Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đa dạng loài của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản. Theo công bố của
FAO (2001), Việt Nam đứng thứ 20 trong những quốc gia hàng đầu trên Thế
giới về khai thác hải sản. Năm 1993, khai thác hải sản của Việt Nam đứng
hàng thứ nhất Đông Nam Á (đạt sản lượng 825.000 tấn) [3].
Thừa Thiên Huế nằm trong dải đất miền Trung với bờ biển dài 126km,
chạy dọc suốt chiều dài của tỉnh. Dọc theo 68km bờ biển còn có hệ đầm phá
với diện tích hơn 22.000ha, trong đó Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông
Nam Á. Đầm phá là vùng đa sinh cảnh, chứa trong mình đa dạng về thành
phần loài cũng như số lượng cá thể. Với những thế mạnh đó, khai thác thủy
sản của Thừa Thiên Huế đã góp phần không nhỏ vào sản lượng hải sản chung
cả nước và góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế và nâng cao mức sống
của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lợi hải sản to lớn mà biển đã và
đang mang lại cho con người thì cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, đã từng gây
nhiều tai họa cho con người, một phần của những tai họa đó là các sinh vật
mang độc tố. Điển hình trong thời gian gần đây đã xẩy ra nhiều vụ ngộ độc do
ăn các hải sản có chứa độc tố, trong đó chủ yếu là số vụ ngộ độc cá nóc. Đây
là một vấn đề thời sự bức thiết không chỉ xẩy ra ở Thừa Thiên Huế mà gặp ở
tất cả các tỉnh ven biển nước ta, đã được đề cập nhiều trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Xuất hiện tình trạng đó là do ý thức và sự hiểu biết về cá
nóc của một bộ phận lớn ngư dân và người tiêu thụ vẫn còn hạn chế. Thậm
chí, nhiều người còn chưa biết cá nóc như thế nào, loài nào có độc hay không
độc, độc tố có từ đâu?. Trong khi đó, độc tố của cá nóc biến động rất phức tạp
theo thời gian, bộ phận cơ thể và tùy từng cá thể của từng loài.
Trong bộ cá Nóc (Tetraodontiformes), còn có nhiều loài không chứa độc
tố và thịt của chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác, một số loài cá nóc
khác tuy có độc nhưng có thể sử dụng được nếu chế biến đúng quy trình kỹ
thuật, và đây là một nguồn lợi thủy sản lớn. Thực tế, sản lượng cá nóc khai thác



2

được (dù cố tình hay vô tình) ở miền Trung là rất lớn, có những thuyền cá đánh
được 15-16 tấn/ngày (Đức Phổ - Quảng Ngãi, năm 2003). Ngành thủy sản Hàn
Quốc và cả Nhật Bản đang có nhu cầu nhập khẩu một số loài cá nóc của Việt
Nam để làm thực phẩm cao cấp. Như vậy, việc sử dụng cá nóc làm thực phẩm
an toàn có thể thực hiện được ở Việt Nam. Thêm vào đó, độc tố cá nóc cũng có
khả năng sử dụng làm thuốc chữa một số bệnh tương tự một số loài độc dược
như nọc rắn, tuyến độc trên da cóc,... Tuy nhiên, cần phải có nhiều thời gian và
kinh phí cho việc nghiên cứu. Vấn đề cơ bản hiện nay là phải từng bước tuyên
truyền và nâng cao nhận thức của người dân về cá nóc, hướng dẫn để người
dân biết thành phần các loài, loài nào có thể sử dụng được và sử dụng như thế
nào để an toàn vệ sinh thực phẩm, loài nào đặc biệt nguy hiểm không nên sử
dụng và mùa có độc tố cao hay thấp, nhằm sử dụng cá nóc một cách an toàn,
tận dụng nguồn lợi thủy sản này và mang lại thu nhập cho ngư dân.
Trước thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng loài
của bộ cá Nóc - Tetraodontiformes ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế”.
Thông qua đề tài này, có thể đạt được 3 mục đích cơ bản sau:
- Hoàn chỉnh danh lục thành phần loài của bộ cá Nóc
(Tetraodontiformes) ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá tính đa dạng sinh học về thành phần loài cá nóc ở vùng ven
biển tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp khả thi nhằm sử dụng an toàn các loài
cá nóc và tận dụng được nguồn lợi thủy sản này.
Mặc dù đề tài được thực hiện trong sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và
tạo điều kiện của quý Thầy, Cô giáo nhưng do thời gian thực hiện ngắn, điều
kiện làm việc còn nhiều khó khăn và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều
nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong
nhận được những góp ý của quý Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè

gần xa để các công trình nghiên cứu tiếp theo đạt được kết quả tốt hơn./.


3

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỘ CÁ NÓC
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI BỘ CÁ NÓC
Những tài liệu về phân loại và hệ thống cá ở trong và ngoài nước tương
đối nhiều, nhưng chưa có một chuyên khảo nào viết riêng về cá nóc. Trong
phạm vi nội dung của đề tài, chúng tôi giới thiệu một số nét chính về tình hình
nghiên cứu cá nóc ở trên Thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Trên Thế giới
Năm 1950, C. Suvatti nghiên cứu “Khu hệ động vật của Thái Lan”
(Fauna of Thailand) đã giới thiệu trong bộ cá Nóc có 22 loài

[54]. Ở

Philippin vào năm 1953, Herre A. W. đã công bố “Danh mục những loài cá ở
Philippine” (Check list of Philippine Fishes), trong đó ông giới thiệu 76 loài
cá nóc thuộc 10 họ [39].
Ở Trung Quốc có nhiều tác giả nghiên cứu về cá nhưng đầy đủ nhất có
lẽ là cuốn “Ngư loại phân loại học” do Vương Dĩ Khang biên soạn vào năm
1958 (Nguyễn Bá Mão, dịch năm 1963) đã đưa ra những khóa phân loại và
mô tả 2 lớp gồm 70 bộ, 239 họ, 679 giống và 1800 loài cá phân bố ở các thủy
vực nước ngọt ven biển và biển Trung Quốc. Trong đó, tác giả phân loại bộ cá
Nóc thành 4 phân bộ với 7 họ và 64 loài [7]. Vào năm 1962, Briggs C. và
Beaufort L. F. đã giới thiệu ở quần đảo Indonesia có 53 loài cá nóc thuộc 4 họ
[29]. Matsubara K. (1963) đã xuất bản cuốn “Hình thái và hệ thống cá” (Fish
Morphology and Hierachy) và cho biết trong hệ thống cá hiện đại có 75 loài

cá nóc [41].
Nghiên cứu và khảo sát ở vùng biển rộng lớn hơn, Carcasson R. H.
(1977) liệt kê và mô tả sơ lược 53 loài cá nóc trong cuốn sách “Hướng dẫn
xác định những loài cá rạn san hô vùng Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình


4

Dương” [30]. Sau đó, Matsuda H., Maoka K., Araga C., Uyeno T. và Yoshino
T. (1984) là đồng tác giả tác phẩm “ Những loài cá ở quần đảo Nhật Bản” đã
mô tả chi tiết 55 loài cá nóc [42]. Nghiên cứu ở vùng phía Nam Indonesia và
phía Tây Bắc Australia, hai tác giả Gloerlfelt-Tarp T. và Kailola P. J. (1984)
đã công bố 81 loài cá nóc thuộc 8 họ: Triacanthodidae, Triacanthidae,
Balistidae, Monacanthidae, Ostraciidae, Triodotidae, Tetraodontidae và
Diodontidae [38].
Sukhawisit P. (1988) đã công bố một danh lục những loài cá ở vịnh
Thái Lan, trong đó có 22 loài cá nóc. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra 2 loài có
giá trị kinh tế, đó là: Arothron stellatus (Bloch) và Lagocephalus gloveri
(Abe). Hai loài này cũng thường gặp ở Việt Nam [53]. Năm 1989, Myers R.
F. trong công trình “Những loài cá rạn vùng biển Micronesian: Hướng dẫn
nhận dạng thực địa các loài cá rạn san hô ở trung tâm Nhiệt đới và Tây Thái
Bình Dương” đã giới thiệu 30 loài cá nóc thuộc 3 họ: Ostraciidae,
Tetraodontidae và Diodontidae [47]. Cũng nghiên cứu và khảo sát các loài cá
sống ở rạn san hô, Randall J. E., Allen G. R. và Steene R. C. (1990) đã xác
định và mô tả 64 loài cá thuộc bộ cá Nóc sống trong rạn san hô ở vùng biển
Australia thuộc Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương [51].
Năm 1996, khi nghiên cứu về nguồn lợi cá ở miền Tây Indonesia
Froese R., Luna S. M. và Capuli E. C. đã công bố danh mục cá biển ở
Indonesia, trong đó liệt kê được 61 loài cá nóc [33]. Cùng thời gian này,
Rainboth W. J. (1996) đã giới thiệu chi tiết 8 loài cá nóc thuộc họ

Tetraodontidae trong công trình “Những loài cá của lưu vực sông Mekong ở
Campuchia: Hướng dẫn nhận dạng thực địa những loài cá của FAO với mục
đích nghư nghiệp” [52]. Năm 2000, Matsuura K., Sumadhiharga O. K. và
Tsukamoto K. đã giới thiệu chi tiết 11 loài cá nóc thuộc 6 họ (Triacanthidae,
Balistidae, Monacanthidae, Ostraciidae, Tetraodontidae và Diodontidae), sống


5

ở thảm cỏ biển thuộc đảo Lombok, Indonesia” [43]. Cũng ở Indonesia,
Kimura S. và Matsuura K. (2003) đã mô tả được 29 loài cá nóc thuộc 5 họ
trong công trình “Các loài cá ở Bitung, Mũi phía Bắc của Sulawesi,
Indonesia” (Fishes of Bitung, Northern Tip of Sulawesi, Indonesia) [44]. Năm
2005, cũng hai tác giả trên đã mô tả 7 loài cá nóc thuộc 3 họ ở đảo Libong,
Thái Lan [45].
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, từ trước tới nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về cá,
nhưng chủ yếu khảo sát về thành phần loài và đưa ra danh mục cá nói chung,
trong đó có bộ cá Nóc.
Năm 1934, Chevey P. khi kiểm định các loài cá của G. Tirant thu thập
đã thống kê được 25 loài cá nóc (4 loài cá Nóc hòm, 3 loài cá Nóc nhím và 18
loài cá Nóc) ở Nam Bộ và Campuchia [55], [56]. Năm 1963, Bessednov L. N.
sau chương trình khảo sát vịnh Bắc Bộ (1959 - 1960) đã công bố danh lục
gồm 748 loài cá ở vịnh Bắc Bộ, trong đó có 26 loài cá nóc [1]. Đến năm 1971,
trong Nội san nghiên cứu biển Hải Phòng, tổ phân loại Phòng cá biển đã công
bố 961 loài cá ở vịnh Bắc Bộ, nâng số loài cá nóc lên 35 loài (7 loài cá Nóc
hòm, 5 loài cá Nóc nhím và 23 loài cá Nóc) [26]. Cùng trong thời gian đó, tại
miền Nam Việt Nam, Orsi J. J. (1974) đã công bố danh lục cá ở Việt Nam bao
gồm 1.458 loài cá biển và nước ngọt. Trong đó có 36 loài cá nóc: 6 loài cá
Nóc hòm (Ostraciidae), 25 loài cá Nóc (Tetraodontidae), 1 loài cá Nóc bụng

lồi (Triodontidae) và 4 loài cá Nóc nhím (Diodontidae) [49]. Nguyễn Khắc
Hường (1992) trong tác phẩm “Cá và sinh vật độc hại ở biển” đã mô tả 49
loài cá nóc có mang độc tố nguy hiểm [5].
Đặc biệt, Nguyễn Hữu Phụng và cộng tác viên (1995) thuộc Viện Hải
dương học Nha Trang đã xếp hai loài: Cá Nóc tro (Lagocephalus lunaris) và cá
Nóc chấm nâu (Amblyrhynchotes hypselogenion) là cá kinh tế chủ yếu ở vùng


6

biển Nam Trung Bộ. Sản lượng của loài cá Nóc tro khoảng 50 - 100 tấn/năm và
của loài cá Nóc chấm nâu là 100-200 tấn/năm [10]. Bộ Thủy sản (1996) xuất
bản cuốn sách “Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam” đã đưa ra danh mục cá biển bao
gồm 2000 loài, trong đó đã liệt kê và mô tả đến 115 loài cá nóc của 7 họ
(Triacanthidae, Balistidae, Ostraciontidae, Triodontidae, Tetraodontidae,
Diodontidae và Molidae), thuộc bộ cá nóc [2]. Nhưng trong tài liệu này các tác
giả đã dùng nhiều tên là synonym (tên đồng vật) của nhau và có một số loài mà
các tác giả đã chú thích là không có mẫu, tức chỉ thống kê, tổng hợp theo tài
liệu. Đến năm 1999, Nguyễn Hữu Phụng đã nghiên cứu, đối chiếu lại các tài
liệu tham khảo, hiệu chỉnh lại các synonym và đã xác định bộ cá Nóc ở Việt
Nam có 94 loài. Bao gồm: 2 loài cá Bò biển (Triacanthodidae), 3 loài cá Bò ba
gai (Triacanthidae), 38 loài cá Bò (Balistidae), 1 loài cá Nóc hòm lục lăng
(Aracanidae), 10 loài cá Nóc hòm (Ostraciontidae), 1 loài cá Nóc bụng lồi
(Triodontidae), 33 loài cá Nóc (Tetraodontidae), 5 loài cá Nóc nhím
(Diodontidae) và 1 loài cá Mặt trăng (Molidae). Có thể nói đây là một tài liệu
khá hoàn chỉnh và đáng tin cậy cho việc xác định thành phần loài cá nóc ở Việt
Nam [11].
Năm 2005, sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa cho xuất bản
cuốn sách “Các loài hải sản độc hại gây chết người”, trong đó giới thiệu khá chi
tiết 21 loài cá nóc có chứa độc tố. Các loài cá nóc này đều thuộc họ cá Nóc

