Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Quá trình phân tích, xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.75 KB, 41 trang )

Quá trình phân tích, xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá
Chương trình Lâm nghiệp Quốc gia Việt Nam
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
(DỰ THẢO 02)

Dr. Lê Khắc Côi
Hà Nội - January, 2010


Mục lục
NÔI DUNG

TRANG

Các chữ viết tắt …………………………………………………………………………2
TÓM TẮT ……………………………………………………………………………...3
1. LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………..12
2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ …………………………………………………… ..13
3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 2006-2020 …………...13
3.1. Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững………………………………..14
3.2. Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
các dịch vụ môi trường. ……………………………………………………………....18
3.3. Chương trình chế biến và thương mại lâm sản ……………………………………21
3.4. Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm ……………………..24
3.5. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát
ngành lâm nghiệp …………………………………………………………………….25
4. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, THỰC HIỆN VÀ
GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP 2006-2020 ……………………………………………………………26
4.1. Pha 1: Phân tích …………………………………………………………………..26
4.2. Pha 2: Xây dựng chính sách ……………………………………………………..28


4.3. Pha 3: Thực hiện …………………………………………………………………30
4.4. Pha 4: Giám sát và đánh giá ……………………………………………………..32
4.5. Kết quả tổng hợp ………………………………………………………………..34
4.5.1. Xếp hạng tổng hợp cho tòan quá trình ……………………………………… 34
4.5.2. Pha I: Phân tích ……………………………………………………………… 35
4.5.3. Pha II – Xây dựng chính sách …………………………………………………35
4.5.4. Pha III – Thực hiện ……………………………………………………………36
4.5.5. Pha IV – Giám sát và đánh giá ……………………………………………… 36
4.5.6. Vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia ………………………………………… 38
4.5.7. Các mối liên kết trong và ngòai ngành ……………………………………… 38
4.5.8. Đối tác và sự tham gia ………………………………………………………….39
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………….40

1


Các chữ viết tắt
AFP
APFC
ASEAN
Bộ NNPTNT
CBD
CEMMA
CITES
COFO
FLEGT
FOMIS
FSSP
GSO
ITTO

MOLISA
MONRE
ODA
PES
PROFOR
REDD
TCTK
UNCCD
UNFF
UN-REDD
VFDS
VIFORES
WB

Đối tác rừng châu Á
Ủy ban Lâm nghiệp châu Á- Thái Bình Dương
Các nước ASEAN.
Bộ Nông nghiệp Phat triển Nông thôn
Công ước đa dạng sinh học.
Ủy Ban Dân tộc và Miền núi.
Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã.
Ủy Ban lâm nghiệp của FAOCommittee on Forestry (COFO)
Tăng cường Lâm luật Quản trị rừng và Thưong mại Lâm sản
Hệ thống thông tin giám sát ngành Lâm nghiệp.
Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp
Tổng cục Thống kê. General Statistics Office
Tổ chức Gỗ Nhiệt Đới Quốc Tế
Bộ Lao động Thương binh và Cã hội
Bộ Tài nguyên Môi trường
Chi trả dịch vụ môi trường

Profor
Giảm phát thải do mất rừng và suy thóai rừng
Tổng Cục Thống Kê
Công ước chống sa mạc hóa
Diễn đàn Lâm nghiệp Liên Hiệp QuốcUnited Nations Forestry Forum)
Dự án UN-REDD
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam
Ngân Hàng Thế giới

2


TÓM TẮT
1. Đặt vấn đề
Trong những thập niên gần đây, bảo vệ và phát triển rừng luôn là vấn đề được ưu tiên
trong chương trình nghị sự của Chính phủ, điều đó cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các
tổ chức quốc tế và quốc gia, chính phủ và phi chính phủ, về kỹ thuật, tài chính, Việt Nam
đã xây dựng hai chương trình phát triển Lâm nghiệp quốc gia gồm Chiến lược Phát triển
Lâm nghiệp quốc gia 2001-2010 và Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia 20062020.
Dưới sự hỗ trợ của FAO, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá quá trình phân
tích, xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc
gia 2006-2020 để hiểu được sự tiến bộ và mức độ tiến bộ của quá trình này cũng như tìm
ra những cơ hội làm tốt hơn.
2. Phương pháp đánh giá
2.1. Chương trình lâm nghiệp quốc gia được đánh giá tại nghiên cứu này là Chiến lược
Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020. Do vậy trong báo cáo có đề cập tới 5
chương trình của VFDS, những thành tựu và những cơ hội làm tốt hơn trong các chương
trình ấy, nhằm cung cấp một số thông tin để việc đánh giá quá trình VFDS được rõ ràng
hơn.

