PHẦN 1
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TRẠI TIỀN PHONG
1
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Trại chăn ni Tiền Phong được thành lập vào năm 1978, thuộc hợp tác
xã sản xuất Nông nghiệp Tiền Phong, Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam; là
trại chăn nuôi tập thể đầu tiên của huyện, tỉnh. Đàn lợn lúc đầu là giống lợn
ngoại (Yorkshire, Landrace) được nhập từ thành phố Hồ Chí Minh về là 100
nái ngoại.
Trại duy trì, phát triển ổn định tốt, đến năm 1996 hợp tác xã giao trại lại
cho ông Nguyễn Đức Sơn. Từ 1996 đến nay trại được củng cố và phát triển
liên tục.
2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Trại chăn ni Tiền Phong được xây dựng trên mảnh đất có nguồn
lương thực, thực phẩm phong phú thuộc xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam.
- Phía Bắc giáp với xã Điện Phước là nơi trồng lúa, ngô, lạc và chăn
nuôi chủ yếu.
- Phía Nam giáp với xã Điện Quang là nơi trồng trọt các loại hoa màu,
rau xanh cung cấp nguồn thức ăn sạch cho lợn.
- Phía Đơng giáp với xã Điện Trung, là nơi có dãi đất biền ven sơng
Thu Bồn, sản xuất cây lương thực, cây họ đậu, rau xanh phục vụ cho chăn
ni.
- Phía Tây giáp với xã Điện Hồng, phía Tây - Bắc có ga Nơng Sơn.
- Hướng Bắc có đường 14 D kéo dài từ đường Trường Sơn huyện Nam
Giang qua Thị Trấn Ái Nghĩa Huyện Đại Lộc đến Thị Trấn Vĩnh Điện Huyện
Điện Bàn, giáp đường Quốc lộ 1A, thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn và
cung cấp giống cho các vùng lân cận.
- Phía Đơng và Đơng Nam có sơng Thu Bồn chảy dài đến Vĩnh Điện,
tạo mơi trường tiểu khí hậu có phần thuận lợi trong việc chăn nuôi, và là nơi
vận chuyển thức ăn trong mùa mưa lụt.
3. ĐỊA CHẤT, THỔ NHƯỠNG
Trại nằm cách sông Thu Bồn 700 m, hàng năm được một lượng phù sa
bồi đắp nên đất ở đây màu mỡ thuận lợi cho việc trồng ngô, lúa, cỏ, rau...phục
vụ tốt cho ngành chăn nuôi.
2
4. KHÍ HẬU
Do chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa rõ rệt nên nhiệt độ biến thiên
giữa các mùa rất lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm 25,6 0C, nhiệt độ cao nhất
là 380C–390C (vào các tháng 5-6-7), nhiệt độ thấp nhất trong năm là 16–17 0C
(vào các tháng 9-10-11), sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ khá cao giữa các
tháng dễ gây nên dịch bệnh đối với gia súc, đặc biệt là gia súc non thường bị
bệnh về đường tiêu hố, đường hơ hấp, đồng thời cơng tác phịng chống dịch
bệnh cho gia súc gặp khơng ít khó khăn.
* Thời tiết có hai mùa rõ rệt :
+ Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8.
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, mưa nhiều nhất vào các
tháng 9, 10, 11; lượng mưa trung bình 900 – 1000 mm, tuy nhiên do lượng
mưa phân bố không đều lại nằm trên vùng đất thấp lụt gây nên lầy lội, ô
nhiễm môi trường, bất lợi cho đi lại và vận chuyển thức ăn.
* Gió bão:
+ Có hai hướng gió chính: Đơng Bắc và Tây Nam
Gió mùa Đơng Bắc thường vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau, gió có
tính chất lạnh kèm theo mưa nên nhiệt độ khơng khí thấp, ẩm độ khơng khí
cao. Đây là điều kiện làm gia súc ngã bệnh, do mất nhiều năng lượng chống
lại lạnh nên sức đề kháng cơ thể vật nuôi giảm.
Gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 7, có tính chất hanh khơ,
gia súc mệt mỏi, ăn ít, ảnh hưởng đến sức khoẻ gia súc non.
* Độ ẩm: trung bình 50 – 70%.
5. DIỆN TÍCH VÀ CHUỒNG TRẠI
Diện tích trại 1 là 3,5 ha, chun ni lợn đực giống, lợn ngoại. Ngồi
ra cịn một trại thứ 2, chun ni bị lai Sind tại Điện Quang với diện tích 4,5
ha.
Trại được xây dựng kiên cố, nền chuồng cao tương đối khơ ráo, thống
mát về mùa hè, ngược lại mùa đơng ấm và kín gió, đảm bảo vệ sinh, cách khu
dân cư 200 m, cách đường nhựa khoảng 400m.
- Hướng chuồng :
3
Có 2 dãy chuồng được xây song song và cách nhau 50m, xây hướng
Đơng Nam. Ngồi ra, có một dãy chuồng chun ni Móng Cái giống và
một dãy chuồng bị.
Mỗi dãy trại có 40 ơ chuồng, được xây dựng đúng quy cách (kiểu
chuồng K.54), chuồng hai mái, hành lang ở giữa, chuồng xây 2 bên, ngồi có
sân chơi, có hệ thống bi ô ga, đảm bảo được khâu vệ sinh, mỗi ơ chuồng đều
có đầy đủ máng ăn, máng uống cố định. Hiện nay trại có 15 chuồng sàn cho
nái ngoại và Móng Cái đẻ. Chuồng lợn nái có ơ riêng để lợn con tập ăn và
sưởi ấm. Đặc biệt cơ sở đã nâng cấp được 16 ô chuồng chống lụt.
6. CHỨC NĂNG CỦA TRẠI
Trại Tiền Phong là nơi sản xuất và cung cấp giống lợn ngoại
(Yorkshire, Landrace, Omega,…), lợn Móng Cái, bị lai Sind.
- Trại Tiền Phong chủ yếu cung cấp tinh lỏng lợn cho các vùng lân cận,
cung cấp thuốc thú y, thức ăn gia súc. Mỗi ngày trại cung ứng khoảng 250 –
350 liều tinh cho các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình,
Đại Lộc, Hoà Vang, Hoà Khánh.
- Mỗi năm trại cung cấp khoảng 2 – 3 tấn thịt gà cho thị trường Quảng
Nam – Đà Nẵng.
- Nhiệm vụ chính của trại: Là một nơi tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ, áp dụng và phổ biến cho chăn nuôi tại địa phương.
7. CƠ CẤU ĐÀN VẬT NUÔI CỦA TRẠI
Trong những năm gần đây, chăn nuôi của trại cũng như các tỉnh lân cận
chịu ảnh hưởng của đợt bão số 6 và lụt kéo dài làm cho đàn gia súc gia cầm
giảm xuống.
