Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn địa lí ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.49 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp, hóa hiện đại hóa. Nhiệm vụ của
ngành giáo dục là đào tạo những con người lao động mới có đủ tài năng, trí tuệ để
tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới áp
dụng vào việc phát triển kinh tế của đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp mới. Để làm được điều đó thì ngành giáo dục nói chung và
mỗi người giáo viên nói riêng phải từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy,
không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân .
Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì phải không ngừng đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Do đó việc bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ
rất quan trọng của ngành giáo dục và của mỗi người giáo viên. Bồi dưỡng nhân tài
phải được thực hiện sớm từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Việc bồi dưỡng nhân tài ở bậc trung học phổ thông được thể hiện ở bồi dưỡng học
sinh giỏi, trong đó có bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.
Là giáo viên giảng dạy môn Địa lí cấp trung học phổ thông, tôi có nhiều
năm tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, bản thân tôi nhận
thấy việc ôn luyện học sinh giỏi luôn tác động tích cực tới cả thầy và trò. Đó là cơ
hội để thầy tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho bản thân, đối với trò đó là bệ phóng
cho các em có năng lực ở lĩnh vực này. Do vậy tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp
bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở trường THPT” để góp phần nâng
cao chất lượng học tập môn Địa lí nói chung và việc ôn thi học sinh giỏi nói riêng
ở trường THPT Hồng Quang ngày càng tốt hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi mạnh dạn trình bày về các phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Địa lí nhằm tìm ra những học sinh có năng lực thực
sự đối với việc thi học sinh giỏi, đồng thời giúp các em có được phương pháp học
tập một cách tích cực nhất trong quá trình ôn thi học sinh giỏi.
3. Đối tượng nghiên cứu



Các phương pháp về công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí ở
trường THPT Hồng Quang.
4. Giới hạn của đề tài
Phạm vi nghiên cứu ở đây là đối tượng học sinh, cụ thể là học sinh thuộc khối
lớp 11 và 12 ôn thi học sinh giỏi.
5. Nhiệm vụ của đề tài
Đưa ra các phương pháp về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở
trường THPT Hồng Quang.
Rút ra kết luận và đề xuất một số biện pháp về công tác bồi dưỡng đội tuyển
học sinh giỏi môn Địa lí của nhà trường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tình hình học tập môn Địa lí của học sinh để nắm được mức độ hiểu
biết của các em về bộ môn này.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn các học
sinh có khả năng tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi.
Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.
7. Thời gian nghiên cứu
Năm học 2012 – 2013 và các năm tiếp theo.


NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận
1. Cơ sở triết học
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc
đẩy quá trình phát triển. Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, Giáo viên
cần chú trọng gợi động cơ học tập giúp các em thấy được sự mâu thuẫn giữa những
điều chưa biết với khả năng nhận thức của mình, phát huy tính chủ động sáng tạo
của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Tình huống này phản ánh một cách lôgíc và
biện chứng trong quan niệm nội tại của bản thân các em. Từ đó kích thích các em
phát triển tốt hơn.

Theo giáo sư K.A.Xalisev “Bản đồ địa lí là mô hình kí hiệu hình tượng không
gian của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, được thu nhỏ, được tổng
hợp hóa, theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và
mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng và cả sự biến đổi của chúng theo
thời gian”. Việc đưa ra các phương pháp để khai thác thông tin từ bản đồ giúp học
sinh rút ngắn được thời gian học và ghi nhớ máy móc.
2. Cơ sở tâm lí học
Theo các nhà tâm lí học: Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh
nhu cầu tư duy khi đứng trước một khó khăn cần phải khắc phục. Vì vậy giáo viên
cần phải để học sinh thấy được khả năng nhận thức của mình với những điều mình
đã biết với tri thức của nhân loại.
Căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc điểm tâm lí thì
từ những lớp cuối của cấp THCS, học sinh đã bộc lộ thiên hướng, sở trường và
hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kĩ năng nhất định. Một số học sinh có
khả năng và ham thích với các môn khoa học tự nhiên, số khác lại thích thú với các
môn khoa học xã hội, nhân văn khác. Ngoài ra còn có những học sinh thể hiện
năng khiếu trong những lĩnh vực đặc biệt …
Thực tế giảng dạy cho thấy phần đông học sinh sẽ yêu thích môn học nếu
được thầy định hướng chỉ bảo tận tình.
3. Cơ sở giáo dục học


Để giúp các em ôn thi học sinh giỏi tốt hơn giáo viên cần tạo cho học sinh
hứng thú học tập. Cần cho học sinh thấy được nhu cầu nhận thức là quan trọng,
con người muốn phát triển cần phải có tri thức cần phải học hỏi. Qua đó người thầy
cần biết phân loại, định hướng và có các biện pháp phát triển phù hợp với học sinh.
Chương II: Thực trạng của đề tài
1. Thời gian và các bước tiến hành
Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí trong năm học
2012-2013 và các năm tiếp theo.