2.2. Sử dụng ma trận của FAO để đánh giá bốn pha của quá trình Chiến lược Phát triển
Lâm nghiệp Việt Nam, bao gồm phân tích (1), xây dựng chiến lược (2), thực hiện (3),
giám sát và đánh giá (4). Mỗi pha sau đó lại được xem xét chi tiết hơn trên các khía cạnh
vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia (1), các mối quan hệ trong và ngòai ngành (2), đối tác
và sự tham gia (3). Từng chỉ số sẽ được xếp hạng từ 0 đến 3.
Căn cứ xếp hạng từng chỉ số được giái thích, bằng chữ màu xanh, ngay bên dưới nội
dung của chỉ số đó.
2.3. Phân tích và so sánh: chức năng, nhiệm vụ và họat động của Bộ NNPTNT; quan hệ
nội bộ và quan hệ bên ngòai của Bộ NNPTNT; sự tham gia và đóng góp của các bên liên
quan và các đối tác trong phân tích, xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược, giám sát
và đánh giá, cũng như các hoạt động đã diễn ra và những thành tựu đạt được với 67 chỉ
số của ma trân. Cụ thể là pha phân tích 12 chỉ số, pha xây dựng chiến lược 19 chỉ số, pha
thực hiện 23 chỉ số, pha giám sát và đánh giá 13 chỉ số, vai trò lãnh đạo ở phạm ví quốc
gia 24, quan hệ nội bộ và bên ngòai 19 chỉ số, đối tác và sự tham gia 24 chỉ số (bảng 01).

3


Bảng 01: Tổng hợp các chỉ số đánh giá
Nhóm

Pha

Phân tích
Xây dựng chiến lược
Thực hiện chiến lược
Giám sát và đánh giá

Tổng số
(Nguồn: FAO)


Vai trò lãnh
đạo ở phạm
vi quốc gia
3 chỉ số
7 chỉ số
8 chỉ số

Quan hệ nội bộ và
bên ngòai
6 chỉ số
4 chỉ số
6 chỉ số

Đối tác và sự
tham gia
3 chỉ số
8 chỉ số
9 chỉ số

6 chỉ số

3 chỉ số

4 chỉ số

24 chỉ số

19 chỉ số


24 chỉ số

Tổng số
12 chỉ số
19 chỉ số
23 chỉ số
13 chỉ số
67 chỉ số

3. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, ban hành theo Quyết Định số 18/2007/QĐTTg, ngày 5 tháng 2 năm 2007, gồm năm chương trình: Chương trình quản lý và phát
triển rừng bền vững (1), Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển các dịch vụ môi trường (2), Chương trình chế biến và thương mại lâm sản (3), Chương
trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (4), Chương trình đổi mới thể chế, chính
sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp (5).
3.1. Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững
Thành tựu
• Đã hoàn thành việc tổng hợp kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, phòng hộ, đặc
dụng và sản xuất, của các địa phương theo Chỉ thị 38/2006/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và xây dựng xong bộ bản đồ quy hoạch 3 loại rừng trên hệ quy
chiếu quốc gia VN-2000, tạo tiền đề vững chắc cho quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng.
• Thực hiện xã hội hóa trong Lâm nghiệp, rừng và đất rừng đã đựơc chuyển giao,
với quy mô lớn, cho các chủ thể quản lý, đặc biệt là các hộ gia đình.
• Từ 2002 đến 2008, tổng diện tích rừng của Việt nam đã tăng thêm 11%, trong đó
diện tích rừng tự nhiên tăng 5%, diện tích rừng trồng tăng 44% đưa Việt Nam vào
danh sách các quốc gia có tỉ lệ diện tích rừng trồng cao.
• Sản lượng gỗ khai thác đạt khỏang 4 triệu m3 trong năm 2009.
Cơ hội làm tốt hơn
• Các chính sách phù hợp để phát huy hiệu quả đất và rừng đã giao cho các hộ gia

đình và các tổ chức.
• Chủ thể quản lý cụ thể của rừng và đất rừng, đang tạm thời nằm dưới sự quản lý
của ủy ban nhân dân.
• Nâng cao sản lượng, chất lượng rừng trồng và gỗ có kích thước đủ lớn, từ rừng
trồng, dùng làm nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ.
• Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ trong nước cho ngành chế biến gỗ.
3.2. Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ
môi trường.

4


Thành tựu





Độ che phủ của rừng tăng từ 34,3% trong năm 2000 lên 38,7% vào năm 2008.
Diện tích rừng bị cháy trong năm 2008 giảm 24% so với năm 2003.
Diện tích rừng bị phá, do khai thác trái phép, trong năm 2008 giảm 62% so với
năm 2003.
Thực hiện Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008, Việt Nam là nước đầu tiên ở
Đông Nam Á thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cơ hội làm tốt hơn
• Những chính sách và hành động phù hợp để thay đổi tình hình vi phạm các quy
định về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên vẫn đang xảy ra, có lúc, có
nơi còn khá gay gắt.
• Hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng cho cả nước (Việt Nam)

3.3. Chương trình chế biến và thương mại lâm sản
Thành tựu




Năm 2007 Việt Nam vào nhóm 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất trên thế giới
(FAO).
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam, từ năm 2000 đến năm 2009, tăng 8 lần.
Đồ gỗ là một trong năm mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất Việt Nam.

Cơ hội làm tốt hơn



Chuỗi cung cấp gỗ hiệu quả, sạch, minh bạch và có nhiếu chứng chỉ chuỗi hành
trình sản phẩm (CoC) hơn.
Thích ứng với những thay đổi của thị trường do FLEGT, Luật Lacey, chính sách
mua sắm công và chính sách mua của cá doanh nghiệp nhập khẩu đồ gỗ vào thị
trường EU và Hoa Kỳ.

