Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT HIỆU GÁ KHÁNG THỂ TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACCINE NEWCASTLE TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 64 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH ..............................................................................................................2
1.3. YÊU CẦU.................................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN ................................................................................................3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH NEWCASTLE ......................................................................3
2.1.1 Đặc điểm chung..............................................................................................3
2.1.2 Lịch sử bệnh ...................................................................................................3
2.1.4 Căn bệnh.........................................................................................................3
2.1.4.1 Phân loại..............................................................................................3
2.1.4.2 Hình thái và cấu trúc ...........................................................................3
2.1.4.3 Nuôi cấy ..............................................................................................4
2.1.4.4 Độc lực ................................................................................................5
2.1.4.5 Sức đề kháng.......................................................................................6
2.1.5 Dịch tể ............................................................................................................7
2.1.5.1 Phân bố bệnh.......................................................................................7
2.1.5.2 Loài cảm thụ .......................................................................................7
2.1.5.3 Chất chứa mầm bệnh ..........................................................................7
2.1.5.4 Phương thức truyền lây.......................................................................8
2.1.5.5 Cơ chế sinh bệnh.................................................................................8
2.1.6 Triệu chứng ....................................................................................................8
2.1.6.1 Thể Doyle ...........................................................................................9
2.1.6.2 Thể Beach ...........................................................................................9
2.1.6.3 Thể Beaudette .....................................................................................9
2.1.6.4 Thể Hitchner .......................................................................................9
2.1.7 Bệnh tích .....................................................................................................10
2.1.7.1 Bệnh tích đại thể ...............................................................................10

iii




2.1.7.2 Bệnh tích vi thể .................................................................................10
2.1.8 Chẩn đoán.....................................................................................................11
2.1.8.1 Chẩn đoán lâm sàng ..........................................................................11
2.1.8.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ..................................................11
2.2 PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NEWCASTLE ....................................................14
2.2.1 Vệ sinh phòng bệnh......................................................................................14
2.2.1.1 Vệ sinh chuồng trại ...........................................................................14
2.2.1.2 Vệ sinh con giống .............................................................................14
2.2.1.3 Vệ sinh thức ăn và nước uống ..........................................................15
2.2.2 Phòng bệnh bằng vaccine.............................................................................15
2.2.3 Biện pháp chống dịch ...................................................................................18
2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH ĐỒNG NAI.......................................................19
2.3.1 Khái quát về tỉnh Đồng Nai .........................................................................19
2.3.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh Đồng Nai .........................................20
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................22
3.1. Thời gian và địa điểm .............................................................................................22
3.2. Vật liệu ...................................................................................................................22
3.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................22
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23
3.4.1. Bố trí lấy mẫu xét nghiệm ...........................................................................23
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu..................................................................................23
3.4.3. Chuẩn bị huyễn dịch hồng cầu 1%..............................................................24
3.4.4. Phản ứng ngưng kết hồng cầu HA ..............................................................24
3.4.5 Xác định hiệu giá kháng thể kháng Newcastle ............................................26
3.5. Các chỉ tiêu theo dõi ...............................................................................................28
3.6. Xử lý thống kê ........................................................................................................29
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................30
4.1 Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG trên đàn gà đẻ ........30

4.2 Phân bố hiệu giá kháng thể trên đàn gà đẻ ..............................................................31

iv


4.3 Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG trên gà theo huyện,
thị............................................................................................................................32
4.4 Phân bố hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo huyện, thị ............................................35
4.5 Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG theo lứa tuổi ...........38
4.6 Phân bố hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo lứa tuổi................................................40
4.7 Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG trên gà theo quy
mô...........................................................................................................................42
4.8 Phân bố hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo quy mô chăn nuôi ...............................45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................46
5.1 Kết luận....................................................................................................................46
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................48
PHỤ LỤC .....................................................................................................................50

v


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 2.1 Phân loại virus Newcastle theo độc lực ...........................................................6
Bảng 2.2 Tổng đàn gia cầm Đồng Nai tính đến ngày 1/8/2007 ...................................21
Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu huyết thanh gà ......................................................................23
Bảng 3.2: Sơ đồ thực hiện phản ứng HA.......................................................................25
Bảng 3.3: Sơ đồ thực hiện phản ứng HI ........................................................................27
Bảng 4.1: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG trên đàn gà

đẻ ...................................................................................................................30
Bảng 4.2: Tỷ lệ các mức hiệu giá kháng thể trên đàn gà đẻ..........................................31
Bảng 4.3: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG trên gà theo huyện,
thị.......................................................................................................32
Bảng 4.4: Tỉ lệ mẫu các mức hiệu giá trên gà đẻ theo huyện, thị .................................36
Bảng 4.5: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG theo lứa
tuổi ................................................................................................................38
Bảng 4.6: Tỉ lệ các mức hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo lứa tuổi ............................41
Bảng 4.7: Tỷ lệ mẫy huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ và chỉ số MG trên gà theo
quy mô ..........................................................................................................42

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các mức hiệu giá kháng thể trên đàn gà đẻ......................................32
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ trên gà theo huyện, thị ...34
Biểu đồ 4.3: Chỉ số MG theo huyện, thị........................................................................34
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ các mức hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo huyện, thị ....................37
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ trên gà theo lứa tuổi .......39
Biểu đồ 4.6: Chỉ số MG theo lứa tuổi ...........................................................................40
Biểu đồ 4.7: Tỉ lệ các mức hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo lứa tuổi ........................42
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ theo quy mô chăn nuôi .......44
Biểu đồ 4.9: Chỉ số MG theo quy mô chăn nuôi ...........................................................44
Biểu đồ 4.10: Tỉ lệ các mức hiệu giá kháng thể trên gà đẻ theo quy mô chăn nuôi .....45

vii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình dạng và cấu tạo của virus Newcastle .......................................................4
Hình 2.1 Bệnh tích xuất huyết trên niêm mạc khí quản, ruột già, manh tràng dạ, dày
tuyến ................................................................................................................10
Hình 2.3. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai .................................................................20

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APMV

: Avian Paramyxovirus

CPE

: Cytopathic effects (tác động gây bệnh tế bào)