(Tetraodontidae) [25]. Cùng thời gian này, Nguyễn Văn Hảo (2005) cho xuất
bản cuốn sách “Cá nước ngọt Việt Nam”, trong đó tác giả đã mô tả chi tiết 18
loài cá nóc thuộc 2 họ (Triacanthidae và Tetraodontidae) thường xuất hiện ở
vùng nước nội địa ven bờ Việt Nam. Trong những loài cá nóc này, có nhiều
loài có nguồn gốc nước mặn nhưng rộng muối nên có thể phân bố được ở trong
vùng cửa sông, thậm chí có thể đi sâu vào các con sông - nơi có độ muối rất
thấp [6].


7

1.1.3. Ở miền Trung và Thừa Thiên Huế
Ở miền Trung có nhiều công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái và
thành phần các loài cá ở các sông, đầm phá. Trong các danh lục thành phần
loài cá đã được công bố đều có các loài cá nóc với số lượng loài khác nhau.
Năm 2000, Võ Văn Phú và Trần Hồng Đỉnh nghiên cứu “Thành phần các loài
cá đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã xác định được 151 loài cá nằm
trong 88 giống, thuộc 50 họ của 12 bộ khác nhau. Trong đó, có 6 loài cá nóc
thuộc 3 họ Balistidae, Ostraciidae và Tetraodontidae [12]. Cùng trong năm
này, Võ Văn Phú và Nguyễn Trường Khoa công bố có 83 loài cá, thuộc 39 họ
và 12 bộ phân bố ở sông Thạch Hãn của tỉnh Quảng Trị. Trong thành phần
loài cá này có 1 loài cá nóc Tetrodon ocellatus L. thuộc họ Tetraodontidae
[13]. Năm 2001, Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Mộng và Nguyễn
Đắc Tạo xác định được 6 loài cá nóc thuộc 3 họ ở hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai [14].
Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Phi Loan và Hồ Thị Hồng (2003), cho biết ở
đầm Ô Loan của tỉnh Phú Yên có 4 loài cá nóc, thuộc 2 họ Tetraodontidae và
Triacanthidae. Các tác giả đã xếp những loài cá nóc trên vào nhóm cá hẹp
muối cao, chúng chỉ phân bố trong đầm vào mùa khô, mùa mưa chỉ thấy xuất
hiện ở cửa biển [17]. Cũng trong năm 2003, Võ Văn Phú, Trương Thị Thu Hà
và Hoàng Thị Thuý Liễu đã xác định được 169 loài cá ở sông Nhật Lệ, tỉnh

Quảng Bình, các loài cá này thuộc 63 họ của 17 bộ. Trong đó, có 6 loài cá nóc
thuộc 3 họ và xếp chúng thuộc nhóm cá có nguồn gốc nước mặn [18]. Võ Văn
Phú và Hồ Thị Hồng (2004), khi nghiên cứu “Đa dạng sinh học cá vùng hạ
lưu sông Cửa Sót, tỉnh Hà Tĩnh” đã xác định có 5 loài cá nóc thuộc 2 họ
Tetraodontidae và Triacanthidae [19]. Năm 2005, Võ Văn Phú và Phan Đỗ
Quốc Hùng qua kết quả điều tra xác định được 121 loài thuộc 43 họ, 13 bộ
khác nhau của khu hệ cá sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong danh mục


8

này có 3 loài cá nóc thuộc 2 họ [20]. Võ Văn Phú và Nguyễn Minh Ty (2005),
cho biết ở khu hệ cá sông Ba tỉnh Phú Yên có 71 loài cá, nằm trong 54 giống,
thuộc 37 họ của 11 bộ. Trong khu hệ cá sông Ba, chỉ có 1 loài cá nóc
Tetraodon oblongus thuộc họ Tetraodontidae [21]. Nhìn chung, những loài cá
nóc ở trên đều được các tác giả xếp vào nhóm cá có nguồn gốc nước mặn. Và
do chúng thích nghi được với biện độ dao động độ mặn lớn nên có thể sinh
sống ở các cửa sông, hạ lưu các sông và đầm phá.
Riêng ở vùng biển Thừa Thiên Huế chưa có công trình nào nghiên cứu
chi tiết và đầy đủ về thành phần loài, phân bố và độc tố của cá nóc.
1.2. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI CỦA BỘ CÁ NÓC
Công trình “Những khái niệm hiện đại về hệ thống tự nhiên của cá còn
sống hiện nay” của Rass T. S. và Lindberg G. U. (1971) đăng trong tạp chí
“Những vấn đề Ngư loại học” được xem là hiện đại và có cơ sở khoa học
vững chắc. Về cơ bản hệ thống này được công nhận là hệ thống phân loại hợp
lý nhất và đã được nhiều nhà ngư loại học trên Thế giới và Việt Nam thừa
nhận, sử dụng [23].
Theo hệ thống phân loại của T. S. Rass và G. U. Lindberg (1971), bộ cá
Nóc (Tetraodontiformes) có vị trí phân loại như sau:
Ngành động vật có dây sống (Chordata)

Phân ngành có sọ (Craniota) hay có xương sống (Vertebrata)
Lớp cá xương (Osteichthyes)
Phân lớp cá vây tia (Actinopterygii)
Trên bộ dạng cá vược (Percomorpha)
Bộ cá nóc (Tetraodontiformes)