4
Bảng1: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của trại năm 2008
Loại gia súc
Đơn vị tính
Số lượng
%
1. Lợn
*Tổng số đàn
Con
400
100
- Đực giống cơ bản
Con
51
12,75
+ Đực ngoại
Con
27
6,75
+ Đực Móng Cái
Con
4
1
+ Đực hậu bị
Con
20
5
- Lợn nái
Con
94
23,5
+ Nái ngoại
Con
17
4,25
+ Nái Móng Cái
Con
71
17,75
+ Nái F1
Con
6
1,5
- Móng cái con ni giống
Con
61
15,25
- Lợn thịt
Con
194
48,5
2. Bị: chủ yếu là bò lai Sind
- Tổng đàn
Con
85
100
+ Bò Cái
Con
57
67,1
+ Bò đực
Con
2
2,4
+ Bê
Con
26
30,5
3. Gia cầm
- Tổng đàn
Con
3550
100
+ Gà
Con
3500
98,6
+ Vịt
Con
43
1,2
+ Ngan
Con
7
0,2
8. TÌNH HÌNH THỨC ĂN VÀ CƠNG TÁC THÚ Y
8.1. Tình hình thức ăn
- Sử dụng thức ăn công nghiệp cho đàn lợn con.
- Tự trộn thức ăn cho lợn thịt, lợn đực giống, lợn nái,...theo các thức ăn
tại địa phương như ngô, lúa, cám gạo, bánh dầu, Premix vitamin, Lysine,
Methionine.
8.2. Công tác thú y
+ Phòng dịch
5
- Sát trùng định kỳ bằng Virkons, farfewid,…
- Thường xuyên tiêm phịng các bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, phó
thương hàn, lở mồm long móng, cúm gia cầm, suyễn, parvo, Auizefski, lepto
theo quy trình, theo định kỳ.
+ Điều trị: Điều trị tích cực bằng các loại kháng sinh, trợ sức,...
9. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
9.1. Thuận lợi
Trại được sự quan tâm của các cấp ban ngành địa phương về nhiều mặt:
chính sách nhà nước, tài chính ngân hàng, hỗ trợ chăn ni, hỗ trợ kỹ thuật,
khuyến nơng.
Trại có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi giống, điều trị, thú y
nên thành công trong việc khống chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn ni.
Có nhiều đối tác, quan hệ giao dịch tạo đầu ra cho sản phẩm sản xuất
cũng như sản phẩm dịch vụ.
Hàng năm, trại được một lượng phù sa bồi đắp thuận lợi cho trồng cỏ,
trồng các loại đậu, cây ngô,... cung cấp thức ăn cho gia súc.
Trại gần đường quốc lộ và tỉnh lộ nên thuận lợi giao lưu, vận chuyển,
mua bán.
9.2. Khó khăn
Ngồi những thuận lợi trên, trại cịn gặp phải những khó khăn như sau:
Điện Bàn là vùng chịu ảnh hưởng nhiều về thiên tai, bão lụt, nên nhiều
năm bão lụt lớn thường gây tổn thất cho trại.
Nguồn vốn không đáp ứng đủ để mở rộng quy mô sản xuất và kinh
doanh của trại.
Còn thiếu nhiều phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, chẩn đốn bệnh
nhanh và chính xác.
Hiện nay trại đang thiếu công nhân, trung cấp thú y, bác sỹ…
6
PHẦN 2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
7
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là một bộ phận rất quan trọng trong công
nghiệp chăn nuôi gia súc, thịt lợn chiếm 40% tổng các loại thịt (Giáo trình
chăn ni lợn - 2005). Ở nước ta, chăn ni lợn chiếm vị trí hàng đầu trong
ngành chăn ni, và có vai trị quan trọng trong hệ thống sản xuất nông
nghiệp. Cùng với nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi lợn là một trong hai
hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam.
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể. Các mơ hình chăn ni lợn được hình thành và phát triển ở các
tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn ni lợn theo trang trại
và doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh. Ở nước ta thịt lợn
chiếm gần 80% tổng lượng các loại thịt tiêu thụ trên thị trường (Trần Trọng
Chiến). Trong những năm gần đây, ngành chăn ni lợn nước ta đã có sự gia
tăng về số lượng, chất lượng cũng như tổng sản lượng thịt.
Hiện nay, chăn ni lợn ở nước ta đóng vai trị rất quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Bởi vậy, nâng cao năng suất trong chăn ni lợn có tầm quan trọng
chiến lược trong việc thoả mãn nhu cầu thực phẩm, nâng cao thu nhập cho
người chăn nuôi .
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay (đặc biệt ở các hộ nuôi lợn cá thể vùng
nơng thơn) trình độ kỹ thuật chăn ni lợn chưa cao, chi phí thức ăn cho một
kg tăng trọng cịn cao. Người chăn ni sử dụng các phụ phẩm và sản phẩm
từ trồng trọt cho chăn nuôi lợn đạt hiệu quả chưa cao, do thiếu sự cân bằng
các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein, axit amin. Để khắc phục được
điều này, ta cần phải nắm được nhu cầu về các chất dinh dưỡng của lợn. Trên
cơ sở đó phối hợp khẩu phần thức ăn nhằm thỏa mãn nhu cầu các chất dinh
dưỡng, đặc biệt thoả mãn nhu cầu axit amin, để đảm bảo cho con vật phát huy
hết tiềm năng của giống, cho năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm.
Để phát huy tiềm năng nhất định của mỗi phẩm giống, cần phải cung
cấp đầy đủ một lượng axit amin phù hợp cho việc phát triển mô nạc cơ thể.
Trong khẩu phần thức ăn của lợn thường thiếu 3 axit amin quan trọng là
8
Lysin, Methionine, Tryptophan. Cho lợn ăn theo khẩu phần thức ăn được cân
đối lysin, methionine và các axit amin thiết yếu thì có thể giảm protein thơ
trong khẩu phần mà không làm giảm tăng trọng, đồng thời nâng cao hiệu quả
sử dụng protein trong khẩu phần. Nhu cầu hiệu quả sử dụng Lysine,
Methionine ở lợn thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dòng nạc hay
mỡ, tuổi, trọng lượng, tính biệt, nhiệt độ mơi trường.
Quảng Nam là một tỉnh có ngành chăn ni phát triển, trong đó Điện
Bàn là một huyện có ngành chăn ni phát triển nhất của tỉnh. Trên địa bàn
huyện đã hình thành nhiều trang trại chăn ni lợn theo hướng cơng nghiệp
mang tính chất tư nhân, chủ yếu nuôi lợn thịt F1, lợn siêu nạc; loại thức ăn
thường sử dụng ở các trang trại là thức ăn công nghiệp, hay sử dụng những
thức ăn tự chế biến ở trang trại.
