Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát tác dụng và hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ và probiotics thay thế kháng sinh nhằm mục đích kích thích tăng trưởng và phòng ngừa tiêu chảy trên heo con sau cai sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.55 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU ...........................................................................................2
1.2.1. Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...........................................................................................................2
PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC....................................................................................3
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HEO CAI SỮA ..........................................................3
2.1.1. Sinh lý tiêu hóa và hấp thu của heo con.........................................................3
2.1.2. Độ pH của đường tiêu hóa .............................................................................4
2.2. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT ........................................................................4
2.2.1. Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột ...........................................................5
2.2.2. Mối liên hệ giữa vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật......................5
2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY ...........................................................6
2.3.1. Tiêu chảy do cảm nhiễm vi sinh vật ..............................................................6
2.3.1.1. Tiêu chảy do E.coli ............................................................................6
2.3.1.2. Tiêu chảy do các vi sinh vật khác ......................................................7
2.3.2. Tiêu chảy không do vi sinh vật ......................................................................7
2.3.2.1. Do ngoại cảnh, nuôi dưỡng, chăm sóc...............................................7
2.3.2.2. Do sinh lý heo con .............................................................................8
2.3.2.3. Do heo mẹ ..........................................................................................8
2.4 . AXIT HỮU CƠ .......................................................................................................8
2.4.1. Sự axit hóa đường ruột ...................................................................................8
2.4.2. Hiệu quả sử dụng axit hữu cơ ..................................................................... 11
2.5. PROBIOTICS ........................................................................................................ 12
2.5.1. Tổng quan về Probiotics ............................................................................. 12
2.5.2. Cơ chế tác động của probiotics ................................................................... 12
2.6. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHẾ PHẨM SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM .......... 13
2.6.1. Kháng sinh .................................................................................................. 13


v


2.6.2. Axit hữu cơ.................................................................................................. 14
2.6.3. Probiotics..................................................................................................... 14
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................. 16
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ................................................................................ 16
3.1.1. Thời gian thí nghiệm ................................................................................... 16
3.1.2. Địa điểm ...................................................................................................... 16
3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO CHỢ GẠO........................... 16
3.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 16
3.2.2. Cơ cấu tổ chức............................................................................................. 16
3.2.3. Chức năng của trại ...................................................................................... 17
3.2.4. Cơ cấu đàn................................................................................................... 17
3.2.5. Bố trí chuồng trại ........................................................................................ 17
3.2.6. Con giống .................................................................................................... 18
3.2.7. Thức ăn và nước uống................................................................................. 18
3.2.8. Nuôi dưỡng và chăm sóc............................................................................. 18
3.2.9. Vệ sinh sát trùng.......................................................................................... 19
3.2.10. Quy trình tiêm phòng của trại ................................................................... 20
3.3. PH ƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM................................................... 21
3.3.1. Đối tượng thí nghiệm .................................................................................. 21
3.3.2. Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 21
3.3.3. Điều kiện thí nghiệm ................................................................................... 22
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ................................................................................. 25
3.4.1. Tăng trọng ................................................................................................... 25
3.4.2. Chỉ số tiêu tốn thức ăn ................................................................................ 25
3.4.3. Tỉ lệ nuôi sống............................................................................................. 25
3.4.4. Tỉ lệ ngày con tiêu chảy .............................................................................. 25
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................................. 25

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 26
4.1. TĂNG TRỌNG BÌNH QUÂN .............................................................................. 26
4.2. KHẢ NĂNG TIÊU THỤ THỨC ĂN.................................................................... 30

vi


4.3. HỆ SỐ BIẾN CHUYỂN THỨC ĂN..................................................................... 32
4.4. TỶ LỆ TIÊU CHẢY ............................................................................................. 34
4.5. TỶ LỆ NUÔI SỐNG ............................................................................................. 36
4.6. TỔNG KẾT CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI QUA CÁC TUẦN THÍ NGHIỆM ...... 37
4.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................................... 38
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................... 39
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 39
5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 42

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. pH ở những giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa .........4
Bảng 2.2. Một số đặc điểm giúp chẩn đoán bệnh tiêu chảy ở heo con ...........................7
Bảng 2.3. Đặc tính hóa học của một số axit thường dùng để axít hóa đường ruột ...... 10
Bảng 3.1. Quy trình tiêm phòng của trại ...................................................................... 20
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................ 22
Bảng 3.3. Bảng công thức thức ăn................................................................................ 23
Bảng 3.4. Giá trị dinh dưỡng thức ăn ........................................................................... 24

Bảng 4.1. Trọng lượng bình quân qua 4 tuần thí nghiệm............................................. 26
Bảng 4.2. Tăng trọng bình quân trong 4 tuần thí nghiệm ............................................ 27
Bảng 4.3. Tiêu thụ thức ăn qua các đợt thí nghiệm...................................................... 30
Bảng 4.4. Hệ số biến chuyển thức ăn hằng tuần của các lô ......................................... 32
Bảng 4.5. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua 3 đợt thí nghiệm ............................................ 34
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống qua các đợt thí nghiệm. ...................................................... 36
Bảng 4.7. Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ở các lô qua các tuần thí nghiệm ................. 37
Bảng 4.8. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các lô ............................................................ 38

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Tăng trọng bình quân heo cai sữa qua các tuần thí nghiệm..................... 28
Biểu đồ 4.2. Thức ăn sử dụng qua các tuần thí nghiệm ............................................... 31
Biểu đồ 4.3. Hệ số biến chuyển thức ăn qua các tuần thí nghiệm................................ 33
Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy qua các đợt thí nghiệm .................................... 34
Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nuôi sống qua các đợt thí nghiệm ................................................... 36

ix


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thí nghiệm được tiến hành tại trại heo Chợ Gạo ấp Long Bình Điền huyện Chợ Gạo
tỉnh Tiền Giang. Thời gian thực hiện từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007. Thí
nghiệm được tiến hành trên 135 heo con cai sữa được chia thành 3 đợt mỗi
đợt là 45 con chia ra thành 3 lô, mỗi lô gồm 15 con đồng đều về lứa tuổi giống và tính
trạng. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Theo dõi các chỉ tiêu
theo ngày, tuần và đợt thí nghiệm.

