Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Độc quyền của Microsoft về hệ điều hành – Bài học và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.23 KB, 25 trang )

Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cả thế giới đang có xu hướng nói đến toàn cầu hóa nhiều hơn. Toàn cầu
hóa đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu không chỉ của riêng mỗi quốc gia
mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn thế giới.Toàn cầu hóa làm cho thế giới
trở thành ngôi nhà chung, các nước xích lại gần nhau hơn nhằm tận dụng lợi thế
của mình.
Và các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ra đời, nó là sản phẩm của quá trình
quốc tế hoá và là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất trong điều kiện lực
lượng sản xuất quốc tế hoá sâu rộng, các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia ngày
càng gia tăng cả về chất lượng và số lượng .Ngày nay, hoạt động của các tổ chức
độc quyền xuyên quốc gia đã thấm sâu vào các lĩnh vực kinh tế và có ảnh hưởng
sâu sắc về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoa. Ngoài ra, các tổ chức độc
quyền xuyên quốc gia còn thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế và làm
cho các hoạt động thông tin, tài chính, và ngân hàng ngày càng sôi động hơn.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh toàn cầu của các tổ chức độc quyền xuyên quốc
gia cũng làm tăng nhân tố không ổn định của nền kinh tế thế giới.Để hiểu rõ hơn
về vấn đề này, chúng em xin chọn đề tài :
Độc quyền của Microsoft về hệ điều hành – Bài học và giải pháp
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều thiếu
sót.Chúng em hi vọng nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!!

Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page1


Tiểu luận kinh tế công cộng


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

I. MICROSOFT VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWN
1.
Bill Gates và Microsoft
Ba mươi năm có lẽ là khoảng thời gian đủ để xây dựng một công ty thành
công, song để xây dựng một đế chế hùng mạnh thì tưởng như là không thể. Ấy thế
mà toàn thế giới đang chứng kiến và ngưỡng mộ điều không thể đó với cái tên
Microsoft.
Khởi nghiệp từ năm 1975, Microsoft được thành lập bởi sự cộng tác của hai
người bạn là Bill Gates và Paul Allen với mục tiêu là hướng Tập đoàn tới thống trị
nền công nghiệp phần mềm.Trong hơn 30 năm, dưới bàn tay chèo lái của chủ tịch
Bill Gates, Microsoft đã đi từ hết thành công này đến thành công khác, trong đó
mỗi thành tựu đều ghi lại dấu mốc trong lịch sử ngành máy tính hiện đại.
Năm 1975, khi Gates vẫn đang theo học Harvard, hai người đã đặt mua ngôn
ngữ lập trình BASIC với MITS, công ty sớm phát hành chiếc máy tính cá nhân
Altair 8800 sử dụng ngôn ngữ lập trình này. Sau đó, MITS đồng ý sử dụng ngôn
ngữ hai người đã tiếp tục phát triển.Gates và Allen bắt đầu khởi nghiệp với MicroSoft và đăng ký thương hiệu “Microsoft” một năm sau đó.Sau 4 năm làm việc,
Gates và Allen đã bắt đầu sản xuất hệ điều hành MS-DOS của mình cho IBM,
nhưng bán lẻ bản quyền sử dụng chương trình cho một số công ty khác. Lợi nhuận
của Microsoft tăng vọt nhanh chóng và vượt ngưỡng 140 triệu USD vào năm 1985.
Năm 1986, Microsoft đã phát triển đội ngũ nhân viên lên tới 1.200 người và
doanh thu đạt tới 197 triệu USD, trở thành Tập đoàn thương mại lớn và Bill Gates
trở thành nhà tỷ phú trẻ tuổi nhất trên thế giới. Trong năm thứ 3 và lần thay đổi bản
doanh cuối cùng, Microsoft chuyển từ Bellevue, Washington tới Redmond, ngoại ô

Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page2



Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

Seattle. Ngày 13/3/1986 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Microsoft khi công
ty mở cửa.Giá cổ phiến tăng từ 21 lên 28 USD ngay trong ngày đầu tiên.
Năm 1988, tên tuổi của Microsoft đã được cả thế giới biết đến. Đây là Tập
đoàn phần mềm đầu tiên trên thế giới đạt được doanh thu hàng năm hàng trăm
triệu USD, Bill Gates đã trở thành người giầu nhất nước Mỹ.
Năm 1991, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ tiến hành điều tra Microsoft sau
khi nhận được đơn kiện hãng này độc quyền lũng đoạn thị trường hệ điều hành PC.
Song cuộc điều tra kết thúc 2 năm sau đó mà không có bất cứ kết luận hay phán
quyết chính thức nào.Năm 1994, Microsoft dàn xếp thành công các cuộc điều tra
chống độc quyền tại cả Mỹ lẫn châu Âu. Hãng đồng ý thay đổi điều khoản hợp
đồng với các hãng sản xuất PC theo hướng nhân nhượng và thông thoáng
hơn.Trong năm 1995, Microsoftcho ra mắt phiên bản Microsoft 95 và trình duyệt
Internet Explorer phiên bản 2.0.
Nhưng đến năm 1997, Bộ Tư pháp Mỹ kiện Microsoft vì tội vi phạm thỏa
thuận dàn xếp năm 1994, khi yêu cầu các hãng sản xuất máy tính phải sử dụng
trình duyệt IE như một điều kiện bắt buộc, nếu muốn cài đặt hệ điều hành
Windows. Trong những năm tiếp theo, Bill Gates và Microsoft liên tục gặp rắc rối
với pháp luật không chỉ ở Mỹ về vấn đề bản quyền. Cho đến năm 2001, Microsoft
và Bộ Tư Pháp Mỹ lại đạt được thỏa thuận tạm thời để dàn xếp vụ kiện chống độc
quyền thì tiếp theo những năm sau đó, người khổng lồ Microsoft tiếp tục vướng
vào những rắc rối với Ủy ban Châu Âu về vấn đề này.Sự thật là, vấn đề độc quyền
của Microsoft đã khiến ông chủ Bill Gates nếm đủ những thăng trầm.
Sau 5 năm bị điều tra chống độc quyền, Ủy ban châu Âu đã phạt Microsoft số
tiền 414 triệu euro và ra lệnh cho hãng phải phát triển một phiên bản Windows
không có phần mềm chơi nhạc Windows Media Player (WMP). Microsoft đã
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm


Page3


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

kháng lại quyết định này vào năm 2006 nhưng một năm sau đó EU vẫn giữ nguyên
phán quyết, đồng thời phạt tiếp Microsoft 749 triệu Euro. Năm 2007, Tòa án Sơ
thẩm châu Âu đứng về phía Ủy ban châu Âu khi kết luận Microsoft đã vi phạm
Luật Chống độc quyền. Gã khổng lồ phần mềm tuyên bố từ bỏ ý định tiếp tục
kháng án vài ngày sau đó.
Năm 2006, Bill Gates thông báo kế hoạch "nghỉ hưu" kể từ tháng 7/2008 để có
thể tập trung sức lực và tâm trí cho các hoạt động từ thiện của Quỹ Bill&Melinda
Gates.Năm 2008, Microsoft đã cố mua lại Yahoo nhưng không thành công.Yahoo
lại quay ra ký một hợp đồng với đối thủ trực tuyến của Microsoft là Google. Ngày
27/6 đã có buổi chia tay chính thức với các nhân viên Microsoft. Trước đó, ông đã
có bài phát biểu cuối cùng tại Hội chợ CES quốc tế 2008.
Cho đến nay, hoạt động của Microsoft của thời đại không Bill Gates vẫn ổn
định song cũng phải thừa nhận rằng đang có rất nhiều cái tên mới đe dọa vị trí dẫn
đầu của người khổng lồ này.
2.

Hệ điều hành Window
Có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ và yếu tố đã làm nên sự lớn mạnh của

Microsoft ngày nay. Tuy nhiên, theo nhiều người,những sản phẩm đánh dấu sự
phát triển và lớn mạnh của công ty này đó là: MS-DOS, Windows 3.0, Windows
XP và có thể là cả Internet Explorer.Trong đó, không ai sử dụng máy tính lại cảm
thấy xa lạ với hệ điều hành Windows – cái tên đã làm nên tên tuổi của Mircrosoft.

Hệ điều hành Windows là một hệ điều hành đa nhiệm (multi tasking) có thể xử
lý nhiều chương trình cùng một lúc, gồm các biểu tượng (icon), mỗi biểu tượng đại
diện cho một đối tượng (object) như thư mục hồ sơ, thư mục nghe nhạc ... Đây là
một trình tổng hợp của những trình ứng dụng; như trình thảo văn bản, trình đồ họa
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page4


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

và các ứng dụng hữu ích như lịch, đồng hồ, máy tính, bản tính, phần mềm lướt
mạng, soạn thảo văn bản, trò chơi .
Cùng nhìn lại chặng đường trên 25 năm của Windows, từ phiên bản Windows
1.0 ra đời năm 1985, đến Windows 7 vào năm 2009 và gần đây nhất là sự nhen
nhóm ra đời Windows 8 vào năm 2012, Windows đã không ngừng thay đổi từ diện
mạo đến nội thất bên trong. Hai phiên bản đầu tiên Windows 1.0 năm 1985 và
Windows 2.0 năm 1987 được đánh giá là chưa thực sự thành công.Windows 3.0
đánh dấu một bước tiến lớn trong giao diện sử dụng. Yêu cầu cấu hình gồm 640
KB bộ nhớ tiêu chuẩn và 256 KB bộ nhớ mở rộng, phiên bản này bắt đầu hỗ trợ
ứng dụng nghe nhìn và đặc biệt là cho phép người dùng sử dụng ổ đĩa CD-ROM.
Tháng 8/1995, Windows 95 đem đến nhiều cải tiến mang tính “cách mạng” đối
với giao diện sử dụng, mà một vài trong số đó vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay,
chẳng hạn thanh TaskBar và Start Menu.Windows 95 đi vào huyền thoại như một
trong những phần mềm được quảng bá rầm rộ nhất trong lịch sử với tổng chi phí
lên đến 300 triệu USD, bao gồm cả tiền mua bản quyền bài hát Start me up của ban
nhạc Rolling Stones dùng làm bài hát chủ đề cho Windows 95.
Tiếp theo, Windows 98 và Windows 2000 xuất hiện với không nhiều thay đổi
so với phiên bản trước đó.

Năm 2001 là sự xuất hiện của Windows XP.Là một cú đột phá thật sự về nhiều
phương diện, Windows XP là hệ điều hành đầu tiên được phát hành song song cả
hai hệ 32-bit và 64-bit, và được phân thành hai phiên bản hệ điều hành riêng biệt
dành riêng cho đối tượng người dùng cuối hoặc doanh nghiệp (Windows Server
OS).Ổn định hơn mọi phiên bản Windows từng có trước đó, Windows XP còn
trình bày một giao diện rực rỡ và bắt mắt trước mọi đối tượng người dùng.Dù có
tuổi thọ trên 10 năm, nhưng XP vẫn là hệ điều hành được sử dụng nhiều nhất và
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page5


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

thậm chí vẫn còn tồn tại trong lựa chọn downgrade (hạ cấp hệ điều hành) của
những máy tính mới cài đặt Windows 7.
Song bên cạnh những thành công đã trở nên huyền thoại thì Windows cũng có
những thất bại của nó.Windows ME năm 2000 và Windows Vista 2006 đã chịu
những chỉ trích khá nặng nề từ các nhà phê bình và được xem như là thảm họa của
hệ điều hành Windows với các nhược điểm về thiếu sự tương thích phần mềm và
tốn dung lượng bộ nhớ.
Năm 2009, Windows 7 xuất hiệnlà sự khắc phục sự thất bại của Windows
Vista ba năm trước đó.Vẫn giữ nguyên giao diện Aero cùng những cải tiến cơ bản
khác từ hệ điều hành trước, nhưng Windows 7 đã làm rất tốt chuyện khắc phục
những “hỏng hóc” tồn tại trên Windows Vista, và vì thế trở nên ổn định, chiếm
được lòng tin của người dùng hơn mặc dù cấu hình hệ thống đòi hỏi tương
đương.Windows 8 năm 2012 hứa hẹn những thay đổi mới khi thanh Start Menu
được cài đặt ẩn.Được kì vọng rất lớn, song Windows 8 vẫn đang nhận được những
nhận xét trái chiều từ các chuyên gia.Vì vẫn còn chưa phổ biến nên chúng ta cần

thời gian để đánh giá hệ điều hành mới này của Microsoft.

II.
1.

MICROSOFT – TẬP ĐOÀN ĐỘC QUYỀN TRONG NGÀNH SẢN
XUẤT PHẦN MỀM
Cơ sở lý thuyết
a. Khái niệm độc quyền:
Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy

nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là một) và
polein (nghĩa là bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page6


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu
như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc
quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng
độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc
quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của
độc quyền, cấu trúc của độc quyền...