9

1.3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỘ CÁ NÓC
Trong bộ này chủ yếu những loài cá sống ở vùng biển và ven biển nhiệt
đới. Đặc điểm chung là thân ngắn, vây nhỏ, xương hàm và xương gian hàm
gắn liền với nhau thành mỏ cứng, thích nghi với việc cắn dập vỏ thân mềm và
giáp xác. Răng có hình dùi tròn, dạng răng cưa hoặc gắn liền với bản răng
dạng răng chó. Lỗ mang nhỏ. Thân phủ một lớp vẩy đã bị xương hóa. Xương
hình bản, gai nhỏ hoặc trần. Vây lưng 1 - 2 chiếc. Vây bụng nằm ở ngực hoặc
kề ngực hoặc tiêu biến. Xương mé sau không phân chạc và nối liền với xương
cánh đai. Các loài cá thuộc bộ này không có xương mũi, xương dưới khoang
mắt, xương đỉnh và xương sườn. Cá có bong bóng hoặc không. Túi khí có
hoặc không [6], [7], [9].
Trên Thế giới, bộ cá Nóc có 4 phân bộ, 11 họ, phổ biến là những loài
sống ở tầng đáy, trừ loài cá Mặt trăng (Mola mola) sống trôi nổi ngoài khơi.
Đa số sống ở vùng nước ven bờ, nhiều loài phân bố ở nước mặn, chỉ có một
số rất ít loài ở nước ngọt, độ dài trung bình từ 30 đến 40cm. Lớn nhất là cá
Mặt trăng và cá Mặt trăng đuôi nhọn với chiều dài cơ thể tối đa hơn 3m [40],
[50].
Giữa các phân bộ thuộc bộ cá Nóc có những đặc điểm rất khác nhau,
thể hiện như sau: Phân bộ cá Nóc gai (Balistoidei): có hình dạng thân tương
đối dẹt hai bên, chiều cao lớn hơn chiều rộng. Bắp đuôi nhỏ dài. Mình có vẩy
nhỏ hoặc tương đối lớn, rất xù xì. Miệng rất bé. Hàm có răng chóp hoặc răng

cắt, không liền thành tấm răng. Vây lưng 2 cái, vây thứ nhất có I - IV gai, gai
thứ hai thường lớn nhất. Vây bụng do một hay hai cái gai thay thế, ở dưới
ngực hay gần ngực. Vây đuôi tròn hoặc phân thùy. Phân bộ này bao gồm các
loài cá sống ở vùng nước cạn không hoạt bát lắm, một số ít ở chỗ nước tương
đối sâu, ở vùng nóng nực là nhiều nhất, bơi kém [7].


10

Phân bộ cá Nóc hòm (Ostracioidei): Mình của cá thuộc phân bộ này có
giáp cứng hình hòm che chở. Không có túi hơi. Không có vây bụng, cũng
không có xương hông; không có vây lưng thứ nhất; mình không có bắp thịt
trục chính [7].
Phân bộ cá Nóc (Tetraodontoidei): Bộ phận đuôi của cá thuộc phân bộ
này bình thường; không có vây lưng thứ nhất; không có vây bụng; mình trần
không có vẩy, cũng không có tấm xương to, thay vào đó bằng những gai kích
thước khác nhau; có bóng hơi, có túi hơi có thể phồng lên. Răng hoàn toàn
liền thành tấm xương, có kẽ ở giữa hoặc không, có viền cắt đầy đủ, giống như
mỏ quạ; có răng cá biệt có thể trông thấy được, thường lòi ra ngoài môi. Cá
hoạt động kém, trong nội tạng có chất độc đặc biệt có thể làm chết người; cá
phân bố rộng, giống loài cũng nhiều, trong các biển ấm trên thế giới ở đâu
cũng có thể bắt gặp, có một số loài cũng đi vào nước ngọt [7].
Phân bộ cá Mặt trăng (Moloidei): Cấu tạo về hình thể của cá thuộc
phân bộ này giống với họ cá Nóc nhím, nhưng nhiều xương sụn hơn. Bộ phận
đuôi teo lại, cho nên phía sau bằng thẳng không có bắp đuôi. Vây lưng và vây
hậu môn đều cao, mỗi vây đều có những tấm xương sụn dài nâng đỡ; không
có bắp thịt trục chính. Tai trong có túi bầu dục và túi tròn liền với nhau, túi
nhĩ không rõ ràng, không có đá tai. Cá không có bóng bơi, cũng không có túi
hơi. Xương vai thoái hóa. Vây đuôi có 13 tia vây. Không có vây bụng cũng
không có xương hông, các vây khác không có gai. Da của cá khá dày. Phân

bộ này chỉ có một họ, phân bố rất rộng ở các vùng biển nhiệt đới [7].
1. 4. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỘC TỐ CÁ NÓC
Sự phát hiện cá nóc và sự ngộ độc cá nóc đã được biết đến từ thời cổ
xưa, cách đây 2500 năm. Theo lưu truyền, vào thời đại này ở Ả Rập đã có
một Tiểu vương chết vì ăn cá nóc chứa độc. Ở Trung Quốc, những nghiên cứu
về nguồn gốc và bệnh, đánh giá độc tính ở gan và buồng trứng của cá cũng


11

được tiến hành trong những năm 581 - 617 trước Công nguyên. Ở Châu Âu,
mãi đến thế kỷ XVII, độc tố của cá nóc mới được biết đến [9].
Có thể xem những nhà khoa học Nhật Bản là người đặt nền tảng khoa học
đầu tiên cho việc nghiên cứu chiết xuất, tinh chế độc tố cá nóc. Tetrodotoxin
(TTX) được đặt tên từ năm 1894 bởi ông Tahara, sau nhiều lần thay đổi tên, đến
năm 1964 các nhà khoa học Mỹ - Nhật đã thống nhất tên tetrodotoxin và công
thức là C11H17O8N3.1/2H2O cho độc tố chiết từ cá nóc [46].
Độc tố TTX là một chất độc thần kinh mạnh, gây tử vong cao, không
tan trong nước và dung môi hữu cơ như benzen, cồn...nhưng tan trong môi
trường axit, không bị phá hủy khi nấu chín, ngâm muối, phơi khô dưới ánh
nắng mặt trời hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao. Chất độc TTX của cá nóc mạnh
gấp 1.250 lần cyanua kali. Một bộ gan cá nóc có chứa độc tố mạnh đến mức
có thể giết chết 33 người [27], [59].
Về nguồn gốc của độc tố TTX trong cá nóc, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy có nguồn gốc ngoại sinh. Vi khuẩn biển chính là nguồn
sinh TTX. Vi khuẩn có chứa TTX làm nhiễm độc tế bào chất của tế bào gan
một số loài cá nóc sống trong môi trường tự nhiên, nhưng không làm tổn
thương tế bào vật chủ [9], [60].
Độc tố TTX trong cá nóc thể hiện tính biến động theo mùa, biến động
theo cá thể rất rõ rệt. Cùng một loài cá nóc nhưng độc tính có thể thay đổi từ

ít độc, độc vừa cho đến cực độc tùy từng mùa và từng cá thể. Ví dụ như loài
cá Nóc tro (Lagocephalus lunaris), tháng III-V/2001 và tháng I-VIII/2002
không có độc tố, nhưng tháng IX-X/2002 và IX-X/2003 lại rất độc, tháng
II/2004 chỉ tương đối độc. Hay loài cá Nóc chấm cam (Torquigener
pallimaculatus), da của cá thể cái không mang độc tố, nhưng ở cá thể đực lại
có độc vào các tháng V-VIII, hoặc trứng luôn luôn có độc tố cao, nhưng tinh
sào lại không thấy độc [27], [28].