ELISA

: Enzyme – linked immunosorbent assay

NDV

: Newcastle disease virus

HA

: Haemagglutination test (phản ứng ngưng kết hồng cầu)


HI

: Haemagglutination – inhibition (phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu)

MDT

: Mean death time in eggs (thời gian chết phôi trung bình)

ICPI

: Intra Cerebral Pathogenicity Index (chỉ số gây bệnh khi tiêm truyền vào
não)

IVPI

: Intra Venous Pathogenicity Index (chỉ số gây bệnh khi tiêm truyền vào tĩnh
mạch)

RT–PCR : Reverse Transcription – Polymerase Chain Reaction
VN

: Virus Neutralization test (phản ứng trung hòa)

ix


1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang phát triển khá mạnh mẽ để đáp ứng cho
nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của con người. Từ các sản phẩm chăn nuôi như thịt,
sữa, trứng người ta đã tạo ra tất nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon và bổ dưỡng. Trong
đó trứng gà là một nguồn nguyên liệu hết sức quan trọng để làm nên sự phong phú cho
các mon ăn. Xuất phát từ thực tế trên mà ngành chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm ở
nước ta ngày càng được đầu tư mở rộng với nhiều quy mô khác nhau.
Chăn nuôi gà đẻ là một ngành chăn nuôi có nhiều ưu thế chẳng hạn như: gà lớn
nhanh, đầu tư con giống, thiết bị chuồng trại thấp, có thời gian khai thác trứng sớm và
bền, đem lại lợi nhuận cao, quay vòng vốn nhanh nên được nhiều người chăn nuôi rất
ưa chuộng. Song cũng không phải là không có những khó khăn cho người chăn nuôi,
bởi lẽ gà đẻ trứng thương phẩm có sức đề kháng kém, rất dễ mẫn cảm với các stress do điều
kiện nuôi hay bệnh tật mang lại. Đồng thời với việc nhập các giống gà, sự đầu tư mở rộng
quy mô sản suất làm cho tình hình dịch tễ ngày càng phức tạp, dẫn đến nguy
cơ thiệt hại về kinh tế của người chăn nuôi ngày càng tăng cao.
Một nguyên nhân hàng đầu có thể gây chết hang loạt cho đàn gà đẻ mọi lứa tuổi cần
phải kể đến là bệnh Newcastle. Bệnh Newcastle là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
và rất lây lan trên gà, gà tây hay một số gia cầm khác, gà càng nhỏ sự mẫn cảm càng
cao, tỷ lệ chế có thể lên đến 90 – 100%. Do đó việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cho đàn
gà là vô cùng quan trọng. Nhưng theo các nhà chăn nuôi kinh nghiệm thì các biện pháp
vệ sinh, chăm sóc không hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh Newcastle. Bệnh này
lại do virus gây ra nên không có thuốc diều trị đặc hiệu vì thế việc áp dụng biện pháp
phòng ngừa bằng vaccine là thiết yếu nếu muốn chăn nuôi không bị thất bại.
Từ thực tế trên, để đánh giá được khả năng đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng
vaccine trên đàn gà, được sự cho phép của khoa Chăn nuôi Thú y, bộ môn Vi sinh –
Truyên nhiễm chúng tôi thực hiện đề tài “KHẢO SÁT HIỆU GÁ KHÁNG THỂ
TRÊN GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM SAU KHI TIÊM VACCINE
NEWCASTLE TẠI TỈNH ĐỒNG NAI”.



2

1.2. MỤC ĐÍCH
Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vaccine Newcastle trên đàn gà đẻ
trứng thương phẩm tại 7 huyện, thi thuộc tỉnh Đồng Nai. Từ đó thấy được hiệu quả của việc
tiêm phòng và khuyến cáo cho người chăn nuôi áp dụng quy trình tiêm phòng hiệu
quả.
1.3. YÊU CẦU
Áp dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Haemagglutination Inhibition
test) để định hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle trên gà đẻ trứng thương
phẩm.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH NEWCASTLE
2.1.1 Đặc điểm chung
Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất lây lan, bệnh xảy ra chủ yếu
trên gà, gà tây, bồ câu, chim cút và một số loài gia cầm khác. Đặc điểm chủ yếu của
bệnh là gây xáo trộn và gây bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
2.1.2 Lịch sử bệnh
Bệnh được mô tả đầu tiên vào năm 1926 ở Java (Indonesia) bởi Kraneveld – một
bệnh gây chết gà khác với bệnh dịch tả gà và được gọi tên là dịch tả gà giả (Pseudopeste aviaire). Cũng trong năm này, Doyle mô tả bệnh trên gà ở vùng Newcastle, ở
Anh Quốc và phân lập căn bệnh vào năm 1927. Sau đó bệnh được mô tả ở nhiều vùng
khác của thế giới và được gọi là bệnh Newcastle (trích dẫn bởi Trần Thanh Phong,
1996).

2.1.4 Căn bệnh
2.1.4.1 Phân loại
Thuộc họ Paramyxoviridae.
Họ phụ Paramyxovirinae.
Giống Rubulavirus.
Loài Newcastle Disease Virus (NDV) hay Avian Paramyxovirus-1.
APMV có 9 serotype (Serotype 1-9) trong đó Paramyxovirus Serotype 1 gây bệnh
Newcastle trên gia cầm (Trần Thị Bích Liên, Lê Anh Phụng, 2001).
2.1.4.2 Hình thái và cấu trúc
Virion có hình dạng thay đổi, có thể hình cầu hoặc sợi. Kích thước 100-500 nm,
trọng khối phân tử 5 x 106 dalton. Virus Newcastle có acid nhân là RNA 1 sợi, không
phân đoạn, capsid đối xứng xoắn, có vỏ bọc là lipid. Trên vỏ bọc có nhiều gai, các gai
này có bản chất là glycoprotein, trong số những gai này có 2 loại là: glycoprotein HN
và glycprotein F.