3.4. Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm
Thành tựu
• 20 tiêu chuẩn ngành (TCN) được sửa đổi và hòan thiện thành tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN).
• Hình thành khá rõ nét các chương trình nghiên cứu của toàn Ngành nông Lâm
nghiệp.
• 2 cơ sở đào tạo trình độ sau đại học, 13 cơ sở gia đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm
nghiệp bậc đại học va trung cấp (8 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 2 trường
trung cấp). Một năm có 4.000 cán bộ lâm nghiệp ra truờng.

• Kế họach và hợp đồng khuyến lâm kiểu mới.
Cơ hội làm tốt hơn

5




Lực lượng cán bộ chủ chốt, cán bộ đầu đàn trong nghiên cứu và đào tạo hiện nay
quá mỏng, phần lớn đã nghỉ hưu trong khi thế hệ trẻ chưa đủ năng lực và điều
kiện thay thế.

3.5. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm
nghiệp
Thành tựu
• Từ tháng 1/2006 135 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lâm nghiệp đã
được ban hành.
• Đề án về thành lập Tổng cục Lâm nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt.
• Vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương cho bảo vệ và phát triển
rừng đã có cải thiện rõ rệt.
• Quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, trong đó ưu
tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, được mở
rộng
• Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) tiếp tục hoạt động có chiều sâu và hiệu
quả góp phần vào tăng cường đối thoại chính sách, chia sẻ thông tin và huy động
nguồn lực đặc biệt là vốn ODA để thực hiện những ưu tiên trong Chiến lược Phát
triển Lâm nghiệp 2006-2020
Cơ hội làm tốt hơn
• Tiến độ xây dựng các văn bản còn chậm do phụ thuộc vào nhiều cơ quan liên
quan và ý kiến của các địa phương.

• Phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, chủ
rừng, người dân và toàn xã hội.
• Đầu tư vào Lâm nghiệp vhậm lại do khủng hỏang tài chính và kinh tế tòan cầu
4. Đánh giá quá trình phân tích, xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá Chiến
lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
4.1. Xếp hạng tổng hợp cho tòan quá trình
Biểu đồ 16 cho thấy hạng tổng hợp cho tòan quá trình, theo đó số chỉ tiêu đạt hạng cao
nhất (3) là 19,4%, số chỉ tiêu đạt hạng 2 là 55,2%, như vậy số chỉ tiêu đạt hạng 2 trở lên
là 74,6%. Chỉ tiêu từ hạng 1 trở xuống là 25,4%, trong đó hạng 0 là 9,0%. Điều đó cho
thấy quá trình của VFDS cơ bản là tốt tuy nhiên cần quan tâm đến những chỉ tiêu đang ở
hạng 0. Đó là những chỉ tiêu chưa đặt ra hoặc chưa áp dụng.
Biểu đồ 16: Mức tổng hợp cho tòan quá trình

6


Phần trăm

9.0%

19.4%

16.4%

55.2%

Hạng 0 (9.0%)

Hạng 1 (16.4%)


Hạng 2 (55.2%)

Hạng 3 (19.4%)

Biểu đồ 17 chỉ ra rằng mức xếp hạng từ 2 trở lên là 66,7%, 84,2%, 78,3% và 61,5%
tương ứng cho các pha: phân tích, xây dựng chính sách, thực hiện, giám sát và đánh giá.
Như vậy nếu xếp từ khá nhất trở xuống thì sẽ có thứ tự: xây dựng chính sách (1), thực
hiện (2), phân tích (3), giám sát và đánh giá (4). Điều đó cho thấy ngành Lâm nghiệp
đang có nhiều nhất các cơ hội làm tốt hơn trong pha giám sát và đánh giá, đặc biệt là các
chỉ tiêu ở hạng 0 hoặc 1.
Biểu đồ 17: Tổng hợp xếp hạng của 4 pha
100%

8.3%

15.8%

30.4%

15.4%

80%
60%

58.3%

46.2%
68.4%

47.8%


40%
20%
0%

15.4%
25.0%
8.3%

15.8%
0.0%

13.0%
8.7%

23.1%

Phase I

Phase II

Phase III

Phase IV

Hạng 0

Hạng 1

Hạng 2


Hạng 3

4.2. Pha I: Phân tích
Biểu đồ 18 cho biết chi tiết mức xếp hạng của pha phân tích, trong đó hạng 3 là 8,3%,
hạng 2 là 58,3%, hạng 1 là 25,0%, hạng 0 là 8,3%. Cơ hội làm tốt hơn nên tập trung trước
hết vào các chỉ số đang ở hạng 0 và 1. Đó là:
Một chỉ số ở hạng 0:
a) Tập hợp và phân tích các chính sách, luật, quy định, kế họach chiến lược của các
ngành khác có ảnh hưởng đến lâm nghiệp.
Ba chỉ số ở hạng 1 gồm:
b) Phân tích tính nhất quán của luật và các quy định pháp luật liên quan đến lâm nghiệp
c) Đánh giá tác động của các ngành khác tới phát triển lâm nghiệp
d) Phân tích các bên liên quan: xác định các bên liên quan, tầm quan trọng và ảnh hưởng
của các bên liên quan.
Biểu đồ 18: Mức xếp hạng pha I – Phân tích

7


Pha I - Phân tích

8.3%

8.3%
25.0%

58.3%

Hạng 0 (8,3%)


Hạng 1 (25,0%)