Trại chăn nuôi Tiền Phong là một trại nằm trên mảnh đất huyện Điện
Bàn; được thành lập từ năm 1978. Với nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có ở địa
phương, trại phát triển chăn ni lợn thịt F1 với quy mô vài trăm lợn thịt. Tuy
nhiên, việc sử dụng nguyên liệu chủ yếu của địa phương từ các nguồn thức ăn
giàu năng lượng như ngô, cám, lúa, khô dầu lạc, khô dầu đậu tương... chưa
cân đối axit amin, đặc biệt các axit amin thiết yếu; thức ăn hỗn hợp tự chế
biến ở trang trại chưa đảm bảo nhu cầu axit amin cho lợn thịt F 1. Vì vậy, tăng
trọng của lợn thịt cịn thấp, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.
Để tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt F 1, trong điều kiện
thức ăn tự chế biến ở trang trại, việc nghiên cứu khẩu phần ăn thích hợp dựa
trên tiềm năng thức ăn sẵn có của địa phương có ý nghĩa rất lớn. Do đó, tơi
tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit amin tổng hợp L- Lysine
và DL-Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1 (MóngCái –Yorkshire) ni ở
trại Tiền Phong - Điện Bàn -Quảng Nam” .
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích :
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung axit amin tổng hợp L - Lysine,
DL - Methionine trong khẩu phần lợn thịt F1.
- Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở trang trại.
9
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan tình hình chăn ni lợn trên thế giới và ở nước ta
2.1.1. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới
Nghề chăn ni lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm chăn nuôi
lợn đã xuất hiện và phát triển ở Châu Âu và Châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ
XVI, bắt đầu phát triển ở Châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở Châu Úc.
Đến nay nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở
nhiều nước, chăn ni lợn có cơng nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như :
Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Ý,
Trung Quốc, Úc, Singapore … Nói chung ở các nước tiên tiến và cơng nghiệp
đều có chăn ni lợn phát triển theo hình thức cơng nghiệp và đạt trình độ
chun mơn hố cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục.
Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở Châu Á và Âu, khoảng 30% ở các châu
lục khác. Trong đó tỷ lệ đàn lợn được ni nhiều ở các nước có chăn ni lợn
tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó ni nhiều lợn. Tính đến nay
ở các nước Châu Âu có khoảng 52%, Châu Á 30,4%, Châu Úc 5,8%, Châu
Phi 3,2%, Châu Mỹ 8,6%.
* Sản lượng thịt lợn thế giới :
Tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2008 dự báo sẽ giảm 3,9%, đạt
xấp xỉ 93 triệu tấn. Trung Quốc, nước chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng
thịt lợn thế giới, dự báo sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2008. Đàn lợn
đang phục hồi vững chắc sau một năm thiếu hụt trong cung ứng do bùng phát
dịch bệnh tai xanh ở qui mô lớn, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, và do đàn
lợn nái giảm.
Tổng xuất khẩu thịt lợn thế giới năm 2008 dự báo sẽ giảm 1,8%, đạt
5,156 triệu tấn.
2.1.2. Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là
sự tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã
phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn lợn đều tăng.
10
Trong những năm qua, đàn lợn trong cả nước có tốc độ tăng trưởng
nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân 4,29%/năm, tổng đàn từ 21,8 triệu con
năm 2001 tăng lên 26,9 triệu con năm 2006. Năm 2007, tổng đàn lợn 26,561
triệu con, giảm 1,1% so với năm 2006. Đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệu
con, chiếm 14,2% tổng đàn. Trong tổng đàn nái có khoảng 372 ngàn con nái
ngoại, chiếm 9,6%; nái lai khoảng 2.990 ngàn con và nái nội khoảng 520
ngàn con. Các tỉnh có tỷ lệ lợn nái ngoại cao là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Bình Dương, ...
- Dịch lợn "tai xanh" xảy ra trong những tháng đầu năm 2007 tại một
loạt các tỉnh thành đã làm sụt giảm tổng đàn lợn của cả nước. Đến nay, tổng
đàn lợn thịt đã tăng hơn so với những tháng trước, đạt khoảng 24,5 - 25 triệu
con.
- Năng suất và sản lượng thịt: Khối lượng lợn xuất chuồng trung bình
cả nước là 63,7 kg/con.
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn. Năm 2006 là 2,50
triệu tấn, tăng 10,6%/năm. Năm 2007, sản lượng thịt lợn hơi 2,55 triệu tấn
tăng 2,0% so với năm 2006. Thịt lợn luôn chiếm từ 76-77% trong tổng sản
lượng thịt các loại sản xuất trong nước.
- Cơ cấu giống lợn hiện nay đã được cải thiện tích cực, hầu hết các
giống lợn có năng suất và chất lượng cao trên thế giới đã được nhập vào nước
ta như Landrace, Yorkshire, Pietrain, Duroc.
- Khối lượng thịt sản xuất/nái/năm hiện nay còn thấp, 2005 sản lượng
thịt sản xuất trung bình đạt 589 kg/nái, trong khi đó các nước có trình độ chăn
ni lợn tiên tiến là 1800 – 1900 kg/nái/năm.
- Số lượng lợn thịt/nái/năm bình quân cả nước chưa cao, năm 2005
bình quân đạt 9,3 con/nái, trong khi đó các nước có trình độ chăn nuôi lợn
tiên tiến là 18 – 22 con/nái/năm.
- Chăn nuôi lợn trang trại, công nghiệp ngày càng phát triển. Sản xuất
và nhân giống lợn bằng thụ tinh nhân tạo đang được nhân rộng ở nhiều địa
phương.
11
- Hằng năm nước ta xuất khẩu được một khối lượng sản phẩm hạn chế.
Từ năm 2001 đến 2005, bình quân mỗi năm xuất khẩu được từ 18 – 20 ngàn
tấn/năm, khoảng 1 – 3% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước, riêng 2001
đạt đỉnh cao là 30 ngàn tấn chiếm 2,8% số thịt sản xuất ra. Ba mặt hàng thịt
lợn xuất khẩu là lợn sữa, lợn mảnh và lợn choai, trong đó sản phẩm lợn choai
có tỷ lệ nạc cao 50 - 55% đã có nhiều thuận lợi hơn về thị trường và giá cả
xuất khẩu.