Thức ăn thí nghiệm là A215 của nhà máy thức ăn gia súc Mỹ Tường thuộc công ty chăn
nuôi Tiền Giang.
Chế phẩm bổ sung
- Kháng sinh A.
- Axit hữu cơ B.
- Probiotics C.
Các số liệu được xử lý trên phần mềm Minitab 12.21 For Window và Microsoft
Excel.
Tên luận văn: “Khảo sát tác dụng và hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu
cơ và probiotics thay thế kháng sinh nhằm mục đích kích thích tăng trưởng
và phòng ngừa tiêu chảy trên heo con sau cai sữa”.
Kết quả thí nghiệm:
Tăng trọng bình quân lúc kết thúc thí nghiệm của lô đối chứng là 7,60kg, lô thí
nghiệm 2 là 8,90kg, ở lô thí nghiệm 1 là 8,71kg.
Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ở 3 lô tương đương với nhau.
Hệ số chuyển biến thức ăn ở lô thí nghiệm 2 là 1,73kg thức ăn/kg tăng trọng, lô
thí nghiệm 1 là 1,78 kg thức ăn/ kg tăng trọng và lô đối chứng là 1,81kg thức ăn/kg tăng
trọng.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ở lô thí nghiệm 2 là 0,24% lô thí nghiệm 1 là 0%
lô đối chứng là 3,75%.
Tỷ lệ nuôi sống ở lô thí nghiệm 2 là 97,78%, lô thí nghiệm 1 là 100% lô đối
chứng là 93%.
Chi phí cho1kg tăng trọng ở lô thí nghiệm 2 là 12.735đ, lô thí nghiệm 1 là
12.544đ lô đối chứng là14.095đ.

x


1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm để kích thích
tăng trưởng đối với heo, gà con bắt đầu từ năm 1949 và phổ biến khắp nơi trên thế giới
vào những năm 1950 (Đào Huyên, 2002). Trong nhiều thập kỉ qua, việc sử dụng kháng
sinh như là một chất kích thích sinh trưởng đã không thể thiếu được trong ngành
sản xuất thức ăn gia súc trên thế giới.
Sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn gia súc vừa có tác dụng kích thích sinh
trưởng vừa có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỉ lệ hao hụt, nâng cao hiệu quả
kinh tế. Song mặt trái của nó là sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn rất phổ biến, có
nguy cơ lây lan cho người và gia súc, đồng thời khả năng tồn dư kháng sinh trong thịt
gia súc, gia cầm là rất cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nhiều nước trên thế giới đã cấm hoặc hạn chế việc sử dụng kháng sinh làm chất
kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi. Để khắc phục tình trạng giảm trọng
lượng heo khi không dùng kháng sinh, nhiều nước đã và đang sử dụng các chế phẩm
thay thế kháng sinh như axit hữu cơ, probiotics, enzyme, các chất chiết từ thảo mộc,
…. Các chất thay thế kháng sinh này đã và đang dần được các nhà sản xuất thức ăn
cũng như các nhà chăn nuôi tin tưởng và áp dụng có hiệu quả.
Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ở nước ta cũng rất phổ biến và
có tính lạm dụng ở một số nơi. Nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, bệnh đường ruột
cho heo đã đề kháng kháng sinh. Một trong những nguyên nhân gây ra sự đề kháng
ngày càng mạnh của vi khuẩn gây bệnh trên người chính là sự lạm dụng kháng sinh
một cách bừa bãi để điều trị bệnh cho người và không khoa học trong việc phòng
và trị bệnh cho gia súc. Kháng sinh sử dụng trong thức ăn gia súc và những tồn dư của
nó trong sản phẩm chăn nuôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của con người khi con
người sử dụng các sản phẩm nêu trên.


2


Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát tác dụng và hiệu
quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ và probiotics thay thế kháng sinh
nhằm mục đích kích thích tăng trưởng và phòng ngừa tiêu chảy trên heo con sau
cai sữa.”
1.2. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ và probiotics
trong khẩu phần heo con sau cai sữa lên sự sinh trưởng và sức kháng bệnh.
1.2.2. Yêu cầu
- Thử nghiệm chế phẩm axit hữu cơ và probiotics vào thức ăn heo con sau cai sữa
được nuôi dưỡng trên chuồng công nghiệp.
-Ghi nhận tình hình sức khỏe, mức độ tăng trưởng và tỷ lệ tiêu chảy trên heo sau cai
sữa.
-Tính hiệu quả kinh tế.


3

PHẦN II: CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HEO CAI SỮA
2.1.1. Sinh lý tiêu hóa và hấp thu của heo con
Heo con mới sinh có bộ máy tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh về cấu tạo và
chức năng. Khi còn trong bào thai, nguồn dinh dưỡng do máu mẹ cung cấp qua tĩnh
mạch rốn là chủ yếu và khi rời khỏi bụng mẹ, bộ máy tiêu hóa bắt đầu hoạt động để đáp
ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng vì vậy heo rất mẫn cảm với các bệnh
tật và dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.
Theo Nguyễn Như Pho (1998), trên heo sơ sinh khả năng tiết axit chlohydric rất ít
chỉ đủ biến đổi men pepsinogen thành pepsin, lượng HCl tự do quá ít không đủ sức làm
tăng độ toan của dạ dày. Sự phân tiết các men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non kém
chỉ đủ sức tiêu hóa các loại thức ăn đơn giản như sữa, men sacharase chỉ hoạt động mạnh