2. Kiểm tra chất lượng đầu năm của bộ môn
Thông qua việc kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn Địa lí thì số
học sinh có kết quả học tập từ khá trở lên chiếm khoảng 30%. Trong số đó có
những em có triển vọng song chưa được đầu tư nhiều nên chưa thực sự phát huy
được khả năng của bản thân. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi còn ít.
Các tài liệu về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí chưa thật sự
phổ biến trong thư viện nhà trường nên quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên
và học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả trên
- Môn Địa lí là môn học khó (vừa có kiến thức tự nhiên vừa có kiến thức xã
hội ). Không phải là môn học thuộc lòng nên học sinh chưa thật sự yêu thích.
- Học sinh chưa nhận thức đúng, chưa có phương pháp học tập thích hợp.
- Từ năm học 2010-2011 trở về mấy năm trước Bộ giáo dục xóa bỏ hình
thức tuyển thắng Đại học, cao đẳng cho những học sinh đạt giải Quốc gia nên
không khuyến khích được nhiều học sinh tham gia ôn thi học sinh giỏi.


Chương 3: Giải quyết vấn đề
I. Những biện pháp vận dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa
lí ở trường THPT Hồng Quang
1. Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn
Tuy là bộ môn ít được học sinh và phụ huynh quan tâm, song nếu được
quyền chọn lựa như các bộ môn văn hoá cơ bản khác, thì bản thân tôi nhận thấy
việc điều tra phát hiện học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn là rất quan trọng.
Do vậy trong quá trình giảng dạy trên lớp, chấm chữa bài kiểm tra của học sinh
giáo viên bộ môn phải: Chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhằm cung cấp
kiến thức cơ bản ở mỗi bài học cho học sinh. Đồng thời có những hệ thống câu hỏi
nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn. Từ đó

tiếp tục bồi dưõng nâng cao kiến thức để phát triển tài năng sẵn có của học sinh.
Tổ chức tốt các giờ học trên lớp, gây hứng thú học tập của bộ môn cho học
sinh trong mỗi giờ học. Khi học sinh yêu thích học tập bộ môn sẽ có ý thức tham
gia đội tuyển.
2. Phương pháp bồi dưỡng
Sau khi phát hiện được đối tượng học sinh yêu thích bộ môn có năng khiếu
học giỏi bộ môn thì giáo viên phải xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng sát
với yêu cầu.
3. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần kiến thức cơ bản
3.1. Trên lớp
Tiến hành bồi dưỡng học sinh trong giờ học trên lớp. Trang bị cho học sinh
có những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết của bộ môn.
Trên cơ sở kiến thức kỹ năng giáo viên lồng ghép chương trình nâng cao,
mở rộng thêm kiến thức kỹ năng ngay trong các giờ học trên lớp để học sinh phát
huy tốt khả năng của mình trong các bài học.
Giáo viên không ngừng cải tiến phương pháp học tập, vân dụng linh hoạt,
sáng tạo các phương pháp dạy học, hướng dẫn học sinh khai thác triệt để kênh hình


kênh chữ sách giáo khoa. Chú ý rèn kỹ năng đọc bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số
liệu, vẽ và phân tích biểu đồ. Vì đây là nội dung cơ bản không thể thiếu trong học
tập và giảng dạy Địa lí đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
Cung cấp cho học sinh những thông tin cập nhật hàng ngày thông qua nhiều
hình thức: Báo trí, tuyên truyền, mạng internet…
Hệ thống câu hỏi trong các bài học phải phù hợp và phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh, phát triển trí thông minh cho học sinh.
3.2. Bồi dưỡng học sinh theo đội ngũ
Giáo viên phải lựa chọn, xây dựng kế hoạch và chương trình cụ thể đảm bảo
tính hệ thống.
Chuẩn bị tốt giáo án bồi dưỡng - đảm bảo kiến thức cơ bản, trọng tâm và có

hệ thống. Vì chương trình Địa lí THPT là chương trình đồng tâm nên khi bồi
dưỡng học sinh qua mỗi chuyên đề giáo viên phải chú ý tính lô gíc và hệ thống của
kiến thức trong từng chuyên đề.
Giáo viên bồi dưỡng đội tuyển không những trang bị cho mình về kiến thức,
phương pháp giảng dạy mà còn phải biết sưu tầm tích luỹ tư liệu dạy học, tích cực
đọc nghiên cứu tài liệu tham khảo, nâng cao tích luỹ kinh nghiệm, các bộ đề để rèn
luyện cho học sinh.
Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên phải kết hợp giữa việc trang bị kiến
thức cơ bản cần thiết với việc nâng cao mở rộng kiến thức.
Kết hợp giữa trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng Địa lí theo từng
chuyên đề như: Kỹ năng đọc bản đồ, át lát, phân tích bản đồ, nhận xét bảng số liệu,
vẽ và phân tích biểu đồ…Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Địa Lí.
Trong từng chuyên đề giáo viên phải có sưu tầm dạng đề tiêu biểu về kiến
thức kỹ năng để rèn luyện cho học sinh giúp học sinh làm quen củng cố kiến thức,
kỹ năng đã học.
Sau mỗi chuyên đề cần khảo sát, đánh giá để rèn kỹ năng tư duy, trình bày
cho học sinh, từ đó kiểm tra, đánh giá, nắm bắt tình hình nhận thức của học sinh để
có biện pháp khắc phục.