4

Glycoprotein HN: liên quan đến việc hấp phụ lên bề mặt tế bào vật chủ mang 2
hoạt tính của enzyme Neuraminidase (N) và hemagglutinin (H). HN có tác động liên
kết với thụ thể mucoprotein trên bề mặt tế bào hồng cầu gia cầm. Virus Newcastle có
thể gây ngưng hết hồng cầu các loài cầm, loài lưỡng thê, loài bò sát, loài hữu nhũ. Nhờ
có tính chất sinh học này mà virus gây ngưng hết hồng cầu (Hemagglutination). Người
ta ứng dụng phản ứng này để phát hiện sự hiện diện của virus.
Glycoprotein F: đóng vai trò trong sự thâm nhập tế bào của thể virus (qua việc
làm tan màng tế bào và cho phép xâm nhập của Nucleocapside và ARN virus vào tế
bào), làm các tế bào dung hợp với nhau tạo thể hợp bào (Syncytium) (Trần Thanh
Phong,1996).

Gai HN


Gai F
Chuỗi
RNA

Khung
protein

Vỏ bọc

Hình 2.1 Hình dạng và cấu tạo của virus Newcastle
(Nguồn: />2.1.4.3 Nuôi cấy
Trên tế bào phôi gà: NDV thường được nuôi cấy trên tế bào sợi phôi gà (chicken
embryo fibroblast-CEF), trên tế bào thận phôi gà. Trên môi trường tế bào tạo bệnh tích
tế bào đặc hiệu (CPE) là những thể vùi (inclusion bodies) và tế bào khổng lồ (syncytia)
làm cho tế bào bị chết và tróc ra (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005).
Trên phôi gà: Tất cả APMV đều có thể nhân lên trong phôi trứng gà. Các chủng
NDV có khả năng và thời gian gây chết phôi gà khác nhau. Khi cấy NDV vào xoang


5

niệu mô (allantoic) của phôi thai gà ấp 9-11 ngày tuổi, tùy theo độc lực của từng chủng
có thể làm chết phôi thai từ 48 giờ cho đến trên 100 giờ sau khi cấy truyền. Đường tiêm
cũng rất quan trọng, khi tiêm NDV vào túi lòng đỏ thường gây chết phôi nhanh hơn khi
tiêm vào túi niệu mô. Bệnh tích chủ yếu trên phôi là xuất huyết điểm ở đầu và cánh, có khi
xuất huyết khắp phôi thai. Phôi còn non thì khả năng lây nhiễm và thời gian chết phôi
nhanh cũng như có tỷ lệ chết phôi cao hơn (Dương Nghĩa Quốc, 2006). Sau khi cấy truyền
qua phôi thai gà nhiều lần thì độc lực của chủng virus giảm dần
và người ta thu được một số chủng virus nhược độc dùng để chế tạo vaccine phòng bệnh

(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.1.4.4 Độc lực
Dựa theo tính cường độc của virus, người ta chia làm 3 nhóm virus có độc lực theo thứ
tự giảm dần (Trần Thị Bích Liên và Lê Anh Phụng, 2001).
- Nhóm Velogen (cuờng độc): Nhóm độc lực mạnh, gây chết phôi 100%, bệnh
tích rõ với những điểm xuất huyết trên phôi. Thường dùng chủng này để chế vaccine
chết.
- Nhóm Mesogen (trung độc): Nhóm virus có độc lực vừa, có thể gây chết phôi sau
60 giờ nuôi cấy, có vài điểm xuất huyết trên phôi. Gồm 3 chủng: M (Mustekwar), K
(Komarop), H (Hereford) dùng chế vacine sống cho gà lớn trên 1 tháng tuổi.
- Nhóm Lentogen (nhược độc): Nhóm virus có độc lực yếu, không làm chết phôi,
không gây bệnh tích trên phôi, gồm các chủng B1, La-Sota, F, thường dùng chế vaccin
sống.
Để đánh giá độc lực của NDV cần căn cứ vào các chỉ số sau:
(a). Thời gian gây chết phôi trung bình MDT.
Nước trứng được pha loãng theo dãy tỷ lệ 1:10 đến độ pha loãng 10-6-10-9. Mỗi nồng
độ pha loãng trên, tiêm 0,1ml/phôi vào 5 phôi gà 9 – 10 ngày tuổi và ủ ở tủ ấm
370C. Mỗi trứng được kiểm tra 2 lần/ngày trong 7 ngày và thời điểm lúc phôi chết
được ghi nhận (tính bằng giờ). MDT được dùng phân hạng độc lực của virus
Newcastle. Dưới 60 giờ: Velogen; từ 60-90 giờ: Mesogen; trên 90 giờ: Lentogen (bảng
2.1).


6

(b). Chỉ số gây bệnh trên não gà 1 ngày tuổi ICPI
Nước trứng có hiệu giá HA từ 1:80 trở lên được pha loãng 1:10 trong nước muối
sinh lý vô trùng. Tiêm 0,05 ml/con vào não cho 10 gà con 1 ngày tuổi. Theo dõi hằng
ngày cho đến 8 ngày, mỗi ngày quan sát sẽ cho điểm. Gà bình thường: 0 điểm; gà
bệnh: 1 điểm; gà chết: 2 điểm.

Chỉ số ICPI là điểm trung bình/gà con/ngày sau thời gian theo dõi 8 ngày. Các
chủng cường độc sẽ xấp xỉ điểm tối đa là 2, trong khi các chủng nhược độc sẽ có điểm gần
0.
(c). Chỉ số gây bệnh cho gà 6 tuần tuổi IVPI
Nước trứng có hiệu giá HA từ 1:80 trở lên được pha loãng 1:10 trong nước muối
sinh lý vô trùng và dùng tiêm tĩnh mạch liều 0,1ml/con cho 10 gà 6 tuần tuổi. Gà được
theo dõi hàng ngày trong vòng 10 ngày và được cho điểm mỗi ngày. Gà khoẻ mạnh: 0
điểm; gà bệnh: 1 điểm; gà bại liệt: 2 điểm; gà chết: 3 điểm.
Chỉ số IVPI là điểm trung bình cho 1 gà/lần quan sát trong giai đoạn 10 ngày.
Các chủng Lentogen và một vài chủng Mesogen có chỉ số này bằng 0, trong khi các
chủng Velogen có chỉ số điểm xấp sỉ 3.
Bảng 2.1 Phân loại virus Newcastle theo độc lực
Loại độc lực