sau hai tuần, men manrase chỉ phân tiết đủ sau bốn tuần.
Trong giai đoạn heo con theo mẹ, sự lên men của sữa sẽ sản sinh ra axit lactic do
đó có thể khống chế được sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Đối với heo con cai sữa
do nguồn sữa mẹ bị cắt, kéo theo lượng axit lactic giảm nên là điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn có hại phát triển mạnh gây rối loạn tiêu hóa.
Khả năng hấp thu thức ăn của heo con cai sữa còn bị giảm do việc bào mòn của
biểu mô đường ruột do tác động của quá trình ăn thức ăn cứng. Màng nhày ruột non có
những thay đổi khi heo được cai sữa ở 3-4 tuần tuổi, so với trước khi cai sữa, nhung
mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau khi cai sữa. Tình trạng ngắn này vẫn tiếp tục
cho đến ngày thứ năm sau cai sữa (Hampson and Kidder). Vì vậy cần ít nhất năm tuần
mới có thể khôi phục hệ nhung mao đường ruột, việc giảm chiều dài nhung mao ruột
và hình dạng chưa trưởng thành của quần thể tế bào ruột giải thích tại sao heo con sau
cai sữa dễ mẫn cảm với bệnh tiêu chảy.
Để thích nghi với những thay đổi trên, bộ máy tiêu hóa của heo con phải trải qua
quá trình phát triển nhanh về kích thước, dung tích và hoạt động sinh lý để có thể tiêu
hóa được nhiều loại thức ăn, thích ứng với môi trường sống.


4

2.1.2. Độ pH của đường tiêu hóa
Theo Nguyễn Bạch Trà (1998) trong thời gian đầu (trước 1 tháng tuổi) dịch vị
của heo con hầu như không có HCl tự do. Lượng HCl do dạ dày tiết ra ít và lại nhanh
chóng kết hợp với dịch nhày, đây là hiện tượng “thiếu HCl” trong dịch vị gây nên hiện
tượng tiêu chảy sau cai sữa. Heo càng lớn thì lượng dịch vị tiết ra càng nhiều, HCl
càng tăng nhanh ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi và tính chất diệt khuẩn của nó rõ nhất ở
40-50 ngày tuổi.
Khi thức ăn vào trong dạ dày của heo thì pH trong dạ dày lập tức nâng từ 2 lên
3-5, điều này làm ức chế phần lớn enzyme tiêu hóa trên. Sự tăng pH trong dạ dày có liên
quan đến tuổi heo sau cai sữa, thức ăn đặc hoặc lỏng và thành phần của thức ăn.

Khi pH trong dạ dày không thích hợp cho các enzyme tiêu hóa protein hoạt động
thì các protein đó sẽ đi qua dạ dày đến ruột gây nên hiện tượng dị ứng kháng nguyên
làm bào mòn niêm mạc ruột. Khi pH đường ruột tăng cao cũng là môi trường thích
hợp cho các vi sinh vật có hại phát triển.
Bảng 2.1. pH ở những giai đoạn khác nhau của ống tiêu hóa heo con sau cai sữa
Vị trí
Dạ dày

0 ngày
3,8

3 ngày
6,4

6 ngày
6,1

9 ngày
6,4

Tá tràng

5,8

6,5

6,2

6,6


Không tràng

6,8

7,3

7,3

7,0

Hồi tràng

7,5

7,8

7,8

8,1

(Makkink, 1994; trích dẫn tài liệu hội thảo của công ty Biomin, 2004)
2.2. HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT
Khi thú mới sinh hệ vi sinh vật đường ruột chưa có hoặc có rất ít. Nhờ việc bú mẹ,
liếm láp thức ăn trên nền chuồng mà vi sinh vật từ bên ngoài đã đi vào đường tiêu hóa
heo con. Tại đây, những vi sinh vật không thích nghi với môi trường tiêu hóa sẽ bị tiêu
diệt và thải ra ngoài. Một số ít thích nghi sẽ được sinh sản phát triển thành hệ vi sinh
vật đường ruột.


5


2.2.1. Thành phần hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997), Niconxkij (1983), hệ vi sinh vật đường ruột
động vật rất phong phú và được chia thành hai loại:
- Loại vi sinh vật tùy nghi: thay đổi tùy theo thức ăn, môi trường đường tiêu
hóa, sức đề kháng của cơ thể… như nấm men, nấm mốc, proteus, Salmonella,
Klebsiella, E.coli, Clostridium, Shigella… đa số chúng thích nghi với môi trường pH
trung tính đến kiềm.
- Loại vi sinh vật bắt buộc: thích nghi với môi trường dạ dày - ruột của động
vật mà trở thành loại định cư vĩnh viễn, gồm có Streptococcus lactis, S.faecium,
Lactobacillus

acidophilus,

L.bulgaricus,

Bacillus

sublitis,

Bifidobacterium,

Sacharomyces cerevisiae, S.boulardii, Aspergillus niger, A.oryzae…
2.2.2. Mối liên hệ giữa vi sinh vật đường ruột và sức khỏe động vật
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977), các vi sinh vật trong dạ dày, ruột tham gia phân giải
các chất dinh dưỡng. Vi khuẩn lactic phân giải tinh bột và đường thành axit lactic
(có tác dụng kiềm chế vi khuẩn gây thối và một số vi khuẩn khác), axit acetic,... , vi
khuẩn sản sinh men amylase để phân giải tinh bột và men protease để phân giải
protein. Ngoài ra, một số vi khuẩn (Bacillus sublitis) còn tổng hợp được vitamin nhóm
B. Ngược lại, các vi sinh vật gây thối rữa lại là nguồn gây bệnh đường ruột (chẳng hạn

E.coli) khi sức khỏe gia súc sút giảm do dinh dưỡng kém hoặc do tác động của môi
trường.
Theo tài liệu của công ty Victory (2001), trong đường ruột gia súc có khoảng 100
loài vi khuẩn hợp lại thành 2 nhóm chủ yếu. Nhóm vi khuẩn có lợi chủ yếu gồm có
Bifidobacterium, Eubacterium, Lactobacillus. Nhóm vi khuẩn có hại chủ yếu gồm
Clostridium, Escherichia coli. Nhóm vi khuẩn có hại sẽ trở nên chiếm ưu thế khi gia
súc bị bệnh hoặc bị nhiễm từ môi trường. Trong điều kiện nuôi nhốt, hệ thống đường ruột
gia súc yếu và lợi thế của vi khuẩn có lợi là không có ý nghĩa. Làm cách nào để tăng
sinh vi khuẩn có lợi là rất quan trọng đối với động vật vì nó có khả năng ức chế vi khuẩn
có hại, làm tăng năng suất và sức khỏe động vật.