Hạng 2 (58,3%)

Hạng 3 (8,3%)

4.3. Pha II – Xây dựng chính sách
Pha xây dựng chính sách có tới 84,2% chỉ số có hạng từ 2 trở lên, không có chỉ số ở hạng
0 và có 15,8% số chỉ số ở hạng 1 (biểu đồ 19). Cơ hội làm tốt hơn chính là ở những chỉ
số này:
a) Sự không nhất quán trong chính sách về rừng và khung pháp lý đã được xử lý
b) Các bên liên quan hiếu rõ cơ chế cho quá trình tham gia
c) Các bên liên quan được thông báo và tham gia vào cam kết của nhà nước tham gia
Diễn Đàn Lâm Nghêip Liên Hợp Quốc và các hội nghị quốc tế và khu vực về Lâm
nghiệp.
Biểu đồ 19: Mức điểm cho pha II – Xây dựng chính sách
Pha II - Xây dựng chính sách

15.8%

0.0%

15.8%

68.4%

Hạng 0 (0,0%)

Hạng 1 (15,8%)


Hạng 2 (68,4%)

Hạng 3 (15,8%)

4.4. Pha III – Thực hiện
Các chỉ tiêu được xếp hạng từ 2 trở lên chiếm 78,2%. Cơ hội làm tốt hơn của pha IIIThực hiện nằm ở các chỉ số:
Hạng 0:
a) Các họat động chung về rừng của các bên liên quan (vd, hợp tác giữa Nhà nước và khu
vực tư nhân).
b) Đào tạo cho các bên liên quan về quản lý xung đột.
Hạng 1:
c) Tham dự hội nghị của các ngành khác thúc đẩy các chương trình quản lý tài nguyên
thiên nhiên (vd, bảo vệ đất/ quản lý nguồn sinh thủy)

8


d) Có cơ chế đối thọai và ra quyết định chung giữa ngành lâm nghiệp và các bên liên
quan.
e) Xây dựng năng lực, kỹ thuật và quản lý, cho các bên liên quan.
Biểu đồ 20: Mức xếp hạng pha III – Thực hiện
Pha III - Thực hiện

8.7%

13.0%

30.4%


47.8%

Hạng 0 (8,7%) Hạng 1 (13,0%) Hạng 2 (47,8%) Hạng 3 (30,4%)

4.5. Pha IV – Giám sát và đánh giá
Các chỉ tiêu đạt hạng từ 2 trở lên chiếm 61,6%. Pha IV- Giám sát và đánh giá cần tập
trung vào các chỉ số:
Hạng 0:
a) Việc thực hiện hành động do IPF/IFF đề xuất cho Việt Nam được thường xuyên đánh
giá.
b) Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan và sự hài lòng của họ với quá trình VFDS.
c) Sự phối hợp giữa cơ chế giám sát của VFDS với cơ chế giám sát giảm nghèo và các
chiến lược phát triển tương tự.
Hạng 1:
d) Hài hòa các văn kiện của VFDS đã sửa đổi với lập kế họach chiến lược của các ngành
khác.
e) Nhận thức của công chúng về những thành quả của VFDS bao gồm cả phổ biến thông
tin và vận dụng kiến thức mới.
Biểu đồ 21: Mức xếp hạng cho pha IV – Giám sát và đánh giá
Pha IV - Giám sát và đánh giá

15.4%

23.1%

15.4%
46.2%

Hạng 0 (23,1%) Hạng 1 (15,4%) Hạng 2 (46,2%) Hạng 3 (15,4%)


9


Biểu đồ 22 miêu tả mức xếp hạng của các lĩnh vực, trong đó vai trò lãnh đạo ở phạm vi
quốc gia có 95,8% các chỉ số xếp hạng 2 trở lên. Mối liên kết trong và ngòai ngành
63,2%, đối tác và sự tham gia đều có 62,5% các chỉ số xếp hảng từ 2 trở lên.
Biểu đồ 22: Tổng hợp xếp hạng các lĩnh vực
100%
80%
60%
40%
20%
0%

10.5%

12.5%

52.6%

50.0%

26.3%

25.0%

10.5%

12.5%


33.3%

62.5%
0.0%
4.2%

Vai trò lãnh đạo ở Mối liên kết trong Đối tác và sự tham
phạm vi quốc gia và ngòai nhành
gia
Hạng 0 Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3

4.6. Vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia
Các chỉ số về vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia có mức hạng từ 2 trở lên là 95,8%,
trong đó 33,3% đạt hạng 3. Điều này thể hiện Bộ NNPTNT đã thực hiện tốt vai trò lãnh
đạo ở phạm vi quốc gia. Cơ hội làm tốt hơn ở đây nằm ở các chỉ số:
Hạng 0:
a) Việc thực hiện hành động do IPF/IFF đề xuất của Việt Nam được thường xuyên đánh
giá (pha IV).
Biểu đồ 23: Mức xếp hạng cho vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia
Vai trò lãnh đạo ở phạm vi quốc gia

4.2%0.0%
33.3%

62.5%

Hạng 0 (4,2%) Hạng 1 (0,0%) Hạng 2 (62,5%) Hạng 3 (33,3%)