Một cách định nghĩa khác là, Độc quyền là một tình huống trong đó một công

ty hoặc một tập đoàn, một nhóm các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường
đối với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó.Khái niệm độc quyền hiểu theo
nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của một công ty. Thị trường độc quyền là
thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao
hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn. Tất nhiên, độc quyền cũng có ưu điểm trong
một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng
phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một
thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp bằng là giúp cho người phát minh có thể bù
đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của
mình. Về mặt lý thuyết thì đây là một cách sử dụng độc quyền để khuyến khích
phát minh.Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc quyền của nhà nước, trong đó
nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch vụ nhất định.Tuy nhiên để
độc quyền nhà nước thật sự có hiệu quả thì nó phải cung cấp các hàng hoá và dịch
vụ như điện, nước...ở một mức giá mà người dân có thể chịu được.

b. B. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường

Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page7


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

• Sự trung thành với thương hiệu: Xét về khía cạnh cầu, các hãng đang hoạt
động có thể xây dựng được, cùng với thời gian, lòng trung thành của khách hàng
của họ. Các hãng mới gia nhập sẽ phải rất khó khăn khi muốn vượt qua sự trung
thành đó.Sự ưa thích của người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch
quảng cáo dài và thành công; ví dụ như các thương hiệu đó được thừa nhận cho

phép khách hàng cảm thấy yên tâm nếu sản phẩm bị hỏng hay không giống như
những gì đó được quảng cáo.Mặc dù tính kinh tế của quy mô về mặt kỹ thuật là
không quan trọng, một hãng mới có thể gặp khó khăn đáng kể trong việc thiết lập
một cơ cấu thị trường và vượt qua sự ưa thích của khách hàng đối với các sản
phẩm của các hãng đang tồn tại trên thị trường.
• Hiệu ứng mạng lưới: Hiệu ứng mạng lưới có thể tạo ra khó khăn cho hãng
mới gia nhập thị trường khi mà những hãng đang hoạt động đó thiết lập được một
mạng lưới những khách hàng đông đảo. Hiệu ứng mạng lưới xảy ra khi giá trị của
một sản phẩm đối với người tiêu dùng càng tăng khi số lượng người mua và sử
dụng sản phẩm đó càng nhiều. Khi càng nhiều người mua một loại hàng hóa, thậm
chí khi mà có càng nhiều người thấy hàng hóa đó đáng để mua, và một ảnh hưởng
tăng trưởng nhanh có thể đưa sản phẩm tới vị thế độc quyền, khiến cho những
hãng muốn gia nhập thị trường là cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là không
thể. Ví dụ như hệ điều hành máy tính Microsoft Windows.Hiệu ứng mạng lưới có
thể tạo ra lợi thế người đi đầu cho những hãng đầu tiên thiết lập mạng lưới khách
hàng.
• Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa
phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà
nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ
Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông Ấn.
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page8


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

• Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu
vực kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung

cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh
doanh.
• Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ
này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng
mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong
thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban
hành.
• Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị
trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu
những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này
có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.
• Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá
trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập giảm khi gia tăng một quá trình sản xuất
hay nói cách khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng nếu gia tăng một quá trình
sản xuất. Khi đó một doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có
hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối
dịch vụ, cung cấp hàng hóa, giáo dục, y tế... Lấy ví dụ như ngành cung cấp dịch
vụ: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp cho một vùng thay vì
có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ thống dịch vụ khác nhau
c. Đặc điểm của độc quyền thuần túy:
 Duy nhất Nhà cung cấp
Bản chất của độc quyền là một thị trường được kiểm soát bởi một người bán
duy nhất."Mono" một phần của sự độc quyền có nghĩa là duy nhất. Hạn này
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page9


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan


"mono" cũng là nguồn gốc của những lời như vậy là vua - một người cai trị duy
nhất, đơn sắc - một màu sắc, tu sĩ - một con số tôn giáo đơn độc; kiến một mắt một mắt kính cho một mắt và nguyên khối - một đá lớn. Phần "đa" độc quyền có
nghĩa là để bán.Vì vậy, từ chính nó, độc quyền, có nghĩa là một người bán duy
nhất.
Người bán duy nhất, tất nhiên, là một sự tương phản trực tiếp cạnh tranh hoàn
hảo, trong đó có một số lượng lớn của người bán.Trong thực tế, cạnh tranh hoàn
hảo có thể được đổi tên thành multipoly hoặc manypoly, để tương phản với độc
quyền. Khía cạnh quan trọng nhất là một người bán duy nhất là người bán độc
quyền IS thị trường. Nhu cầu thị trường cho một tốt IS nhu cầu về sản lượng sản
xuất độc quyền. Điều này làm cho giá nhà sản xuất độc quyền , chứ không phải là
một người lấy giá .
 Rào cản gia nhập cao
Giải thích sự tồn tại của độc quyền, là trở ngại cho đối thủ cạnh tranh tiềm
ẩn.Độc quyền thường được bảo đảm là công ty chỉ trong một thị trường vì các loại
rào cản để nhập cảnh. Một số các rào cản gia nhập là:
• Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: trong một số ngành đạt năng suất cao, nếu
số lượng sx lớn thì dẫn đến chi phí sản xuất thấp- độc quyền tự nhiên
• Rào cản pháp lý: quy định, giấy phép, và giấy chứng nhận
• Kiểm soát cung nguyên vật liệu
Đường cầu độc quyền là đường cầu của ngành và hướng dốc xuống.Nhà độc
quyền là người tạo giá vì làm ảnh hưởng đến tổng cung.
 Khác biệt hóa sản phẩm

Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page10


Tiểu luận kinh tế công cộng

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

Để là người bán duy nhất của một sản phẩm thì họ phải có một sản phẩm duy
nhất.Khác biệt hoá sản phẩm là tạo ra điểm độc đáo riêng làm sao để nó chiếm
được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng.
Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạt được, sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công
ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân, bởi vì nó tạo nên một vị trí
chắc chắn cho hãng trong việc đối phó với các lực lượng cạnh tranh, dù theo một
cách khác so với chiến lược nhấn mạnh chi phí. Khác biệt hoá tạo ra sự cách biệt
đối với những đối thủ cạnh tranh vì có niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu sản
phẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn của gía
 Chuyên ngành Thông tin
Độc quyền thường được đặc trưng bởi sự kiểm soát của công nghệ thông tin
hoặc sản xuất không có sẵn cho những người khác. Thông tin chuyên ngành này
thường đi kèm trong các hình thức bằng sáng chế về mặt pháp lý thành lập, quyền
tác giả, hoặc nhãn hiệu. Ví dụ như: AT & T độc quyền điện thoại của cuối những
năm 1800 và đầu những năm 1900 phần lớn là do các bằng sáng chế điện thoại, các
công ty dược phẩm như dược phẩm Feet đầu tiên giả định, thường xuyên độc
chiếm thị trường cho một loại thuốc cụ thể của một bằng sáng chế. Ngoài ra, một
công ty độc quyền có thể biết điều gì đó hoặc có một phần của thông tin mà không
có sẵn cho những người khác.
2.

