Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.33 KB, 67 trang )

Lời nói đầu
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền
kinh tế thế giới, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới
WTO. Thủy sản xuất khẩu là một ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam và
Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam cần chú trọng khai thác.
Tuy nhiên để làm được điều đó, nhất là trong điều kiện ngày nay, các biện pháp thuế
quan, hạn ngạch không còn được thịnh hành nữa, rào cản kỹ thuật ngày càng được
các nước nhập khẩu quan tâm và sử dụng nhiều với nhiều hình thức đa dạng bởi
nhiều lợi ích mang lại từ nó cho nước sử dụng. Việt Nam, một trong những nước chủ
yếu lấy xuất khẩu làm mặt hàng mũi nhọn, sẽ phải làm gì trước sự thay đổi này, làm
sao để có thể vượt rào thành công?
Bài viết sau đây của em nhằm mục đích phân tích một phần nào đặc trưng của thị
trường Hoa Kỳ về lĩnh vực thủy sản, các biện pháp về rào cản kỹ thuật mà Hoa Kỳ áp
dụng cho mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là đối với thủy sản từ
Việt Nam, nêu và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt
Nam sang thị trường này, qua đó nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vượt
rào trong thời gian tới.
Bài viết của em được chia làm 3 phần chính:
Phần 1. Giới thiệu về thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
Phần 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ từ Việt Nam.
Phần 3. Một số giải pháp vượt rào trong thời gian tới.
Qua bài viết này, em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Đỗ Đức Bình, trong thời
gian thực hiện bài viết đã góp ý sửa đổi giúp em hoàn thành bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
Chương một: Tổng quan chung về thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
1.1. Tổng quan về các rào cản kỹ thuật tại thị trường Hoa Kỳ.
1.1.1. Các rào cản phi thuế quan.
Rào cản phi thuế quan là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các
biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng
hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước. Các nước công nghiệp phát triển
thường đưa ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng,


bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để
giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu. Như một tất yếu khách quan, khi các
hàng rào thuế quan được các nước giảm sử dụng theo xu hướng tự do hoá
thương mại, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng
được gia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước
Các rào cản phi thuế quan ngày nay rất đa dạng, bao gồm:
• Các biện pháp kỹ thuật
• Các quy định và thủ tục hải quan
• Các thủ tục và quy trình hành chính (nói chung)
• Các loại thuế và phí trong nước
• Trợ cấp và các hỗ trợ của Chính phủ
• Các hạn chế về đầu tư hoặc các yêu cầu
• Quy định hoặc chi phí về vận chuyển
• Các hạn chế về cung cấp dịch vụ (nói chung)
• Các hạn chế về sự dịch chuyển của các thương nhân hoặc người lao động
• Các công cụ bảo hộ thương mại (chống bán phá giá, thuế đối kháng, quyền
tự vệ)
• Các quy định của thị trường trong nước…v.v…
Hàng rào kỹ thuật là một trong các hàng rào phi thuế quan. Hàng rào này
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, song nó đều liên quan đến vấn
đề tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá, công nghệ, quá trình sản xuất cũng
như việc bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản, các quá trình khác như thử
nghiệm, kiểm tra, giám định, quản lý chất lượng... đối với hàng hoá. Ở khía
cạnh tích cực, các yêu cầu này rất cần thiết cho hoạt động trao đổi mua bán
hàng hoá. Thế nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phức tạp như chính quá trình
thương mại. Các nước sử dụng các tiêu chuẩn này để bảo vệ thị trường trước
các đối thủ cạnh tranh, các nước có thể đưa ra các yêu cầu, đó là các rào cản
kỹ thuật, hàng hoá muốn đưa vào thị trường phải thỏa mãn các tiêu chuẩn mà
chỉ có họ mới đáp ứng được. Điều này đã tạo nên hàng rào bảo vệ cho hàng
hóa của nước họ trước hàng hóa của các doanh nghiệp các nước cạnh tranh.

Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống rào cản kỹ thuật được xem là một
trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu, đặc
biệt là hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Phương thức để tạo ra
rào cản chính là các yêu cầu kỹ thuật như các chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng,
tiêu chuẩn kỹ thuật phải đạt được của hàng hóa; các yêu cầu về nhãn mác,
hướng dẫn sử dụng...
Hàng rào kỹ thuật trong thương mại rất đa dạng và được áp dụng khác nhau
giữa các nước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước.
Các rào cản có thể được chia làm 3 nhóm sau:
Nhóm 1. Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and
phytosanitary): các quy định này được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ
cho con người, vật nuôi và cây trồng. Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu
liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng
của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các
phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng
nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục
chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an
toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định
này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực
vật, bảo vệ môi trường, …Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương
mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS đối với các sản phẩm có nguồn
gốc đa dạng sinh học, …
Nhóm 2. Các biện pháp đối với người tiêu dùng: các biện pháp quy
định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói bao bì,
dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất, nhãn sinh thái ( là
nhãn được dán cho sản phẩm được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu
chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống
của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải
loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của
sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Sản