MDT

ICPI

IVPI

Nhược độc

90 giờ

0,0 – 0,7

0,0

Trung độc


60 đến 90 giờ

0,7 – 1,9

0,0 – 0,5

Cường độc

40 đến 60 giờ

2,0 – 3,0

0,5 – 2,8

(Nguồn: Trần Thanh Phong, 1996)
2.1.4.5 Sức đề kháng
Virus Newcastle có sức đế kháng tương đối yếu. Trong điều kiện môi trường khô
ráo virus có thể sống được nhiều tháng. Ngược lại trong thịt thối rữa, trong phân và xác
chết virus không tồn tại quá 24 giờ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp virus sống lâu trong thịt, da, não và tủy sống. Ở 140C tồn tại 3-6 tháng, ở -220C tồn tại ít nhất 1 năm. Ở pH=2-10 có khả năng gây nhiễm
được nhiều giờ.


7

Virus không hoạt động được trong nước sạch trong vòng 1-2 ngày, nhưng có thể
sống sót trong nhiều ngày ở ao hồ có nhiều chất hữu cơ (Lancaster, 1966 – trích dẫn
bởi Nguyễn Đình Quát, 2005).
Các chất sát trùng thông thường như: xút 2%, formol 1%, cresyl 5%, sữa vôi 10%
tiêu diệt virus nhanh chóng.

2.1.5 Dịch tể
2.1.5.1 Phân bố bệnh
Bệnh Newcastle có ở khắp thế giới nhưng lưu hành rộng rãi nhất là ở Châu Á, Châu
Phi và Bắc Mỹ. Bệnh trên gia cầm ở Châu Á và Châu Phi thường nặng hơn còn
ở Bắc Mỹ thường ở thể nhẹ (Nguyễn Vĩnh Phước,1978).
Ở Việt Nam bệnh đã có từ lâu và lan truyền suốt từ Bắc đến Nam. Năm 1949
Jacotot đã chứng minh bệnh Newcastle có ở Nha Trang. Năm 1956, Nguyễn Lương và
Trần Quang Nhiên đã khẳng định lại sự có mặt của bệnh ở các tỉnh miền Bắc nước ta.
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). Theo kết quả điều tra từ năm 1995 đến 1997 của Lê
Minh Chí, Hồ Đình Chúc, Bùi Quốc Huy bệnh Newcastle có mặt ở 4 tỉnh miền Bắc là
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình; kết quả điều tra từ năm 2002 đến 2004
của Dương Nghĩa Quốc cũng xác định bệnh có ở Đồng Tháp.
2.1.5.2 Loài cảm thụ
Hầu hết các loài gia cầm như gà, gà tây, vịt, bồ câu, ngổng v.v…đều cảm thụ với bệnh
này.
Mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh, gia cầm non mẫn cảm hơn gia cầm lớn. Vịt,
ngỗng thì đề kháng với virus gây bệnh mạnh trên gà.
Virus có thể truyền qua trứng và những trứng này hiếm khi nở. Tuy nhiên, nếu nó
nở ra thì gây nhiễm cho những gà con trong cùng máy ấp.
Những loài chim như loài két đóng vai trò vật mang trùng.Vài loài hữu nhũ, đặc biệt
là mèo và loài gặm nhấm, người cũng có thể bị nhiễm (Nguyễn Đình Quát, 2005).
2.1.5.3 Chất chứa mầm bệnh
Quầy thịt, chất thải, chất tiết, phủ tạng đều chứa virus. Đặc biệt là não, phổi. Quày thịt
đông lạnh bị nhiễm bệnh đóng vai trò lây lan quan trọng qua đường buôn bán thịt.


8

Phân, chất độn chuồng, rơm, lồng, thùng chứa và phương tiện vận chuyển gà đóng vai trò
trong sự phát tán căn bệnh.

2.1.5.4 Phương thức truyền lây
Bệnh Newcastle lây lan theo 2 phương thức sau:
- Lây lan theo chiều dọc: virus Newcastle truyền từ gà bố mẹ qua phôi trứng. Virus
gây cảm nhiễm trứng trong ống dẫn trứng thường làm chết phôi trong lúc ấp, sự lây
nhiễm trong máy ấp sẽ diễn ra khi trứng này vỡ. Nhưng thường thấy hơn cả là gia cầm
non bị nhiễm lúc nở qua trung gian của vỏ trứng bị nhiễm virus (Phạm Hoàng Việt,
2003).
- Lây lan theo chiều ngang:
+ Trực tiếp: tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh hay gà mang trùng.
+ Gián tiếp: qua yếu tố trung gian truyền lây sinh vật và không sinh vật.
* Yếu tố trung gian truyền lây sinh vật như: gia súc, côn trùng, tiết túc, chuột,
chim hoang dại, con người...v.v.
* Yếu tố trung gian truyền lây không sinh vật như: phân, chất độn chuồng, xác gà chết,
đất, nước, không khí, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển...v.v
(Lê Anh Phụng, 2004).
2.1.5.5 Cơ chế sinh bệnh
Sau khi ăn hoặc hít vào cơ thể, virus Newcastle nhân lên ở lớp biểu mô đường hô
hấp trên. Các chủng nhược độc (lentogen) ở yên tại chỗ và cảm nhiễm không có triệu
chứng lâm sàng trừ khi có xảy ra kế phát Mycoplasma gallisepticum....Virus
Newcastle cường độc (mesogen và velogen) có thể nhân lên bên ngoài biểu mô đường
hô hấp, xâm nhập vào máu để đi đến các cơ quan nội tạng (Trần Thị Bích Liên, Lê
Anh Phụng, 2001).
2.1.6 Triệu chứng
Thời gian nung bệnh trung bình 5-6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2-15 ngày.
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2005) triệu chứng của bệnh NDV có thể chịa ra làm
4 thể: thể Doyle, thể beach, thể beaudette, thể hitchner.


