xuất, có tinh thần yêu nước, đoàn
kết, tương thân, tương ái, hướng về cội nguồn dân tộc, làm việc thiện, giữ gìn
đạo lý của dân tộc….

15


Đạo đức là một phạm trù không bao giờ tồn tại độc lập mà còn tồn tại
trong những quan hệ xã hội xác định và cụ thể. Đạo đức con người có tính hai
mặt mà người nghiên cứu gọi là hai mặt thiện và ác. Lịch sử loài người từ
trước đến nay xét về mặt đạo đức là lịch sử đấu tranh không ngừng giữa thiện

và ác, giữa cái tốt và cái xấu. Con người trong cuộc sống của mình, không có
việc gì, hoạt động gì tách rời đạo đức. Đạo đức đi theo mỗi con người cũng
như nhân loại như một yếu tố căn bản trong bản chất con người trong suốt
hành trình lịch sử của mình.Đạo đức được xem là một hình thái ý thức xã hội
do tồn tại xã hội quy định. Một khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng
thay đổi theo.
Cấu trúc đạo đức bao gồm: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan
hệ đạo đức. Ý thức đạo đức lại chia ra thành tri thức đạo đức, niềm tin đạo
đức, tình cảm đạo đức và lý tưởng đạo đức; nó là sự thể hiện thái độ nhận
thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống
chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; qua đó giúp con
người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện
những nghĩa vụ đạo đức. Tình cảm đạo đức thể hiện cảm xúc của con người
trước hiện tượng đạo đức, tri thức đạo đức giúp con người lựa chọn cái gì nên
làm và cái gì không nên làm; lý tưởng đạo đức quyết định phương hướng,
mục đích hoạt động của con người và ý thức đạo đức là sức mạnh tinh thần
giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại để thực hiện hành vi đạo đức.
Hành vi đạo đức là những cử chỉ, những việc làm của con người trong các
mối quan hệ xã hội phù hợp với ý thức đạo đức, với các chuẩn mực và các giá
trị đạo đức. Đạo đức bao giờ cũng phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội.
Cơ chế vận hành của đạo đức được hình thành trên cơ sở liên hệ và tác động lẫn
nhau của những yếu tố hợp thành đạo đức. Cấu trúc đạo đức được phân tích và
xem xét dưới nhiều góc độ. Chẳng hạn, xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý
thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nếu xét trong mối quan hệ giữa người với
16


người thì nhìn ra quan hệ đạo đức. Nếu xét theo quan điểm về mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng, cái phổ biến cái đặc thù và cái đơn nhất thì đạo đức được
tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.

Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những
hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người với con người, con người với
xã hội và con người với tự nhiên. Nó được thực hiện bởi niềm tin, truyền
thống và thông qua dư luận xã hội.
Tôn giáo là một hiện tượng đã xuất hiện từ rất sớm và còn tồn tại lâu
dài trong lịch sử xã hội loài người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn
giáo đã có tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội và đạo đức là một trong
những lĩnh vực chịu nhiều sự tác động đó. Khi nghiên cứu về tôn giáo, đã có
ý kiến cho rằng tôn giáo không có đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự
vay mượn đạo đức chung của nhân loại.
Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự tồn tại lịch sử của các tôn
giáo, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định rằng, tôn giáo có đạo đức riêng,
đạo đức tôn giáo là những lời khuyên răn về đức tin vào thần thánh và những
lời khuyên răn về cách ứng xử giữa con người với con người. Những lời
khuyên răn này tạo thành hệ thống những quy phạm, chuẩn mực đạo đức mà
các tín đồ tôn giáo phải tuân thủ.
Theo tác giả Đặng Thị Lan, "Đạo đức tôn giáo là toàn bộ những quan
niệm, những quy tắc đạo đức được thể hiện trong các giáo lý tôn giáo (đặc
biệt thông qua những điều răn cấm" nhằm điều chỉnh hành vi của con người
theo thế giới quan và nhân sinh quan tôn giáo" [41;9].
Từ những luận điểm trên, có thể rút ra khái niệm đạo đức Phật giáo:
Đạo đức phật giáo là toàn bộ những quan niệm, giá trị, những quy tắc đạo
đức được thể hiện trong các giáo lý Phật giáo (đặc biệt trong các điều răn