4.7. Các mối liên kết trong và ngòai ngành


10


Các mối liên kết trong và ngóai ngành có tới 36,8% số chỉ số nằm trong hạng các cơ hội
làm tốt hơn. Trong đó có 2 chỉ số ở hạng 0:
a) Tập hợp và phân tích các chính sách, luật, quy định, kế họach chiến lược của các
ngành khác có ảnh hưởng đến lâm nghiệp (pha I).
b) Sự phối hợp giữa cơ chế giám sát của VFDS với cơ chế giám sát giảm nghèo và các
chiến lược phát triển tương tự (pha IV).
và 5 chỉ số ở hạng 1:
c) Phân tích tính nhất quán của luật và các quy định pháp luật liên quan đến lâm nghiệp
(pha I).
d) Đánh giá tác động của các ngành khác tới phát triển lâm nghiệp (pha I).
e) Sự không nhất quán trong chính sách về rừng và khung pháp lý (pha II).
f) Tham dự hội nghị của các ngành khác thúc đẩy các chương trình quản lý tài nguyên
thiên nhiên (vd, bảo vệ đất/ quản lý nguồn sinh thủy) (pha III).
g) Hài hòa các văn kiện của VFDS đã sửa đổi với lập kế họach chiến lược của các ngành
khác (pha IV).
Biểu đồ 24: Mức xếp hạng cho các mối liên kết trong và ngòai ngành
Các mối liên kết trong và ngòai ngành

10.5%

10.5%
26.3%

52.6%

Hạng 0 (10,5%)


Hạng 1 (26.3%)

Hạng 2 (52.6%)

Hạng 3 (10.5%)

4.8. Đối tác và sự tham gia
Đối tác và sự tham gia có 62,5% chỉ số từ hạng 2 trở lên, trong đó có 12,5% ở hạng 3.
Các chỉ số tiềm tàng cơ hội làm tốt hơn gồm:
3 chỉ số ở hạng 0:
a) Các họat động chung về rừng của các bên liên quan (vd, hợp tác giữa Nhà nước và khu
vực tư nhân) (pha III).
b) Đào tạo cho các bên liên quan về quản lý xung đột (pha III).
c) Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan và sự hài lòng của họ với quá trình VFDS
(pha IV).
6 chỉ số ở hạng 1:
d) Phân tích các bên liên quan: xác định các bên liên quan, tầm quan trọng và ảnh hưởng
của các bên liên quan (pha I).
e) Các bên liên quan hiếu rõ cơ chế cho quá trình tham gia (pha II).
f) Các bên liên quan được thông báo và tham gia vào cam kết của nhà nước về sự tham
gia vào Diễn Đàn Lâm Nghêip Liên Hợp Quốc và các hội nghị quốc tế và khu vực về
Lâm nghiệp (pha II).
g) Có cơ chế đối thọai và ra quyết định chung giữa ngành lâm nghiệp và các bên liên
quan (pha III).
11


h) Xây dựng năng lực, kỹ thuật và quản lý, cho các bên liên quan (pha III).
i) Nhận thức của công chúng về những thành quả của VFDS bao gồm cả phổ biến thông
tin và vận dụng kiến thức mới (pha IV).

Biểu đồ 25: Mức xếp hạng cho đối tác và sự tham gia
Đối tác và sự tham gia

12.5%

12.5%

25.0%
50.0%

Hạng 0 (12,5%)

Hạng 1 (25,0%)

Hạng 2 (50,0%)

Hạng 3 (12,5%)

1. LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, bảo vệ và phát triển rừng luôn là vấn đề được ưu tiên
trong chương trình nghị sự của Chính phủ, điều đó cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các
tổ chức quốc tế và quốc gia, chính phủ và phi chính phủ, về kỹ thuật, tài chính, Việt Nam
đã xây dựng hai chương trình phát triển Lâm nghiệp quốc gia gồm Chiến lược Phát triển
Lâm nghiệp quốc gia 2001-2010 và Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia 20062020.
Dưới sự hỗ trợ của FAO, nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá quá trình xây
dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia 20062020 để hiểu được sự tiến bộ và mức độ tiến bộ của quá trình này cũng như tìm ra những
cơ hội làm tốt hơn.
12



2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
2.1. Chương trình lâm nghiệp quốc gia được đánh giá tại nghiên cứu này là Chiến lược
Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020. Do vậy trong báo cáo có đề cập tới 5
chương trìng của VFDS, những thành tựu và những cơ hội làm tốt hơn trong các chương
trình ấy, nhằm cung cấp một số thông tin để việc đánh giá quá trình VFDS được rõ ràng
hơn.
2.2. Sử dụng ma trận của FAO (bảng 01) để đánh giá bốn pha của quá trình Chiến lược
Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, bao gồm phân tích (1), xây dựng chiến lược (2), thực
hiện (3), giám sát và đánh giá (4). Mỗi pha sau đó lại được xem xét chi tiết hơn trên các
khía cạnh vai trò lãnh đạo (1), các mối quan hệ trong và ngòai ngành (2), đối tác và sự
tham gia (3). Từng chỉ số sẽ được xếp hạng từ 0 đến 3 theo nguyên tắc ghi trong box 01.
Box 01
0 = nếu chỉ số chưa có/hoặc chưa sử dụng trong quá trình của chương trình
Lâm nghiệp quốc gia.
1 = nếu chỉ số mới chỉ vừa hình thành/vừa mới bắt đầu/còn cần tiếp tục hòan
thiện thêm nhiều.
2 = nếu chỉ số đó đã hình thành/tiến triển tốt trong quá trình của chương trình
lâm nghiệp quốc gia.
3 = nếu chỉ số đã hòan thiện/có thể sử dụng như một mẫu mực.