9


2.1.6.1 Thể Doyle
Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình, thỉnh thoảng có những con gà chết mà
không rõ nguyên nhân gì. Biểu hiện đầu tiên là gà buồn bã, sốt cao 430C, bỏ ăn, khát
nước, khó thở, kiệt sức dần và chết sau 4-8 ngày.
Có thể phù ở các mô xung quanh mắt và đầu. Phân lỏng màu xanh thỉnh thoảng có vấy
máu.
Tử số lên đến 100%.
2.1.6.2 Thể Beach
Thể này chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn được gọi là thể Mỹ.
Bệnh xuất hiện một cách bất thình lình và lan truyền một cách nhanh chóng.
Gà bệnh biểu hiện thở khó, ngáp gió, giảm ngon miệng, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ.
Gà bệnh không thấy tiêu chảy. Sau 1 dến 2 ngày hay chậm hơn có thể xuất hiện các
dấu hiệu thần kinh.
Tỷ lệ mắc bệnh 100%.
Tỷ lệ chết thay đổi: gà lớn có thể chết khoảng 50%. Gà nhỏ chết lên đến 90%.
2.1.6.3 Thể Beaudette
Là bệnh hô hấp ở những gà trưởng thành
Biểu hiện chủ yếu là khó thở, thở khò khè, ngáp gió thì ít thấy. Giảm ngon miệng,
giảm sản xuất trứng có thể kéo dài trong nhiều tuần làm ảnh hưởng đến chất lượng
trứng.
Dấu hiệu thần kinh có thể xuất hiện nhưng không thường xuyên. Tỷ
lệ chết thường thấp ngoại trừ những gà con nhạy cảm.
2.1.6.4 Thể Hitchner
Ít khi gây bệnh trên gà trưởng thành. Những dấu hiệu hô hấp (âm rale) chỉ có thể
nhận thấy khi gà ngủ.
Tỷ lệ chết không đáng kể. Gà nhỏ mẫn cảm với bệnh thì gây bệnh hô hấp nặng hơn
gà lớn.
Thường xuất hiện khi có nhiễm trùng kế phát như sau khi chủng ngừa vaccine La- Sota
hay kết hợp với E.coli làm viêm túi khí. Do đó tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.
Không thấy có dấu hiệu thần kinh.



10

2.1.7 Bệnh tích
2.1.7.1 Bệnh tích đại thể
Các bệnh tích thường gặp trên bệnh Newcastle là xác chết gầy và nhợt nhạt do thiếu
máu, thiếu dinh dưỡng, xoang dưới mắt phù chứa dịch đặc có phủ fibrin.
Đường tiêu hóa: bệnh tích đặc trưng của bệnh là xuất huyết đỏ đậm kết hợp với hoại
tử trên các mảng lympho của thành ruột và ngã ba van hồi manh tràng.
Xuất huyết trên bề mặt các tuyến của dạ dày tuyến, có thể xuất huyết trên dạ dày cơ.
Đường hô hấp:
- Tích dịch viêm ở mũi, thanh quản, khí quản.
- Xuất huyết, xung huyết khí quản.
- Phổi viêm, thủy thủng. Thành các túi khí dày đục có thể tích dịch viêm hay casein.
- Đối với virus Newcastle cường độc: trên gà đẻ nang trứng thoái hóa mềm
(Nguyễn Thị Phước Ninh, 2005). Buồng trứng bị tụ huyết, xuất huyết, có thể có trứng non bị
bể trong xoang bụng (Võ Bá Thọ, 1995).
2.1.7.2 Bệnh tích vi thể
Đường hô hấp: viêm cấp tính và hoại tử với sự hiện diện của những thể vùi trong
tế bào chất (chẳng hạn tế bào thượng bì khí quản).
Não: viêm não phân tán, thoái hóa tế bào thần kinh, sự thâm nhập tế bào lympho
quanh mạch, hoại tử nội mạc tĩnh mạch và xuất huyết (Trần Thanh Phong, 1996)

Hình 2.1 Bệnh tích xuất huyết trên niêm mạc khí quản, ruột già, manh tràng dạ, dày
tuyến
(Nguồn: />

11


2.1.8 Chẩn đoán
2.1.8.1 Chẩn đoán lâm sàng
Có thể nghi ngờ gia cầm mắc bệnh Newcastle khi có tỉ lệ mắc bệnh, chết cao, lây
lan mạnh, triệu chứng tiêu hóa, hô hấp thần kinh, sung huyết, xuất huyết hay loét
đường tiêu hóa (dạ dày tuyến, hạch amydale, manh tràng), tử số thấp cùng với triệu
chứng hô hấp hay thần kinh hoặc dựa vào sự chẩn đoán phân biệt với một số bệnh
khác như bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm,
bệnh cúm gia cầm, bệnh thiếu vitamine B1.
Bệnh Newcastle: Gà bệnh tiêu chảy phân xanh, có dấu hiệu thần kinh như vẹo đầu,
liệt cánh, thở khó, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt mũi. Bệnh tích xuất huyết, hoại
tử mảng lympho trên ruột, hạch amydale và dạ dày tuyến.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB): Gà bệnh tiêu chảy phân trắng có nhiều
nước, giảm sản lượng và chât lượng trứng, hư hại cả bên trong lẫn bên ngoài trứng.
Biểu hiện rối loạn hô hấp. Thận viêm.
Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT): Gà bệnh biểu hiện rối loạn hô hấp.
Tuy nhiên ILT thở khó trầm trọng hơn IB và Newcastle, chất tiết đường hô hấp nhuộm
máu.
Bệnh cúm gia cầm: Gà bệnh có biểu hiện rối loạn hô hấp. Ở thể bệnh nặng gây tổn
thương nhiều cơ quan nội tạng, tim mạch và hệ thống thần kinh, gà liệt, vẹo cổ. Viêm
xoang bụng, viêm ruột .Sưng đầu, mặt, cổ và chân do phù dưới da. Bệnh lây sang
người và một số động vật có vú.
Bệnh thiếu vitamine B1: Có biểu hiện thần kinh, nhưng không sốt, không rối loạn
hô hấp, tiêu hoá, không có bệnh tích trên đường tiêu hoá và hô hấp (Nguyễn Thị
Phước Ninh, 2005).
2.1.8.2 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Chẩn đoán virus học
Bệnh phẩm gồm máu, dịch ngoáy mũi, khí quản, hậu môn, phân và các tổ chức
như ruột, não, gan, tim, lách. Sau khi bệnh phẩm được nghiền, xử lý kháng sinh rồi
được tiêm truyền vào xoang niệu mô phôi gà 9-11 ngày tuổi. Sau khi phôi chết, nước
trứng có virus Newcastle được phát hiện bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu HA. Kế