12

Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy cơ quan sản sinh
độc tố TTX chủ yếu là gan. Sau đó, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và
điều kiện môi trường sống, độc tố có thể tích lũy cao trong tuyến sinh dục
(trứng), da và ngay cả cơ cũng có thể mang độc tố, chẳng hạn như loài
Arothron immaculatus, Lagocephalus sceleratus và Lagocephalus spadiceus,
trong khi thông thường da và cơ vẫn được xem là ít độc nhất. Nhìn chung,
trứng và gan thường là cơ quan mang độc tính cao nhất, tuy nhiên vẫn có
những trường hợp ngoại lệ như có loài da lại là cơ quan tập trung độc tố cao
hơn [27], [28].
Như vậy, tất cả các cơ quan của cá đều có thể chứa độc tố, trong đó gan
và trứng thường chứa với hàm lượng cao. Độc tố của cá không bị phân hủy
khi đun sôi, ngâm muối và biến động phức tạp theo thời gian và tùy từng cá
thể. Chính vì thế, rất dễ làm cho người ta mất cảnh giác, nhầm lẫn và dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc. Thường những loài cá gây ngộ độc cho người phần
lớn thuộc họ cá Nóc (Tetraodontidae).


13


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Thành phần loài cá thuộc bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) ở đầm phá và
vùng biển, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô và vùng biển ven bờ
Thừa Thiên Huế (hình 2.1).

Hình 2.1. Sơ đồ vùng, điểm thu thập mẫu nghiên cứu.


14

- Ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và Lăng Cô, chúng tôi tiến
hành thu mẫu ở 4 điểm (L1 - L4):
* Điểm L1: Vùng nước thuộc xã Quảng Phước.
* Điểm L2: Vùng nước thuộc thị trấn Thuận An.
* Điểm L3: Vùng nước thuộc xã Lộc Điền.
* Điểm L4: Vùng nước thuộc thị trấn Lăng Cô.
- Ở biển ven bờ, chúng tôi thu mẫu ở 4 vùng nước (S1 - S4):
* Vùng S1: Quảng Ngạn.
* Vùng S2: Thuận An.
* Vùng S3: Vinh Thanh.
* Vùng S4: Lộc Vĩnh.
Chúng tôi chọn những điểm, vùng trên để thu mẫu là do ở đây có nhiều
ngư dân tham gia khai thác thủy sản và có bến, cảng cá để ngư dân neo đậu
tàu thuyền, buôn bán hải sản đánh được. Đồng thời, thuận tiện cho chúng tôi
khi tiến hành đánh bắt trực tiếp cùng ngư dân.

2.3. THỜI GIAN VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
Chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập và phân tích mẫu trong 7 tháng,
từ tháng II năm 2007 đến tháng VIII năm 2007. Trong suốt thời gian đó, có 7
đợt thu thập và phân tích mẫu vật (mỗi tháng 1 lần), mỗi đợt từ 5 - 10 ngày
trên toàn bộ vùng nghiên cứu.
Phân tích và giám định mẫu tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Tài
nguyên và Môi trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế.
Số liệu dùng để viết luận văn bao gồm 312 mẫu cá mà chúng tôi thu
thập được trong quá trình thực hiện đề tài. Các mẫu này, hiện đang được lưu
giữ tại phòng Tài nguyên và Môi trường, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa
học Huế.


15

Ngoài các tư liệu ghi chép, tìm hiểu và quan sát thiên nhiên, chúng tôi
còn tham khảo 62 tài liệu (đã liệt kê ở phần Tài liệu tham khảo) của các tác
giả có liên quan đến đề tài để viết luận văn.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Ngoài thực địa


Thu mẫu:
Tiến hành thu mẫu bằng nhiều cách khác nhau:
- Trực tiếp thu mẫu ở các bến cá, cảng cá từ các tàu thuyền khai thác ở

vùng đầm phá và vùng biển thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đặt mua mẫu từ các ngư dân khai thác ở biển, đầm phá.
- Tham gia một số chuyến đánh cá trên đầm phá và vùng biển gần bờ ở
tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với một số ngư dân.

Ngoài ra, để thu mẫu được đầy đủ hơn, chúng tôi còn gửi các bình
(thẩu) có pha sẵn hoá chất định hình để nhờ các hộ ngư dân khai thác hoặc thu
mua cá thu thập thường xuyên trong thời gian nghiên cứu. Sau đó, chúng tôi
thu góp mẫu cá tại ngư dân mỗi tháng 1 lần.


Xử lý mẫu vật sơ bộ:
Mẫu vật được xử lý ngay khi đang còn tươi. Định hình ngay trong dung

dịch formol 9%, rồi bảo quản trong dung dịch formol 4%, đối với cá lớn tiêm
formol nguyên chất vào cơ và ruột, có kèm theo Eteket, ghi rõ tên địa phương,
ngày tháng năm và địa điểm thu mẫu. Phân loại sơ bộ các nhóm cá theo tên
địa phương, theo họ, nhóm loài.


Thu thập tài liệu:
Điều tra nhân dân về tình hình khai thác, sử dụng cá nóc và các vấn đề

khác liên quan bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural
Appraisal - RRA).