phẩm có dán nhãn sinh thái thường có giá cao hơn các sản phẩm cùng loại mà
không có nhãn sinh thái ), phí môi trường... Các quy định này có thể cho phép
một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm đảm bảo hàng hoá an toàn.
Nhóm 3. Các biện pháp thương mại: các biện pháp được thực hiện
nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài
chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.
Các rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ thường chú trọng áp dụng đó là:
• Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
(HACCP ).
HACCP là hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát trọng
yếu, nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự
nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất,
chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu
dùng tức là nó không có mối nguy không thể chấp nhận cho sức khỏe. Hệ
thống này nhận biết những mối nguy có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất
thực phẩm và đặt ra các biện pháp kiểm soát để tránh những mối nguy có thể
xảy ra.
Các nguyên lý của HACCP: Có 7 nguyên tắc dùng làm cơ sở cho hệ thống
HACCP. Bao gồm:
- Hướng dẫn phân tích những mối nguy.
- Xác định những điểm kiểm soát trọng yếu ( CCPs ). Mối CCP là
một bước mà việc kiểm soát có thể áp dụng và cần thiết để ngăn
chặn hoặc loại trừ một mối nguy an toàn thực phẩm hoặc giảm bớt
nó đến mức độ cần thiết.
- Thiết lập những ranh giới tới hạn ( là tiêu chuẩn cần phù hợp với
mỗi CCp ).
- Thiết lập một hệ thống kiểm tra việc điều khiển của CCPs.
- Thiết lập hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện khi hệ thống kiểm tra
chỉ ra một CCP đặc biệt không nằm dưới sự kiểm soát.
- Thiết lập những thủ tục kiểm tra xác định hệ thống HACCP đang

làm việc hiệu quả.
- Thiết lập tài liệu dẫn chứng liên quan tới tất cả các thủ tục và các
biên bản thích hợp với những nguyên tắc này và ứng dụng của
chúng.
Các nước xuất khẩu thực phẩm sang Hoa Kỳ muốn thông quan bắt buộc phải
áp dụng đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của HACCP.
• Quy định về trách nhiệm xã hội (SA8000).
SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn
thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang
trại hay văn phòng, do Social Accountability Internaltional (SAI ) phát triển
và giám sát.
Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phải thỏa mãn 8 yêu
cầu của SA8000:
- Sử dụng lao động theo đúng độ tuổi quy định.
- Không được thuê hoặc ủng hộ việc sử dụng lao động cưỡng bức.
- Phải đảm bảo sức khỏe và an toàn, quyền lợi và chế độ bồi thường
cho người lao động.
- Cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia các hiệp hội
khác nhau.
- Không được phân biệt đối xử trong việc thuê mướn, bồi thường, cơ
hội thăng tiến…Không được cản trở việc thực hiện quyền cá nhân,
tự do tín ngưỡng…Không được đe dọa, lạm dụng hay cưỡng bức lao
động....
- Các biện pháp kỷ luật không được áp dụng hình phạt thể xác, tinh
thần và sỉ nhục bằng lời nói.
- Thời gian làm việc phải theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Chế độ bồi thường, lương thưởng phải phù hợp với luật pháp.
• Quy định về bảo vệ môi trường ( ISO14000 )
Quy định này nêu rõ các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường trong đó đặc
biệt lưu ý tới các quy định pháp lý về tác động và ảnh hưởng của môi trường

nhằm giúp các doanh nghiệp hệ thống hóa các chính sách và các mục tiêu về
môi trường của mình. Trong ISO14000 bao gồm ISO14001 và ISO14004,
ISO14001 là các yêu cầu đối với hệ thống còn ISO14004 là các văn bản
hướng dẫn xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó. Các nhà sản xuất phải tuân
thủ các yêu cầu thực hiện trách nhiệm xử lý ô nhiễm môi trường và việc sử
dụng nguyên nhiên liệu không làm mất cân bằng sinh thái, các sản phẩm sản
xuất ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường.
• Quy định về tiêu chuẩn chất lượng ( IS9000 ).
ISO9000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng do tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa ban hành. Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO9000 bao gồm
các tiêu chuẩn quy định những yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng
mà doanh nghiệp muốn được chứng nhận phải áp dụng như
ISO9001/2/3:1994, hoặc ISO9000:2000, và các tiêu chuẩn hỗ trợ khác.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
- ISO 9001: Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai,
sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9002: Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và
dịch vụ kỹ thuật.
- ISO 9003: Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử
nghiệm cuối cùng.
Cả 3 tiêu chuẩn này gộp lại thành tiêu chuẩn duy nhất là ISO9001:2000 – Hệ
thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
8 nguyên tắc của quản lý chất lượng:
- Hướng vào khách hàng ( Customer focus ).
- Sự lãnh đạo ( Leadership ).
- Sự tham gia của mọi người ( Involvement of people ).
- Cách tiếp cận theo quá trình ( Process Approach).
- Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý ( System approach to
management ).
- Cải tiến liên tục ( Continual Inprovement).