6

2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là hiện tượng thú thải phân với số lượng và số lần trong ngày lớn hơn
mức bình thường, đồng thời hàm lượng nước trong phân cũng tăng hơn mức bình
thường (Nguyễn Kim Chí, 1999).
Bệnh tiêu chảy ở heo con có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể chia
thành hai nhóm: tiêu chảy do cảm nhiễm vi sinh vật và tiêu chảy không do vi sinh vật.
2.3.1. Tiêu chảy do cảm nhiễm vi sinh vật
2.3.1.1. Tiêu chảy do E.coli
Theo Bergeland (1980) có khoảng 50% trường hợp tiêu chảy trên heo con theo mẹ
là do E.coli. Còn theo Nguyễn Khả Ngữ và Lê Văn Tạo (1996) thì 58,7% trường hợp tiêu
chảy trên heo con tại đồng bằng sông Cửu Long là do E.coli.
Cơ chế gây tiêu chảy
Theo Nielson và ctv (1886) cơ chế gây bệnh tiêu chảy gồm có 4 giai đoạn:
1. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
2. Nhân lên trong đường ruột.
3. Sản xuất độc tố.

4. Bệnh lâm sàng.
Bình thường E.coli sống trong đường ruột của động vật, nhưng chỉ trở nên cường độc
và gây bệnh khi sức đề kháng của con vật giảm do stress hay chăm sóc nuôi dưỡng kém,
E.coli là tác nhân gây bệnh tái phát nhưng giữ vai trò chủ yếu.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh có thể xuất hiện trong vòng 12-48 giờ sau khi sinh. Vi khuẩn E.coli thường gây
ra bệnh tiêu chảy ở ba thời điểm:
-Tiêu chảy trên heo con sơ sinh từ 0-4 ngày tuổi thì phân màu vàng kem hoặc hơi
xanh có nhiều nước. Heo con lười bú, cơ thể suy nhược rất nhanh, lông dựng lên, đuôi cụp
xuống, gầy còm, nằm chồng chất lên nhau.
-Tiêu chảy trong giai đoạn từ 5 ngày đến 3-4 tuần tuổi: phân nhão, có màu trắng hoặc
xám. Heo con gầy ốm, lông dựng lên, có thể sốt hoặc không. Nguyên nhân có thể
do không tiêu hóa hết thức ăn, thiếu sắt hoặc do chăm sóc kém dễ dẫn đến cảm nhiễm
vi sinh vật.


7

- Tiêu chảy sau cai sữa: do thay đổi thức ăn đột ngột trong giai đoạn này làm cho việc
tiêu hóa kém đi tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli phát triển và gây bệnh.
2.3.1.2. Tiêu chảy do các vi sinh vật khác
Heo con bị nhiễm một số vi sinh vật khác như: Salmonella, Clostridium
perfringens, cầu trùng,… cũng dẫn đến tiêu chảy.
Bảng 2.2. Một số đặc điểm giúp chẩn đoán bệnh tiêu chảy ở heo con

Nguyên nhân

E.coli

TGE


Rotavirus

Tuổi mắc
bệnh

Tình
Bệnh tích đại Bệnh tích vi
trạng tiêu
thể
thể
chảy

Lỏng,có
Dưỡng trấp
Sơ sinh-sau màu trắng lỏng, màu
cai sữa
hoặc vàng trắng
Thành ruột
Sơ sinh,
non mỏng
Lỏng
trưởng
dưỡng trấp
thành
trong
Sơ sinh, sau Lỏng hoặc Dưỡng trấp
lỏng
cai sữa
nhão


Phương pháp
chẩn đoán
phòng thí
nghiệm

Có hoặc
không có

Phân lập vi
khuẩn từ ruột non

Teo nhung
mao rõ

FAT, phân lập
virus

Teo nhung
FAT-phân lập
mao vừa phải virus

Isospora suis

Chất chứa
Hoại tử fibrin Nhuộm tiêu bản
5-15 ngày Lỏng trắng
mức độ khác niêm dịch giám
lỏng, màng
sau khi sinh hoặc vàng

giả ở ruột non nhau
định cầu trùng

Clostridium
perfringens
type C

Xuất huyết,
1-14 ngày Phân lỏng
Niêm mạc
hoại tử, nhiều
sau khi sinh lẫn máu
xuất huyết
bọt khí

7 ngày
Treponema
trưởng
hyodysenteriae thành
Strogyloides
ransomi

Nhầy lẫn
máu

7 ngày sau
Lỏng
cai sữa

Màng giả ở

ruột già
Viêm ruột
non

Nhuộm tiêu bản
niêm dịch trực
khuẩn gram
dương , phân lập
vi khuẩn
Sưng và bào Phân lập vi
khuẩn, nhuộm
mòn niêm
tiêu bản
mạc
Dày niêm
Giám định kí
mạc ruột non
sinh trùng

2.3.2. Tiêu chảy không do vi sinh vật
2.3.2.1. Do ngoại cảnh, nuôi dưỡng, chăm sóc
Khi mới sinh ra khả năng thích ứng và bảo vệ của heo con rất kém nên heo con
rất nhạy cảm với các điều kiện thay đổi đột ngột của ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ và


8

ẩm độ. Vì vậy heo con không được úm hoặc úm không đúng quy cách làm cho heo
con bị lạnh, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động yếu, thể hiện qua sự giảm nhu động ruột, giảm
phân tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng không tiêu rồi viêm ruột, tiêu chảy.