Đánh giá phân loại đối tượng học sinh, nắm được các điểm mạnh điểm yếu
của từng học sinh từ đó có biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp.
Trong công tác bồi dưỡng ngoài việc giáo viên cung cấp cho học sinh kiến
thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết thì việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp
tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện kỹ năng Địa lí từ đó phát triển óc tư duy sáng
tạo độc lập của học sinh là rất quan trọng, đó cũng là một trong những nội dung cơ
bản của đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Địa lí nói riêng hiện nay.
4. Một số phương pháp cụ thể về bồi dưỡng phần kĩ năng
4.1. Về khai thác bản đồ

Học sinh giỏi môn Địa lí khác với những môn khác là phải biết sử dụng bản
đồ, bởi vì bản đồ là phương tiện trực quan, là một nguồn tri thức quan trọng. Qua
bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộng lớn,
xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà mình chưa có điều kiện đến tận nơi để quan sát.
Việc đọc bản đồ có ba mức độ khác nhau:
+ Mức nhận biết: Chỉ mới đọc được vị trí các đối tượng Địa lí thông qua các
kí hiệu trong bảng chú giải.
+ Mức thông hiểu: Đòi hỏi học sinh phải biết dựa vào những hiểu biết trên
bản đồ, kết hợp với các kiến thức Địa lí để tìm ra những đặc điểm tương đối rõ
ràng của những đối tượng Địa lí biểu hiện trên bản đồ.
+ Mức vận dụng: Đòi hỏi khi đọc bản đồ học sinh phải biết kết hợp với kiến
thức Địa lí sâu hơn để so sánh, tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ,
biết phân tích, chứng minh thông qua những đối tượng Địa lí trên bản đồ.
Đặc biệt học sinh giỏi môn Địa lí là phải thành thạo ở hai mức độ cao: Thông hiểu
và vận dụng.
4.2. Về xử lí các bảng số liệu
Các số liệu thống kê có ý nghĩa nhất định về mặt tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Trong Địa lí kinh tế nhờ số liệu học sinh có thể xác định được cơ cấu của
các ngành kinh tế, giải thích được tốc độ tăng trưởng, trình độ phát triển của các
ngành kinh tế.


Cần lưu ý cho học sinh giỏi môn Địa lí là số liệu dùng để làm rõ hoặc làm
chỗ dựa để nêu bật ý nghĩa của những tri thức Địa lí, chứ bản thân chúng không
phải là tri thức Địa lí. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng số liệu chúng ta cần
bỗi dưỡng cho học sinh các năng lực so sánh, đối chiếu, phân tích các số liệu.
Trong nhiều trường hợp cần xử lí số liệu với những tính toán phức tạp,
chúng ta phải hướng dẫn học sinh: Trước tiên cần dựa vào số liệu nào? xử lí chúng
ra sao, có chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối không? Vì sao phải
như vậy, nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì bán kính bao nhiêu...
Trong các tài liệu Địa lí, các số liệu nhiều khi còn tập hợp thành các bảng,

biểu. Việc hướng dẫn học sinh cần chú ý đọc tiêu đề của bảng, biểu, đọc đề mục
của các cột, đơn vị thời điểm đi kèm số liệu và cả bảng chú giải.
Trong khi phân tích nội dung các bảng số liệu, cần hướng dẫn học sinh tìm
mối quan hệ giữa các số liệu, phân tích chúng theo nội dung của từng vấn đề thể
hiện trong các cột, các hàng. Rồi đối chiếu phân tích theo hàng dọc, hàng ngang từ
đó rút ra nhận xét, kết luận.
Hướng dẫn học sinh chuyển từ bảng số liệu sang biểu đồ. Chú ý hướng dẫn
học sinh bảng số liệu nào thì vẽ với loại biểu đồ nào.
* Một số điểm cần chú ý khi xác định loại biểu đồ cho phù hợp với từng
bảng số liệu:
+ Biểu đồ hình cột hoặc thanh ngang: Được sử dụng để biểu hiện động thái
phát triển so sánh tương quan về độ lớn các đại lượng (Nhưng cũng có khi thể hiện
cơ cấu thành phần của một tổng thể)
+Biểu đồ hình tròn (Vuông): Thường được sử dụng cơ cấu thành phần của
một tổng thể.
+ Biểu đồ đường: Thường được sử dụng để thể hiện tốc độ phát triển của
một hiện tượng qua thời gian.
+ Biểu đồ kết hợp: Gồm một biểu đồ hình cột và một biểu đồ đường để thể
hiện động lực phát triển và mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
+ Biểu đồ miền: Được biểu hiện cơ cấu hoặc động thái...
4.3. Về kĩ năng làm việc với bản đồ - Át lát Địa lí Việt Nam