- Quyết định dựa trên sự kiện ( Factual approach to decision making ).
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng ( Mutually
beneficial supplier relationship ).
Mặc dù đây không phải là tiêu chuẩn bắt buộc với hàng hóa xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ nhưng đây là tiêu chuẩn cần có để hàng hóa có thể cạnh tranh
được trên thị trường này.
• Chống bán phá giá ( anti-dumping )
Chống bán phá giá được Hoa Kỳ thực hiện một cách chặt chẽ. Hoa Kỳ thực
hiện việc điều tra việc bán phá giá hàng nhập khẩu khi có đủ 50% số doanh
nghiệp sản xuất hàng nội địa cùng tham gia kí tên vào đơn kiện đối với nước
xuất khẩu. Cơ sở xác định hàng hóa bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ là mức
giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn mức giá bán tại thị trường nội địa
nước xuất khẩu. Khi xác định được hàng hóa là bán phá giá, bộ Thương mại
Hoa Kỳ thực hiện việc điều tra dưới sự giám sát của cơ quan trọng tài và
trung tâm thương mại quốc tế WTO. Nói thì vậy nhưng trên thực tế Hoa Kỳ
sẽ xử các doanh nghiệp vi phạm chính sách chống bán phá giá theo luật lệ
riêng của Hoa Kỳ, theo chính sách và truyền thống riêng của Hoa Kỳ.
1.1.2. Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại – TBTs.
Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) còn
được gọi là “bộ luật của các tiêu chuẩn” là một hệ thống các văn bản pháp lý
ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng
dẫn về pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp…của sản
phẩm và các hoạt động có liên quan mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc hoặc
không bắt buộc đối với các nước thành viên.
1.1.2.1. Mục đích của Hiệp định TBT.
Hiệp định TBT ra đời nhằm đưa ra một tiêu chuẩn chung nhất cho các
rào cản kỹ thuật mà các quốc gia sử dụng. Các quốc gia trên thế giới có trình
độ phát triển khác nhau cho nên việc sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật này
không nhất thiết phải hoàn toàn cứng nhắc, nhất quán. Các quốc gia có trình
độ phát triển chưa cao, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của TBT do trình

độ công nghệ, khả năng quản lý và nhận thức về tiêu chuẩn an toàn về sức
khỏe cho người tiêu dùng chưa đầy đủ thì có thể áp dụng các tiêu chuẩn thấp
hơn, mục tiêu của hiệp định nhằm không cho phép các nước phát triển đưa ra
các yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc tế, nếu không chứng minh được việc đưa
ra như vậy là có căn cứ khoa học và là cần thiết với quốc gia đó vì những mục
đích hợp pháp như bảo vệ an toàn, vệ sinh, môi trường hay an ninh.
Hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên đưa ra các cam kết, thỏa
thuận công nhận các kết quả kiểm tra, chứng nhận chất lượng hàng hóa của
nhau, nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc giám định lại chất
lượng hàng hóa tại cảng nhập khẩu của nước đối tác. Và hiệp định TBT là cần
thiết đối với hoạt động thương mại toàn cầu và các quốc gia nên tuân thủ các
nguyên tắc của hiệp định một cách tự nguyện.
Tuy nhiên, việc thực hiện các nguyên tắc của hiệp định một cách thống nhất
là một vấn đề khó khăn vì trình độ của các nước trên thế giới còn chênh lệch
nhau rất nhiều, giữa các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…với các
nước đang hoặc chậm phát triển.
Ví dụ như Việt Nam, mặc dù TBTs là một trong những hiệp định đa phương
được Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ kể từ khi gia nhập WTO. Mặc dù
việc hài hoà các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) với các tiêu chuẩn quốc tế
( TCQT) không phải là một yêu cầu bắt buộc để gia nhập WTO, nhưng trình
độ của Việt Nam về mọi mặt còn hạn chế, nên việc áp dụng thực hiện một
cách hoàn toàn triệt để các quy tắc của hiệp định là một điều rất khó. Nhưng
nếu Việt Nam không nhanh chóng nâng cao trình độ, thu hẹp chênh lệch
TCVN với quốc tế sẽ ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của DNVN, ảnh
hưởng tới việc bảo vệ sản xuất trong nước và quản lý xuất nhập khẩu sẽ trở
nên khó khăn hơn. Vì vậy, Việt Nam phải cố gắng trong việc bổ sung, hoàn
thiện, sửa đổi và thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hiệp định TBT
trong điều kiện hội nhập.
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của hiệp định TBT.
• Nguyên tắc không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất

lượng hàng hóa: Các nước thành viên phải áp dụng quy chế
tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khi đưa ra các quy
định quản lý kỹ thuật, phải đảm bảo có sự đối xử như nhau
giữa các nước thành viên và giữa hàng hoá sản xuất trong
nước và hàng nhập khẩu vào nước mình.
• Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước
thành viên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật
thống nhất đối với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, nghĩa là,
một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì không có hàng
rào kỹ thuật được tạo ra với yêu cầu cao hơn tiêu chuẩn quốc
tế đối với thương mại giữa các nước thành viên nếu không
chứng minh được việc đưa ra như vậy là có căn cứ khoa học
và là cần thiết vì những mục đích hợp pháp như bảo vệ an
toàn, vệ sinh, môi trường hay an ninh.
• Công khai, minh bạch về các biện pháp kỹ thuật mà các nước
sử dụng...
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên hiệp định còn có các nguyên tắc như hài
hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, thừa nhận lẫn nhau các kết
quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định chất lượng...
1.2. Tổng quan chung về thị trường Hoa kỳ.
1.2.1. Khái quát về tình hình chính sách và pháp luật Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ không giống các nước phát triển khác, Hoa Kỳ là nước có tầm ảnh
hưởng lớn trên thế giới vì thế mọi hoạt động của Hoa Kỳ không chỉ về kinh tế
mà còn cả về chính trị đều tác động không nhỏ đến hoạt động của các nước.
Về chính sách quản lý nhập khẩu, Hoa Kỳ là nước có chính sách quản lý nhập
khẩu phức tạp và không theo một nguyên tắc nhất định nào. Ngoài các yêu
cầu về hải quan, nhiều quy định cấm và hạn chế nhập khẩu, còn chịu sự quản
lý và điều tiết của nhiều luật lệ thuộc quyền quản lý của các cơ quan công
quyền khác. Hàng hóa nhập khẩu được thông quan khi đáp ứng được các yêu
cầu quy định trong các luật lệ liên quan và đặc biệt phải lưu ý một số rào cản