- Việc xuất khẩu thịt lợn nhìn chung cịn ít về số lượng và bị cạnh tranh
về giá cả rất gay gắt với thịt lợn của Braxin và Trung Quốc. Mặc dù ở gần
một số thị trường tiêu thụ chính như Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Nhật
Bản... nhưng sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam vẫn chưa có được
sức cạnh tranh bởi các nguyên nhân như con giống chưa tốt, chăn nuôi chủ
yếu là quảng canh và phân tán nên các hộ gia đình khơng có điều kiện để áp
dụng rộng rãi các loại giống mới và các kỹ thuật chăn nuôi hiện đại. Thức ăn
thường chiếm 65-70% giá thành sản xuất 1 kg thịt lợn hơi. Nhưng nguồn
nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc ở trong nước còn thiếu, hàng năm vẫn
phải nhập khẩu nhiều loại và giá cả còn cao hơn quốc tế 20-30% nên việc sản
xuất trong nước các loại thức ăn gia súc nói chung và cho chăn ni lợn nói
riêng cịn bị động, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm thịt lợn.
2.1.3. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn (2006 – 2010)
+ Đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, cơng nghiệp, hàng hố
bảo đảm an tồn dịch bệnh và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, quy
hoạch chăn nuôi lợn ngoại tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng
Bằng Sông Hồng, Nam Trung Bộ và một số tỉnh ở Đông Bắc, Bắc Trung Bộ,
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
+ Hình thành một số vùng chăn ni lợn đặc sản ở Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Tây Bắc.
+ Thay thế và nâng dần tỷ lệ nái lai, nái ngoại; giảm dần đàn nái địa
phương.
12
+ Phát triển các cơ sở giống ông bà, bố mẹ lợn ngoại.
+ Củng cố và xây dựng mới một số trạm thụ tinh nhân tạo.
+ Phấn đấu mỗi tỉnh có ít nhất 2 – 3 cơ sở ni lợn đực ngoại khai thác
tinh phục vụ thụ tinh nhân tạo.
2.2. Vai trò, chức năng của protein đối với cơ thể động vật
Protein là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử cao được cấu tạo từ
các nguyên tố chính là cacbon, hydro, oxy và nitơ. Ngồi ra cịn có lưu huỳnh,
photpho, sắt.
Protein giữ vị trí quan trọng trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể động vật và có vai trị quan trọng đối với cơ thể: Trong cơ thể, protein
đóng vai trị là chất tạo hình. Nhiều protein giữ vai trò làm khung và giá đỡ
cho tế bào cơ thể sống, tham gia vào sự hình thành các mơ bào, dịch mơ.
Ngồi ra, nó cịn tham gia cấu tạo nên các enzym, cấu tạo nên các chất kháng
thể đặc hiệu và khơng đặc hiệu,… Protein cịn thực hiện chức năng dự trữ và
vận chuyển. Một số protein có chức năng điều hồ q trình truyền thơng tin
di truyền, điều hồ q trình trao đổi chất. Các phân tử tham gia cấu tạo
hormon có thể làm tăng cường hoặc kìm hãm hoạt động của các enzym như
adrenalin, insulin. Bên cạnh đó, nhiều protein trực tiếp tham gia trong q
trình chuyển động như co cơ, chuyển vị trí các nhiễm sắc thể trong quá trình
phân bào. Protein cũng chuyển hoá thành các chất khác cung cấp cho cơ thể.
Protein cịn thực hiện chức năng bảo vệ. Ngồi ra nó còn là nguồn cung cấp
năng lượng cho các hoạt động cơ thể.
Do protein có vai trị quan trọng như vậy nên việc thừa hay thiếu đều
ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của lợn. Khi trong khẩu phần
thức ăn khơng cung cấp đủ protein thì cơ thể vật nuôi sẽ bị rối loạn trao đổi
chất, giảm cân bằng nitơ, giảm tính ngon miệng và gây nên hiện tượng tích
luỹ mỡ ở gan.
Ngược lại, khi protein thừa trong khẩu phần cũng gây nên những tác
động xấu như khi dư thừa protein trong khẩu phần, dẫn đến nồng độ axit amin
trong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của con vật, khơng cải thiện tăng
trọng, thậm chí giảm sự tăng trọng so với khẩu phần bình thường. Đồng thời
13
cơ thể tiêu hố khơng hết protein gây ra sự lên men thối ở ruột già, manh
tràng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
2.3. Axit Amin
2.3.1. Khái niệm và phân loại
Axit amin là những dẫn xuất của axit hữu cơ mà trong thành phần của
nó có 2 nhóm cacboxyl (-COOH) và amin (-NH2) đính ở nhóm Cα. Nó có
cơng thức chung là :
R - Cα H - COOH
NH2
Hiện nay, trong các sản phẩm sinh học người ta đã phát hiện có trên
100 loại axit amin, trong đó có 20 - 22 axit amin quan trọng trong dinh dưỡng
động vật (Vũ Duy Giảng, 1999, [6]). Dựa vào cấu trúc lạp thể người ta phân
thành 2 dạng L và D axit amin, tất cả những axit amin này (trừ Glycine) đều
mang hoạt tính quang học, cịn dạng DL khơng mang hoạt tính quang học.
Trong tự nhiên hầu hết các axit amin đều thuộc dạng L, cịn dạng D thường
tìm thấy ở một số loài vi sinh vật, dạng DL được tạo thành trong công nghệ
tổng hợp axit amin. So với dạng L thì dạng D và DL axit amin động vật sử
dụng kém, trừ DL – Methionine được động vật sử dụng tốt hơn.
Trong số các axit amin đó thì có những axit amin mà cơ thể khơng có
khả năng tự tổng hợp được như: lysine, methionine, threonine hoặc tổng hợp
không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể vì nó tổng hợp được rất ít hay rất chậm
cho nên phải bổ sung trực tiếp bằng con đường thức ăn. Những axit amin này
gọi là các axit amin thiết yếu hay các axit amin khơng thay thế.
Các axit amin có thể tổng hợp được bằng việc sử dụng nguồn cacbon
và nhóm amin từ các axit amin khác cung cấp quá nhu cầu, những axit amin
được tổng hợp theo kiểu này gọi là các axit amin không thiết yếu hay các axit
amin có thể thay thế được.
Đối với lợn cả 2 loại axit amin thiết yếu và không thiết yếu đều cần
thiết cho hoạt động sinh lý và trao đổi nhưng trong khẩu phần thông dụng của
lợn đều chứa đủ lượng axit amin khơng thiết yếu hay các nhóm amin để tổng
hợp nên chúng. Điều này cũng đúng với các khẩu phần có hàm lượng protein
thấp và phải bổ sung bằng các axit amin kết tinh (Brudboid và Southern,
14
1994). Như vậy, vấn đề quan trọng trong dinh dưỡng lợn là các axit amin thiết
yếu.
Các axit amin thiết yếu đối với lợn là: Arginine, histidine, leucine,
izoleucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine.
Riêng lợn ở giai đoạn trưởng thành chỉ cần 9 loại axit amin trừ arginine.
Trong thực tế, một vài axit amin cùng loại có thể thay thế cho nhau
được như: Cystin có thể thay thế 50% nhu cầu methionine của lợn. Ví dụ:
Nhu cầu Methionine là 0,6% thì 0,3 % Methionine có thể được Cystin bù đắp.