12

đến xác định virus bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI với sự hiện diện của
huyết thanh đặc hiệu (Trần Thanh Phong, 1996).
Cuối cùng là xác định độc lực của chủng phân lập dựa vào các chỉ số MDT, ICPI, IVPI.
Chẩn đoán huyết thanh học
Có thể phát hiện kháng thể từ gà đã mắc bệnh với virus Newcastle dùng làm kháng
nguyên trong các phản ứng chẩn đoán như:
- Phản ứng ngưng kết hồng cầu HA
* Nguyên tắc: trên bề mặt virus Newcastle có cấu trúc kháng nguyên H
(haemaglutinin) có khả năng kết hợp với các thụ thể trên bề mặt hồng cầu của các loài
gà, vịt, bò sát, lưỡng thê, chuột, bò, heo, người...làm ngưng kết các loại hồng cầu này.
* Mục đích: xác định sự hiện diện và hiệu giá virus gây phản ứng ngưng kết hồng
cầu.
* Ưu điểm: phát hiện nhanh virus trong dịch vô khuẩn từ trứng vì có sự hiện diện
của các yếu tố ngưng kết hồng cầu của virus Newcastle.
* Nhược điểm: phản ứng này khó phân biệt được lượng virus có khả năng lây
nhiễm với những tiểu thể virus bị suy biến và không có khả năng gây ngưng kết hồng
cầu. Vì thế để kiểm chứng tác nhân gây ngưng kết hống cầu là virus Newcastle, ta cần
phải sử dụng kháng huyết thanh đặc hiệu của bệnh Newcastle để ức chế khả năng gây
ngưng kết hồng cầu.
- Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI
* Nguyên tắc: Khi kháng thể có trong huyết thanh của gà gặp virus Newcastle
tương ứng sẽ xảy ra phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể. Do đó khi thêm
hồng cầu gà vào thì không xảy ra hiện tượng ngương kết hồng cầu gà. Ngược lại nếu
kháng thể tương ứng với kháng nguyên (virus Newcastle) thì có hiện tượng ngưng kết
hồng cầu gà.
* Mục đích: nhằm xác định hiệu giá virus gây phản ứng ngưng kết hồng cầu.

* Ưu điểm: tiện lợi, dễ thực hiện, hóa chất rẻ tiền, dễ quan sát bằng mắt thường.
Phương pháp này có thể giám định virus trong nước xoang niệu mô từ một số lượng
lớn phôi trứng gà.


13

* Nhược điểm: phản ứng này mang tính chủ quan cao và dễ xảy ra sai sót trong quá
trình pha chế hóa chất, thuốc thử.
- Trung hòa virus VN
* Nguyên tắc: trên môi trường nuôi cấy (phôi gà, động vật cảm thụ, môi trường
tế bào) virus Newcastle sẽ nhân lên và gây bệnh tích cho các đối tượng trên. Khi virus
gặp kháng thể đặc hiệu tương ứng, chúng sẽ bị trung hòa, không nhân lên được và
không gây bệnh tích cho các tế bào trong môi trường nuôi cấy.
* Mục đích: xác định hiệu giá kháng thể kháng virus Newcastle trên gà.
- Kỹ thuật ELISA
* Nguyên tắc: dùng các enzyme gắn vào với kháng thể rồi cho kết hợp với
kháng nguyên, sau đó dùng cơ chất thích hợp để phát hiện và đánh giá kết quả bằng
cách so màu bằng quang phổ kế.
* Mục đích: phát hiện và xác định hiệu giá kháng thể virus Newcastle trên gà
(Nguyễn Văn Hùng, 2002).
- Kỹ thuật RT - PCR
Kỹ thuật RT-PCR thực chất là kỹ thuật PCR với nguyên liệu ban đầu là RNA.
Do virus Newcastle có cấu trúc bộ gen là một phân tử RNA, mà nguyên liệu RNA
không thể dùng làm khuôn mẫu trực tiếp trong phản ứng PCR nên trong kỹ thuật này,
RNA trước hết phải được phiên mã trong phản ứng RT thành dạng DNA bổ sung
(cDNA: comlementary DNA) nhờ enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase).
Đối với bản mẫu RNA, đòi hỏi phải thu nhận được RNA chất lượng tốt, có kích thước
đủ dài và không chứa các tác nhân cản trở phản ứng RT như ethylendiamine tetraacetic
acid (EDTA), sodium phosphate và spermidine. Hiện nay người ta thường dùng thuốc

trizol, hay bộ kit tách chiết RNA. Mồi sử dụng trong phiên mã ngược của PCR giai
đoạn sau hay mồi chuyên biệt (gene specific prime – GSP). Kỹ thuật RT-PCR là kỹ
thuật mới có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (Dương Nghĩa Quốc, 2006).