17


cấm) nhằm điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với lợi ích, hạnh
phúc của mình và xã hội theo thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo.
*Vị


trí của tư tưởng đạo đức trong hệ tư tưởng Phật giáo

Hơn 2500 năm ra đời và phát triển, Phật giáo đã để lại cho nền văn
minh nhân loại một hệ thống giáo lý đồ sộ bao gồm nhiều tư tưởng về tôn
giáo, triết học, chính trị, mỹ học, văn hóa... Trong giáo lý Phật giáo, vai trò
của đạo đức là quan trọng nhất bởi vì nó là phương tiện cụ thể nhất để con
người có thể thực sự thoát khỏi tất cả mọi thứ ràng buộc, nói chung là thoát
khỏi cái khổ. Do vậy, dù có một hệ thống giáo lý đồ sộ, nhưng Phật giáo
không chỉ dừng lại ở lý luận mà còn cần thực hành để tự giải thoát.
Đạo đức Phật giáo là trung tâm, chiếm vị trí số một, đóng vai trò quyết
định trong tư tưởng Phật giáo. Nếu thâu tóm thì đạo đức Phật giáo dựa trên
các phương tiện chủ yếu và cụ thể trong sự nghiệp giải thoát. Đó là Giới,
Định, Tuệ. Chúng được soi sáng bởi lý Duyên khởi, Tứ đế, Nhân quả, luân
hồi, vô thường, vô ngã...Trong đó, đạo đức nằm chủ yếu ở Giới. Tuy nhiên,
Định và Tuệ cũng góp phần vào việc tạo nên nội dung của đạo đức Phật giáo.
Nhờ có trí tuệ người ta mới biết phân biệt thiện, ác, hạnh phúc, bất hạnh, biết
điều hay, lẽ phải.
Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ đến đời sống tinh thần nhân loại nói chung và đời sống tinh thần người
dân Việt Nam nói riêng. Có thể hiểu, đạo đức Phật giáo một cách ngắn gọn
là "sự nghiệp tu hành của chúng sinh theo pháp Phật để tự giải thoát”
[31;12]. Tuy nhiên, đạo đức Phật giáo không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ
giữa người và người. Theo thuyết Nghiệp và vòng luân hồi sinh tử, Phật giáo
cho rằng, ngoài con người, ngay chúng sinh ở dưới cõi người như súc sinh
chẳng hạn, chúng cũng biết, nhưng chỉ vì trí căn của chúng chậm lụt, vô
minh nhiều hơn người mà thôi.
18



Tóm lại, đạo đức là vị trí không thể thiếu được của đạo đức Phật giáo
trong tư tưởng Phật giáo và điều này được thể hiện rõ trong nội dung cũng
như đặc điểm của đạo đức Phật giáo.
1.1.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo
Phật giáo bao gồm một hệ thống tư tưởng về đạo đức rất rộng lớn,
song trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi khảo cứu một số những tư
tưởng căn bản sau đây:
*Thứ nhất: Giá trị đạo đức cơ bản của Phật giáo: Từ, bi, hỷ, xả
Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đấu tranh
cho sự tự do, bình đẳng. Phật cho rằng, Phật giáo là dành cho tất cả mọi
người. Phật giáo quan niệm bình đẳng là bình đẳng cho mọi giai cấp, không
phân biệt tuổi tác, kẻ sang, người hèn, kẻ oán, người thân, không phân biệt
nam nữ. Bình đẳng trong đạo Phật chính là sự bình đẳng trong nghiệp báo,
luân hồi. Những kẻ ác phải chịu tội cho những việc làm ác của mình, người
làm việc thiện sẽ được phúc lộc không kể người cao người thấp, người giàu
người nghèo. Những tư tưởng về bình đẳng của Phật giáo so với Nho giáo có
một bước tiến bộ hơn rất nhiều.
Mẫu người lý tưởng trong Phật giáo là con người có nhân cách đạo
đức lớn với những phẩm chất mang tính đặc thù như Từ bi, Hỷ xả, Vô ngã, Vị
tha. Mẫu người lý tưởng mà Phật giáo nói tới đó là con người thoát khỏi cuộc
sống vị kỷ, hẹp hòi, bon chen, đố kỵ. Đó phải là những con người có lòng
nhân ái bao la, yêu thương mọi người, thông cảm sâu sắc với những nỗi đau
của người khác, thành thực chia vui với người khác và coi đó là những nỗi
đau, niềm vui của mình. Làm tất cả mọi việc cho người khác mà không hề
tính toán thiệt hơn, không mong được đối đáp, không màng danh lợi, danh
vọng. Đồng thời đó là những con người đã chứng giác, nắm bắt được chân lý,
đạt đến Niết Bàn (tức giải thoát), vượt qua quy luật Luân hồi, sinh tử.
19



×