Cystin và methionine là những axit amin chứa lưu huỳnh. Methionine khơng
thể tổng hợp được từ Cystin vì vậy phải cung cấp từ thức ăn. Tyrosin và
phenylalanin là những axit amin có gốc phenyl. Trong thực tế, Tyrosin
khoảng 30% có thể được thay thế bởi phenylalanin. Tuy nhiên đây là phản
ứng một chiều vì vậy khơng thể cung cấp tyrosin để tổng hợp phenylalanin.
Arginin thường được coi là axit amin thiết yếu, lợn có khả năng tổng hợp
arginine từ glutamic và quá trình tổng hợp này diễn ra trước lúc đẻ khoảng 1
giờ (Wu và Knable, 1995). Tuy nhiên sự tổng hợp này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển đầu của lợn (Southern và Baker, 1983).
Cịn Prolin lại khơng được xếp vào loại axit amin thiết yếu của lợn. Lợn con
từ 1 - 5 kg không thể tổng hợp đủ prolin cho nhu cầu của cơ thể cho nên phải
bổ sung vào khẩu phần (Ball và cs,1986). Tuy nhiên những nghiên cứu sau
này người ta thấy khơng có sự khác biệt trong q trình phát triển của lợn
được ni bằng khẩu phần khơng có prolin và lợn được ni bằng khẩu phần
có prolin (Murphy, 1992; Chung và Baker, 1993).
* AXIT AMIN GIỚI HẠN
Axit amin giới hạn (Limiting amino acid) được định nghĩa như là các
axit amin thiết yếu có hàm lượng trong thức ăn thấp hơn so với nhu cầu của
vật ni. Hay nói cách khác axit amin giới hạn là những axit amin rất quan
trọng trong dinh dưỡng động vật nhưng thường thiếu trong các khẩu phần
thức ăn đặc biệt là khẩu phần thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Tuỳ thuộc vào thành phần thức ăn trong khẩu phần và nhu cầu của gia
súc, người ta xác định các axit amin giới hạn khác nhau. Những axit amin sau
thường được xếp vào axit amin giới hạn: lysin, methionine, tryptophan,
15
threonine, glycine. Mức giới hạn của mỗi axit amin không phải do ở số lượng
của nó ít hay nhiều so với các axit amin khác trong thức ăn hay khẩu phần mà
là do ít hay nhiều so với nhu cầu của gia súc. Ví dụ: Đối với khẩu phần của gà
con, trong đó bột cá là nguồn protein chính thì trình tự giới hạn của các axit
amin là: Tryptophan, methionine, phenylalanin,…; cịn trong khẩu phần ngơ đậu tương thì Methionine lại là axit amin giới hạn thứ nhất.
Axit amin thiết yếu nào thiếu nhiều nhất so với nhu cầu của gia súc thì
được gọi là axit amin giới hạn 1, tương tự có giới hạn 2, 3…
Thơng thường trong khẩu phần thức ăn của lợn thì lysine là axit amin
giới hạn 1, methionine là axit amin giới hạn 2, threonine là axit amin giới hạn
3.
Để xác định axit amin nào là giới hạn 1, 2, 3 trong khẩu phần người ta
thường dùng chỉ số axit amin giới hạn(Pa a)
Axit amin nào có P thấp nhất là axit amin giới hạn thứ nhất.
BẢNG 2 : Axit amin giới hạn trong một số loại thức ăn phổ biến cho lợn:
Loại thức ăn
Nhất
Nhì
Ba
Ngơ
Lys
Thr
Met + Cys
Lúa, gạo
Lys
Met + Cys
Thr
Cám gạo
Lys
Met + Cys
Thr
Khô dầu lạc
Lys
Met + Cys
Thr
Bột cá
Trp
Thr
Met + Cys
(Nguồn: Thống kê của Easter, 1994)
* Các trường hợp mất cân đối gây sự xuất hiện axit amin có giới hạn :
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt axit amin trong khẩu
phần, nhưng khơng phải axit amin nào cũng thiếu, mà có loại thừa, có loại
thiếu. Cả hai trường hợp này đều làm cho sự tăng trưởng của lợn không tối
ưu. Vậy, nếu biết được các yếu tố làm mất cân đối axit amin, ta sẽ có giải
pháp bổ sung thích hợp. Sau đây là các yếu tố đó :
16
+ Khẩu phần nghèo protein có chất lượng cao như: bột cá, bột thịt, đậu
nành… Khi cân đối chỉ chú ý đến chất đạm mà không chú ý đến axit amin, do
đó có sự mất cân đối, xuất hiện axit amin có giới hạn.
+ Khẩu phần có mức protein thấp so với nhu cầu, nó sẽ lộ ra nhiều axit
amin có giới hạn dưới mức nhu cầu của cơ thể.
+ Khẩu phần có chất ức chế tiêu hố protein, hoặc protein bị biến tính,
tỷ lệ tiêu hố hấp thu sẽ thấp ở một số loại axit amin dẫn đến sự có giới hạn
của những axit amin thiết yếu ấy.
+ Khẩu phần mất cân đối giữa năng lượng với protein và axit amin. Vì
thiếu năng lượng nên cơ thể phải phân huỷ một số axit amin để sinh năng
lượng nên làm giảm khả năng tích luỹ protein trong cơ thể.
+ Khẩu phần bị khiếm khuyết một số vitamin có liên quan đến chuyển
hoá axit amin và tổng hợp protein (như Vitamin A, …) thì hiệu quả tổng hợp
protein cơ thể sẽ giảm thấp.
+ Khẩu phần có chất đối kháng với axit amin như Mimosin đối kháng
với Tyrosin…, ngồi ra cịn có sự đối kháng giữa các axit amin với axit amin
(như Lysin đối kháng với Arginin khi mất cân đối).
2.3.2. Vai trò của axit amin Lysine, Methionine và mối tương quan
giữa chúng
Các axit amin là nguyên liệu để xây dựng nên các phân tử protein vì
vậy mà vai trị của các axit amin thể hiện qua vai trò của protein, protein tạo
nên thành phần của cơ thể sinh vật như xương, gân, cơ, lông, máu… Các loại
protein được tạo thành từ các loại axit amin và với cách trình tự sắp xếp khác
nhau, các loại protein khác nhau thì có chức năng khác nhau. Vì vậy, các axit
amin khác nhau thì có chức năng sinh học khác nhau đặc biệt là các axit amin
giới hạn như lysin, methionine.
2.3.2.1. Lysine
Là axit amin giới hạn, quyết định mức độ tổng hợp protein của gia súc.