14

2.2 PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NEWCASTLE
2.2.1 Vệ sinh phòng bệnh
2.2.1.1 Vệ sinh chuồng trại
- Để đảm bảo ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh từ ngoài vào trại cũng như từ trại
ra ngoài, trại gà phải được xây dựng cách ly xa khu dân cư, xa chợ, xa trại chăn nuôi khác
một khoảng cách nhất định (giao động từ 500m đến 7km theo đường chim bay).
- Xung quanh trại nên có hàng rào bảo vệ, không cho người hoặc gia súc xâm
nhập vào trại.
- Trại gà nên xây dựng trên khu vực đất khô ráo, không đọng nước, các dãy
chuồng nuôi bố trí cách nhau ít nhất 30m. Khu vực nuôi gà con thường bố trí đầu
hướng gió, khu vực tập trung xác chết, gà bệnh để mổ khám nên để ở cuối hướng gió.
- Mỗi dãy chuồng nuôi nên có trang thiết bị riêng sử dụng trong chuồng đó.
Máng ăn, máng uống, ổ đẻ phải trang bị đủ, đúng quy cách phù hợp với từng loại gà, tiện
cho việc cọ rửa, sát trùng định kỳ.
- Công nhân phải được bố trí cố định cho từng chuồng, không qua lại chuồng khác,
tránh mang mầm bệnh từ đàn này sang đàn khác (Lâm Minh Thuận, 2004).
- Cổng ra vào trại chăn nuôi, cửa các ô chuồng phải có hố sát trùng.
- Cây xanh, cỏ dại phải được phát quang cách chuồng 10 – 15 m. Các động vật
cư trú truyền dịch bệnh cho đàn gà như chuột, cáo chồn, côn trùng, chim tự
nhiên...phải được tiêu diệt, xua đuổi (theo tiêu chuẩn ngành chăn nuôi gia cầm, 1993).
2.2.1.2 Vệ sinh con giống
- Đàn gà giống phải được tuyển chọn theo đúng tiêu chuẩn giống và nuôi dưỡng tốt,
loại những gà mang mầm bệnh ra khỏi đàn giống.

- Phải áp dụng nghiêm chỉnh chế độ nhận trứng, giao gà con theo đúng quy trình
vệ sinh, tránh mọi điều kiện lây lan mầm bệnh qua gà con.
- Trại nuôi gà chỉ mua gà con từ những trạm ấp có uy tín, nắm vững thông tin
về đàn giống cũng như tình hình dịch bệnh và quy trình phòng bệnh của đàn giống.
- Gà giống nhập về từ địa phương khác nên nuôi cách ly để theo dõi vài tuần.
Gà nhập từ nước ngoài vào phải nuôi riêng để kiểm dịch và nuôi thích nghi trước khi
đưa ra nuôi đại trà (Lâm Minh Thuận, 2004).


15

- Nuôi cách ly gà con với gà lớn, đặc biệt cố gắng thực hiên nguyên tắc ‘‘cùng
vào, cùng ra’’. Không nuôi gà với nhiều lứa tuổi khác nhau trong cùng trại hoặc khu
chuồng (Võ Bá Thọ, 1995).
2.2.1.3 Vệ sinh thức ăn và nước uống
- Thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, thành phần dinh dưỡng đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dưỡng cho từng loại gà. Thức ăn không chứa nấm mốc, không chứa độc tố, không
bị hư hỏng và không chứa mầm bệnh (Lâm Minh Thuận, 2004).
- Nước cho gà uống phải có phẩm chất tốt, đạt tiêu chuẩn lý hóa, sinh học.
Hàng năm cần kiểm tra giếng nước, bồn chứa nước, máng nước. Xử lý làm sạch cặn,
cáu bẩn, rỉ sắt, tảo, làm giảm sự tích tụ của vi khuẩn, nấm và virus trong nước (Hoài
Anh, 1999).
2.2.2 Phòng bệnh bằng vaccine
- Theo quyết định số 1242/NN-TY ngày 24/07/1996 của Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn thì bệnh Newcastle nằm trong danh mục các bệnh bắt buộc phải
tiêm phòng và phải công bố dịch.
- Việc phòng bệnh bằng tiêm chủng vaccine là biện pháp duy nhất để khống chế
bệnh Newcastle (Eric J. Lowell, 1997).
Một số vaccine phòng bệnh Newcastle:
- Vaccine F: vaccine sống làm bằng chủng F rất yếu, nuôi trên phôi trứng.

Chủng F không gây phản ứng, ngay cả gà con mới nở nhưng nó cho sức miễn dịch
yếu không bền. Mỗi liều có ít nhất 107 EID50 virus. Để bảo quản, vaccine được pha
thêm chất bổ trợ và đông khô.Thời gian miễn dịch một tháng. Vaccine này dùng cho
gà một ngày tuổi trở lên, để nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt nhưng nhỏ mắt tốt hơn (công ty thuốc
thú y Trung ương II).
- Vaccine La-Sota: đây là loại vaccine sống làm bằng chủng La-Sota. Nó được pha
thêm chất bổ trợ và đông khô. Mỗi liều có ít nhất 106.5 EID50 virus. Chủng La-Sota
tuy thuộc chủng yếu nhưng có độc lực cao hơn chủng F, vì vậy nhiều tác giả khuyến
cáo chỉ nên dùng nó sau khi gà đã được miễn dịch với vaccine F. Vaccine này có thể
gây ra những phản ứng hô hấp và chỉ nên dùng ở những đàn gà không có bệnh hô hấp
mãn tính (bệnh do Mycoplasma). Vaccine này gây miễn dịch mạnh và bền hơn vaccine


16

F. Nó chỉ bảo hộ 2- 4 tháng tuỳ theo tuổi và sức khoẻ của đàn gà. Có thể dùng vaccine
1 lần cho gà dò thịt kể từ 7 ngày tuổi, dùng nhắc lại cho gà mái tơ 1 tháng trước khi đẻ
và cứ sau 2 – 3 tháng phải dùng nhắc lại. Cách sử dụng là nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống hoặc
phun sương (công ty thuốc thú y Trung ương II).
- Vaccine chịu nhiệt: được chế tạo từ chủng virus nhược độc V4 của Úc, cấy
qua phôi trứng hoặc môi trường tế bào. Virus nhược độc có thể chịu được nhiệt độ ở điều
kiện thường kéo dài 30-60 ngày, tạo được miễn dịch cho gà với hiệu quả bảo hộ
60 – 70%, miễn dịch kéo dài 4 – 6 tháng. Dùng phòng bệnh cho gà 1 ngày tuổi trở lên,
dùng nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống hay trộn vào thức ăn. Vaccine do (công ty thuốc thú
y Trung ương II).
- Vaccine Mukteswar: là loại vaccine sống làm từ chủng virus yếu vừa
Mukteswar (Mesogen). Mỗi liều chứa ít nhất 105 EID50 virus. Vaccine này gây miễn
dịch bền nhưng nó có thể gây bệnh ở gà dưới hai tháng tuổi. Thời gian miễn dịch có
thể suốt đời con gà, sử dụng cho gà trên hai tháng tuổi khoẻ mạnh. Ở gà có bệnh hô
hấp mãn tính CRD, tiêm vaccine có thể gây phản ứng làm trổi dậy bệnh CRD và sức