16

Song song với quá trình thu thập và xử lý mẫu vật ngoài thực địa,
chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu về môi trường và sinh thái, đồng thời
tập hợp các tài liệu liên quan đến nội dung của dề tài.
2.4.2. Trong phòng thí nghiệm
- Đo, đếm các chỉ tiêu hình thái và cân trọng lượng (g) cơ thể cá [22].
Các chỉ tiêu chủ yếu sau đây được quan sát kỹ:

đường bên

miệng

lỗ mang

hậu môn

Hình 2.2. Các chỉ số đo, đếm trong phân loại cá nóc.
Ghi chú:
1. Vây lưng (số lượng gai và tia vây lưng): D (dorsal fin).
2. Vây hậu môn (số lượng gai và tia vây hậu môn): A (anal fin).
3. Vây ngực (số lượng gai và tia vây ngực): P (pectoral fin).
4. Vây đuôi (số lượng gai và tia vây đuôi): C (caudal fin).
5. Vây bụng (số lượng gai và tia vây bụng): V (ventral fin)
6. Chiều dài toàn thân (đo từ mút mõm đến mút sau vây đuôi): TL
7. Chiều dài thân (đo từ mút mõm đến gốc vây đuôi): SL
8. Chiều dài đầu (đo từ mút mõm đến rìa cuối của nắp mang): HL
9. Chiều cao thân (đo chỗ cao nhất): BD
10. Chiều dài mõm (đo từ mút mõm đến viền trước của mắt): aO


17

11. Đường kính mắt: O
12. Khoảng cách giữa 2 ổ mắt: OO
Để khống chế độ dao động về kích thước giữa các cá thể cùng loài,
chúng tôi dựa vào % các chỉ số theo các tỉ lệ sau: SL/BD, SL/HL, HL/aO,
HL/O, HL/OO,...
Số gai cứng của các vây kí hiệu bằng chữ số La Mã, tia đơn không hóa

xương và các tia vây phân nhánh kí hiệu bằng chữ số Ả Rập cách nhau bởi
dấu phẩy (,).
- Mỗi cá thể của mỗi nhóm loài đều được lập "Phiếu hình thái cá"
riêng, phiếu này hội tụ đủ các số đo, đếm và tỉ lệ của từng bộ phận hình thái
cơ thể theo mẫu quy định.
PHIẾU HÌNH THÁI CÁ
Họ…………………………….Loài ………………………………...
Số hiệu……….Ngày lấy mẫu……………Nơi lấy mẫu……………..
D

Vẩy đường bên

Răng hàm trên

A

Vẩy dọc thân

Răng hàm dưới

P

Vẩy ngang thân

Đốt sống thân

C

Vẩy trước D


Màu sắc thân

V

Lược mang

Màu sắc các vây

Chiều dài thân (SL/TL)

SL/BD

Chiều cao thân (BD)

SL/HL

Chiều dài đầu (HL)

HL/aO

Chiều dài mõm (aO)

HL/O

Đường kính mắt (O)

HL/OO

Trọng lượng


Các đặc trưng khác

Khoảng cách mắt (OO)
Người lập phiếu: ...............................................


18

- Trên cơ sở phiếu hình thái cá, dựa vào các khoá phân loại để định
loài. Việc giám định tên khoa học của các loài cá, chúng tôi dựa vào các tài
liệu của các tác giả: Vương Dĩ Khang (1958), Chu Y. T. (1962, 1963), Shen
S. C. (1993), Nguyễn Khắc Hường (1992), Nguyễn Hữu Phụng (1999), Myers
R. F. (1991), Allen G. R. và Steene R. C. (1990), Matsuda H., Maoka K.,
Araga C., Uyeno T. và Yoshino T. (1984), Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005),
Gloerlfelt-Tarp T. và Kailola P. J. (1984), Matsuura K., Sumadhiharga O. K.
and Tsukamoto K. (2000), v.v...
- Trình tự các phân bộ, họ, giống và loài được sắp xếp theo hệ thống
phân loại đầy đủ nhất của hai giáo sư người Nga: Rass T. S. và Lindberg G.
U. (1971) và chuẩn hóa tên của giống, loài theo FAO (1998).
- Lập khóa phân loại theo dạng khóa hình thái lưỡng phân.
2.4.3. Đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài
Để đánh giá mức độ gần gũi về thành phần loài của bộ cá Nóc ở vùng
ven biển Thừa Thiên Huế với một số vùng biển khác, chúng tôi sử dụng công
thức của Sorencen (1948):
Công thức:
Trong đó:

S

2C

A B

S: Hệ số gần gũi giữa hai vùng
C: Số loài chung của hai vùng
B: Số loài riêng của vùng B
A: Số loài riêng của vùng A

Hệ số gần gũi biến đổi từ 0 đến 1. Giá trị S càng gần với 1, mối quan hệ
giữa hai vùng càng lớn, thành phần loài trong hai vùng càng giống nhau.
Ngược lại S càng gần với 0, mối quan hệ giữa hai vùng càng ít, thành phần
loài trong hai vùng càng khác nhau.


19

Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1. Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là tỉnh miền Trung của Việt Nam, có tọa độ địa lý
107000‟ đến 108015‟ kinh Đông và 16000‟ đến 16045‟ vĩ Bắc. Phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Lào, phía
Đông giáp biển Đông [15].
Bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu từ Phong Điền đến Phú Lộc
với chiều dài 126 km. Dọc theo bờ biển là hệ đầm phá nước lợ Tam Giang Cầu Hai có diện tích khoảng 22.000ha, với chiều dài hơn 68km, nằm trong
tọa độ địa lý 107025‟ - 108056‟ kinh Đông và 16016‟ - 16039‟ vĩ Bắc. Nó được
ngăn cách với biển bởi một dãy cồn cát hẹp phía Đông và trao đổi nước với
biển qua các cửa Thuận An (phá Tam Giang) và cửa Tư Hiền (đầm Cầu Hai).
Phía Tây Nam giáp với chân núi, đồng ruộng và nhận nước của 10 con sông
lớn nhỏ. Nơi rộng nhất thuộc điểm Cầu Hai, tới 10,5km. Độ sâu trung bình

của đầm phá là 1,5m, nơi sâu nhất khoảng 10m ở vùng Tân Mỹ - gần cửa
Thuận An [8], [16], [24].
Phía Nam của tỉnh có đầm Lăng Cô ( hay còn gọi là đầm Lập An hoặc
vụng An Cư), có tọa độ địa lý vào khoảng 108002‟ - 108005‟ kinh Đông và
16012‟ - 16015‟ vĩ Bắc. Nó có dạng như túi nước ăn sâu vào trong đất liền với
diện tích khoảng 1.600ha. Đầm trao đổi nước với biển qua cửa Lăng Cô. Đầm
này không có sông lớn đổ nước vào mà chỉ nhận nước từ các khe suối nhỏ ở
phía Tây và Tây Nam.