Do vệ sinh rốn heo con không tốt, dẫn đến viêm rốn cũng gây tiêu chảy.
Do điều kiện vệ sinh chăm sóc kém, không sát trùng chuồng trại sạch sẽ, nguồn
nước uống không sạch làm heo con dễ nhiễm các vi khuẩn cơ hội vào đường ruột dễ dẫn
đến tiêu chảy.
2.3.2.2. Do sinh lý heo con
Bộ máy tiêu hóa heo con mới sinh chưa hoàn chỉnh, dịch tiêu hóa ở dạ dày, ruột thiếu
cả chất và lượng. Heo con sơ sinh không có đủ HCl tự do vì lúc này lượng axit
tiết ra ít, chỉ đủ hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm) do đó
độ toan dạ dày thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày, ruột
non phát triển mạnh gây tiêu chảy.
Heo con không bú được sữa đầu đầy đủ nên sức kháng bệnh kém dễ bị tiêu chảy.
Heo con thiếu sắt dẫn đến thiếu máu làm giảm tính thèm ăn dẫn đến còi cọc, tiêu chảy.
2.3.2.3. Do heo mẹ
Heo mẹ không đủ dinh dưỡng trong thời gian mang thai: không cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng và các vitamin làm rối loạn trao đổi chất ở bào thai dẫn đến tình
trạng heo con sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh nhất là các bệnh về
đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý sau khi sinh, heo mẹ
sản xuất sữa kém về phẩm chất và số lượng do đó sức đề kháng của heo con giảm, còi cọc,
yếu ớt… tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
Heo mẹ mắc hội chứng MMA, heo con bú sữa có sản vật viêm hoặc dịch viêm rơi
vãi trên nền chuồng heo con sẽ bị nhiễm vi khuẩn vào đường ruột gây bệnh tiêu chảy.
2.4 . AXIT HỮU CƠ
2.4.1. Sự axit hóa đường ruột
- Axít hóa (Acidifier)
Là giải pháp bổ sung trực tiếp các axit hữu cơ vào thức ăn cho vật nuôi. Các axit hữu
cơ sẽ làm giảm pH trong đường tiêu hóa, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, ức


9


chế vi khuẩn gây hại và tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm cho axit hữu cơ có tác
dụng như các chất kích thích tăng trưởng.
Theo Adam (1999), nhiều loại axit hữu cơ như axit acetic, citric, fumaric, lactic và
propionic là thành phần có giá trị đặc biệt trong dinh dưỡng gia súc. Chúng mang lại
nhiều lợi ích về tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng và cuối cùng là thành tích của vật nuôi,
các axit này được xếp vào nhóm thành phần thức ăn và được gọi là dưỡng chất .
Từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi thì các axit hữu cơ cũng
được nghiên cứu bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng
và phòng bệnh đường ruột cho gia súc, gia cầm.
Axit lactic: được sử dụng trong thức ăn của heo nhằm ổn định hệ vi sinh vật đường
ruột theo hướng có lợi, trong môi trường đường tiêu hóa axit lactic có tác dụng khống
chế các vi khuẩn có hại có hiệu quả hơn các loại axit hữu cơ khác nhất là chủng vi
khuẩn E. coli O157:H7 (Jordan, 1999). Từ đó nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh
tiêu chảy và tăng cường tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Ở các nước Châu
Âu, người ta sử dụng axit lactic bổ sung vào thức ăn khởi đầu (prestarter) và thức ăn
tập ăn (starter) cho heo con trong trường hợp cai sữa sớm đã cho kết quả sinh trưởng
rất tốt. Axit lactic sinh ra do quá trình lên men đường lactose.
Axit kết tinh (fumaric, citric, succinic, malic): đây là những axit được sản xuất
bằng con đường công nghệ sinh học và có thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ sung vào
thức ăn rất tiện lợi. Các axit này tạo pH dạ dày và ruột thấp, vừa có tác dụng tốt trong
tiêu hóa, vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở ruột heo con, khi lượng axit HCl dịch vị
tiết ra chưa nhiều, các axit này có vị chua nhẹ nên heo rất thích ăn, đặc biệt nếu kết
hợp thêm vị ngọt của đường để tạo ra vị chua ngọt thì càng hấp dẫn đối với heo con
tập ăn nhiều hơn. Có nhiều thí nghiệm cho thấy axit fumaric trong thức ăn heo con làm
tăng khả năng tiêu hóa protein thô, năng lượng thô và phần lớn các axit amin trong hồi
tràng (Blank và cộng sự, 1999).
Axit formic, axit propionic và butyric: đây cũng là axit hữu cơ được đưa vào thức
ăn không phải chỉ với mục đích kích thích tiêu hóa, tăng trọng tích luỹ, mà nó còn có
tác dụng bảo vệ thức ăn chống nhiễm khuẩn và chống nấm mốc. Axit formic tiêu diệt
các vi khuẩn lên men thối trong đường ruột, còn axit propionic thì ức chế nấm mốc

độc hại trong thức ăn.


10

- Cơ chế ức chế vi khuẩn gây bệnh
Axit hữu cơ sẽ làm giảm pH trong đường tiêu hóa, từ đó làm ức chế các vi khuẩn gây
bệnh thông qua cơ chế sau:
Các axit hữu cơ sẽ xâm nhập vào thành tế bào vi khuẩn có hại.
H+ + RCOO-

- RCOOH

Các axit hữu cơ trong môi trường nước phân ly thành anion- (R-COO-) và cation
H+, dạng anion (R-COO-) và cation (H+) dễ dàng khuếch tán qua màng để vào bên
trong tế bào vi khuẩn. Nguyên sinh chất tế bào vi khuẩn phải huy động một lượng lớn
chất đệm và protein để trung hoà (H+) và do đó làm mất nhiều năng lượng tế bào. Gốc
anion có chứa carbon (R-COO-) sẽ liên kết với tế bào, ức chế sản xuất RNA, DNA và
lipid cấu trúc màng, từ đó ức chế sinh trưởng và phân chia tế bào vi khuẩn, do đó vi
khuẩn bị tiêu diệt, không có khả năng đề kháng lại được như là đối với kháng sinh.
Những axit hữu cơ có hệ số phân ly Pka càng lớn thì có khả năng kháng khuẩn
càng mạnh. Sau đây là một số đặc tính của các axit hữu cơ thường dùng để axit hóa
đường ruột:
Bảng 2.3. Đặc tính hóa học của một số axit thường dùng để axít hóa đường ruột
Các loại axit