Trong phân tử, Lysine có 2 nhóm amin (-NH2) và một nhóm axit (-COOH)
CH2 – (CH2)3 – CH - COOH
NH2
NH2
17
Khác với những axit amin khác, nó rất trơ trong quá trình trao đổi chất
và khi đã bị khử amin hố, Lysine khơng thể tái tổng hợp được nữa.
Trong cơ thể gia súc, Lysine tham gia vào cấu trúc phân tử của dãy
polypeptit, tham gia thực hiện hàng loạt chức năng sinh hoá quan trọng, tạo
điều kiện cho vận chuyển canxi vào tế bào. Lysine cần thiết cho các hoạt
động của hệ thần kinh, hệ sinh dục, tham gia vào q trình tổng hợp
hemoglobin, tạo sắc tố melanin của lơng. Lysine cịn làm giảm độc tính của
gossipol trong khẩu phần ăn có khơ dầu bơng.
Ngồi ra nó cịn có tác dụng làm tăng tính thèm ăn, tăng tốc độ sinh
trưởng, tăng sức sản xuất trứng, sữa. Đối với lợn lớn, thiếu lysine không thể
sinh tế bào mới, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm, lợn bị ói mửa do lysin tham
gia cấu tạo tế bào thần kinh. Đối với lợn giống, thiếu lysine làm giảm khả
năng sinh sản, tiết sữa, ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
Khi thiếu Lysine trong khẩu phẩn làm giảm tính ngon miệng, giảm
lượng hồng cầu huyết sắc tố và tốc độ chuyển hoá canxi photpho gây còi
xương, con vật kém ăn dẫn đến phá vỡ q trình trao đổi nitơ, cơ thể suy
nhược, lơng xù, da khô, giảm năng suất. Đặc biệt đối với gia súc non, lysine
rất cần thiết vì khi thiếu lysine sẽ làm giảm độ dự trữ kiềm trong máu và nước
protein trong huyết thanh (Nguyễn Văn Thưởng, 1992, [36]). Nếu Lysine quá
dư thừa cũng làm giảm tăng trọng, giảm sự tích luỹ nitơ, giảm việc sử dụng
khoáng trong khẩu phần thức ăn và có thể làm gan tăng lên do tích mỡ.
2.3.2.2. Methionine
Methionine là axit amin chứa lưu huỳnh có trong thành phần của nhiều
polypeptit; dẫn xuất của nó là cystein và cystin, chúng là nguồn tạo ra H2SO4
có ý nghĩa quan trọng trong việc loại trừ tác động có hại ở gan của một số sản
phẩm độc hại của sự trao đổi chất.
CH2 – CH2 – CH – COOH
S – CH3
NH2
Methionine là axit amin thiết yếu, được Muler tìm thấy trong casein
của sữa năm 1922. Trong phân tử methionine chứa một nguyên tử lưu huỳnh
18
và một nhóm metyl (-CH3) rất khơng bền, nhóm này được cơ thể sử dụng để
metyl hoá những hợp chất khác.
Methionine tham gia vào q trình chuyển hố protein, lipit và q
trình oxy hố khử ở các mơ trong cơ thể. Methionine ảnh hưởng đến chức
năng của gan và tuyến tụy. Nó cùng với cystin để tạo lơng, có tác dụng điều
hồ trao đổi lipit, chống mỡ hố gan, tham gia tạo nên serin, cystin.
Trong cơ thể động vật, Methionine liên quan chặt chẽ đến sự tạo thành
và trao đổi cholin, vitamin B12 và axit folic. Cùng với những vitamin này,
Methionine làm tăng khả năng sử dụng chất béo trong khẩu phần thức ăn của
động vật. Cũng như Lysine, Methionine thúc đẩy sự phát triển cơ thể, tham
gia trực tiếp vào quá trình tạo máu, cần thiết cho sự hoạt động của tuyến giáp
trạng, đồng thời bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số chất độc. Nhu cầu
Methionine ở động vật trưởng thành cao hơn so với động vật non, có thể liên
quan đến việc phát triển lơng (Lương Đức Phẩm, 1982, [24]).
Nếu thiếu methionine thì làm gia súc mất tính thèm ăn, thối hố cơ,
thiếu máu, nhiễm mỡ gan, làm giảm quá trình phân huỷ các chất độc thải ra
trong quá trình trao đổi chất, hạn chế sự tổng hợp axit nucleic và hemoglobin,
lông da thô, cơ teo (Nguyễn Văn Thưởng và cs, 1992, [36]).
Theo Lương Đức phẩm (1982, [24]) thì việc dư thừa methionine trong
khẩu phần ăn sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của động vật. Trong trường hợp
này, Methionine được xem như là chất độc vì làm thay đổi bệnh lý của lá
lách, tuyến tụy, gan, thận, ruột non.
2.3.2.3. Mối tương quan giữa Lysine và Methionine
Trong chăn nuôi nguời ta thường dùng là L-Lysine và DL-Methionine
và thường tính tốn hàm lượng hai axit amin này có trong thức ăn sau khi bổ
sung có tỷ lệ lysine/methionine = 1/0,5 – 0,6.
Một thí nghiệm bổ sung methionine và lysine vào khẩu phần thức ăn là
ngô và khô dầu đậu tương có tổng hàm lượng protein khác nhau (16,14% và
12%) cho hiệu quả tăng trọng của lợn cai sữa khá cao, đặc biệt là khẩu phần
có 12 – 14% protein. Ở khẩu phần 14% protein thêm 0,0375% methionine thì
tăng trọng và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng lần lượt là 762,7g/ngày đêm và
3,09kg. Thêm 0,075% methionine và 0,15% lysine vào khẩu phần 12%
19
protein thì các chỉ tiêu trên lần lượt là 731g và 3,15kg (Lương Đức Phẩm,
1982, [24]).
Bổ sung đồng thời hai axit amin này vào thức ăn sẽ làm tăng sự đồng
hoá nitơ và nâng cao hàm lượng thịt trong cơ thể lợn.
Theo Trần Tố (2006, [30]) thì thức ăn hỗn hợp cho gà broiler có cùng
một tỷ lệ đậu tương và đậu nho nhe là 70/30 có tỷ lệ giữa Methionine/Lysine
là 40,5% cho kết quả tốt hơn các tỷ lệ 45,5% và 35,5%.
2.3.3. Sự cân bằng axit amin trong khẩu phần
* Khái niệm về sự cân bằng axit amin
Cân bằng axit amin là sự cân đối giữa các axit amin đặc biệt là các axit
amin không thay thế trong khẩu phần sao cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể
động vật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng protein một cách tối ưu.
* Ý nghĩa của mối quan hệ cân bằng axit amin trong khẩu phần
Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo một mẫu
cân đối về axit amin, những axit amin nào nằm ngồi cân đối sẽ bị oxy hố
cho năng lượng. Do vậy nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao
hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn.