4.3.1. Rèn luyện kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lý trên bản đồ
Các đối tượng địa lý trên bản đồ thuộc nhiều loại, tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng Địa lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng
là kỹ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kỹ năng này thường xuyên trong quá trình
bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
Cách tiến hành: trước hết giáo viên phải đọc to, rõ ràng địa danh đồng thời
chỉ lên bản đồ. Học sinh theo dõi trên bản đồ treo tường, đối chiếu với lược đồ

trong sách giáo khoa hoặc Atlat để tìm ra đối tượng. Sau đó, giáo viên ghi lại tên
địa danh lên bảng, sau đó học sinh ghi lại vào vở ghi của mình. Như vậy, học sinh
vừa nghe, vừa ghi, vừa quan sát nên địa danh dễ đi vào trí nhớ.
Khó khăn nhất là học sinh phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ. Vì thế
trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên liên hệ về hình dạng đặc trưng của
các đối tượng Địa lý hoặc gắn nó với những đối tượng xung quanh để học sinh dễ
nhận ra.
Hướng dẫn học sinh nhận xét hình thù đặc trưng của đối tượng địa lý trên
bản đồ.
Hướng dẫn học sinh nhận xét mối quan hệ của đối tượng với các vật khác
xung quanh (dùng làm điểm tựa) để sau này dễ nhận ra và tìm được đối t ượng trên
bản đồ.
Hướng dẫn cách chỉ đối tượng trên bản đồ.
4.3.2. Rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ
Xác định phương hướng cũng là một kỹ năng đơn giản, được dạy ở các lớp
dưới nhưng qua thực tế dạy học, tôi thấy nếu không thường xuyên rèn luyện lại kỹ
năng này cho HS thì các em sẽ quên và không thể xác định phương hướng một
cách chính xác trên bản đồ.
Quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định phương hướng trên bản đồ
có thể theo quy trình sau:
- Hướng dẫn học sinh tìm trên quả cầu địa cực bắc, địa cực nam và nhận rõ
đấy là điểm cực bắc, cực nam.
- Chứng minh tất cả các đường kinh tuyến đều dẫn đến điểm cực bắc và cực


nam, tức là đường chỉ hướng bắc và hướng nam.
- Cho học sinh nhận rõ các đường vĩ tuyến chỉ hướng tây, đông và để các em
chứng minh trên quả địa cầu là không có điểm tây và cũng không có điểm đông.
- Chuyển sang bản đồ nửa cầu và bản đồ châu lục cho học sinh nhận xét các
đường kinh tuyến, vĩ tuyến, và đối chiếu, so sánh với các đường kinh tuyến vĩ

tuyến trên quả cầu để thấy rõ những sai lệch của bản đồ.
- Tập xác định phương hướng trên bản đồ, atlat và đối chiếu với quả địa cầu.
4.3.3. Rèn luyện kỹ năng xác định toạ độ địa lý trên bản đồ
Việc xác định toạ độ địa lý trên bản đồ cho phép nhận ra ngay một địa điểm
nào đó nằm ở đới khí hậu nào và từ đó suy ra đặc điểm cơ bản của khí hậu ở địa
điểm đó. Vì khí hậu có ảnh hưởng đến tự nhiên đó nói chung, nếu biết được đặc
điểm của khí hậu của một nơi thì cũng có thể biết được những nét lớn về đặc điểm
thổ nhưỡng, sông ngòi, thực vật …ở nơi đó.
Việc xác định toạ độ địa lý không phải là công việc khó lắm nhưng học sinh
thường rất lúng túng trong việc tìm toạ độ địa lý của một khu vực, một quốc gia.
Do đó quy trình tiến hành rèn luyện kỹ năng xác định toạ độ địa lý cho học
sinh nên theo các bước sau:
- Hướng dẫn học sinh cách chia kinh, vĩ độ trên khung bản đồ.
- Cho học sinh tập xác định kinh, vĩ độ của điểm gặp nhau của hai đường
kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu hiện trên bản đồ.
- Chuyển sang tập xác định toạ độ địa lý của của một điểm nằm ngoài các
đường kinh tuyến, vĩ tuyến được thể hiện trên bản đồ, ở các phép chiếu đồ khác
nhau
- Cuối cùng tập xác định toạ độ địa lý của một khu vực (Châu lục, quốc gia)
ở trên các loại bản đồ và các phép chiếu đồ khác nhau.
4.3.4. Rèn luyện kỹ năng xác định khoảng cách trên bản đồ
Việc đo tính khoảng cách trên bản đồ để đánh giá cụ thể kích thước của các
đối tượng địa lý có một ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như về mặt hình
thành khái niệm địa lý cho học sinh.
- Để rèn luyện kỹ năng này, trước hết phải cho học sinh nắm chắc khái niệm


về tỉ lệ bản đồ. Trong khi tính toán bằng cm trên bản đồ tỉ lệ nhỏ đổi ra khoảng
cách ngoài thực tế, học sinh thường lúng túng. Giáo viên nên hướng dẫn cách quy
đổi cho các em.