Microsoft - hãng độc quyền bán hệ điều hành Window
Hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển của hệ điều hành windows mà Microsoft

đã tạo dựng nên và quá trình chiếm lĩnh thị trường.Microsoft Windows là tên của
các dòng phần mềm hệ điều hành độc quyền của hãng Microsoft. Lần đầu tiên
Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành mang tên Windows (Cửa sổ) là vào
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm


Page11


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

tháng 11 năm 1985 với những tín năng thêm vào Hệ điều hành đĩa từ Microsoft
giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical User Interfaces, gọi tắt là GUI) - đang được
sự quan tâm cao vào thời điểm này đồng thời để cạnh tranh với hãng Apple
Computer.
Windows khởi đầu được phát triển cho những máy tính tương thích với IBM
(dựa vào kiến trúc x86 của Intel), và ngày nay hầu hết mọi phiên bản của Windows
đều được tạo ra cho kiến trúc này (tuy nhiên Windows NT đã được viết như là một
hệ thống xuyên cấu trúc cho bộ xử lý Intel và MIPS, và sau này đã xuất hiện trên
các cấu trúc PowerPC và DEC Alpha. Sự phổ biến của Windows đã khiến bộ xử lý
trung ương của Intel trở nên phổ biến hơn và ngược lại.Thật vậy, thuật ngữ Wintel
đã được sử dụng để miêu tả những máy tính cá nhân đang chạy một phiên bản của
Windows.
Từ đó đến nay Microsoft Windows dần dần chiếm ưu thế trong thị trường máy
tính cá nhân trên tòan thế giới với số lượng được cài đặt khoảng 90% vào năm
2004. Windows là phần mềm nguồn đóng có bản quyền do công ty Microsoft giữ
và kiểm soát việc phân phối. Vì lý do này, Microsoft đang có một vị trí độc quyền
trong lĩnh vực máy tính cá nhân. Tất cả các phiên bản hệ điều hành gần đây của
Windows đều dựa trên sự phát triển từ phiên bản đầu tiên.Trong vòng một vài năm,
Microsoft đã có hơn 90% của thị trường hệ điều hành.Độc quyền của Microsoft là
có thể, một phần, bởi vì trong những lợi thế đáng kinh ngạc của đang được đầu
tiên.
Có thể nói, Microsoft được hưởng quá nhiều quyền lực trong thị trường hệ
điều hành máy tính tương thích với Intel ,nếu nó muốn thực hiện quyền lực này chỉ

duy nhất về giá cả, nó có thể tính giá cho Windows khá cao trên mức có thể phải
trả trong một thị trường cạnh tranh. Hơn nữa, Microsoft có thể làm như vậy trong
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page12


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

một thời gian đáng kể thời gian mà không làm mất một số tiền không thể chấp
nhận được của doanh nghiệp để các đối thủ cạnh tranh.Nói cách khác, Microsoft
được hưởng độc quyền trong thị trường liên quan.Bên cạnh đó, ba sự kiện chính
chỉ ra rằng Microsoft được hưởng độc quyền.Thứ nhất, thị phần của Microsoft trên
thị trường hệ điều hành máy tính tương thích với Intel là vô cùng lớn và ổn
định.Thứ hai, thống lĩnh thị trường cổ phiếu của Microsoft được bảo vệ bởi một
hàng rào cao để nhập cảnh. Thứ ba, phần lớn là kết quả của rào cản đó, khách
hàng của Microsoft thiếu một giải pháp thay thế thương mại cho Windows.
Khi nhắc đến Thị phần của Microsoft, họ sở hữu một cổ phần chi phối, liên
tục, và ngày càng tăng của thị trường trên toàn thế giới cho Intel tương thích với hệ
điều hành PC. Mỗi năm trong thập kỷ qua, thị phần của Microsoft trên thị trường
cho Intel tương thích với hệ thống máy tính hoạt động đã đứng ở trên chín mươi
phần trăm. Đối với các dự án, nhà phân tích cho rằng cổ phiếu sẽ tăng lên thậm chí
còn cao hơn trong vài năm tới. Ngay cả khi hệ điều hành Mac của Apple được đưa
vào thị trường liên quan, thị phần của Microsoft vẫn sẽ đứng ở trên tám mươi phần
trăm.
3.

Tầm nhìn và chiến lược của Microsoft
Để duy trì vị trí thống trị của mình, Microsoft luôn tìm cách làm cho sản phẩm


đạt tiêu chuẩn của thị trường và làm sao cho nó lỗi thời trước khi đối thủ kịp làm
điều đó.Microsoft luôn luôn đặt lòng tin vào người dùng và coi họ là những người
trọng tài, người phán quyết duy nhất và cuối cùng đối với số phận các sản phẩm
của mình.Nhu cầu của khách hàng cũng được nghiên cứu thường xuyên để nhanh
chóng điều chỉnh các sản phẩm của mình.Các báo cáo đúc rút kinh nghiệm được
đưa ra sau mỗi sản phẩm. Ðồng thời, Microsoft tạo ra một phạm vi thử nghiệm
rộng rãi sản phẩm với đông đảo người dùng để hoàn thiện sản phẩm của mình. Ví
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page13