kỹ thuật của thị trường này có sự khác biệt so các thị trường nhập khẩu khác.
Ở thị trường Hoa Kỳ, mức độ sử dụng các tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế ban hành tương đối thấp hoặc thậm chí các tiêu chuẩn này
không được biết đến tại Hoa Kỳ cho dù Hoa Kỳ đã kí kết cho việc sử dụng
rộng rãi các tiêu chuẩn quốc tế này. Mặc dù có nhiều tiêu chuẩn của Hoa Kỳ
được công nhận là “ Tương đương về mặt kỹ thuật “ với các tiêu chuẩn quốc
tế, nhưng tại thị trường này, họ ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn do họ đặt ra,
các tiêu chuẩn quốc tế hiếm khi được sử dụng trực tiếp. Đặc biệt Hoa Kỳ có
một số các tiêu chuẩn mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế. Nguyên nhân là
do cơ cấu chính trị của Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ cũng như đa số công chúng
Hoa Kỳ thường có khuynh hướng bảo hộ, coi luật lệ Hoa Kỳ và bộ máy luật
pháp của họ là bất khả xâm phạm và chống đối lại bất kể những gì mà theo họ
là xúc phạm đến chủ quyền của Hoa Kỳ, cho dù là luật lệ của WTO. Ví dụ
như khi Hoa Kỳ ban hành luật CDSOA – Luật chống tiếp tục bán phá giá và
trợ giá 2000, thông qua ngày 28/10/2000, các công ty nội địa vừa được bảo hộ
vừa được tài trợ trực tiếp, vi phạm điều khoản cơ bản của WTO là đối xử
công bằng giữa công ty nội địa và công ty của các nước thành viên khác. Hoa
Kỳ đã bị 11 nước thành viên trong đó có Nhật, Hàn Quốc và Liên hiệp Châu
Âu kiện lên WTO, và kết luận là Hoa Kỳ đã vi phạm luật của WTO, phải sửa
sai. Nhưng quốc hội Hoa Kỳ đã yêu cầu tổng thống Bush bãi bỏ quyết định
của WTO, WTO đã đi quá quyền hạn của mình và xúc phạm tới nhà nước
Hoa Kỳ. Các đạo luật mà Hoa Kỳ đưa ra đa số đều nhằm mục đích bảo vệ
quyền lợi Mỹ, ví dụ như trong năm 2001, trong hơn 239 pháp lệnh chống bán
phá giá ban hành thì có 100 cái là để bảo vệ họ. Ngoài ra do Hoa Kỳ gồm 50
tiểu bang nhỏ, mỗi tiểu bang có những quy định riêng cho nên kinh tế và luật
pháp của Hoa Kỳ càng trở nên phức tạp hơn nữa.
Hoa Kỳ hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hoá từ các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ. Kết quả
là Hoa Kỳ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cách đặt ra nhiều yêu cầu chặt
chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát

triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ. Và Việt Nam cũng
không nằm ngoại lệ. Đối với nhiều nước phát triển trong đó có Hoa Kỳ có dư
sức thực hiện các tiêu chuẩn TBTs, nhưng họ lại thường đặt ra các tiêu chuẩn
kỹ thuật trong thương mại có liên quan tới thực trạng kinh tế – chính trị của
họ. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được sử dụng đặc biệt khắt khe đối
với các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Có một số lượng đáng kể các sản
phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã bị trả lại ngay khi nhập khẩu tại các cảng của
Hoa Kỳ vì chúng không phù hợp với các quy định về yếu tố môi trường, an
toàn thực phẩm v.v…mà Hoa Kỳ đặt ra. Điều đó đã gây ra nhiều thiệt hại cho
các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Các trường hợp đó cho thấy Hoa
Kỳ sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại để làm giảm lượng xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Hoa Kỳ áp dụng các rào cản kỹ
thuật trong thương mại đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam như là
một công cụ nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này.
1.2.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế Hoa Kỳ.
Hoa kỳ là một nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới với
đa dạng các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường Hoa Kỳ có
đặc trưng là một thị trường có rất ít sự can thiệp của chính phủ, nền kinh tế
được tự do thông thoáng để phát triển. Hoạt động kinh tế của chính phủ chỉ
chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa, nền kinh tế hậu công nghiệp với khía
cạnh dịch vụ đóng góp trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Những hợp đồng
kinh tế được coi là mấu chốt, là điểm quy chiếu cho mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Vì vậy, các doanh nghiệp tham gia thị trường Mỹ khi soạn thảo
hợp đồng phải hết sức chặt chẽ. Các doanh nghiệp nên nhờ các luật sư, các
ngân hàng, các kế toán, tư vấn vì họ hiểu được vấn đề gì sẽ xảy ra khi có
tranh chấp thương mại.
Về thị hiếu tiêu dùng: Hoa Kỳ có 50 bang, và một đặ khu kiên bang, với
hơn 305 triệu dân, đứng thứ 3 trên thế giới và đa dạng về chủng tộc, mỗi bang
trong Hoa Kỳ lại có những đặc điểm riêng về luật pháp, kinh tế và xu hướng,
thị hiếu tiêu dùng cho nên Hoa Kỳ có nhu cầu rất phong phú, đa dạng về hàng