- Hướng dẫn học sinh sử dụng thước tỷ lệ để tìm ra khoảng cách thực tế .
Quy trình tiến hành như sau:
- Làm cho học sinh nắm vững khái niệm tỉ lệ bản đồ.
- Hướng dẫn học sinh đổi cm thành km.
- Hướng dẫn học sinh đo tính khoảng cách trùng hướng với đường kinh
tuyến dựa vào lưới kinh vĩ tuyến trên bản đồ.
- Cho các em biết cách chuyển đổi số vĩ độ đo được thành km.
- Hướng dẫn các em tập đo tính khoảng cách trùng hướng với vĩ tuyến và
biết cách chuyển đổi số kinh độ thành km.
- Hướng dẫn học sinh biết xác định các sai số toán học trên bản đồ do các
phép chiếu đồ. Các vùng có tỉ lệ đúng, những vùng có sai số lớn để đưa ra được
các kết quả sát thực tế hơn.
4.3.5. Rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý trên bản đồ
Khi rèn luyện kỹ năng này cần làm cho các em nắm chắc ý nghĩa quan trọng
của vị trí địa lý, biết tự mình xác địng vị trí địa lý khi tìm hiểu về bất kỳ một đối
tượng địa lý tự nhiên nào và biết cách rút ra những kết luận quan trọng. Những yếu
tố tự nhiên được lựa chọn để xác định vị trí địa lý tự nhiên của một khu vực nào đó
có thể được phân tích về vị trí kinh tế.
Vị trí địa lý chính trị của một nước cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn
lịch sử cũng như vị trí địa lý kinh tế.
Như vậy, khi rèn luyện kỹ năng xác định vị trí địa lý cần cho học sinh rõ: Vị
trí địa lý tự nhiên, vị trí kinh tế và chính trị không tách rời nhau mà gắn bó. Vị trí
địa lý là nhân tố đem lại bản sắc riêng cho mỗi nước.
Quy trình tiến hành:
- Làm cho học sinh nắm chắc khái niệm vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý
kinh tế và vị trí địa lý chính trị; phân tích mối quan hệ của chúng với nhau.
- Cho các em tập xác định vị trí địa lý tự nhiên bắt đầu từ các châu lục.


- Hướng dẫn các em tập xác định vị trí địa lý kinh tế.

- Hướng dẫn các em tập xác định vị trí địa lý chính trị.
4.3.6. Rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ
Dựa vào bản đồ địa lý tự nhiên, học sinh tập phân tích xem có những dạng
điạ hình nào, phân bố ra sao, dạng địa hình nào chiếm ưu thế, chỗ cao nhất và thấp
nhất. Từ việc mô tả những nét chung, cho học sinh mô tả những dạng địa hình và
đặc điểm của mỗi dạng.
Quy trình rèn luyện kỹ năng mô tả địa hình trên bản đồ có thể theo các bước:
- Giáo viên mô tả địa hình mẫu của một châu lục, vừa mô tả vừa hướng dẫn
học sinh cách thức, trình tự mô tả.
- Cho học sinh ghi dàn ý mô tả vào vở ghi hoặc sổ tay địa lý, khuyến khích
học sinh học thuộc dàn ý đó.
- Cho học sinh mô tả địa hình theo dàn ý đã được ghi và tập mô tả địa hình
một khu vực nào đó.
4.3.7. Rèn luyện kỹ năng mô tả khí hậu trên bản đồ
Để mô tả khí hậu của bất kỳ một lãnh thổ nào đều phải đề cập đến 3 yếu tố:
nhiệt độ, mưa, gió. Sau khi cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết trên,
giáo viên giới thiệu cho các em đàn ý, để dựa vào đấy, hướng dẫn các em tập mô tả
khí hậu trên bản đồ khí hậu.
Quy trình hướng dẫn học sinh mô tả khí hậu trên bản đồ:
- Làm cho học sinh hiểu rõ mô tả khí hậu trên bản đồ có nghĩa là mô tả
những yếu tố thành phần của nó như nhiệt độ, gió, mưa và phát hiện mối liên hệ
giữa chúng với nhau cũng như với những yếu tố tự nhiên khác.
- Giới thiệu cho các em biết cách biểu hiện các yếu tố đó trên bản đồ khí
hậu.
- Cung cấp cho học sinh dàn ý mô tả khí hậu trên bản đồ
- Hướng dẫn các em dựa vào dàn ý cho sẵn để mô tả khí hậu trên bản đồ, bắt
đầu từ cả nước rồi chuyển sang một vùng, một địa phương.
4.3.8. Rèn luyện kỹ năng mô tả sông ngòi trên bản đồ
Nhìn mạng lưới sông ngòi trên bản đồ một khu vực có thể biết ngay những