Căn cú xép hạng từng chỉ số được giái thích, bằng chữ màu xanh, ngay bên dưới nội dung
của chỉ số đó.
2.3. Phân tích và so sánh: chức năng, nhiệm vụ và họat động của Bộ NNPTNT; quan hệ
nội bộ và quan hệ bên ngòai của Bộ NNPTNT; sự tham gia và đóng góp của các bên liên
quan và các đối tác trong phân tích, xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược, giám sát
và đánh giá, cũng như các hoạt động đã diễn ra và những thành tựu đạt được với 67 chỉ
số của ma trân, chi tiết như sau: 12 chỉ số cho phân tích, 19 chỉ số cho xây dựng chiến
lược, 23 chỉ số cho thực hiện, 13 chỉ số cho giám sát và đánh giá, 24 chỉ số cho vai trò
lãnh đạo, 19 chỉ số cho quan hệ nội bộ và bên ngòai, 24 chỉ số cho đối tác (xem bảng 01).
Bảng 01: Tổng hợp các chỉ số đánh giá


Pha

Phân tích
Xây dựng chiến lược
Thực hiện
Giám sát và đánh giá

Tổng số
(Nguồn: FAO)

Vai trò lãnh
đạo
3 chỉ số
7 chỉ số
8 chỉ số

Nhóm
Quan hệ nội bộ và
bên ngòai
6 chỉ số
4 chỉ số
6 chỉ số

Đối tác
3 chỉ số
8 chỉ số
9 chỉ số

6 chỉ số


3 chỉ số

4 chỉ số

24 chỉ số

19 chỉ số

24 chỉ số

Tổng số
12 chỉ số
19 chỉ số
23 chỉ số
13 chỉ số
67 chỉ số

3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP VIỆT NAM 2006-2020
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam 2006-2020, ban hành theo Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg, ngày 5 tháng hai năm 2007 gồm năm chương trình: chương trình quản
13


lý và phát triển rừng bền vững (1), chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và
phát triển dịch vụ môi trường (2), chương trình chế biến và thương mại lâm sản (3), chương
trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm (4), chương trình đổi mới thể chế,
chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp (5).
3.1. Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững
Mục tiêu

Quản lý, phát triển và sử dụng rừng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu
lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc
dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm
vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần
phát triển bền vững quốc gia (NFDS 2006-2020).
Một số thành tựu chính và các cơ hội làm tốt hơn
Quy họach ba lọai rừng
Đã hoàn thành việc tổng hợp kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng, phòng hộ, đặc dụng
và sản xuất, của các địa phương theo Chỉ thị 38/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
và xây dựng xong bộ bản đồ quy hoạch 3 loại rừng trên hệ quy chiếu quốc gia VN-2000,
tạo tiền đề vững chắc cho quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (xem biểu đồ 01).
Biểu đồ 01: Diện tích rừng Việt Nam phân theo chức năng
Phân lọai rừng theo chức năng

34%

52%
14%

Phòng hộ (34%)

Đặc dụng (14%)

Sản xuất (52%)

Nguồn: Bộ NNPTNT

Giao đất giao rừng
Trong những năm gần đây việc phi tập trung hóa và xã hội hóa trong Lâm nghiệp Việt
Nam diễn ra mạnh mẽ, từ chỗ tập trung chủ yếu trong tay Nhả nước thông qua các lâm

trường quốc doanh rừng và đất rừng đã đựơc chuyển giao, với quy mô lớn, cho các chủ
thể quản lý, đặc biệt là các hộ gia đình có quyền sử dụng tới gần một phần tư diện tích
rừng và đất lâm nghiệp của cả nước (xem biểu đồ 02).

14


Biểu đồ 02: Rừng, đất trống, đồi núi trọc phân theo chủ thể quản lý 2007
Rừng, đất trống, đồi núi trọc phân theo chủ thể quản lý năm 2007
15%

24%

17%
2%
7%
0% 11%

24%
Lâm trường quốc doanh (15%)

Ban quản lý rừng phòng hộ (17%)

Ban quản lý rừng đặc dụng (11%)

Liên doanh (0%)

Hộ gia đình (24%)

Hợp tác xã (7%)


Quân đội (2%)

Ủy ban nhân dân (24%)

Nguồn: Bộ NNPTNT

Tuy nhiên, cần có các chính sách phù hợp để phát huy hiệu quả đất và rừng đã giao cho
các hộ gia đình và các tổ chức. Cần giao rừng và đất rừng, tạm thời đang nằm dưới sự
quản lý của ủy ban nhân dân, cho các chủ thể quản lý cụ thể.
Thay đổi diện tích rừng
Nhờ việc thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp và các chượng trình lâm nghiệp quốc
gia, trong thời gian từ 2002 đến 2008, tổng diện tích rừng của Việt nam đã tăng thêm
11% (biểu đồ 03), trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 5% (biểu đồ 04), diện tích rừng
trồng tăng 44% (biểu 05) đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tỉ lệ diện tích rừng
trồng cao.
Biểu đồ 03: Thay đổ diện tích rừng từ 2002 đến 2008
Thay đổi diện tích rừng (%)
115%
111%
109%