hóa, dịch vụ. Tuy khác nhau để tạo thành những đặc điểm riêng biệt giữa các
bang nhưng 50 bang cũng đều có các đặc điểm tương đồng về kinh tế cũng
như văn hóa tạo nên đặc điểm chung của người Mỹ. Nhu cầu mua sắm của
người Mỹ rất cao, chiếm 21% sức mua tương đương. Khi mua hàng điều
người Mỹ quan tâm đầu tiên là chất lượng hàng hóa. Kiểu dáng, mẫu mã và
giá cả là những yếu tố cạnh tranh quyết định sự thành công của sản phẩm trên
thị trường. Họ yêu thích các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và lành mạnh,
các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo sức khỏe và an toàn với
môi trường.
Về kênh phân phối: Hoa Kỳ có kênh phân phối rộng khắp và đa dạng
với nhiều hình thức như các kênh phân phối theo chiều dọc, ngang, hệ thống
bán buôn bán lẻ đan xen nhau để lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tới tay
người tiêu dùng.
Kênh phân phối theo chiều dọc là kênh phân phối trong đó nhà sản
xuất, người bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất. Mỗi
thành viên trong hệ thống có thể có sở hữu hay thỏa thuận với các thành viên
khác hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải hợp tác. Hệ
thống phân phối này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay
người bán lẻ. Có 3 lọai kênh phân phối theo chiều dọc là: Kênh phân phối
chiều dọc theo hình thức công ty, kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận,
kênh phân phối chiều dọc theo kiểu quản lý, kiểm soát.
Kênh phân phối theo chiều ngang là hình thức phân phối trong đó 2
hoặc nhiều công ty ở cùng một tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với
nhau để thực hiện công việc phân phối. Với việc liên kết này, các công ty có
thể kết hợp nguồn lực về tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so
với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng.
Nếu như trước đây, các công ty chỉ sử dụng một kênh phân phối để bán
hàng tại một thị trường hay một phân đoạn thị trường thì ngày nay với sự đa
dạng hóa khách hàng, ngày càng có nhiều công ty sử dụng hệ thống phân phối
nhiều kênh hay còn gọi là hệ thống phân phối kép. Đây là hệ thống phân phối

trong đó một công ty tạo ra cho mình hai hay nhiều kênh phân phối để với tới
một hay nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Cùng với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, hàng hóa còn được mua bán qua mạng truyền thông như
thư từ, điện thoại, ti vi, internet hay may bán hàng tự động…
Trong thời gian gần đây do khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó xu hướng tiêu
dùng của người dân các nước đều thay đổi, trong đó xu hướng tiêu dùng của
người Mỹ là thay đổi nhiều nhất, nhiều hộ gia đình sẽ nêu cao tinh thần tiết
kiệm, đồng thời giảm thiểu chi tiêu cho các mặt hàng quá tốn kém. Các doanh
nghiệp xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần phải nắm bắt được sự thay đổi liên
tục, đa dạng nhu cầu tiêu dùng, nắm rõ thông tin về thị trường, thói quen và
thị hiếu mua sắm để có những sản phẩm và chiến lược kinh doanh phù hợp.
1.2.3. Khái quát về thị trường thủy sản Hoa Kỳ.
Nghề cá Hoa Kỳ gồm hai khối tách biệt là nghề cá thương mại và nghề
cá giải trí. Mỗi khối đều có vai trò, vị trí và sự đóng góp riêng của mình cho
đời sống của người dân và xã hội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi thủy hải sản giàu có và phong
phú vào bậc nhất thế giới. Nghề cá hoạt động ở bờ Đông thuộc Đại Tây
Dương, bờ tây thuộc Thái Bình Dương và trong các thuỷ vực nội địa rộng lớn.
Theo đánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm từ 6-7 triệu
tấn hải sản, nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, Hoa Kỳ chỉ hạn
chế ở mức 4,5- 5 triệu tấn/năm. Hoa Kỳ có đội tàu cá hiện đại bậc nhất nhì thế
giới với cơ cấu khai thác hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm được đề cao bằng
cách hạn chế khai thác các đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các
đối tượng có nhu cầu và giá trị cao trên thị trường. Sản lượng khai thác tăng
nhanh đáng kể từ năm 1950 sản lượng khai thác đạt khoảng 2.7 triệu tấn /
năm, đến năm 1995, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt trung bình 5,9-6,0 triệu
tấn/năm. Tuy nhiên, năm 1998 sản lượng giảm dần còn 5,3 triệu tấn, năm
2001 và 2002, sản lượng khai thác duy trì ở mức 5,8 triệu tấn và không tăng
được nhiều trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của quy định thu hẹp vùng
khai thác và một số yếu tố thiên nhiên như điều kiện đại dương, điều kiện thời