nét lớn về đặc điểm khí hậu, địa hình, động thực vật và phân bố dân cư của khu
vực đó. Do đó học sinh được rèn luyện kỹ năng này sẽ biết được những mặt khác
về tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Quy trình tiến hành:
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và dựa vào đó để mô tả một con sông:
+ Những nét chung của sông ngòi: mạng lưới ra sao, sông chảy theo hướng
nào, nguồn cung cấp nước cho sông
+ Các hệ thống sông chính: Bắt nguồn từ đâu, chảy theo hướng nào, dài hay
ngắn, có nhiều hay ít sông nhánh, các sông chảy về đâu…
- Khi học sinh đã nắm được cách mô tả một con sông, chuyển sang hướng dẫn các
em mô tả một hệ thống sông.
4.3.9. Rèn luyện kỹ năng phát hiện các mối quan hệ địa lý
Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng vì bản chất của khoa học địa lý gắn
với không gian, với bản đồ và gắn với các mối liên hệ giữa các hiện tượng. Kỹ
năng này không chỉ dựa vào sự hiểu biết về địa đồ học mà còn phải dựa vào kiến
thức địa lý, càng nắm vững, hiểu sâu, càng tích luỹ được nhiều kiến thức địa lý thì
kỹ năng này càng thành thạo. Vì thế, hơn bất kỳ kỹ năng nào, kỹ năng này cần
được hình thành dần dần qua những ví dụ từ đơn giản đến phức tạp, từ lớp dưới
đến lớp trên.
- Trước hết cần cho học sinh hiểu rõ và phân biệt các mối liên hệ địa lý:
+ Mối liên hệ đơn giản nhất là những mối liên hệ về vị trí trong không gian
của các đối tượng địa lý, những mối liên hệ này thể hiện trực tiếp trên bản đồ, học
sinh dễ dàng nhận ra.
+ Ngoài những mối liên hệ nhìn thấy ngay trên bản đồ còn có những mối
liên hệ học sinh không chỉ dựa vào bản đồ mà còn phải đưa vào vốn hiểu biết địa
lý nhất là các quy luật địa lý.
Những mối liên hệ giữa những hiện tượng tự nhiên với nhau
Những mối liên hệ giữa những hiện tượng địa lý kinh tế với nhau: Bao gồm
liên hệ giữa những ngành kinh tế, liên hệ trong phối trí sản xuất.

Những mối liên hệ giữa tự nhiên và kinh tế


- Củng cố và phát triển thêm vốn hiểu biết bản đồ học của học sinh
- Trên cơ sở vốn hiểu biết tích luỹ của học sinh, giáo viên giúp các em tự phân biệt
được các mối liên hệ địa lý thông thường và các mối liên hệ địa lý nhân quả, mang
tính quy luật.
- Hướng dẫn học sinh dựa vào bản đồ kinh tế của một số nước (hoặc khu vực) tập
đánh giá trình độ kinh tế của các nước hoặc khu vực đó.
Các bước tiến hành thường xuyên trong quá trình dạy và học sẽ dần hình
thành cho học sinh kỹ năng quan trọng nhất của môn học, giúp học sinh có thể tự
học môn địa lí bằng cách kết hợp giữa atlat và các kiến thức trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
II. Các bài tập vận dụng
Bài tập 1: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu vận chuyển hàng hoá theo loại hình vận tải qua các năm, ở nước ta.
( Đơn vị : %)
Loại hình
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển

1995
5,6
58,2
31,3
4,9

2000

4,4
58,9
30,2
6,5

2005
5,2
64,2
23,0
7,6

2007
4,2
64,1
23,1
8,6

2010
4,6
63,8
22,2
9,4

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu vận chuyển hàng hoá theo loại hình
vận tải từ năm 1995 2010?
b. Nhận xét và giải thích tại sao vận tải bằng ô tô ở nước ta lại chiếm tỉ lệ lớn ?
Hướng dẫn trả lời:
- Biểu đồ có thể sử dụng là biểu đồ cột chồng và biểu đồ miền.
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng.
Nhân xét:

- Loại hình vận tải ô tô và đường biển từ năm 1995 đến năm 2010 đều tăng, còn
đường sắt và đường sông thì giảm tỉ trọng.
- Tỷ trọng vận tải đường ô tô lớn nhất
Giải thích: Đường ô tô có tỷ trọng lớn nhất là do:


- Đây là loại hình giao thông vận tải cơ động nhất, phổ biến nhất, phù nhợp với
mọi loại địa hình.
- Nó là phương tiện vận chuyển nối liền các phương tiện khác hiệu quả kinh tế
cao.
- Có tổng chiều dài đường lớn nhất, vốn đầu tư ít.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu:
Dân số và sản lượng lúa của nước ta.
Năm
Dân số
(Triệu người)
Sản lượng
(Triệu tấn)

1982

1986

1990

1995

1998

2002


56,2

61,2

66,0

72,0

75,5

79,7

14,4

16

19,2

25,0

29,0

34,4

a. Tính sản lượng lúa bình quan theo đầu người qua các năm ?
b. Vẽ trên cùng biểu đồ thể hiện tốc độ phát triển dân số, sản lượng lúa từ năm
1982 2000 ?
c. Nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng dân số và gia tăng sản lượng lúa ở nước ta ?
Hướng dẫn trả lời:

a. Học sinh tính sản lượng bình quân đầu người qua các năm.
- Xác định biểu đồ: Biểu đồ chỉ số phát triển.
b. Tính tốc độ tăng dân số và sản lượng lúa ( Coi năm 1982 là năm gốc = 100%)
c. Vẽ biểu đồ đường: Hai đường, biểu đồ với ước hiệu khác.
Yêu cầu vẽ đẹp chính xác đủ thông tin.
d. Nhận xét biểu đồ.
- Dân số và sản lượng lúa đều tăng qua các năm.
- Dân số năm 2002 bằng 141,8 % so với năm 1982=> gia tăng dân số vẫn cao.
- Sản lượng lúa tăng nhanh , đặc biệt từ năm 1990 đến nay. Năm 2002 tăng 238,9
% so với năm 1982.
=> Sản lượng lúa tăng nhanh hơn dân số, do vậy bình quân lương thực đầu người
tăng.
Bài tập 3: Cho bảng số liệu:


Tổng sản phẩm trong nước GDP trong hai năm 2000 và 2010
( Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
2000
2010

Tổng số

Nông-Lâm-

Công nghiệp-

dịch vụ

131968

273666

Ngư nghiệp
42003
63717

Xây dựng
33221
96913

56744
113036

a. Vẽ biể đồ thích hợp thể hiện quy mô, cơ cấu GDP qua hai năm 2000 – 2010?
Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP qua hai năm 2000- 2010?
Hướng dẫn trả lời:
a. Tính cơ cấu GDP (%)
Năm

Tổng số

Nông-Lâm-

Công nghiệp-

dịch vụ

100
100


Ngư nghiệp
31,8
23,3

Xây dựng
25,2
35,4

43,0
41,3

2000
2010

b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ hình tròn.
- Vẽ hai biểu đồ bán kính khác do sự chênh lệch GDP ở hai năm
- Lập bảng so sánh quy mô và bán kính.
Năm
2000
2010

So sánh quy mô
1,0
2,07

So sánh bán kính
1,0
1,44

Yêu cầu vẽ hai biểu đồ hình tròn: Bán kính tỉ lệ; 1 : 1,44 hoặc 2 : 2,88.

Yêu cầu vẽ đẹp, chính xác, đủ thông tin.
c. Nhận xét:
- Từ 2000 2010 giá trị GDP tăng nhanh (Gấp 2 lần)- Cơ cấu giá trị sản lượng các
nghành đều tăng: Nông nghiệp tăng 1,1 lần, công nghiệp tăng 2,5 lần, dịch vụ tăng
1,99 lần.
- Tuy vậy tỉ trọng nông lâm nghiệp giảm liên tục, dịch vụ giảm nhẹ, công nghiệp
tăng nhanh nhất.
- Tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất sau đó đến công nghiệp. Điều đó phù hợp với xu
thế phát triển của đất nước.


LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
Đề 1:
Câu 1: ( 1,5 điểm): Câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Nói lên điều gì ? Chỉ đúng với vùng nào trên trái đất ? Vì sao có hiện tượng ngày
đêm dài ngắn khác nhau theo mùa ?
Câu 2: (2,5 điểm): Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận
xét sự phân bố dân cư, dân tộc ở Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ từ đó rút
ra đặc điểm về phân bố dân cư, dân tộc ở nước ta ?
Câu 3 (3 điểm ): Tây Nguyên là một trong 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp
lâu năm lớn nhất ở nước ta:
a. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn chủ yếu về điều kiện tự nhiên
và xã hội để phát triển cây công nghiệp của vùng ?
b. Cho biết sự phân bố các khu cực chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên và
biện pháp ổn định phát triển cây công nghiệp của vùng ?
Câu 4 (3 điểm): Cho bảng số liệu.
Diện tích các loại cây trồng ở nước ta thời kỳ 1995 – 2002
( Đơn vị: Nghìn ha)


Năm
2000
2005
2010

Tổng diện
tích
10496.9
12644.3
12764.1

Cây lương
thực
7322.4
8396.5
8295.8

Chia ra
Cây công
Cây công
nghiệp

nghiệp lâu

Cây ăn quả

hàng năm
761.7
778.1
840.3


năm
902.3
1451.3
1505.3

1555.5
2018.4
2122.7

a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây trồng ở nước ta thời kỳ
trên?
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển biến về quy mô và cơ cấu diện tích cây công
nghiệp trong thời gian đó?
Đề 2:
Câu 1: ( 2,0 điểm): Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Việt Nam ?


Câu 2: (2,0 điểm): Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự
phân bố các đô thị và nêu đặc điểm về quá trình đô thị hoá ở nước ta ?
Câu 3: ( 3 điểm): So sánh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở vùng
Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long ?
Câu 4: (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo nghành vận tải ở nước ta
( Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm
1990
1998
2000
2003

2005

Đường sắt
2341
4978
6285
8385
8838

Đường bộ
54640
123911
141139
172779
212263

Đường sông
27071
38034
43015
55254
62984

Đường biển
4359
11973
15553
27449
33118


a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận
chuyển của từng ngành vận tải nước ta trong thời kỳ 1990 – 2005 ?
b. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng đó ?
Đề 3 :
Câu 1: (2 điểm):Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta được biểu
hiện như thế nào ? So với những nước cùng vĩ độ ( Bắc Phi, Tây Á), Nét độc đáo
của khí hậu Việt Nam là gì ?
Câu 2: (2 điểm): Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta ? Để nâng cao chất
lượng lao động chúng ta phải làm gì ?
Câu 3: (3 điểm): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp nước ta ?
Câu 4: ( 3 điểm): Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP ) phân theo khu vự c kinh tế nước ta.
( Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm
2000
2005