110%

107%
104%

105%
100%


109%

103%
100%

95%
90%

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Nguồn: Bộ NNPTNT

15


Biểu đồ 04: Thay đổi diện tích rừng tự nhiên từ 2002 đến 2008
Thay đổi diện tích rừng tự nhiên (%)


106%

106%

104%

104%

105%

102%

102%
100%

104%

101%
100%

98%
96%

2002

2003

2004

2005


2006

2007

2008

Nguồn: Bộ NNPTNT

Biểu đồ 05: Thay đổi diện tích rừng trồng từ 2002 đến 2008
Thay đổi diện tích rừng trồng (%)
160%
140%
120%
100%

100%

109%

116%

122%

128%

133%

144%


80%
60%
40%
20%
0%

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Nguồn: Bộ NNPTNT

16


Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam có nhiều cơ hội trong nâng cao sản lượng, chất
lượng rừng trồng và gỗ có kích thước đủ lớn, từ rừng trồng, dùng làm nguyên liệu sản
xuất đồ mộc.
Sản lượng gỗ khai thác
Trong những năm vừa qua, để bảo vệ rừng tự nhiên, việc khai thác rừng tự nhiên ở Việt

Nam thực hiện theo Cô-ta do Chính phủ phê duyệt, với mức khỏang 150.000 m3/năm.
Bên cạnh đó lượng gỗ khai thác từ rừng chuyển đổi mục đích sử dụng khỏang 100.000
đến 120.000 m3/năm. Theo đó tổng lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên khỏang 250.000
đến 280.000 m3/năm. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, lượng gỗ khai thác từ rừng trồng,
trong các năm gần đây, khỏang trên 3 triệu m3/năm. Tổng cộng lượng gỗ khai thác, theo
thống kê của Bộ NNPTNT, được thể hiện trong biểu đồ 06. Tuy nhiên sản lượng gỗ thực
tế khai thác từ rừng trồng có thể lớn hơn vì gỗ khai thác từ rừng do người dân tự trồng có
khi chưa được thống kê đầy đủ. Điều đó có nghĩa tổng lượng gỗ thực tế khai thác có thể
cao hơn các số liệu trong biểu đồ 06.
Hiện nay gỗ khai thác trong nước chỉ đáp ứng được khỏang 20% nguyên liệu cho sản
xuất đồ mộc. Thực tế đó chỉ ra rằng chương trình một cần tiếp tục thực hiện nhiều hành
hơn nữa động để tăng nhanh nguồn gỗ nguyên liệu nội địa cung cấp cho ngành chế biến
đồ gỗ xuất khẩu.

Biểu đồ 06: Sản lượng gỗ khai thác từ 2003 đến 2008

17


Sản lượng gỗ khai thác (1,000 m3)
4,000
3,500
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
-


2,996
2,436

Năm
2003

3,189

3,261

3,562

3,767

2,628

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008


Năm
2009

Nguồn: Bộ NNPTNT

3.2. Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ
môi trường.
Mục tiêu
Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) một cách có hiệu quả, có sự tham gia tích
cực của cộng đồng dân cư địa phương và tăng cường đóng góp của các dịch vụ môi trường từ
rừng (NFDS 2006-2020).
Một số thành tựu chính và các cơ hội làm tốt hơn
Công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tiếp tục nhận được sự quan tâm
của Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền các cấp, đã có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ
trợ cho người làm nghề rừng nói chung và đồng bào các dân tộc sống ở trong và gần
rừng. Các cơ quan liên quan của các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt
là lực lượng Kiểm lâm và các chủ rừng đã quan tâm và chủ động hơn trong công tác quản
lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, vì vậy góp phần tích cực vào việc nâng cao độ che
phủ của rừng từ 34,3% trong năm 2000 lên 38,7% vào năm 2008 (biểu đồ 07); diện tích
rừng bị cháy trong năm 2008 giảm 24% so với năm 2003 (biểu đồ 08); diện tích rừng bị
phá, do khai thác trái phép, trong năm 2008 giảm 62% so với năm 2003 (biểu đồ 09).

18


Biểu đồ 07: Thay đổi độ che phủ của rừng từ năm 1943 đến năm 2008
Độ che phủ của rừng (%)
2008


38.7

2007

38.2

2006

38.0

2005

37.0

2000

34.3

1990

27.2

1985

30.0

1980

32.1


1943

43.0
-

10.0

20.0

30.0

40.0

50.0

Nguồn: Bộ NNPTT

Biểu đồ 08: Diễn biến diện tích rừng bị cháy từ năm 2003 đến năm 2008
Diện tích rừng bị cháy (%)
350%

330%

300%
235%

250%

214%


200%
150%
100%

117%

100%

82%

76%

50%
0%

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Nguồn: Bộ NNPTNT.