tiết…Đối tượng khai thác chủ yếu là cua biển, tôm, cá hồi, cá ngừ cá tuyết…
Hoa Kỳ là nước có sản lượng cua hàng đầu thế giới với sản lượng hàng năm
đạt khoảng 200 nghìn tấn và là nước có sản lượng khai thác cá hồi đứng thứ
hai trên thế giới (sau Nhật Bản). Ngoài ra còn hơn 180.000 tấn được đánh bắt
và cập cảng nước ngoài, nâng tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Hoa Kỳ
chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác thuỷ sản toàn thế giới, đứng hàng
thứ 5 thế giới về sản lượng (sau Trung Quốc, Nhật Bản, Pêru và Chilê). Tôm
càng xanh ngày càng được Hoa Kỳ quan tâm tới việc nuôi trồng do sức tiêu
thụ của thị trường tăng trong khi nguồn cung cấp trong nước không đủ khả
năng đáp ứng.
Công nghiệp chế biến thuỷ sản khổng lồ của Hoa Kỳ được phân bố ở
khắp các bang, nhưng tập trung ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở
bờ Tây, ngoài ra còn nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển. Người
tiêu dùng Hoa Kỳ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế giá trị cao nên công
nghiệp chế biến đã phát triển mạnh và đạt trình độ cao. Chủng loại sản phẩm
chế biến rất đa dạng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung vào sản xuất ba
dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không
chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng, mà còn chế
biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác.
Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, đa dạng, hiện đại,
đáp ứng về cả thời gian và đảm bảo chất lượng cao.
Về xu hướng tiêu thụ, tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa
thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm
cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một
trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi
mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa
Kỳ. Ước tính tiêu thụ cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập
khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu
là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài.
Về mức tiêu thụ, những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa

chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Mức chi tiêu cho thuỷ sản
tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng Hoa Kỳ
đạt 61,2 tỷ USD, doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD. Điều đó
cho thấy mức tiêu thụ rất cao của người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên từ giữa năm
2007 trở lại đây do nền kinh tế Hoa Kỳ lâm vào suy thoái, người tiêu dùng
tăng tiết kiệm, giảm chi tiêu và đặc biệt là các mặt hàng giá cao. Trước đây,
hải sản, đặc biệt là tôm, được coi là mặt hàng cao cấp, là mặt hàng thực phẩm
không thể thiếu thì ngày nay tôm cũng đặc biệt bị liệt vào mặt hàng cần hạn
chế trong tiêu dùng. Tâm lý tiêu dùng này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả
năng tiêu thụ hải sản không chỉ của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào
thị trường Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ
nội địa.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ: Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn
nhất (chiếm khoảng 50% thị phần) với các sản phẩm cá hồi, surimi và trứng
cá. Tiếp sau Nhật Bản là Canađa, EU và Hàn Quốc. Trong khối EU có Anh và
Pháp là hai bạn hàng lớn của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ nhập khẩu thuỷ sản từ 130 nước trong đó dẫn đầu là Thái Lan,
Êcuađo, Canađa, Trung Quốc, Chilê, Mêhicô và Ấn Độ…
1.3. Thể chế và quy định của Hoa Kỳ đối với ngành thủy sản nhập khẩu.
1.3.1. Thể chế của Hoa Kỳ với ngành thủy sản nhập khẩu.
Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ (FDA) là một cơ quan của Bộ
Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tất cả các thực phẩm phải được sản
xuất phù hợp với các tiêu chuẩn của Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa
kỳ. FDA chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm (trừ thịt, thịt gia cầm, trứng
sấy khô và đông lạnh, các loại đồ uống có cồn, thuốc lá, mỹ phẩm, dược
phẩm, các chế phẩm sinh học, các dụng cụ y tế và các sản phẩm X-quang).
FDA có nhiệm vụ đảm bảo rằng các thực phẩm nhập vào Hoa Kỳ phải là các
sản phẩm an toàn, sạch, không độc hại, đúng nhãn mác với đầy đủ các thông
tin về sản phẩm. Năm 1994, FDA đề xuất các quy định về Hệ thống điểm
kiểm soát tới hạn và phân tích mối nguy (HACCP) đối với thuỷ sản. HACCP

đã được xác nhận bởi các cơ quan như Viện Khoa học Quốc gia, Uỷ ban tiêu
chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex Alimentations Commission) và Uỷ ban tư
vấn quốc gia về các tiêu chuẩn vi sinh đối với thực phẩm.
Cục Hải quan Hoa Kỳ là một cơ quan trực thuộc Bộ tài chính Hoa Kỳ,
chịu trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập khẩu, kiểm soát hàng hoá, con
người và các đối tượng nhập vào hoặc xuất ra khỏi nước Mỹ.
Cơ quan thuỷ, hải sản quốc gia Hoa Kỳ (NMFS) trực thuộc Vụ Hải
dương quốc gia, Bộ Thương mại Mỹ. Các sản phẩm hải sản nhập khẩu phải
đáp ứng các yêu cầu của cơ quan này và của cả Cơ quan thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ.
1.3.2. Các quy đinh của Mỹ đối với thuỷ sản nhập khẩu.
o Luật thực phẩm.
Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập
khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm
bảo cung cấp thực phẩm an toàn.
Theo luật an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ, tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến,
đóng gói, phân phối, bảo quản thực phẩm, thức uống... có hàng xuất khẩu qua
Hoa Kỳ phải tiến hành đăng ký với Cơ quan kiểm phẩm FDA trước khi sản
phẩm được nhập vào nước này. Sau ngày 12-12-2003, hàng hóa có xuất xứ từ
những nhà máy, xưởng chưa đăng ký sẽ bị ngăn không cho nhập vào Hoa Kỳ.
Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã
thực hiện chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào
thị trường này. Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Mỹ, doanh nghiệp phải
gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục Thực phẩm và Dược phẩm Hoa
Kỳ (FDA). FDA xem xét khi cần thì kiểm tra. Nếu FDA kết luận là đạt yêu
cầu thì cấp phép cho doanh nghiệp đó. FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu.
Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có
các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước
hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời, tên doanh
nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” (Detention).