Trọng lượng

Điểm sôi


phân tử

Hệ số phân ly

Năng lượng

Pka

thô (kcal/kg)

Axit formic

46

101

3,77

1.386

A. Acetic

60

-

4,75

3.537


A. Probiotic

74

141

4,88

4.971

A.Butyric

88

163

4,81

5.930

A. lactic

90

-

3,87

3.609


A. Phosphoric

98

-

2,15/7,10/12,32

0

A. Fumaric

116

-

3,0/4,4

2.748

A. Malic

134

-

3,4/5,1

2.390


A. Tartaric

150

-

3,0/4,4

1.864

A. Citric

210

-

3,1/5,9/6,4

2.461

(Nguồn Dương Thanh Liêm, 2001)


11

- Axit hữu cơ làm tăng hoạt động enzyme tiêu hóa
Axit hữu cơ được xem như là một chất làm giảm pH đường ruột trong dinh dưỡng
động vật. Trong cơ thể heo con, giai đoạn đầu lượng axit HCl tiết ra trong dạ dày ít,
không đủ sức để tiêu hóa hết thức ăn, đồng thời pH trong dạ dày cao làm cho phản ứng
pepsinogen thành pepsin khó xảy ra. Hậu quả là protein không được tiêu hóa tốt trong

dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa (Taylor, 1959). Đó là điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật
có hại trong đường ruột phát triển, điển hình là vi khuẩn E. coli. Đồng thời sẽ gây cản
trở cho việc hòa tan để hấp thu các chất khoáng, nhất là các chất khoáng vi lượng có
trọng lượng phân tử lớn. Chính vì vậy cũng gây trở ngại trong việc trung hòa giá trị
đệm của thức ăn làm hạ pH trong dạ dày. Do đó việc bổ sung các chất axit hóa thích
hợp rất cần thiết cho heo con, giúp heo con tiêu hóa tốt các loại thức ăn và chống lại
các bệnh đường ruột.
2.4.2. Hiệu quả sử dụng axit hữu cơ
* Ảnh hưởng lên trao đổi chất
- Axit lactic kích thích tiết dịch tụy trên heo con (Thaela & ctv, 1998; trích dẫn tài liệu
Hội thảo của Công ty Biomin, 2004).
- Axit hữu cơ có khả năng kết hợp một số cation: Fe2+, Ca2+, Mg2+, Cu2+, Zn2+ để
tạo ra hợp chất hoà tan và dễ dàng tiêu hóa hấp thụ ở ruột non (Bolduan, 1999; trích dẫn
tài liệu Hội thảo của Công ty Biomin, 2004).
- Sodium butyrate nâng cao sự phục hồi lớp tế bào niêm mạc ruột (Galfi &
Bokori, 1990; trích dẫn tài liệu Hội thảo của Công ty Biomin, 2004).
- Sodium butyrate trên heo kích thích tuyến tụy tiết ra men tiêu hóa như là
amylase (Katoh và Tsudo, 1984; trích dẫn tài liệu hội thảo của Công ty Biomin, 2004).
* Hiệu quả trong thực tế
- Làm tăng độ ngon miệng với thức ăn.
- Làm tăng lượng thức ăn vào.
- Rút ngắn thời gian cai sữa.
- Làm tăng sự hấp thu dinh dưỡng.
- Giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn.
- Tăng khả năng tăng trọng.


12

Bổ sung axit hữu cơ làm chất axit hóa là phương pháp được nhiều nhà chăn nuôi

ưa chuộng vì những ưu điểm và hiệu quả của nó mang lại nêu trên.
2.5. PROBIOTICS
2.5.1. Tổng quan về Probiotics
Thuật ngữ probiotics được đưa ra đầu tiên bởi Lilly và Stillwell, 1965 (trích dẫn
Lã Văn Kính, 1998) để mô tả những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh
vật. Probiotics được bắt nguồn từ gốc Hy lạp với nghĩa trợ sinh (prolife). Fuller
(1989) định nghĩa probiotics như một thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, có tác dụng có
lợi đến vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Năm 1989,
US FDA (Food and Drug Administraion) đã yêu cầu những nhà sản xuất dùng thuật
ngữ vi sinh vật được cho ăn trực tiếp là DFM (Direct Feed Microbials) hơn là dùng
thuật ngữ probiotics. FDA định nghĩa DFM như một nguồn vi sinh vật sống tìm thấy
trong tự nhiên, và nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm mốc, nấm men (Lã Văn Kính, 1998).
2.5.2. Cơ chế tác động của probiotics
Theo tài liệu của Han Poong industry Co.,Ltd (2002), Fuller (1992) probiotics có
cơ chế tác động như sau:
Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và bằng
hoạt động đối kháng.
Cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh về vị trí bám trên nhung mao ruột, cạnh tranh chất
dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật gây bệnh như E.
coli, Salmonella typhimurium (Johansson và ctv, 1993; Bernet và ctv, 1994). Việc ức
chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây
bệnh của chúng, từ đó probiotics được coi là giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.
Hoạt động đối kháng của vi khuẩn lactic chống lại vi sinh vật gây bệnh là do chúng sản
xuất các chất như bacteriocin, axit hữu cơ, hydroperoxyd, lactocidin…. Lactocidin
có phổ kháng khuẩn rộng, còn axit acetic và lactic thì làm giảm pH ruột, ức chế sự
phát triển của nhiều vi sinh vật gây bệnh gram âm.
Gia tăng lượng thức ăn ăn vào và khả năng tiêu hóa: probiotics kích thích tính
thèm ăn, làm tăng tích luỹ mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn (Nahashon và ctv, 1992-1996;
trích dẫn bởi Lã Văn Kính, 1998), tiết các enzyme tiêu hóa như amylase, cellulase,
lipase, protease (Han Poong Industry Co., Ltd., 2001).