20

3.1.2. Đặc điểm khí hậu
3.1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những điều kiện sinh thái quan trọng cần thiết
đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Sự phân bố của nhiệt độ phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa hình và thời gian.
Biến trình nhiệt độ không khí trong năm thuộc vùng nhiệt đới gió mùa.
Đó là biến trình đơn gồm một cực đại vào mùa Hè và một cực tiểu vào mùa
Đông. Cực tiểu xuất hiện vào tháng I, với nhiệt độ trung bình tháng khoảng
200C ở vùng đồng bằng và dưới 180C ở vùng núi từ 500m trở lên. Cực đại xảy
ra vào tháng VI hoặc tháng VII, với nhiệt độ trung bình tháng trên 29 0C ở
vùng đồng bằng ven biển và khoảng 250C ở vùng núi cao trên 500m [24].
Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng mùa Đông lớn hơn giữa
các tháng mùa Hè. Từ tháng III đến tháng IV nhiệt độ tăng nhanh nhất, trong
khi đó tháng XI đến tháng XII nhiệt độ lại giảm nhanh nhất. Mức tăng của
nhiệt độ tương đương với mức giảm của nhiệt độ và đạt cực đại vào thời kì
chuyển tiếp từ gió mùa Đông Bắc sang gió mùa Tây Nam và ngược lại. Tuy
nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cũng không vượt quá 30C [4].
3.1.2.2. Nắng

Nắng là yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ với bực xạ mặt trời và bị
chi phối trực tiếp bởi lượng mây và lượng mưa. Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng
giờ nắng mỗi năm đạt 1700 - 1900 giờ, nhiều hơn số giờ nắng của một số tỉnh
phía Bắc. Số giờ nắng giảm dần từ vùng đồng bằng lên vùng núi, từ Nam ra
Bắc.
Thời kì nhiều nắng nhất cũng chính là thời kì khô hạn nhất, từ tháng V
đến tháng VII, trong mỗi tháng mùa nắng có trên 200 giờ ở vùng đồng bằng,
thung lũng thấp và 175 - 200 giờ ở vùng núi cao. Từ tháng VIII trở đi số giờ
nắng giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng XII, với trị số từ 74 - 90 giờ, sau đó


21

lại tăng dần. Số giờ nắng tăng nhanh nhất từ tháng II, III và giảm nhanh nhất
từ tháng VIII đến tháng IX. Trong thời kì ít nắng nhất, mỗi ngày trung bình
chỉ đạt từ 3 - 5 giờ nắng [24].
3.1.2.3. Gió, bão
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ranh giới gữa
mùa mưa và mùa khô không rõ rệt. Chỉ có những đợt không khí lạnh tràn về
làm thời tiết lạnh. Thời tiết khô khi có ảnh hưởng gió Tây Nam thổi về. Thời
kì lạnh cũng là thời kì ẩm vì mùa mưa ở đây lệch về Thu Đông. Sang mùa Hạ
tuy có thời tiết khô nhưng thỉnh thoảng cũng có mưa rào làm dịu đi không khí
nóng nực của mùa khô. Mang tính chất chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nên tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có hai mùa gió chính: gió mùa Đông và gió
mùa Hè [16], [24].
* Gió mùa Đông:
Gió mùa Đông có hướng Bắc dần dần chuyển sang hướng Đông Bắc.
Điều này còn phụ thuộc vào địa hình của tỉnh. Các vùng phía Nam, trong đó
có vùng đầm phá Cầu Hai do có dãy đèo Hải Vân chắn gần vuông góc với
hướng Tây Bắc, buộc tầng gió sát mặt đệm phải men theo phía Bắc dãy đèo

này để dịch chuyển theo hướng Tây. Mặc dù gió có những thay đổi hướng,
chúng vẫn có tên gọi chung là gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc kéo dài
từ tháng IX đến tháng II năm sau mang theo nhiều không khí lạnh và mưa ở
phía Bắc tràn về, làm giảm nhiệt độ của không khí và nước. Tốc độ gió của
vùng đồng bằng không lớn, bình quân 1,5m/s, tháng XII có gió mạnh nhất đạt
chỉ số trung bình trong tháng (ở Huế) là 3,1m/s. Trong cơ chế gió mùa Đông,
ngay trong những tháng giữa mùa thỉnh thoảng cũng xuất hiện những hướng
gió trái mùa như gió Nam hoặc gió Tây Nam với tần xuất nhỏ. Xen kẽ vào hai
đợt gió mùa Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam [16], [24].


22

* Gió mùa Hè:
Mùa Hè ở Thừa Thiên Huế thịnh hành gió Tây Nam. Gió Tây Nam vốn
là luồng không khí có hàm lượng ẩm cao đem lại nhiều mưa ở Tây Trường
Sơn. Khi luồng gió vượt qua dãy núi Trường Sơn đã mất tính chất ban đầu
của nó và trở thành luồng gió khô, nóng tràn vào trong tỉnh, làm độ ẩm không
khí giảm thấp. Trong các năm của thập kỷ 90, các tháng mùa Đông (từ tháng
X đến tháng I năm sau) là không có gió mùa khô nóng. Còn lại tháng nào
cũng gặp loại gió này. Tốc độ gió mạnh chủ yếu tập trung vào ba tháng IV, V
và tháng VI. Bình quân đạt 1,5m/s, lớn nhất là 19m/s [16], [24].
Ngoài luồng gió Tây Nam, trong mùa Hè còn có những luồng gió khác
thổi xen kẽ mà tần số của chúng cũng đáng kể. Chẳng hạn như gió mùa Đông
hoặc Đông Nam. Chính những luồng gió xen kẽ này thổi từ biển Đông vào
mà làm khí hậu trở nên mát mẻ sau những đợt gió mùa Tây Nam khô nóng
khác [16].
Bão: Theo dõi sự hoạt động của bão ở khu vực Thái Bình Dương và biển
Đông cho thấy bình quân hàng năm ở Việt Nam có hơn 10 cơn bão. Hướng di
chuyển của nó trên biển Đông thường là theo hướng Tây - Tây Bắc. Tiến vào

bờ biển Việt Nam hoặc đi chệch sang Trung Quốc, Nhật Bản [24].
Vào các tháng VII - VIII đường đi của bão thường hướng vào đoạn bờ
biển phía Bắc nước ta, từ tháng IX trở đi hướng di chuyển của bão ngày càng
lệch dần về phía Nam và ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế. Đó là những cơn
bão đổ bộ vào đoạn bờ biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng [24].
Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất vào tháng IX
(chiếm 35%), rồi đến tháng X (28%) và tháng VIII (18%). Trung bình hàng
năm khu vực Thừa Thiên Huế có khoảng 0,87 cơn bão đổ bộ trực tiếp, tuy
nhiên cũng có năm không có cơn bão nào, nhưng cũng có năm bị liên tiếp 3-4
cơn bão [24].