Năm lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để
kiểm tra theo chế độ tự động. Chỉ sau khi cả năm lô hàng đó đều đảm bản an
toàn, vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh
nghiệp đó ra khỏi danh sách “Cảnh báo nhanh”.
o Luật về nhãn hiệu hàng hóa
Ở Hoa Kỳ tồn tại nhiều quy định do các cơ quan chức năng khác nhau
ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu về nhãn hiệu, tên thương
mại, tác quyền và sáng chế. Hải quan Hoa Kỳ không được phép cho các sản
phẩm từ nước ngoài mang nhãn hiệu đã đựơc các tổ chức, công dân Mỹ đăng
ký tại Hoa Kỳ thông quan.
o Các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa.
Về nguyên tắc, tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra và dán nhãn đáp
ứng các quy định và điều luật tương thích, mỗi nhãn hiệu thực phẩm phải
chứa đựng các thông tin cụ thể, dễ nhận biết mà các khách hàng bình thường
cũng có thể đọc và hiểu theo những điều kiện thông thường khi mua và sử
dụng. Tất cả các thực phẩm phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh, chứa đựng các
thông tin về thành phần, dinh dưỡng, cách sử dụng, giá trị chuẩn khi sử dụng
hàng ngày, nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
v.v… bằng tiếng Anh.
Luật ghi nhãn xuất xứ (COOL) của Mỹ được ban hành từ ngày
30/9/2008 và Bộ Nông nghiệp Mỹ dự định sẽ bắt đầu thực thi quy định này
vào tháng 4/2009.
o Các quy định về phụ gia thực phẩm.
Các phụ gia thực phẩm phải được kiểm duyệt trước khi đưa ra thị
trường. Trước khi chào bán một loại thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu vào thị
trường Mỹ, nhà sản xuất phải nộp đơn yêu cầu lên FDA để được phê duyệt.
Một đơn xin phê duyệt về thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu phải có các bằng
chứng thuyết phục rằng chất phụ gia đó thực sự có tác dụng như dự kiến.
FDA sau đó dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học hiện có sẽ quyết định chuẩn
thuận nếu chất phụ gia đó an toàn theo các điều kiện sử dụng đã được đề xuất.

Chương 2. Thực trạng nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ
từ Việt Nam.
2.1. Hàng rào kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt
Nam.
Hoa Kỳ áp dụng hệ thống các công cụ biện pháp bảo hộ mang tính tinh
vi và phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Các rào cản kỹ thuật và hạn
ngạch được dựng lên rất chặt chẽ. Tùy theo đối tượng mà tính chất của các
hàng rào đó sẽ thay đổi mức độ theo.
Hoa Kỳ chia các quốc gia trên thế giới thành 3 nhóm nước để áp dụng các
tiêu chuẩn ấy.
Nhóm 1: Áp dụng chính sách ưu đãi với các nước được coi là đồng
minh như Nhật Bản, EU…và một số đối tác quan trọng thuộc thành viên của
WTO.
Nhóm 2: Nhóm các nước theo đuổi chế độ cộng sản, đặc biệt là các
nước thược chế độ XHCN trước đây, Hoa Kỳ thường áp dụng các biện pháp
hạn chế quan hệ thương mại, có những trường hợp áp dụng chính sách cấm
vận.
Nhóm 3: Hoa Kỳ thực hiện chính sách cấm vận đối với các nước được
coi là kẻ thù của Mỹ như các nước ủng hộ cho lực lượng khủng bố, tang trữ
sử dụng vũ khí hạt nhân…Như Bắc Triều Tiên, Irac, Apakistan…
Việt Nam thuộc nhóm nước thư 2 nhưng hiện nay Việt Nam đã có quan hệ
bình thường với Mỹ và đã ký với Mỹ hiệp định thương mại song phương Việt
– Mỹ. Việt Nam được hưởng ưu đãi tối huệ quốc, được hưởng ưu đãi thuế
quan phổ cập (GSP).
Các rào cản kỹ thuật thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng với Việt Nam bao
gồm tất cả các quy định và tiêu chuẩn chung đối với thủy sản nhập khẩu, phải
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định, thể chế của các cơ quan hành chính
Hoa Kỳ. Ngoài các quy định này các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng
được các tiêu chuẩn về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng ( Tiêu
chuẩn HACCP ), quy định về trách nhiệm xã hội ( Tiêu chuẩn SA8000 ), quy