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

dụ bản Windows 95 bêta, Microsoft từng lấy ý kiến của hơn 400.000 khách hàng.
Tại Microsoft, tất cả các nhân viên đều dùng thử sản phẩm của hãng. Việc này giúp
kiểm tra, đánh giá nhằm đưa ra các điều chỉnh, sửa lỗi và khắc phục những thiếu
sót nhằm đưa ra những sản phẩm tốt nhất có thể tới tay người tiêu dùng. Microsoft
cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm là liên tục tạo ra và cải tiến nâng cấp các phiên bản
phần mềm sao cho chúng ngày càng thân thiện hơn, hiệu quả cao hơn và hấp dẫn
hơn đối với người sử dụng.Bằng cách loại bỏ chính sản phẩm của mình bằng các
phiên bản mới phát triển nhiều tính năng ưu việt hơn, Microsoft đã giữ chân được
khách hàng của mình trước những đối thủ cung cấp những sản phẩm cùng loại.
Microsoft luôn đặt mục tiêu chiếm lĩnh toàn bộ 100% thị phần sản phẩm mà nó
đang bước vào.Tuy nhiên, đó phải là thị phần của số đông người dùng - thị phần
toàn cầu.Để thực hiện điều đó, Microsoft chú trọng phát triển những sản phẩm mà
mọi máy tính trên thế giới đều cần đến.Đó là hệ điều hành, phần mềm văn phòng,
phần mềm giải trí, phần mềm lập trình, phần mềm mạng … Phương châm của

Microsoft là hướng tới các lợi ích lâu dài bằng cách chiếm lấy toàn bộ thị phần trên
những thị trường chiến lược trong thời gian ngắn.Giá sản phẩm lúc đầu được hạ
xuống một mức thấp nhất có thể được nhằm thúc đẩy sức mua lên.Encarta, Access,
Excel, Word có mức giá khởi điểm 99 $.Đồng thời, Microsoft cũng khéo léo sử
dụng chính sách phân biệt giá. Rất nhiều phiên bản của cùng một sản phẩm được
phát với các mức giá khác nhau đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người dùng
và giúp tối ưu doanh thu cho Microsoft. Nhiều công ty không thể cạnh tranh bởi
những giá thấp như vậy với Microsoft, và thị phần chính đã bị Microsoft thao túng.
Đây là một chiến lược khôn ngoan của Microsoft phù hợp đặc thù của ngành công
nghệ phần mềm: sản phẩm là thông tin. Sản phẩm thông tin đòi hỏi tốn khá cao để
tạo ra chúng nhưng lại tốn phí rất thấp trong khâu phân phối do chi phí cận biên để
phân phối sản phẩm là rất nhỏ.
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page14


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

Microsoft đã trở thành một độc quyền bởi vì họ đã có thể tạo ra và thực thi các
tiêu chuẩn tương tác dữ liệu phổ cập cho máy tính cá nhân. Microsoft đã làm điều
này bằng cách tạo ra một loạt các hệ điều hành (DOS, sau đó Windows), và bằng
cách xác định các loại máy có thể chạy HĐH của họ. Microsoft đã thành công này
bởi vì, không giống như Apple và Commodore thiết lập về việc tạo ra các tiêu
chuẩn không độc quyền cho phép bất cứ ai để có được vào kinh doanh phần cứng
máy tính, và điền vào tất cả các phân khúc thị trường.
Microsoft là một con đường tăng tốc của sự tăng trưởng. Phải thừa nhận rằng để
đạt được mục tiêu lãnh đạo tích cực , họ phải tận dụng sức mạnh trí tuệ và khai
thác năng lượng sáng tạo của đầu trang, cá nhân được đào tạo từ tất cả các vùng

trên thế giới, và những người từ một loạt các tầng lớp khác nhau. Họ tích cực tìm
cách thúc đẩy mức độ lớn hơn của sự đa dạng trong lực lượng lao động bằng cách
quan hệ đối tác với các tiếp cận đối tác bao gồm các viện nghiên cứu, các tổ chức
chuyên nghiệp, và các nhóm vận động quốc gia, cung cấp học bổng và các chương
trình thanh niên để khuyến khích việc nghiên cứu công nghệ và khoa học và làm
việc với giám đốc điều hành cấp cao của chúng tôi đội ngũ lãnh đạo để đảm bảo
rằng sự đa dạng và bao gồm thực hành tốt nhất được nhúng sâu trong cả môi
trường làm việc của chúng tôi. Họ biết rằng những mục tiêu cung cấp một nền tảng
vững chắc để tạo ra một lực lượng lao động tham gia với một mục đích chia sẻ để
đạt được nhiệm vụ của Microsoft.
III.

BÀI HỌC – GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐỘC QUYỀN CỦA

MICROSOFT
1.
Lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp
Ưu điểm của độc quyền:
-Sử dụng hiệu quả lợi thế theo quy mô
Bởi vì độc quyền sản xuất thường cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên một quy
mô rất lớn, họ có thể được tốt hơn được đặt để tận dụng lợi thế của các nền kinh tế
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page15


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

của quy mô hàng đầu để giảm tổng chi phí trung bình của sản xuất.Nền kinh tế của

quy mô cung cấp các lợi ích tiềm năng trong phúc lợi kinh tế cho cả người sản xuất
và người tiêu dùng. Thật vậy Microsoft từ khi ra đời và phát triển trở thành công ty
đa quốc gia sản xuất và cung cấp hầu hết các ứng dụng tin học cho người dùng với
chi phí ngày càng giảm, tạo phúc lợi cho người tiêu dùng
-Có đủ vốn cho Nghiên cứu
Các nhà độc quyền nhờ vào quy mô lớn , họ có đủ vốn và điều kiện để phát
triển R&D hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó cũng chính là lợi thế của
Microsoft để nghiên cứu và cho ứng dụng máy tính mới.Trong vòng hơn 2 thập kỷ
số nghiên cứu khoa học được Microsoft ứng dụng chiếm phần lớn các ứng dụng
mới trong công nghệ internet. MẶt khác Công ty còn tạo mới, định hướng được
nhu cầu khác hàng như màn hình cảm ứng, nhận dạng gương mătj, tương tác màn
hình…
-Sử dụng có hiệu quả của các tài nguyên
Nhờ quá trình nghiên cứu công nghệ sản xuất, sản xuất quy mô lớn làm cho tài
nguyên được sử dụng hiệu quả hơn
-Độc quyền nhà nước theo định hướng của nhà nước
Trong trường hợp độc quyền nhà nước, độc quyền tạo ra sự phân phối hợp lý
theo định hướng quốc gia
2, Nhược điểm của độc quyền:
-Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra:
Hình 3.1: Độc quyền thường
Nhờ lợi thế độc quyền, khi không có sự can thiệp của chính phủ, nhà độc quyền
sản xuất ở Q1 và bán ở P1. Tại mức này sản lượng chưa hiệu quả.Nhà độc quyền
thu lợi nhuận độc quyền là phần tô màu xanh đậm.Trong khi đó xã hội tổn thất là
phần tam giác màu xanh nhạt.
-Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên chưa điều tiết:
Hình 3.2: Độc quyền tự nhiên

Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm


Page16


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

Nếu nhà độc quyền tự nhiên không được chính phủ điều tiết họ sẽ sản xuất tại
Q1 và đặt giá tại P1.Q1 là mức sản lượng chưa hiệu quả.Lợi nhuận siêu ngạch của
nhà độc quyền là diện tích P1EGF.
-Hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng:
Theo Tòa án sơ thẩm của Liên minh châu Âu, Microsoft đã lạm dụng thế độc
quyền của mình về hệ điều hành để độc tôn chiếm lĩnh thị trường, hầu như không
cho các phần mềm của những hãng khác tương tác được. Microsoft tích hợp sẵn
trình IE và Media player khiến cho người sử dụng không thể sử dụng các phần
mình mình muốn.Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty phần mềm và
gây thiệt hại nghiêm trọng cho các đối thủ của Microsoft.Nhưng hiện nay EU đã ra
phán quyết và cho phép người dùng có chọn 1 trong 12 phần mềm để tích hợp với
máy tính của Microsoft. Nó đã làm giảm nghiêm trọng thị phần sử dụng phần mềm
IE và MediaPlayer của Microsoft thay vào đó là Firefox,FLV của các đối thủ cạnh
tranh
-Sự vắng mặt của cạnh tranh dẫn đến kém hiệu quả:
Cạnh tranh tạo ra hiệu quả kinh tế. Trong Độc quyền không tồn tại cạnh tranh là
nguyên nhân dẫn tới kém hiệu quả
Ngoài sự kém hiệu quả về sản lượng và giá, độc quyền còn gây ra sự kém hiệu
quả trong việc cung cấp sản phẩm ngày một tốt hơn cho khách hàng.
- Tăng giá sản phẩm:
Theo hình 3.1 và 3.2: khi ko có sự điều tiết, doanh nghiệp độc quyền bán sản
phẩm với giá P1 cao hơn so với giá Po ( trong cạnh tranh hoàn hảo). Điều này
khiến giá sản phẩm cao hơn trong thị trường cạnh tranh
Thật vậy Microsoft luôn áp mức giá cao cho những sản phẩm mới ra đời ( lấy lý

do là để bù lại khoản chi phí nghiên cứu) nhưng thực ra , công ty dựa vào độc
quyền công nghệ, sản phẩm mới chưa được sản xuất bởi các công ty khác để áp giá
cao thu lợi nhuận kếch xù
-Cuộc chiến chống độc quyền gây ra nhiều phí tổn:
VỤ kiện của EU cáo buộc Microsoft độc quyền kéo dài gần 1 thập kỷ đã khiến
Microsoft phải bồi thường cho EU 1,7 tỷ USD, gây nghi ngờ cho người tiêu dùng,
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page17


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

khó khăn cho nhà sản xuất. Microsoft cũng tạm thời giải quyết vụ chống độc quyền
của Bộ tư pháp hồi đầu năm 1998 bằng cách đồng ý cho phép các công ty sản xuất
máy tính sử dụng phiên bản Windows 95 không kèm theo trình duyệt Internet
Explorer. Thế nhưng tới tháng 5-1998, Bộ tư pháp và 20 bang lại tiến hành khởi
kiện Microsoft với tội danh cản trở cạnh tranh. Vụ kiện buộc Microsoft phải bán
Windows không kèm theo IE mà thay vào đó là Navigator của Nescape
Communication.
2.
Giải pháp cho vấn đề đọc quyền
a. Ngăn ngừa việc sát nhập và mua lại
Để có được doanh thu siêu lợi nhuận như ngày hôm nay, tập đoàn Microsoft
đã bỏ ra số tiền không nhỏ phục vụ cho việc sát nhập và mua lại các đối thủ cạnh
tranh của mình để chiếm vị trí độc quyền trên thị trường. Cụ thể như sau: vào năm
1998 Microsoft đã mua lại một trong những nhà cung cấp webmail đầu tiên với giá
400 – 500 triệu USD đồng thời mua lại hãng phần mềm vẽ đồ thị Visio 1,3 tỷ
USD, năm 2000 mua lại hãng phần mềm kế toán Great Plain 940 triệu USD, năm

2002 mua lại hãng phần mềm kế toám Navision giá 1,45 tỷ USD, không dừng lại ở
đó Microsoft vẫn tiếp tục tăng cường sức mạnh kinh doanh của mình bằng việc
mua lại hãng aQuantive về phần mềm quảng cáo và dịch vụ với giá 6 tỷ USD và
hãng Tellme chuyên về kỹ thuật âm thanh giá 800 triệu USD năm 2007, năm 2008
mua lại hãng Fast phần mềm truy tìm cho công ty giá 1,2 tỷ USD và gần đây phải
kể đến cái giá 8,5 tỷ USD để mua lại hãng Skype. Thông qua hoạt động mua lại
các công ty lớn này vị thế độc quyền của Microsft càng được khẳng định nhưng vô
hình chung hàng này đã vi phạm đạo luật chống độc quyền của Mỹ cũng như của
Liên minh Châu Âu EU.
Trong Điều 7 đạo luật Clayton quy định: nghiêm cấm việc sát nhập hoặc
mua lại cổ phiểu hay tài sản trong bất kì hoạt động thương mại hoặc trong bất kì
hoạt động nào ảnh hưởng đến thương mại mà tác động đó làm giảm bớt cạnh tranh
hoặc có xu hướng độc quyền. Hay trong đạo luật Hart-Scott-Rodino cải tiến chống
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page18