Cân bằng axit amin có ý nghĩa quan trọng vì sự vắng mặt hay thiếu hụt
bất kỳ một axit amin thiết yếu nào trong khẩu phần đều ảnh hưởng xấu đến
việc sử dụng các axit amin khác cho q trình sinh tổng hợp protein (Rose,
1938).
Một thí nghiệm trên lợn sinh trưởng cho thấy: Khẩu phần cân bằng axit
amin chỉ cần 11-12% protein, lợn đạt tăng trọng 585g/ngày nhưng nếu khơng
cân bằng axit amin, muốn duy trì tốc độ tăng trọng như trên phải đưa mức
protein tổng số trong khẩu phần lên 20-22% (Lương Đức Phẩm, 1982, [24]).
* Sơ đồ cân bằng axit amin trong cơ thể động vật
Protein trong thức ăn
A.amin trong ống tiêu hoá
Axit amin trong máu
Sự phân huỷ protein
trong cơ thể
Axit amin trong tổ chức
Nitơ trong nước tiểu
N-Protein,A.amin,-NPN
trong phân
Axit amin trong sản phẩm
20
(Nguồn: Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng động vật – ĐHNL TPHCM )
*Những nguyên nhân làm mất cân bằng axit amin trong khẩu phần :
- Thiếu một hoặc một vài axit amin thiết yếu nào đó: Thức ăn cho gia
súc thực tế thường thiếu Lysine, Methionine, Tryptophan, Threonine.
- Thừa axit amin: Trong khẩu phần thừa một axit amin nào đó làm thay
đổi cân bằng axit amin trong khẩu phần tạo ra "yếu tố hạn chế mới", làm giảm
hiệu suất lợi dụng protein khẩu phần.
- Khẩu phần có chất đối kháng với axit amin hoặc khẩu phần bị khiếm
khuyết một số vitamin có liên quan đến chuyển hố axit amin và tổng hợp
protein (Ví dụ: Vitamin A). Ngồi ra, có thể do khẩu phần mất cân đối giữa
năng lượng và protein, axit amin.
*Hậu quả của sự mất cân bằng giữa các axit amin :
+ Sự dư thừa Lysine sẽ làm tăng cường mức độ thiếu Arginine. Điều
này sẽ gây ra sự rối loạn chu trình tổng hợp ure. Tỷ lệ giữa Lysine/Arginine =
1,2/1 là mức giới hạn tối đa, không nên tăng hơn nữa.
+ Sự khiếm khuyết Tryptophan sẽ làm tăng sự cung cấp vitamin PP
trong thực phẩm, vì từ tryptophan cơ thể có thể chuyển hố một phần thành
vitamin PP.
+ Sự nghèo Methionine sẽ làm tăng nhu cầu Cholin trong thức ăn, vì cả
Cholin và Methionine đều có vai trị sinh học là nguồn cung cấp nhóm Metyl
(-CH3) cho một số phản ứng sinh hoá học trong cơ thể.
+ Sự khiếm khuyết vitamin A, vitamin E sẽ làm cho cơ thể kém chịu
đựng sự mất cân bằng axit amin.
*Cơ sở sinh lý học của việc tính tốn nhu cầu axit amin :
Theo Baker (1991) thì có 70% axit amin có nguồn gốc từ protein cơ thể
bị thối hố được sử dụng lại để tái tổng hợp protein trong cơ thể. Cịn 30%
axit amin có nguồn gốc từ thức ăn được cơ thể sử dụng để tổng hợp protein cơ
thể. Nhu cầu axit amin cho sự duy trì là để bù đắp cho các sự mất mát sau
đây: Phân huỷ, sử dụng chuyển hoá trao đổi chất, mất qua da, mất qua ống
tiêu hoá (Moughan, 1989; Fuller et al, 1991; Chung và Baker, 1992, [13]). Cơ
21
sở để xác lập cân bằng axit amin là dựa trên tỷ lệ các axit amin thiết yếu trong
protein lý tưởng.
* Các biện pháp cân bằng axit amin trong khẩu phần :
- Một là nâng cao số lượng proten trong khẩu phần: biện pháp này khắc
phục sự thiếu một phần các axit amin trong khẩu phần bằng cách cho vật nuôi
ăn nhiều protein. Nhược điểm của biện pháp này là mặc dù tăng lượng protein
lên nhưng vẫn không cân đối các axit amin mà chỉ đáp ứng cho nhu cầu dinh
dưỡng một vài loại axit amin giới hạn, nhiều khi lại quá thừa các axit amin
khác làm ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng của con vật, thậm chí cịn gây
hại. Chi phí thức ăn tăng lên mà hiệu quả mang lại khơng cao hoặc khơng có.
Biện pháp này được áp dụng trong chăn nuôi thô sơ và đơn giản, chăn ni tự
túc gia đình và phân tán.
- Biện pháp thứ hai là chọn lựa nguyên liệu để tổ hợp khẩu phần cân
đối protein, axit amin, năng lượng. Biện pháp này là phối hợp các nguồn
protein tự nhiên (protein động vật, protein thực vật), qua tính tốn có thể bổ
sung cho nhau để cân đối thành phần axit amin trong khẩu phần. Ta có thể
phối hợp thức ăn có nguồn gốc động vật, thực vật, vi sinh vật lại với nhau.
- Biện pháp thứ ba là bổ sung các axit amin thiết yếu có giới hạn bị
thiếu hụt vào thức ăn để đạt đến cân đối tối ưu, bổ sung bằng các chế phẩm
axit amin tổng hợp (hoá học hoặc vi sinh vật). Thường bổ sung Lysine,
Methionine, Tryptophan. Các nguyên tắc bổ sung axit amin công nghiệp :
+ Chỉ bổ sung axit amin thiếu, tức là chỉ bổ sung yếu tố hạn chế và bổ
sung sao cho lấp đầy chỗ thiếu, khơng bổ sung dư thừa vì tác hại của sự thừa
axit amin giống như thiếu axit amin.
+ Phải bổ sung axit amin giới hạn một rồi đến giới hạn hai tiếp đến giới
hạn ba. Nếu làm ngược lại, tác dụng bổ sung khơng những khơng cịn mà cịn
có hại.
- Biện pháp thứ tư là xử lý nhiệt: Xử lý bằng nhiệt để làm tăng giá trị
sinh học của protein chứa trong thức ăn. Đồng thời, để diệt các chất kháng
men tiêu hoá như antitrypsin trong đậu nành; loại trừ các yếu tố kháng dinh
dưỡng cũng như kháng axit amin.
22
2.3.4. Bổ sung axit amin công nghiệp
Axit amin công nghiệp thường được sản xuất bằng con đường vi sinh
vật (như lysine) hoặc hoá học (như methionine) đang được sử dụng phổ biến
trong chăn nuôi để cân bằng axit amin trong khẩu phần. Các axit amin thường
được sử dụng là lysine, methionine, threonine; trong đó axit amin giới hạn
một thường là lysine và giới hạn thứ hai là methionine.