định về bảo vệ môi trường ( Tiêu chuẩn ISO14000 ). Ngoài ra để nâng cao
khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp nên áp dụng
quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ( ISO9000 ). Các sản phẩm thủy
sản phải đáp ứng tất cả các yêu cầu để qua được các điểm kiểm tra ở cửa khẩu
của Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần biết các quy định và tiêu
chuẩn của Hoa Kỳ về chất lượng, kích cỡ, đóng gói, nhãn mác,v.v.. Các nhà
chế biến của Việt Nam cần chú trọng tăng cường các chương trình phòng
chống rủi ro thông qua việc đánh giá sự phù hợp với HACCP trong sản xuất
và chế biến. Điều này sẽ giúp các nhà xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm
một cách hiệu quả hơn trong khâu chế biến để có thể qua bất kỳ một điểm
kiểm tra nhập khẩu tại cửa khẩu ở Hoa Kỳ. Các công ty thủy sản Việt Nam
phải chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình và có chỗ đứng vững vàng trên
thị trường Hoa Kỳ, họ cần phải cân nhắc các cách để đảm bảo chất lượng cao
cho các sản phẩm của họ khi xuất sang Hoa Kỳ.
2.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời
gian qua.
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hoá
quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối
với Việt Nam. Hai nước thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào ngày 12 tháng 7
năm 1995. Việc thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ (BTA) ký ngày 13/7/2000 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá
trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, kim ngạch thương mại hai chiều
ngày càng tăng. Năm 2003 kim ngạch thương mại hàng hoá hai chiều đã đạt
gần 5,8 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40
của Hoa Kỳ.
Bảng 1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1995-2000.
Năm Doanh thu (triệu usd)
1995 19.58
1996 33.99
1997 46.38

1998 80.60
1999 128.12
2000 301.30
( Nguồn Bộ thủy sản Việt Nam)
Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản
phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ mà phải
thông qua nước thứ ba, chủ yếu là Singapore và Hồng Kông. Sau khi Hoa Kỳ
chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam, tháng 7 năm 1994 lô
hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cafatex xuất khẩu cập cảng
tiểu bang Florida mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ thương mại
thuỷ sản giữa hai nước.
Do việc kí kết thành công hiệp định thương mại song phương Việt nam – Hoa
Kỳ, Việt nam được dỡ bỏ lệnh cấm vận, các doanh nghiệp Việt Nam được
phép xuất khẩu trực tiếp không phải qua bên thứ ba, đồng thời sản phẩm được
xuất sang nhiều thị trường khác nhau, vì vậy doanh thu từ thủy sản tăng
nhanh từ năm 1995. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam
sang Hoa Kỳ đạt 80.6 triệu USD, tăng gần gấp đôi năm 1997 (40.38 triệu
USD). Năm 1999 kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ vượt qua
ngưỡng 100 triệu USD, đạt 128.12 triệu USD, tăng 62% so với năm
1998. Tổng khối lượng xuất khẩu hàng thủy sản (chính ngạch) tăng từ 127
ngàn tấn năm 1995 lên gần 300 ngàn tấn năm 2000, đưa tổng kim ngạch xuất
khẩu từ 621 triệu USD năm 1995 lên tới 1475 triệu USD năm 2000. Tiềm
năng thủy sản của Việt Nam đang dần chứng tỏ mình!
Bảng 2: Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai
đoạn 1995 – 2000.
Đơn vị: Nghìn USD
Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Cá sống 44 115 180 113 129 175
Cá sấy khô
41


129

208

595

394
37
4
Hải sản thân mềm
391

1.06

1.06

665

2.92
8.
17
Cá đông lạnh
976

2.55

3.15

4.47


5.27
6.
80
Cá tươi
46

14

65

1.63

3.45
9.
59
Cá filê, cá thịt khác
1.14

1.51

4.8

8.44

15.62
32.
61
Tôm nước lợ
16.94


28.6

36.9

64.68

80.28
185.
12
(Nguồn: Thống kê thương mại - Số liệu của Bộ thương mại Mỹ năm 2000)
Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Mỹ, tôm chiếm tỷ trọng
chính 74% tổng trị giá hàng thuỷ sản xuất khẩu. Tôm đông lạnh xuất khẩu của
Việt Nam được phần lớn người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng. Tuy nhiên, tôm
Việt Nam vẫn chỉ chiếm một thị phần nhỏ (5.3%) trong tổng lượng tôm nhập
khẩu của Mỹ so với Thái Lan (44.2%) và Mêhicô (10.2%).
Bảng 3: Cơ cấu hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ giai
đoạn 2000 – 2004.
Đơn vị: Nghìn USD
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004
Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45
Cá sống 175 216 201 271 357
Cá sấy khô, ướp muối,
hun khói …
374 596 722 1,005 3,549
Hải sản thân mềm,
nhuyễn thể
8,17 6,16 5,82 7,44 6,18
Cá đông lạnh (không
bao gồm cá filê hoặc

cá thịt khác)
6,80 10,22 9,23 10,70 14,71
Cá tươi (không bao
gồm cá filê hoặc cá
thịt khác)
9,59 16,64 24,67 23,66 25,38
Cá filê và cá thịt khác 32,61 41,72 69,17 56,45 78,36
(Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2000 tăng nhanh hơn 2
lần so năm 1999 trong đó tôm chiếm hơn 70% giá trị xuất khẩu thủy sản vào
thị trường này. Việt nam trở thành nước đứng thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm
và thứ bảy về sản lượng.
Thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng trở nên đa dạng
hơn. Ngoài tôm, các doanh nghiệp Việt nam cũng xuất khẩu các sản phẩm
tươi sống khác như cá ngừ, cá thu và cua với mức giá ổn định. Nhìn chung,
tôm và cá vẫn là các mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị
trường Mỹ, trong đó các mặt hàng xuất khẩu có khối lượng lớn năm 2002
phải kể đến là tôm các loại (33,200 tấn), cá Tra và cá Basa (7,800 tấn), và cá

×