Tổng số

Nông-Lâm-

Công nghiệp-

dịch vụ

273666
392996

Ngư nghiệp

63717
76874

Xây dựng
96913
157846

113036
158276


a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước
ta năm 2000 và năm 2005 ?
b. Nhận xét và giải thích về sụ chuyển dịch cơ cấu GDP của các khu vực kinh tế
nước ta năm 2000 và 2005 ?
Đề 4:
Câu 1: ( 2,5 điểm):
a. Vẽ và minh hoạ hướng của vật rơi từ hai bán cầu trên trái đất?
b. Thế nào là chuyển động biểu kiến của mặt trời trong một năm? Hệ quả địa lí của
chuyển động này ?
c. Tới điểm A- Mặt trời tròn bóng lúc 12 giờ, khi đó đồng hồ ở kinh tuyến gốc là 5
giờ 20 phút, tính kinh độ tại địa điểm A ?
Câu 2: ( 2,5 điểm): Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam, hãy so sánh đặc điểm địa hình
và khí hậu vùng Bắc trung Bộ và Nam Trung Bộ, giải thích nguyên nhân ?
Câu 3: (2 điểm): Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam, xác định vị trí địa lí vùng nông
nghiệp Đông Nam Bộ và hướng sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chuyên
canh, chuyên môn hoá của vùng ?
Câu 4: (3 điểm): Cho bảng số liệu:
Bảng số liệu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo nghành
( Đơn vị: Nghìn tấn)

Ngành
Đường sắt
Đường ô tô
đường sông
Đường biển
Đường hàng không

2005
4515
55950
20051
6670
32

2007
4752
71912
25940
9660
50

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuuyển năm 2005 và 2007
của các loại hình vận tải ở nước ta ?
b. Nhận xét và giải thích sự chuyển biến cơ cấu của nghành giao thông vận tải ở
nước ta ?


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết quả
Áp dụng đề tài này đối với năm học vừa qua tôi đã tiến hành nghiên cứu và thấy được

những kết quả khả quan.
Năm học 2012-2013 số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp trường là 3 học sinh, cấp tỉnh
là 3 học sinh (riêng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng 150% so với cùng kì năm học trước). Có 1 học
sinh được tham dự kì thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia.
Nếu được đầu tư kĩ lưỡng đây sẽ là một đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao phục vụ
thiết thực cho công tác giảng dạy thu hút được nhiều giáo viên có niềm đam mê nghiên cứu về
lĩnh vực này.
Quan trọng hơn học sinh đã cảm thấy hứng thú hơn với môn học, không bị áp lực bởi
khối lượng kiến thức thi học sinh giỏi mà chất lượng được nâng lên.
2.Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài và vận dụng đề tài vào giảng dạy tôi rút ra được một số ý
kiến sau:
*Giáo viên:


Tạo ra tâm thế hứng thú, thúc đẩy quá trình lĩnh hội tri thức môn học và bồi dưỡng học
sinh giỏi. Thông qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi đã góp
phần thúc đẩy tính tích cực tư duy của học sinh, nâng cao chất lượng học tập. Nếu có nhiều hình
thức tổ chức dạy học kết hợp với đồ dùng dạy học sẽ trở lên hấp dẫn và người học thấy được ý
nghĩa của môn học.
Qua việc nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi giúp chúng ta có có
khả năng sáng tạo và vận dụng linh hoạt tri thức trong tình huống sư phạm, đồng thời tạo điều
kiện cho học sinh phát triển môn học.
Rèn luyện cho chúng ta, kĩ năng, thói quen, tính kỉ luật trong công việc. Đồng thời có ý thức
thường xuyên học hỏi trau rồi chuyên môn để tìm ra phương pháp phù hợp.
Muốn vậy người giáo viên phải nhiệt tình, say mê, có lòng nhiệt huyết yêu nghề có kiến thức
chuyên môn vững.
*Học sinh:
Giúp các em có những định hướng trong việc ôn thi học sinh giỏi, biết vận dụng kiến thức
một cách linh hoạt vào quá trình ôn luyện. Tạo hứng thú cho việc học tập.

Có ý thức học tập, hiểu vấn đề một cách sâu sắc.
3. Khuyến nghị
Nhà trường nên tạo điều kiện cho Giáo viên có năng lực có điều kiện để nghiên cứu.
Có sự hỗ trợ về kinh phí và có sự động viên kịp thời khi giáo viên đưa ra những đề tài, ý
tưởng có tính khả thi cao.
Nên có những buổi sinh hoạt chuyên đề nhằm trao đổi kinh nhiệm về chuyên môn và
những vấn đề có liên quan, từ đó có thể rút ra các gải pháp phù hợp với từng môn học và với đối
tượng học sinh.
Lục Yên, tháng 11 năm 2012
Người viết

Lương Thị Như Hoa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 - NXB giáo dục.
Sách giáo viên Địa lí lớp 10 - XB giáo dục.
Tuyển tập đề thi Ôlimpic môn Địa lí các năm từ 2004 đến 2012
Đề thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh, quốc gia các năm từ 2006-2012.


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ




×