23

3.1.2.4. Mưa
Là một tỉnh nằm ở phía Đông Trường Sơn giống như các tỉnh duyên
hải Trung Bộ, chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế chịu sự chi phối của cơ chế
hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và tác động mạnh mẽ của điều kiện địa hình
nên có những đặc điểm khác với Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Mùa mưa
ở các vùng này do nhiễu động bên trong gió mùa Hè mang lại nên thời gian
bắt đầu và kết thúc gắn liền với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam, trong khi
đó mùa mưa ở Thừa Thiên Huế lại liên quan mật thiết với gió mùa Đông Bắc.
Nếu như vào những tháng VI, VII, VIII ở khu vực phía Bắc là thời kì mưa do
ảnh hưởng của bão, hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, thì khu vực miền
Trung lại là một thời kì khô nóng do ảnh hưởng của hiệu ứng “phơn” khi gió
mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn. Còn khi vùng hoạt động của bão, áp
thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới đã lùi dần về phía Nam (tháng IX, X), đồng
thời gió mùa Đông Bắc bắt đầu bộc phát thì mưa lớn xảy ra ở đây tạo ra biến
trình mưa hai cực đại đặc sắc. Chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế không những
khác miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ về cơ chế gây mưa mà còn khác về

thời gian bắt đầu và kết thúc mùa mưa và mùa ít mưa [24].
Ở Thừa Thiên Huế không có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa mưa và
mùa khô, mà chỉ có mùa mưa nhiều và mùa mưa ít. Mùa mưa là thời kì có
lượng mưa tháng trên 100mm với tần suất 75%. Điều đó có nghĩa là ngoài chỉ
tiêu định lượng (100mm) còn quy định tính ổn định của lượng mưa (tần suất
xuất hiện => 75%). Mặt khác, Thừa Thiên Huế tồn tại 2 vùng có chế độ mưa
khác nhau: Vùng núi Nam Đông, A Lưới và vùng đồng bằng ven biển. Ở
vùng đồng bằng ven biển mùa mưa bắt đầu từ tháng IX, kết thúc vào tháng I
năm sau, kéo dài khoảng 5 tháng. Mùa ít mưa kéo dài từ tháng II đến tháng
VIII. Ở vùng núi và gò đồi mùa mưa bắt đầu từ tháng VI hoặc tháng VII, kết


24

thúc vào tháng I năm sau, kéo dài 7 hoặc 8 tháng. Mùa ít mưa kéo dài từ
tháng II đến tháng V hoặc tháng VI [24].
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa nhiều nhất
nước ta. Lượng mưa trung bình hàng năm trong toàn tỉnh đều trên 2700mm,
có nơi trên 4000mm như Bạch Mã, Thừa Lưu. Do sự tác động của địa hình và
hoàn lưu khí quyển, nên hình thành hai trung tâm mưa lớn:
- Trung tâm mưa lớn thứ nhất là khu vực Bạch Mã, Thừa Lưu, Nam
Đông, Phú Lộc với lượng mưa năm ở đây dao động trong khoảng 3400 4000mm, có năm trên 5000mm. Đặc biệt năm 1980 ở Bạch Mã là 8664mm.
- Trung tâm mưa lớn thứ hai chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn nằm
trong huyện A Lưới, Phong Điền có lượng mưa hàng năm trên 3400mm, năm
mưa nhiều nhất cũng vượt 5000mm, như tại A Lưới năm 1990 đo được là
5086mm, 1996: 6304mm, 1999: 5909mm [24].
Vùng ít mưa nhất là vùng đồng bằng phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên
Huế, lượng mưa ở đây dao động trong khoảng 2700 - 2800mm/năm. Tuy
nhiên, những năm mưa nhiều có thể lên trên 3500mm như năm 1987, 1981 và
năm 1998. Riêng năm 1999 ở Huế đo được 5641mm, Phú Ốc (Hương Trà) là

5006mm [24].
Nhìn chung, ở Thừa Thiên Huế có lượng mưa tăng dần từ Đông sang
Tây và từ Bắc vào Nam. Giữa những trung tâm mưa lớn và vùng ít mưa là
vùng chuyển tiếp, bao gồm vùng gò đồi phía Tây và vùng đồng bằng từ Phú
Bài đến Truồi với lượng mưa từ 2800 - 3200mm/năm.
3.1.2.5. Độ ẩm
Cũng vì Thừa Thiên Huế hàng năm có lượng mưa lớn nên ở đây có độ
ẩm không khí khá cao. Độ ẩm tương đối trung bình năm ở các vùng trong tỉnh
có giá trị từ 83 - 87%. Phân bố theo không gian của độ ẩm tương đối thể hiện
theo quy luật chung là tăng theo độ cao địa hình. Ở vùng núi cao trên 500m


25

như A Lưới, Bạch Mã có độ ẩm trung bình năm từ 86 - 87%, là nơi có độ ẩm
cao nhất tỉnh. Ở vùng đồng bằng ven biển, độ ẩm chỉ còn 83 - 84%.
Biến trình năm của độ ẩm tương đối trái ngược với biến trình năm của
nhiệt độ không khí và phân thành hai mùa rõ rệt. Thời kì có độ ẩm thấp nhất
kéo dài tới 5 tháng (từ tháng IV đến tháng VIII), với trị số từ 73 - 83% ở vùng
đồng bằng và từ 79 - 87% ở vùng núi, trong đó cực tiểu rơi vào tháng VII. Độ
ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa chính và duy trì ở mức cao đến
tháng III năm sau [24].
Trong thời kì gió Tây khô nóng hoạt động mạnh, độ ẩm thấp nhất có
thể xuống dưới 50%, thậm chí có ngày xuống dưới 30%. Những trị số này chủ
yếu xảy ra vào tháng V, VI. Trong những tháng ẩm nhất, độ ẩm thấp nhất vẫn
có thể xuống dưới 50% [24].
3.1.3. Điều kiện thủy văn
3.1.3.1. Thủy triều
Vùng biển ven bờ Thừa Thiên Huế chỉ kéo dài khoảng 126km nhưng
thủy triều biến đổi khá phức tạp. Từ Nam Quảng Bình đến cửa Thuận An,

thủy triều thuộc loại bán nhật không đều, hầu hết số ngày trong tháng là bán
nhật triều với độ lớn trung bình 0,6 - 1,2m và giảm dần về phía Nam. Vùng
ven bờ lân cận cửa Thuận An thuộc chế độ bán nhật triều đều, nơi đây có dao
động thủy triều nhỏ nhất so với toàn vùng ven bờ nước ta. Biên độ dao động
ngày của mực nước tại trạm Thuận An chỉ khoảng 35 - 50cm. Xa dần vùng
cửa Thuận An về Nam biên độ dao động triều đều tăng dần. Ở khu vực cửa
Tư Hiền biên độ triều lớn hơn, đạt 55 - 100cm. Khu vực phía Nam Thừa
Thiên Huế, thủy triều chuyển sang bán nhật triều không đều với 20 - 25 ngày
bán nhật triều/tháng và biên độ dao động kỳ nước cường 80cm. Tại khu vực
Chân Mây biên độ trung bình là 70cm, cực đại 145cm và cực tiểu 20cm [24].


×