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

độc quyền 1976 cho phép các bên không phải hoàn thành việc sát nhập, mua lại
hoặc chuyển giao chứng khoán hoặc tài sản, bao gồm cả khoản trợ cấp bòi thường
điều hành, cho đến khi họ đã nộp hồ sơ chi tiết cho Ủy Ban Thương Mại Liên
Bang Hoa Kỳ và Sở Tư pháp và chờ cho đến khi các cơ quan này xác định rằng
giao dịch sẽ không ảnh hưởng xấu đến thương mại Mỹ theo luật chông độc quyền.
Bên cạnh đó Luật chống độc quyền của EU cũng quy định rõ ở Điều 81 của Hiệp
ước Công đồng Châu Âu : cấm các sự hình thức tổ chức độc quyền và hành động
phối hợp bóp méo cạnh tranh ngoài vòng pháp luật gây hạn chế thương mại. EU
cũng có một điều khoản đối ứng với Đạo luật Sherman trong đó việc cấm mua lại

có chủ ý hay duy trì quyền lực độc quyền, Điều 82 của Hiệp ước EC nói rằng: “
Bất kỳ sự lạm dụng bởi một hoặc nhiều cam kết của một hãng thống lĩnh trên thị
trường…sẽ bị cấm không tương thích với thị trường phổ biến vì nó có thể ảnh
hưởng đến thương mại giữa các nước thành viên.
Dẫn chiếu theo luật có thể thấy tập đoàn Microsoft đang vi phạm luật chống
độc quyền không chỉ riêng ở Hoa Kì mà còn cả với Liên minh Châu ÂU. Theo quy
định của tòa án Liên Bang, Microsoft sẽ phải chịu giám sát của chính phủ Mỹ đến
năm 2007. Tuy nhiên do vẫn mắc một số sai phạm nên tòa án quyết định tăng thêm
thời gian giám sát lên 2 năm đến năm 2009. Như vậy tham vọng mua Yahoo phải
chăng là Microsoft đang cố tình không để ý đến quy định của toàn án. Hơn nữa,
hãng này cũng vi phạm chống độc quyền EU theo Điều 82 “lạm dụng vị trí thống
trị” hạn chế khả năng tương tác của phần mềm máy chủ của các đối thủ cạnh tranh
với hệ điều hành Window và loại bỏ Windows media player với hệ điều hành.
Từ những phân tích trên có thể kết luận rằng việc ngăn ngừa sát nhập và
mua lại sẽ giúp giảm độc quyền đối với tập đoàn Microsoft nói riêng và các tập
đoàn kinh doanh lớn trên thế giới nói chung.
b. Tăng cường chuyển giao công nghệ

Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page19


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

Hiện nay tập đoàn Microsoft đang vấp phải những rào cản cả trong nước và
quốc tế. Theo nhiều bài báo đưa tin, Ủy ban Châu Âu (EU) đã đâm đơn kiện
Microsoft vì cạnh tranh không lành mạnh và buộc công ty phải thực hiện nghiêm
túc phán quyết chống độc quyền ngày 24/12/2004 của Tòa án Châu Âu. Vấn đề mà

EU tỏ ra bất bình với Microft là hãng này đã chơi xấu các đối thủ thương mại khác
của mình bằng cách tạo ra sự không tương thích giữa các phần mềm của mình với
các sản phẩm của các công ty cạnh tranh, cụ thể là luôn gắn trình duyệt web
Internet Explorer và Media Player vào các phiên bản hệ điều hành Windows. EU
cho rằng việc tích hợp trình duyệt vào hệ điều hành là vi phạm luật chống độc
quyền của Châu Âu. Theo phán quyết của Tòa án, Microsft phải chuyển giao cho
các đối thủ sản xuất phần mềm máy chủ những thông tin cần thiết để các sản phẩm
của họ có thể hoạt động tương hợp với hệ điều hành Windows của Microsoft và
phải loại bỏ phần mềm Media Player khỏi hệ điều hành. Đồng thời EU cũng yêu
cầu hãng này phải tuân thủ đầy đủ và khẩn cấp phán quyết này trong thời gian tính
theo tuần chứ không phải tính theo tháng. Nếu công ty không thực hiện, EU sẽ áp
đặt số tiền phạt tương đương với 5% tổng doanh thu hàng ngày của Microsoft trên
phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, Microsoft vẫn tiếp tục vi phạm mà không có bất kì
một động thái tích cực với thị trường Châu Âu và còn kéo dài đến năm 2009, hãng
sản xuất phần mềm khổng lồ Microsoft của Mỹ đã thua kiện. Vụ tranh chấp này đã
kiến Microsoft phải nộp phạt lên tới 2 tỷ USD mà trước đó ngày 2/9/2009, hãng
phải nộp phạt 240 triệu USD và buộc phải sửa đổi chương trình soạn thảo văn bảm
Microsoft Word do vi phạm bằng phát minh của công ty I4I ở Toronto, Canada
liên quan đến các tệp có đuôi XML.
Trong nước, Microsoft cũng bị liên quan đến các vụ kiện cáo liên quan đến
độc quyền. Các công ty máy tính, Internet, phần mềm kiện Microsoft đã nắm giữ
hết thị trường công nghệ của Mỹ. Họ buộc tội hãng này thiếu tính hợp tác, không
công khai một phần mã nguồn. Ngày 7/4/2009, tòa án Liên bang Mỹ đã ra phán
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page20


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan


quyết phạt buộc tội Microsoft phải bồi thường 388 triệu USD cho hành vi vi phạm
bản quyền phần mềm của hãng Uniloc. Để hướng toeis thị trường cạnh tranh lành
mạnh giwuax các hãng phần mềm, Microsoft đã và đang mởi rộng mục tiêu
Chương trình chia sẻ mã nguồn mở nhằm đáp lại những lời chỉ trích việc thiếu tính
hợp tác trong việc cho pháp các đơn vị phát triển bên thứ ba thiết kế ứng dụng trên
hệ điều hành Windows. Microsoft đã tỏ rõ thiện chí trong việc xây dựng mô hình
công khai hơn nữa cho những đối tượng liên quan với lời lý giải là họ muốn học
hỏi từ sự tham gia của cộng đồng công nghệ thông tin. Đây cũng là một bài học mà
họ rút ra từ quá trình biến chuyển của mã nguồn mở của Linux. Việc công khai mã
nguồn mở Windows CE 5.0 không chỉ là một hành động có tính thăm dò cộng
đồng mà còn là một động thái kinh doanh hợp lý.
c. Hoàn thiện luật chống độc quyền
Trên thế giới hiện nay đang tồn tại rất nhiều hệ thống luật khác nhau mà chủ
yếu vẫn là hai hệ thống pháp luật chính là Civil Law và Common Law. Do có sự
khác nhau trong quan niệm về cạnh tranh không lành mạnh cho nên quy định và
các phương pháp xử lý các hành vi liên quan đến cạnh tranh, độc quyền giữa các
quốc gia cũng khác nhau. Các quốc gia theo luật lục địa, họ quan niệm hành vi
cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi đi ngược lại các giá trị đạo đức và
tập quán kinh doanh truyền thống nhằm mục đích gây hại trực tiếp cho các đối thủ
cạnh tranh vì thế họ quan niệm lĩnh vực pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh thuộc về luật dân sự và các chế tài sẽ phải là các chế tài dân sự như bồi
thường thiệt hại, cải chính, công khai xin lỗi…Trong khi đó, các nước theo hệ
thống luật Commom Law thì quan niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm
mục đíc cạnh tranh và gây nguy hại cho môi trường kinh doanh, gây thiệt hại đến
lợi ích công cộng. Do đó hệ thống chế tài đối với các hành vi này thường là chế tài
dân sự, hành chính và cả hình sự. Đây là căn cứ đầu tiên để xây dựng và hoàn thiện
hệ thống luật chông độc quyền thống nhất giữa các quốc gia trên thế giới.
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm


Page21


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

Xét riêng nước Mỹ, các quy định cạnh tranh và chống độc quyền đều dựa
trên cơ sở bốn đạo luật chính, Đạo luật Sherman năm 1890. Đạo luật Clayton năm
1914 (bổ sung làm rõ đạo luật Sherman), Đạo luật của Ủy ban thương mại liên
bang năm 1914, Đạo luật cải tiến lĩnh vực chống độc quyền năm 1976. Mặc dù đã
phát triển hệ thống các quy định về cạnh tranh và chống độc quyền từ rất lâu song
luật chống độc quyền của Mỹ tương đối phân tán. Các nhà lập pháp của Mỹ kết
hợp cả hai cách tiếp cận của Châu Âu trong việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, sử dụng các quy định chung về bồi thường thiệt hại dân sự cũng
như một số quy định chuyên ngành, thậm chí có sự khác biệt giữa pháp luật liên
bang và tiểu bang. Một vấn đề nữa cần đề cập đến là luật chống độc quyền của Mỹ
được coi là thông thoáng ở việc các tòa án trong thực tiễn xét xử không coi trọng
việc tăng cường quy mô công ty bằng cách sát nhập trong khi đó quy định chống
độc quyền quan trọng thứ hai của EU là sát nhập. Theo đó EU có quy định rõ ràng
EU có quyền ngăn chặn đối với bất kỳ đề nghị sát nhập, bất kể quốc tich nào của
các công ty tham gia, nếu giao dịch vượt quá 5 tỷ euro doanh thu hàng năm trên
toàn thế giới và nếu ít nhất hai trong số các công ty nhận sát nhập có doanh thu
hàng năm đạt 250 triệu euro trong EU. Chính sự khác biệt về hệ thống pháp luật đã
tạo ra những rào cản trong việc hoạt động kinh doanh giữa các khu vực, vì vậy cần
thiết phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống luật chống cạnh tranh và chống độc
quyền chung.
Ở Châu Âu, ngoài các nước thành viên của Liên minh Châu Âu nhiều nước
ban hành Luật cạnh tranh có thái độ dung hòa với độc quyền. Luật của các nước
này không xóa bỏ độc quyền mà chỉ có điều khoản ngăn chặn nó, không cho nó
lạm dụng với quyền lực của độc quyền, tức là pháp luật nước này chỉ ngăn chặn tác

hại của độc quyền đối với nền kinh tế xã hội còn các mặt không gây hại của độc
quyền thì vẫn được phép duy trì. Ở các nước như Canada, Australia và New
Zealand, Luật cạnh tranh đi theo con đường nằm giữa Mỹ và Châu Âu, họ áp dụng
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page22


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

loại hình chính sách cạnh tranh mạnh hơn Châu Âu vì họ có mức độ chấp hành Tòa
án cao hơn đồng thời cho phép thực hiện các ngoại lệ đối với luật cạnh tranh trong
trường hợp nhất định nếu công việc đó mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội nhiều họ
thiệt hại mà nó gây ra.
Như vậy mỗi một khu vực trên thế giới đều có cách nhìn nhận riêng về vấn
đề cạnh tranh và độc quyền theo từng quan niệm khác nhau, Từ đó họ sẽ xây dựng
riêng cho mình hệ thống luật chống độc quyền phù hợp với nền kinh tế xã hội.
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là không có tiếng nói chung về luật giữa các miền địa lý
và văn hóa từ đó dẫn đến những ý kiến trái chiều khi công ty thuộc quốc gia này
tiến hành hoạt động kinh doanh ở quốc gia khác sẽ vấp phải rào cản về pháp luật.
Lấy minh chứng cụ thể như Microsoft đã nhiều lần bị EU khởi kiện vì hành vi vi
phạm luật chống độc quyền. Theo ý kiến của nhóm đề ra là trên thế giới cần có
một hệ thống luật chống cạnh tranh và chống độc quyền chung cho các quốc gia.

KẾT LUẬN
Có thể nói độc quyền trong việc kinh doanh phần mềm là một cấu trúc
thịtrường không tối ưu đối với xã hội, sự xuất hiện và tồn tại của độc quyền làm
chothị trường vận hành kém hiệu quả, nguồi tài nguyên xã hội không được phân bổ
tốiưu, làm cho xã hội bị thiệt hại. Vì vậy, việc sử dụng nguồn lực phát triển kinh

tếkhông đạt hiệu quả, các lợi ích đạt được phần lớn thuộc về nhà độc quyền.
Microsoft là một trong những tập đoàn xuyên quốc gia đã sử dụng phương thức
độc quyền hệ điều hành để thủ tiêu cạnh tranh và buộc ngành công nghiệp tuân
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page23


Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

theo tiêu chuẩn của mình. Độc quyền thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế
giới, tuy nhiên nó cũng tạo ra những bất ổn ngay chính trong sự phát triển đó.
Với bài tiểu luận trên, chúng em hi vọng phần nào giúp cho thầy cô và các bạn
hiểu rõ thêm về tình trạng độc quyền trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực
phần mềm của Microsoft nói riêng.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thiếu sót về mặt kiến thức cũng như sự vận động
liên tục của vòng quay thị trường, nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót về nội dung cũng như nhận xét, chúng em mong nhận được những ý kiến
chân thành từ phía quý thầy cô và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!!!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
2. />3. Lịch sử phát triển của Microsoft – www.my.opera.com
4. Chặng đường 25 năm hệ điều hành windows – Nhịp sống trẻ - Tuổi trẻ
online

5. Microsoft Windows – Wikipedia
6. Những cột mốc quan trọng trong lịch sử Microsoft – www.tin247.com

7. Bill Gates – cuộc đời và sự nghiệp cùng, Microsoft
www.nhaquantrituonglai.com

8. />Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page24




Tiểu luận kinh tế công cộng
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kim Lan

9. />
Phạm Hồng Ngọc An- Trưởng nhóm

Page25


×