Như vậy việc cân đối axit amin giới hạn nhờ các sản phẩm tổng hợp
thì đầu tiên là bổ sung Lysine đến mức độ cần thiết tiếp đến bổ sung
methionine, sau đó là tryptophan.
* Lợi ích của việc bổ sung axit amin cơng nghiệp.
Khi bổ sung axit amin công nghiệp vào thức ăn thì làm giảm được
lượng protein tổng số (giảm bớt lượng khơ đậu tương hoặc bột cá) nhưng vẫn
duy trì được năng suất sản xuất và hiệu quả chuyển hoá thức ăn. Nuôi lợn
bằng khẩu phần nhiều sắn 40,5% bột sắn + 13,5% bột ngơ + thức ăn giàu
protein có bổ sung lysine và methionine lần lượt là 0,1% và 0,13% cho tăng
trọng và tiêu tốn thức ăn không thua kém khẩu phần ít sắn (40,5% ngơ +
13,5% bột sắn + thức ăn giàu protein).
Bổ sung Lysine và Methionine vào khẩu phần làm giảm tỷ lệ bột cá,
khô dầu đậu tương, khô dầu lạc để giảm giá thành sản xuất cho 1 kg thức ăn
hỗn hợp, tiết kiệm được nguồn protein động vật và nguồn protein thực vật.
Theo Rerat (1963) bổ sung 230g lysine tiết kiệm được 10 kg bột cá + 17 kg
lúa mạch.
Người ta đã tính rằng năm 1972 ở Nhật Bản nhờ sử dụng methionine
công nghiệp đã tiết kiệm được 170.000 tấn khô dầu lạc, đậu tương/năm. Dùng
lysine tiết kiệm được 320.000 tấn khô dầu lạc, đậu tương/năm.
2.3.5. Protein lý tưởng
Giá trị sinh học của protein là thuật ngữ dùng để đánh giá chất lượng
protein. Giá trị sinh học của protein phụ thuộc vào thành phần các axit amin
trong protein, phụ thuộc vào khả năng tiêu hoá và hấp thu của từng đối tượng
vật nuôi về các axit amin nêu trên trong các loại nguyên liệu thức ăn khác
nhau. Hiện nay trong dinh dưỡng vật nuôi chúng ta đã đưa ra khái niệm
"protein lý tưởng". Protein lý tưởng được định nghĩa là loại protein cung cấp
23
đầy đủ và đúng tỷ lệ các axit amin thiết yếu so với nhu cầu của vật nuôi. Tỷ lệ
axit amin trong protein lý tưởng có thể tính theo 100g protein (16gN) hay tính
tỷ lệ theo lysine (100%).
Việc xác định protein lý tưởng có ý nghĩa quan trọng trong thực hành
cân đối axit amin của khẩu phần. Khi đã biết được nhu cầu chính xác một axit
amin thiết yếu (thường là lysine) thì ta có thể suy ra nhu cầu các axit amin
thiết yếu khác theo tỷ lệ tương ứng giống như trong protein trong lý tưởng.
2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt
2.4.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn
Sinh trưởng là q trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,
là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận
và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước.
Phát dục là một quá trình thay đổi về chất, tức là sự thay đổi tăng thêm
hồn chỉnh tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể gia súc.
Sinh trưởng và phát dục là hai q trình ln đi liền với nhau trong suốt
q trình sống của một cơ thể, có thể nói sinh trưởng là q trình tăng về
lượng cịn phát dục là quá trình biến đổi về chất.
Trong thực tế chăn nuôi lợn, sự sinh trưởng được đánh giá như là sự
tăng lên về trọng lượng cơ thể theo thời gian. Sự sinh trưởng phần lớn phụ
thuộc vào số lượng thức ăn lợn được ăn vào, hoặc tổng các chất dinh dưỡng
ăn vào. Trong khi đó, phát dục liên quan đến những thay đổi về hình dáng,
ngoại hình và chức năng của con vật trong quá trình sinh trưởng.
Trong suốt q trình phát triển của vật ni thường tn theo 3 quy luật
sinh trưởng và phát dục cơ bản là :
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn: Sự phát triển của gia
súc từ lúc phôi thai đến lúc già cỗi phải trải qua những giai đoạn nhất định,
giai đoạn này nối tiếp giai đoạn kia. Nếu khơng phải trải qua giai đoạn này thì
khơng thể chuyển sang giai đoạn khác. Sự phát triển của gia súc nói chung
chia thành 2 giai đoạn lớn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Giai
đoạn trong thai gồm: thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi, thời kỳ thai nhi. Giai
đoạn ngoài thai gồm: thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành,
thời kỳ già cỗi.
24
+ Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều :
Quy luật này được thể hiện qua các mặt sau :
* Khơng đồng đều về tăng trọng: Lúc cịn nhỏ gia súc tăng trọng ít, sau
đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng chậm lại rồi dần
dần ổn định, cuối cùng hoặc chỉ cịn tích luỹ mỡ hoặc trọng lượng nói chung
giảm xuống do cơ mỡ khơng phát triển thêm mà lại cịn già cỗi và chết đi.
Tăng trọng nạc
( g/ngày )
Tăng trọng mỡ
400
300
200
100
0
20 40
60 80 100 120 140 160 Trọng lượng (kg)
Hình 1.1. Đồ thị tích luỹ nạc và mỡ của gia súc
Qua đồ thị trên ta thấy sự tích luỹ nạc đạt trọng lượng cao nhất vào thời
điểm trên dưới 60 kg và sau đó giảm dần, ngược lại sự tích luỹ mỡ tăng dần
không ngừng, không giảm cho đến trọng lượng trưởng thành. Thực tế, tuy
biết lợn ở trọng lượng 60 kg đạt mức tích luỹ nạc cao nhất, nhưng người ta ít
khi giết thịt vào trọng lượng đó mà ở mức cao hơn, vì tổng trọng lượng cơ thể
trong đó có tổng lượng nạc thu được cũng tăng lên (trừ đối với một số giống
chuyên nạc).
+ Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ: Quy luật này thể hiện
trong hoạt động sinh lý, sự tăng trọng và trong trao đổi chất của con vật.
Tóm lại sự phát triển của gia súc tuân theo các quy luật nhất định, nhờ
hiểu rõ các quy luật này người chăn nuôi đã điều khiển ni dưỡng gia súc
theo hướng có lợi.
2.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt
2.4.2.1. Nhu cầu năng lượng
E = E dt + E tt + E chống rét . Trong đó :
- E : Nhu cầu năng lượng
- E dt : Nhu cầu năng lượng cho duy trì
25