13

Làm giảm hoạt tính urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những amin
độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm do đó ảnh hưởng có lợi đối
với môi trường.
Tổng hợp vitamine nhóm B như B1, B2, B6, B12.
Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột (Rani và Khetarpaul, 1998), ảnh hưởng
có lợi của probiotics trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác dụng
trung hòa độc tố gây bệnh tiêu chảy của vi khuẩn E. coli.
Kích thích hệ thống miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ thống
miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự phân huỷ
peptidoglycan tạo ra chất muramyl peptid có tác dụng kích thích hoạt động của đại
thực bào (Tannock, 1997). Saarela và ctv (2000) cho rằng khả năng bám vào niêm mạc
ruột của probiotics tạo nên sự tương tác giúp tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột
và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả hệ thống miễn dịch và tạo nên sự ổn
định của hàng rào bảo vệ ruột.
2.6. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CHẾ PHẨM SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM
2.6.1. Kháng sinh
Kháng sinh sử dụng trong lô đối chứng dương được mã hóa thành chế phẩm A.
Thuộc tính hóa học của chế phẩm A
Hoạt chất chính là Avilamycin, một kháng sinh thuộc nhóm Orthosomycine, được sản
xuất từ nấm Streptomyces viridochromogenes.
Cơ chế tác động
- Giảm lượng axit lactic
Khi lượng axit lactic giảm thì nhu động của ruột non sẽ chậm lại. Do đó thức ăn
được lưu lại trong ruột non lâu hơn, giúp tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng một cách
triệt để hơn.
Như vậy chế phẩm A tác động làm giảm việc sản xuất lượng axit lactic trong ruột,

điều đó có nghĩa là giúp cho thức ăn được sử dụng triệt để hơn.


14

- Tăng tích trữ dưỡng chất carbonhydrate.
Các vi khuẩn trong ruột non cạnh tranh hấp thu dưỡng chất, chủ yếu là glucose. Làm
giảm khả năng cạnh tranh của vi khuẩn trong đường ruột, nhờ đó cơ thể heo hấp
thu được nhiều dưỡng chất hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn được chuyển hóa tốt hơn.
- Kích thích sản xuất các axit béo bay hơi.
Các axit béo bay hơi được sản xuất thông qua quá trình lên men các thành phần còn
lại của thức ăn sau khi tiêu hóa như chất xơ, quá trình này được thực hiện nhờ các
vi sinh vật ở ruột già. Các axit béo bay hơi này tạo ra 12% năng lượng duy trì cho heo. Bằng
cách tác động kích thích quá trình lên men sản xuất axit béo bay hơi, chế
phẩm A giúp cho heo hấp thu được nhiều năng lượng từ thức ăn, làm tăng hiệu quả sử
dụng của thức ăn.
2.6.2. Axit hữu cơ
Axit hữu cơ sử dụng trong thí nghiệm được mã hóa thành axit hữu cơ B có những tính
chất như sau:
Thành phần
Axit formic, lactic, malic, tartaric, citric, phosphoric: chiếm 38%.
Chất mang có nguồn gốc thực vật chiếm 62%.
Tính chất
Dạng bột màu cám gạo, độ ổn định cao, mùi đặc trưng, không hút ẩm và dễ dàng bổ
sung vào thức ăn cũng như các chất phụ gia.
2.6.3. Probiotics
Chế phẩm Probiotics sử dụng trong thí nghiệm được mã hóa thành chế phẩm C.
Thành phần
Là hợp chất cuả những thức ăn lên men đường chậm và chiết xuất từ nấm men
Sacharomyces cerevisiae.

Đặc điểm
Là một loại nấm men đơn bào, hiếu khí hình tròn hoặc bầu dục, nhân rất nhỏ, tế
bào phân chia theo cách nảy chồi, thích hợp với môi trường có pH từ 2-9, có khả năng lên
men một số loại đường và sinh axit.


15

Tác dụng
Tạo sinh khối chứa axit amin và vitamin nhóm B. Vách tế bào chứa mannan và
glucan có tác dụng hoạt hóa đại thực bào, do đó giúp tăng cường miễn dịch, hấp thụ độc
tố và bài thải ra ngoài. Chuyển hóa glucose thành axit pyruvic là cơ chất giúp các
vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản. Tiết ra các men tiêu hóa như amylase,
cellulase, lipase, protease, sản xuất các axit, đưa pH ruột xuống 4-5, ức chế vi khuẩn.
Đặc điểm sản phẩm
Dạng bột, màu kem, tỷ trọng 0,7-0,8 kg/l, ẩm độ tối đa 10%, pH từ 5-7.
Đóng bao 25kg trong bao giấy, hạn sử dụng 2 năm trong điều kiện khô mát.


16

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
3.1.1. Thời gian thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 1/3/2007 đến ngày 28/5/2007
3.1.2. Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi heo Chợ Gạo, thuộc xã Long Bình
Điền huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO CHỢ GẠO
Xí nghiệp được thành lập từ năm 1978 với tên gọi là xí nghệp chăn nuôi Láng

Biển.
Sau một thời gian đổi tên thành trại giống cây trồng vật nuôi Chợ Gạo.
Đầu năm 2000 trại đổi tên thành xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo, trực thuộc
Công ty chăn nuôi Tiền Giang.
3.2.1. Vị trí địa lý
Xí nghiệp chăn nuôi Chợ Gạo thuộc địa bàn ấp Thạnh Lợi, xã Long Bình Điền,
huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.
Phía đông cách thị trấn Chợ Gạo khoảng 1km.
Phía tây giáp ao cá trại giống cây trồng huyện Chợ Gạo.
Phía nam cách quốc lộ 50A khoảng 1km.
Phía bắc giáp kênh ngang về hướng chợ Ông Văn.
Hiện nay diện tích của trại là 2,7ha trong đó:
-Diện tích chăn nuôi: 2,2ha.
-Phần diện tích còn lại là khu hành chánh, nhà kho, khu vui chơi, giải trí …và
trồng cây xanh.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức
Xí nghiệp chăn nuôi heo Chợ Gạo gồm có 31 người được phân công như sau:
1. Giám đốc: 1 người.