19


Biểu đồ 09: Diễn biến diện tích rừng bị mất do khai thác trái phép từ năm 2003 đến năm
2008
Diện tích rừng bị mất do khai thác trái phép (%)
140%
120%
100%
80%
60%
40%
20%
0%

128%
100%
61%

57%
41%
25%

Năm
2003

Năm
2004


Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

38%

Năm
2009

Nguồn: Bộ NNPTNT

Tuy nhiên, tình hình vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên
nhiên vẫn xảy ra, có lúc, có nơi còn khá gay gắt (biểu đồ 10), đòi hỏi cần có những chính
sách và hành động phù hợp để thay đổi tình hình này.
Biểu đồ 10: Số vụ vi phạm lâm luật

20


Số vụ vi phạm lâm luật

42,841

43,000
42,000

40,841

41,000
40,000

39,693

39,000
38,000

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Nguồn: Bộ NNPTNT

Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường
rừng theo tinh thần Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về chính sách thí điểm chi
trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách mang tính đột phá góp phần thúc đẩy và xã
hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững góp
phần cải thiện đời sống của người dân, nhận thức được nâng cao, làm nền tảng cho công
tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, đặc biệt là bảo đảm
nguồn nước cho thủy lợi, sản xuất điện.
3.3. Chương trình chế biến và thương mại lâm sản
Mục tiêu

Sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế chủ yếu dựa vào nguồn gỗ và lâm
sản ngoài gỗ nội địa bền vững; áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường
nhằm đáp ứng về cơ bản các nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng công
nghiệp chế biến lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành Lâm nghiệp (NFDS 20062020).
Một số thành tựu chính và các cơ hội làm tốt hơn
Xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ ngòai trời của Việt Nam, trong thập niên vừa qua tăng
rất mạnh, đã đưa Việt Nam (năm 2007) vào nhóm 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất trên
thế giới (FAO). Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đã tăng từ 311 triệu USD trong
năm 2000 lên 2,779 tỷ USD vào năm 2008, và trong năm 2009 mặc dù bị ảnh hưởng bởi
khủng hỏang tái chính và kinh tế tòan cầu kim ngạc xuất khẩu đồ gỗ vẫn đạt 2,550 tỷ
USD (biểu đồ 11), gấp 8 lần năm 2000 (biểu đồ 12). Và từ năm 2007 đồ gỗ đã có mặt
trong danh sách 5 ngành hàng của Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn nhất (biểu đồ 13).
Biểu đồ 11: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam từ 2000 đến 2009

21


Xuất khẩu đồ gỗ (million USD)
3,000

2,779

2,500
1,943

2,000
1,561

1,500
1,102


1,000
500
-

2,550

2,404

311

344

460

609

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn: TCTK

Biểu đồ 12: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam từ 2000 đến 2009
Thay đổi trong xuất khảu đồ gỗ (%)
900%
800%
700%
600%
500%
400%

300%
200%
100%
0%

892%
772%

819%

624%
501%
354%
148%
100% 110%

196%

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nguồn: TCTK

22


Million USD

Biểu đồ 13: 10 ngành hành của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất từ 2004 đến
2009

12,000
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
Dầu
thô

Dệt
may

Giày
dép

Thủy
sản

Điện
tử,
máy
tính

2004

2005

2006

Sản

phẩm
gỗ

2007

Gạo

2008


phê

Caosu Dây
điện,
cáp
điện

2009

Nguồn: TCTK

Tuy nhiên sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu (biểu đồ 14) của
ngành chế biến gỗ hiện đang đặt ra những thách thức lớn về giá trị gia tăng thấp (biểu đồ
15), chi phí sản xuất cao, nguy cơ mất ổn định sản xuất và nguồn nguyên liệu đảm bảo
tính chất hợp pháp. Bên cạnh đó ngành chế biến gỗ Việt Nam hiện chưa sẵn sàng để ứng
phó với các thay đổi thị trường bởi Quy định về trách nhiệm giải trình theo khuôn khổ
FLEGT của EU, Luật Lacey của Hoa Kỳ, sự thay đổi chính sách mua hàng của các doanh
nghiệp nhập khẩu đồ gỗ vào thị trường EU và Hoa Kỳ cũng như chính sách mua sắm
công của các chính phủ. Việt Nam cần có các hành động và chính sách phù hợp để dần
từng bước giải quyết tình trạng này.


Biểu đồ 14: tình hình nguồn nguyên liệu của ngành chế biến gỗ Việt Nam

23


12.0
10.0

11.0

10.0
8.8

8.0
6.0

4.5

4.0

6.3

5.3

5.0

4.3

3.6


2.0
-

2003

2005

2008

Tổng khối gỗ lượng nguyên liệu ngành chế biến gỗ (triệu m3)
Khối lượng gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ (triệu m3)
Tổng khối lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu cho sản xuất đồ gỗ (triệu m3)
Nguồn: VIFORES

Biểu đồ 15: Giá trị nhập khẩu so với xuất khẩu
Giá trị nhập khẩu so với xuất khẩu (%)
50%
40%

47%

43%

39%

43%

39%


35%

30%
20%
10%
0%

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị nhập khẩu so với xuất khẩu (%)

Nguồn: TCTK

3.4. Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm
Mục tiêu
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và
khuyến lâm nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp.
Lấy khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển ngành, gắn nghiên cứu, đào tạo với
sản xuất và thị trường nhằm nâng cao các đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp,
bảo vệ môi trường và cải thiện mức sống cho những người dân làm nghề rừng (NFDS
2006-2020).
Một số thành tựu chính và các cơ hội làm tốt hơn

24


×