miễn dịch tạo ra sẽ yếu hoặc không có. Ngoài ra khi tiêm cho gà mẹ đang nuôi con, gà
mẹ có thể bài virus ra ngoài gây miễn nhiễm vào gà con và gà con có thể chết (công ty
thuốc thú y Trung ương II).
-Vaccine Pestot: vaccine nhược độc đông khô làm từ chủng virus Hitchner B1.
Mỗi liều chứa ít nhất 106 EID50 virus. Sử dụng cho gà một ngày tuổi trở lên. Vaccine này
do Pháp sản xuất.
- Vaccine Sotasec: làm bằng chủng La-Sota nhược độc đông khô, có độc lực
mạnh hơn vaccine Pestot nên thường sử dụng cho gà từ 14 – 21 ngày tuổi trở lên. Sử
dụng cho gà giò, gà hậu bị và gà đẻ đều tạo miễn dịch tốt. Mỗi liều chứa ít nhất106
EID50 virus. Vaccine này do Pháp sản xuất.
-Vaccine Imopest: vaccine chết làm từ chủng Texas. Đây là vaccine an toàn cho
cả gà con và gà lớn nên có thể chủng cho gà một ngày tuổi. Mỗi liều chứa ít nhất
108 EID50 virus. Vaccine này do Pháp sản xuất (Nguyễn Xuân Bình, 1992).


17

Một số quy trình phòng bệnh Newcastle hiện nay:
Quy trình của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1993
- Gà thương phẩm hướng thịt:
Ngày 7,30, 50 dùng vaccine La-Sota nhỏ mắt mũi.
- Gà thương phẩm hướng trứng:
Ngày 7, 30 dùng vaccine La-Sota
Ngày 63, 133, 220 dùng vaccine Mukteswar (hệ 1).
- Gà giống hướng thịt:
Ngày 7, 30, dùng vaccine La-Sota
Ngày 51, 133, 266 dùng vaccne Mukteswar (hệ 1).
- Gà giống hướng trứng:
Ngày 7, 30 dùng vaccne La-Sota.
Ngày 51, 133, 300 dùng vaccne chủng F.

Quy trình của bộ môn Bệnh Lý – Truyền Nhiễm, khoa CNTY trường D9H
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đề nghị (cho cả gà giống và gà thương phẩm):
Ngày 10, 14 dùng vaccine La-Sota.
Ngày 90, 120 dùng vaccne Mukteswar (hệ 1). Sau đó cứ 4 tháng tái chủng.
Quy trình của Virbac:
Gà thịt
- Ngày 4 – 6 chủng Virbac UNIL
- Ngày 17 – 19 chủng Virbac New L
Gà đẻ
- Ngày 4 – 6 chủng Cevac Virbac UNI L
- Ngày 17 – 19 chủng Cevac Virbac New L
- Tuần thứ 4 – 5 chủng Cevac Virbac New L
- Tuần thứ 8 – 10 chủng Cevac Virbac New L
- Tuần 16 – 18 chủng Cevac Virbac ND – IBD – EDS
- Tuần 27 chủng Cevac Virbac New K
- Tuần 40 chủng Cevac Virbac ND K
(nguồn: Lê Văn Chín, 2002)


18

2.2.3 Biện pháp chống dịch
- Khi có dịch bệnh Newcastle xảy ra, phải được phát hiện sớm nhất, kể cả trường hợp
mới nghi ngờ cũng phải áp dụng khẩn cấp các biện pháp kỹ thuật và hành chính
để bao vây, dập tắt dịch (Võ Bá Thọ, 1995).
- Phải có quyết định công bố dịch của cơ quan thẩm quyền (UBND tỉnh ra quyết
định). Quyết định công bố dịch phải ghi rõ: tên loại dịch, các loài thú mắc bệnh, phạm
vi ổ dịch và thành lập ban chống dịch để có trách nhiệm thực hiện pháp lệnh thú y trong
ổ dịch.
- Cần xóa bỏ một hoặc nhiều khâu hoặc cắt đứt sự liên hệ giữa các khâu của vòng

truyền lây thì quá trình sinh dịch không thực hiện được.
Nguồn bệnh

Thú cảm thụ

Yếu tố truyền lây
(Lê Anh Phụng, 2004).
- Trong biện pháp kỹ thuật nhất thiết phải dùng một loại vaccine Newcastle đủ
mạnh để đưa thẳng vào ổ dịch càng nhanh càng bảo hộ đươc nhiều gà không bị chết dịch.
Loại vaccine dùng để dập dịch cũng phải phù hợp với tuổi gà. Nếu gà trên 6 tuần
thì nên dùng vaccine M (hệ I) và nếu dưới 6 tuần thì dùng vaccine La-Sota với liều cao hơn
bình thường.
- Gà bị chết dịch, gà thải loại phải được tập trung giết mổ, luộc chín trước khi đưa
ra khỏi trại. Lông, lòng ruột phải bỏ vào hố tự hoại hoặc chôn sâu sát trùng cẩn thận.
- Trong thời gian dịch bệnh không đươc suất bán và nhập gà mới vào trại (Võ Bá
Thọ, 1995)
- Bao vây ổ dịch bằng cách tách biệt khu có dịch với các khu khác, thực hiện
“không vào, không ra”, có người chăm sóc riêng từng khu chuồng, ngăn chặn động vật khác
tiếp xúc.
- Chọn loại gà ốm, gà chết đem chôn sâu, rắc vôi bột, nền chuồng châm đốt lửa, phun
formol, quét vôi tường.


×