3. Tổ kĩ thuật: 3 người.

2. Phó giám đốc: 1 người.

4. Tổ heo giống: 1 người.


17

5. Tổ nái sinh sản: 5 người.


9. Công nhân, bảo vệ: 7 người.

6. Tổ nái khô, chữa, hậu bị: 3 người.

10. Kế toán: 2 người.

7. Tổ heo thịt: 3 người.

11. Thủ kho: 2 người.

8. Tổ heo cai sữa: 2 người.

12. Tổ heo nọc: 1 người.

3.2.3. Chức năng của trại
Sản xuất heo con nuôi thịt.
Cung cấp giống cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Cung cấp tinh có chất lượng cao cho nhà chăn nuôi.
Giúp người chăn nuôi nắm bắt được quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.
3.2.4. Cơ cấu đàn (tính đến ngày 28/5/2007)
Nọc làm việc: 13 con.
Nọc hậu bị: 2 con.
Nái hậu bị: 65 con.
Nái khô chửa: 350 con.
Nái nuôi con: 97 con.
Heo con theo mẹ: 680 con.
Heo con cai sữa: 586 con.
Heo thịt: 637 con.
Tổng đàn: 2430 con.
3.2.5. Bố trí chuồng trại

Trại có 11 dãy chuồng được bố trí như sau:
Nuôi heo thịt: 2 dãy.
Heo sau cai sữa: 2 dãy.
Heo hậu bị:1 dãy.
Nái khô, chửa: 1 dãy.
Nái nuôi con: 3 dãy.
Nái chửa kì 2: 1 dãy.
Nái khô và nọc: 1 dãy.


18

3.2.6. Con giống
Trại chỉ có một số đực giống chủ yếu là heo lai giữa Landrace, Yorkshire,
Pietrain, Duroc. Heo đực giống được mua từ trại giống cấp 1 xí nghiệp chăn nuôi
Bình Thắng.
Các nhóm heo lai chủ yếu ở trại:
- Lai 2 máu: Landrace- Yorkshire, Landrace- Pietrain.
- Lai 3 máu: Landrace- Yorkshire- Duroc, Yorkshire- Landrace- Pietrain.
- Lai 4 máu: Landrace- Yorkshire- Duroc- Pietrain, Landrace-YorkshirePietrain- Duroc.
3.2.7. Thức ăn và nước uống
Thức ăn: xí nghiệp sử dụng thức ăn của Công ty thức ăn gia súc Mỹ Tường và cho
ăn theo từng giai đoạn và lứa tuổi của heo.
Nước uống sử dụng từ giếng khoan.
3.2.8. Nuôi dưỡng và chăm sóc
Heo nái
Hậu bị: 14 ngày trước khi phối giống cho ăn thức ăn số 2 (2,8kg/con/ngày).
Sinh sản: 7 ngày trước khi nái được chuyển sang lồng đẻ, cho ăn
2kg/con/ngày.
Sau khi nái đẻ, tiêm thuốc kháng viêm bằng Clamoxyl L.A.

Khoảng 18 ngày sau khi nái sinh tiêm cho nái chế phẩm ADE, sau khi nái cai
sữa thì nhịn ăn 1 ngày.
Trại không thường xuyên tắm heo, chỉ tắm cho heo nái chờ sinh và nái nuôi con khi
nhiệt độ trong chuồng nuôi trên 30 độ.
Đối với heo con
Sau khi heo con sinh ra dùng khăn sạch lau hết lớp màng bên ngoài, cột rốn,
bấm răng, bấm đuôi, bấm tai và sát trùng bằng dung dịch Iot 2,5%.
Ngày thứ 3 sau khi sinh ta tiêm sắt cho heo con bằng chế phẩm Bio-Fer, cho
uống Baycox 5% để ngăn ngừa cầu trùng.
Heo con từ 1-25 ngày tuổi được úm bằng bao bố và đèn hồng ngoại.


19

Heo con được tập ăn vào lúc 7 ngày tuổi bằng thức ăn A205 của nhà máy thức
ăn gia súc Mỹ Tường.
Thiến heo con vào lúc 7-10 ngày tuổi.
Khi heo con bị tiêu chảy, cán bộ kĩ thuật đưa heo con vào khu nuôi cách biệt
và dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm, điều trị bằng kháng sinh Gentamycin,
Tylosin,Vime-coof, Enro-colij.
Các dãy chuồng được phun thuốc sát trùng 7 ngày một lần.
Với heo con cai sữa( 25-60 ngày tuổi):
Trước khi đưa vào khu cai sữa chuồng trại phải được vệ sinh tiêu độc. Vào
mùa nóng heo con được tắm ngày 1-2 lần.
3.2.9. Vệ sinh sát trùng
Công nhân và cán bộ có phận sự trước khi vào trại phải tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ
bảo hộ lao động và đi qua hố sát trùng.
Đầu mỗi dãy chuồng có hố sát trùng .Trại phun thuốc sát trùng toàn trại mỗi tuần
hai lần.
Công nhân ở mỗi dãy không được đi qua lại các dãy khác.

Trước khi nhận heo mới, chuồng phải được để trống, dội rửa sạch sẽ, sát trùng bằng
cách quét vôi. Các dụng cụ chăn nuôi phải tiêu độc sát trùng.
Tắm heo và vệ sinh chuồng trại phải được tiến hành hằng ngày.
Thuốc sát trùng được sự dụng tại trại: Lenka, NaOH 5%, bột vôi. Hố
nước vôi sát trùng được thay hằng ngày.


×